Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Sư phạm (luận văn thạc sĩ) các nhân tố tác động đến công bố thông tin kế toán môi trường...

Tài liệu (luận văn thạc sĩ) các nhân tố tác động đến công bố thông tin kế toán môi trường nghiên cứu điển hình của ngành công nghiệp xây dựng niêm yết trên sàn chứng khoán thành phố hồ chí minh

.PDF
206
59
123

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH ------------------ NGUYỄN THỊ THẢO VI CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CÔNG BỐ THÔNG TIN KẾ TOÁN MÔI TRƯỜNG - NGHIÊN CỨU ĐIỂN HÌNH CỦA NGÀNH CÔNG NGHIỆP XÂY DỰNG NIÊM YẾT TRÊN SÀN CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN MÃ SỐ: 52340301 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. NGUYỄN THỊ MAI HƯƠNG TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2020 i TÓM TẮT Nghiên cứu được thực hiện nhằm mục tiêu nhận diện các nhân tố ảnh hưởng, đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đó và đề xuất một số hàm ý chính sách để tăng cường mức độ công bố thông tin kế toán môi trường (KTMT) của các doanh nghiệp (DN) thuộc nhóm ngành công nghiệp xây dựng niêm yết trên sàn chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE). Mô hình nghiên cứu được kế thừa từ nghiên cứu của Nguyen La Soa và cộng sự (2017) bao gồm: 1 biến phụ thuộc (mức độ công bố thông tin KTMT) và 5 biến độc lập (quy mô DN, khả năng sinh lời, đòn bẩy tài chính, số năm niêm yết và kiểm toán độc lập). Các biến độc lập được lập luận dựa trên các lý thuyết nền tảng: lý thuyết thể chế, lý thuyết các bên liên quan và lý thuyết hợp pháp. Nghiên cứu sử dụng kết hợp hai phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng với kích thước mẫu là 116 biến quan sát trong giai đoạn 2015 – 2018. Nghiên cứu định tính được thực hiện nhằm xác định các nhân tố tác động và xây dựng mô hình nghiên cứu, còn nghiên cứu định lượng nhằm đánh giá mức độ công bố thông tin KTMT thông qua phân tích hồi quy trên phần mềm STATA và thực hiện các kiểm định mô hình. Kết quả phân tích cho thấy có hai biến có ý nghĩa thống kê trong mô hình đó là: kiểm toán độc lập và số năm niêm yết. Trong đó biến kiểm toán độc lập có mối quan hệ cùng chiều với biến phụ thuộc và biến số năm niêm yết có mối quan hệ ngược chiều với biến phụ thuộc. Ngoài ra, nghiên cứu cũng kết luận rằng nhân tố thể chế có ảnh hưởng mạnh nhất đến biến phụ thuộc nhưng không xuất hiện trong mô hình nghiên cứu. Từ kết quả nêu trên, tác giả đưa ra một số hàm ý chính sách nhằm nâng cao mức độ công bố thông tin KTMT của các DN thuộc nhóm ngành công nghiệp xây dựng niêm yết trên HOSE. Đồng thời, các cơ quan chức năng có được cái nhìn toàn diện về thực trạng công bố thông tin KTMT của các DN này, làm cơ sở để xây dựng các chính sách, hướng dẫn các DN thực hiện công bố thông tin KTMT. ii LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan đề tài nghiên cứu: “Các nhân tố tác động đến công bố thông tin kế toán môi trường - Nghiên cứu điển hình của ngành công nghiệp xây dựng niêm yết trên sàn chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh” là kết quả nghiên cứu độc lập của chính tác giả dưới sự hướng dẫn của người hướng dẫn khoa học – TS. Nguyễn Thị Mai Hương. Đề tài nghiên cứu có sử dụng một số trích dẫn quan điểm khoa học của các nghiên cứu trước và các ý kiến được đăng tải trên các bài báo, tạp chí khoa học. Các nghiên cứu tham khảo, kế thừa và các nguồn tài liệu tham khảo khác được sử dụng trong đề tài nghiên cứu này đều được trích dẫn nguồn rõ ràng trong danh mục tài liệu tham khảo. Kết quả nghiên cứu là trung thực, khách quan, chính xác và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Thành phố Hổ Chí Minh, tháng 2 năm 2020 Nguyễn Thị Thảo Vi iii LỜI CẢM ƠN Để có thể hoàn thành tốt đề tài nghiên cứu này, tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu, Lãnh đạo và Giảng viên Khoa Kế Toán – Kiểm Toán cùng toàn thể các quý Thầy Cô Trường Đại Học Ngân Hàng TPHCM đã hỗ trợ, tạo điều kiện học tập tốt nhất để tôi có được nền tảng kiến thức vững chắc. Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn với Giảng viên – TS. Nguyễn Thị Mai Hương đã luôn nhiệt tình chỉ bảo, truyền đạt những kiến thức quý báu trong suốt quá trình làm Khóa luận tốt nghiệp. Cảm ơn Cô đã luôn dõi theo và truyền lại nhiệt huyết nghiên cứu để tôi có thể hoàn thiện bài Khóa luận tốt nghiệp tốt nhất. Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình, bạn bè đã luôn đồng hành, ủng hộ và động viên tinh thần tạo niềm tin vững chắc giúp tôi hoàn thành tốt bài Khóa luận. Tác giả Nguyễn Thị Thảo Vi iv MỤC LỤC TÓM TẮT ........................................................................................................................ i LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................... ii LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ iii MỤC LỤC ...................................................................................................................... iv DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .............................................................................. vii DANH MỤC BẢNG .................................................................................................... viii DANH MỤC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ ............................................................................... ix PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................... 3 3. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................ 3 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ......................................................................... 4 5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 4 6. Đóng góp của đề tài ........................................................................................... 4 7. Kết cấu đề tài ..................................................................................................... 6 CHƯƠNG 1: 1.1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ...................................... 7 Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài ............................... 7 1.1.1 Các nghiên cứu về mức độ công bố thông tin trên báo cáo tài chính ......... 7 1.1.2 Các nghiên cứu về công bố thông tin môi trường ...................................... 9 1.1.3 Các nghiên cứu về kế toán môi trường ..................................................... 11 1.1.4 Các nghiên cứu về nhân tố tác động đến công bố thông tin kế toán môi trường.................................................................................................................... 14 1.2 Khe hổng nghiên cứu ....................................................................................... 28 1.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất ............................................................................ 30 v KẾT LUẬN CHƯƠNG 1.............................................................................................. 33 CHƯƠNG 2: 2.1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ....................... 34 Mối quan hệ giữa thông tin môi trường và thông tin kế toán môi trường ....... 34 2.1.1 Sự cần thiết công bố thông tin môi trường ............................................... 34 2.1.2 Lịch sử ra đời và phát triển của kế toán môi trường ................................. 35 2.2 Giới thiệu khái quát về Kế toán môi trường .................................................... 39 2.2.1 Khái niệm .................................................................................................. 39 2.2.2 Các nội dung cơ bản trên Báo cáo thường niên ........................................ 41 2.2.3 Nội dung và kỹ thuận ghi nhận ................................................................. 42 2.2.4 Lý thuyết nền liên quan đến đề tài nghiên cứu ......................................... 50 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2.............................................................................................. 58 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................... 59 3.1 Quy trình nghiên cứu ....................................................................................... 59 3.2 Vận dụng phương pháp nghiên cứu................................................................. 60 3.2.1 Nghiên cứu định tính ................................................................................ 60 3.2.2 Nghiên cứu định lượng ............................................................................. 61 3.3 Xây dựng thang đo .......................................................................................... 62 3.3.1 Biến phụ thuộc .......................................................................................... 62 3.3.2 Biến độc lập .............................................................................................. 63 3.4 Chọn mẫu nghiên cứu ...................................................................................... 64 3.5 Công cụ xử lý dữ liệu ...................................................................................... 65 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3.............................................................................................. 68 CHƯƠNG 4: 4.1 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................ 69 Tổng quan về ngành công nghiệp xây dựng và tác động của ngành đến môi trường ........................................................................................................................ 69 4.1.1 Tổng quan về ngành công nghiệp xây dựng ............................................. 69 4.1.2 4.2 vi Tác động của ngành công nghiệp xây dựng đến môi trường.................... 70 Thực trạng báo cáo thông tin kế toán môi trường của các doanh nghiệp xây dựng niêm yết trên sàn chứng khoán TPHCM.......................................................... 71 4.3 Phân tích thống kê mô tả ................................................................................. 76 4.4 Phân tích tương quan ....................................................................................... 78 4.5 Kiểm định sự phù hợp của mô hình ................................................................ 78 4.6 Kết quả kiểm định sự phù hợp của mô hình .................................................... 79 4.7 Phân tích kết quả mô hình hồi quy .................................................................. 80 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4.............................................................................................. 83 CHƯƠNG 5: ................................................................................................................. 84 BÀN LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH ....................... 84 5.1 Bàn luận kết quả nghiên cứu ........................................................................... 84 5.1.1 Kết quả nghiên cứu định tính .................................................................... 84 5.1.2 Kết quả nghiên cứu định lượng ................................................................ 85 5.2 Hàm ý chính sách ............................................................................................ 87 5.2.1 Đối với chính phủ và cơ quan chức năng ................................................. 87 5.2.2 Đối với các hiệp hội nghề nghiệp ............................................................. 88 5.2.3 Đối với doanh nghiệp................................................................................ 88 5.3 Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu trong tương lai ................................ 88 KẾT LUẬN CHƯƠNG 5.............................................................................................. 90 KẾT LUẬN CHUNG .................................................................................................... 91 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 92 DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC .................................................................................... 102 vii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CHỮ VIẾT ĐẦY ĐỦ STT CHỮ VIẾT TẮT I. TIẾNG VIỆT 1 BCPTBV Báo cáo phát triển bền vững 2 BCTC Báo cáo tài chính 3 BCTN Báo cáo thường niên 4 CPMT Chi phí môi trường 5 DN Doanh nghiệp 6 HĐQT Hội đồng quản trị 7 KTMT Kế toán môi trường 8 TNXH Trách nhiệm xã hội 9 TSCD Tài sản cố định II. TIẾNG ANH 10 FDI Foreign Direct Investment (Đầu tư trực tiếp nước ngoài) 11 GDP Gross Domestic Product (Tổng sản phẩm quốc nội) 12 GRI The Global Reporting Initiative (Sáng kiến báo cáo toàn cầu) 13 IAS International Accounting Standards (Chuẩn mực kế toán quốc tế) 14 IASB International Accounting Standards Board (Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế) 15 IFRS International Financial Reporting Standards (Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế) 16 IMA Institute of Management Accountants (Hiệp hội kế toán quản trị Hoa Kỳ) 17 UNCTAD United Nations Conference on Trade and Development (Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Thương mại và Phát triển) 18 USEPA United States Environmental Protection Agency (Cục Bảo vệ Môi sinh Hoa Kỳ) viii DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Tổng hợp các nghiên cứu liên quan trực tiếp đến đề tài............................... 19 Bảng 1.2: Bảng kỳ vọng chiều tác động của các biến................................................... 31 Bảng 1.3: Các biến độc lập tác động đến mức độ công bố thông tin KTMT ............... 32 Bảng 2.1: So sánh các chỉ tiêu công bố thông tin môi trường giữa Thông tư 155/2015/TT-BTC và hướng dẫn GRI – G4 (2013) ..................................................... 43 Bảng 3.1: Phương pháp đánh giá mức độ công bố thông tin KTMT............................ 63 Bảng 3.2: Đo lường các biến độc lập ............................................................................ 64 Bảng 4.1: Thống kê kết quả mức độ công bố thông tin KTMT trên HOSE giai đoạn 2015 - 2018 ................................................................................................................... 72 Bảng 4.2: Bảng thống kê mô tả các biến trong mô hình ............................................... 76 Bảng 4.3: Phân tích tương quan .................................................................................... 78 Bảng 4.4: Kết quả hồi quy 3 mô hình Pooled OLS, FEM, REM .................................. 79 Bảng 4.5: Kết quả ước lượng mô hình FGLS ............................................................... 81 Bảng 4.6: Kết quả kiểm định các giả thuyết ................................................................. 82 ix DANH MỤC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ Hình 1.1: Mô hình nghiên cứu đề xuất ......................................................................... 31 Hình 3.1: Các bước thực hiện quy trình nghiên cứu ..................................................... 59 Hình 4.1: Tốc độ tăng trưởng GDP và ngành xây dựng ............................................... 70 Biểu đồ 4.1: Biểu đồ mức độ công bố thông tin KTMT trên HOSE..............................73 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong những năm gần đây, với xu hướng toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế và tự do hóa thương mại thì các vấn đề môi trường toàn cầu ngày càng diễn biến phức tạp. Đứng trước những thách thức đó, các doanh nghiệp (DN) trên thế giới hiện nay đã và đang thể hiện sự ưu tiên hàng đầu cho các vấn đề môi trường song hành với mục tiêu kinh doanh hiệu quả, tối đa hóa lợi nhuận. Bên cạnh đó, chủ động công bố các thông tin Kế toán môi trường (KTMT) qua Báo cáo thường niên (BCTN) hay Báo cáo phát triển bền vững (BCPTBV) nhằm thể hiện rõ trách nhiệm xã hội (TNXH) của DN trước vấn đề cấp bách của nhân loại. Chính từ đây, sự phát triển ổn định và mạnh mẽ cần phải đặc biệt quan tâm đến trách nhiệm đối với môi trường và xã hội bên cạnh mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận, hướng đến việc thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh - yếu tố đảm bảo sự phát triển bền vững của DN. Hiện nay, tình trạng ô nhiễm môi trường tại Việt Nam đang ở mức báo động. Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết chỉ khoảng 5% trong tổng 615 cụm công nghiệp trên cả nước có hệ thống xử lý nước thải tập trung, lượng nước xả thải chưa được xử lý triệt để chiếm tỷ lệ 70% trong tổng lượng nước thải của gần 300 khu công nghiệp có lưu lượng xả thải trên 2 triệu m3/ngày, tỷ lệ DN FDI xả thải vượt mức cho phép từ 5 – 12 lần là 23%.1 Trong đó, không thể không kể đến các tác động môi trường của ngành công nghiệp xây dựng từ giai đoạn vận chuyển vật liệu xây dựng đến quá trình thực hiện thi công và thu dọn sau thi công. Hiện tượng ô nhiễm trong ngành xây dựng có thể kế đến rác thải xây dựng từ bao bì nguyên vật liệu; khí thải độc hại phát sinh từ các loại sơn, nhiên liệu chạy máy móc thi công; tiếng ồn phát ra khi vận hành máy móc và bụi xây dựng trong quá trình đào đất làm móng cọc hay từ các phương tiện vận chuyển vật liệu xây dựng như cát, đá, xi măng...2 Xuất phát từ các tác động trên, Bộ Xây dựng đã ban hành Thông tư số 02/2018/TT-BXD3: “Quy định về bảo vệ môi trường trong thi công xây dựng công trình và chế độ báo cáo công tác bảo vệ môi trường ngành xây dựng”. Nguyễn Thế Trung (2019). Ô nhiễm môi trường - thực trạng và giải pháp. http://hdll.vn/vi/nghien-cuu---traodoi/o-nhiem-moi-truong---thuc-trang-va-giai-phap.html 2 Bích Ngọc. Nghiên cứu phương pháp giải quyết và phòng ngừa ô nhiễm môi trường trong xây dựng. http://xaydung.gov.vn/c/document_library/get_file?p_l_id=26808&folderId=48304&name=27024 3 Thông tư số 02/2018/TT-BXD ngày 06 tháng 02 năm 2018 của Bộ Xây dựng: Quy định về bảo vệ môi trường trong thi công xây dựng công trình và chế độ báo cáo công tác bảo vệ môi trường ngành xây dựng 1 2 Để thể hiện TNXH cụ thể là thực hiện bảo vệ môi trường và tuân thủ các quy định pháp lý liên quan đến môi trường, các DN phải đầu tư vào các tài sản môi trường, các chi phí phát sinh liên quan đến môi trường như chi phí ngăn ngừa và kiểm soát chất thải, chi phí khấu hao của các thiết bị xử lý chất thải,... Vì vậy, với nhiều thông tin KTMT phát sinh càng đòi hỏi các DN cần minh bạch và cung cấp rõ ràng cho các bên liên quan bởi thông tin kế toán nói chung và thông tin KTMT nói riêng có tác động mạnh mẽ đến hành vi của các đối tượng tham gia thị trường, qua đó các nhà đầu tư có thể đưa ra các quyết định đầu tư hiệu quả, tăng năng lực cạnh tranh trên trường quốc tế. Nhận thức về các vấn đề trên, đã có nhiều văn bản được ban hành về chủ trương phát triển bền vững đối với phát triển kinh tế nói chung và phát triển ngành xây dựng nói riêng. Quyết định số 1393/QĐ-TTg4 của Thủ tướng Chính phủ về “Phê duyệt chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh” là một trong những hành động thể hiện rõ chủ trương mà Nhà nước đang hướng đến đó là sự kết hợp hài hòa và chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường. Không nằm ngoài chủ trương đó, Bộ Xây Dựng cũng đã ban hành Quyết định số 1659/QĐ-BXD5 về “Ban hành kế hoạch hành động của ngành xây dựng triển khai kế hoạch hành động quốc gia thực hiện chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững”. Việc triển khai và công bố các thông tin KTMT có thể xem là yếu tố then chốt, là điều kiện thiết yếu giúp nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững khi mà Việt Nam là thành viên của nhiều hiệp định thương mại tư do và đang trong quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu. Ngày nay, nhiều DN Việt Nam cũng đã có nhận thức về tầm quan trọng của việc công bố và minh bạch thông tin KTMT. Tuy nhiên, mức độ công bố của các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam nói chung và Sở giao dịch chứng khoán TPHCM (HOSE) nói riêng có sự khác nhau tương đối. Thông tư 155/2015/TT-BTC6, hướng dẫn công bố thông tin trên thị trường chứng khoán, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2016, yêu cầu các công ty đại chúng lập báo cáo liên quan đến trách nhiệm về môi trường và xã hội của công ty, đánh giá các chỉ tiêu môi trường, công bố các thông tin môi trường vì mục tiêu phát triển bền vững. Bên Quyết định số 1393/QĐ-TTg ngày 25 tháng 09 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ: Phê duyệt chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh thời kỳ 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2050 5 Quyết định số 1659/QĐ-BXD ngày 28 tháng 12 năm 2018 của Bộ Xây dựng: Ban hành kế hoạch hành động của ngành xây dựng triển khai kế hoạch hành động quốc gia thực hiện chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững 6 Thông tư số 155/2015/TT-BTC ngày 06 tháng 10 năm 2015 của Bộ Tài chính: Hướng dẫn công bố thông tin trên thị trường chứng khoán 4 3 cạnh đó, nghiên cứu giúp các DN trong lĩnh vực xây dựng nhận thức được tầm quan trọng cũng như lợi ích lớn hơn sẽ đạt được khi công bố thông tin KTMT trong báo cáo của DN. Từ đó mở ra nhiều cơ hội cho các DN trong bối cảnh cạnh tranh cao giữa các DN trong nước và ngoài nước. Xuất phát từ các vấn đề đang xảy ra trong thực tiễn cần được giải quyết liên quan đến thông tin môi trường và KTMT nói chung, cùng với KTMT của các DN hoạt động trong lĩnh vực xây dựng nói riêng, tác giả chọn đề tài “Các nhân tố tác động đến công bố thông tin kế toán môi trường - Nghiên cứu điển hình của ngành công nghiệp xây dựng niêm yết trên sàn chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh”. Đề tài hướng đến việc xem xét và đánh giá các nhân tố tác động và góp phần đề xuất các giải pháp hiệu quả giúp các DN nhìn nhận đầy đủ hơn về thông tin KTMT, thúc đẩy các DN tích cực cung cấp các thông tin KTMT góp phần thúc đẩy quá trình phát triển bền vững của đất nước. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát Xác định và đo lường mức độ tác động của các nhân tố đến công bố thông tin KTMT – Nghiên cứu điển hình của ngành công nghiệp xây dựng trên HOSE. Mục tiêu cụ thể Mục tiêu 1: Nhận diện các nhân tố tác động đến việc công bố thông tin KTMT của nhóm ngành công nghiệp xây dựng trên HOSE. Mục tiêu 2: Đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến việc công bố thông tin KTMT của nhóm ngành công nghiệp xây dựng trên HOSE. Mục tiêu 3: Đề xuất một số hàm ý chính sách nhằm tăng cường mức độ công bố thông tin KTMT của nhóm ngành công nghiệp xây dựng trên HOSE. 3. Câu hỏi nghiên cứu Câu hỏi 1: Nhân tố nào tác động đến việc công bố thông tin KTMT của nhóm ngành công nghiệp xây dựng trên HOSE? Câu hỏi 2: Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này đến việc công bố thông tin KTMT của nhóm ngành công nghiệp xây dựng trên HOSE.như thế nào? Câu hỏi 3: Giải pháp nào giúp các DN của ngành công nghiệp xây dựng tăng cường công bố thông tin KTMT? 4 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin KTMT của nhóm ngành công nghiệp xây dựng trên HOSE. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi không gian: Trong nhóm ngành công nghiệp xây dựng, nghiên cứu chỉ giới hạn trong phạm vi các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực xây dựng niêm yết trên HOSE và thực hiện nghiên cứu thông qua BCTN và báo cáo tài chính (BCTC) đã được kiểm toán. Phạm vi thời gian: Dữ liệu thứ cấp được thu thập trong giai đoạn 2015 – 2018. 5. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu định tính Tổng hợp các nghiên cứu trong và ngoài nước trước đây, phân tích điểm chung và điểm khác biệt để xác định khe hở nghiên cứu và đề xuất mô hình nghiên cứu. Kết hợp với nghiên cứu các lý thuyết nền nhằm hệ thống hóa cơ sở lý thuyết cũng như làm cơ sở lập luận đưa ra các giả thuyết nghiên cứu. Nghiên cứu các hướng dẫn về KTMT quốc tế, các văn bản pháp lý các vấn đề liên quan đến môi trường tại Việt Nam. Phương pháp nghiên cứu định lượng Tiến hành xác định, thu thập các dữ liệu liên quan đến thông tin KTMT mà DN đã công bố trong BCTN và các thông số tài chính trong BCTC đã được kiểm toán nhằm tính toán giá trị các biến phụ thuộc và độc lập. Phương pháp chỉ số công bố thông tin có trọng số được vận dụng để đo lường mức độ công bố thông tin KTMT. Sau đó tiến hành thống kê mô tả các biến, phân tích tương quan, phân tích mô hình hồi quy và một số kiểm định giả thuyết hồi quy cần thiết để đánh giá mức độ công bố thông tin KTMT của các DN xây dựng niêm yết trên HOSE. Tất cả dữ liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel 2016 và STATA 13. 6. Đóng góp của đề tài Các thông tin KTMT là một trong những yếu tố đánh giá quá trình tiến đến sự phát triển bền vững của DN cũng như góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững của quốc gia. Các quốc gia trên thế giới đã sớm nhận thức về vấn đề này, nhiều bài nghiên 5 cứu khoa học về mức độ công bố thông tin KTMT được thực hiện nhằm nhận diện các nhân tố tác động cũng như đưa ra các giải pháp nâng cao mức độ công bố góp phần thúc đẩy các DN cải tiến thực hiện theo tiêu chí phát triển bền vững. Tuy nhiên, tại Việt Nam, vấn đề thông tin KTMT vẫn còn mới, rất ít các bài nghiên cứu về các yếu tố tác động đến việc công bố thông tin KTMT của DN, các nghiên cứu cụ thể về một nhóm ngành càng hạn chế. Đặc biệt, nghiên cứu đối với ngành công nghiệp xây dựng - một trong những ngành mang tính chất đặc thù riêng biệt là khan hiếm. Do vậy, đề tài nghiên cứu này mang tính cấp thiết nhất là khi đánh giá tình trạng công bố thông tin KTMT của các DN niêm yết trên HOSE trong giai đoạn có sự xuất hiện của Thông tư 155/2015/TTBTC - bắt buộc các DN niêm yết phải công bố thông tin về môi trường trên báo cáo kế toán của họ. Kết quả nghiên cứu của đề tài đóng góp về mặt lý luận và thực tiễn như sau: Về mặt lý luận Đóng góp vào kho dữ liệu nghiên cứu các vấn đề liên quan đến KTMT và việc công bố thông tin KTMT với kết quả nghiên cứu trong thời gian gần nhất, là tài liệu tham khảo cho sinh viên, các nhà nghiên cứu, nhà hoạch định chính sách... đang quan tâm đến vấn đề công bố thông tin KTMT để có cái nhìn toàn diện về thực trạng và mức độ công bố thông tin KTMT của các DN hiện nay. Về mặt thực tiễn Điểm khác với các nghiên cứu trước chủ yếu dựa vào dữ liệu các quan điểm đánh giá thông qua phỏng vấn, khảo sát người có chuyên môn để tìm ra kết quả nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu có tính thực tiễn cao do sử dụng bộ dữ liệu cập nhật mới nhất là các thông tin tài chính và thông tin KTMT trên các báo cáo kế toán để đánh giá, đo lường mức độ tác động. Như vậy đề tài là bằng chứng khoa học thực nghiệm phù hợp với tình hình phát triển hiện tại và phản ánh đúng thực tế tình trạng công bố của các DN trong nhóm ngành công nghiệp xây dựng hiện nay. Trước tình hình Việt Nam chưa có các văn bản, quy định hướng dẫn việc công bố thông tin KTMT thì nghiên cứu này đóng vai trò như một nguồn lực hỗ trợ thêm về các thông tin thực tiễn về thực trạng công bố thông tin KTMT của các DN trong nhóm ngành công nghiệp xây dựng. Qua đó, các cơ quan quản lý chức năng sẽ có nhiều cơ sở để lên kế hoạch và đưa ra các văn bản hỗ trợ việc công bố thông tin KTMT. 6 7. Kết cấu đề tài Bên cạnh phần mở đầu, tóm tắt, lời cam đoan, lời cám ơn, danh mục các bảng biểu, hình vẽ, tài liệu tham khảo, phụ lục và kết luận, đề tài bao gồm 5 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu Chương 2: Cơ sở lý thuyết của đề tài nghiên cứu Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Chương 4: Kết quả nghiên cứu Chương 5: Bàn luận kết quả nghiên cứu và hàm ý chính sách 7 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài 1.1.1 Các nghiên cứu về mức độ công bố thông tin trên báo cáo tài chính Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về mức độ công bố thông tin trên BCTC: Nghiên cứu của Singhvi và Desai (1971) sử dụng một danh sách công bố với 34 mục điểm tại 155 tập đoàn công nghiệp lớn của Mỹ và kết quả nghiên cứu được tìm thấy tương tự như kết quả mà Cerf (1961) đã thực hiện. Tác giả đã tìm thấy mối quan hệ tích cực giữa mức độ công bố thông tin trên BCTN với biên lợi nhuận, quy mô DN và số lượng cổ đông. Nghiên cứu của Cooke (1992) tại Nhật Bản đã sử dụng các nhân tố nhóm ngành công nghiệp, tình trạng niêm yết, quy mô công ty để nghiên cứu mức độ tác động đến công bố thông tin tự nguyện và bắt buộc. Kết quả nghiên cứu cho 35 công ty chỉ ra các nhân tố trên đều có tác động tích cực đến mức độ công bố thông tin tự nguyện và bắt buộc. Năm 1993, Cooke tiếp tục nghiên cứu về mức độ công bố thông tin tự nguyện trên BCTN của 48 công ty Nhật Bản. Kết quả chỉ ra rằng có mối liên hệ giữa mức độ công bố thông tin tự nguyện và tình trạng niêm yết của công ty. Nghiên cứu của Owusu – Ansah (1998) đã thực hiện nghiên cứu về mức độ tác động của các đặc điểm của công ty đến mức độ công bố thông tin bắt buộc tại Zimbabwe. Với dữ liệu nghiên cứu được thu thập trên 49 công ty phi tài chính niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Zimbabwe (ZSE), kết quả nghiên cứu cho thấy có mối quan hệ ảnh hưởng tích cực giữa mức độ công bố thông tin bắt buộc của công ty với cấu trúc chủ sở hữu, quy mô công ty, độ tuổi công ty, khả năng sinh lời và liên kết đa quốc gia. Nghiên cứu của Chau và Gray (2002) đã tiến hành nghiên cứu mối quan hệ của cấu trúc sở hữu đến mức độ công bố thông tin tự nguyện trên BCTN của các công ty niêm yết ở Singapore và Hồng Kông. Nghiên cứu chỉ ra rằng quyền sở hữu có ảnh hưởng tích cực đến mức độ công bố thông tin tự nguyện. Các công ty nội bộ và kiểm soát bởi gia đình thì không công bố nhiều các thông tin vượt quá ngưỡng bắt buộc so với các công ty có quyền sở hữu rộng hơn. Nghiên cứu của Hossain (2008) đối với lĩnh vực ngân hàng được thực hiện tại Ấn Độ cho thấy các nhân tố thành phần hội đồng quản trị, lợi nhuận, quy mô và các biến 8 về thị trường tác động đáng kể đến mức độ công bố thông tin. Kết quả cũng chỉ ra việc cung cấp thông tin kịp thời giúp các vấn đề ngân hàng giảm mức độ, tần suất và tăng tính minh bạch. Điều đó tạo động lực cho các ngân hàng hoạt động có hiệu quả và kiểm soát rủi ro một cách thận trọng. Tại Việt Nam, nghiên cứu về mức độ tác động của các nhân tố đến công bố thông tin trên BCTC cũng thu hút sự tham gia của nhiều tác giả, điển hình như: Nghiên cứu của Phạm Thị Thu Đông (2013) với bộ dữ liệu khảo sát gồm 80 công ty lĩnh vực sản xuất, thương mại và dịch vụ. Nghiên cứu đề xuất mô hình với các biến độc lập: quy mô DN, TSCĐ, đòn bẩy nợ, khả năng sinh lời, thời gian hoạt động của DN, chủ thể kiểm toán và khả năng thanh toán. Qua kết quả phân tích, chỉ có biến khả năng sinh lời và TSCĐ có quan hệ thuận chiều với mức độ công bố thông tin kế toán. Kết quả nghiên cứu có sự khác biệt với nhiều nghiên cứu khác trên thế giới về nhân tố quy mô công ty như nghiên cứu của Singhvi và Desai (1971), Cooke (1992) và Hossain (2008). Tuy nhiên, nghiên cứu của Đoàn Nguyễn Trang Phương (2010) lại cho ra kết quả tương tự. Nghiên cứu của Nguyễn Công Phương và Nguyễn Thị Thanh Phương (2014) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin tài chính của các công ty niêm yết. Tác giả sử dụng dữ liệu khảo sát của 99 công ty niêm yết trên HOSE trên BCTC đã được kiểm toán và dùng phương pháp chỉ số để đo lường mức độ công bố thông tin. Kết quả phân tích chỉ ra: quy mô công ty, thời gian niêm yết, công ty kiểm toán có ảnh hưởng tích cực đến mức độ công bố thông tin. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Hảo (2015) tìm hiểu về các nhân tố ảnh hưởng mức độ công bố thông tin tự nguyện trên BCTN của 106 DN niêm yết trên HOSE. Kết quả cho thấy lợi nhuận, quy mô và loại hình sở hữu có yếu tố nước ngoài có mối quan hệ cùng chiều với mức độ công bố thông tin tự nguyện. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng Em (2015) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin tự nguyện của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam với ba nhóm ngành: công nghiệp, xây dựng và tài chính. Tác giả xây dựng mô hình với biến phụ thuộc là chỉ số công bố thông tin tự nguyện và 8 biến độc lập bao gồm: quy mô công ty, lợi nhuận, đòn bẩy nợ, tách biệt vai trò chủ tịch HĐQT và Giám đốc, tỷ lệ sở hữu của Nhà nước, tỷ lệ sở hữu nhà đầu tư nước ngoài, tỷ lệ sở hữu của cổ đông lớn, tỷ lệ thành viên HĐQT độc lập. Kết quả phân tích chỉ ra rằng nhân 9 tố quy mô công ty có tác động cùng chiều đến mức độ công bố thông tin đối với 2 nhóm ngành công nghiệp và xây dựng, không tác động đến nhóm ngành tài chính. Kết quả ngược lại được tìm thấy ở nhân tố đòn bẩy tài chính, tác động cùng chiều với nhóm ngành tài chính và không tác động đến 2 nhóm ngành công nghiệp và xây dựng. Tỷ lệ sở hữu nhà đầu tư nước ngoài có mối quan hệ thuận chiều với mức độ công bố thông tin tự nguyện ở nhóm ngành công nghiệp nhưng không có mối quan hệ với 2 nhóm ngành xây dựng và tài chính. Còn 5 nhân tố còn lại không có mối liên hệ với biến phụ thuộc đối với cả 3 nhóm ngành. 1.1.2 Các nghiên cứu về công bố thông tin môi trường Sự phát triển kinh tế kéo theo đó hàng loạt các vấn đề xảy ra với môi trường. Các nhà đầu tư ngày càng nhận thức được tầm quan trọng của các vấn đề liên quan đến môi trường và hoạt động kinh doanh của DN, đó là yếu tố then chốt để tiến gần đến sự phát triển bền vững. Sự kỳ vọng của xã hội về các vai trò, trách nhiệm bảo vệ môi trường ngày càng cao, vì vậy, nhiều nhà quản lý, nhà kinh tế học đã chú trọng đến việc công bố thông tin môi trường trên các BCPTBV nói chung. Trong nhiều thập niên vừa qua, cụ thể là giữa những năm 90, đã có sự tăng trưởng rõ rệt trong nghiên cứu các vấn đề liên quan đến thông tin môi trường (Deegan, 2002). Việc cung cấp thông tin môi trường ngày càng trở nên thiết yếu bởi vì chúng cung cấp thông tin hiệu suất môi trường và ảnh hưởng đến thị trường vốn (Villiers, Naiker và Staden, 2011). Một số bài nghiên cứu điển hình về công bố thông tin môi trường có thể kể đến như nghiên cứu của Liu và Anbumozhi (2009) xác định các nhân tố tác động đến việc công bố thông tin môi trường của các công ty niêm yết Trung Quốc. Kết quả phân tích cho thấy áp lực từ chính phủ và quy mô công ty có ảnh hưởng tích cực đến mức độ công bố thông tin môi trường. Trong khi đó, tác động của các nhân tố áp lực cổ đông, áp lực chủ nợ đối với mức độ công bố thông tin môi trường là không ảnh hưởng. Tác giả cũng đưa ra nhận định rằng các công ty tương đối phát triển mà hoạt động ở khu vực ven biển phía Đông có xu hướng công bố các thông tin về môi trường. Công ty hoạt động càng hiệu quả thì càng công bố nhiều thông tin đầu tư liên quan đến môi trường cũng như các chi phí kiểm soát các chất thải gây ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó, việc công bố thông tin môi trường đóng vai trò quan trọng trong quá trình “phủ xanh” trách nhiệm của công ty, là một chiến lược quản lý môi trường hữu hiệu khi trao đổi với các bên liên quan. 10 Z.G. Liu và cộng sự (2011) phân tích mức độ công bố thông tin môi trường của các công ty trong ngành thép năm 2008 được niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán Thượng Hải và đánh giá các đặc tính hiệu suất môi trường của thông tin môi trường được công bố từ các công ty này. Kết quả cho thấy hình thức công bố thông tin môi trường, nội dung và mức độ công bố có sự khác nhau. Tác giả cho rằng không thể phản ánh mức độ hiệu quả môi trường thực tế của các công ty thép niêm yết trên thông qua thông tin môi trường đã được công bố và khả năng các công ty có hiệu suất môi trường thấp sẽ công bố thêm thông tin môi trường. Dion và Rui (2014) sử dụng phiếu ghi điểm phân tích nội dung trên cơ sở các hướng dẫn BCPTBV theo tiêu chuẩn GRI (Global Reporting Initiative) được cải tiến bởi Clarkson, Li, Richardson, and Vasvari (2008) phối hợp với một số chuyên gia về công bố thông tin môi trường để đo lường mức độ tác động của các nhân tố đến công bố thông tin môi trường của các công ty niêm yết tại Hà Lan, đánh giá cam kết môi trường thực sự của các công ty này. Dữ liệu phân tích của nghiên cứu là một mẫu dữ liệu gồm 28 công ty niêm yết Hà Lan, tác giả xác định các biến độc lập bao gồm: quy mô DN, ngành công nghiệp và khả năng sinh lời. Kết quả nghiên cứu cho thấy quy mô DN và ngành công nghiệp có mối quan hệ tích cực đến mức độ công bố thông tin môi trường. Nhân tố khả năng sinh lời không có mối quan hệ tác động. Chaklader and Gulati (2015) đã nghiên cứu về thực hành công bố thông tin môi trường của các công ty tại Ấn Độ và xem xét các biến độc lập khác nhau tác động như thế nào lên chỉ số công bố môi trường. Tác giả cho rằng việc công bố các báo cáo môi trường chịu áp lực ngày một tăng cao từ các cơ quan tài trợ của chính phủ và quốc tế. Nghiên cứu dữ liệu dựa trên cơ sở doanh thu bao gồm 50 công ty từ danh sách do ET 500 công bố trong giai đoạn 2009 - 2012, tác giả đã nhận diện các nhân tố: quy mô, loại hình công nghiệp, khả năng sinh lời, chứng nhận về môi trường, tình trạng đa quốc gia và đòn bẩy tài chính. Kết quả phân tích chỉ ra quy mô và chứng nhận về môi trường có ảnh hưởng tích cực đến công bố thông tin môi trường. Điều đó chứng tỏ các công ty công bố nhiều thông tin môi trường hơn thường có quy mô lớn và được chứng nhận về môi trường bởi một cơ quan bên ngoài. Các biến còn lại không có tác động. Tại Việt Nam, các nghiên cứu liên quan đến công bố thông tin môi trường cũng được quan tâm.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng