Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận văn thạc sĩ hướng dẫn học sinh phân tích và thảo luận các tầng ý nghĩa nhân...

Tài liệu Luận văn thạc sĩ hướng dẫn học sinh phân tích và thảo luận các tầng ý nghĩa nhân sinh trong quá trình dạy học truyện ngắn “chiếc thuyền ngoài xa” của nguyễn minh châu

.PDF
112
77
60

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM ======    ====== HOÀNG THỊ HỒNG MINH HƢỚNG DẪN HỌC SINH PHÂN TÍCH VÀ THẢO LUẬN CÁC TẦNG Ý NGHĨA NHÂN SINH TRONG QUÁ TRÌNH DẠY HỌC TRUYỆN NGẮN “CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA” CỦA NGUYỄN MINH CHÂU Chuyên ngành: Lí luận và Phƣơng pháp dạy học Văn & Tiếng Việt Mã số: 60.14.10 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS. TS: NGUYỄN THANH HÙNG THÁI NGUYÊN - 2008 1 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM ======    ====== HOÀNG THỊ HỒNG MINH HƢỚNG DẪN HỌC SINH PHÂN TÍCH VÀ THẢO LUẬN CÁC TẦNG Ý NGHĨA NHÂN SINH TRONG QUÁ TRÌNH DẠY HỌC TRUYỆN NGẮN “CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA” CỦA NGUYỄN MINH CHÂU LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC THÁI NGUYÊN - 2008 2 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. 1.1.Tác giả Nguyễn Minh Châu. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 1 1.2. Truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” . . . . . . . . . . . . . . . . . 3 2. Lịch sử vấn đề . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 4 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .7 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu . .. .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 7 5. Phương pháp nghiên cứu. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 8 6. Bố cục luận văn . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 8 PHẦN NỘI DUNG Chƣơng I: Tiền đề lý luận và thực tiễn của đề tài 1. Phương pháp phân tích và thảo luận trong quá trình dạy học tác phẩm văn chương: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .10 Phương pháp phân tích . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . 10 Phương pháp thảo luận . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 15 Mối quan hệ giữa hai phương pháp trên trong quá trình dạy học tác phẩm văn chương. . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . .. 21 2. Các tầng ý nghĩa nhân sinh trong tác phẩm văn chương:. . . .. . . . . . . 26 Quan niệm về ý nghĩa nhân sinh trong tác phẩm văn chương .........26 Những biểu hiện cụ thể của ý nghĩa nhân sinh trong tác phẩm văn chương . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. .26 Cách thức phân tích và thảo luận các tầng ý nghĩa nhân sinh trong tác phẩm văn chương. . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 27 Tầm quan trọng của ý nghĩa nhân sinh trong tác phẩm văn chương và trong việc giáo dục, đào tạo nhân cách học sinh . ...31 3 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Chƣơng II: Những biểu hiện cụ thể của các tầng ý nghĩa nhân sinh trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu 1. Phân tích kết cấu truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa ” . .. . .. . . . . . . . ..33 Định nghĩa kết cấu tác phẩm văn học . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 33 Kết cấu của truyện ngắn . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 33 Kết cấu của truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa”. . . . . . . . . . . 34 2. Phân tích chủ đề của truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” . . . . . . . . . 35 2.1. Định nghĩa chủ đề . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 35 2.2. Chủ đề truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” . . . . . . . . . . .. . . . . .35 2.3. Phân tích chủ đề truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” . . . . . . . 36 3. Những biểu hiện cụ thể của các tầng ý nghĩa nhân sinh trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 39 3.1. Những chiêm nghiệm về chân lý nghệ thuật qua hai phát hiện của nghệ sĩ Phùng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 40 3.2. Những chiêm nghiệm về chân lý đời sống qua câu chuyện về cuộc đời người đàn bà hàng chài .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 43 3.2.1. Ca ngợi những giá trị đạo đức tốt đẹp của con người qua hình tượng nhân vật trung tâm: người đàn bà hàng chài . .. . . . . . . . 43 3.2.2. Lên án bạo lực trong gia đình qua hình tượng nhân vật người đàn ông hàng chài . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 52 3.2.3. Cảnh báo những nguy cơ xã hội tiềm ẩn . . . . . . . . . . . . . . . . .. 54 3.2.3.1. Hình tượng nhân vật chú bé Phác . . . . . . . . . . . . . . . . .54 3.2.3.2. Hình tượng nhân vật người con gái . . . . . . . . . . . . . .. ..55 3.2.4. Sự thức tỉnh để nhận ra chân lý mới: chân lý về nghệ thuật và chân lý về cuộc sống . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . ..56 3.2.4.1. Đối với người chánh án . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 56 3.2.4.2. Đối với người nghệ sĩ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. 58 4 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 3.2.4.3. Quan niệm nghệ thuật mới mẻ của Nguyễn Minh Châu về con người và cuộc sống . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 58 3.3. Mối quan hệ giữa nghệ thuật và đời sống . . . . . . . . .. . . . . . . . . 59 4. Mối quan hệ đa dạng và thống nhất giữa các tầng ý nghĩa nhân sinh trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa”61 Chƣơng III: Thiết kế dạy học truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” 1. Thiết kế. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . … 2. Giải thích thiết kế . 63 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .91 3. Hướng dẫn thực hiện thiết kế . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ... . . . . . . . . . 92 Phần chung của thực hiện thiết kế . . . . . . . . . . . . . … . . . . . . . . .92 Phần cụ thể: Hướng dẫn học sinh vận dụng PP phân tích và PP thảo luận trong việc tìm hiểu các tầng ý nghĩa nhân sinh của truyện . . 95 Tự đánh giá về những ưu điểm và những bất cập của thiết kế . 99 PHẦN KẾT LUẬN 5 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. 1.1. Tác giả Nguyễn Minh Châu. Nguyễn Minh Châu là một nhà văn có vị trí quan trọng trong nền văn học hiện đại nước nhà. Sự nghiệp văn chương của ông là tấm gương phản chiếu quá trình phát triển văn xuôi Việt Nam đương đại. Là một nhà văn suốt đời khát khao khám phá cái đẹp và sự chân thực trong cuộc sống, ông viết các tác phẩm với mong muốn:“Đi tìm chất ngọc ẩn trong bề sâu tâm hồn con người” Trước 1975, các tác phẩm của Nguyễn Minh Châu mang đậm chất sử thi và cảm hứng lãng mạn. Nguyễn Minh Châu được bạn đọc biết đến và yêu mến qua các tiểu thuyết: Cửa sông, Dấu chân người lính và truyện ngắn giàu chất sử thi như Mảnh trăng cuối rừng …đã góp phần dựng lên bức tượng đài về sức mạnh và vẻ đẹp của dân tộc trong cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại. Trong những tác phẩm này, ý thức cộng đồng và tình yêu Tổ quốc là một hệ quy chiếu duy nhất và cao cả nhất để định giá mọi quan hệ từ gia đình đến xã hội, mọi tình cảm từ riêng đến chung của con người, trong hoàn cảnh đất nước có chiến tranh cần có sự đồng lòng nhất trí cao độ thì điều này là tất yếu. Trong dòng chảy mãnh liệt của lịch sử thời đại chống Mỹ thì ngọn lửa kháng chiến đã tôi luyện ngòi bút Nguyễn Minh Châu. Sau 1975 khi hoàn cảnh xã hội thay đổi nền văn học mang âm hưởng sử thi dần dần bộc lộ tính sơ lược công thức, có phần giản đơn phiến diện về con người, lúc này khó có thể đáp ứng được yêu cầu của cuộc sống mới với những vấn đề phức tạp, bức xúc bộn bề. Trong cuộc đấu tranh lâu dài giữa đời thường, bao vấn đề nhân sinh đã đặt ra cho mỗi người nói chung và cho các nhà văn như Nguyễn Minh Châu nói riêng. Nguyễn Minh Châu đã có sự chuyển hướng về tư duy nghệ thuật: từ cuộc “chiến đấu cho quyền sống của 1 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn cả dân tộc”, nhà văn cùng đất nước chuyển sang cuộc “chiến đấu cho quyền sống của từng con người” {12, 390} . Là một nhà văn tâm huyết suốt đời trăn trở, băn khoăn như ngọn nến tự đốt thân mình để cháy sáng; Nguyễn Minh Châu đã sớm ý thức được yêu cầu phải đổi mới tư duy văn học và đã âm thầm tự đổi mới và tự tìm hướng đi cho chính mình với một loạt truyện ngắn đậm chất đời tư-thế sự: Cỏ lau, Cơn giông, Bức tranh, Bến quê… Những tác phẩm của ông giai đoạn này hấp dẫn người đọc bởi sự giản dị mà chứa đựng chiều sâu nhân bản. Tâm điểm khám phá nghệ thuật của ông là những con người bình thường trong cuộc mưu sinh và trong hành trình nhọc nhằn kiếm tìm hạnh phúc và hoàn thiện nhân cách. Đặc biệt những năm cuối đời, dòng mạch văn chương của ông xót xa trầm lắng trong bến bờ sâu thẳm của nó – nơi ông hằng ám ảnh và manh nha tìm kiếm vấn đề số phận con người. Thực tế văn học cho thấy: quá trình đổi mới ý thức nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu là quá trình trở về cội nguồn chủ nghĩa nhân văn, nối lại truyền thống văn học trung đại thấm đẫm tình người tình đời, và là sự khơi nguồn cảm hứng nhân văn cho những sáng tác trong những thập kỷ sau này. Đánh giá về những tác phẩm của ông được viết vào những năm đầu của thập kỷ 80 nhà văn Nguyên Ngọc đã nhận xét:“Nguyễn Minh Châu là một trong những nhà văn mở đường tinh anh và tài năng nhất của văn học nước ta thời kỳ sau 1975”. Các tác phẩm của ông trong mấy thập kỷ qua đã thu hút sự tìm tòi, nghiên cứu một cách khoa học, sâu sắc và khách quan của các nhà phê bình và nghiên cứu trong nước. Đã có nhiều công trình nghiên cứu các tác phẩm của Nguyễn Minh Châu ở phương diện nội dung và nghệ thuật để thấy được những tìm tòi đổi mới trong cách viết của Nguyễn Minh Châu. 2 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Với những đóng góp trên, nhiều tác phẩm của Nguyễn Minh Châu đã được chọn để giảng dạy trong nhà trường: Mảnh trăng cuối rừng, Bến quê, Bức tranh, Chiếc thuyền ngoài xa. Đặc biệt là truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” –một tác phẩm mới được chọn đưa vào dạy trong các trường THPT. Đây là một tác phẩm đương đại, đề ra những vấn đề trong cuộc sống hôm nay, nên không xa lạ với học sinh. Đây cũng là tác phẩm hay và khó so với sự tiếp nhận của học sinh, vì nó chứa đựng nhiều mặt, nhiều tầng ý nghĩa ẩn không dễ tiếp cận. 2.2. Truyện ngắn “ Chiếc thuyền ngoài xa”. Là tác phẩm độc đáo về nội dung và nghệ thuật, tiêu biểu cho phong cách nhà văn Nguyễn Minh Châu, và cũng tiêu biểu cho hướng tiếp cận đời sống từ góc độ thế sự của nhà văn ở giai đoạn sáng tác thứ hai. Cái nhìn hiện thực đa chiều đã giúp ông nhận ra đời sống con người bao gồm cả những quy luật tất yếu, lẫn những ngẫu nhiên may rủi khó bề lường hết. Ông day dứt về việc con người phải chấp nhận những nghịch lý không đáng có. Gánh nặng mưu sinh đã đè trĩu trên đôi vai cặp vợ chồng hàng chài, giam hãm họ trong cảnh tăm tối đói khổ, bấp bênh. Phía sau câu chuyện buồn này, trái tim nhân hậu của Nguyễn Minh Châu vẫn ấm áp niềm tin yêu, sự trân trọng trước vẻ đẹp của tình mẫu tử, sự can đảm và bao dung của người phụ nữ. Đó không phải là kiểu vẻ đẹp chói sáng, hào hùng; mà là những hạt ngọc khuất lấp, lẫn trong cái lấm láp, lam lũ của đời thường. Truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” là một tác phẩm hay, có sức hấp dẫn, lôi cuốn người đọc. Tác phẩm đưa ra những vấn đề nhân sinh rất gần gũi, phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh lớp 12 - lứa tuổi gần hoàn thiện về mọi mặt những vấn đề thường xảy ra trong cuộc sống hàng ngày để học sinh cùng suy nghĩ, tìm cách lý giải. Để từ đó học sinh tự nhận thức, tự giáo dục và tự phát triển. 3 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Những đặc sắc trong đổi mới về nội dung và nghệ thuật trong cách viết của ông đã được một số bài viết đề cập đến ở nhiều khía cạnh, nhưng phương pháp giúp học sinh tiếp cận các tầng ý nghĩa nhân sinh của tác phẩm này thì ít người đề cập đến và chưa được nhất trí với nhau. Thực hiện đề t ài hướng dẫn học sinh phân tích và thảo luận các tầng ý nghĩa nhân sinh trong tác phẩm này, tôi mong tìm hiểu sâu sắc hơn và giúp học sinh phân tích, thảo luận các tầng ý nghĩa nhân sinh của tác phẩm đầy đủ hơn. 2. Lịch sử vấn đề. Là một nhà văn trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ, kể từ truyện ngắn đầu tay được đăng lần đầu tiên năm 1960, cho đến khi tạ thế 1989, Nguyễn Minh Châu đã có 30 năm hoạt động trên các lĩnh vực báo chí và văn học nghệ thuật. Với những đóng góp to lớn cho nền văn học nước nhà, Nguyễn Minh Châu đã được nhận nhiều giải thưởng có giá trị. - Giải thưởng Bộ Quốc phòng(1984-1989) cho toàn bộ tác phẩm của ông viết về chiến tranh và người lính. - Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam(1988-1989) cho tập truyện vừa “Cỏ Lau”. - Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật cho các tác phẩm: “Dấu chân người lính, Cửa sông, Cỏ lau, Người đàn bà trên chuyến tầu tốc hành”. Toàn bộ sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Minh Châu được in trong “Nguyễn Minh Châu toàn tập” ( 5 tập) do NXB Văn học phát hành năm 2001 đã khẳng định vị trí của ông trong nền Văn học dân tộc. Các sáng tác của Nguyễn Minh Châu luôn gây được sự chú ý và hấp dẫn đối với bạn đọc nói chung và giới phê bình nói riêng. 4 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Chỉ trong khoảng 5 năm từ “Cửa sông” (1967) đến “Dấu chân người lính” (1972) đã có hơn 17 bài phê bình đăng trên các báo và tạp chí Trung ương. Các bài viết về con người và tác phẩm của ông được tập hợp trong “Nguyễn Minh Châu - Con người và Tác phẩm” do Nguyễn Trọng Hoàn giới thiệu và tuyển chọn. Đi sâu vào tìm hiểu phong cách nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu, tác giả Tôn Phương Lan đã có công trình nghiên cứu khoa học riêng“Phong cách nghệ thuật Nguyễn Minh Châu”. Ngoài ra còn có nhiều chuyên luận, nhiều bài báo, khoá luận tốt nghiệp, luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ của sinh viên Đại học, Cao học và nghiên cứu sinh về tác phẩm của Nguyễn Minh Châu. Một số tác phẩm được chuyển thể sang kịch bản điện ảnh như:“Mảnh trăng”,“Cỏ lau”,“Khách ở quê ra”. Trong cuộc “Trao đổi về truyện ngắn những năm gần đây của Nguyễn Minh Châu” do tuần báo Văn nghệ tổ chức vào tháng 6/1985, với sự tham gia của nhiều nhà văn, nhà nghiên cứu phê bình văn học lớn và sự có mặt của Nguyễn Minh Châu thì còn có nhiều ý kiến khác nhau về những thành công và hạn chế trong tác phẩm của Nguyễn Minh Châu. Những điều đáng chú ý là hầu hết mọi người đều thừa nhận nét mới của ông không chỉ so với các nhà văn cùng thời, mà còn so với chính ông thời kỳ trước đó: Đó là sự đổi mới của nhà văn về tư duy nghệ thuật, quan niệm nghệ thuật về con người, phương thức thể hiện… Giáo sư Phong Lê đã thấy được ở Nguyễn Minh Châu “cái đa giọng điệu, cái đa thanh của cuộc đời đã đi vào tác phẩm” và do nhận thức “cái quyết định không phải là đề tài” nên Nguyễn Minh Châu đã “dần dần tạo ra thế giới nghệ thuật của riêng mình”. 5 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Nếu những tác phẩm trước năm 1975 của Nguyễn Minh Châu đi theo dòng chảy lịch sử giàu cảm hứng lãng mạn và đậm chất sử thi - anh hùng ca được thể hiện qua hình tượng người lính mang trong mình những phẩm chất cao đẹp, ý chí sức mạnh phi thường, kết tinh những vẻ đẹp tinh thần và lý tưởng cao cả của dân tộc Việt Nam đã gây được những tiếng vang lớn (Cửa sông, Dấu chân người lính, Mảnh trăng cuối rừng); thì ở những tác phẩm viết sau 1975, nhà văn không đi theo những khuôn mẫu định hình sẵn có trước đây. Đổi mới tư duy nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu sau năm 1975 xuất phát từ nhận thức sâu sắc: “Văn học và đời sống là hai vòng tròn đồng tâm, mà tâm điểm là con người([20,111]. Sau 1975, con người trở về với cuộc sống đời thường, phải đối mặt với bao phức tạp trong cuộc sống thường nhật. Bởi vậy hình tượng con người trong sáng tác của ông giai đoạn này không còn mang vẻ đẹp lý tưởng hoàn hảo mà được khám phá trong nhiều hoàn cảnh, với nhiều mối quan hệ phức tạp với những uẩn khúc tâm lý, những bi kịch tâm hồn, những số phận trớ trêu qua đó thể hiện những chiêm nghiệm về cuộc đời. Quan tâm đến những số phận bất hạnh, lòng cảm thông thương xót của Nguyễn Minh Châu không chỉ dừng lại ở những mất mát, những số phận bi kịch của con người trong và sau chiến tranh, mà đã tìm về cuộc sống thường nhật trong mỗi gia đình, với tâm sự và số phận mỗi cá nhân, với niềm thao thức thế sự. Ông luôn cảm thông chia sẻ với những bi kịch đời thường và thể hiện niềm tin sâu sắc vào con người và cuộc sống. Quan niệm nghệ thuật về con người và phương thức thể hiện của Nguyễn Minh Châu có nhiều đổi mới mục đích: đi sâu vào khám phá thế giới nội tâm đầy uẩn khúc với khát vọng “Tìm ra con người trong con người” (Bakhtin). Qua việc đi sâu vào khám phá con người cá nhân đời tư, con người bên trong không đồng nhất với chính mình; ông thấy được trong tâm hồn mỗi con người cái cao cả và thấp hèn, lý 6 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn trí và bản năng,“rồng phượng và rắn rết”, “thiên thần và ác quỷ”; để từ đó phát hiện ra quy luật của đời sống. Các tác phẩm được viết ở giai đoạn này đề cập đến quyền con người, thức tỉnh ý thức cá nhân với khát vọng hoàn thiện con người, khát vọng sống bình yên hạnh phúc và lòng cảm thương ưu ái đối với thân phận con người. Với những thành công trên, một số tác phẩm giai đoạn sau 1975 của ông được chọn đưa vào chương trình giảng dạy ở trường phổ thông: Bức tranh, Bến quê, Chiếc thuyền ngoài xa. Truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” là truyện ngắn mới được đưa vào giảng dạy ở bậc THPT, song cũng có nhiều bài báo, nhiều công trình nghiên cứu đi sâu vào phân tích những nét đặc trưng về nội dung và nghệ thuật, tuy nhiên về phương pháp giúp học sinh phân tích và thảo luận để tìm ra các tầng ý nghĩa nhân sinh của tác phẩm thì chưa được đề cập đến cụ thể và đầy đủ. Tiếp thu thành tựu của các nhà nghiên cứu đi trước, chúng tôi muốn giúp học sinh phân tích và thảo luận tác phẩm như là hai biện pháp dạy học phù hợp với tác phẩm này. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu. * Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu các tầng ý nghĩa nhân sinh của truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu. * Phạm vi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu những phương diện cơ bản như: kết cấu, chủ đề của truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa”, ý nghĩa nhân sinh trong tác phẩm văn chương và các tầng ý nghĩa nhân sinh trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa”. 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. 4.1. Mục đích: 7 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn - Vận dụng hoạt động phân tích và thảo luận như những biện pháp khám phá giá trị riêng của truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” với các tầng ý nghĩa nhân sinh của nó. - Qua việc hướng dẫn học sinh phân tích và thảo luận, nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh, góp phần nâng cao chất lượng giờ học tác phẩm văn chương. 4.2. Nhiệm vụ: - Nghiên cứu nét đặc sắc về giá trị nội dung và hình thức nghệ thuật trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu, từ đó đề xuất các biện pháp phân tích và thảo luận để học sinh phát hiện, bình giá các tầng ý nghĩa nhân sinh của truyện. - Thực nghiệm dạy học nhằm khẳng định tính khả thi và hiệu quả qua việc hướng dẫn học sinh phân tích và thảo luận như là hai phương pháp chủ yếu và có mối quan hệ với nhau để cùng giáo viên khám phá chiều sâu của tác phẩm. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu. 1. Nghiên cứu cơ sở lý luận của hoạt động phân tích và thảo luận. 2. Nghiên cứu thực tiễn qua việc thống kê khảo sát mức độ nắm vững những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm, qua việc tìm hiểu thực trạng việc đặt câu hỏi hướng dẫn học sinh phân tích và thảo luận, qua quan sát tính tích cực của học sinh, nhằm đánh giá khả năng vận dụng biện pháp phân tích và thảo luận phù hợp với nội dung của đề tài. 6. Bố cục luận văn: Luận văn gồm ba phần: * Phần mở đầu : Luận văn trình bày các nội dung sau: - Lý do chọn đề tài - Lịch sử vấn đề - Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 8 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn - Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. - Phương pháp nghiên cứu. - Bố cục của luận văn * Phần nội dung: Gồm ba chương: Chương 1: Tiền đề lý luận và thực tiễn của đề tài. Chương 2: Những biểu hiện cụ thể của các tầng ý nghĩa nhân sinh trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu. Chương 3: Thiết kế dạy học truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu. * Phần kết luận: * Danh mục các tài liệu tham khảo B. PHẦN NỘI DUNG. Chƣơng I: Tiền đề lý luận và thực tiễn của đề tài. 1. Phƣơng pháp phân tích và thảo luận trong quá trình dạy học tác phẩm văn chƣơng. 1.1: Phƣơng pháp phân tích: Phân tích: Là bước tiếp theo của cơ chế tiếp nhận văn học. Nó là hoạt động tìm hiểu chi tiết nghệ thuật những tình huống nổi bật của tác phẩm để đạt được sự nhận thức sâu sắc; vì tác phẩm văn chương là một văn bản thống nhất hữu cơ giữa nhiều sự kiện, nhiều chi tiết, yếu tố hợp thành. Theo GS.TS Nguyễn Thanh Hùng: Phân tích là hoạt động chia nhỏ đối tượng để có cái nhìn cụ thể những yếu tố làm nên chỉnh thể sâu hơn. Đó là sự mổ xẻ chỉnh thể tác phẩm, để khi ghép hợp lại những yếu tố đã phân tích theo cách hoàn toàn khác thường sẽ phát hiện ra những khía cạnh bất ngờ của chỉnh thể tác phẩm. Vì thực ra hoạt động phân tích đã bao gồm thao tác lựa chọn và thao tác phối hợp. Ngoài việc phân tích mối liên hệ sự kiện của tác 9 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn phẩm, người viết còn phải phân tích mối quan hệ liên tưởng. Chính vì vậy, kết quả của hoạt động phân tích chắc chắn sẽ đem lại sự phong phú và sâu sắc hơn cho tác phẩm văn học [14, 148] Việc phân tích tác phẩm thành nhiều yếu tố để xem xét là hoạt động rất cần thiết để giúp người đọc không bỏ qua sự sáng tạo nào của tác giả, để có thể nhìn tác phẩm một cách sâu hơn, kỹ hơn. Phân tích tác phẩm giống như công việc tháo rỡ một cấu trúc để lần ra mối dây liên kết các thành phần. Từ những nguyên liệu, bộ phận đã được tách rời ấy, người đọc bằng cảm nhận đã sáng tạo riêng ra cấu trúc mới, điều này làm sáng tỏ nhiều ý nghĩa tiềm ẩn của cấu trúc cũ. Nghĩa là: giữa văn bản của nhà văn và văn bản tạo lại của người đọc không bao giờ tách nhau, nhưng cũng không bao giờ trùng khít nhau. Hai thế giới nghệ thuật ấy sẽ soi sáng nhau, tạo nên một môi trường thẩm mỹ dành cho độc giả. Quá trình phân tích cũng là quá trình người đọc vừa khám phá cái đẹp của tác phẩm bằng cách của chính mình, vừa hiểu thấu cái đẹp của sự sáng tạo, vừa sáng tạo thêm cái đẹp cho tác phẩm. Khi phân tích tác phẩm văn học, nhiều nhà nghiên cứu thường chú ý tìm hiểu những yếu tố ngoài văn bản như hoàn cảnh ra đời của tác phẩm. Đây là định hướng ban đầu tạo điều kiện có thể hiểu đúng, hiểu sâu tác phẩm. Song cạnh đó, khi phân tích phải đặc biệt chú ý những yếu tố bên trong cấu trúc văn bản, bởi đây là một trong những khâu quan trọng, có ý nghĩa quyết định. Theo GS Trần Đăng Xuyền [34, 121] thì việc phân tích trực tiếp tác phẩm được tiến hành theo 3 bước: Tổng – Phân – Hợp * Bước 1: Đọc kỹ tác phẩm, cảm thụ tác phẩm qua trực giác bằng tình cảm, lý trí trong tính chỉnh thể toàn vẹn của nó để nhận ra diện mạo, âm hưởng, và tinh thần chung, cùng với những nét đặc sắc về nghệ thuật. 10 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Ấn tượng tổng hợp ban đầu về tác phẩm được hình thành trên cơ sở lắng nghe tiếng nói của trực giác, của cảm xúc và sự rung cảm khi đọc tác phẩm, là sự cảm nhận trực tiếp về vẻ đẹp và ý nghĩa hình tượng của tác phẩm. Tuy vậy tình cảm, cảm xúc của chủ thể tiếp nhận còn dựa trên cơ sở hiểu biết khoa học và quan niệm thẩm mỹ đúng đắn trên cơ sở của một vốn văn hoá sâu rộng và vốn sống phong phú, chứ không phải là thứ tình cảm vu vơ. Cần tiếp nhận tác phẩm văn học trên tổng thể, trong tính chỉnh thể của nó. Bởi mỗi tác phẩm văn học là một chỉnh thể nghệ thuật tạo ra một xã hội riêng, một thế giới riêng có tính hệ thống theo quy luật riêng của nó. Nên phân tích trực tiếp tác phẩm bước đầu tiên là phải nắm bắt được chính xác tinh thần chung của tác phẩm. Trong bước tổng hợp ban đầu cần chú ý tới đặc điểm thể loại của tác phẩm. Thơ cần chú ý tới sự bộc lộ tình cảm của nhà thơ qua ngôn từ, hình ảnh, nhịp điệu và nhạc điệu. Truyện cần chú ý đến cốt truyện, kết cấu, tình huống truyện, nhân vật, nghệ thuật tự sự. Kịch cần chú ý tới xung đột kịch, hành động của nhân vật… * Bước 2: Phân tích chi tiết tác phẩm: Đây là bước phân tích từng yếu tố, từng phương diện của tác phẩm qua việc cảm thụ ở bước 1. Tìm hiểu những chi tiết, phân tích những yếu tố, những mặt riêng biệt của tác phẩm nhằm phát hiện mối quan hệ giữa chúng để đạt tới nhận thức chung sâu sắc hơn. Trong một tác phẩm các yếu tố đều có mối quan hệ mật thiết với nhau tạo nên chỉnh thể, song cần phải lựa chọn những yếu tố, tình tiết quan trọng, kết tinh cao nhất tư tưởng và nghệ thuật tác phẩm để phân tích. Qua các chi tiết cụ thể, có giá trị phải chỉ ra được các giá trị nội dung và nghệ thuật của chi tiết đó. Khi phân tích cần chú ý phân tích giá trị thẩm mỹ của tác phẩm, phân tích hình tượng nghệ thuật và chi tiết nghệ thuật. 11 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn - Phân tích giá trị thẩm mỹ của tác phẩm: Giá trị này thể hiện cái hay của cái đẹp của nghệ thuật, nội dung quy định hình thức: cái độc đáo, cái đơn nhất ở phương thức trình bày nghệ thuật thể hiện trí tuệ, tài năng và trình độ tinh nhạy của tác giả. Nói cách khác: giá trị thẩm mỹ là cái hay, cái đẹp của tác phẩm thể hịên ở phương tiện ngôn ngữ, hình tượng nghệ thuật, kết cấu, điểm nhìn, nhân vật trữ tình… - Phân tích hình tượng: Nhà văn xây dựng hình tượng để khái quát hiện thực, cắt nghĩa đời sống, thể hiện tư tưởng tình cảm của mình. Hình tượng nghệ thuật là bức tranh về đời sống được nhà văn sáng tạo một cách khái quát, điển hình và là kết tinh của những ấn tượng sâu sắc về cuộc đời đã làm nhà văn phải trăn trở, day dứt. Nó vừa cụ thể, vừa khái quát, có đặc điểm phi vật thể; nên khi phân tích hình tượng nghệ thuật phải chú ý mối quan hệ giữa nội dung và hình thức, tránh sa đà vào sự kiện hoặc miêu tả lại nhân vật, tường thuật lại biến cố. Phân tích hình tượng phải nắm được phương thức tạo hình tượng của tác giả và phải đặt hình tượng trong mối tương quan chung của toàn tác phẩm cũng như trong bối cảnh của xã hội. Khi phân tích tránh áp đặt cứng nhắc những kiểu ý nghĩa cho hình tượng, làm mất đi, giảm đi ý nghĩa khái quát của hình tượng và lệch đi so với dụng ý của tác giả. Có hai loại hình tượng nghệ thuật khi phân tích phải nắm được đặc trưng của nó: đó là hình tượng nhân vật và hình tượng cảm xúc. Khi phân tích hình tượng nhân vật, phải chú ý phân tích quá trình phát triển của hình tượng tính cách, mức độ điển hình hoá và giá trị thẩm mỹ của hình tượng. Còn khi phân tích hình tượng cảm xúc phải chú ý đến cảm xúc chủ quan của tác giả. - Phân tích chi tiết nghệ thuật: 12 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Chi tiết nghệ thuật đóng vai trò hết sức quan trọng, nhất là những tác phẩm tự sự là sự đan kết của hàng loạt chi tiết (riêng đối với những truyện ngắn thì việc lựa chọn chi tiết càng đòi hỏi chặt chẽ) Tuy nhiên không phải mọi chi tiết đều đem ra phân tích, mà phải phát hiện ra những chi tiết mang chức năng nghệ thuật nổi bật, chi tiết tập trung hàm lượng thông tin thẩm mỹ cao nhất. Khi dạy những tác phẩm văn chương bắt buộc phải phân tích được những chi tiết đặc sắc cơ bản của tác phẩm để nắm được chủ đề tư tưởng của tác phẩm. Bỏ qua chi tiết quan trọng thì coi như chưa phân tích tác phẩm văn chương. Mỗi tác phẩm văn học là một chỉnh thể nghệ thuật, trong đó các yếu tố, các phương diện, chi tiết đều có mối quan hệ chặt chẽ, ràng buộc và chi phối lẫn nhau; nên khi phân tích cần phải tôn trọng tính chỉnh thể của tác phẩm. * Bước 3: Tổng hợp trên cơ sở đã phân tích các chi tiết của tác phẩm Phân tích vấn đề nhằm nắm bắt được giá trị của tác phẩm. Đây là bước giáo viên hướng dẫn học sinh khám phá, nắm bắt chiều sâu của tác phẩm. Giá trị của tác phẩm do hoạt động phân tích đem lại là lượng thông tin, là cái mới, là sự khám phá phát hiện. Không có tác phẩm nào là không có vấn đề, nhưng khi phân tích chúng ta phải tập trung vào những vấn đề làm nên cái hay cái đẹp của tác phẩm, bởi những vấn đề đó lôi cuốn, hấp dẫn làm người đọc phải tò mò, tranh cãi. Khi phân tích một tác phẩm để nắm bắt được giá trị của nó, ta cần phân tích một số vấn đề sau: - Phân tích một vấn đề cơ bản nào đấy về nội dung và nghệ thuật. - Phân tích tác phẩm gắn với đặc trưng thể loại, thi pháp và phong cách nhà văn - Phân tích quan điểm nghệ thuật của tác giả. 13 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn - Phân tích mối quan hệ giữa nội dung và hình thức của tác phẩm. Với tác phẩm tự sự cần chú ý phân tích thêm: - Phân tích tình huống tự sự. - Phân tích hình tượng nhân vật trung tâm. - Phân tích phương thức kể chuyện trong tác phẩm. Nhìn chung: Quá trình phân tích tác phẩm văn chương đòi hỏi phải linh hoạt, sáng tạo, không thể dập khuôn máy móc; phân tích tác phẩm này không thể giống với việc phân tích tác phẩm kia. Song ta có thể rút ra hai giai đoạn của phân tích tác phẩm mang tính bắt buộc và tương đối ổn định là: + Lựa chọn các yếu tố để phân tích: Đây là giai đoạn đòi hỏi người đọc phải tỉnh táo, tinh tế bóc tách lớp vỏ ngôn ngữ để tìm ra một loạt các mối quan hệ chằng chịt và phát hiện được phương thức trình bày nghệ thuật của tác phẩm. + Phối hợp các thao tác đã phân tích, khái quát hoá, tổng hợp để thấy được chiều sâu của tác phẩm và dụng ý của tác giả. Tổng hợp trên cơ sở đã phân tích các chi tiết của tác phẩm nhằm đưa ra những tổng kết, nhận định, đánh giá khái quát, nâng cao giá trị của tác phẩm giúp người đọc có nhận định, đánh giá đúng đắn, sâu sắc về tác phẩm văn học hay hiện tượng văn học Khi phân tích nên vận dụng 3 bước trên một cách linh hoạt. 1.2. Phƣơng pháp thảo luận: Là một trong những phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học theo hướng dạy học lấy hoạt động của học sinh làm trung tâm, dạy học thông qua việc tổ chức các hoạt động nhằm phát huy tính tích cực của học sinh. Trong cách dạy học tích cực có sự giao tiếp thường xuyên qua lại giữa thày và trò, giữa trò với trò. Bài học được xây dựng từ những đóng góp của học sinh thông qua các hoạt động học tập do thầy tổ 14 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn chức và hướng dẫn; qua đó học sinh vừa nắm đựơc phương pháp đi tới kiến thức. Theo phương pháp dạy học tích cực, dạy học không chỉ đơn giản là cung cấp kiến thức mà còn phải hướng dẫn hành động. Trong quá trình học tập, những ý nghĩ hình thành trong đầu óc học sinh được diễn đạt thành lời dưới dạng nói thầm, nhưng vẫn chỉ là ở trạng thái tiềm ẩn; chỉ khi chúng được đem ra trao đổi trong đối thoại, thảo luận thì chúng mới không còn ở dạng tiềm ẩn nữa. Vì vậy trong quá trình dạy học cần tạo ra những câu hỏi nêu vấn đề để kích thích suy nghĩ của học sinh; giáo viên khuyến khích giúp đỡ học sinh bày tỏ ý kiến cá nhân về vấn đề đang cần được giải quyết để học sinh tự đánh giá, trao đổi, thảo luận và đề xuất các giải pháp. Thông qua thảo luận học sinh được bày tỏ suy nghĩ và hiểu biết của mình trước mọi người để được chia xẻ, bổ sung, uốn nắn. Theo GS.TS Trần Bá Hoành thì “Thảo luận là một dạng tương tác nhóm, trong đó các thành viên hợp sức giải quyết một vấn đề đang cùng quan tâm, nhằm đạt tới một sự hiểu biết chung về vấn đề đó. Muốn đạt được mục đích, các thành viên trong nhóm phải mạnh dạn nói cho nhau nghe ý kiến của mình, phải nghe lẫn nhau và có ý kiến phản hồi về những điều mình nghe được. Phải biết lắng nghe lập luận của người khác, trung thực nói ra điều mình cho là đúng hay sai, sẵn sàng chấp nhận những ý kiến đúng để điều chỉnh quan điểm của mình”[13, 156-157] Trong thảo luận, giáo viên phải là người tổ chức các tình huống dẫn tới thảo luận, hướng sự chú ý của học sinh vào những điểm quan trọng nhằm đạt mục đích của bài học, can thiệp khi cuộc thảo luận đi chệch hướng hoặc bế tắc, dẫn dắt học sinh đạt được những cấp độ hiểu biết cao hơn. Vì vậy điều khiển thảo luận là một việc khó, phải có sự chuẩn bị chu đáo, phải có kiến thức vững. Giáo viên phải có trình độ chuyên môn sâu, có đầu óc nhạy bén sáng tạo để có thể đóng vai trò là người gợi mở, trợ giúp, hướng dẫn, trọng tài 15 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan