Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận văn thạc sĩ giao thông vận tải tỉnh bắc thái trong kháng chiến chống mĩ cứu...

Tài liệu Luận văn thạc sĩ giao thông vận tải tỉnh bắc thái trong kháng chiến chống mĩ cứu nước những năm 1965 - 1975

.PDF
117
73
54

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ---------------------------- NGUYỄN VĂN BẮC GIAO THÔNG VẬN TẢI TỈNH BẮC THÁI TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MĨ CỨU NƯỚC NHỮNG NĂM 1965 - 1975 Chuyên ngành: LỊCH SỬ VIỆT NAM Mã số: 60.22.54 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: T.S NGUYỄN XUÂN MINH THÁI NGUYÊN - 2009 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM --------------------------------------- NGUYỄN VĂN BẮC GIAO THÔNG VẬN TẢI TỈNH BẮC THÁI TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MĨ CỨU NƯỚC NHỮNG NĂM 1965 - 1975 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ THÁI NGUYÊN - 2008 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài ......................................................................................... 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề. ......................................................................... 3 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu, nhiệm vụ của đề tài. ................................. 5 4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu. ................................................ 6 5. Đóng góp của Luận văn. ............................................................................. 7 6. Bố cục của Luận văn. ................................................................................. 7 CHƯƠNG 1. GIAO THÔNG VẬN TẢI TỈNH BẮC KẠN - THÁI NGUYÊN TRƯỚC THÁNG 8 NĂM 1965. .......................... 8 1.1. Khái quát giao thông vận tải hai tỉnh Bắc Kạn - Thái Nguyên thời Pháp thuộc. ............................................................................................ 8 1.2. Giao thông vận tải hai tỉnh Bắc Kạn - Thái Nguyên từ sau Cách mạng tháng Tám đến trước khi có chiến tranh phá hoại (1945 - 9/1965). ..... 14 CHƯƠNG 2. GIAO THÔNG VẬN TẢI TỈNH BẮC THÁI TRONG THỜI GIAN TỪ 9/1965 - 3/1968. ....................................... 30 2.1. Đế quốc Mĩ leo thang mở rộng chiến tranh xâm lược. Chủ trương của Đảng và những yêu cầu mới đối với ngành giao thông vận tải. ............ 30 2.2. Giữ vững mạch máu giao thông, đảm bảo nhu cầu sản xuất và trực tiếp chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của đế quốc Mĩ, chi viện chiến trường. .................................................................... 35 CHƯƠNG 3. GIAO THÔNG VẬN TẢI TỈNH BẮC THÁI TRONG THỜI GIAN TỪ 4/1968 - 1975. .......................................... 65 3.1. Sửa chữa, mở rộng, và xây dựng thêm mạng lưới giao thông vận tải, đáp ứng nhu cầu khôi phục kinh tế phục vụ chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ hai của đế quốc Mĩ. .......................................... 65 3.2. Giao thông vận tải tỉnh Bắc Thái phục vụ chi viện chiến trường, góp phần giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc (1973 - 1975). .......... 81 KẾT LUẬN ................................................................................................ 89 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................... 93 PHỤ LỤC Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn MỞ ĐẦU 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước kết thúc thắng lợi, với đỉnh cao là Đại thắng mùa Xuân năm 1975, đã chấm dứt tình trạng chiến tranh kéo dài 30 năm trên đất nước ta. Lần đầu tiên sau 117 năm, đất nước ta sạch bóng quân xâm lược. Bắc - Nam được sum họp một nhà; non sông nối liền một dải. Thắng lợi này "mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc ta một trong những trang chói lọi nhất, một biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỉ XX, một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc".[34, tr.5-6]. Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước là thắng lợi của đường lối chính trị - quân sự đúng đắn và phương pháp cách mạng khoa học, sáng tạo của Đảng ta, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, là thắng lợi của truyền thống yêu nước, đoàn kết, bất khuất của dân tộc Việt Nam. Góp vào trang sử vinh quang của dân tộc, mặt trận giao thông vận tải là một thiên anh hùng ca xuyên suốt lịch sử với biết bao kì tích chiến đấu và xây dựng đáng được ghi lại cho các thế hệ hôm nay và mai sau noi gương học tập. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh quan tâm đến tất cả các ngành, các giới. Giao thông vận tải là một trong những ngành được người quan tâm đặc biệt. Theo Người: "Bất kì ai muốn sống thì phải có 4 điều ăn, mặc, ở, đi lại" [67, tr.20]. "Giao thông vận tải là mạch máu của mọi công việc Giao thông tắc thì việc gì cũng khó Giao thông tốt thì việc gì cũng dễ dàng"[58, tr.17]. Tại Đại hội thi đua đảm bảo giao thông vận tải quyết tâm đánh thắng giặc Mĩ xâm lược ngày 24/3/1966, Hồ Chủ tịch đã nói: "Giao thông vận tải là Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 1 http://www.lrc-tnu.edu.vn một mặt trận...Phải quyết tâm làm cho giao thông vận tải thắng lợi. Giao thông vận tải thắng lợi tức là chiến tranh đã thắng lợi phần lớn rồi" [53, tr.319]. Trong kháng chiến chống Mĩ, với sự kết hợp nhịp nhàng và tổ chức khoa học ở cả hậu phương và tiền tuyến, đặc biệt là trên tuyến giao thông chiến lược, chúng ta đã đảm bảo thông suốt trong điều kiện địch phong toả và phá hoại. Giao thông vận tải đã hoàn thành nhiệm vụ tiếp nhận chi viện của quốc tế, vận chuyển khối lượng lớn vật chất, trang bị kĩ thuật và cơ động lực lượng tới chiến trường, đảm bảo ngày càng lớn cho tác chiến ở chiến trường, cho tổng tiến công và nổi dậy toàn thắng. Các tuyến giao thông vận tải như là những mạch máu đưa sức của hậu phương miền Bắc, của thời đại cho cuộc kháng chiến chống Mĩ trên cả hai miền, tạo điều kiện để tiến tới giành thắng lợi hoàn toàn. Góp chung vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, giao thông vận tải miền Bắc nói chung, giao thông vận tải tỉnh Bắc Thái nói riêng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Trong những năm trực tiếp chiến đấu chống hai cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ, hàng viện trợ của các nước anh em cho cách mạng nước ta từ Cao Bằng và Lạng Sơn theo các trục đường giao thông chiến lược, gồm Quốc lộ 3, Quốc lộ 1B, Đường sắt Quán Triều Hà Nội, đường sắt Kép - Lưu Xá được trung chuyển qua địa bàn tỉnh Bắc Thái về Hà Nội rồi toả đi chi viện cho các chiến trường. Việc nghiên cứu về giao thông vận tải tỉnh Bắc Thái trong kháng chiến chống Mĩ, cứu nước, những năm 1965 - 1975, không chỉ tái hiện bức tranh về những năm tháng chiến đấu hào hùng của dân tộc, mà còn góp phần gìn giữ và phát huy những truyền thống tốt đẹp để xây dựng ngành giao thông vận tải hai tỉnh Bắc Kạn và Thái Nguyên ngày càng lớn mạnh. Từ đó, chúng ta cũng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 2 http://www.lrc-tnu.edu.vn rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm quý báu trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ giao thông vận tải. Vì vậy, việc nghiên cứu về giao thông vận tải tỉnh Bắc Thái trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước, những năm 1965 - 1975, không chỉ có ý nghĩa về khoa học, mà cả về thực tiễn. Đây là nhiệm vụ của nhiều ngành khoa học, trong đó có khoa học Lịch sử Thông qua đề tài này, chúng tôi hi vọng góp phần bổ sung, cung cấp thêm tư liệu phục vụ cho học tập, giảng dạy và nghiên cứu lịch sử địa phương, đồng thời góp phần giáo dục truyền thống lịch sử cho các thế hệ cán bộ, công nhân viên ngành giao thông vận tải và nhân dân trong tỉnh. Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi chọn vấn đề: "Giao thông vận tải tỉnh Bắc Thái trong kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (Những năm 1965 - 1975)", làm đề tài Luận văn Thạc sĩ Sử học. 2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ Giao thông vận tải miền Bắc nước ta nói chung và tỉnh Bắc Thái trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước nói riêng là một đề tài thu hút nhiều nhà khoa học nghiên cứu dưới những góc độ khác nhau. Cuốn "Giao thông vận tải Việt Nam" (1955 - 1965) (Nxb Giao thông vận tải, Hà Nội, 1994), tác giả Phan Văn Liên, đã đi sâu phân tích sự hình thành và phát triển mạng lưới giao thông vận tải ở cả hai miền Nam - Bắc Việt Nam trong những năm 1955 - 1965. Từ đó, tác giả rút ra những đặc điểm và những nhận xét về tình hình giao thông vận tải Việt Nam trong thời kì này. Cuốn "Lịch sử giao thông vận tải Việt Nam" (Nxb Giao thông vận tải, Hà Nội, 2002) đã trình bày tương đối đầy đủ về sự hình thành và phát triển của giao thông vận tải Việt Nam từ buổi hoang sơ cho đến năm 2000. Đồng thời, cuốn sách cũng nêu bật những đóng góp to lớn của ngành giao thông vận tải Bắc Thái trong những năm kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 3 http://www.lrc-tnu.edu.vn Cuốn "Bắc Thái lịch sử kháng chiến chống Mĩ cứu nước 1954 - 1975" (Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Bắc Thái, 1992) đã ghi lại một cách trung thực những chiến công hiển hách của Đảng bộ, quân và dân Bắc Thái trong 21 năm kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Đồng thời, cuốn sách cũng nêu bật những đóng góp to lớn của Bắc Thái trên lĩnh vực giao thông vận tải. Cuốn "Lịch sử Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên tập II 1965 - 2000" ( Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên, 2005), được biên soạn công phu, nghiêm túc, dựng lại một cách trung thực, khách quan quá trình 35 năm xây dựng và trưởng thành của Đảng bộ tỉnh. Cuốn sách ghi lại những thành tựu to lớn của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã đạt được trong 35 năm trên tất cả các lĩnh vực trong đó, có giao thông vận tải thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Cuốn "Truyền thống giao thông vận tải Bắc Thái" (Nxb Giao thông vận tải, Hà Nội, 1992) trình bày khái quát quá trình hình thành và phát triển của ngành giao thông vận tải tỉnh Bắc Kạn, Thái Nguyên từ năm 1945 đến năm 1992; rút ra những thành quả về giao thông vận tải của nhân dân các dân tộc Bắc Kạn, Thái Nguyên. Cuốn "60 năm truyền thống giao thông vận tải Thái Nguyên" (Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên, Sở Giao thông vận tải, 2005) trình bày quá trình hình thành, phát triển, đồng thời nêu bật những thành tựu mà các thế hệ Ngành Giao thông vận tải tỉnh Thái Nguyên đạt được trong cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ và thời kì cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Cuốn "Lịch sử thanh niên xung phong tỉnh Thái Nguyên 1950 - 1975" (Nxb Thanh niên) trình bày một cách sinh động về quá trình ra đời của lực lượng thanh niên xung phong tỉnh Thái Nguyên, cũng như những đóng góp của họ trên mặt trận giao thông vận tải trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 4 http://www.lrc-tnu.edu.vn Luận văn Thạc sĩ "Giao thông vận tải đường bộ miền Bắc Việt Nam trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước 1954 - 1975" (Trường Đại học Sư phạm, Thái Nguyên, 2007) tác giả Kim Ngọc Thu Trang không chỉ nêu rõ tầm quan trọng của giao thông vận tải trong sản xuất và chiến đấu, mà còn làm rõ cách tổ chức, chỉ đạo đảm bảo giao thông vận tải đường bộ trong các giai đoạn phát triển của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, đồng thời đi sâu tìm hiểu các tuyến đường giao thông chiến lược, nhất là tuyến đường vận tải chiến lược Bắc - Nam Cuốn lịch sử Đảng bộ, lịch sử quân sự của các huyện, thành cũng đều đề cập ít nhiều đến mặt trận giao thông vận tải trong những năm có chiến tranh phá hoại. Tuy nhiên, theo chúng tôi được biết, cho đến nay chưa có một tài liệu nào đề cập riêng mang tính chất chuyên khảo về giao thông vận tải tỉnh Bắc Thái trong kháng chiến chống Mĩ, cứu nước. Mặc dù vậy, những công trình đã được công bố nói trên đều là những tài liệu quan trọng giúp tôi tiếp tục đi sâu nghiên cứu và hoàn thành Luận văn. 3. ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU, NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: Giao thông vận tải tỉnh Bắc Thái trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước, những năm 1965 - 1975. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Hệ thống giao thông vận tải tỉnh Bắc Thái - Về thời gian: Những năm 1965 - 1975. Đương nhiên, để làm rõ yêu cầu của đề tài, Luận văn cũng đề cập đến tình hình giao thông vận tải hai tỉnh Bắc Kạn, Thái Nguyên trong những năm trước. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 5 http://www.lrc-tnu.edu.vn 3.3. Nhiệm vụ của đề tài - Khái quát hệ thống giao thông vận tải hai tỉnh Bắc Kạn, Thái Nguyên trước năm 1965. - Dựng lại bức tranh sinh động về giao thông vận tải tỉnh Bắc Thái trong hai lần chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ và sự chi viện của nhân dân tỉnh Bắc Thái trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước. - Đánh giá vai trò của giao thông vận tải tỉnh Bắc Thái trong chiến đấu và xây dựng, những năm 1965 - 1975. 4. NGUỒN TÀI LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4.1. Nguồn tài liệu Để đạt được mục đích của đề tài chúng tôi sử dụng: - Các tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin, Hồ Chí Minh bàn về giao thông vận tải làm cơ sở lí luận nghiên cứu. - Các văn kiện chủ yếu của Đảng Cộng sản Việt Nam. - Các chỉ thị về giao thông vận tải của Phủ Thủ tướng và Bộ Giao thông vận tải trong thời kì kháng chiến chống Mĩ. - Các chỉ thị, nghị quyết, báo cáo tổng kết của Đảng bộ, Uỷ ban hành chính tỉnh Bắc Kạn, Thái Nguyên, Bắc Thái khi hợp nhất và Khu Tự trị Việt Bắc, được lưu tại Phòng Lịch sử Đảng Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ và Trung tâm Lưu trữ tỉnh Thái Nguyên. - Các tác phẩm, công trình nghiên cứu, bài viết của các tác giả về giao thông vận tải trong kháng chiến chống Mĩ, cứu nước. - Các tài liệu tham khảo liên quan đến nội dung đề tài như sách, báo, tạp chí, báo cáo tổng kết, báo cáo chuyên đề, tài liệu viết tay về giao thông vận tải của cả nước nói chung, tỉnh Bắc Thái nói riêng. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 6 http://www.lrc-tnu.edu.vn 4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi sử dụng phương pháp lịch sử, kết hợp với phương pháp lôgíc là chủ yếu. Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, đánh giá để hiểu sâu sắc hơn vai trò của giao thông vận tải tỉnh Bắc Thái trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước, những năm 1965 - 1975. 5. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN - Tập hợp, hệ thống các nguồn tư liệu về giao thông vận tải tỉnh Bắc Thái (cũ) trong những năm trực tiếp kháng chiến chống Mĩ. - Làm rõ vị trí, vai trò của giao thông vận tải tỉnh Bắc Thái trong chiến đấu và xây dựng. Trên cơ sở đó rút ra những bài học kinh nghiệm xây dựng Ngành Giao thông vận tải tỉnh Bắc Kạn, Thái Nguyên ngày càng lớn mạnh, đáp ứng lòng mong đợi của nhân dân các dân tộc trong tỉnh. - Dùng làm tài liệu tham khảo phục vụ công tác giảng dạy, học tập trong các nhà trường và phục vụ công tác giáo dục truyền thống. 6. BỐ CỤC LUẬN VĂN Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, Luận văn được xây dựng thành 3 chương: Chƣơng 1: Giao thông vận tải tỉnh Bắc Kạn, Thái Nguyên trước tháng 9 năm 1965. Chƣơng 2. Giao thông vận tải tỉnh Bắc Thái từ tháng 9 năm 1965 đến tháng 3 năm 1968. Chƣơng 3. Giao thông vận tải tỉnh Bắc Thái từ tháng 4 năm 1968 đến năm 1975. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 7 http://www.lrc-tnu.edu.vn CHƢƠNG 1 GIAO THÔNG VẬN TẢI TỈNH BẮC KẠN, THÁI NGUYÊN TRƢỚC THÁNG 9 NĂM 1965 1.1. Khái quát giao thông vận tải hai tỉnh Bắc Kạn, Thái Nguyên trong thời Pháp thuộc Tỉnh Thái Nguyên và tỉnh Bắc Kạn là những tỉnh miền núi, trung du thuộc Bắc Bộ, gồm nhiều thành phần dân tộc định cư lâu đời, có bề dày truyền thống yêu nước, đoàn kết, thuỷ chung. Thời các vua Hùng, vùng đất Thái Nguyên và Bắc Kạn thuộc bộ Vũ Định. Dưới thời đô hộ của nhà Triệu (phong kiến phương Bắc), Thái Nguyên nằm trong quận Giao Chỉ. Đời nhà Hán, Thái Nguyên nằm trong huyện Long Biên thuộc quận Giao Chỉ. Đến đời Đường (thế kỉ VIII, IX, X), Thái Nguyên là đất châu Long và châu Vũ Nga, thuộc An Nam đô hộ phủ. Dưới các triều đại Đinh, Tiền Lê, Lý, vùng đất này thuộc châu Thái Nguyên, rồi châu Vũ Lặc. Năm 1397, nhà Trần đổi châu Thái Nguyên thành trấn Thái Nguyên. Dưới thời Lê, năm Quang Thuận thứ bẩy (1466), Lê Thánh Tông định lại bản đồ cả nước, từ 5 đạo được chia làm 12 đạo thừa tuyên, Thái Nguyên là một trong 12 đạo thừa tuyên và được gọi là Thái Nguyên thừa tuyên. Năm 1467, nhà Lê tiến hành điều tra địa hình, địa giới của các thừa tuyên, hoàn thành việc lập bản đồ Quốc gia Đại Việt vào năm 1469, khẳng định chặt chẽ hơn lãnh thổ và biên giới đất nước, đổi Thái Nguyên thừa tuyên thành Ninh Sóc thừa tuyên, gồm 3 phủ Phú Bình, Thông Hoá, Cao Bằng. Đến đời Hồng Đức (1483), Ninh Sóc thừa tuyên được đổi thành xứ Thái Nguyên; năm 1533, xứ Thái Nguyên được đổi thành trấn Thái Nguyên. Từ thời Lê Trung hưng đến hết thời Nguyễn Gia Long, Thái Nguyên vẫn gọi là trấn. Năm Vĩnh Trị thứ hai (1677), phủ Cao Bằng được tách khỏi trấn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 8 http://www.lrc-tnu.edu.vn Thái Nguyên đặt tên riêng là trấn Cao Bằng. Từ đó, trấn Thái Nguyên còn có 2 phủ Phú Bình và Thông Hoá. Dưới thời Nguyễn Gia Long, Thái Nguyên thuộc tổng trấn Bắc Thành. Năm 1831, 1832, Minh Mạng chia cả nước làm 30 tỉnh và 1 phủ Thừa Thiên. Trấn Thái Nguyên được đổi thành tỉnh Thái Nguyên, sau đó đất Thái Nguyên có nhiều biến động. Năm 1835, Minh Mạng tách một số vùng đất thuộc phủ Phú Bình để lập phủ Tòng Hoá gồm châu Định Hoá, các huyện Phú Lương, Đại Từ và Văn Lãng; phủ Phú Bình (còn lại) có châu Võ Nhai, các huyện Đồng Hỷ, Tư Nông (nay là Phú Bình), Phổ Yên và Bình Tuyền (nay thuộc Vĩnh Phúc); phủ Thông Hoá là vùng đất thuộc tỉnh Bắc Kạn ngày nay, gồm có châu Bạch Thông (nay là đất huyện Bạch Thông, Chợ Đồn, Chợ Rã tức Ba Bể (trước năm 2003), huyện Cảm Hoá (nay là đất huyện Na Rì, Phủ Thông và Ngân Sơn). Ngày 11/4/1900, Toàn quyền Đông Dương ra nghị định thành lập tỉnh Bắc Kạn trên cơ sở toàn bộ phủ Thông Hoá của Thái Nguyên. Để mở rộng địa giới tỉnh Bắc Kạn, ngày 25/6/1901, Pháp cắt tổng Yên Đĩnh khỏi huyện Phú Lương, phủ Tòng Hoá (Thái Nguyên), sáp nhập về châu Bạch Thông (Bắc Kạn). Năm 1913, Pháp cắt tiếp tổng Nghĩa Tá khỏi châu Định Hoá nhập về huyện Chợ Đồn (Bắc Kạn) và cắt hai xã Phúc Lâm, Tự Lập khỏi tổng Định Biên Thượng, châu Định Hoá (Thái Nguyên) sáp nhập về huyện Sơn Dương (Tuyên Quang). Thực hiện Nghị quyết ngày 21/4/1965 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, từ ngày 1/7/1965, tỉnh Thái Nguyên hợp nhất với tỉnh Bắc Kạn thành tỉnh Bắc Thái, gồm 13 đơn vị hành chính, huyện, thành, thị trực thuộc. Ngày 29/12/1978, Quốc hội khoá VI nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra nghị quyết tách 2 huyện Ngân Sơn và Chợ Rã sáp Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 9 http://www.lrc-tnu.edu.vn nhập vào tỉnh Cao Bằng, tên huyện Chợ Rã được đổi thành huyện Ba Bể. Bắc Thái còn 11 đơn vị hành chính trực thuộc với diện tích 6.500 km2. Năm 1997, theo sự phê chuẩn của Quốc hội, tỉnh Bắc Kạn tách khỏi Thái Nguyên, hai huyện Ngân Sơn và Ba Bể trở về địa giới tỉnh Bắc Kạn. Lúc mới tái lập năm 1997, tỉnh Bắc Kạn gồm 5 huyện: Bạch Thông, Chợ Đồn, Ngân Sơn, Na Rì và Ba Bể, đến tháng 8/1998, tách vùng đất Nam Bạch Thông thành lập huyện Chợ Mới, năm 2003, Bắc Kạn lại tách vùng đất phía Bắc để thành lập huyện Pắc Nặm. Tỉnh Thái Nguyên nằm ở vùng thấp hơn so với tỉnh Bắc Kạn, gồm có thành phố Thái Nguyên, thị xã Sông Công và các huyện: Phú Bình, Phổ Yên, Đại Từ, Định Hoá, Phú Lương và Võ Nhai. Tỉnh Bắc Kạn và Thái Nguyên có nhiều sông, suối quanh năm có nước, như sông Cầu, sông Công, sông Chu, sông Na Rì..., rất thuận lợi cho việc canh tác trên các đồng ruộng phân tán và đảm bảo cho đời sống sinh hoạt để xây dựng các khu căn cứ an toàn, bí mật trong chiến tranh. Sông Cầu là dòng chảy chính của sông Thái Bình, bắt nguồn từ huyện Chợ Đồn (Bắc Kạn) ở độ cao trên 1.200m. Sông Cầu chảy qua thị xã Bắc Kạn, thành phố Thái Nguyên, thị xã Bắc Ninh, thị trấn Phả Lại rồi chảy ra cửa biển Thái Bình thuộc tỉnh Thái Bình. Ở thượng lưu, từ nguồn đến Chợ Mới (Bắc Kạn) sông Cầu chảy theo hướng bắc nam giữa vùng núi 400 - 500m, có ngọn núi cao tới 1326 - 1525m, nên lòng sông hẹp, lắm thác ghềnh, độ dốc lên tới 10%. Ở trung lưu, từ Chợ Mới đến Thác Huống (Thái Nguyên) sông Cầu hướng chảy bắc nam sau thành hướng Tây Bắc - Đông Nam, chảy giữa vùng đồi cao từ 100 - 300m, độ dốc đáy sông chừng 1%. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 10 http://www.lrc-tnu.edu.vn Ở hạ lưu, từ Thác Huống ra cửa Thái Bình. Hướng chảy ở đoạn Thái Nguyên theo hướng bắc nam, sau đó chuyển theo hướng Tây Bắc - Đông Nam trong đồng bằng Bắc Bộ. Độ dốc lòng sông rất nhỏ (0,1%). Sông Cầu có lưu lượng nước lớn trung bình nhiều năm là 135m3/s. Chế độ nước sông Cầu phù hợp với chế độ mưa, mùa lũ chiếm 75% lượng nước, mùa khô chỉ chiếm dưới 25% lượng nước cả năm. Dưới thời thuộc Pháp, sông Cầu là tuyến giao thông chủ yếu và quan trọng để địch vận chuyển lực lượng, vũ khí, lương thực và phương tiện chiến tranh từ phía Nam lên phía Bắc tỉnh. Từ thị xã Thái Nguyên theo sông Cầu có thể tới Đáp Cầu (Bắc Ninh), từ Đáp Cầu đi tiếp xà lan tới phủ Lạng Thương, Phả Lại, Hải Phòng, hoặc từ Đáp Cầu có thể đi ô tô, tàu hoả về Hà Nội. Sông Công bắt nguồn từ vùng núi Ba Lá, thuộc huyện Định Hoá, chảy qua huyện Đại Từ, xuống dọc phía tây thành phố Thái Nguyên, tạo thành ranh giới tự nhiên giữa thành phố Thái Nguyên với huyện Phổ Yên và thị xã Sông Công. Lưu lượng nước của sông Công trong mùa mưa, lũ lên tới 1.880m3/s; mùa khô, chỉ có 0,32m3/s. Tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn là điểm tiếp giáp, là cầu nối giữa đồng bằng châu thổ sông Hồng với các tỉnh vùng núi phía Bắc (Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn). Thái Nguyên, Bắc Kạn có nhiều trục đường giao thông. Quốc lộ số 3 từ thủ đô Hà Nội, qua Gia Lâm, Yên Viên, Đông Anh, Sóc Sơn thuộc địa phận Hà Nội ngày nay, chạy suốt theo chiều dài tỉnh Thái Nguyên từ nam (cầu Đa Phúc - Phổ Yên) lên bắc (cầu Ổ Gà - Phú Lương) qua tỉnh Bắc Kạn lên Cao Bằng. Địa hình 2 bên Đường số 3 như sau: đoạn Ba Hàng (Phổ Yên - Thái Nguyên) là đồng ruộng bằng phẳng, có nhiều làng xóm tập trung hai bên đường. Từ Ba Hàng đến Bờ Đậu (Phú Lương - Thái Nguyên) chạy trên các sườn đồi thấp và xen kẽ đồng ruộng. Đoạn đường này Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 11 http://www.lrc-tnu.edu.vn qua các nơi đông dân cư: Thanh Xuyên - Ba Hàng - Phố Cò - thành phố Thái Nguyên - Quán Triều - Sơn Cẩm - Bờ Đậu. Đây là đoạn có nhiều đầu mối giao thông tập trung đi các nơi. Trên địa phận tỉnh Bắc Kạn, Quốc lộ số 3 chạy suốt từ phía nam cầu Ổ Gà (Phú Lương) qua huyện Chợ Mới, thị xã Bắc Kạn, Phủ Thông, Nà Phặc, Ngân Sơn, vượt qua đèo Giàng, đèo Gió của tỉnh Bắc Kạn lên Cao Bắc, Tài Hồ Sìn đến Nguyên Bình (Cao Bằng). Đường qua các địa hình núi cao, rừng rậm, ven sông, suối, nhiều nơi hiểm trở, có đoạn vượt qua vùng đồi núi trọc, trống trải. Trên Đường số 3 có nhiều đèo độ dốc lớn, từ 7 đến 15 km, như đèo Giàng, đèo Gió, đèo Cao Bắc, Tài Hồ Sìn. Trên đỉnh đèo thường có mây mù bao phủ quanh năm, về mùa hè ngày nắng ráo phải từ 8 đến 9 giờ mới tan sương. Về mùa đông xuân thì hầu như suốt ngày có sương mù, về mùa mưa thì hay bị sụt lở. Quốc lộ 1B từ cầu Gia Bẩy (thị xã, nay là thành phố Thái Nguyên) là đường trục nối liền hai tỉnh Thái Nguyên và Lạng Sơn, đến địa phận Đồng Đăng (Lạng Sơn) gặp Đường số 4. Quốc lộ 1B chạy qua địa hình kín đáo, có đoạn qua vùng núi đá với nhiều hang động đoạn từ Mỏ Gà đến La Hiên, Hoá Thượng, đi qua vùng núi cao rừng rậm kín đáo. Đoạn đường từ Đồng Bẩm đến cầu Gia Bảy là đồi trọc, đồng ruộng quang đãng, dân cư ở tập trung. Quốc lộ 19 từ Lưu Xá (Thái Nguyên) qua Hà Châu (Phú Bình) về Hiệp Hoà (Bắc Giang). Đường 13A bắt đầu từ Đường số 3 ở ngã ba Bờ Đậu (Phú Lương) qua Đại Từ, Đèo Khế sang Tuyên Quang gặp Đường số 2 từ Hà Nội lên. Đường chạy qua sườn đồi núi, xen kẽ đồng ruộng, rừng cây kín đáo và qua các vùng đông dân cư: Cù Vân - Hà Thượng - Hùng Sơn (thị trấn Đại Từ), Khuôn Ngàn, Phú Xuyên, Văn Lãng. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 12 http://www.lrc-tnu.edu.vn Thời Pháp thống trị Việt Nam, đường giao thông được chia làm 3 loại: - Đường thuộc địa: những tuyến đường quan trọng tầm quốc gia và xuyên quốc gia đi các nước Đông Dương thuộc Pháp (Indochine, francaise gồm Việt Nam, Lào và Campuchia). - Đường thuộc xứ (trong phạm vi Bắc, Trung, Nam và nối ba miền). - Đường xâm nhập (vào các vùng giàu tài nguyên) và các đường phụ thuộc khác Dưới thời Pháp thuộc, hệ thống đường sá của tỉnh Bắc Kạn, Thái Nguyên đa phần là đường đất, chỉ có một số quốc lộ được rải đá, mặt đường hẹp. Do hệ thống đường bộ được xây dựng vội vàng và hà tiện, không có chương trình quy hoạch đồng bộ, nên việc đi lại, vận chuyển vô cùng khó khăn, trở ngại. Khi thực dân Pháp bắt tay thực hiện chương trình khai thác thuộc địa, trên địa bàn Bắc Kạn, Thái Nguyên các tuyến đường vào các vùng kinh tế được mở rộng và nâng cấp. Hệ thống đường goòng, đường sắt được xây dựng. Thực dân Pháp xây dựng một đường goòng rộng 0m60 để chở than từ mỏ Giang Tiên về Quan Triều - Gia Bẩy. Từ đây, than được chuyển xuống xà lan và chở về xuôi. Ngoài các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ, trên địa bàn hai tỉnh có cả một hệ thống đường dân sinh nối liền giữa các thôn xóm, các xã. Đó là những con đường mòn, nhỏ hẹp len lỏi trong các làng bản, các khu rừng rậm rạp, thuận lợi cho hoạt động cách mạng trong thời kì trứng nước. Phương tiện vận tải đường bộ chủ yếu vẫn là những xe thô sơ do người đẩy, kéo hoặc do ngựa, bò, trâu kéo. Các loại xe nói trên đã được cải tiến: bánh cao su, trục thép, có ổ bi thép đo đó đẩy, kéo nhẹ hơn, nhanh hơn và bền hơn. Ngoài ra còn có xe đạp, một phương tiện dần dần được phát triển, sử dụng rộng rãi. Các loại xe ô tô vận tải hàng hoá, chở khách còn rất hạn chế. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 13 http://www.lrc-tnu.edu.vn 1.2. Giao thông vận tải hai tỉnh Bắc Kạn, Thái Nguyên từ sau Cách mạng tháng Tám đến trƣớc khi có chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ ( 1945 - trƣớc 9/1965) Sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, mạng lưới giao thông vận tải nước ta nói chung, tỉnh Bắc Kạn và Thái Nguyên nói riêng yếu kém về chất lượng, lạc hậu về trình độ và tiêu chuẩn kĩ thuật, hẫng hụt về đầu tư...Nói chung, năng lực giao thông vận tải của nước ta có nhiều khó khăn, hạn chế. Ngày 28/8/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kí Tuyên cáo của Chính phủ lâm thời Việt Nam dân chủ cộng hoà thành lập Bộ Giao thông công chính. Bộ Giao thông công chính là một trong 13 Bộ thuộc Chính phủ lâm thời sau khi Cách mạng tháng Tám thành công. Cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông công chính gồm có: Sở Thanh tra công chính, Sở Hoả xa TW, Sở Bưu điện TW.... Ở các tỉnh có Ty Giao thông công chính. Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội) Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời trịnh trọng đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Từ đó, cùng với nhân dân cả nước, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc hai tỉnh Bắc Kạn, Thái Nguyên bước vào thời kì xây dựng chế độ mới. Song, trong những ngày đầu sau khi giành được chính quyền, cùng với cả nước, nhân dân hai tỉnh Bắc Kạn, Thái Nguyên đã phải đương đầu với 3 thứ giặc (giặc ngoại xâm, giặc đói, giặc dốt) đầy nguy hiểm. Do vậy, vấn đề xây dựng, nâng cấp hệ thống đường giao thông vận tải chưa được đặt thành một nhiệm vụ cấp bách trước mắt. Nhiệm vụ số một của cách mạng Việt Nam lúc này là phải kháng chiến để bảo vệ thành quả Cách mạng tháng Tám. Từ đêm 19/12/1946, hưởng ứng chủ trương của Ban Thường vụ Trung ương Đảng và Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 14 http://www.lrc-tnu.edu.vn cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược đã bùng nổ trước tiên tại Hà Nội và sau đó lan nhanh khắp cả nước. Trên địa bàn Bắc Kạn, Thái Nguyên, từ ngày toàn quốc kháng chiến bùng nổ đến thượng tuần tháng 10/1947, chiến sự vẫn chưa lan tới.Vì vậy, Bắc Kạn, Thái Nguyên vẫn được coi là một vùng hậu phương an toàn, đồng bào các tỉnh Hà Đông, Hưng Yên, Hà Nội, Hải Phòng và các tỉnh khác tản cư lên ngày càng nhiều. Số đồng bào này cư trú rải rác ven Quốc lộ số 3 từ Phổ Yên đến Phủ Thông, tập trung nhất ở vùng Chợ Mới, thị xã Bắc Kạn. Việc tiếp nhận đồng bào tản cư, chăm lo đời sống và việc làm cho đồng bào là một trong những nhiệm vụ rất quan trọng của Đảng bộ và nhân dân hai tỉnh Bắc Kạn, Thái Nguyên. Uỷ ban tản cư, tiếp cư của tỉnh và các huyện, xã nhanh chóng được thành lập, có sự tham gia của các ngành, các giới, chủ yếu là Mặt trận Việt Minh. Cuối năm 1946, đầu năm 1947, các cơ quan, công xưởng từ Hà Nội và các đồng chí lãnh đạo Đảng, Chính phủ, Mặt trận, Bộ Quốc phòng (Trường Chinh, Tôn Đức Thắng, Nguyễn Lương Bằng, Phạm Văn Đồng, Hoàng Quốc Việt, Võ Nguyên Giáp), các cơ quan kinh tế, văn hoá giáo dục... lần lượt lên căn cứ địa Việt Bắc. Một số huyện thuộc hai tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn trở thành An toàn khu (ATK) của Trung ương trong kháng chiến chống thực dân Pháp. Nhận rõ vinh dự và trách nhiệm của một địa bàn chiến lược của Đảng và Chính phủ chọn làm căn cứ kháng chiến của cả nước, Tỉnh uỷ và nhân dân hai tỉnh Bắc Kạn, Thái Nguyên đoàn kết một lòng, sẵn sàng hi sinh hết thảy vì sự nghiệp giải phóng đất nước. Đồng bào Bắc Kạn, Thái Nguyên đã dành hàng vạn ngày công, ủng hộ hàng chục vạn cây tre, gỗ, nứa, hàng triệu tàu lá cọ để xây dựng nơi ở và làm việc của các cơ quan kháng chiến và kho tàng, xưởng máy. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 15 http://www.lrc-tnu.edu.vn Với đường lối chiến tranh nhân dân, nhằm "triệt để làm cho địch đói, khát, què, điếc, mù, câm, tiêu hao, mệt mỏi, chán nản", Đảng và Chính phủ chủ trương triệt để tiêu thổ kháng chiến. Cuối năm 1946, Ban phá hoại của hai tỉnh được thành lập. Đến đầu năm 1947, Ban phá hoại của các huyện, xã cũng lần lượt ra đời và đi vào hoạt động. Theo chủ trương của Tỉnh uỷ hai tỉnh Bắc Kạn, Thái Nguyên, công tác phá hoại sẽ được tiến hành ở những vùng trọng điểm, như thị xã, thị trấn, cầu, cống trên các tuyến đường giao thông. Để thực hiện công tác này, một cuộc tuyên truyền, vận động được tiến hành sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân. Đáp ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "phá cho rộng, phá cho sâu, phá cho bọn Pháp không lợi dụng được. Một nhát cuốc của đồng bào, cũng như một viên đạn của chiến sĩ bắn vào quân địch", nhân dân các dân tộc trong tỉnh tự tay mình phá nhà cửa, đình, chùa, nhà thờ, cầu cống, đường giao thông. Trên mặt Đường số 3, từ cầu Đa Phúc đến thị xã Thái Nguyên, lực lượng dân quân các huyện Phổ Yên, Đồng Hỷ, Phú Bình đã đào thành các hố chữ chi dày đặc, nhằm ngăn cản các cuộc hành quân, tấn công của địch. Trên tuyến Đường 13A, đoạn từ Bờ Đậu đi Đèo Khế và mặt đường từ thị trấn Hùng Sơn xuống xã Phúc Thuận (Phổ Yên), Ban phá hoại huyện đã huy động nhân dân ra đào các hố chữ chi và dựng các chướng ngại vật nhằm cản xe cơ giới và bước tiến công của địch. Phá hoại để cản bước tiến của giặc, nhưng phải đảm bảo giao thông của ta. Cái nghịch lí ấy đã được ngành giao thông vận tải Bắc Kạn, Thái Nguyên thực hiện đầy sáng tạo. Đường đào hố chữ chi, xe cơ giới của giặc không đi được nhưng xe thô sơ của ta vẫn đi lại bình thường. Ở những nơi có cầu cống chúng ta phá hỏng thì làm đường tránh, đường ngầm. Phương tiện qua sông là phà, bè mảng, cầu phao mà nguyên liệu chính là tre, luồng. Lực lượng chính Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 16 http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng