Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận văn thạc sĩ Chính sách marketing cho sản phẩm nước bổ dưỡng sâm ngọc linh t...

Tài liệu Luận văn thạc sĩ Chính sách marketing cho sản phẩm nước bổ dưỡng sâm ngọc linh tại công ty cổ phần thương mại dược - Sâm Ngọc Linh Quảng Nam

.PDF
110
582
102

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ÐÀO TẠO ÐẠI HỌC ÐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ HOÀI THANH CHÍNH SÁCH MARKETING CHO SẢN PHẨM NƯỚC BỔ DƯỠNG SÂM NGỌC LINH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI DƯỢC - SÂM NGỌC LINH QUẢNG NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH Đà Nẵng - Năm 2015 BỘ GIÁO DỤC VÀ ÐÀO TẠO ÐẠI HỌC ÐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ HOÀI THANH CHÍNH SÁCH MARKETING CHO SẢN PHẨM NƯỚC BỔ DƯỠNG SÂM NGỌC LINH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI DƯỢC - SÂM NGỌC LINH QUẢNG NAM Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số : 60.34.01.02 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH Người hướng dẫn khoa học : GS.TS Nguyễn Trường Sơn Đà Nẵng - Năm 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả Nguyễn Thị Hoài Thanh DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CDĐL : Chỉ dẫn địa lý GDP : Tổng sản phẩm trong nước GDP : Thực hành tốt phân phối thuốc. GLP : Hệ thống an toàn chất lượng phòng thí nghiệm GMP : Thực hành tốt sản xuất thuốc GSP : Thực hành tốt bảo quản thuốc GPP : Thực hành tốt quản lý nhà thuốc HACCP : Phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn KCS : Kiểm tra chất lượng OECD : Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế Quasapharco : Công ty Cổ phần Thương mại – Dược – Sâm Ngọc Linh Quảng Nam DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu Tên bảng Trang bảng 2.1 Tình hình nhân sự của công ty 37 2.2 Tình hình tài sản – nguồn vốn của công ty 38 2.3 Kết quả hoạt động kinh doanh qua các năm 39 2.4 Giá bán sản phẩm cho các đại lý bán sỉ và đại lý bán lẻ 47 2.5 Mức chiết khấu trên hóa đơn cho các sản phẩm từ Sâm 48 Ngọc Linh 2.6 Tình hình tiêu thụ sản phẩm tại một số tỉnh, thành phố 50 2.7 Doanh thu tiêu thụ theo kênh phân phối 51 2.8 Chi phí các hoạt động truyền thông – cổ động của công ty 54 3.1 Mô tả sản phẩm của đối thủ cạnh tranh 61 3.2 Phân tích ma trận SWOT 64 3.3 Đánh giá các phân đoạn theo tiêu thức địa lý 67 3.4 Đánh giá phân đoạn theo trình độ học vấn 68 3.5 Phân đoạn thị trường sản phẩm nước bổ dưỡng Sâm 68 Ngọc Linh 3.6 Đặc điểm các phân đoạn thị trường 69 3.7 Đánh giá các phân đoạn thị trường 70 3.8 Danh mục bổ sung một số sản phẩm nước bổ dưỡng Sâm 74 Ngọc Linh 3.9 Mức chiết khấu thanh toán dự kiến 80 3.10 Mức chiết khấu theo số lượng hàng bán 80 3.11 Dự kiến ngân sách truyền thông – cổ động hàng năm 92 DANH MỤC CÁC HÌNH Số hiệu Tên hình Trang hình 1.1 Mô hình phân phối kênh cấp không 26 1.2 Mô hình phân phối kênh một cấp 27 1.3 Mô hình phân phối kênh hai cấp 27 1.4 Mô hình phân phối kênh ba cấp 27 2.1 Sơ đồ bộ máy quản lý của Quasapharco 34 2.2 Mẫu bao bì cũ sản phẩm nước bổ dưỡng Sâm Ngọc Linh 45 2.3 Mẫu bao bì mới sản phẩm nước bổ dưỡng Sâm Ngọc 45 Linh 2.4 Kênh phân phối trực tiếp 50 2.5 Kênh phân phối gián tiếp 51 3.1 Logo của công ty 77 MỤC LỤC MỞ ĐẦU.................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài........................................................................ 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................. 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................ 2 4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 2 5. Bố cục đề tài ......................................................................................... 2 6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu .............................................................. 3 CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH MARKETING ................................................7 1.1. TỔNG QUAN VỀ MARKETING....................................................7 1.1.1. Khái niệm về Marketing................................................................. 7 1.1.2. Vai trò của Marketing .................................................................... 9 1.1.3. Chức năng của Marketing .............................................................. 9 1.2. TIẾN TRÌNH XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH MARKETING ........ 11 1.2.1. Xác định mục tiêu Marketing....................................................... 11 1.2.2. Phân tích môi trường Marketing .................................................. 11 1.2.3. Phân đoạn thị trường, lựa chọn thị trường mục tiêu và định vị thị trường ...................................................................................................... 15 1.2.4. Xây dựng chính sách Marketing trong doanh nghiệp .................. 20 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ...................................................................... 31 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH MARKETING CHO SẢN PHẨM NƯỚC BỔ DƯỠNG SÂM NGỌC LINH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI – DƯỢC – SÂM NGỌC LINH QUẢNG NAM ... 32 2.1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY ................................... 32 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển................................................ 32 2.1.2. Lĩnh vực hoạt động của công ty ................................................... 33 2.1.3. Cơ cấu tổ chức của công ty .......................................................... 33 2.1.4. Nguồn lực của công ty ................................................................. 36 2.1.5. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty.................................. 39 2.2. PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM VỀ SẢN PHẨM VÀ ĐẶC ĐIỂM NGƯỜI TIÊU DÙNG SẢN PHẨM NƯỚC BỔ DƯỠNG SÂM NGỌC LINH...................................................................................................... 41 2.2.1. Đặc điểm của sản phẩm nước bổ dưỡng Sâm Ngọc Linh............ 41 2.2.2. Phân tích đặc điểm của sản phẩm nước bổ dưỡng Sâm Ngọc Linh có tác động đến chính sách marketing .................................................... 42 2.3. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH MARKETING TẠI CÔNG TY.............................................................................................. 43 2.3.1. Công tác nghiên cứu thị trường.................................................... 43 2.3.2. Chính sách Marketing cho sản phẩm ........................................... 43 2.3.3. Đánh giá chung về chính sách Marketing tại công ty.................. 54 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ...................................................................... 56 CHƯƠNG 3. XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH MARKETING CHO SẢN PHẨM NƯỚC BỔ DƯỠNG SÂM NGỌC LINH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI – DƯỢC – SÂM NGỌC LINH QUẢNG NAM ... 57 3.1. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY GIAI ĐOẠN 2014 – 2016 ............................................................................................................57 3.1.1. Mục tiêu chung............................................................................. 57 3.1.2. Mục tiêu Marketing...................................................................... 57 3.2. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG MARKETING CỦA CÔNG TY .... 58 3.2.1. Phân tích môi trường vĩ mô.......................................................... 58 3.2.2. Phân tích môi trường vi mô.......................................................... 61 3.2.3. Tổng hợp các yếu tố tác động đến hoạt động Marketing của công ty ...................................................................................................... 63 3.3. PHÂN ĐOẠN THỊ TRƯỜNG, LỰA CHỌN THỊ TRƯỜNG MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH VỊ SẢN PHẨM .......................................................... 65 3.3.1. Phân đoạn thị trường .................................................................... 65 3.3.2. Đánh giá các phân đoạn thị trường .............................................. 66 3.3.3. Lựa chọn thị trường mục tiêu....................................................... 70 3.3.4. Đặc điểm khách hàng mục tiêu .................................................... 71 3.3.5. Định vị sản phẩm trên thị trường ................................................. 71 3.4. XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH MARKETING CHO SẢN PHẨM NƯỚC BỔ DƯỠNG SÂM NGỌC LINH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI – DƯỢC – SÂM NGỌC LINH QUẢNG NAM ......... 72 3.4.1. Chính sách sản phẩm.................................................................... 72 3.4.2. Chính sách giá .............................................................................. 79 3.4.3. Chính sách phân phối ................................................................... 81 3.4.4. Chính sách truyền thông – cổ động.............................................. 85 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ...................................................................... 94 KẾT LUẬN........................................................................................... 95 TÀI LIỆU THAM KHẢO QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (Bản sao) PHỤ LỤC 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngày nay, hầu hết mọi người đều quan tâm đến vấn đề sức khỏe, để đáp ứng cho nhu cầu này trên thị trường đã có rất nhiều loại thực phẩm chức năng hoặc các loại nước bổ sung dưỡng chất cho cơ thể. Với tình hình cạnh tranh ngày càng gay gắt như vậy, các doanh nghiệp luôn nỗ lực thực hiện những biện pháp về chính sách sản phẩm, cắt giảm giá bán, tăng cường quảng cáo, khuyến mãi, quan hệ công chúng để người tiêu dùng biết đến nhiều hơn. Trước những cơ hội và thách thức, để có thể tồn tại và phát triển, thì việc áp dụng một chính sách Marketing phù hợp với những thay đổi của thị trường sẽ giúp doanh nghiệp có thể tận dụng được các cơ hội, giảm thiểu những rủi ro trong hoạt động kinh doanh. Mỗi doanh nghiệp sẽ có những mục tiêu Marketing khác nhau cho sản phẩm của mình, về khối lượng và thị phần của sản phẩm cũng như về mức độ ảnh hưởng của thương hiệu đối với người tiêu dùng. Vai trò của chính sách Marketing nói chung đã không còn mới mẻ nữa nhưng thực hiện nó như thế nào để có hiệu quả nhất lại là mối trăn trở quan tâm của các nhà quản trị kinh doanh. Nhận thức được tầm quan trọng của Marketing trong việc thúc đẩy sự phát triển của công ty, công ty Cổ phần Thương Mại - Dược - Sâm Ngọc Linh Quảng Nam đã chú trọng đến công tác này. Tuy nhiên, sản phẩm nước bổ dưỡng Sâm Ngọc Linh lại là một sản phẩm mới trên thị trường nên trong thời gian qua chính sách Marketing của công ty chưa được quan tâm một cách đúng mức, cách tổ chức còn rời rạc, không được cụ thể, rõ ràng và mang tính dài hạn cho sản phẩm, chưa mang tính chuyên môn sâu và cao. Xuất phát từ thực tiễn trên, tôi chọn đề tài “Chính sách Marketing cho sản phẩm nước bổ dưỡng Sâm Ngọc Linh tại Công ty Cổ phần Thương Mại - Dược - Sâm Ngọc Linh Quảng Nam” làm đề tài nghiên cứu luận văn của mình, với mục 2 đích gia tăng khách hàng mục tiêu và tối đa hóa lợi ích cho khách hàng và lợi nhuận của công ty thông qua việc tìm kiếm, hệ thống các giải pháp, chính sách dựa trên nền tảng lý thuyết Marketing hiện đại, góp phần tạo nên lợi thế cạnh tranh bền vững cho công ty trong thời gian tới. 2. Mục tiêu nghiên cứu Hệ thống hóa những nghiên cứu lý luận cơ bản về Marketing, chính sách Marketing trong doanh nghiệp. Phân tích thực trạng về chính sách Marketing cho sản phẩm nước bổ dưỡng Sâm Ngọc Linh tại Công ty. Đề ra chính sách Marketing phù hợp. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Các vấn đề có liên quan đến chính sách Marketing cho sản phẩm nước bổ dưỡng Sâm Ngọc Linh trong hiện tại và tương lai của Công ty Cổ phần Thương Mại - Dược - Sâm Ngọc Linh Quảng Nam. Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu thực trạng hoạt động Marketing của Công ty Cổ phần Thương Mại - Dược - Sâm Ngọc Linh Quảng Nam từ năm 2011 – 2013. 4. Phương pháp nghiên cứu Sử dụng phương pháp phân tích, thống kê, so sánh, tổng hợp; kết hợp nghiên cứu lý luận với tổng kết thực tiễn và phương pháp thu thập số liệu thứ cấp. 5. Bố cục đề tài Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương, cụ thể như sau: Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về xây dựng chính sách Marketing trong doanh nghiệp. 3 Chương 2: Thực trạng chính sách Marketing cho sản phẩm nước bổ dưỡng Sâm Ngọc Linh tại Công ty Cổ phần Thương Mại - Dược - Sâm Ngọc Linh Quảng Nam. Chương 3: Xây dựng chính sách Marketing cho sản phẩm nước bổ dưỡng Sâm Ngọc Linh tại Công ty Cổ phần Thương Mại - Dược - Sâm Ngọc Linh Quảng Nam. 6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu Liên quan đến vấn đề chính sách Marketing cho một sản phẩm, đã có nhiều công trình nghiên cứu, luận văn thạc sỹ, các giáo trình đề cập đến, đây là nguồn tài liệu quý báo giúp tôi hoàn thành đề tài của mình. Ngoài ra khi thực hiện đề tài này, tác giả có sử dụng nhiều nguồn tư liệu khác nhau để tham khảo như: + Bài báo “Tình hình trồng trọt – phát triển cây Sâm Việt Nam và một số kết quả nghiên cứu về cây Sâm trồng” của tác giả Đặng Ngọc Phái, Nguyễn Như Chính, Nguyễn Minh Đức, Trần Thị Vy Cầm, Lê Thế Trung, Nguyễn Minh Cang đăng trên tờ Nghiên cứu Y học, Tập 6, Phụ bản số 1, năm 2002. Tác giả đã tổng quát được tình hình trồng trọt cây Sâm tại trại Dược liệu Trà Linh và một số kết quả nghiên cứu bước đầu về thành phần, cấu tạo, tác dụng của cây Sâm Ngọc Linh. + Bài báo “Khảo sát sự hiểu biết về thực phẩm chức năng của người bán, người tiêu dùng và định hướng việc quản lý thông tin quảng cáo” của tác giả Phạm Đình Luyến, Đỗ Quang Dương đăng trên tờ Y học Thành phố Hồ Chí Minh, tập 14, số 4, năm 2010. Tác giả đã nêu lên được sự hiểu biết chung và nguyên nhân người tiêu dùng thiếu hiểu biết về Thực phẩm chức năng, thống kê nguồn cung cấp thông tin khi mua sản phẩm, các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua và khảo sát thị hiếu mua thực phẩm chức năng của người tiêu dùng. 4 + “Chiến lược phát triển thực phẩm chức năng giai đoạn 2013-2020 và tầm nhìn 2030” của Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam, năm 2013. Tài liệu đã nêu lên được tổng quan về tình hình thị trường thực phẩm chức năng ở Việt Nam từ năm 2000 – 2012, chiến lược phát triển thực phẩm chức năng giai đoạn 2013 – 2020 và các giải pháp thực hiện về nguồn nguyên vật liệu, nghiên cứu và sản xuất sản phẩm, kiểm soát lưu thông phân phối trên thị trường. + Đề án “Quy hoạch bảo tồn và phát triển cây Sâm Ngọc Linh trên địa bàn huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2014 – 2020” của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Quảng Nam, năm 2015. Đề án đã nêu lên được thực trạng phân bố, đặc điểm và vai trò của cây Sâm Ngọc Linh tại tỉnh Quảng Nam, thực trạng bảo tồn và phát triển của cây Sâm trong thời gian qua. Đề án cũng nêu lên quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ quy hoạch bảo tồn và phát triển cây Sâm, các giải pháp thực hiện quy hoạch trong thời gian sắp tới. + Philip Kotler (2009), “Quản trị Marketing”, NXB Lao động Xã hội. Tác giả đã trình bày được các vấn đề cơ bản về quản trị Marketing, phân tích môi trường Marketing bao gồm môi trường vi mô, môi trường vĩ mô, môi trường ngành, phân tích thị trường người tiêu dùng và hành vi của người mua, dự báo thị trường để rút ra các cơ hội và đe dọa cho doanh nghiệp, từ đó tiến hành phân khúc thị trường, xác định thị trường mục tiêu. Tác giả đã đề cập rất rõ cách thức áp dụng từng yếu tố trong Marketing – mix về sản phẩm, giá cả, phân phối và khuyến mãi trong doanh nghiệp và cách thức công ty tổ chức, thực hiện và kiểm tra các nỗ lực Marketing. + PGS.TS Lê thế Giới – TS. Nguyễn Xuân Lãn (2012), “Quản trị Marketing - Định hướng giá trị”, NXB Lao động Xã hội. Tác giả đã làm sáng tỏ các nguyên lý và nền tảng của Marketing định hướng giá trị và các yêu cầu 5 của Quản trị Marketing theo cách tiếp cận giá trị, phân tích và đánh giá môi trường, trình bày các quyết định quản trị Marketing thông qua việc phân đoạn thị trường, lựa chọn thị trường mục tiêu. Tác giả cũng đã tập trung làm rõ cách thức cụ thể để tạo ra giá trị cho khách hàng và doanh nghiệp thông qua việc triển khai phát triển các sản phẩm, định giá, chuỗi cung ứng và kênh phân phối, truyền thông đến công chúng. + TS. Phan Thăng (2007), “Marketing căn bản”, NXB Thống Kê. Tác giả đã nêu ra đầy đủ các khái niệm về Marketing, phân tích môi trường Marketing, phân khúc thị trường và lựa chọn thị trường mục tiêu, hành vi và mô hình hành vi của khách hàng, marketing về sản phẩm, giá cả, phân phối lưu thông và khuyến mãi. Tuy nhiên, một số phân tích chưa đi sâu và cụ thể vào vấn đề. + Nguyễn Đình Thọ - Nguyễn Mai Trang (2008), “Nguyên lý Marketing”, NXB ĐHQG TP.HCM. Tác giả đã giới thiệu cụ thể sự ra đời và phát triển của Marketing, các khái niệm về Marketing, trình bày các nội dung cơ bản của Marketing và quy trình của nó. Tác giả đã phân tích khá rõ về công tác nghiên cứu thị trường, tuy nhiên tác giả vẫn chưa đi sâu vào phân tích và làm rõ các chính sách về sản phẩm, giá, phân phối và truyền thông cổ động một cách rõ ràng. + Đề tài “Chính sách Marketing sản phẩm đường tại Công ty Cổ phần đường Kontum” của tác giả Hàn Phi Hải thuộc Đại học Đà Nẵng. Trong đề tài tác giả đã khái quát được các đặc điểm về sản phẩm đường, nghiên cứu và vận dụng các cơ sở lý thuyết về chính sách Marketing vào thực trạng hoạt động Marketing tại công ty từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp nhằm hoàn thiện chính sách Marketing sản phẩm đường của công ty và giúp công ty nâng cao khả năng cạnh tranh, phát triển bền vững. Tuy nhiên, trong phần thực trạng tại công ty đề tài vẫn chưa nêu rõ công tác nghiên cứu thị trường hiện 6 nay tại công ty và phân tích phân đoạn thị trường, điều này ảnh hưởng đến việc xây dựng chính sách Marketing phù hợp. + Đề tài “Hoàn thiện chính sách Marketing cho sản phẩm phân bón NPK tại Công ty cổ phần phân bón và dịch vụ tổng hợp Bình Định” của tác giả Trần Anh Tuấn thuộc Đại học Đà Nẵng. Đề tài đã nghiên cứu, hệ thống hóa được các vấn đề cơ sở lý luận về xây dựng chính sách Marketing trong kinh doanh. Đồng thời đề tài đã phân tích, đánh giá thực trạng các chính sách Marketing cho sản phẩm phân bón NPK và nêu lên những hạn chế cần được khắc phục trong thời gian đến, trên cơ sở phân tích điều kiện thực tiễn của thị trường phân bón Việt Nam, đề tài đã đưa ra các giải pháp về xây dựng hoàn thiện các chính sách Marketing cho sản phẩm phân bón NPK. Tuy nhiên khi phân tích các môi trường vi mô và vĩ mô đề tài chưa tổng hợp các yếu tố tác động đến hoạt động Marketing điều này gây khó khăn trong việc xây dựng chính sách Marketing. Từ những tài liệu trên, các tác giả đã phân tích được các vấn đề cơ bản của cơ sở lý thuyết về chính sách Marketing. Tuy nhiên, vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu về thực trạng hoạt động Marketing tại doanh nghiệp một cách có hệ thống và đầy đủ. Vì vậy, tác giả lựa chọn đề tài “Chính sách Marketing cho sản phẩm nước bổ dưỡng Sâm Ngọc Linh tại Công ty Cổ phần Thương Mại - Dược - Sâm Ngọc Linh Quảng Nam” để đi sâu nghiên cứu, phân tích, đánh giá đầy đủ hơn hoạt động Marketing tại doanh nghiệp và đồng thời nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo dựng một hệ thống Marketing hoàn chỉnh cho doanh nghiệp. 7 CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH MARKETING 1.1. TỔNG QUAN VỀ MARKETING 1.1.1. Khái niệm về Marketing “Marketing là gì?” là một câu hỏi có rất nhiều câu trả lời nhưng khó có câu trả lời nào có thể bao quát tất cả các khía cạnh mà Marketing đề cập. Một định nghĩa đang được nhiều người biết đến hiện nay đó là: “Marketing là một tiến trình quản lý mang tính xã hội, nhờ đó mà các cá nhân và tập thể có được những gì mà họ cần và mong muốn thông qua việc tạo ra, trao đổi những sản phẩm có giá trị với những người khác” [3, tr. 25] Khái niệm Marketing này đòi hỏi chúng ta phải quan tâm tìm hiểu một số khái niệm sau có liên quan để hiểu rõ khái niệm này: Nhu cầu: là cảm giác thiếu hụt một cái gì đó mà con người cảm nhận được như thực phẩm, quần áo, sự ấm áp, an toàn, tình cảm, sự tự thể hiện … Những nhu cầu này không được tạo ra bởi những người làm Marketing, chúng là một phần cơ bản của con người. Mong muốn: là một nhu cầu có dạng đặc thù, tương ứng với trình độ văn hóa và nhân cách của cá thể. Mong muốn của con người không ngừng phát triển và được định hình bởi các điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội... như trường học; nhà thờ, chùa chiền; gia đình, tập thể và các doanh nghiệp kinh doanh. Mong muốn đa dạng hơn nhu cầu rất nhiều. Một nhu cầu có thể có nhiều mong muốn. Các doanh nghiệp thông qua hoạt động marketing có thể đáp ứng các mong muốn của khách hàng để thực hiện mục tiêu của mình. Trao đổi: là hành vi nhận từ một người nào đó thứ mà mình muốn và đưa lại cho người đó một thứ gì đó. Để thực hiện trao đổi tự nguyện cần tuân thủ 5 điều kiện sau: [3, tr.28] 8 - Tối thiểu phải có hai bên. - Mỗi bên phải có một cái gì đó có thể có giá trị đối với bên kia. - Mỗi bên đều phải có khả năng giao dịch và vận chuyển hàng hóa của mình. - Mỗi bên phải hoàn toàn được tự do chấp nhận hay khước từ đề nghị của bên kia. - Mỗi bên đều phải nhận thấy là nên hay muốn giao dịch với bên kia. Cùng với sự phát triển chung, Marketing có rất nhiều định nghĩa khác nhau do cách tiếp cận khác nhau, theo nhiều quan điểm khác nhau của các tác giả. Một số khái niệm Marketing nên biết đến: Theo Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ: “Marketing là một quá trình hoạch định và quản lý thực hiện việc định giá, chiêu thị, và phân phối các ý tưởng, hàng hóa, dịch vụ nhằm mục đích tạo ra các giao dịch để thỏa mãn những mục tiêu của cá nhân, của tổ chức và của xã hội” [11, tr.15] Theo Viện Marketing Anh: “Marketing là quá trình tổ chức và quản lý toàn bộ hoạt động kinh doanh từ việc phát hiện ra và biến sức mua của người tiêu dùng thành nhu cầu thực sự về một mặt hàng cụ thể, đến sản xuất và đưa hàng hóa đến người tiêu dùng cuối cùng nhằm đảm bảo cho công ty thu được lợi nhuận như dự kiến” Theo Giáo sư Christian Gronroos: “Marketing là thiết lập, duy trì, và củng cố các mối quan hệ với khách hàng và các đối tác có liên quan để làm thỏa mãn mục tiêu của các thành viên này” [11, tr.15] Tóm lại, Marketing là một tiến trình quản lý mang tính xã hội, nhờ đó mà các cá nhân và tập thể có được những gì mà họ cần và mong muốn thông qua việc tạo ra, trao đổi những sản phẩm có giá trị với những người khác. Điểm cốt lõi của Marketing là nhằm thỏa mãn nhu cầu khách hàng. 9 1.1.2. Vai trò của Marketing Ngày nay, các doanh nghiệp phải hoạt động trong một môi trường cạnh tranh quyết liệt và có những thay đổi nhanh chóng về khoa học – công nghệ, những đạo luật mới, những chính sách quản lý thương mại mới và sự trung thành của khách hàng ngày càng giảm sút. Các doanh nghiệp đang phải chạy đua với nhau trên một tuyến đường với những luật lệ luôn thay đổi, không có tuyến đích, không có chiến thắng vĩnh cửu. Họ buộc phải không ngừng chạy đua và hy vọng là mình đang chạy theo đúng hướng mà công chúng mong muốn. Marketing là một bộ môn khoa học nghiên cứu về các hoạt động kinh doanh có liên quan trực tiếp đến dòng chuyển vận của hàng hoá - dịch vụ từ nơi sản xuất tới người tiêu dùng, nhằm tìm ra các biện pháp hữu hiệu để bảo vệ, duy trì và phát triển thị trường. Marketing áp đặt rất mạnh mẽ đối với lòng tin và kiểu cách sống của người tiêu dùng. Vì thế, những người kinh doanh tìm cách để làm thoả mãn nhu cầu mong muốn của người tiêu dùng, tạo ra những sản phẩm và dịch vụ với mức giá cả mà người tiêu dùng có thể thanh toán được. Marketing có vai trò quyết định và điều phối sự kết nối các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp với thị trường, có nghĩa là đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hướng theo thị trường, biết lấy thị trường nhu cầu và ước muốn của khách hàng làm chỗ dựa vững chắc nhất cho mọi quyết định kinh doanh. 1.1.3. Chức năng của Marketing - Làm thích ứng sản phẩm với nhu cầu khách hàng Thông qua việc nghiên cứu thị trường các thông tin về khách hàng và các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua hay quyết định mua của khách hàng, các nhà sản xuất kinh doanh đã tạo ra những sản phẩm, hàng hóa làm hài lòng 10 khách hàng ngay cả những người khó tính nhất. Nhu cầu của khách hàng ngày nay thay đổi nhiều so với trước kia, nếu trước kia nhu cầu của người tiêu dùng chỉ là vật phẩm làm thoả mãn nhu cầu thiết yếu, sinh lý thì nay ngoài yếu tố trên hàng hóa còn phải thoả mãn nhu cầu cao hơn như nhu cầu tự thể hiện, tâm linh, trình độ kiến thức, cấp bậc… Thực hiện chuỗi hoạt động của mình Marketing có thể thâu tóm, phối hợp các hoạt động của bộ phận kỹ thuật, tiêu chuẩn hóa sản phẩm, sản xuất, nghiên cứu thị trường các xí nghiệp sản xuất bao gói, nhãn hiệu…nhằm mục tiêu chung là làm tăng tính hấp dẫn của sản phẩm trên thị trường, thoả mãn tốt nhu cầu của người tiêu dùng. - Chức năng phân phối Chức năng phân phối bao gồm tất cả các hoạt động nhằm tổ chức sự vận động tối ưu sản phẩm hàng hóa từ khi nó kết thúc quá trình sản xuất cho đến khi nó được giao cho những cửa hàng bán lẻ hoặc giao trực tiếp cho người tiêu dùng. Thông qua chức năng này, những người tiêu thụ trung gian có khả năng tốt sẽ được phát triển. Ngoài ra nó còn hướng dẫn khách hàng về các thủ tục ký liên quan đến quá trình mua hàng, tổ chức các tổ vận tải chuyên dụng, hệ thống kho bãi dự trữ bảo quản hàng hóa… Đặc biệt, chức năng phân phối trong Marketing có thể phát hiện ra sự trì trệ, ách tắc của kênh phân phối có thể xảy ra trong quá trình phân phối. - Chức năng tiêu thụ hàng hóa Chức năng này thâu tóm thành hai hoạt động lớn: kiểm soát giá cả và các nghiệp vụ bán hàng, nghệ thuật bán hàng. - Thực hiện các chức năng xúc tiến hỗ trợ Thông qua việc hỗ trợ cho khách hàng, Marketing giúp doanh nghiệp thoả mãn tốt hơn nhu cầu khách hàng và là công cụ cạnh tranh hiệu quả khi mà việc tối ưu hóa chi phí dẫn đến việc khó có thể cạnh tranh bằng giá. Các 11 hoạt động xúc tiến hỗ trợ có thể kể đến như quảng cáo, khuyến mại, tham gia hội trợ, triển lãm và nhiều hoạt động dịch vụ khách hàng khác. 1.2. TIẾN TRÌNH XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH MARKETING 1.2.1. Xác định mục tiêu Marketing Mục tiêu Marketing của doanh nghiệp được xác định nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ và mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp. Trong Marketing xác định một mục tiêu cụ thể là một yêu cầu tiên quyết để có thể xây dựng một chiến lược phù hợp nhằm đạt được mục tiêu đó. Các mục tiêu Marketing có thể được xác định từ những yếu tố khác nhau như: doanh thu, lợi nhuận, thị trường, thị phần, thương hiệu, định vị thương hiệu, sự thỏa mãn của khách hàng. 1.2.2. Phân tích môi trường Marketing Việc phân tích môi trường Marketing sẽ giúp doanh nghiệp phát hiện các cơ hội và đe dọa đối với hoạt động Marketing. Vì vậy, khi thực hiện một chính sách Marketing doanh nghiệp phải xuất phát từ những thuận lợi và khắc phục những khó khăn do yếu tố môi trường mang lại. Môi trường được cấu thành bởi hai môi trường cơ bản là môi trường vi mô và môi trường vĩ mô. a. Môi trường vĩ mô [3], [6] Các doanh nghiệp và các nhân tố khác trong môi trường vi mô đều hoạt động trong môi trường vĩ mô rộng lớn của các lực lượng và xu hướng tạo ra những cơ hội đồng thời cũng làm nảy sinh những mối đe dọa. Những lực lượng này là những lực lượng “không thể khống chế được” mà doanh nghiệp phải theo dõi và đối phó. - Môi trường nhân khẩu học Những xu hướng biến đổi trong môi trường nhân khẩu học có tác động đặc biệt quan trọng đối với doanh nghiệp do chúng tác động đến lượng cầu về sản phẩm và làm thay đổi hành vi của người mua như: sự thay đổi về cơ cấu
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất