Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận văn thạc sĩ địa danh huyện chi lăng lạng sơn...

Tài liệu Luận văn thạc sĩ địa danh huyện chi lăng lạng sơn

.PDF
124
25
54

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NÔNG THÙY LINH ĐỊA DANH HUYỆN CHI LĂNG LẠNG SƠN LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM THÁI NGUYÊN - 2016 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NÔNG THÙY LINH ĐỊA DANH HUYỆN CHI LĂNG LẠNG SƠN Chuyên ngành: Ngôn Ngữ Việt Nam Mã số: 60.22.01.02 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Hà Quang Năng THÁI NGUYÊN - 2016 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả đưa ra trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nào. Thái Nguyên, ngày 14 tháng 04 năm 2016 Tác giả luận văn Nông Thùy Linh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN ihttp://www.lrc.tnu.edu.vn LỜI CẢM ƠN Em xin chân thành cảm ơn PGS.TS Hà Quang Năng, người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Em cũng xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, khoa Sau đại học, khoa Ngữ văn trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên và các thầy cô giáo đã tận tình chỉ bảo và giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu tại trường. Tôi xin được bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới gia đình, và những người chia sẻ, giúp đỡ, động viên, tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành được luận văn này. Thái Nguyên, ngày 14 tháng 04 năm 2016 Tác giả luận văn Nông Thùy Linh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN iihttp://www.lrc.tnu.edu.vn MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. ii MỤC LỤC ....................................................................................................... iii DANH MỤC BẢNG ....................................................................................... iv MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 1 2. Lịch sử nghiên cứu ........................................................................................ 2 3. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 6 4. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 6 5. Đối tượng là phạm vi nghiên cứu.................................................................. 6 6. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 7 7. Đóng góp của luận văn .................................................................................. 8 8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ...................................................... 8 9. Bố cục luận văn ............................................................................................. 9 Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN ........................................................................ 10 1.1.Những lí luận chung về địa danh và phức thể địa danh ............................ 10 1.1.1 Một số vấn đề về địa danh...................................................................... 10 1.1.2. Phức thể địa danh .................................................................................. 15 1.2. Khái quát về huyện Chi Lăng .................................................................. 18 1.2.1. Đặc điểm tự nhiên ................................................................................. 20 1.2.2. Đặc điểm kinh tế - văn hóa - xã hội ...................................................... 22 1.3. Nguyên tắc khảo sát, phân loại địa danh Chi Lăng.................................. 23 1.3.1. Nguyên tắc khảo sát .............................................................................. 23 1.3.2. Nguyên tắc phân loại địa danh Chi Lăng .............................................. 25 1.4. Kết quả thu thập và phân loại địa danh .................................................... 26 1.4.1. Kết quả thu thập địa danh ..................................................................... 26 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN iiihttp://www.lrc.tnu.edu.vn 1.4.2. Kết quả phân loại địa danh .................................................................... 27 1.5. Tiểu kết..................................................................................................... 28 Chương 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA DANH HUYỆN CHI LĂNG - TỈNH LẠNG SƠN TỪ PHƯƠNG DIỆN CẤU TRÚC ...................................................... 30 2.1. Nguồn gốc ngôn ngữ các địa danh Chi Lăng ........................................... 30 2.1.1. Địa danh có nguồn gốc Tày - Nùng ...................................................... 31 2.1.2. Địa danh có nguồn gốc Thuần Việt ...................................................... 32 2.1.3. Địa danh có nguồn gốc Hán Việt .......................................................... 32 2.1.4. Địa danh có yếu tố nước ngoài ............................................................. 32 2.1.5 Địa danh được định danh theo hình thức đánh số và chữ cái ................ 33 2.1.6 Địa danh được định theo tên người, các sự kiên lịch sử hay các cuộc di dân............................................................................................................... 33 2.2 Đặc điểm cấu tạo địa danh Chi Lăng ........................................................ 34 2.2.1 Mô hình phức thể địa danh huyện Chi Lăng.......................................... 35 2.2.2 Đặc điểm cấu tạo yếu tố chỉ loại trong địa danh Chi Lăng - Lạng Sơn . 36 2.2.3 Đặc điểm cấu tạo yếu tố định danh trong địa danh huyện Chi Lăng- Lạng Sơn................................................................................................................... 41 2.3 Tiểu kết ...................................................................................................... 57 Chương 3. ĐỊA DANH HUYỆN CHI LĂNG - TỈNH LẠNG SƠN TỪ PHƯƠNG DIỆN Ý NGHĨA ......................................................................... 60 3.1 Phân loại địa danh về mặt ý nghĩa ............................................................ 61 3.1.1 Địa danh mô tả ....................................................................................... 61 3.1.2 Địa danh kí hiệu ..................................................................................... 62 3.1.3 Địa danh đặt theo danh nhân .................................................................. 63 3.1.4 Địa danh thể hiện ước mơ ...................................................................... 63 3.2 Địa danh phản ánh đặc điểm tự nhiên của Huyện Chi Lăng và một số địa danh gắn với đời sống, lịch sử, văn hóa huyện Chi Lăng ............................... 64 3.2.1 Đặc điểm tự nhiên huyện Chi Lăng ....................................................... 64 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN ivhttp://www.lrc.tnu.edu.vn 3.2.2 Một số địa danh gắn với đời sống, lịch sử, văn hóa huyện Chi Lăng.... 66 3.3 Tiểu kết...................................................................................................... 77 KẾT LUẬN .................................................................................................... 78 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 82 PHỤ LỤC Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN vhttp://www.lrc.tnu.edu.vn DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Kết quả phân loại địa danh theo tiêu chí ........................................ 26 Bảng 1.2. Kết quả thu thập địa danh huyện Chi Lăng .................................... 27 Bảng 2.1. Bảng phân loại mô hình cấu tạo địa danh Chi Lăng - Lạng Sơn theo nguồn gốc ngôn ngữ Tày Nùng - Việt ............................................ 36 Bảng 2.2. Bảng thống kê yếu tố chỉ loại của nhóm địa danh tự nhiên huyện Chi Lăng - tỉnh Lạng Sơn được phân loại theo nguồn gốc ngôn ngữ .........38 Bảng 2.3. Bảng phân loại các yếu tố chỉ loại của nhóm các địa danh công trình xây dựng Chi Lăng Lạng Sơn theo yếu tố Việt .............................. 40 Bảng 2.4. Bảng thống kê Các yếu tố trong địa danh có tần số xuất hiện cao . 42 Bảng 2.5. Bảng phương thức cấu tạo mới....................................................... 53 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN ivhttp://www.lrc.tnu.edu.vn MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Địa danh, theo cách hiểu thông thường, là tên gọi của địa hình thiên nhiên, các công trình xây dựng, các đơn vị hành chính, các vùng lãnh thổ, là đối tượng nghiên cứu của nhiều lĩnh vực khoa học như lịch sử, địa lí, dân tộc học, văn hóa học, ngôn ngữ học. Đối với địa bàn sinh sống của các dân tộc, đia danh chính là những tên đất, tên rừng, tên sông , tên suối….. Địa danh là những nguồn sử liệu vô cùng quý giá góp phần xác định và làm rõ thêm nguồn gốc lịch sử, quá trình hình thành và phát triển tộc người của các dân tộc, thậm chí đến từng nhóm địa phương của tộc người. 1.2. Tìm hiểu về địa danh là mảng đề tài được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Địa danh không đơn thuần là tên gọi của một đối tượng cụ thể mà còn ẩn sau đó là những trầm tích lịch sử, văn hóa, những yếu tố thuộc về nếp sống, phong tục tập quán của mỗi vùng miền. Sự định hình, phát triển, trường tồn hay biến đổi và mất đi của một địa danh thường gắn với một lí do văn hóa hay sự kiện lịch sử nhất định. Chính vì vậy, nghiên cứu về địa danh không chỉ có ý nghĩa về măt ngôn ngữ học mà còn đem lại những nguồn dữ liệu dồi dào và có cơ sở cho nhiều ngành khoa học khác. 1.3. Chi Lăng vốn là địa bàn quần cư lâu đời của các dân tộc anh em cùng nhau chung sống. Đồng bào Tày, Nùng định cư sớm hơn, tạo dựng bản làng tập trung, ổn định theo nhiều dòng họ hay nhiều dòng họ bên những cánh đồng, bờ bãi, triền sông. Đồng bào các dân tộc anh em sống xen kẽ, rải rác ở các vùng đất mới khai khẩn trên triền hay dọc theo khe núi. Đồng bào Kinh sống tập trung chủ yếu ở thị trấn, ven các trục đường Quốc lộ và đường dân sinh. Mặc dù phong tục tập quán, ngôn ngữ và thời gian định cư sớm, muộn khác nhau, nhưng đồng bào các dân tộc Tày, Nùng, Kinh…ở Chi Lăng luôn nêu cao tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái, hiểu biết, tôn trọng và đùm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 1http://www.lrc.tnu.edu.vn bọc nhau. Mỗi khi có giặc ngoại xâm hay thiên tai đe dọa tàn phá, các dân tộc anh em đều nhất tề, đồng tâm đứng lên cùng chung sức đánh giặc, khắc phục thiên tai, bảo vệ làng xóm, quê hương, đoàn kết xây dựng cuộc sống. Đó là mạch nguồn văn hóa, đạo đức lẽ sống của đồng bào các dân tộc ở Chi Lăng Lịch sử Chi Lăng gắn liền với sự phát triển kinh tế - chính trị - văn hóa của các dân tộc Kinh, Tày, Nùng, Dao. Vì vậy địa danh nơi đây ghi lại những dấu ấn đậm nét của chế độ xã hội hình thành, các vị quan cai quản vùng đất này, dấu ấn của những lối sống cũng như văn hóa riêng biệt. Nghiên cứu địa danh Chi Lăng góp phần tìm hiểu cơ cấu tổ chức, phương thức sản xuất, thiết chế xã hội, và cũng như đời sống văn hóa vật chất và tinh thần của người dân địa phương thông qua các yếu tố địa danh. Việc nghiên cứu tổng thể về địa danh ở Chi Lăng sẽ đem lại những giá trị khoa học về ngôn ngữ, lịch sử, văn hóa ở địa phương nói riêng và Lạng Sơn nói chung. 1.4. Nghiên cứu hệ thống địa danh ở địa bàn cư trú của dân tộc Kinh sinh sống đã là công việc nên làm, thì vấn đề nghiên cứu địa danh ở các vùng dân tộc thiểu số sinh sống và sử dụng ngôn ngữ của họ để đặt tên địa danh lại càng là một công việc không nên bỏ qua. Hệ thống địa danh hành chính ở Chi Lăng - Lạng Sơn chủ yếu được đặt bằng tiếng Tày - Nùng. Hiện nay có một thực tế là nhiều người dân biết tiếng Tày - Nùng nhưng cũng không hiểu nghĩa của địa danh trong địa bàn họ cư trú. Đó là trường hợp các địa danh được đặt liên quan đến các tích cổ. Điều đó đã thôi thúc chúng tôi tìm hiểu vấn đề này. Mặt khác, việc nghiên cứu địa danh nơi đây còn góp phần tìm hiểu về ý nghĩa của các địa danh trong tiếng Tày - Nùng ở Chi Lăng - Lạng Sơn. Với mong muốn tìm hiểu một cách toàn diện hệ thống địa danh huyện Chi Lăng theo phương pháp nghiên cứu liên ngành để chỉ ra những đặc điểm. Cấu tạo, đặc điểm địa danh trong các định danh, cũng như chỉ ra các giá trị lịch sử, văn hóa kết tinh sau mỗi tên gọi, chúng tôi lựa chọn đề tài “ Địa danh huyện Chi Lăng - Lạng Sơn” cho luận văn thạc sĩ của mình 2. Lịch sử nghiên cứu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 2http://www.lrc.tnu.edu.vn 2.1. Vấn đề nghiên cứu địa danh trên thế giới Trên thế giới việc nghiên cứu địa danh đã có từ rất lâu. Ở Phương Đông, người ta lưu giữ các công trình địa danh ngay từ thời Đông Hán, khoảng năm 3292 sau công nguyên, Ban Cố đã ghi chép hơn 4000 địa danh. Thời Bắc Ngụy khoảng năm 380-535 sau công nguyên, tác phẩm “ Thủy Kinh Chú Sớ” của Lịch Đạo Nguyên đã ghi lại hơn 3 vạn dịa danh. Thao tác chủ yếu nghiên cứu địa danh giai đoạn này là ghi chép, sưu tập, tổng hợp, giải thích về cách đọc, một số địa danh đã được giải thích rõ nguồn gốc và ý nghĩa. Ở Phương Tây, bộ môn địa danh học chính thức ra đời vào cuối thế kỉ XIX. Năm 1972, J.J Eghi ( Thụy Sĩ) là người đầu tiên đưa các vấn đề về địa danh vào cuốn sách của mình “ Địa danh học”.Đến năm 1930, J.W Nagl (người Aó) cũng cho ra đời tác phẩm “ Địa danh học”. Bộ môn địa danh học từ đó được quan tâm sâu sắc. Đặc biệt là từ những năm 90 của thế kỉ XIX và những năm 20 của thế kỉ XX các Uỷ ban địa danh Thụy Điển (1902), Uỷ ban địa danh nước Anh (1919)…… Thời kì đầu các nhà nghiên cứu địa danh chỉ quan tâm nhiều đến việc khảo cứu nguồn gốc địa danh. Đầu thế kỉ XX, J. Gillénon (1854-1962) đã viết “ Atlat ngôn ngữ Pháp”, nghiên cứu địa danh theo hướng phát triển địa lí học. Năm 1926, A.Dauzat (người Pháp) đã viết cuốn “ Nguồn gốc và sự phát triển của địa danh”, đề xuất phương pháp địa lí học để nghiên cứu các lớp niên địa địa lí của địa danh. Ngày nay, bộ môn địa danh học nghiên cứu tổng hợp các nguyên lí cơ bản về địa danh: nguồn gốc, đặc điểm cấu tạo, quy luật phát triển và mối quan hệ giữa địa danh với lịch sử - địa lí, văn hóa. Địa danh học khu vực nghiên cứu hệ thống địa danh phản ánh điều kiện lịch sử - địa lí trong một khu vực; Địa danh, địa chí học nghiên cứu từng địa danh về cách đọc, cách viết, cách dịch, tiêu chuẩn hóa có mục đích thực tiễn. Ngoài ra, địa danh học còn vận dụng phương pháp phân tích bản đồ để nghiên cứu sự phân bố địa danh. Từ những năm 60 trở lại đây của thế kỉ XX, hàng loạt công trình nghiên cứu về địa danh ra đời, tiêu biểu nhất là các công trình nghiên cứu của các nhà Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 3http://www.lrc.tnu.edu.vn địa danh học Xô Viết như: “Những khuynh hướng nghiên cứu địa danh học” (1965) của E.M.Meraev; “Dẫn luận địa danh học” (1965) và “Từ điển địa danh bỏ túi” (1968) của V.A.Nhikonov; “Môn địa lí trong các tên gọi” (1979) của E.M.Muraaev; “Địa danh Matxcơva” (1982) của G.P.Xmolixkaja và M.V.Gorbanhexki. Trong các tác phẩm đó công trình “Địa danh là gì?” (1985) của A. Superanxkaja là tác phẩm quan trọng nhất. Tác phẩm đã tổng kết các tri thức của địa danh học như khái niệm, nhận diện, phân tích, phân loại địa danh. A.I.Popov (1964) đã đưa ra những nguyên tắc cơ bản của việc nghiên cứu địa danh, trong đó chú trọng nhất hai nguyên tắc chính là phải dựa vào tư liệu lịch sử của các ngành ngôn ngữ học, địa lí học, sử học. Còn tác giả I.A.Kapenco (1964) lại nghiên cứu địa danh học theo phương pháp đồng đại. N.V.Podonxkaja cho rằng khi phân tích, lí giải địa danh mang những thông tin gì cũng đều đóng góp cho việc nghiên cứu địa danh ngày càng đi sâu vào bản chất. Hàng loạt các công trình nghiên cứu địa danh trên thế giới đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Chẳng hạn tác phẩm “Les noms de lieux” (1965) của tác giả C.H.Rostaing đã nêu ra hai nguyên tắc nghiên cứu địa danh là phải tìm ra hình thức cổ của các từ cấu tạo địa danh và muốn biết từ nguyên của địa danh thì phải dựa trên kiến thức ngữ âm học địa phương. Tác phẩm đã bổ sung thêm cho vấn đề mà A.I.Popov đã nêu trước đó. Rất nhiều các tác phẩm nghiên cứu địa danh và nhiều cuốn từ điển địa danh cũng đã lần lượt xuất hiện ở Anh, Pháp, Hoa Kỳ, Đức, Trung Quốc Trong đó tiêu biểu là các công trình của Dauzat. A và Rostaing. 2.2. Vấn đề nghiên cứu địa danh ở Việt Nam Vấn đề nghiên cứu địa danh ở Việt Nam được quan tâm từ rất sớm và được ghi chép cẩn thận. Trong “Tiền Hán Thư”, “Địa lí chí” ,“Hậu Hán Thư”, “Tấn Thư” thời Bắc thuộc đã có đề cập đến địa danh ở Việt Nam. Tuy nhiên Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 4http://www.lrc.tnu.edu.vn đó là những công trình nghiên cứu của người Hán, phục vụ cho cuộc chiến tranh xâm lược nước ta. Việc nghiên cứu địa danh thời kì đầu ở Việt Nam chủ yếu đề cập ở góc độ địa lí - lịch sử, địa chí nhằm tìm hiểu đất nước, con người. Đến thế kỉ XV, các công trình nghiên cứu địa danh mới bắt đầu đi sâu tìm hiểu về nguồn gốc, ý nghĩa. Tiêu biểu là tác phẩm Dư địa chí của Nguyễn Trãi, Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú, Phủ biên tạp lục của Lê Quí Đôn, Phương Đình dư địa chí của Nguyễn Văn Siêu. Cùng với sự phát triển của ngôn ngữ học và bộ môn địa danh học trên thế giới, vấn đề nghiên cứu địa danh ở Việt Nam mới thật sự có nhiều đóng góp từ năm 1960 trở đi. Với bài nghiên cứu cách đây 40 năm, mối liên hệ về ngôn ngữ cổ đại ở Đông Nam Á qua một vài tên sông, Hoàng Thị Châu được coi như một trong những người cắm cột mốc đầu tiên nghiên cứu địa danh nhìn từ góc độ ngôn ngữ học . Những công trình của bà cũng nghiên cứu địa danh theo hướng này, chủ yếu đi sâu vào phương ngữ. Công trình nghiên cứu của Lê Trung Hoa được phát triển từ luận án phó tiến sĩ là chuyên khảo đầu tiên về địa danh ở một địa phương “Địa danh thành phố Hồ Chí Minh” (1991) đã đưa ra những vấn đề lí thuyết làm cơ sở cho sự phân tích và chỉ ra các đặc điểm về cấu tạo, nguồn gốc, ý nghĩa....của thành phố Hồ Chí Minh. Đến 1996, Nguyễn Kiên Trường với luận án PTS “Những đặc điểm chính địa danh Hải Phòng” đã bổ sung thêm những vấn đề lí thuyết mà Lê Trung Hoa đã đưa ra trước đó. Tiếp sau là luận án tiến sĩ của Từ Thu Mai với “Nghiên cứu địa danh Quảng Trị” (2004), Phan Xuân Đạm với “Địa danh Nghệ An” (2005)...Một loạt các luận văn thạc sĩ khảo sát địa danh ở nhiều địa phương đã được công bố. Những công trình này đều có những đóng góp đáng trân trọng khi tiếp cận vấn đề địa danh học dưới cách nhìn ngôn ngữ học. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 5http://www.lrc.tnu.edu.vn Ngoài ra còn một số công trình ra đời dưới dạng sách, từ điển, sổ tay như các công trình của Trần Thanh Tân, Đinh Xuân Vịnh...Các công trình này đều nghiên cứu một cách công phu nhưng nặng về tập hợp tư liệu, tính lí thuyết chưa cao. 2.3. Vấn đề nghiên cứu địa danh ở Chi Lăng - Lạng Sơn Việc nghiên cứu địa danh huyện Chi Lăng - Lạng Sơn dưới góc độ ngôn ngữ là một vấn đề còn mới mẻ. Hiện nay chưa có công trình nghiên cứu nào về địa danh huyện Chi Lăng - Lạng Sơn dưới góc độ ngôn ngữ học. Các công trình nghiên cứu như phong thổ, địa chí tỉnh Lạng Sơn, chủ yếu là giới thiệu tên địa danh và đi sâu vào lịch sử, địa lí,văn hóa các dân tộc sống ở vùng đất đó. Tóm lại, vấn đề nghiên cứu địa danh trên thế giới đã có từ rất lâu, vấn đề nghiên cứu này ở Việt Nam cũng đang dần được quan tâm, tìm hiểu sâu. Tuy nhiên các công trình nghiên cứu các địa danh bằng ngôn ngữ các dân tộc ít người còn chưa nhiều. 3. Mục đích nghiên cứu - Làm sáng tỏ mối quan hệ giữa địa danh và các lĩnh vực liên quan như: lịch sử, địa lí, dân tộc, văn hóa, truyền thuyết dân gian…. -Thông qua mối quan hệ giữa địa danh, luận văn nhằm phát hiện, khẳng định những giá trị lịch sử và văn hóa trên vùng đất Chi Lăng. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Luận văn thực hiện những nhiệm vụ cụ thể sau đây: - Tìm hiểu những vấn đề lí luận về địa danh có liên quan đến quá trình nghiên cứu. - Điền dã, khảo sát thực tế hệ thống địa danh huyện Chi Lăng - Thống kê, mô tả và phân tích cứ liệu để rút ra những nhận xét về mặt cấu tạo, phương thức địa danh, nguồn gốc ngôn ngữ và ý nghĩa của các yếu tố cấy tạo nên địa danh huyện Chi Lăng. - Từ nguồn ngữ liệu địa danh, giải mã các vấn đề về địa lí, lịch sử, văn hóa. 5. Đối tượng là phạm vi nghiên cứu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 6http://www.lrc.tnu.edu.vn 5.1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn lấy đối tượng nghiên cứu là các địa danh tự nhiên và nhân văn, hành chính và phi hành chính ở huyện Chi Lăng, kể cả những tên gọi đang được sử dụng hiện tại hay từng tồn tại trong quá khứ. 5.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của luận văn là địa danh huyện Chi Lăng - Lạng Sơn về các phương diện cấu tạo, nguồn gốc, phương thức địa danh. Luận văn tập trung nghiên cứu sâu một số địa danh nổi tiếng của huyện Chi Lăng - Lạng Sơn để làm rõ những đặc điểm ngữ nghĩa và đặc trưng ngôn ngữ - văn hóa và lịch sử thể hiện trong địa danh. 6. Phương pháp nghiên cứu 6.1. Phương pháp điền dã Chúng tôi sử dụng để thống kê, phương pháp này được sử dụng để thu thập địa danh đã điều tra trực tiếp cùng cộng tác viên. Để tổng hợp được nguồn thông tin đa dạng và đa chiều, qua khảo sát thực địa trực tiếp, kết hợp các nguồn ngữ liệu tồn tại trong dân gian như gia phả các dòng họ, các văn bản của trí thức địa phương, văn bản hành chính đang được lữu trữ tại UBND các xã, thị trấn, tài liệu chưa xuất bản của các nhà khoa học cũng là nguồn tư liệu quan trọng cho luận văn. 6.2. Phương pháp thống kê, phân loại Đây là phương pháp giúp chúng tôi tập hợp và phân loại các địa danh địa hình thiên nhiên, đơn vị dân cư và công trình nhân tạo trong huyện Chi Lăng tỉnh Lạng Sơn trên cơ sở thu thập địa danh qua các nguồn khác nhau. 6.3. Phương pháp miêu tả Thông qua phương pháp miêu tả địa danh về mặt nội dung và hình thức, chúng tôi rút ra được những nhận xát chân thực về đặc điểm các mặt cấu tạo của địa danh, phương thức định danh và những biểu hiện văn hóa của địa danh ở các loại hình khác nhau. 6.4. Phương pháp nghiên cứu liên ngành ngôn ngữ - lịch sử - văn hóa Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 7http://www.lrc.tnu.edu.vn Những kết quả đạt được của luận văn là tổng hợp các phương pháp nghiên cứu đặc trưng của ngôn ngữ học, dân tộc học, văn hóa học, văn học…. Từ những cách tiếp cận ấy chúng tôi sẽ cố gắng nêu bật những giá trị ngôn ngữ, văn hóa, lịch sử, xã hội, địa lí của huyện Chi Lăng, nhìn từ góc độ địa danh. 6.5. Phương pháp phân tích, tổng hợp - Từ những cứ liệu đã khảo sát cụ thể, chúng tôi từng bước tiến hành phân tích, tổng hợp, khái quát hóa thành những luận điểm, những đặc trưng và kết luận khoa học. - Thủ pháp thống kê, nhằm rút ra những nhận xét mang tính định tính thông qua những kết quả định hướng. 7. Đóng góp của luận văn - Thực hiện đề tài này, chúng tôi mong muốn sẽ đạt được những kết quả nghiên cứu có giá trị khoa học và thực tiễn, với những đóng góp cơ bản là: - Mô tả một cách hệ thống, khoa học về các lớp địa danh của huyện Chi Lăng trong mối liên quan mật thiết hữu cơ với các yếu tố lịch sử, văn hóa, địa lý của địa phương. - Góp phần làm tăng thêm những công trình nghiên cứu về địa danh ở Việt Nam, dưới góc độ ngôn ngữ học. - Là một mảng nghiên cứu trong đề án khoa học nghiên cứu tổng quan đặc điểm tự nhiên, lịch sử, văn hóa, kinh tế, xã hội huyện Chi Lăng, có những đóng góp những dự liệu tích cực, tạo điều kiện cho việc phát triển sách dư địa chí của địa phương. 8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Trước chúng tôi đã có một số công trình, luận án tìm hiểu địa danh Hải Phòng, Nghệ An, Quảng Trị, Thành phố Hồ Chí Minh, Ninh Bình, Bắc Giang, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Tây Nguyên, Cao Bằng, Điện Biên Phủ……nhưng địa danh huyện Chi Lăng - Lạng Sơn thì chưa Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 8http://www.lrc.tnu.edu.vn có công trình nghiên cứu nào. Luận văn tìm hiểu các địa danh huyện Chi Lăng - Lạng Sơn về các phương diện cấu tạo, ý nghĩa, nguồn gốc đồng thời luận văn cũng chỉ ra một vài đặc trưng ngôn ngữ - văn hóa trong mối quan hệ với lịch sử, địa lí, dân cư và ngôn ngữ được lưu giữ trong các địa danh. Vì vậy kết qủa nghiên cứu sẽ thúc đẩy việc phát triển của các bộ môn như địa danh học, ngôn ngữ học. Về mặt thực tiễn, đây có thể là tài liệu tham khảo hữu ích và rất cần thiết cho ngành địa phương học, cho ngành nghiên cứu lịch sử, văn hóa huyện Chi Lăng - Lạng Sơn. Đặc biệt đây sẽ là một tài liệu quan trọng cho những ai quan tâm đến việc xây dựng một cuốn từ điển địa danh huyện Chi Lăng - Lạng Sơn, hay dư địa chí huyện Chi Lăng - Lạng Sơn, đồng thời cũng là tư liệu phục vụ cho các công trình nghiên cứu văn hóa học nói chung. 9. Bố cục luận văn Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn gồm 3 chương: Chương 1. Cơ sở lí luận Chương 2. Địa danh huyện Chi Lăng - Lạng Sơn từ phương diện cấu trúc Chương 3. Địa đanh huyện Chi Lăng - Lạng Sơn từ phương diện ý nghĩa Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 9http://www.lrc.tnu.edu.vn Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.1.Những lí luận chung về địa danh và phức thể địa danh 1.1.1 Một số vấn đề về địa danh 1.1.1.1. Khái niệm Đặt tên là một thao tác ngôn ngữ nhằm xác định, hô gọi, phản ánh và khu biệt sự vật, hiện tượng, Kết quả của hành động đặt tên là các từ ngữ danh xưng ra đời với những dạng thức khác nhau: nhân danh ( tên người), tộc danh (tên tộc người), địa danh (tên các đối tượng địa lí)..... Thuật ngữ địa danh có nguồn gốc từ một tiếng Hy Lạp cổ là Toponima hay Topoma, nghĩa tiếng Việt là “tên gọi vị trí hay điểm địa lí”. Địa danh không chỉ mang nghĩa là “tên đất” như cách hiểu đơn thuần nếu chỉ dịch nghĩa chiết tự. Địa danh bao gồm tên gọi toàn bộ các đối tượng địa lí thuộc về tự nhiên (gò, đồi, sông, suối...), các đơn vị cư trú (làng, xóm, tỉnh, thành...), các công trình xây dựng tồn tại trên một không gian địa lí xác định ( đền, chùa, nhà máy, chợ, đường phố...). Tập hợp các địa danh tạo thành một lớp từ ngữ đặc biệt nằm trong hệ thống từ vựng của một ngôn ngữ. Địa danh chịu sự chi phối của những quy luật ngôn ngữ chung (như quy tắc phát âm), mang đặc trưng của một ngôn ngữ cụ thể (quy tắc ngữ pháp, đánh vần..), đồng thời có những quy tắc riêng trong cấu trúc nội tại của nó ( quy tắc cấu tạo địa danh, phương thức định danh). Địa danh là khái niệm quen thuộc, xong xoanh quanh khái niệm này vẫn còn nhiều các hiểu không hoàn toàn đồng nhất với nhau. Trong công trình nghiên cứu địa danh học nổi tiếng mang tên Địa danh là gì?, tác giả A.V. Superanxkaja xác định về địa danh: “Toàn bộ những tên gọi địa lí đôi khi còn có những tên gọi khác: danh mục (danh sách), bắt nguồn từ tiếng Latinh nomenclatura (ghi tên)” và “những địa điểm, mục tiêu địa lý Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 10http://www.lrc.tnu.edu.vn đó là những vật thể tự nhiên hay nhân tạo với sự định vị, xác định trên bề mặt trái đất, từ những vật thể lớn nhất ( các lục địa và đại dương) cho đến những vật thể nhỏ chất (những ngôi nhà, vườn cây đứng riêng rẽ) đều có tên gọi”. Mặt khác, tác giả cho rằng: “Con người ở tất cả các nước từ xưa ghi lại những đối tượng xung quanh nhờ các từ địa danh, đánh dấu các tên gọi địa lí bằng những từ. Do vậy, địa danh gần gũi với tên gọi đặt biệt của các khoa học khác: nhân danh học (cách gọi tên khác nhau của con người), động vật học (tên của các động vật” [dẫn theo 1, tr11]. Với những giới thuyết như vậy, có thể hiểu khái niệm địa danh theo quan niệm của A.V. Superanxkaja là “tên gọi các đối tượng địa lí khác nhau, địa hình trên bề mặt trái đất. Địa danh đánh dấu các trên gọi địa lí bằng các từ, Địa danh gần gũi với tên người , tên động vật” [1, tr11]. Các học giả Việt Nam, tiêu biểu là Đào Duy Anh, Hoàng Phê khi biên soạn Từ điển Tiếng Việt cũng đưa ra cách hiểu của mình về địa danh: “Địa danh là tên gọi các miền đất”, là “tên đất, tên địa phương”. Đây là những cách định nghĩa đơn giản, tối lược, chưa bao quát được đầy đủ nội hàm của khái niệm địa danh. Xuất phát từ góc độ ngôn ngữ, Lê Trung Hoa, Nguyễn Kiên Trường, Nguyễn Văn Âu đã lần lượt trình bày quan niệm về địa danh trong những công trình nghiên cứu của mình. Lê Trung Hoa, người có nhiều năm tâm huyết, tìm hiểu trong địa hạt Địa danh học Việt Nam dẫn ra khái niệm: “Địa danh là những từ hoặc ngữ cố định được dùng làm tên riêng của địa hình thiên nhiên, các công trình xây dựng, các đơn vị hành chính, các vùng lãnh thổ”[27, tr.21]. Nguyễn Kiên Trường thì xác định: “Địa danh là tên riêng chỉ các đối tượng địa lí tự nhiên và nhân văn có vị trí xác định trên bề mặt trái đất” [53, tr.16]. Tác giả Nguyễn Văn Âu cho rằng: “Địa danh là tên đất gồm: tên sông, núi, làng mạc… hay là tên các địa phương, các dân tộc” [5, tr.5]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 11http://www.lrc.tnu.edu.vn Trong các định nghĩa trên, định nghĩa của Lê Trung Hoa, Nguyễn Kiên Trường được nhiều người chấp nhận vì nó mang tính khái quát, bao trùm nội hàm và thể hiện khái niệm rõ nét. Tiếp thu và tổng hợp hai khái niệm này, chúng tôi đưa ra cách hiểu của mình về địa danh như sau: Địa danh là những từ hoặc ngữ cố định, được dùng làm tên của địa hình thiên nhiên, công trình xây dựng, đơn vị hành chính, vùng lãnh thổ có vị trí xác định trên bề mặt trái đất. 1.1.1.2. Vài nét về vấn đề nhận diện địa danh Nắm chắc khái niệm địa danh là công cu cơ bản để nhận diện địa danh, phân biệt nó với các hiện tượng, sự vật hay loại hình ngôn ngữ khác. Trong quá trình nhận diện và thu thập địa danh huyện Chi Lăng, chúng tôi dựa vào những luận điểm sau: Thứ nhất, trong ngôn ngữ ứng dụng, khái niệm địa danh sẽ được hiểu theo 2 nghĩa: - Nghĩa thứ nhất: địa danh là một đơn vị trừ vựng, chỉ tên gọi của đối tượng địa lí. (VD: Hang Gió) - Nghĩa thứ hai: địa danh là đối tượng địa lí được định danh ( VD: cụm từ “địa danh Hang Gió” Đối tượng nghiên cứu của đề tài là địa danh Chi Lăng hiểu theo nghĩa thứ nhất. Thứ hai, địa danh phải là những đơn vị địa lí có sự tồn tại thực tế trên một phạm vi lãnh thổ nhất định. Những công trình nhân tạo chỉ tồn tại trên giấy tờ pháp lí không được tính là địa danh. Thứ ba, địa danh phải là tên gọi được một cộng đồng quy ước, thừa nhận và sử dụng. Trên thực tế, có rất nhiều đối tượng địa lí không có tên. Khi cần gọi tên và phân biệt, mỗi người lại định danh theo cách riêng của mình, Những sản phẩm đó mang tính cá nhân, chỉ có giá trị đối với một hoặc rất ít người và cũng không được coi là địa danh. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 12http://www.lrc.tnu.edu.vn
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan