Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục quản lý phối hợp giáo dục phòng ngừa xâm hại ...

Tài liệu Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục quản lý phối hợp giáo dục phòng ngừa xâm hại cho trẻ tại các trường mầm non quận nam từ liêm, thành phố hà nội

.PDF
118
258
63

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 NGUYỄN THỊ THU HƢƠNG QUẢN LÝ PHỐI HỢP GIÁO DỤC PHÒNG NGỪA XÂM HẠI CHO TRẺ CÁC TRƢỜNG MẦM NON QUẬN NAM TỪ LIÊM, HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Hà Nội – 2018 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 NGUYỄN THỊ THU HƢƠNG QUẢN LÝ PHỐI HỢP GIÁO DỤC PHÒNG NGỪA XÂM HẠI CHO TRẺ CÁC TRƢỜNG MẦM NON QUẬN NAM TỪ LIÊM, HÀ NỘI Chuyên ngành: Quản lý giáo dục Mã số: 8140114 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS DƢƠNG HẢI HƢNG Hà Nội – 2018 LỜI CẢM ƠN Với tình cảm chân thành, tôi xin chân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, các đồng chí cán bộ quản lý, thầy giáo, cô giáo Trường Đại học sư phạm Hà Nội II đã giúp đỡ, những ý kiến đóng góp, chỉ bảo và tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài luận văn. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Dương Hải Hưng, người thầy tâm huyết đã tận tình giúp đỡ tôi từ những bước đi đầu tiên xây dựng ý tưởng nghiên cứu, cũng như luôn hướng dẫn, động viên và hỗ trợ những điều kiện tốt nhất trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn này. Tác giả xin chân thành cám ơn các đồng chí lãnh đạo Phòng giáo dục và Đào tạo quận Nam Từ Liêm và các đồng chí hiệu trưởng, hiệu phó, giáo viên trong quận, đã cung cấp số liệu quý báu, động viên và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong quá trình viết luận văn. Mặc dù có nhiều cố gắng, nhưng bản luận văn còn nhiều thiếu sót, kính mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý của các nhà khoa học, cô giáo và đồng nghiệp để luận văn được hoàn chỉnh hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn mọi sự giúp đỡ quý báu đó! Hà Nội, tháng …. năm 2018 Tác giả NGUYỄN THỊ THU HƢƠNG LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Vậy tôi viết Lời cam đoan này kính đề nghị Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 xem xét để tôi được bảo vệ Luận văn theo đúng thời gian. Tôi xin chân thành cảm ơn! Tác giả NGUYỄN THỊ THU HƢƠNG MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................... 1 2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................. 2 3. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................ 2 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 2 5. Phương pháp nghiên cứu........................................................................... 3 6. Giả thuyết khoa học .................................................................................. 4 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ PHỐI HỢP GIÁO DỤC PHÒNG NGỪA XÂM HẠI CHO TRẺ TẠI CÁC TRƢỜNG MẦM NON ........................................................................................................................... 5 1.1.Tổng quan nghiên cứu vấn đề ................................................................. 5 1.1.1. Trên thế giới .................................................................................... 5 1.1.2. Ở Việt Nam ...................................................................................... 6 1.2. Các khái niệm cơ bản ............................................................................. 7 1.2.1. Quản lý ............................................................................................ 7 1.2.2. Quản lý giáo dục ............................................................................. 8 1.2.3. Giáo dục phòng ngừa xâm hại tình dục .......................................... 9 1.2.4. Hoạt động phối hợp phòng ngừa xâm hại tình dục ..................... 10 1.2.5. Trẻ mầm non ................................................................................ 10 1.2.6. Quản lý phối hợp giáo dục phòng ngừa xâm hại .......................... 14 1.2.7. Quản lý phối hợp giáo dục phòng ngừa xâm hại tình dục............ 16 1.3. Hoạt động phòng ngừa xâm hại cho trẻ tại các trường mầm non ........ 17 1.3.1. Mục tiêu phòng ngừa xâm hại cho trẻ tại các trường mầm non... 17 1.3.2. Nội dung phòng ngừa xâm hại cho trẻ tại các trường mầm non .. 18 1.3.3. Hình thức, phương pháp phòng ngừa xâm hại cho trẻ tại các trường mầm non ...................................................................................... 21 1.3.4. Cơ sở vật chất cho hoạt động phòng ngừa xâm hại cho trẻ mầm non tại các trường mầm non .................................................................. 22 1.4. Quản lý phối hợp phòng ngừa xâm hại cho trẻ tại các trường mầm non ..................................................................................................................... 24 1.4.1. Quản lý phối hợp giữa nhà trường và phụ huynh phòng ngừa xâm hại cho trẻ tại các trường mầm non ........................................................ 24 1.4.2. Quản lý phối hợp giữa nhà trường và chính quyền địa phương phòng ngừa xâm hại cho trẻ tại các trường mầm non ............................ 26 1.4.3. Quản lý phối hợp phòng ngừa xâm hại cho trẻ tại các trường mầm non giữa Ban Giám hiệu và giáo viên, nhân viên trường mầm non ....... 27 1.4.4. Quản lý phối hợp phòng ngừa xâm hại cho trẻ tại các trường mầm non giữa ban giám hiệu và các tổ chức xã hội ngoài nhà trường .......... 28 1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý phối hợp giáo dục giới tính cho trẻ tại các trường mầm non ............................................................................... 29 1.5.1. Nhận thức của xã hội đối với vấn đề giáo dục phòng ngừa xâm hại ................................................................................................................. 29 1.5.2. Yếu tố giáo dục nhà trường ........................................................... 30 1.5.3. Yếu tố giáo dục gia đình ............................................................... 30 1.5.4. Tác động của các điều kiện xã hội ................................................ 31 1.5.5. Tự giáo dục của bản thân trẻ mầm non ........................................ 31 1.5.6. Cơ sở vật chất của nhà trường...................................................... 32 Kết luận chƣơng 1 ......................................................................................... 33 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ PHỐI HỢP GIÁO DỤC PHÒNG NGỪA XÂM HẠI CHO TRẺ TẠI CÁC TRƢỜNG MẦM NON QUẬN NAM TỪ LIÊM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI................................................... 34 2.1. Khái quát về Quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội và tổ chức nghiên cứu ............................................................................................................... 34 2.1.1. Tình hình kinh tế, văn hóa - xã hội ............................................... 34 2.1.2. Khái quát về tình hình phát triển GD&ĐT quận Nam Từ Liêm ... 35 2.1.3. Đặc điểm giáo dục mầm non của Quận nam Từ liêm, Hà Nội ..... 36 2.2. Tổ chức khảo sát thực trạng ................................................................. 40 2.2.1. Mục đích khảo sát ......................................................................... 40 2.2.2. Phương pháp nghiên cứu .............................................................. 41 2.2.3. Địa bàn khảo sát và đối tượng khảo sát ....................................... 41 2.3. Thực trạng hoạt động phòng ngừa xâm hại cho trẻ tại các trường mầm non Quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội............................................... 42 2.3.1. Thực trạng thực hiện mục tiêu phòng ngừa xâm hại cho trẻ tại các trường mầm non ...................................................................................... 42 2.3.2. Thực trạng thực hiện nội dung phòng ngừa xâm hại cho trẻ tại các trường mầm non ...................................................................................... 44 2.3.3. Thực trạng sử dụng các hình thức, phương pháp phòng ngừa xâm hại cho trẻ tại các trường mầm non ........................................................ 46 2.3.4. Đánh giá chung về công tác giáo dục hòa nhập trẻ tự kỷ trong các trường mầm non quận Nam Từ Liêm ...................................................... 48 2.3.5. Thực trạng sử dụng cơ sở vật chất cho hoạt động phòng ngừa xâm hại cho trẻ tại các trường mầm non ........................................................ 50 2.4. Thực trạng quản lý phối hợp giáo dục phòng ngừa xâm hại cho trẻ tại các trường mầm non Quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội ................... 51 2.4.1. Quản lý phối hợp phòng ngừa xâm hại cho trẻ tại các trường mầm non giữa nhà trường và phụ huynh trẻ mầm non ................................... 51 2.4.2. Quản lý phối hợp phòng ngừa xâm hại cho trẻ tại các trường mầm non giữa nhà trường và chính quyền địa phương ................................... 53 2.4.3. Quản lý phối hợp phòng ngừa xâm hại cho trẻ tại các trường mầm non giữa Ban Giám hiệu và giáo viên, nhân viên trường mầm non ....... 54 2.4.4. Quản lý phối hợp phòng ngừa xâm hại cho trẻ tại các trường mầm non giữa Ban Giám hiệu và các tổ chức xã hội trong và ngoài nhà trường ...................................................................................................... 55 2.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng quản lý phối hợp giáo dục phòng ngừa xâm hại cho trẻ tại các trường mầm non Quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội .................................................................................................. 56 Tiểu kết chƣơng 2 .......................................................................................... 58 Chƣơng 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ PHỐI HỢP GIÁO DỤC PHÒNG NGỪA XÂM HẠI CHO TRẺ TẠI CÁC TRƢỜNG MẦM NON QUẬN NAM TỪ LIÊM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI................................................... 59 3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp .............................................................. 59 3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích ............................................... 59 3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống và đồng bộ ............................. 59 3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa và phát triển ............................ 60 3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn và khả thi .............................. 61 3.2. Đề xuất các biện pháp quản lý phối hợp giáo dục phòng ngừa xâm hại cho trẻ tại các trường mầm non Quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội. . 61 3.2.1. Bồi dưỡng nâng cao nhận thức của giáo viên về hoạt động phòng ngừa xâm hại cho trẻ tại các trường mầm non Quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội .................................................................................... 61 3.2.2. Phối hợp tổ chức tập huấn các hình thức phòng ngừa xâm hại cho trẻ tại các trường mầm non Quận Nam từ Liêm, thành phố Hà Nội. ..... 64 3.2.3. Triển khai các hoạt động tuyên truyền phòng ngừa xâm hại cho các lực lượng về vấn đề xâm hại trẻ tại các trường mầm non Quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội..................................................................... 66 3.2.4. Tăng cơ sở vật chất cho hoạt động quản lý phối hợp giáo dục phòng ngừa xâm hại tình dục cho trẻ. .................................................... 70 3.2.5 Tăng cường vai trò các lực lượng tham gia hoạt động phòng ngừa xâm hại cho trẻ mầm non ........................................................................ 73 3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp .......................................................... 74 3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất ..................................................................................................................... 76 3.5.1. Mục đích khảo nghiệm .................................................................. 76 3.5.2 .Nội dung và cách tiến hành........................................................... 76 Tiểu kết chƣơng 3 .......................................................................................... 85 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................... 86 1. Kết luận ................................................................................................... 86 2. Khuyến nghị ............................................................................................ 88 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 89 PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CỤM TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN XIN ĐỌC LÀ CHỮ VIẾT TẮT Cán bộ quản lý CBQL Chăm sóc giáo dục CSGD Nhà xuất bản NXB Nghiên cứu khoa học NCKH Mầm non MN Giáo dục và Đào tạo GD&ĐT Giáo dục mầm non GDMN Phòng ngừa xâm hại PNXH Giáo dục thường xuyên GDTX Giáo viên GV Quản lý giáo dục QlGD Trung học cơ sở THCS Trung học phổ thông THPT DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Thống kê số lượng, trình độ của CBQL và giáo viên mầm non của 11 trường trên địa bàn Quận ........................................................................... 38 Bảng 2.2. Kết quả thực hiện mục tiêu phòng ngừa xân hại cho trẻ mầm non42 Bảng 2.3. so sánh mức độ đánh giá việc thực hiện mục tiêu phòng ngừa xâm hại giữa các nhóm khách thể ........................................................................... 43 Bảng 2.4. Kết quả khảo sát nội dung phòng ngừa xâm hại ............................ 44 Bảng 2.5. Kết quả khảo sát hình thức phòng ngừa xâm hại ........................... 46 Bảng 2.6. Kết quả sử dụng cơ sở vật chất cho hoạt động phòng ngừa XH cho trẻ tại các trường mầm non ............................................................................. 50 Bảng 2.7. Kết quả khảo sát sự phối hợp giữa nhà trường và phụ huynh trẻ mầm non trong hoạt động giáo dục phòng ngừa XHTD ............................... 51 Bảng 2.8. kết quả hoạt động phối hợp giữa Nhà trường và chính quyền địa phương trong giáo dục phòng ngừa XHTD .................................................... 53 Bảng 2.9. Kết quả khảo sát phối hợp giữa ban giám hiệu, nhân viên, GV mầm non .......................................................................................................... 54 Bảng 2.10. Kết quả kháo sát sự phối hợp giữa BGH và các tổ chức xã hội ... 55 Bảng 2.11. Kết quả các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động phối hợp giáo dục phòng ngừa xâm hại tình dục cho trẻ mầm non .............................................. 56 Bảng 3.1. Kết quả khảo sát về tính cần thiết của các biện pháp ..................... 77 Bảng 3.2. Kết quả khảo sát về tính khả thi của các biện pháp ........................ 79 Bảng 3.3. Tổng hợp mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp .............. 81 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Các biện pháp quản lý hoạt động phòng ngừa xâm hại tình dục cho học sinh tại các trường mầm non quận Nam từ liêm, TP Hà Nội ........... 82 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Vấn đề an toàn học đường từ thân thể đến tinh thần luôn luôn được thế giới quan tâm. Đặc biệt, những năm gần đây các vấn đề mất an toàn như tai nạn thương tích, xâm hại tình dục, bạo hành thân thể và tình thần đang gióng lên hồi chuông cảnh báo ở tất cả các nước trên thế giới. Ở Việt Nam, các nhà quản lý giáo dục đã rất quan tâm tới vấn đề phòng ngừa xâm hại cho học sinh, sinh viên trong trường học. Mục tiêu của phòng ngừa xâm hại ở mầm non là giúp trẻ sống đúng với giới tính của mình. Đặc biệt là giáo dục các em biết trân trọng giá trị của bản thân, từ đó biết quý trọng người khác. Trẻ hiểu bản thân, giới tính của mình mới biết bảo vệ mình khỏi những cám dỗ, xâm hại bên ngoài cũng như biết tôn trọng thân thể người khác. Đó chính là quá trình giúp các em hoàn thiện nhân cách an toàn cho bản thân. Ở bậc mầm non, các em vẫn được giáo dục giới tính thông qua việc làm quen với thân thể và môi trường xung quanh. Nhiều bậc phụ huynh và giáo viên vẫn cho rằng trẻ mầm non con bé chưa biết gì nên vấn đề giáo dục phòng ngừa xâm hại là quá sớm. Đây cũng là một trong những nguyên nhân giáo dục giới tính trong nhà trường mầm non chưa được chú trọng thậm chí vấn đề này bị cho là nhạy cảm nên cả giáo viên, phụ huynh trẻ mầm non vẫn ngại trao đổi và hướng dẫn trẻ. Trước thực trạng xâm hại tình dục đối với trẻ em đáng báo động như hiện nay, đòi hỏi nhà trường cần có những nghiên cứu và biện pháp tích cực để phòng ngừa xâm hại tình dục cho trẻ em. Để thực hiện nội dung phòng ngừa xâm hại trong nhà trường đạt hiệu quả cao thì không thể không nhắc đến vai trò của nhà quản lý. Chính vì vậy, tôi mong muốn được nghiên cứu về vấn đề quản lý phối hợp giữa các lực lượng giáo dục trên địa bàn tôi công tác để từ đó có thể đề xuất, gợi ý cho 2 những nhà hoạch định chính sách, xây dựng chương trình giáo dục có cái nhìn đa chiều trong vấn đề phòng ngừa xâm hại ở nhà trường mầm non. Từ những lý do trên. Tôi lựa chọn và nghiên cứu vấn đề “quản lý phối hợp giáo dục phòng ngừa xâm hại cho trẻ tại các trường mầm non Quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội” làm đề tài luận văn tốt nghiệp . 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng, đề xuất các biện pháp quản lý phối hợp giáo dục phòng ngừa xâm hại cho trẻ tại các mầm non Quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Hệ thống hoá cơ sở lý luận về quản lý phối hợp giáo dục phòng ngừa xâm hại cho trẻ tại các trường mầm non. 3.2. Khảo sát thực trạng quản lý phối hợp giáo dục phòng ngừa xâm hại cho trẻ tại các trường mầm non Quận Nam từ Liêm, thành phố Hà Nội. 3.3. Đề xuất các biện pháp quản lý phối hợp giáo dục phòng ngừa xâm hại cho trẻ tại các trường mầm non Quận Nam từ Liêm, thành phố Hà Nội. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Biện pháp quản lý phối hợp giáo dục phòng ngừa xâm hại cho trẻ các trường mầm non Quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội. 4.2. Phạm vi nghiên cứu 4.2.1 Chủ thể quản lý - Hiệu trưởng trường mầm non đóng vai trò chủ đạo trong hoạt động phối hợp. 4.2.2.Giới hạn về nội dung nghiên cứu - Theo unessco có 4 nội dung xâm hại là xâm hại tình dục, thân thể, tinh thần và xao nhãng. Tuy nhiên, trong khuôn khổ luận văn này, tác giả chỉ 3 triển khai nghiên cứu vấn đề Quản lý phối hợp xâm hại tình dục cho trẻ mầm non. 4.2.3. Giới hạn địa bàn nghiên cứu 11 trường mầm non Quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội. 4.2.4. Giới hạn về đối tượng khảo sát - Ban Giám hiệu : 31 người (11 Hiệu trưởng, 20 Hiệu phó). - Tổ, khối trưởng: 22 người - Giáo viên: 330 GV của 11 trường mầm non trên địa bàn Quận Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận - Nghiên cứu các văn bản, các chủ trương, chính sách của Nhà nước, Bộ, Ngành, địa phương có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. - Thu thập thông tin khoa học thông qua đọc sách, báo, tài liệu. - Tìm hiểu khái niệm, thuật ngữ có liên quan. - Tham khảo các luận văn cùng chuyên ngành và các bài giảng của các giáo sư, tiến sĩ về quản lý giáo dục. - Nhằm thu thập các thông tin lý luận để xây dựng cơ sở lý luận của đề tài. 5.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Nhằm thu thập các thông tin thực tiễn để xây dựng cơ sở thực tiễn của đề tài. 5.2.1. Phương pháp điều tra viết - Sử dụng mẫu phiếu điều tra với giáo viên mầm non, cán bộ quản lý về hoạt động phòng ngừa xâm hại cho trẻ tại các trường mầm non Quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội. - Thu thập thông tin, làm nảy sinh những ý tưởng nghiên cứu và đề xuất những biện pháp tại các trường mầm non Quận Nam từ Liêm, thành phố Hà Nội. 4 5.2.2. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động. 5.2.3. Phương pháp quan sát sư phạm. - Quan sát hoạt động phối hợp phòng ngừa xâm hại cho trẻ tại các trường mầm non Quận Nam từ Liêm, thành phố Hà Nội nhằm bổ sung thông tin cho phương pháp điều tra. 5.2.4. Phương pháp phỏng vấn. - Phỏng vấn trực tiếp với CBQL, giáo viên, lãnh đạo và chuyên viên Phòng GD&ĐT về hoạt động phối hợp phòng ngừa xâm hại cho trẻ tại các trường mầm non Quận Nam từ Liêm, thành phố Hà Nội nhằm bổ sung thông tin cho phương pháp điều tra. 5.3. Phương pháp thống kê toán học - Sử dụng SPSS và thông tin định tính bằng biểu đồ đã thu thập được từ các phương pháp nghiên cứu khác. 6. Giả thuyết khoa học Công tác quản lý phối hợp giáo dục phòng ngừa xâm hại tình dục cho trẻ tại các trường mầm non Quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội được sự quan tâm của các cấp chính quyền. Tuy nhiên, việc phối hợp giữa các lực lượng để giáo dục phòng ngừa xâm hại cho trẻ chưa đạt hiệu quả cao. Vì vậy, nếu nghiên cứu và đề xuất các biện pháp quản lý phối hợp giáo dục phòng ngừa xâm hại cho trẻ tại các trường mầm non Quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội khả thi và cần thiết thì sẽ nâng cao được chất lượng giáo dục toàn diện. 5 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ PHỐI HỢP GIÁO DỤC PHÒNG NGỪA XÂM HẠI CHO TRẺ TẠI CÁC TRƢỜNG MẦM NON 1.1.Tổng quan nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Trên thế giới Xâm hại tình dục trẻ em là vấn nạn xảy ra trên toàn thế giới. Hậu quả của việc xâm hại tình dục đối với trẻ em rất nghiêm trọng, nó để lại những tổn hại to lớn về cả thể chất lẫn tinh thần cho các em. Có rất nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đã nghiên cứu về vấn đề này, tiêu biểu như: Theo định nghĩa của Finkelhor (2009) (Dẫn theo Thiên Giang), xâm hại tình dục trẻ em bao gồm toàn bộ hành vi phạm tôi tình dục mà trẻ em dưới 17 tuổi là nạn nhân. Theo định nghĩa này, người phạm tội hoặc người có hành vi xâm hại tình dục trẻ em có thể là người lớn, quen biết hoặc không quen biết với đối tượng trẻ bị xâm hại. Bên cạnh những hành vi phạm tội tình dục có giao cấu, định nghĩa này bao hàm cả những hành vi phạm tội mà người gây tội và nạn nhân thậm chí không có tiếp xúc cơ thể về mặt thể xác mà có thể bằng các hành động như: bắt trẻ em nhìn các hành vi tình dục, các hình ảnh khiêu dâm, tán tỉnh, gạ gẫm,… [7,90] Trong khi đó, Luật bảo vệ và Hỗ trợ trẻ em bị bạo hành của Mỹ (CAPTA) định nghĩa việc xâm hại tình dục trẻ em gồm những hành vi như sau: “sử dụng, thuyết phụ, lôi kéo, hoặc sử dụng áp lực để bắt trẻ em tham gia vào hoặc hỗ trợ người khác tham gia vào thực hiện các hành vi xâm hại tình dục hoặc gợi tình vì mục đích có hành vi xâm hại tình dục hoặc hiếp dâm và trong trường hợp những người chăm sóc hoặc người thân trong gia đình gạ gẫm, mại dâm hoặc có những hình thức bóc lột tình dục trẻ em hoặc loạn luân với trẻ” (Child Welfare Information Gateway,2009) (Cẩm Nhung)[7;93] Các định nghĩa về xâm hại tình dục trẻ em có thể khác nhau giữa các nghiên cứu hoặc các nền văn hóa nhưng nhìn chung, nó đều đề cập đến những 6 hành vi nhất định mà các nền văn hóa hoặc các định nghĩa khác nhau đều đồng tình như: giao cấu với trẻ, bắt trẻ nhìn, xem những văn hóa phẩm đồi trụy, hiếp dâm trẻ, …Và phần lớn ở các quốc gia trên thế giới thì những yếu tố quan trọng khi xem xét các vấn đề xâm hại tình dục ở trẻ em đều là: sự bí mật, việc sử dụng quyền lực,… 1.1.2. Ở Việt Nam Nền kinh tế thị trường đã mang lại rất nhiều thành tựu trên nhiều lĩnh vực cho nước ta. Tuy nhiên, bên cạnh đó, nền kinh tế thị trường cũng mang lại những hậu quả, mặt trái như: sự phân hóa giàu, nghèo; nạn thất nghiệp; sự biến đổi các các giá trị xã hội củ một bộ phận người dân; sự tác động của thông tin, truyền thông, văn hóa phẩm đồi trụy; những áp lực về tâm lý và kinh tế trong đời sống gia đình, xã hội,…điều này làm gia tăng vấn nạn xâm hại tình dục trẻ em và đây đang là một trong những vấn nạn nguy hiểm của toàn xã hội. Tình trạng trẻ em đang bị xâm hại tình dục đang là hồi chuông cảnh báo cho sự thoái hóa về lối sống, đạo đức xã hội, gây ra sự bức xúc mạnh mẽ trong dư luận. Vì vậy, đã có khá nhiều công trình nghiên cứu, nhiều bài viết về vấn đề này như: Luận văn: “Điều tra các vụ án về xâm hại tình dục trẻ em trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh: Thực trạng và giải pháp” đã đề cập đến tình hình vfa những điều có liên quan đến công tác điều tra các vụ phạm tội liên quan đến hành vi xâm hại tình dục trẻ em trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh từ đó đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác điều tra. Luận văn “Các tội phạm xâm hại tình dục trong Luật Hình sự Việt Nam” của tác giả Phan Thị Phương Hiền đã làm rõ các đối tượng và các hành vi bị coi là tội phạm phạm tội xâm hại tình dục đối với Luật Hình sự Việt Nam và thực trạng tình hình phạm tội này ở trên một số địa bàn ở Việt Nam. 7 Luận văn “Hoạt động phòng ngừa tội hiếp dâm của trẻ em của Tòa án nhân dân trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp” của tác giả Châu Văn Bình đã trình bày những đóng góp của Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Tháp và một số địa phương khác trong công tác phòng ngừa tội hiếp dâm trẻ em,… Từ thực tế và việc khái quát những nghiên cứu trên chúng ta thấy các nghiên cứu về phòng ngừa xâm hại tình dục trẻ em đã được các tác giả trong và ngoài nước quan tâm. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào về quản lý phối hợp giáo dục phòng ngừa xâm hại tình dục cho trẻ mầm non. Với đặc điểm phát triển giới tính lứa tuổi thì lứa tuổi mầm non là giai đoạn trẻ cần được giáo dục những cách thức để bảo vệ bản thân trước những vấn nạn của xã hội, đặc biệt là vấn nạn xâm hại tình dục trẻ em. 1.2. Các khái niệm cơ bản 1.2.1. Quản lý Theo cách tiếp cận hệ thống thì quản lý là sự tác động của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý (hay là đối tượng quản lý) nhằm tổ chức phối hợp hoạt động của con người trong các quá trình sản xuất - xã hội để đạt được mục đích đã định. Trần Quốc Thành, Dương Hải Hưng cho rằng bản chất của quản lý là: “Nhằm thiết lập sự phối hợp giữa những công việc cá nhân và thực hiện những chức năng chung, nảy sinh từ sự vận động của toàn bộ cơ thể sản xuất, khác với sự vận động riêng lẻ của nó. Một người chơi vĩ cầm riêng lẻ tự điều khiển mình. Còn dàn nhạc thì cần người chỉ huy” [27,34] Theo Trần Kiểm: “QL là sự tác động liên tục có tổ chức, có định hướng của chủ thể (người QL, người tổ chức QL) lên khách thể (đối tượng QL) về các mặt chính trị, xã hội, văn hóa, kinh tế... bằng một hệ thống các luật lệ, các chính sách, các nguyên tắc, các phương pháp và các biện pháp cụ thể, nhằm tạo ra môi trường và điều kiện phát triển của đối tượng".[16,97] 8 Tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc cho rằng: “QL là sự tác động có chủ đích của chủ thể QL đến đối tượng QL nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức”.[16;11] Từ những khái niệm trên, chúng ta có thể hiểu khái niệm quản lý như sau: “Quản lý là sự tác động có chủ đích của của thể quản lý lên đối tượng bị quản lý nhằm thực hiện được mục tiêu dã đề ra”. 1.2.2. Quản lý giáo dục Quản lý và giáo dục tồn tại song hành với nhau. Với tư cách là hệ lớn, phức tạp, hệ thống giáo dục cần có sự quản lý một các khoa học. Theo tác giả Bùi Minh Hiền quản lý giáo dục có hai cấp độ: cấp vĩ mô (quản lý hệ thống giáo dục) và cấp vi mô (quản lý nhà trường). “Cấp vĩ mô: QLGD là sự tác động liên tục, có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý lên hệ thống giáo dục nhằm tạo ra tính vượt trội (tính trội của hệ thống) sử dụng một cách tối ưu các tiềm năng, các cơ hội của hệ thống nhằm đưa hệ thống đến mục tiêu một cách tốt nhất trong điều kiện bảo đảm sự cân bằng với môi trường bên ngoài luôn luôn biến động” [16;10] “Ở cấp vi mô: quản lý giáo dục đồng nghĩa với khái niệm quản lý nhà trường: quản lý giáo dục (ở cấp vi mô) được hiểu là hệ thống những tác động tự giác (có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, hợp quy luật) của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên, công nhân viên, tập thể trẻ mầm non , cha mẹ trẻ mầm non và các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu giáo dục của nhà trường”. [16;12] Qua các định nghĩa trên chúng tôi thấy, quản lý giáo dục dù ở cấp vĩ mô hay cấp vi mô cũng đều có những nét bản chất tương đồng với nhau. Chúng chỉ khác nhau về phạm vi của đối tượng quản lý. Trong luận văn, chúng tôi sử dụng định nghĩa về quản lý giáo dục của tác giả Bùi Minh Hiền
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất