Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận văn thạc sĩ một số giải pháp giảm nghèo cho hộ nông dân ở huyện hàm yên tỉn...

Tài liệu Luận văn thạc sĩ một số giải pháp giảm nghèo cho hộ nông dân ở huyện hàm yên tỉnh tuyên quang

.PDF
103
386
132

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH MAI HỒNG HÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIẢM NGHÈO CHO HỘ NÔNG DÂN Ở HUYỆN HÀM YÊN TỈNH TUYÊN QUANG LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Chuyên ngành: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP THÁI NGUYÊN - 2014 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH MAI HỒNG HÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIẢM NGHÈO CHO HỘ NÔNG DÂN Ở HUYỆN HÀM YÊN TỈNH TUYÊN QUANG Chuyên ngành: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP Mã số: 60 62 01 15 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. NGUYỄN XUÂN DŨNG THÁI NGUYÊN - 2014 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là hoàn toàn trung thực, và chưa từng được sử dụng hoặc công bố trong bất kỳ một công trình nào khác. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và thông tin trích dẫn trong luận văn được ghi rõ nguồn gốc. Thái Nguyên, tháng 11 năm 2014 Tác giả luận văn Mai Hồng Hà Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ ii LỜI CẢM ƠN Luận văn này được hoàn thành là quá trình nghiên cứu và tích luỹ kinh nghiệm của tác giả. Trước hết tôi xin được bày tỏ lòng trân thành cảm ơn đối với các lãnh đạo Chi cục thuế huyện Hàm Yên, lãnh đạo Cục thuế tỉnh Tuyên Quang đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để tôi hoàn thành luận văn này. Tôi cũng xin bày tỏ lòng cảm ơn đối với Ban giám hiệu trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh, lãnh đạo Khoa Đào tạo Sau đại học trường Đại học Kinh tế và QTKD. Để có được kết quả này, tôi vô cùng biết ơn và tỏ lòng kính trọng sâu sắc đến PGS.TS. Nguyễn Xuân Dũng - người đã nhiệt tình hướng dẫn tôi làm đề tài và cũng là người đầu tiên tạo cho tôi mong muốn được làm khoa học và cống hiến cho khoa học. Tôi xin bày tỏ lòng trân thành cảm ơn tới tất cả các bạn bè, đồng nghiệp đã luôn động viên giúp đỡ tôi trong những lúc khó khăn nhất. Luận văn này được hoàn thành không thể không nhắc tới sự giúp đỡ của các cán bộ lãnh đạo huyện Hàm Yên, lãnh đạo các Phòng Lao động, TB&XH, Phòng Nông nghiệp, Phòng Giáo dục - Đào tạo, Phòng Tài nguyên và môi trường, Chi cục Thống kê đã tạo điều kiện rất thuận lợi cho tôi trong việc thu thập số liệu, nghiên cứu địa bàn …. Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn tới các thành viên trong gia đình tôi, những người đã tạo điều kiện cho tôi cả về vật chất lẫn tinh thần để tôi hoàn thành khoá học cũng như luận văn này. Một lần nữa tôi xin trân thành cảm ơn sự giúp đỡ của mọi người! Thái Nguyên, tháng 11 năm 2014 Tác giả luận văn Mai Hồng Hà Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii MỤC LỤC ........................................................................................................ iii DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................ v DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT ............................................ vi MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1.Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu .............................................................. 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 2 3. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................... 2 4. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 2 5. Ý nghĩa khoa học của đề tài nghiên cứu ....................................................... 2 6. Những đóng góp mới của luận văn ............................................................... 3 7. Bố cục của luận văn ...................................................................................... 3 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ GIẢM NGHÈO............. 4 1.1. Cơ sở lý luận của đề tài .............................................................................. 4 1.1.1. Một số khái niệm cơ bản ......................................................................... 4 1.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến nghèo đói ...................................................... 9 1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài ......................................................................... 15 1.2.1. Tình hình nghèo đói trên thế giới .......................................................... 15 1.2.2. Kinh nghiệm xoá đói giảm nghèo của Trung Quốc .............................. 17 1.2.3. Kinh nghiệm xoá đói giảm nghèo của Malaysia................................... 18 1.2.4. Kinh nghiệm xóa đói giảm nghèo của Việt Nam .................................. 20 1.2.5. Nguyên nhân dẫn đến đói nghèo ở Việt Nam ....................................... 28 1.2.6. Những giải pháp trong chiến lược xoá đói giảm nghèo ở Việt Nam ......... 32 1.2.7. Bài học kinh nghiệm về giảm nghèo ở huyện Hàm Yên ...................... 33 Chƣơng 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................ 34 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ iv 2.1. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................. 34 2.2. Các phương pháp nghiên cứu................................................................... 34 2.2.1. Cơ sở phương pháp luận ....................................................................... 34 2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin ............................................................ 34 2.2.3. Phương pháp xử lý số liệu..................................................................... 36 2.2.4. Phương pháp phân tích số liệu .............................................................. 36 2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu ............................................................. 37 Chƣơng 3: THỰC TRẠNG GIẢM NGHÈO CHO HỘ NÔNG DÂN Ở HUYỆN HÀM YÊN TỈNH TUYÊN QUANG ........................................ 38 3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ................................................................... 38 3.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên ................................................................. 38 3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội của huyện Hàm Yên .................................... 43 3.2. Thực trạng về thu nhập của hộ nông dân nghèo tại huyện Hàm Yên ...... 57 3.2.1. Thực trạng giảm nghèo của huyện ........................................................ 57 3.2.2. Thực trạng về giảm nghèo của nhóm hộ điều tra.................................. 61 3.2.3. Phân tích nguyên nhân và các yếu tố ảnh hưởng đến giảm nghèo của hộ nông dân trên địa bàn huyện ................................................................ 75 Chƣơng 4: MỘT SỐ PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP GIẢM NGHÈO CHO HỘ NÔNG DÂN HUYỆN HÀM YÊN - TỈNH TUYÊN QUANG ........................................................................................... 85 4.1. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang ..... 85 4.1.1. Định hướng phát triển chung của huyện ............................................... 85 4.1.2. Những chỉ tiêu phấn đấu cụ thể............................................................. 86 4.2. Một số giải pháp giảm nghèo cho hộ nông dân ....................................... 87 4.2.1. Những giải pháp về kinh tế ................................................................... 87 4.2.2. Những giải pháp về quá trình tổ chức thực hiện ................................... 91 KẾT LUẬN .................................................................................................... 93 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 95 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ v DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Chuẩn nghèo qua các giai đoạn ........................................................ 9 Bảng 3.1: Tình hình sử dụng quỹ đất của huyện Hàm Yên năm 2012 ........... 40 Bảng 3.2: Nhân khẩu và lao động của huyện Hàm Yên năm 2013 ................ 44 Bảng 3.3: Tình hình sản xuất lương thực của huyện Hàm Yên năm 2011 -2012 .................................................................................... 51 Bảng 3.4: Thực trạng hộ nghèo của huyện Hàm Yên 2010-2012 .................. 59 Bảng 3.5: Thông tin chung về chủ hộ điều tra năm 2012 ............................... 61 Bảng 3.6: Tình hình nhân khẩu và lao động của nhóm hộ điều tra năm 2012 ....... 62 Bảng 3.7: Tình hình đất đai của nhóm hộ điều tra năm 2012 ......................... 63 Bảng 3.8: Tình hình trang bị tài sản phục vụ đời sống của nhóm hộ điều tra năm 2012 ................................................................................. 65 Bảng 3.9: Tình hình trang bị phục vụ sản xuất của hộ điều tra năm 2012 ..... 66 Bảng 3.10: Phân tổ thu nhập theo nhóm hộ điều tra năm 2012 ...................... 68 Bảng 3.11: Các nguồn thu của nhóm hộ điều tra năm 2012 ........................... 69 Bảng 3.12: Kết quả sản xuất ngành trồng trọt của nhóm hộ điều tra năm 2012 ...... 72 Bảng 3.13: Tình hình sản xuất ngành chăn nuôi của nhóm hộ điều tra năm 2012 ....................................................................................... 74 Bảng 3.14: Tổng hợp nguyên nhân dẫn đến đói nghèo của nhóm hộ điều tra năm 2013 ......................................................................... 76 Bảng 3.15: Tình hình đất đai phục vụ sản xuất của hộ ................................... 79 Bảng 3.16: Tình hình vốn và vốn vay của hộ ................................................. 80 Bảng 3.17: Tổng hợp kinh nghiệm sản xuất của nhóm hộ điều tra ................ 82 Bảng 3.18: Lao động của nhóm hộ điều tra .................................................... 83 Bảng 3.19: Thu nhập từ làm thuê của hộ điều tra ........................................... 84 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ vi DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT Nội dung TT Ký hiệu, viết tắt 1 Bình quân 2 Đồng Đô la Mỹ 3 Lao động - Thương binh và xã hội 4 Ngân hàng thế giới WB 5 Nhà xuất bản NXB 6 Tổng thu nhập quốc nội GDP 7 Xoá đói giảm nghèo Số hóa bởi Trung tâm Học liệu BQ USD LĐ-TB&XH XĐGN http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 1 MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Hiện nay, đói nghèo là một vấn đề mang tính chất toàn cầu. Nó không chỉ là một thực tế đang diễn ra ở nước ta mà còn là một tồn tại phổ biến trên toàn thế giới và trong khu vực. Hơn 25 năm qua, Việt Nam đã đạt được những thành tự đáng kể trong việc tăng thu nhập và giảm nghèo trong quá trình đổi mới. Năm 2012, Việt Nam đạt được những thành tựu ấn tượng về giảm nghèo do tăng trưởng kinh tế, cải thiện đáng kể về chất lượng cuộc sống cho người dân, thông qua Chương trình mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo, Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2006-2010, Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 62 huyện nghèo, chính sách hỗ trợ dân tộc đặc biệt khó khăn (NQ 30a)… Những thành tựu đó tạo được sự đồng thuận trong xã hội và được cộng đồng quốc tế ghi nhận và đánh giá cao. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu to lớn đã đạt được nước ta cũng còn rất nhiều huyện, xã chưa giải quyết tận gốc vấn đề nghèo đói. Những kết quả đạt được chưa mang tính bền vững bởi vì thu nhập của người dân hầu hết đều xoay quanh ở mức cận nghèo. Hiện nay, số người nghèo vẫn còn nhiều và vấn đề nâng cao thu nhập, giúp họ thoát nghèo là một trong những ưu tiên hàng đầu của chính phủ. Để giải quyết vấn đề khó khăn này thì cần phải trả lời được câu hỏi đâu là nguyên nhân của nghèo đói và những yếu tố nào ảnh hưởng đến thu nhập của người nghèo. Huyện Hàm Yên là một huyện miền núi của tỉnh Tuyên Quang. Cùng với quá trình đổi mới do Đảng và nhà nước đề ra, đời sống của các hộ nông dân tại Huyện đã được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, cho đến nay tỷ lệ nghèo đói của huyện vẫn còn cao. Câu hỏi đặt ra ở đây là làm thế nào để nâng cao thu nhập của hộ nông dân nghèo, giúp họ nâng cao mức sống, cải thiện điều kiện sinh hoạt và giảm nghèo. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 2 Đứng trước thực tế đó, tác giả thực hiện đề tài “Nghiên cứu một số giải pháp giảm nghèo cho hộ nông dân ở huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang” nhằm tìm ra giải pháp giúp người dân nghèo cải thiện thu nhập và nâng cao đời sống, góp phần giảm nghèo cho hộ nông dân vùng nghiên cứu. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1.Mục tiêu tổng quát Mục tiêu chung của đề tài là đề xuất được các gợi ý về giải pháp nhằm giảm nghèo ở huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang. 2.2.Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về giảm nghèo và các yếu tố ảnh hưởng đến giảm nghèo. - Đánh giá thực trạng về giảm nghèo của hộ nông dân ở huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang. - Phân tích ảnh hưởng của các yếu tố đến giảm nghèo cho hộ nông dân tại huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang. - Đề xuất và gợi ý các giải pháp nhằm giảm nghèo cho hộ nông dân tại huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang. 3. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các yếu tố ảnh hưởng đến giảm nghèo cho các hộ nông dân ở huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang. 4. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về không gian: Đề tài nghiên cứu trên phạm vi huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang. - Phạm vi về thời gian: Từ năm 2010 đến năm 2012. 5. Ý nghĩa khoa học của đề tài nghiên cứu Đề tài là công trình khoa học có ý nghĩa lý luận và thực tiễn, là tài liệu giúp huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang xây dựng một số chính sách, chương trình nhằm giảm nghèo cho các hộ nông dân trên địa bàn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 3 6. Những đóng góp mới của luận văn - Các giải pháp đưa ra nhằm giúp các hộ nông dân phát triển sản xuất, tăng thêm thu nhập và xoá đói giảm nghèo được xây dựng thông qua phân tích, xác định các nguyên nhân dẫn đến nghèo đói, do vậy các giải pháp sẽ sát với thực tế và phù hợp với điều kiện của nhóm hộ hơn. - Ứng dụng mô hình phân tích sự tác động của các yếu tố tới thu nhập cho phép đưa ra các kết luận chính xác về sự tác động đó. 7. Bố cục của luận văn Kết cấu luận văn gồm 4 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về giảm nghèo Chương 2: Phương pháp nghiên cứu Chương 3: Thực trạng giảm nghèo cho hộ nông dân ở huyện Hàm Yên Tỉnh Tuyên Quang Chương 4: Một số phương hướng và giải pháp giảm nghèo cho hộ nông dân huyện Hàm Yên Tỉnh Tuyên Quang Kết luận Danh mục tài liệu tham khảo Phụ lục Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 4 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ GIẢM NGHÈO 1.1. Cơ sở lý luận của đề tài 1.1.1. Một số khái niệm cơ bản 1.1.1.1. Khái niệm về nghèo đói Trước đây người ta thường đánh đồng nghèo đói với mức thu nhập thấp. Coi thu nhập là tiêu chí chủ yếu để đánh giá sự nghèo đói của con người. Quan niệm này có ưu điểm là thuận lợi trong việc xác định số người nghèo dựa theo chuẩn nghèo, ngưỡng nghèo. Nhưng thực tế đã chứng minh việc xác định đói nghèo theo thu nhập chỉ đo được một phần của cuộc sống. Thu nhập thấp không phản ánh hết được các khía cạnh của đói nghèo, nó không cho chúng ta biết được mức khốn khổ và cơ cực của những người nghèo. Do đó, quan niệm này còn rất nhiều hạn chế. Trong cuộc sống hàng ngày của con người, để tồn tại được thì cần phải giải quyết được những nhu cầu cơ bản nhất. Những nhu cầu này được chia ra làm hai dạng, đó là những nh cầu về vật chất và những nhu cầu về tinh thần hay còn gọi là những giá trị của cuộc sống. Nhu cầu vật chất thiết yếu như: ăn, mặc, ở, đi lại. Nhu cầu tinh thần thiết yếu như: giáo dục, y tế, giao tiếp. Những nhu cầu này cần được đáp ứng ở một mức độ nhất định nào đó, mà người ta gọi là mức sống tối thiểu của cộng đồng. Nghĩa là nếu không đạt được đến mức này, con người không thể đảm bảo cuộc sống để phát triển một cách bình thường được. Do vậy, khi nghiên cứu đói nghèo chúng ta cần phải nghiên cứu tới nhu cầu, hay còn gọi là mức sống tối thiểu của người dân. Nghèo đói là một khái niệm mang tính chất động, nó biến đổi tuỳ thuộc vào không gian, thời gian và xuất phát điểm của mỗi địa phương, mỗi quốc gia. Tuỳ thuộc vào từng quốc gia, từng thời điểm khác nhau, cũng như quan điểm nghiên cứu khác nhau mà Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 5 nghèo đói được phát biểu khác nhau. Hiện nay do sự phát triển của nền kinh tế thế giới, quan điểm đói nghèo đã được hiểu rộng hơn, sâu hơn và cũng có thể được hiểu theo các cách tiếp cận khác nhau: - Hội nghị bàn về giảm nghèo đói ở khu vực châu á Thái Bình Dương do ESCAP tổ chức tháng 9 năm 1993 tại Băng Cốc - Thái Lan đã đưa ra khái niệm về định nghĩa đói nghèo: Nghèo đói bao gồm nghèo tuyệt đối và nghèo tương đối. + Nghèo tuyệt đối: là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thoả mãn những nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu này đã được xã hội thừa nhận tuỳ theo trình độ phát triển kinh tế và phong tục tập quán của địa phương. + Nghèo tương đối: là tình trạng một bộ phận dân cư sống dưới mức trung bình của cộng đồng. + Theo khía cạnh kinh tế: Nghèo là do sự thiếu lựa chọn dẫn đến cùng cực và thiếu năng lực tham gia vào đời sống kinh tế xã hội của quốc gia, chủ yếu là trong lĩnh vực kinh tế. + Theo khía cạnh khác: Nghèo là sự phản ánh trình độ phát triển kinh tế xã hội trong từng giai đoạn lịch sử, trong phạm vi một quốc gia, một khu vực, một vùng. - Năm 1998 UNĐP công bố một bản báo cáo nhan đề “khắc phục sự nghèo khổ của con người” đã đưa ra những định nghĩa về nghèo. + Sự nghèo khổ của con người: thiếu những quyền cơ bản của con người như biết đọc, biết viết, được tham gia vào các quyết định cộng dồng và được nuôi dưỡng tạm đủ. + Sự nghèo khổ tiền tệ: thiếu thu nhập tối thiểu thích đáng và khả năng chi tiêu tối thiểu. + Sự nghèo khổ cực độ: nghèo khổ, khốn cùng tức là không có khả năng thoả mãn những nhu cầu tối thiểu. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 6 + Sự nghèo khổ chung: mức độ nghèo kém nghiêm trọng hơn được xác định như sự không có khả năng thoả mãn những nhu cầu lương thực và phí lương thực chủ yếu, những nhu cầu này đôi khi được xác định khác nhau ở nước này hoặc nước khác. Hiện nay ở Việt Nam có nhiều ý kiến khác nhau xung quanh khái niệm nghèo đói, song ý kiến chung nhất cho rằng: Ở Việt Nam thì tách riêng đói và nghèo thành 2 khái niệm riêng biệt. - Nghèo: là tình trạng một bộ phận dân cư chỉ có điều kiện thoả mãn một phần những nhu cầu tối thiểu cơ bản của cuộc sống và có mức sống thấp hơn mức sống trung bình của cộng đồng xét trên mọi phương diện. - Đói: là tình trạng một bộ phận dân cư nghèo có mức sống dưới mức tối thiểu và thu nhập không đủ đảm bảo nhu cầu và vật chất để duy trì cuộc sống. Đó là các hộ dân cư hàng năm thiếu ăn, đứt bữa từ 1 đến 3 tháng, thường vay mượn cộng đồng và thiếu khả năng chi trả. Giá trị đồ dùng trong nhà không đáng kể, nhà ở dốt nát, con thất học, bình quân thu nhập dưới 13kg gạo/người/tháng (tương đương 45.000VND). Qua các định nghĩa trên, ta có thể đưa ra định nghĩa chung về nghèo đói: “Đói nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không có những điều kiện về cuộc sống như ăn, mặc, ở, vệ sinh, y tế, giáo dục, đi lại, quyền được tham gia vào các quyết định của cộng đồng” 1.1.1.2. Quan điểm nghèo đói của Việt Nam Vốn đi lên từ một nước nông nghiệp, Việt Nam hiện nay là một nước đang phát triển, đời sống của người dân còn thấp, một bộ phận dân chúng còn sống dưới mức đói nghèo. Trong đó, vẫn có hộ gia đình bị đói, tình trạng đứt bữa vẫn còn xảy ra đối với những người nghèo nhất. Do vậy, qua nhiều cuộc điều tra, khảo sát, nghiên cứu, các nhà nghiên cứu và quản lý các bộ đã đi đến thống nhất cần có một khái niệm riêng, chuẩn mức riêng cho nghèo đói ở Việt Nam. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 7 Ở nước ta căn cứ vào tình hình kinh tế xã hội và mức thu nhập của nhân dân trong những năm qua thì khái niệm đói nghèo được xác định như sau: Nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư chỉ có những điều kiện thoả mãn những nhu cầu tối thiểu và cơ bản nhất trong cuộc sống và có mức sống thấp hơn mức sống của cộng đồng xét trên mọi phương diện. Một cách hiểu khác: Nghèo là một bộ phận dân cư có mức sống dưới ngưỡng quy định của sự nghèo. Nhưng ngưỡng nghèo còn phụ thuộc vào đặc điểm cụ thể của từng địa phương, từng thời kỳ cụ thể hay từng giai đoạn phát triển kinh tế xã hội cụ thể của từng địa phương hay từng quốc gia. Hiện nay, có thể tiếp cận nghèo đói theo các hướng sau: - Tiếp cận về dinh dưỡng: người nghèo là những người có mức tiêu thụ Calo đạt dưới 2.100 kcalo/người/ngày. Chỉ tiêu này do Tổ chức Y tế Thế giới xây dựng cho mỗi thể trạng trung bình của con người. Chỉ tiêu này áp dụng cho những nước phát triển cũng như những nước đang phát triển. - Tiếp cận về thu nhập: người nghèo là những người có mức thu nhập không đảm bảo cho cuộc sống và chi tiêu. Trong cuộc sống hàng ngày, ngoài những nhu cầu về lương thực và thực phẩm, con người có nhiều những nhu cầu cần phải đảm bảo khác như nhà ở, mặc, y tế, giáo dục... Do vậy nếu thu nhập không đảm bảo trang trải được cuộc sống và chi tiêu thì được coi là nghèo đói. - Tiếp cận về xã hội: người nghèo là những người không được tiếp cận những dịch vụ công cộng như: y tế, giáo dục, vui chơi giải trí, pháp luật... Kinh tế ngày càng phát triển, đời sống của người dân không ngừng được nâng lên về mọi mặt. Khi đó ngoài những nhu cầu thiết yếu cho cuộc sống, con người cần phải đáp ứng nhiều những nhu cầu khác. Đánh giá về nghèo không đơn thuần chỉ về dinh dưỡng mà phải bao gồm cả những yếu tố khác nữa. - Người nghèo là những người dễ bị tổn thương. Người nghèo bị tổn thương bởi những rủi ro trong sản xuất và đời sống. Khả năng hồi phục sau Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 8 những rủi ro của người nghèo là hạn chế hơn rất nhiều so với những người khá giả. Trên đây là một số khái niệm về nghèo đói cũng như một số hướng tiếp cận nghèo đói. Tuỳ thuộc vào từng thời kỳ nghiên cứu cũng như phương hướng nghiên cứu khác nhau mà có cách tiếp cận cho phù hợp. Trong đề tài này, tác giả công nhận khái niệm nghèo đói của Việt Nam, đồng thời hướng tiếp cận nghèo đói đối với người dân là tiếp cận về khía cạnh kinh tế, có nghĩa là tiếp cận về thu nhập của người dân. 1.1.1.3. Tiêu chí đánh giá nghèo đói Chúng ta rất khó có thể đưa ra được những tiêu chí và chuẩn mực chung xác định để đánh giá đói nghèo cho mọi quốc gia bởi đói nghèo là một phạm trù lịch sử gắn với điều kiện cụ thể và trình độ phát triển kinh tế - xã hội của từng quốc gia trong từng thời kỳ nhất định. Tuy nhiên, để có thể hoạch định được một chính sách xóa đói, giảm nghèo phù hợp trên phạm vi thế giới và từng quốc gia cần phải xác định được các tiêu chí đánh giá và chuẩn đói nghèo cụ thể. Hiện nay, Liên Hợp Quốc sử dụng các tiêu chí sau để đánh giá đói nghèo: Thứ nhất, tổng sản phẩm quốc dân bình quân đầu người trong một năm (GNP/người/năm) hay tổng sản phẩm quốc nội bình quân đầu người trong một năm (GDP/người/năm). Thứ hai, chỉ số phát triển con người (HDI - Human Development Index) chỉ phản ánh thuần túy về mặt giá trị chứ chưa phản ánh đầy đủ chất lượng cuộc sống của dân cư nên từ năm 1990, Liên Hợp Quốc đã sử dụng chỉ số HDI để bổ sung cho chỉ số GDP/người (GNP/người) trong việc đánh giá trình độ phát triển của mỗi quốc gia. Để đánh giá mức độ nghèo đói ở Việt Nam hiện nay có thể dùng một trong ba chỉ tiêu sau: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 9 - Chỉ tiêu đánh giá nghèo đói của Ngân hàng thế giới: Ngân hàng thế giới đưa ra ngưỡng nghèo là 1 USD/người/ngày. Nghĩa là, nếu thu nhập của người nào đó không đạt mức 1 USD/ngày thì được liệt vào diện nghèo đói. - Chỉ tiêu của Tổng cục Thống kê Việt Nam: Tổng cục Thống kê xác định ngưỡng nghèo dựa trên chi phí cho một giỏ tiêu dùng bao gồm lương thực và phi lương thực, trong đó chi tiêu cho lương thực phải đảm bảo đủ 2.100 kcalo/người/ngày. - Chỉ tiêu nghèo đói của Bộ Lao động - Thương bình - Xã hội: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xác định chuẩn nghèo dựa trên thu nhập bình quân của hộ. Chuẩn nghèo này được xây dựng cho từng thời kỳ để phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội với thời kỳ đó. Cụ thể, chuẩn nghèo của Bộ LĐ - TB & XH qua các thời kỳ được thể hiện qua bảng sau (bảng 1.1). Bảng 1.1. Chuẩn nghèo qua các giai đoạn ĐVT: đồng Địa bàn - Nông thôn, miền núi, hải đảo. - Nông thôn, đồng bằng, trung du. - Vùng thành thị Thu nhập bình quân/ ngƣời/tháng 1996-2000 2001-2005 2006-2010 2016-2020 55.000 80.000 -- -- 70.000 100.000 200.000 400.000 90.000 150.000 260.000 500.000 (Nguồn: Bộ lao động Thương Binh Và Xã Hội) 1.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến nghèo đói Mức sống của người nghèo được phản ánh qua các chỉ tiêu như thu nhập bình quân đầu người, chi tiêu cho đời sống bình quân đầu người, mức độ tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe, nước sạch, và mức độ tiếp cận dịch vụ giáo dục… Các lý thuyết về thu nhập và nghiên cứu thực nghiệm về nghèo Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 10 đói đã chỉ ra rằng mức sống của người nghèo phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Các lý thuyết và các nghiên cứu trước đây cho thấy các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của người nghèo ở từng khu vực có những đặc điểm riêng. Nhưng nhìn chung, đối với người nghèo, các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập có thể được chia thành các cấp độ sau đây: - Cấp độ cá nhân: gồm có tuổi, giới tính, trình độ học vấn, tình trạng việc làm; - Cấp độ hộ: số nhân khẩu, số lao động, tỷ lệ phụ thuộc, diện tích đất, khả năng tiếp cận tín dụng, tỷ lệ thu nhập phi nông nghiệp, dân tộc; - Cấp độ vùng: đặc điểm vùng miền sinh sống, khoảng cách đến khu vực trung tâm, điều kiện giao thông; - Cấp độ chính phủ: chính sách tín dụng, trợ cấp giáo dục, bảo hiểm y tế. a. Yếu tố tuổi đời Nguồn lực lao động là lực lượng sản xuất quan trọng nhất của xã hội. Việc nghiên cứu nguồn nhân lực trong nông nghiệp có ý nghĩa rất to lớn đối với sự phát triển nông nghiệp cũng như đối với sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Nguồn nhân lực trong nông nghiệp là tổng thể sức lao động tham gia vào hoạt động sản xuất nông nghiệp, bao gồm số lượng và chất lượng của người lao động. Về số lượng bao gồm những người trong độ tuổi (nam từ 15 đến 60 tuổi, nữ từ 15 đến 55 và những người trên và dưới độ tuổi nói trên tham gia hoạt động sản xuất nông nghiệp). Như vậy về lượng của nguồn nhân lực trong nông nghiệp khác ở chỗ, nó không phải chỉ bao gồm những người trong độ tuổi mà bao gồm cả những người trên và dưới độ tuổi có khả năng và thực tế tham gia lao động. Vì vậy trong công tác ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp thì độ tuổi của các thành viên trong gia đình là rất quan trọng. Đặc biệt nhân tố độ tuổi của chủ hộ giữ vai trò quan trọng nhất trong hộ gia đình đó. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 11 b. Yếu tố giới tính Chính nhân tố giới tính của người làm chủ gia đình cũng quyết định lớn đến mức độ nghèo đói cao của hộ gia đình. Thường những gia đình mà người phụ nữ làm chủ thì dễ rơi vào cảnh nghèo đói và mức nghèo đói còn trầm trọng hơn so với các hộ khác.Những hộ gia đình có mức sống khá và trung bình mà trước đây có người đàn ông làm chủ nhưng vì một nguyên nhân nào đó (rủi ro thiên tai, bệnh tật) mà trụ cột gia đình này mất đi, người phụ nữ lại không đủ khả năng đảm đương được trách nhiệm này thì hộ gia đình đó rất dễ bị một cú sốc lớn không thể chống lại được và dễ rơi vào tình trạng nghèo đói. Người phụ nữ có đặc điểm là không làm được những công việc nặng nhọc mà nam giới có thể làm, thêm vào đó, họ còn phải chịu nhiều định kiến, sự bất bình đẳng xã hội nên với cùng một công việc họ chỉ nhận được một khoản tiền công ít hơn so với người nam giới. Công việc của người phụ nữ thường là bất ổn định và họ khó kiếm việc hơn nam giới nên thu nhập làm ra thường rất thấp. Bên cạnh đó, người phụ nữ còn phải lo toan công việc gia đình nên không thể dành hết thời gian và công sức cho việc tạo thêm thu nhập. Đó là những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng các hộ nghèo có người phụ nữ làm chủ thường có cuộc sống khốn cùng hơn những hộ nghèo có người đàn ông làm chủ. Yếu tố giới tính ảnh hưởng không nhỏ tới tình trạng đói nghèo của các hộ nông dân. Đặc thù của lao động nông nghiệp là lao động chủ yếu bằng chân tay, lao động nặng đòi hỏi sự kiên trì, tỷ mỷ. Ở nước ta lao động nông nghiệp chủ yếu là lao động nữ. Chủ hộ là người quyết định chính đến môi trường sinh hoạt của hộ, cách thức làm việc của hộ nên chủ hộ là nam giới sẽ có tính quyết đoán cao hơn, khả năng giao tiếp tốt hơn, dễ đạt thành công hơn trong việc đưa ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp. Ở các nước đang phát triển, nơi mà những thành kiến về vai trò của người phụ nữ còn tương đối khắt khe thì giới tính của chủ hộ cũng có khả Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 12 năng ảnh hưởng đến sự nghèo đói của hộ. Những hộ có chủ hộ là nữ giới có nhiều khả năng rơi vào cảnh nghèo hơn so với chủ hộ là nam giới. Phụ nữ ở đây đóng một vai trò quan trọng trong việc lao động và cả trong việc quản lý tài chánh của gia đình nhưng họ thường phải đối mặt với việc bị phân biệt đối xử. Người phụ nữ ở nông thôn phải gánh vác công việc đồng áng, ngoài ra họ còn phải tham gia làm thuê hay buôn bán trong những lúc nông nhàn, chuyện cái ăn, cái mặc cho gia đình đã chiếm hết thời gian, họ ít có điều kiện giao lưu ra bên ngoài xã hội hay mở mang tri thức. Mặc dù đã có nhiều thay đổi để thực hiện khẩu hiệu “nam nữ bình đẳng” nhưng ở nông thôn, trong gia đình, thường là người đàn ông sẽ quyết định mọi việc. c. Yếu tố học vấn Hộ nông chiếm phần lớn những người có trình độ học vấn thấp, ít có cơ hội kiếm được việc làm tốt, ổn định. Mức thu nhập của hộ hầu như chỉ bảo đảm nhu cầu dinh dưỡng tối thiểu và do vậy không có điều kịên để nâng cao trình độ của mình trong tương lai để tạo ra thu nhập cao hơn trong tương lai và cải thiện mức sống. Trình độ học vấn thấp ảnh hưởng đến các quyết định có liên quan đến giáo dục, sinh đẻ, nuôi dưỡng con cái... không những của thế hệ hiện tại mà cả thế hệ trong tương lai. Đối với khu vực nông thôn ở các cấp học càng cao thì số lượng người đi học càng thấp, những người có trình độ, bằng cấp cao còn thấp nên việc tạo ra năng suất cây trồng vật nuôi còn hạn chế. Học vấn là yếu tố ảnh hưởng lớn đến quá trình CNH - HĐH đất nước và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao mức sống của người dân. Trong những năm gần đây người có trình độ học vấn càng cao thì người đó có khả năng làm được nhiều công việc khó hơn vì vậy thu nhập thường là cao hơn, vì thế xã hội rất tôn trọng người có học vấn cao. Khoảng 90% người nghèo chỉ có trình độ phổ thông cơ sở hoặc thấp hơn. Trong số người có thu nhập thấp và nghèo, tỷ lệ số người chưa bao giờ đi học chiếm 12%, tốt nghiệp tiểu học chiếm 39%, trung học cơ sở chiếm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan