Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận văn thạc sĩ các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc nhóm của nhân viên ...

Tài liệu Luận văn thạc sĩ các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc nhóm của nhân viên khối văn phòng

.PDF
109
3433
89

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH  HOÀNG THỊ HẠNH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ LÀM VIỆC NHÓM CỦA NHÂN VIÊN KHỐI VĂN PHÒNG LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH MÃ SỐ: 60.34.05 NGƯỜI HƯỚNG DẪN: PGS.TS TRẦN THỊ KIM DUNG TP.HỒ CHÍ MINH – NĂM 2012 i Lời cam đoan Tôi xin cam đoan luận văn “ Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc nhóm của nhân viên khối văn phòng” là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu trong đề tài này được thu thập vả sử dụng một cách trung thực. Kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn này không sao chép của bất cứ luận văn nào và cũng chưa được trình bày hay công bố ở bất cứ công trình nghiên cứu nào khác trước đây. TP.HCM, ngày 16 tháng 9 năm 2012 Tác giả luận văn Hoàng Thị Hạnh ii Lời cảm ơn Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trường Đại học Kinh tế Thành Phố Hồ CHí Minh đã hết long truyền đạt những kiến thức quý báu làm nền tảng cho việc thực hiện luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Trần Thị Kim Dung đã tận tình hướng dẫn và chỉ bảo để tôi có thể hoàn tất luận văn này. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn tất cả bạn bè, đồng nghiệp và những người đã giúp tôi trả lời bảng câu hỏi khảo sát làm nguồn dữ liệu cho việc phân tích và cho ra kết quả nghiên cứu của luận văn cao học này. iii Tóm tắt luận văn Đề tài sử dụng phương pháp định tính và định lượng để xác định hiệu quả làm việc nhóm của nhân viên khối văn phòng tại Thành Phố Hồ CHí Minh và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc nhóm. Từ các lý thuyết về hiệu quả làm việc nhóm và các nghiên cứu thực tiễn của các nhà nghiên cứu trong vấn đề này, thang đo các yếu tố của hiệu quả làm việc nhóm đã được xây dụng với thang đo Likert bảy mức độ. Độ tin cậy của thang đo đã được kiểm định bởi hệ số Cronbach’s alpha và phân tích nhân tố EFA. Mô hình hồi quy tuyến tính cũng được xây dựng ban đầu với biến phụ thuộc là hiệu quả làm việc nhóm và năm biến độc lập gồm: Sự tin tưởng, Giải quyết xung đột, Cam kết thực hiện mục tiêu, Trách nhiệm của các thành viên trong nhóm và quan tâm đến kết quả. Kết quả phân tích EFA cho thấy hai yếu tố “ Cam kết thực hiện mục tiêu” và “ Trách nhiệm của các thành viên trong nhóm đã gộp chung lại một thành một yếu tố là “Cam kết và trách nhiệm của các thành viên trong nhóm”. Kết quả phân tích hồi quy cho thấy ba yếu tố bao gồm: Sụ tin tưởng, Cam kết và trách nhiệm của các thành viên trong nhóm và Quan tâm đến kết quả có ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê đến hiệu quả làm việc nhóm của nhân viên khối văn phòng ở TP.HCM. Trong đó, Cam kết và trách nhiệm của các thành viên trong nhóm có ảnh hưởng mạnh nhất đến hiệu quả làm việc nhóm. kế đến là yếu tố Quan tâm đến kết quả và cuối cùng, yếu tố sự tin tưởng có ảnh hưởng thấp nhất đến hiệu quả làm việc nhóm. iv Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt TP.HCM: Thành phố Hồ CHí Minh Danh mục các bảng biểu Bảng 2.1. Tổng hợp các định nghĩa về làm việc nhóm của các tác giả…………………8 Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu………………………………………………………..21 Bảng 3.2. Thang đo các thành phần sau khi hiệu chình các biến độc lập……………..23 Bảng 4.1. Mô tả thông tin cá nhân của đối tượng nghiên cứu………………………...32 Bảng 4.2. Thống kê mô tả……………………………………………………………..34 Bảng 4.3. Cronbach alpha của các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc nhóm…..37 Bảng 4.4. Thống kê số lượng biến quan sát và hệ số Cronbach alpha của thang đo biến Bảng 4.5. Cronbach alpha của hiệu quả làm việc nhóm………………………………40 Bảng 4.6. Các thành phần của các yếu tố sau khi loại các biến……………………….43 Hình 4.1. Mô hình nghiên cứu sau khi điều chỉnh…………………………………….45 Bảng 4.7. Ma trận tương quan giữa các biến………………………………………….47 Bảng 4.8. Bảng kiểm định độ phù hợp của mô hình…………………………………..49 Bảng 4.9. Kết quả hồi quy sử dụng phương pháp Enter………………………………50 Bảng 4.10. Tóm tắt các kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu………………...52 v MỤC LỤC Lời cam đoan..............................................................................................................….i. . Lời cảm ơn………………………………………………………………………...........ii Tóm tát luận văn ………………………………………………………………………iii Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt…………………………………………………….iv Danh mục các bảng hiệu……………………………………………………………….iv Chương 1:Mở đầu………………………………………………………………………1 1.1.Lý do chọn đề tài……………………………………………………………………1 1.2.Mục tiêu nghiên cứu………………………………………………………………...2 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu…………………………………………………..3 1.4 Phương pháp nghiên cứu……………………………………………………………3 1.5 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài…………………………………………………………4 1.6 Cấu trúc nghiện cứu………………………………………………………………...5 Chương II: Cơ sở lý thuyết……………………………………………………………...6 2.1 Làm việc nhóm và hiệu quả làm việc nhóm………………………………………...6 2.1.1. Định nghĩa về làm việc nhóm (team work)………………………………………6 2.1.2. Lợi ích của làm việc nhóm (team benefits)………………………………………8 2.1.3.Hiệu quả của làm việc nhóm (Team effiectiveness)…………………………….10 2.1.4.Đặc điểm của nhân viên khối văn phòng………………………………………..12 2.2 Các nghiên cứu liên quan đến hiệu quả làm việc nhóm…………………………...12 vi 2.3. Mô hình các nghiên cứu và các yếu tố……………………………………………16 2.3.1. Định nghĩa các nhân tố………………………………………………………….16 2.3.1.1. Sự tin tưởng (Trust)…………………………………………………………...16 2.3.1.2 Giải quyết các xưng đột (Conflict)…………………………………………….17 2.3.1.3. Cam kết thực hiện mục tiêu (Commitment)…………………………………..18 2.3.1.4 Trách nhiệm của các thành viên trong nhóm (Accountability)………………..19 2.3.1.5 Quan tâm tới kết quả (Results)………………………………………………..20 2.3.2. Mô hình nghiên cứu…………………………………………………………….20 Tóm tắt chương II …………………………………………………………………...21 Chương III: Phương pháp nghiên cứu…………………………………………………22 3.1. Thiết kế nghiên cứu……………………………………………………………….22 3.1.1. Nghiên cứu định tính……………………………………………………………22 3.1.2. Nghiên cứu định lượng………………………………………………………….24 3.1.2.1Thang đo………………………………………………………………………..24 3.1.2.2Chọn mẫu………………………………………………………………………28 3.1.2.3 Công cụ thu thập thông tin…………………………………………………….30 3.2. Phương pháp xử lý dữ liệu………………………………………………………..30 3.2.1. Phân tích mô tả………………………………………………………………….31 3.2.2.Kiểm định độ tin cậy của thang đo………………………………………………31 vii 3.2.3. Hệ số tương quan và phân tích quy hồi tuyến tính……………………………...31 Tóm tắt chương III…………………………………………………………………….32 Chương IV: Kết quả nghiên cứu………………………………………………………33 4.1. Mô tả mẫu………………………………………………………………………...33 4.2. Thống kê mô tả……………………………………………………………………36 4.3. Phân tích độ tin cậy của thang đo…………………………………………………38 4.3.1.Thang đo biến độc lập…………………………………………………………...38 4.3.2. Thang đo biến phụ thuộc………………………………………………………..42 4.4. Phân tích nhận tố………………………………………………………………….42 4.4.1. Thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc nhóm………………….43 4.4.2. Đặt tên và giải thích nhân tố…………………………………………………….44 4.4.3. Thang đo hiệu quả làm việc nhóm……………………………………………...46 4.5. Mô hình điều chỉnh……………………………………………………………….47 4.6. Kiểm định các giả thiết nghiên cứu……………………………………………….48 4.6.1 Ma trận hệ số tương quan giữa các biến…………………………………………48 4.6.2.Kiển định các giả thuyết hồi quy tuyến tính……………………………………..48 4.6.3.Phân tích hồi quy tuyến tính bội………………………………………………...51 4.6.Kết quả kiểm định giả thuyết……………………………………………………...53 4.6.5. Thảo luận kết quả nghiên cứu…………………………………………………..54 viii Tóm tắt chương IV……………………………………………………………………56 Chương V Kết quả và kiến nghị………………………………………………………57 5.1. Kết luận và hiệu quả làm việc nhóm……………………………………………..57 5.2. Kiến nghị đối với người sử dụng lao động……………………………………….58 5.3 Hạn chế và đề xuất cho các nghiên cứu tiếp theo trong tương lai………………...61 Tài liệu tham khảo 1 CHƢƠNG 1 : MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài Trong thời đại ngày nay, khi khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển thì yêu cầu làm việc nhóm là cần thiết hơn bao giờ hết. Đơn giản vì không ai là hoàn hảo, làm việc nhóm sẽ tập trung những mặt mạnh của từng người và bổ sung cho nhau. Làm việc nhóm đã được biết đến và sử dụng rộng rãi ở các nước phương Tây nhưng ở Việt Nam khái niệm này vẫn còn rất mới mẻ. Biết làm việc nhóm là một đòi hỏi của thời đại. Các chuyên gia Liên Hợp Quốc tham gia nghiên cứu về nguồn nhân lực Việt Nam có cùng một nhận định: Người Việt Nam rất thông minh và cần cù lao động, chỉ tiếc rằng họ không biết làm việc theo tinh thần ê-kíp (huongdaosanjose.org/index). Còn ông Steer, nguyên giám đốc Ngân Hàng Thế Giới tại Việt Nam, trước khi về nước có tuyên bố rằng học sinh Việt Nam cần được bồi dưỡng về một số kỹ năng để làm việc có hiệu quả trong xã hội hiện đại. Là các kỹ năng giải quyết vấn đề, truyền thông giao tiếp và làm việc theo tinh thần đồng đội (team work)(huongdaosanjose.org/index). Các chuyên gia kinh tế đã dự báo rằng thế kỷ 21 sẽ là thế kỷ làm việc nhóm, vì tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, ngay cả văn học và nghệ thuật, một cá nhân cũng không thể đảm đương được. Vì vậy kỹ năng làm việc nhóm nếu được đào tạo từ trong trường đại học sẽ thực sự bổ ích. Trong triết lý quản lý của người Nhật hay các nước tiên tiến trên thế giới, người ta luôn chú trọng vào phương thức làm việc nhóm trong tất cả các loại hình: kinh doanh, tiếp thị, quan hệ khách hàng... Ở Việt Nam, làm việc nhóm được biết đến như một quan điểm học tập, làm việc hiệu quả, nhưng chưa trở thành một phương pháp được áp dụng bài bản và nghiêm túc. Vì chúng ta chưa có ý thức và tinh thần hợp tác cao trong khi làm việc tập thể, theo nhóm, trình độ tri thức, tâm lý ỷ lại, hoặc ganh tị 2 hoặc thiếu trách nhiệm, thiếu tin tưởng lẫn nhau dẫn đến cảnh "huynh đệ tương tàn". Điều này thể hiện rất rõ trong môi trường làm việc hoặc sản xuất theo lối cũ. Ngày nay chúng ta phải nhìn nhận phương thức làm việc nhóm là rất quan trọng ảnh hưởng đến sự thành công của chúng ta trong công việc. Vậy các yếu tố nào ảnh hưởng đến nhóm làm việc hiệu quả, nhất là tại những doanh nghiệp có số lượng công nhân viên lớn, quy mô sản xuất rộng? Vì vậy đề tài: “Các yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả làm việc nhóm của nhân viên khối văn phòng” được chọn để nghiên cứu. Hy vọng rằng kết quả nghiên cứu sẽ giúp cho các doanh nghiêp có những hướng đi phù hợp nhằm đạt được hiệu quả tốt nhất. Mục tiêu nghiên cứu 1.2. Đề tài được thực hiện nhằm đo luờng các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc nhóm của nhân viên văn phòng tại TP. HCM. Đề tài cần những nhiệm vụ cơ bản sau: - Xác định các yếu tố ảnh huởng đến hiệu quả làm việc nhóm - Kiểm định các thang đo từng nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc nhóm - Đề xuất một số hàm ý chính sách cho doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả làm việc nhóm. 1.3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là hiệu quả làm việc nhóm và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc nhóm của nhân viên. Thông qua việc thu thập thông tin cấp một từ những người được khảo sát bằng bảng câu hỏi sẽ xác định được hiệu quả làm việc nhóm của nhân viên. Các khía cạnh cụ thể của từng nhân tố được thể hiện bằng các chỉ số (biến 3 quan sát) cũng được xem xét và kiểm định. Cuối cùng, thông qua phân tích thống kê sự ảnh hưởng của từng yếu tố đối với hiệu quả của làm việc nhóm sẽ được xem xét và xác định. Phạm vi nghiên cứu được giới hạn ở nhân viên văn phòng, tức là không bao gồm tất cả các loại nhân viên. Nhân viên văn phòng là những người làm việc trong văn phòng của một doanh nghiệp hoặc một công ty, tổ chức nào đó( phòng tài chính, phòng kinh doanh, phòng nhân sự…) tại TP. HCM. Đề tài nghiên cứu này nhằm khảo sát thực trạng hiệu quả của phương pháp làm việc theo nhóm tại khu vực TP. HCM như thế nào? Từ đó giúp cho các doanh nghiệp có thể hiểu và điều chỉnh chính sách, hành vi nhằm nâng cao hiệu quả làm việc nhóm. 1.4. Phƣơng pháp nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện thông qua hai giai đoạn chính là nghiên cứu định tính và định lượng: - Nghiên cứu định tính: tiến hành phỏng vấn sâu 20 người, tham khảo ý kiến người được phỏng vấn xem nội dung , bố cục trình bày có rõ ràng không… Sau đó thu thập ý kiến và chỉnh sửa lại bảng câu hỏi. - Nghiên cứu định lượng: tiến hành phỏng vấn thử 50 người sau đó điều chỉnh lại bảng câu hỏi cho phù hợp. - Khảo sát chính thức 200 mẫu theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện là những nhân viên đang làm việc cho các doanh nghiệp thuộc khối văn phòng: phòng kinh doanh, phòng tài chính kế toán, phòng nhân sự, phòng hành chính, phòng marketing, phòng mua hàng… 4 Tiếp tục thực hiện các kiểm định thang đo Cronbach alpha, phân tích EFA và các phép tính thống kê cần thiết để trả lời cho câu hỏi: "Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của làm việc nhóm của nhân viên văn phòng" như thế nào? Ý nghĩa thực tiễn của đề tài 1.5. Đề tài có một số ý nghĩa thực tiễn sau: - Kết quả nghiên cứu sẽ cho người đọc thấy được cái nhìn tổng quát về các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc nhóm ở các khía cạnh khác nhau trong doanh nghịêp. - Nghiên cứu này giúp ta nhận biết được các thang đo dùng để đo lường hiệu quả làm nhóm và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của phương pháp làm việc nhóm của nhân viên văn phòng. Từ đó các nhà quản lý doanh nghiệp, các công ty và tổ chức sẽ xây dựng cho mình chính sách phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả làm việc của nhân viên. 1.6. Cấu trúc nghiên cứu Luận văn được chia làm năm chương. Chương 1 – Mở đầu sẽ giới thiệu cơ sở hình thành đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa của đề tài. Chương 2 – Cơ sở lý thuyết sẽ giới thiệu lý thuyết, học thuyết làm nền tảng cho việc nghiên cứu hiệu quả làm việc nhóm và các thành phần ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc nhóm. Chương này cũng sẽ giới thiệu mô hình nghiên cứu được xây dựng ban đầu từ cơ sở lý thuyết. 5 Chương 3 – Phương pháp nghiên cứu sẽ giới thiệu việc xây dựng thang đo, cách chọn mẫu, công cụ thu thập dữ liệu, quá trình thu thập thông tin được tiến hành như thế nào và các kỹ thuật phân tích dữ liệu thống kê được sử dụng trong đề tài này. Chương 4 – Kết quả nghiên cứu sẽ phân tích, diễn giải các dữ liệu đã thu được từ cuộc khảo sát bao gồm các kết quả kiểm định độ tin cậy và độ phù hợp thang đo và các kết quả thống kê suy diễn và thảo luận kết quả. Chương 5 – Kết luận và kiến nghị sẽ đưa ra một số kết luận từ kết quả thu được bao gồm kết luận về hiệu quả làm việc nhóm, một số kiến nghị đối với người sử dụng lao động và một số hạn chế và đề xuất cho các nghiên cứu trong tương lai. 6 CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT Chương này trước hết sẽ giới thiệu định nghĩa về làm việc nhóm, những lợi ích của làm việc nhóm và định nghĩa về hiệu quả làm việc nhóm cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc nhóm. Sau đó là phần tóm tắt một số nghiên cứu liên quan đến hiệu quả làm việc nhóm. Kết thúc chương này là phần xây dựng mô hình nghiên cứu ban đầu và đưa ra các chỉ số đánh giá được dùng để đo lường hiệu quả làm việc nhóm. 2.1. Làm việc nhóm và hiệu quả làm việc nhóm 2.1.1. Định nghĩa về làm việc nhóm (Teamwork) Có khá nhiều các định nghĩa về làm việc nhóm. Theo từ điển thế giới mới Webster làm việc nhóm là một hành động chung của một nhóm người, trong đó lợi ích cá nhân của mỗi người phụ thuộc vào sự thống nhất và hiệu quả của nhóm. Điều này không có nghĩa rằng cá nhân không còn quan trọng, tuy nhiên nó có nghĩa là làm việc theo nhóm hiệu quả và hiệu quả vượt xa những thành tích cá nhân. Làm việc nhóm hiệu quả nhất là tập hợp tất cả các cá nhân có liên quan đến đóng góp hài hòa của họ và làm việc hướng tới một mục tiêu chung . (Cartin, 1999) định nghĩa làm việc theo nhóm là hai hoặc nhiều người làm việc cùng nhau hướng tới một mục tiêu chung mà họ nắm giữ và cùng có trách nhiệm với công việc đó. Theo nhóm nghiên cứu thuộc truờng đại học Virginia làm việc theo nhóm là một quá trình hợp tác với một nhóm riêng bịêt của các cá nhân để hoàn thành một mục tiêu có ý nghĩa với tất cả mọi người. 7 Nhóm nghiên cứu là một nhóm bao gồm số luợng hạn chế của những nguời có khả năng, có một mục tiêu chung, có cùng hiệu suất, phuơng pháp tiếp cận và trách nhiệm như nhau (Katzenback & Smith, 1993) Một nhóm là tập hợp những người phụ thuộc lẫn nhau đối với thông tin, nguồn lực, các kỹ năng và những nguời tìm kiếm kết hợp nỗ lực để đạt được mục tiêu chung (Thompson, 2004, p.4). Gryskiewicz (1999) mô tả các nhóm được xác định bởi ba đặc tính chính (1) các thành viên trong nhóm có một mục đích chia sẻ, đáp ứng một nhu cầu cụ thể, (2) thành viên làm việc tương tác và phụ thuộc lẫn nhau, và (3) bằng cách làm việc cùng nhau, các thành viên trong nhóm tìm hiểu làm thế nào nâng cao hiệu suất của nhóm nghiên cứu. Blanchard, Carlos và Randolph (2000) xác định làm việc theo nhóm là khả năng làm việc cùng nhau hướng tới một tầm nhìn chung, là khả năng đạt được thành tựu cá nhân đối với các mục tiêu tổ chức. Nó là chất xúc tác cho phép người bình thường để đạt được kết quả bất thường. Như vậy có rất nhiều định nghĩa khác nhau về làm việc nhóm. Điểm giống nhau giữa các định nghĩa trên đó là làm việc nhóm bao gồm một nhóm người làm việc cùng nhau và cùng hướng tới mục tiêu chung của tổ chức. Liên quan đến các yếu tố nào ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc theo nhóm thì các mỗi nhà nghiên cứu đều có cách nhìn, lý giải riêng qua các công trình của họ. Nhưng chúng ta có thể rút ra được rằng làm việc theo nhóm hiệu quả nhất là tập hợp tất cả các cá nhân có liên quan đến đóng góp hài hòa của họ và làm việc hướng tới một mục tiêu chung. Sau đây là bảng tổng hợp các định nghĩa về làm việc nhóm của các tác giả. 8 Bảng 2.1. Tổng hợp các định nghĩa về làm việc nhóm của các tác giả Tác giả Nhiều người Hướng cùng làm việc mục tiêu tới Nâng cao hiệu Trách tổ suất công việc nhiệm với công việc chức 1.Cartin(1999) 2.Nhóm X X nghiên X X X cứu thuộc đại học Virginia 3. Katzenback & X X X X Smith(1993) 4.Thompson(2004) X X 5. X Gryskiewicz X (1999) 6.Blanchard, Carlos X X và Randolph (2000) (Nguồn: Tác giả tự tổng hợp) 2.1.2. Lợi ích của làm việc nhóm ( Team benefits) Schomoker (1999) đã tóm tắt lợi ích chung của làm việc theo nhóm là lợi ích làm việc theo nhóm sẽ đem lại nhiều hiệu quả hơn là bất cứ cá nhân đơn lẻ nào. Shonk (1992) đã đưa ra ba thuận lợi của làm việc theo nhóm trong tổ chức là: a. Làm việc theo nhóm đa chức năng giúp tối ưu hóa và thực hiện sự đổi mới 9 quá trình. Bởi vì các thành viên trong nhóm có thể đại diện cho lĩnh vực chuyên môn của họ để làm công việc trong nhóm, họ sẽ thực hiện công việc đó dễ dàng và chuyển qua công việc khác. b. Làm việc theo nhóm có thể tự điều chỉnh công việc và độc lập, do đó làm giảm sự phụ thuộc vào bên ngoài. Các kỹ năng cần thiết để thực hiện hoàn chỉnh các công việc thường là trong nhóm. Thành viên trong nhóm được tham gia trong việc thiết lập mục tiêu cho lĩnh vực chuyên môn của họ, và do đó, thường là cam kết của họ với việc thực hiện công việc của nhóm, nếu tất cả các thành việc trong nhóm thực hiện hiệu quả công việc của họ, thì việc kiểm soát các công việc trong nhóm sẽ tốt hơn. c. Các thành viên trong nhóm được tập trung vào nhiệm vụ của nhóm nghiên cứu, so với một nhiệm vụ cụ thể. Họ nhìn thấy toàn cảnh của nhiệm vụ đó và thực hiện tốt hơn. Theo Blanchard, Calos và Alan (2000) ngày hôm nay các nhóm làm việc, đôi khi được gọi là nhóm làm việc tự định hướng, thường xuyên lập kế hoạch và lịch trình công việc của mình, phân công trong nhóm, bắt đầu cải tiến quy trình làm việc riêng của họ, thiết lập mục tiêu, tiêu chuẩn làm việc, đánh giá hiệu suất và nhiều hơn nữa. Lợi ích của làm việc theo nhóm bao gồm: a. Họ có thể đưa ra các giải pháp sáng tạo. b. Đưa ra quyết định và các thành viên trong nhóm phải thực hiện các quyết định. c. Các nhóm sẽ có những người có các chức năng khác nhau để mang lại các kỹ năng riêng biệt của họ để giải quyết các vấn đề khó. d. Nhóm có thể tranh thủ thêm thông tin và biết làm thế nào bằng cách khai thác vào các mạng của nhiều thành viên của họ. e. Họ có thể tạo ra các thông tin liên lạc tốt hơn và sự hợp tác trong doanh nghiệp (Luecke, 2004) 10 Khi ý tưởng về sản phẩm và các dịch vụ ngày càng phức tạp và phải sử dụng các các kỹ năng và công nghệ để tạo ra sản phẩm và dịch vụ đó thì một lý do cho sự phổ biến hiện nay của làm việc theo nhóm là một công ty có hiệu suất cao trong bối cảnh cạnh tranh hiện nay về cơ bản yêu cầu công ty đó phải có đội có hiệu suất làm việc cao. Một lợi ích khác của làm việc theo nhóm được thảo luận bởi Maxwell (2005). Ông đề cập đến phát triển tiềm năng lãnh đạo trong một tổ chức bằng cách sử dụng làm việc theo nhóm . Ông cho rằng nếu chúng ta cố gắng để làm điều đó với tất cả khả năng của mình, cùng với sự hợp tác với các thành viên trong nhóm chúng ta sẽ dễ dàng đạt được mục tiêu của tổ chức. Robbins & Finley (2000) nhận xét rằng làm việc theo nhóm không phải là nhất thời. Nó đã tồn tại trong các doanh nghiệp và sẽ không thay đổi theo thời gian. Họ đưa ra lý do cho các nhóm để tồn tại là các nhóm tiết kiệm chi phí, tăng năng suất, cải thiện giao tiếp, làm công việc mà nhóm làm việc bình thường không thể làm, sử dụng tốt hơn các nguồn lực, có nghĩa là quyết định có chất lượng cao hơn, có nghĩa là chất lượng hàng hoá và dịch vụ tốt hơn, có nghĩa là cải thiện quy trình, và sự khác biệt trong khi họ làm việc cùng nhau. 2.1.3 Hiệu quả làm việc nhóm (Team effectiveness) Theo Cohen, Ledford, và Spreitzer (1996), hiệu quả làm việc theo nhóm được định nghĩa là hiệu suất cao và thái độ làm việc của các thành viên trong công việc. Hiệu quả làm việc nhóm được định nghĩa như là hoàn thành mục tiêu của nhóm và được nâng cao khi có sự kết hợp giữa cấu trúc hợp lý của nhóm và kết quả mà nó đạt được (Scholl, 1981). Hiệu quả của nhóm được tăng lên tùy thuộc vào hoàn cảnh hoạt động của nhóm và cơ cấu của nhóm cho phù hợp. Một nhóm hiệu quả là nhóm mà 11 trong đó văn hóa, cơ cấu quản lý của nhóm phù hợp để thực hiện mục tiêu của nhóm trong môi trường mà nó hoạt động ( Scholl,1981) Hiệu quả làm việc nhóm được đề cập đến như là sự kết hợp của những người trong một công ty hoặc tổ chức làm việc với nhau hiệu quả. Ý tưởng đằng sau hiệu quả nhóm là một nhóm của những người làm việc cùng nhau có thể đạt được kết quả tốt hơn kết quả của mỗi cá nhân nếu họ làm việc độc lập. Hiệu quả nhóm được xác định bởi một số yếu tố: a. Sự pha trộn các kỹ năng của các thành viên trong nhóm. Nhóm hiệu quả phụ thuộc một phần vào việc mang lại cùng những người có kỹ năng khác nhau nào đó mà các thành viên trong nhóm bổ sung cho nhau. Điều này có thể có nghĩa là khả năng khác nhau về kỹ thuật hoặc kỹ năng giao tiếp. Nhóm hiệu quả phụ thuộc vào những người tham gia vào các vai trò khác nhau trong một nhóm. Nếu không có thỏa thuận về ai làm gì trong nhóm, không chắc rằng nhóm sẽ phát triển thịnh vượng. b. Nhóm có một động lực đúng đắn. Hiệu quả nhóm liên quan trực tiếp với lợi ích của nhóm đó. Nếu công việc quá dễ hoặc quá khó khăn, hoặc nếu những phần thưởng để đạt được kết quả cuối cùng dường như không giá trị nỗ lực, nhóm nghiên cứu có thể không đạt được kết quả tốt nhất. Nhiệm vụ của nhóm cũng cần phải có một kết quả rõ ràng. Làm việc hướng tới một mục tiêu cụ thể tăng cường hiệu quả của nhóm đáng kể. c. Khả năng giải quyết xung đột mà không ảnh hưởng đến kết quả của nhóm. . Xung đột là tất yếu để hoàn thành công việc theo nhóm, và nên được thực hiện như là một phần công việc của nhóm chứ không nên né tránh. Hiệu quả của nhóm phải được tăng lên và không bị ảnh hưởng thông qua xung đột.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất