Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ (Luận văn thạc sĩ) Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp bằng vốn ngân sác...

Tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp bằng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn

.PDF
128
88
68

Mô tả:

(Luận văn thạc sĩ) Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp bằng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn(Luận văn thạc sĩ) Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp bằng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn(Luận văn thạc sĩ) Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp bằng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn(Luận văn thạc sĩ) Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp bằng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn(Luận văn thạc sĩ) Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp bằng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn(Luận văn thạc sĩ) Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp bằng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn(Luận văn thạc sĩ) Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp bằng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn(Luận văn thạc sĩ) Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp bằng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn(Luận văn thạc sĩ) Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp bằng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn(Luận văn thạc sĩ) Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp bằng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn(Luận văn thạc sĩ) Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp bằng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn(Luận văn thạc sĩ) Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp bằng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn(Luận văn thạc sĩ) Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp bằng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn(Luận văn thạc sĩ) Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp bằng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn(Luận văn thạc sĩ) Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp bằng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn(Luận văn thạc sĩ) Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp bằng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn(Luận văn thạc sĩ) Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp bằng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH NGUYỄN ĐÌNH TÂN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG NÔNG NGHIỆP BẰNG VỐN NSNN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG NGÀNH: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP THÁI NGUYÊN - 2019 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH NGUYỄN ĐÌNH TÂN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG NÔNG NGHIỆP BẰNG VỐN NSNN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN Ngành: Kinh tế nông nghiệp Mã số: 60.62.01.15 LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ THU THƯƠNG THÁI NGUYÊN – 2019 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi, với các số liệu và tài liệu trong luận văn là trung thực. Kết quả nghiên cứu chưa từng được công bố trong các công trình trước đó. Thái Nguyên, ngày tháng năm 2019 Tác giả Luận văn Nguyễn Đình Tân ii LỜI CẢM ƠN Tác giả xin trân trọng cảm ơn các Thầy, Cô giáo Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh, Khoa đào tạo sau Đại học đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tác giả trong quá trình học tập và nghiên cứu. Đặc biệt là cô giáo Tiến sĩ Nguyễn Thị Thu Thương, người đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình giúp đỡ tác giả trong suốt thời gian nghiên cứu để hoàn thành đề tài này. Tác giả cũng xin trân trọng cảm ơn UBND tỉnh Bắc Kạn, Sở kế hoạch và đầu tư Bắc Kạn, Sở Tài chính Bắc Kạn, Cục thống kê tỉnh Bắc Kạn, Thanh tra tỉnh Bắc Kạn, Ban quản lý dự án các ngành, Ban quản lý dự án các huyện, thị xã, các doanh nghiệp xây dựng và các đồng nghiệp đã quan tâm giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tác giả trong việc thu nhập thông tin, tài liệu trong quá trình thực hiện luận văn. Cuối cùng, tác giả xin cảm ơn gia đình, những người thân và bạn bè đã chia sẻ cùng tác giả những khó khăn, động viên và tạo mọi điều kiện cho tác giả trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Xin trân trọng cảm ơn! Thái Nguyên, ngày tháng năm 2019 Tác giả Luận văn Nguyễn Đình Tân iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................ ii MỤC LỤC ................................................................................................. iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ........................................................ vii DANH SÁCH CÁC BẢNG.................................................................... viii DANH SÁCH CÁC HÌNH........................................................................ x MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu ....................................................... 1 2. Tổng quan nghiên cứu ............................................................................. 2 2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................ 4 2.1 Mục tiêu nghiên cứu chung ................................................................... 4 2.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể ................................................................... 5 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................... 5 3.1 Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 5 3.2. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................. 5 5. Ý nghĩa của nghiên cứu........................................................................... 6 6. Kết cấu của Luận văn .............................................................................. 7 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CSHT NÔNG NGHIỆP BẰNG VỐN NSNN ...................... 8 1.1. Cơ sở lý luận về đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp bằng vốn NSNN .................................................................................................... 8 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp bằng vốn NSNN ............................................................... 8 1.1.2. Nội dung đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp bằng vốn NSNN ............................................................................................................. 15 1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp bằng vốn NSNN .................................................................................. 18 iv 1.2. Cơ sở thực tiễn về đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp bằng vốn NSNN ........................................................................................... 24 1.2.1. Kinh nghiệm về đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp bằng vốn NSNN của một số địa phương ..................................................... 24 1.2.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho tỉnh Bắc Kạn................................. 27 CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................. 28 2.1. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................ 28 2.2. Quy trình nghiên cứu ......................................................................... 28 2.3. Phương pháp thu thập dữ liệu ............................................................ 29 2.3.1. Thu thập dữ liệu thứ cấp ................................................................. 29 2.3.2. Thu thập dữ liệu sơ cấp ................................................................... 30 2.4. Phương pháp phân tích ....................................................................... 31 2.4.1. Phương pháp thống kê mô tả........................................................... 31 2.4.2. Phương pháp so sánh....................................................................... 32 2.4.3. Phương pháp phân tích dãy số theo thời gian ................................. 32 2.5. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu ....................................................... 32 2.5.1. Quy mô đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp ..................... 32 2.5.2. Cơ cấu vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp ................ 33 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG NÔNG NGHIỆP BẰNG VỐN NSNN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN ............................................................................... 34 3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ............................................................. 34 3.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên ........................................................... 34 3.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội .................................................................. 37 3.2 Phân tích thực trạng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp bằng nguồn vốn NSNN trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn...................................... 43 3.2.1 Quy mô đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp bằng vốn NSNN tỉnh Bắc Kạn........................................................................................ 43 v 3.2.2. Cơ cấu vốn đầu tư phát triển CSHT nông nghiệp từ nguồn vốn NSNN trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.................................................................... 45 3.2.3. Thực trạng đầu tư phát triển CSHT nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn theo từng lĩnh vực ........................................................................ 49 3.3. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp bằng vốn NSNN tỉnh Bắc Kạn ................................................ 63 3.3.1. Các nhân tố khách quan .................................................................. 63 3.3.2. Các nguyên nhân chủ quan ............................................................. 73 3.2.2.2 Huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng ....... 75 3.4. Đánh giá kết quả thực hiện đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp bằng vốn NSNN tỉnh Bắc Kạn ............................................................ 80 3.4.1. Đánh giá của các đối tượng về công tác đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp bằng vốn NSNN trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn ........... 80 3.4.2. Những kết quả đạt được .................................................................. 87 3.4.3. Hạn chế............................................................................................ 88 3.4.4. Nguyên nhân của hạn chế ............................................................... 88 CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CSHT NÔNG NGHIỆP BẰNG VỐN NSNN TỈNH BẮC KẠN ... 90 4.1. Mục tiêu và định hướng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp tỉnh Bắc Kạn đến năm 2023, tầm nhìn đến năm 2030 ........................ 90 4.1.1. Mục tiêu........................................................................................... 90 4.1.2. Định hướng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp tỉnh Bắc Kạn đến năm 2023, tầm nhìn đến năm 2030 .............................................. 91 4.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp bằng NSNN tỉnh Bắc Kạn ................................................................... 93 4.2.1. Nâng cao hiệu quả phân bổ vốn đầu tư ........................................... 93 4.2.2. Nâng cao hiệu quả thực hiện đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp .................................................................................................. 94 vi 4.2.3. Nâng cao hiệu quả các hoạt động giám sát, kiểm tra đánh giá kết quả đầu tư của các Chương trình/dự án ..................................................... 97 4.2.4. Tăng cường công tác bảo dưỡng, vận hành các công trình hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp ........................................................... 104 4.3. Kiến nghị .......................................................................................... 106 4.3.1. Về phía Nhà nước ......................................................................... 106 4.3.2. Về phía địa phương ....................................................................... 106 KẾT LUẬN ............................................................................................ 108 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................... 110 PHỤ LỤC ............................................................................................... 112 vii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Giải nghĩa CNH Công nghiệp hóa CSHT Cơ sở hạ tầng ĐTPT Đầu tư phát triển HĐH Hiện đại hóa KT - XH Kinh tế - xã hội NSNN Ngân sách Nhà nước SXKD Sản xuất kinh doanh SXNN Sản xuất nông nghiệp UBND Ủy ban nhân dân viii DANH SÁCH CÁC BẢNG Bảng 2.1: Cơ cấu mẫu nghiên cứu theo đối tượng điều tra ...................... 30 Bảng 2.2: Thang đánh giá và ý nghĩa........................................................ 31 Bảng 3.1: Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên phân theo giới tính và phân theo thành thị, nông thôn..................................................................... 37 Bảng 3.2: Quy mô vốn đầu tư phát triển CSHT nông nghiệp tỉnh Bắc Kạn ...................................................................................................... 43 Bảng 3.3: Đầu tư phát triển CSHT nông nghiệp tỉnh Bắc Kạn ................ 45 Bảng 3.4: Cơ cấu vốn đầu tư phát triển CSHT nông nghiệp từ nguồn ..... 47 vốn NSNN ................................................................................................. 47 Bảng 3.5: Vốn đầu tư phát triển CSHT nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn ...................................................................................................... 49 Bảng 3.6: Đầu tư CSHT lâm nghiệp từ nguồn vốn NSNN trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn ............................................................................................... 55 Bảng 3.7: Đầu tư cơ sở hạ tầng thủy lợi từ nguồn vốn NSNN trên địa bàn ....................................................................................................... 58 tỉnh Bắc Kạn .............................................................................................. 58 Bảng 3.8: Hiện trạng sử dụng đất đai tỉnh Bắc Kạn năm 2017 ................ 64 Bảng 3.9. Đánh giá của các đối tượng về yếu tố “Đất đai” ...................... 66 Bảng 3.10. Đánh giá của các đối tượng về yếu tố “Nguồn nhân lực” ...... 68 Bảng 3.11. Đánh giá của các đối tượng về yếu tố “vốn đầu tư” ............... 70 Bảng 3.12: Đánh giá của các đối tượng về yếu tố “Môi trường pháp lý và kinh tế” ................................................................................................ 72 Bảng 3.13: Đánh giá của các đối tượng đối với công tác quy hoạch........ 75 Bảng 3.14: Đánh giá của các đối tượng về công tác huy động nguồn lực cho ĐTPT CSHT nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn ........................ 76 Bảng 3.15: Đánh giá của các đối tượng về công tác tổ chức thực hiện đầu tư.......................................................................................................... 78 ix Bảng 3.16: Đánh giá của các đối tượng về Tổ chức vận hành, khai thác các công trình cơ sở hạ tầng ...................................................................... 79 Bảng 3. 17: Đánh giá của các đối tượng về công tác ĐTPT CSHT nông nghiệp từ nguồn vốn NSNN trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn ..................... 82 Bảng 3.18: Đánh giá của các đối tượng về công tác ĐTPT CSHT lâm nghiệp từ nguồn vốn NSNN trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn ................................. 84 Bảng 3.19: Đánh giá của các đối tượng về công tác ĐTPT CSHT thủy lợi từ nguồn vốn NSNN trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn ................................. 86 x DANH SÁCH CÁC HÌNH Hình 2.1. Quy trình nghiên cứu ................................................................ 29 Hình 3.1: Cơ cấu vốn đầu tư phát triển nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn ...................................................................................................... 50 Hình 3.2: Cơ cấu nguồn vốn đầu tư phát triển CSHT thủy lợi từ nguồn vốn NSNN tỉnh Bắc Kạn ............................................................................ 58 Hình 3.3: Đầu tư phát triển cho khoa học kỹ thuật tại tỉnh Bắc Kạn ........ 62 Hình 3.4: Đầu tư phát triển cho lĩnh vực khác phục vụ cho phát triển nông nghiệp .................................................................................................. 63 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Trong bối cảnh chung của nền kinh tế, khu vực nông nghiệp, bao gồm: nông, lâm, ngư nghiệp với gần 80% dân số, có vai trò hết sức quan trọng đối với kinh tế - xã hội của cả nước và những bước phát triển khá cao và ổn định. Từ một nền nông nghiệp tự cung tự cấp, thiếu lương thực đến nay đã phát triển thành một nền nông nghiệp hàng hóa, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, có tỷ suất hàng hóa ngày càng cao; một số mặt hàng xuất khẩu có thị phần khá lớn trong khu vực và thế giới như gạo, cao su, cà phê, hồ tiêu, hạt điều, thủy sản... Để đạt được những kết quả trên là sự nỗ lực cố gắng của các Nhà nước trong việc đầu tư, phát triển nông nghiệp. Theo Báo cáo của Chính phủ gửi các đại biểu Quốc hội về việc thực hiện chính sách đầu tư công cho nông nghiệp, nông thôn thời gian qua, Quốc hội và Chính phủ đã có nhiều chủ trương, chính sách ưu đãi đầu tư từ vốn ngân sách Nhà nước (NSNN) cũng như ưu đãi thu hút đầu tư xã hội vào khu vực nông nghiệp, nông thôn. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư công cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn đã được ban hành tương đối đầy đủ. Từ năm 2012 đến nay, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành các chính sách, giải pháp nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả đầu tư công cho nông nghiệp, nông thôn, bao gồm các chính sách khuyến khích phát triển, hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Về nguồn lực đầu tư, Chính phủ đã ưu tiên bố trí vốn đầu tư từ NSNN, trái phiếu Chính phủ và tăng cường huy động các nguồn vốn xã hội đầu tư cho phát triển nông nghiệp, nông thôn. Trong giai đoạn 2011 - 2015, tổng vốn đầu tư Nhà nước đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn đạt trên 610.959 tỷ đồng, tăng 1,83 lần so với 5 năm trước. Trong đó, đầu tư cho phát triển sản xuất nông lâm thủy sản khoảng 221.515 tỷ đồng, đầu tư cho phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, xóa đói, giảm nghèo ở nông thôn khoảng 389.444 tỷ đồng. Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước về phát triển nông 2 nghiệp, công tác đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp tỉnh Bắc Kạn đã được quan tâm chú trọng. Trong giai đoạn 2013 – 2017, tổng vốn NSNN đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn đạt 618,7 tỷ đồng. Trong đó, đầu tư cho cơ sở hạ tầng nông nghiệp bằng NSNN trong giai đoạn này đạt 524,6 tỷ đồng (Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Bắc Kạn, 2017). Riêng năm 2017, vốn đầu tư cho CSHT nông nghiệp của Tỉnh đạt 134,6 tỷ đồng (Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Bắc Kạn, 2017). Điều này đã góp phần làm cho hoạt động nông nghiệp của tỉnh ngày càng phát triển. Kết cấu hạ tầng kỹ thuật từng bước hiện đại hóa và hệ thống “Điện, đường, trường, trạm” ngày càng được đồng bộ hóa đã tạo tiền đề cho kinh tế xã hội của tỉnh ngày càng phát triển. Bên cạnh những kết quả đạt được trong công tác đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp tỉnh Bắc Kạn vẫn còn một số hạn chế. Các hạn chế phải kể đến như: nguồn vốn huy động cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp vẫn còn nhiều hạn chế, phân bổ vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp chưa phù hợp, chậm tiến độ, các công trình đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng còn kém chất lượng, thất thoát vốn...Điều này đã làm giảm đáng kể tác động, hiệu quả mang lại của hoạt động đầu tư cơ sở hạ tầng nông nghiệp đối với phát triển nông nghiệp và nông thôn trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn. Do đó, việc nghiên cứu vấn đề đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp như thế nào cho hiệu quả là vấn đề cấp thiết không những đối với tỉnh Bắc Kạn mà còn cần thiết đối với các địa phương trên cả nước. Do đó, tác giả đã lựa chọn đề tài “Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp bằng vốn NSNN trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn” làm Luận văn thạc sĩ của mình. 2. Tổng quan nghiên cứu Nguyễn Minh Tuấn (2008) với đề tài luận án tiến sĩ “Định hướng đổi mới đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp nước ta trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa” của trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Luận án đã hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp. Luận án đã đưa ra một số phương pháp đánh giá hiệu 3 quả kinh tế trong đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng của ngành chăn nuôi và trồng trọt, của ngành sản xuất và dịch vụ nông nghiệp. Trên cơ sở lý thuyết đưa ra, tác giả đi đánh thực trạng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp thời kỳ 1996 – 2005. Đánh giá những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế. Từ đó, tác giả đã đưa ra 8 nhóm giải pháp để đổi mới đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp từ nguồn vốn NSNN trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam. Trần Thanh Hải (2013) với luận văn thạc sĩ “Đổi mới đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp từ nguồn vốn NSNN ở tỉnh Thái Nguyên”. Luận văn đã hệ thống hóa được cơ sở lý thuyết về đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp từ nguồn ngân sách nhà nước. Xây dựng hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế trong ĐTPT CSHT phục vụ sản xuất nông nghiệp ở Thái Nguyên. Trên cơ sở đó, nghiên cứu đã phân tích thực trạng đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp thông qua phân tích quy mô và cơ cấu vốn ĐTPT CSHT phục vụ sản xuất nông nghiệp và phân tích thực trạng phát triển cho từng lĩnh vực. Từ đó, Luận văn đã đưa ra các nhóm giải pháp để đổi mới đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp từ nguồn vốn NSNN trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Trần Bửu Long (2015) với bài viết “Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp” được đăng trên tạp chí quản lý kinh tế, số 69 (8/2015). Bài viết khẳng định Cơ sở hạ tầng mang tính chất của loại hàng hóa công dịch vụ công, rất thiết yếu cho sự phát triển các ngành kinh tế và đời sống xã hội. Nhưng việc phát triển những hàng hóa, dịch vụ công này cần rất nhiều vốn đầu tư, khó có khả năng thu hồi vốn hoặc mức độ thu hồi vốn thấp, rủi ro cao. Vai trò số 1 của Nhà nước trong quá trình phát triển là bảo đảm hàng hóa công, dịch vụ công, cơ sở hạ tầng. Đối với hoạt động đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng (CSHT), nhà nước cỏ vai trò là Nhà quản lý, Nhà đầu tư (đầu tư công), Nhà cung ứng dịch vụ công, và là Người kiểm soát. Đầu tư vào CSHT có tác động rất lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội, tạo sự thay đổi tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, làm giảm chi phí cho hầu hết các ngành công 4 nghiệp và thương mại. Bài viết đã đi phân tích thực trạng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng ở Việt Nam giai đoạn 2005 – 2014 trên các lĩnh vực: Năng lượng; cung cấp nước, xử lý rác thải, nước thải; Giao thông vận tải, kho bãi; Thông tin và truyền thông; Thủy lợi. Trên cơ sở đó, bài viết đã đề xuất một số giải pháp tái cơ cấu và nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng tại Việt Nam. Hoàng Ngọc Hiệp (2016) với đề tài luận văn thạc sĩ “Tăng cường quản lý vốn NSNN cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp ở Thái Nguyên” của trường Đại học Thái Nguyên. Luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý thuyết và thực tiễn về quản lý vốn NSNN cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp. Tác giả đánh giá thực trạng quản lý vốn NSNN cho ĐTPT CSHT nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011 – 2015 thông qua các nội dung: (1) Chủ trương lập kế hoạch và ghi kế hoạch vốn chuẩn bị đầu tư; (2) Lập dự án/ công trình đầu tư; (3) Thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư; (4) Giai đoạn thực hiện đầu tư; (5) Giai đoạn kết thúc đầu tư, đưa dự án vào hoạt động. Trên cơ sở đó, tác giả đánh giá những kết quả đạt được, hạn chế nguyên nhân hạn chế và đưa ra 4 nhóm giải pháp nhằm tăng cường quản lý vốn NSNN cho đầu tư phát triển CSHT nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài cho thấy, các công trình nghiên cứu đã hệ thống hóa được cơ sở lý thuyết về đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp và đã đánh giá được thực trạng đầu tư phát triển CSHT nông nghiệp trên các địa bàn khác nhau. Trong nghiên cứu của mình, tác giả tiếp tục kế thừa cơ sở lý thuyết về ĐTPT CSHT nông nghiệp bằng nguồn vốn NSNN. Đi sâu vào phân tích thực trạng ĐTPT CSHT nông nghiệp bằng nguồn vốn NSNN trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn (Đây là tỉnh có đặc điểm riêng biệt so với các địa phương khác trong các nghiên cứu trước đây). Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất những giải pháp nhằm tăng cường ĐTPT CSHT nông nghiệp trên địa bàn tỉnh. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1 Mục tiêu nghiên cứu chung Luận văn tập trung phân tích thực trạng Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng 5 nông nghiệp bằng vốn NSNN trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, từ đó đánh giá những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế và đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp bằng vốn NSNN trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn. 2.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về cơ sở hạ tầng, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp - Phân tích thực trạng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp tại tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2013 – 2017. Đánh giá những kết quả đạt được, hạn chế nguyên nhân hạn chế. - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến công tác đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp bằng vốn NSNN trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp bằng vốn NSNN trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của Luận văn: công tác đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp tỉnh Bắc Kạn - Đối tượng khảo sát: Các cán bộ tại các Sở, phòng, ban có liên quan đến công tác đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp bằng vốn NSNN trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn. Mục đích nhằm thu thập những đánh giá, nhận xét, những khó khăn, thuận lợi trong công tác đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp bằng vốn NSNN tỉnh Bắc Kạn; Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp bằng vốn NSNN tỉnh Bắc Kạn. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: Nghiên cứu được thực hiện trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn 6 - Phạm vi thời gian: Nghiên cứu đánh giá thực trạng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp bằng vốn NSNN trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn 2013 – 2017. Đề xuất giải pháp cho giai đoạn 2018 – 2023 và tầm nhìn đến năm 2030. Thời gian tiến hành khảo sát các đối tượng từ tháng 4/2018 đến hết tháng 5/2018 - Phạm vi nội dung: Nghiên cứu tập trung phân tích đánh giá thực trạng dựa trên các nội dung đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp bằng vốn NSNN trên địa bàn tỉnh bao gồm: Quy mô đầu tư phát triển CSHT nông nghiệp, cơ cấu vốn đầu tư phát triển CSHT nông nghiệp và thực trạng đầu tư phát triển CSHT nông nghiệp theo các lĩnh vực cụ thể. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển CSHT bằng vốn NSNN trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn 5. Ý nghĩa của nghiên cứu - Về mặt lý thuyết, nghiên cứu bổ sung, hoàn thiện cơ sở lý thuyết về đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nông nghiêp bằng vốn NSNN đồng thời xây dựng được hệ thống các chỉ tiêu để đánh giá công tác đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp bằng vốn NSNN. - Về mặt thực tiễn: + Nghiên cứu tổng kết được các kinh nghiệm đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp nông nghiệp bằng vốn NSNN của các địa phương khác và rút ra những bài học kinh nghiệm cho tỉnh Bắc Kạn + Đưa ra được bức tranh tổng quát về thực trạng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp nông nghiệp bằng vốn NSNN tỉnh Bắc Kạn. Đánh giá được những kết quả đạt được, hạn chế nguyên nhân hạn chế. + Đề xuất một số giải pháp thiết thực, phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả công tác Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp nông nghiệp bằng vốn 7 NSNN của tỉnh Bắc Kạn. 6. Kết cấu của Luận văn Luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục các từ viết tắt, danh sách các Bảng, Hình, tài liệu tham khảo, mục lục có kết cấu gồm 4 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nông nghiêp bằng vốn ngân sách Nhà nước Chương 2: Phương pháp nghiên cứu Chương 3: Thực trạng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp bằng vốn NSNN tỉnh Bắc Kạn Chương 4: Giải pháp tăng cường đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp bằng vốn NSNN tỉnh Bắc Kạn 8 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CSHT NÔNG NGHIỆP BẰNG VỐN NSNN 1.1. Cơ sở lý luận về đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp bằng vốn NSNN 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp bằng vốn NSNN 1.1.1.1. Khái niệm Trong các hoạt động sản xuất vật chất nói chung cũng như sản xuất nông nghiệp nói riêng, tuy có một số đặc điểm khác nhau trong từng ngành sản xuất như: trồng lúa, chăn nuôi gia súc, chế biến,... nhưng bản chất của các hoạt động sản xuất này là sự kết hợp sức lao động của con người với tư liệu sản xuất theo một công nghệ nhất định nhằm tạo ra được sản phẩm phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của con người và xã hội. Trong tư liệu sản xuất có một bộ phận cũng tham gia vào quá trình này với tư cách là cơ sở, phương tiện chung hoặc làm nền tảng mà nhờ đó các hoạt động sản xuất và dịch vụ được thực hiện. Bộ phận này được hiểu là cơ sở hạ tầng. Khái niệm CSHT được sử dụng để chỉ ra là: “Toàn bộ những phương tiện hoặc cơ sở làm nền tảng là một bộ phận trong tư liệu sản xuất mà nhờ đó đã tham gia thúc đẩy vào quá trình sản xuất và dịch vụ được thuận lợi, mà thiếu nó thì các hoạt động sản xuất và dịch vụ trở nên khó khăn hoặc có thể không thực hiện được” (Từ Quang Phương, 2010). Cơ sở hạ tầng tương ứng cho mỗi loại hoạt động sản xuất, dịch vụ được phân chia thành CSHT chuyên dùng trong lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội. Nhưng cũng có CSHT đa năng có thể phục vụ cho nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau trên một phạm vi rộng lớn như những hệ thống hạ tầng, về giao thông vận tải, điện thông tin liên lạc, tài chính,… (Từ Quang Phương, 2010). ĐTPT CSHT cũng được hiểu là việc thiết lập một mối quan hệ gắn kết bên
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất