Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận văn thạc sĩ mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt ...

Tài liệu Luận văn thạc sĩ mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam – chi nhánh hà nội

.DOC
102
207
72

Mô tả:

Trêng §¹i häc kinh tÕ quèc d©n  Ph¹m thóy oanh Më réng cho vay tiªu dïng t¹i Ng©n hµng TMCP Ngo¹i th¬ng ViÖt Nam Chi nh¸nh Hµ Néi chuyªn ngµnh: ng©n hµng - tµi chÝnh Ngêi híng dÉn khoa häc: Gs.Ts. ph¹m quang trung Hµ néi, n¨m 2012 LỜI CAM ĐOAN Bản luận văn này được hoàn thành là cả quá trình nghiên cứu nghiêm túc của tôi cùng với sự giúp đỡ tận tình của giáo viên hướng dẫn GS.TS. Phạm Quang Trung. Tôi cam đoan các số liệu, kết quả, trích dẫn trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng và trung thực. Hà Nội, ngày ...... tháng ...... năm 2013 Học viên Phạm Thúy Oanh LỜI CẢM ƠN Hoạt động tín dụng nói chung và cho vay tiêu dùng nói riêng đóng vai trò chủ đạo trong phát triển dịch vụ ngân hàng. Cho vay tiêu dùng không chỉ là một trong những khoản mục mang lại lợi nhuận cao cho ngân hàng mà còn người tiêu dùng với trình độ ngày càng cao sẽ vay nhiều hơn để nâng cao mức sống của bản than, đáp úng các kế hoạch chi tiêu. Với mong muốn hoạt động cho vay tiêu dùng trong tương lai sẽ hướng theo mục tiêu về sự thuận tiện, ngân hàng sẽ tạo điều kiện cho cá nhân, hộ gia đình nhận được khoản vay sớm hơn trong khi vẫn duy trì được sự kiểm soát về chất lượng món vay để tránh những tổn thất cho ngân hàng. Tác giả xin giới thiệu một số giải pháp nhằm “mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Hà Nội” trong luận văn của mình. Luận văn được viết dựa trên việc tiếp thu có chọn lọc nhiều tài liệu về cho vay tiêu dùng cũng như chính sách, chế độ và thực tiễn hoạt động của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Hà Nội. Trong quá trình viết bài, luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Với tinh thần cầu thị, tác giả xin chân thành cảm ơn mọi ý kiến đóng góp của bạn đọc dể luận văn được hoàn thiện hơn. Tác giả xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn của GS.TS Phạm Quang Trung, cùng các giảng viên của Viện Ngân hàng – Tài chính, Trường Đại học kinh tế quốc dân đã góp những ý kiến quý báu trong quá trình hoàn thiện luận văn MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC DANH MỤC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU TÓM TẮT LUẬN VĂN...........................................................................................i LỜI MỞ ĐẦU..........................................................................................................1 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI........................................................................................................4 1.1. Tổng quan về cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại.....................4 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của CVTD..............................................................4 1.1.2. Phân loại cho vay tiêu dùng.........................................................................6 1.1.3. Vai trò của cho vay tiêu dùng....................................................................11 1.2. Mở rộng cho vay tiêu dùng của NHTM......................................................11 1.2.1. Quan niệm về mở rộng cho vay tiêu dùng.................................................11 1.2.2. Các chỉ tiêu phản ánh mở rộng CVTD.....................................................12 1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến mở rộng CVTD của NHTM..........................16 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG MỞ RỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI..........................................22 2.1 Tổng quan về NHTMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Hà Nội ( Viết tắt là Vietcombank Hà Nội).....................................................................22 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Vietcombank Hà Nội........................22 2.1.2 Cơ cấu tổ chức của Vietcombank Hà Nội..................................................23 2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của Vietcombank Hà Nội...........................24 2.2 Thực trạng mở rộng cho vay tiêu dùng tại Vietcombank Hà Nội.............29 2.2.1 Chính sách cho vay tiêu dùng tại Vietcombank Hà Nội.............................29 2.2.2 Các sản phẩm cho vay tiêu dùng tại Vietcombank Hà Nội.........................30 2.2.3 Thực trạng mở rộng cho vay tiêu dùng tại Vietcombank Hà Nội...............32 2.3 Đánh giá hoạt động cho vay tiêu dùng của Vietcombank Hà Nội.............42 2.3.1 Kết quả đạt được........................................................................................42 2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân.................................................................45 CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP MỞ RỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI........................................................53 3.1 Định hướng phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng của Ngân hàng........53 3.1.1 Định hướng kinh doanh chung của Vietcombank Hà Nội..........................53 3.1.2 Định hướng mở rộng cho vay tiêu dùng của Vietcombank Hà Nội............54 3.2. Giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng của Vietcombank Hà Nội.............55 3.2.1 Cải thiện hệ thống các quy trình, quy chế cho vay tiêu dùng....................55 3.2.2. Nâng cao tính cạnh tranh sản phẩm cho vay tiêu dùng..............................56 3.2.3. Nâng cao chất lượng phục vụ, chăm sóc khách hàng................................59 3.2.4. Đẩy mạnh hoạt động Marketing ngân hàng...............................................62 3.2.5.Nâng cao năng lực quản lý và trình độ của đội ngũ cán bộ tín dụng..........63 3.2.6. Xây dựng và phát triển văn hoá giao dịch Vietcombank...........................66 3.2.7.Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị và hệ thống thông tin.................67 3.3 Một số kiến nghị............................................................................................68 3.3.1 Kiến nghị đối với chính phủ, các bộ ngành................................................68 3.3.2 Kiến nghị đối với Ngân hàng nhà nước......................................................70 3.3.3 Kiến nghị đối với NHTMCP Ngoại thương Việt Nam...............................71 KẾT LUẬN............................................................................................................74 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT CBNV : Cán bộ nhân viên CVTD : Cho vay tiêu dùng KHCN : Khách hàng cá nhân NHNN : Ngân hàng Nhà Nước NHTM : Ngân hàng thương mại TD : Tín dụng VCB : Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam DANH MỤC BẢNG BIỂU 1. Bảng BẢNG 2.1: TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN VCB HÀ NỘI TỪ 2007 - 2011.......25 BẢNG 2.2: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA VIETCOMBANK HÀ NỘI TỪ 2007 - 2011.........................................................................................28 BẢNG 2.3 DƯ NỢ CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA VIETCOMBANK HÀ NỘI 33GIAI ĐOẠN 2007 - 2011....................................................................................33 BẢNG 2.4: DƯ NỢ CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI VCB HÀ NỘI THEO KỲ HẠN VAY GIAI ĐOẠN 2007-2011......................................................................34 BẢNG 2.5: CƠ CẤU CHO VAY TIÊU DÙNG THEO SẢN PHẨM.................36 BẢNG 2.6: SỐ LƯỢNG THẺ TÍN DỤNG CỦA VCB HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2007 - 2011.............................................................................................................. 38 BẢNG 2.7 THU LÃI TỪ CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA VCB HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2007 - 2011.................................................................................................40 Bảng 2.8: Nợ quá hạn cho vay tiêu dùng của VCB Hà Nội giai đoạn 2007 - 2011. .41 2. Biểu đồ: Biểu đồ 2.1: Cơ cấu dư nợ cho vay tiêu dùng theo kỳ hạn......................................35 3. Sơ đồ: SƠ ĐỒ 1.1 : QUY TRÌNH CHO VAY TIÊU DÙNG GIÁN TIẾP......................8 SƠ ĐỒ 1.2 : QUY TRÌNH CHO VAY TIÊU DÙNG TRỰC TIẾP...................10 Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức của vcb hà nội..........................................................23 Trêng §¹i häc kinh tÕ quèc d©n  Ph¹m thóy oanh Më réng cho vay tiªu dïng t¹i Ng©n hµng TMCP Ngo¹i th¬ng ViÖt Nam Chi nh¸nh Hµ Néi chuyªn ngµnh: ng©n hµng - tµi chÝnh Hµ néi, n¨m 2012 i TÓM TẮT LUẬN VĂN I.Phần mở đầu Trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, việc hoàn thiện và mở rộng các hoạt động là hướng đi và phương châm cho các ngân hàng tồn tại và phát triển. Cùng với sự phát triển của kinh tế, đời sống của người dân tăng cao, nhu cầu tiêu dùng những sản phẩm, hàng hóa, dịch vu có chất lượng tốt ngày một lớn. Nắm bắt được thị hiếu của người tiêu dùng, các ngân hàng đã phát triển một hoạt động cho vay mới, đó là cho vay tiêu dùng, một mặt vừa tạo thêm thu nhập cho chính ngân hàng, mặt khác giúp cho các cá nhân có được nguồn vốn để cải thiện cuộc sống của mình Trước đây khi công nghệ chưa phát triển, quy mô nguồn vốn hạn chế, các biện pháp phòng ngừa rủi ro chưa được hoàn thiện, các ngân hàng còn e ngại trong việc mở rộng cho vay tiêu dùng. Trong những năm gần đây, với sự phát triển của xã hội, các dịch vụ ngân hàng đã dần trở nên quen thuộc với mọi người dân. Cho vay tiêu dùng với mảng thị trường cá nhân, hộ gia đình có nhu cầu lớn, cùng với mức lãi suất cho vay cao đã mang lại cho ngân hàng một khoản lợi nhuận lớn. Vì vậy, các ngân hàng ngày càng chú trọng tới việc mở rộng cho vay tiêu dùng. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Hà Nội ( gọi tắt là Vietcombank Hà Nội) thành công trong việc thay đổi chiến lược kinh doanh để chuyển mình từ ngân hàng bán buôn thành ngân hàng đa năng, đẩy mạnh bán lẻ để đa dạng hóa hoạt động. Vietcombank Hà Nội đã triển khai nhiều sản phẩm cho vay tiêu dùng mang lại lợi nhuận không nhỏ cho ngân hàng. Tuy nhiên,sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng và mức độ rủi ro cao từ cho vay tiêu dùng thì việc mở rộng hoạt động cho vay này không phải là điều đơn giản. Nhận thức được tầm quan trọng của việc phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng nên tôi đã chọn nghiên cứu đề tài “Mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Hà Nội” làm luận văn tốt nghiệp của mình. II.Các nhân tố ảnh hưởng đến mở rộng cho vay tiêu dùng ii 2.1 Khái niệm mở rộng cho vay tiêu dùng CVTD là quan hệ vay mượn tiền, trong đó ngân hàng là người cho vay, người đi vay là người tiêu dùng gồm cá nhân và hộ gia đình, trên nguyên tắc người đi vay sẽ hoàn trả cả gốc và lãi tại một thời điểm xác định trong tương lai. CVTD nhằm tài trợ cho nhu cầu chi tiêu của người tiêu dùng, giúp họ trang trải nhu cầu nhà ở, đồ dùng gia đình, xe cộ, giáo dục, y tế, du lịch... Mở rộng CVTD không chỉ sự tăng lên về số lượng, khối lượng hay chính là sự tăng lên theo chiểu rộng nhằm đáp ứng những yêu cầu ngày càng tăng của khách hàng về quy mô CVTD, mà còn phải nâng cao chất lượng tín dụng. Quá trình phân tích, đánh giá CVTD sẽ giúp ngân hàng tìm hiểu chính xác các nguyên nhân, vướng mắc từ đó có các giải pháp thích hợp để thực hiện mở rộng CVTD trong từng thời kỳ kinh tế. 2.2 Các chỉ tiêu phản ánh mở rộng cho vay tiêu dùng  Nhóm các chỉ tiêu phản ánh quy mô CVTD Chỉ tiêu phản ánh doanh số CVTD Doanh số CVTD là số tiền mà ngân hàng đã CVTD trong một thời kỳ nhất định, thường tính theo năm tài chính. Chỉ tiêu này được xác định như sau: Giá trị tăng trưởng doanh số tuyệt đối Tổng doanh số CVTD năm (t) = - Tổng doanh số CVTD năm (t-1) Chỉ tiêu giá trị tăng trưởng doanh số tuyệt đối cho biết doanh số CVTD năm (t) tăng so với doanh số CVTD năm (t-1) là bao nhiêu. Chỉ tiêu này > 0 tức là số tiền ngân hàng cung cấp cho khách hàng để tiêu dùng tăng lên, từ đó thể hiện rằng hoạt động CVTD của ngân hàng đã được mở rộng. Tỷ lệ tăng trưởng doanh số CVTD tương đối = Giá trị tăng trưởng doanh số tuỵệt đối *100% Tổng doanh số CVTD năm (t-1) Tỷ lệ tăng trưởng doanh số CVTD tương đối phản ánh tốc độ tăng trưởng doanh số CVTD năm (t) so với năm (t-1). iii Tỷ trọng CVTD = Tổng doanh số CVTD *100% Tổng doanh số của hoạt động tín dụng Tỷ trọng CVTD cho biết doanh số của hoạt động CVTD chiếm tỷ trọng bao nhiêu % trong tổng doanh số hoạt động tín dụng của ngân hàng. Khi tỷ lệ này tăng qua các năm chứng tỏ quy mô CVTD đang được mở rộng. Chỉ tiêu phản ánh dư nợ CVTD Dư nợ cho vay tiêu dùng là số tiền mà khách hàng đang nợ ngân hàng tại một thời điểm, chỉ tiêu này thường được sử dụng kết hợp với các chỉ tiêu doanh số CVTD nhằm phản ánh tình hình mở rộng CVTD của ngân hàng. Chỉ tiêu này được xác định như sau: Giá trị tăng trưởng dư nợ tuyệt đối = Tổng dư nợ cho vay tiêu dùng năm (t) Tổng dư nợ cho vay tiêu dùng năm (t-1) Chỉ tiêu giá trị tăng trưởng dư nợ tuyệt đối cho biết dư nợ năm (t) tăng so với năm (t-1) về số tuyệt đối là bao nhiêu. Khi số tuyệt đối này tăng lên, tức là số tiền mà khách hàng đang nợ ngân hàng qua các năm đã tăng lên, chứng tỏ được sự mở rộng của hoạt động cho vay tiêu dùng. Giá trị tăng trưởng tuỵệt đối *100% Giá trị tăng trưởng cho vay tiêu = dùng tương đối Tổng dư nợ cho vay tiêu dùng năm (t-1) Chỉ tiêu giá trị tăng trưởng cho vay tiêu dùng tương đối phán ánh tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay tiêu dùng năm (t) so với năm (t-1) Tỷ trọng = Tổng dư nợ cho vay tiêu dùng*100% Tổng dư nợ của hoạt động cho vay của Ngân hàng Chỉ tiêu tỷ trọng này cho biết dư nợ của hoạt động CVTD chiếm tỷ lệ bao nhiêu % trong tổng dư nợ của toàn bộ hoạt động cho vay của Ngân hàng. Tỷ lệ này qua các năm tăng chứng tỏ hoạt động CVTD được mở rộng iv Chỉ tiêu phản ánh số lượng, số lượt khách hàng Số lượng khách hàng : là tổng số khách hàng thực hiện giao dịch với ngân hàng. Trong hoạt động CVTD, số lượng khách hàng thể hiện số các khoản vay tiêu dùng mà ngân hàng cấp cho khách hàng. Mức tăng ( giảm) số lượng khách hàng cho phép ngân hàng ngân hàng đánh giá được sự phát triển CVTD qua sự tăng trưởng về quy mô và đối tượng khách hàng tại ngân hàng. Số lượt khách hàng : là số lần khách hàng đến giao dịch với ngân hàng trong một năm. Và khi số lượt khách hàng tăng lên thì nó thể hiện hoạt động CVTD của ngân hàng được mở rộng. Nó cũng cho biết sự tin tưởng của khách hàng đối với ngân hàng. Tỷ trọng các sản phẩm CVTD Tỷ trọng sản phẩm CVTD = Dư nợ CVTD sản phẩm (i)*100% Tổng dư nợ của hoạt động tín dụng Chỉ tiêu này phản ánh thế mạnh của mỗi ngân hàng trong lĩnh vực CVTD. Tỷ trọng của mỗi sản phẩm nào đó cao chứng tỏ ngân hàng đó có thế mạnh về sản phẩm này. Căn cứ vào danh mục sản phẩm CVTD ngân hàng đang cung cấp để đánh giá mức độ đa dạng về cách thức mà ngân hàng áp dụng nhằm đáp ứng nhu cầu, mong muốn của khách hàng, qua đó thể hiện khả năng mở rộng quy mô, phạm vi hoạt động của ngân hàng.  Nhóm chỉ tiêu phản ánh chất lượng CVTD Tỷ lệ nợ quá hạn của cho vay tiêu dùng Nợ quá hạn trong hoạt động tín dụng của NHTM là khoản nợ đến thời hạn thanh toán không được ngân hàng cho gia hạn nợ, giãn nợ mà người đi vay không thực hiện đúng nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng. NHTM có tỷ lệ nợ quá hạn cao sẽ bị đánh giá là có chất lượng cho vay thấp. Giải quyết nợ quá hạn là mối quan tâm thường trực của tất cả các NHTM. Do vậy, các NHTM ngay từ đầu phải có chính v sách đầu tư, chính sách khách hàng, quy chế cho vay, kiểm soát chặt chẽ các khoản vay và các biện pháp xử lý nợ quá hạn. Tỷ trọng nợ quá hạn CVTD = Nợ quá hạn CVTD *100% Tổng dư nợ CVTD Chỉ tiêu này cho biết nợ quá hạn trong hoạt động CVTD chiếm tỷ lệ bao nhiêu % trong tổng dư nợ CVTD của ngân hàng. Tỷ lệ này càng nhỏ càng tốt và chứng tỏ ngân hàng quản lý nợ càng tốt, chất lượng của khoản vay tốt. Vòng quay vốn cho vay tiêu dùng Vòng quay vốn CVTD = Doanh số thu nợ CVTD Dư nợ CVTD bình quân Vòng quay vốn CVTD dùng để đo lường tốc độ luân chuyển vốn CVTD của Ngân hàng, nó cho thấy thời gian thu hồi nợ nhanh hay chậm. Nếu vòng quay vốn nhanh, tức việc đưa vốn vào sản xuất, kinh doanh của Ngân hàng đạt hiệu quả. vi 2.3.Các nhân tố ảnh hưởng đến mở rộng cho vay tiêu dùng  Các nhân tố chủ quan từ phía ngân hàng Nguồn vốn của ngân hàng: Khi nguồn vốn của ngân hàng tăng trưởng đều đặn, hợp lý thì ngân hàng có thêm nhiều tiền cho khách hàng vay, điều đó cũng có nghĩa là hoạt động cho vay nói chung và CVTD nói riêng của ngân hàng được tăng cường và mở rộng. Chính sách CVTD: Chính sách CVTD bao gồm các yếu tố giới hạn mức cho vay đối với một khách hàng, kỳ hạn của khoản vay, lãi suất cho vay và mức lệ phí, phương thức cho vay, hướng giải quyết phần khách hàng vay vượt giới hạn, xử lý các khoản vay có vấn đề...tất cả các yếu tố đó có tác dụng trực tiếp và mạnh mẽ đến việc mở rộng CVTD của ngân hàng. Nếu như tất cả những yếu tố thuộc chính sách tín dụng đúng đắn, hợp lý, linh hoạt, đáp ứng được các nhu cầu đa dạng của khách hàng về vốn thì ngân hàng đó sẽ thành công trong việc tăng cường hoạt động cho vay, nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng tín dụng. Ngược lại, những yếu tố này bất hợp lý, cứng nhắc, không theo sát tình hình thực tế sẽ dẫn đến khó khăn trong việc tăng cường hoạt động cho vay của mình. Thông tin tín dụng: Để hoạt động CVTD đạt hiệu quả, chất lượng cao, NHTM phải nắm bắt những thông tin cả bên trong và bên ngoài của ngân hàng (những thông tin bên ngoài gồm có: khách hàng, những biến đổi của môi trường kinh tế, dân số, văn hoá, xã hội, chính trị, luật pháp, tự nhiên công nghệ,đối thủ cạnh trạnh nhu cầu khách hàng,...). Luồng thông tin bên trong cung cấp cho biết rõ những điểm mạnh, yếu của các nguồn lực khác nhau trong ngân hàng mình. Yêu cầu thông tin : đầy đủ, chính xác, kịp thời. Năng lực điều hành của ban lãnh đạo: khả năng chuyên môn, khả năng phân tích và phán đoán, nghệ thuật đối nhân xử thế… Chất lượng nhân sự và cơ sở vật chất thiết bị vii Chiến lược kinh doanh của ngân hàng Đối thủ cạnh tranh: xác định các nguồn thông tin về đối thủ cạnh tranh, phân tích các thông tin đó, dự đoán chiến lược của các đối thủ cạnh tranh và đánh giá khả năng cạnh tranh của ngân hàng trong việc mở rộng hoạt động CVTD.  Các yếu tố từ phía người tiêu dùng Đạo đức của người đi vay ảnh hưởng tới hành vi trả nợ của họ. Đạo đức của khách hàng ở đây được xem là thái độ thiện chí khi thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Một người có đầy đủ khả năng trả nợ nhưng người đó không có thiện trí trả nợ thh ì có khả năng hình thành nên các khoản nợ quá hạn, dẫn tới rủi ro tín dụng khó báo trước của ngân hàng. Khả năng tài chính của khách hàng có thể xem là yếu tố quan trọng nhất đối với hoạt động CVTD của ngân hàng. Phần lớn các món vay tiêu dùng đều được cam kết hoàn trả bằng các khoản thu nhập thường xuyên của khách hàng trong tương lai, ngoại trừ tín dụng ngắn hạn. Khi có thu nhập ngày càng cao thì việc trả nợ ngân hàng càng ít ảnh hưởng tới các sinh hoạt khác, và ít ảnh hưởng tới tình hình tài chính của gia đình thì khoản tín dụng càng trở nên an toàn hơn. Khi CVTD, việc quyết định cho vay nhất thiết phải dựa trên nguồn hoàn trả của khách hàng hay tình hình tài chính của khách hàng. viii Tài sản đảm bảo cho khoản vay là cơ sở để Ngân hàng phòng trừ rủi ro tín dụng khi người vay không trả được các khoản nợ. Tùy thuộc vào đối tượng vay mà điều kiện về tài sản thế chấp được ngân hàng quy định khác nhau. Đối với cán bộ công nhân viên là cho vay tín chấp, không cần có tài sản đảm bảo chỉ cần người vay đáp ứng đúng yêu cầu mà ngân hàng quy định. Đối với những đối tượng không phải là cán bộ công nhân viên thì muốn vay nhất thiết cần có tài sản thế chấp(thông thường Ngân hàng cho vay từ 70%80% tài sản thế chấp).  Điều kiện kinh tế - xã hội Sự phát triển của nền kinh tế: Sự phát triển của nền kinh tế ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung và hoạt động CVTD nói riêng. Nó tạo môi trường rất thuận lợi để mở rộng hoạt động CVTD. Bất cứ một ngân hàng nào cũng chịu sự chi phối của các chu kì kinh tế. Trong giai đoạn nền kinh tế phát triển ổn định, thu nhập bình quân đầu người cao, tỷ lệ thất nghiệp thấp sẽ làm tăng nhu cầu tiêu dùng, thay đổi thói quen tiêu dùng của người dân và tạo khả năng tiết kiệm do đó tạo triển vọng cho vay tiêu dùng. Ngược lại nền kinh tế suy thoái, dẫn đến nền kinh tế giảm khả năng hấp thụ vốn cho nền kinh tế giảm do đó dư thừa ứ đọng vốn, không những hoạt động cho vay không được mở rộng mà còn bị thu hẹp. ix Hệ thống pháp luật: Trong nền kinh tế thị trường mọi thành phần kinh tế đều có quyền tự chủ về hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng phải đảm bảo trong khuôn khổ của pháp luật. Nếu những quy định của pháp luật không rõ ràng, không đồng bộ, có nhiều kẽ hở thì sẽ rất khó khăn cho ngân hàng trong các hoạt động nói chung và hoạt động CVTD nói riêng. Với những văn bản pháp luật đầy đủ rõ ràng, đồng bộ sẽ tạo điều kiện cho ngân hàng yên tâm hoạt động kinh doanh, cạnh tranh trong lĩnh vực CVTD. Đây là cơ sở pháp lý để ngân hàng khiếu lại, tố cáo khi có tranh chấp xảy ra. Điều đó giúp ngân hàng tăng cường hoạt động CVTD. Do đó hệ thống pháp luật cũng ảnh hưởng đến mở rộng CVTD của NHTM. III.Đánh giá thực trạng mở rộng cho vay tiêu dùng tại Vietcombank Hà Nội 3.1. Kết quả  Đối với ngân hàng:  Hoạt động cho vay tiêu dùng đóng góp tích cực vào hoạt động kinh doanh chung của VCB Hà Nội ngày càng tăng trưởng về quy mô và tốc độ. Cho vay tiêu dùng giúp Ngân hàng thu hút được một số lượng lớn khách hàng đến giao dịch và sử dụng các dịch vụ khác như giao dịch tài khoản tiền gửi cá nhân, gửi tiết kiệm, dịch vụ chuyển tiền, dịch vụ thẻ, từ đó tạo ra những tác động tích cực góp phần phát triển các dịch vụ ngân hàng, thực hiện tốt mục tiêu bán kèm; bán chéo sản phẩm trong chiến lược kinh doanh của Ngân hàng.  Tỷ lệ nợ quá hạn của cho vay tiêu dùng thấp.  Đối với doanh nghiệp: Cho vay tiêu dùng giúp đẩy mạnh tiêu thụ hàng hoá thông qua việc hợp tác bán chéo sản phẩm giữa Ngân hàng và nhà cung cấp sản phẩm.  Đối với nền kinh tế:Khuyến khích người tiêu dùng tiêu thụ hàng hoá cũng là tạo động lực kích thích đầu tư và tăng cường mối quan hệ giao dịch giữa các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh và các ngân hàng thương mại x 3.2.Hạn chế  Thứ nhất, hạn chế về qui mô: Tốc độ tăng trưởng cả vế số lượng khách hàng cũng như dư nợ tín dụng tại chi nhánh cho thấy cho vay tiêu dùng có phát triển nhưng chưa thực sự được mở rộng tương xứng với nhu cầu của thị trường và tiềm lực của chi nhánh. Theo số liệu thống kê từ 2007 – 2011, t ỷ trọng CVTD chiếm từ 5 % đến 12% so với tổng dư nợ. Nếu tiếp tục so sánh con số này so với sự phát triển của một số ngân hàng khác trong mảng thị trường này thì không chỉ chi nhánh mà cả Vietcombank thì đây vẫn chưa phải là lĩnh vực kinh doanh trọng tâm.  Thứ hai, hạn chế về sản phẩm: So với các ngân hàng có thế mạnh về tiêu dùng trên thị trường thì danh mục sản phẩm cho vay của ngân hàng vẫn còn khá khiêm tốn, chưa đáp ứng được hết nhu cầu của khách hàng. Các sản phẩm này còn mang nặng tính truyền thống ( cho vay mua nhà, sửa chữa nhà, mua ô tô, du học…), mà chưa có tính đột phá về loại sản phẩm cung ứng. Bên cạnh đó, các điều kiện trong mỗi sản phẩm còn khá chung chung, chưa có sự rõ ràng cho từng loại khách hàng mà ngân hàng muốn hướng tới.  Thứ ba, mức cho vay của ngân hàng còn thấp: Mỗi khoản cho vay thông thường chỉ là 70% giá trị tài sản đảm bảo ( tuỳ vào loại tài sản đảm bảo, tối đa là 90%), nhưng trên thực tế giá trị của khoản vay này còn rất hạn chế, giao động từ 5060%. Điều này không làm thoả mãn được nhu cầu vốn của khách hàng.  Thứ tư, nhiều sản phẩm cho vay tiêu dùng có tiềm năng nhưng vẫn chưa được chi nhánh khai thác hiệu quả. Nguyên nhân - Ngân hàng chưa chú trọng và quan tâm về mở rộng cho vay tiêu dùng - Sản phẩm còn nhiều hạn chế, chưa đa dạng - Quy chế cho vay tiêu dùng chưa phù hợp với khách hàng - Tâm lý và thói quen của người dân - Sự cạnh tranh của các ngân hàng trên cùng địa bàn - Môi trường kinh tế - xã hội - Môi trường pháp lý xi IV.Giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại Vietcombank Hà Nội 4.1 Giải pháp Cải thiện hệ thống các quy trình, quy chế cho vay tiêu dùng Vietcombank không ngừng hoàn thiện quy trình, quy chế cho vay tiêu dùng theo hướng phù hợp với đối tượng khách hàng, đủ thông thoáng để đáp ứng nhu cầu khách hàng vay nhưng cũng đủ để bảo vệ quyền lợi, sự an toàn vốn của ngân hàng trước rủi ro tín dụng: rút ngắn thời gian duyệt hồ sơ, đơn giản hóa thủ tục, đa dạng hóa sản phẩm để khách hàng lựa chọn… Nâng cao tính cạnh tranh sản phẩm cho vay tiêu dùng Các sản phẩm của ngân hàng cung cấp có tính chất tương đồng và không có nhiều sự khác biệt. Do đó để nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm cho vay tiêu dùng, VIetcombank Hà Nội cần tập trung phát triển chính sách sản phẩm dựa trên những lợi thế sẵn có của ngân hàng: phí, lãi suất thấp, các sản phẩm bán chéo, hỗ trợ…. Nâng cao chất lượng phục vụ, chăm sóc khách hàng Chi nhánh đẩy mạnh việc tìm kiếm khách hàng mới, phân đoạn thị trường để tìm kiếm khách hàng có chất lượng tốt. Chi nhánh cần có kế hoạch cụ thể về chăm sóc khách hàng nhằm duy trì và củng cố mối quan hệ tốt đẹp và bền vững với khách hàng. Đẩy mạnh hoạt động Marketting ngân hàng Marketing là một công cụ cực kỳ quan trọng giúp ngân hàng nắm bắt được nhu cầu của khách hàng đồng thời đưa những sản phẩm, dịch vụ ngân hàng đến với khách hàng đúng lúc và đúng chỗ. Vietcombank Hà Nội cần có nhiều phương pháp khác nhau để tiếp cận nhu cầu của khách hàng trong đó đặc biệt quan tâm đến việc cung cấp cho khách hàng thông tin đầy đủ, rõ ràng về tiện ích và giá cả của từng sản phẩm hiện có của ngân hàng. Đồng thời kết hợp với việc tư vấn cho khách hàng nên sử dụng sản phẩm nào là thích hợp và khách hàng được lợi gì khi sử dụng sản phẩm đó. Nâng cao năng lực quản lý và trình độ của đội ngũ cán bộ tín dụng Để nâng cao hơn nữa hiệu quả của công tác quản lý, bộ máy quản lý của VCB Hà Nội phải được tổ chức và cơ cấu lại theo mô hình mới đảm bảo tính gọn nhẹ, chặt chẽ và phải phát huy được năng lực của từng vị trí. xii Với mục tiêu phát triển lấy con người làm nhân tố nòng cốt, VCB Hà Nội xây dựng chiến lược đào tạo và sử dụng cán bộ, tạo động lực khuyến khích người lao động. VCB Hà Nội cần thường xuyên tổ chức các đợt đào tạo nâng cao trình độ đội ngũ nhất là những cán bộ trực tiếp giao dịch với khách hàng như: kỹ năng chăm sóc khách hàng, đào tạo nghiệp vụ, Marketting… Xây dựng và phát triển văn hóa giao dịch Vietcombank Vietcombank Hà Nội cần xây dựng và phát triển đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp trong cả nghiệp vụ và phong cách giao dịch, cú kỹ năng giao tiếp tốt, có kĩ năng, có kiến thức sản phẩm dịch vụ, cú lòng yêu nghề, có nhiệt huyết...và quan trọng nhất là có tinh thần hợp tác cao, điều này sẽ để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng khách hàng trong hiện tại cũng như trong tương lai. Đây chính là văn hoá dao dịch VCB Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị và hệ thống thông tin Xây dựng hệ thống thông tin trong nội bộ VCB Hà Nội trên cơ sở nền tảng công nghệ hiện đại để cập nhật thường xuyên, liên tục những thông tin cần thiết. Hệ thống thông tin này phải đảm bảo cơ sở dữ liệu được lưu trữ khoa học, có tính bảo mật cao và đảm bảo khả năng chia sẻ thông tin giữa các bộ phận làm công tác tín dụng của Ngân hàng. 4.2 Kiến nghị - Kiến nghị đối với chính phủ, các bộ ngành - Kiến nghị đối với Ngan hàng Nhà nước - Kiến nghị đối với NHTMCP Ngoại thương Việt Nam Kết luận
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan