Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ (Luận văn thạc sĩ) Các nhân tố ảnh hưởng đến khởi sự kinh doanh của sinh viên Họ...

Tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Các nhân tố ảnh hưởng đến khởi sự kinh doanh của sinh viên Học viện Ngân hàng

.PDF
104
43
93

Mô tả:

(Luận văn thạc sĩ) Các nhân tố ảnh hưởng đến khởi sự kinh doanh của sinh viên Học viện Ngân hàng(Luận văn thạc sĩ) Các nhân tố ảnh hưởng đến khởi sự kinh doanh của sinh viên Học viện Ngân hàng(Luận văn thạc sĩ) Các nhân tố ảnh hưởng đến khởi sự kinh doanh của sinh viên Học viện Ngân hàng(Luận văn thạc sĩ) Các nhân tố ảnh hưởng đến khởi sự kinh doanh của sinh viên Học viện Ngân hàng(Luận văn thạc sĩ) Các nhân tố ảnh hưởng đến khởi sự kinh doanh của sinh viên Học viện Ngân hàng(Luận văn thạc sĩ) Các nhân tố ảnh hưởng đến khởi sự kinh doanh của sinh viên Học viện Ngân hàng(Luận văn thạc sĩ) Các nhân tố ảnh hưởng đến khởi sự kinh doanh của sinh viên Học viện Ngân hàng(Luận văn thạc sĩ) Các nhân tố ảnh hưởng đến khởi sự kinh doanh của sinh viên Học viện Ngân hàng(Luận văn thạc sĩ) Các nhân tố ảnh hưởng đến khởi sự kinh doanh của sinh viên Học viện Ngân hàng(Luận văn thạc sĩ) Các nhân tố ảnh hưởng đến khởi sự kinh doanh của sinh viên Học viện Ngân hàng(Luận văn thạc sĩ) Các nhân tố ảnh hưởng đến khởi sự kinh doanh của sinh viên Học viện Ngân hàng(Luận văn thạc sĩ) Các nhân tố ảnh hưởng đến khởi sự kinh doanh của sinh viên Học viện Ngân hàng(Luận văn thạc sĩ) Các nhân tố ảnh hưởng đến khởi sự kinh doanh của sinh viên Học viện Ngân hàng(Luận văn thạc sĩ) Các nhân tố ảnh hưởng đến khởi sự kinh doanh của sinh viên Học viện Ngân hàng(Luận văn thạc sĩ) Các nhân tố ảnh hưởng đến khởi sự kinh doanh của sinh viên Học viện Ngân hàng(Luận văn thạc sĩ) Các nhân tố ảnh hưởng đến khởi sự kinh doanh của sinh viên Học viện Ngân hàng(Luận văn thạc sĩ) Các nhân tố ảnh hưởng đến khởi sự kinh doanh của sinh viên Học viện Ngân hàng
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI --------------------------- VŨ THỊ MINH HẰNG CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI KHỞI SỰ KINH DOANH CỦA SINH VIÊN HỌC VIỆN NGÂN HÀNG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH HÀ NỘI, 2018 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI --------------------------- VŨ THỊ MINH HẰNG CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI KHỞI SỰ KINH DOANH CỦA SINH VIÊN HỌC VIỆN NGÂN HÀNG Ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 8340101 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS BÙI VĂN HUYỀN HÀ NỘI, 2018 MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KHỞI SỰ KINH DOANH ĐỐI VỚI SINH VIÊN ......................................................................................... 13 1.1. Tổng quan về khởi sự kinh doanh .......................................................... 13 1.2. Cơ sở lý luận và các nhân tố ảnh hưởng đến khởi sự kinh doanh của sinh viên ....................................................................................................... 23 Chương 226: THỰC TRẠNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG26 TỚI KHỞI SỰ KINH DOANH CỦA SINH VIÊN HỌC VIỆN NGÂN HÀNG ........................................................................................................... 26 2.1. Giả thuyết và mô hình nghiên cứu ......................................................... 26 2.2. Dữ liệu kiểm định................................................................................... 34 2.3. Phân tích hồi quy .................................................................................... 41 2.4. Thảo luận kết quả kiểm định .................................................................. 49 Chương 354: KIẾN NGHỊ.......................................................................... 54 3.1. Đối với Học viện Ngân hàng ................................................................. 54 3.2. Kiến nghị với Chính phủ và các Bộ/Ngành liên quan ........................... 60 KẾT LUẬN .................................................................................................. 65 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 67 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Ý nghĩa AEC Cộng đồng kinh tế ASEAN APEC Diễn đàn hợp tác Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á EFA Phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis) EVFTA Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU EU Liên minh châu Âu GEM Global Entrepreneurhip Monitor KSKD Khởi sự kinh doanh KNB Vị trí xã hội của chủ doanh nghiệp HMDN Hình mẫu chủ doanh nghiệp NGK Ngoại khóa SEE Lý thuyết sự kiện khởi sự SON Tác động của xã hội SPSS Phần mềm Statistic Packages for Social Sciences TUT Tự tin Khởi sự kinh doanh DANH MỤC BẢNG BIỂU Số Tên bảng Trang 2.1 Thang đo về KSKD 31 2.2 Thang đo ý kiến người xung quanh 32 2.3 Thang đo vị trí xã hội của chủ doanh nghiệp 33 2.4 Thang đo kinh nghiệm KSKD 33 2.5 Thang đo tham gia hoạt động ngoại khóa 34 2.6 Thông tin về đối tượng điều tra 37 2.7 Kết quả tính toán độ tinh cậy thang đo 39 2.8 Kết quả phân tích nhân tố khám phá 41 2.9 Tóm tắt kết quả hồi quy phương pháp Enter/Remove 43 DANH MỤC HÌNH Số Tên hình Trang 1.1 Phát triển kinh doanh tại Việt Nam 21 1.2 Khởi sự kinh doanh ở Việt Nam so với các nước trên thế giới 22 1.3 Khởi sự kinh doanh ở Việt Nam theo độ tuổi 22 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Khởi sự kinh doanh đang là vấn đề thời sự được toàn xã hội quan tâm, tạo thành một làn sóng mới trong giới trẻ, đặc biệt trong sinh viên với nhiều ý tưởng, đam mê và khát vọng, cùng khả năng tiếp thu thích ứng và đổi mới sáng tạo. Những cụm từ như “Thung lũng Silicon” hay “thành phố Bangalore (Ấn Độ) đã trở nên hết sức quen thuộc đối với những bạn trẻ quan tâm đến khởi nghiệp. Chúng ta cũng thường nhắc tới Mỹ, Israel hay Singapore như những quốc gia khởi nghiệp, những điểm sáng nơi những ý tưởng khởi nghiệp được hiện thực hóa và là điểm đến yêu thích của các nhà đầu tư. Khởi sự kinh doanh không còn là một khái niệm xa lạ. Sự khuyến khích sáng tạo trong cộng đồng những người trẻ, sự năng động của một thế hệ sinh viên mới, sự lưu thông dễ dàng của nguồn vốn trong thời đại toàn câu hóa, sự tiếp sức và hỗ trợ của công nghệ thông tin và truyền thông, tất cả dần hình thành một cộng đồng khởi nghiệp hội tụ nhiều yếu tố để dấn thân, chấp nhận thử thách và vươn tới thành công. Không nằm ngoài xu hướng vận động của thế giới, tại Việt Nam, chính sách dành cho khởi nghiệp, trong đó có khởi sự kinh doanh trong sinh viên ngày càng được tạo điều kiện và nhận được sự quan tâm lớn. Năm 2016 đã được Chính phủ Việt Nam chọn là “Năm quốc gia khởi nghiệp”. Cùng với đó là những cam kết mạnh mẽ và trách nhiệm rõ ràng của Chính phủ trong Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”. Năm 2016 chứng kiến sự bùng nổ về những dự án khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh, đặc biệt trong giới trẻ - là các bạn sinh viên tại các trường đại học, cao đẳng, học viện, được tạo thuận lợi bởi làn sóng đầu tư mới vào Việt Nam và tiến trình hội nhập quốc tế của đất nước, đặc biệt là hội nhập về kinh tế trên cả phương diện song phương và đa phương, những tác động tích cực, từ cộng đồng kinh tế ASEAN 1 (AEC), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) và sự kiện năm APEC Việt Nam 2017. Ở Việt Nam, vai trò của đội ngũ doanh nhân và doanh nghiệp ngày càng được Đảng và Nhà nước đề cao trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Báo cáo của Chính phủ tại kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa 11 đã khẳng định: “Doanh nhân - Doanh nghiệp là lực lượng chủ lực xung kích trong sự nghiệp phát triển kinh tế”. Việt Nam đã có được thành công bước đầu với khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và đang có thế hệ khởi nghiệp sáng tạo thứ ba trẻ trung và sôi nổi hơn. Ngoài lợi thế về sự bùng nổ công nghệ, thị trường mở rộng, tư duy quản lý thông thoáng hơn, thế hệ doanh nghiệp đổi mới sáng tạo này còn có lợi thế về thị trường khi Việt Nam mở cửa rộng hơn với thế giới qua hàng loạt thỏa thuận tự do thương mại. Cơ hội này giúp Thủ đô Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung trở thành điểm sáng về phong trào khởi nghiệp trong công nghệ tại châu Á. Năm 2016 là năm đánh dấu mốc quan trọng trong việc định hướng, xây dựng Hà Nội trở thành một thủ đô khởi nghiệp. Hàng loạt các cuộc thi về sáng tạo khởi nghiệp, các chuỗi hoạt động liên kết giữa các trường đại học của Hà Nội kết hợp với các viện nghiên cứu trong và ngoài nước, các hội thảo, diễn đàn giúp khơi gợi, thúc đẩy các ý tưởng khởi sự kinh doanh, phát triển, bồi dưỡng các kỹ năng, trau dồi các kiến thức cần thiết, giúp các bạn trẻ nói chung và sinh viên nói riêng có hành trang vững chắc, tự tin thực hiện các ý tưởng khởi sự kinh doanh của mình. Chúng ta cần nhận thức được khởi sự kinh doanh từ khi trong trường đại học là thời điểm thuận lợi nhất và ít sức ép nhất cho các bạn. Đây là thời điểm ít có cái để mất nhất trong cuộc đời, cũng là thời điểm nhiều nhiệt huyết và nhiều thời gian nhất. Chính vì vậy, khởi nghiệp ngay từ trường đại học cho sinh viên cái nhìn xã hội văn minh và tích cực hơn, tích lũ được nhiều kinh nghiệm và kiến 2 thức hơn. Một sinh viên khởi nghiệp từ trong trường đại học không nhất thiết sẽ là một chủ doanh nghiệp sau này, tuy nhiên, dù làm gì thì những kiến thức công nghệ thông tin và xã hội các bạn học được cũng nhiều hơn, giúp các bạn trở nên tôt hơn trong công việc tương lai. Tuy nhiên, đối với sinh viên muốn khởi sự kinh doanh, hiện tại vẫn còn có nhiều tư tưởng chưa được tích cực lắm. Rất nhiều sinh viên khởi nghiệp vì muốn “kiếm tiền”, làm giàu. Ở tuổi đời còn trẻ, ít kiến thức, khi khát khao là tiền thì thường khó tạo cho mình bệ phóng để phát triển lâu bền. Rất dễ bị nhầm lẫm giữa “khởi nghiệp” và “buôn”, không tạo ra nhiều giá trị cho xã hội mà chỉ chuyển các giá trị có sẵn từ nơi này sang nơi khác. Ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh cho khởi nghiệp cần được chú trọng hơn. Đây là một trong những điểm yếu nhất của khởi nghiệp Việt. Đây cũng là lý do hầu như 100% các công ty khởi nghiệp thành công ở Việt Nam đều dính yếu tố nước ngoài (du học sinh nước ngoài về, Việt Kiều, Người nước ngoài, làm cho công ty nước ngoài ra làm riêng,…) Bên cạnh đó, để việc khởi sự kinh doanh của mình có thể cạnh tranh với các công ty lớn mạnh trong thị trường và tìm được chỗ đứng cho mình, những người sáng lập luôn luôn cần phải làm việc cực nhiều, cực vất vả. Sức khoẻ là vấn đề liên quan trực tiếp đến thành bại nhiều hơn các em sinh viên nghĩ. Chính vì vậy, rèn luyện để có một sức khoẻ tốt từ trong môi trường đại học là một trong những điều sinh viên cần phải làm. Một trong các vấn đề lớn của các trường đại học hiện nay là không gian chia sẻ kiến thức, sân chơi giúp sinh viên được thực hiện hóa những ý tưởng của mình. Sinh viên luôn luôn tìm kiếm môi trường để được tiếp xúc với những doanh nghiệp đi đầu trong lĩnh vực hoặc những doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo với những thành công bước đầu, giúp phần định hình và có lựa chọn đúng đắn cho nhưng bước đi đầu tiên vào hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo. 3 Cũng chung tình trạng đó, sinh viên Học viện Ngân hàng – vốn được đánh giá là một trong những trường dẫn đầu về khối kinh tế và quản trị kinh doanh sau khi ra trường thích nghi rất tốt đối với các công việc trong Ngân hàng như quản trị rủi ro, quan hệ khách hàng (Tô Kim Ngọc, 2016), song lại rất ngại khởi nghiệp, vì một số lý do như thiếu vốn, thiếu kỹ năng quản lý, thiếu thị trường… [7]. Nhằm phục vụ mục tiêu xây dựng chính phủ kiến tạo, đồng thời tăng cường khả năng kinh doanh của người dân Việt Nam nói chung và sinh viên Học viện Ngân hàng nói riêng thì ngoài những chính sách hỗ trợ chung của nhà nước, điều cần thiết là phải tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng khởi sự của bản thân những người đang ngồi trên ghế nhà trường. Điều này, ngoài giúp ích cho việc phát triển những kỹ năng của một thế hệ tương lai, còn góp phần giúp nhà trường thay đổi chiến lược đào tạo để góp phần thích ứng với những nhu cầu của xã hội. Do đó, đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến khởi sự kinh doanh của sinh viên Học viện Ngân hàng” đã được lựa chọn để nghiên cứu. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Trên thế giới đã có rất nhiều nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng tới tiềm năng KSKD của sinh viên đại học qua 2 khía cạnh mong muốn KSKD và tự tin KSKD trên các góc độ và quan điểm và phạm vi khác nhau. Các nhân tố tác động đến KSKD có nhiều, và cũng theo rất nhiều quan điểm khác nhau như ngành nghề được đào tạo, tuổi tác, giới tính, tôn giáo, tình trạng của cha mẹ… Về cơ bản thì có một số các yếu tố sau: Các yếu tố môi trường: Lý thuyết đầu tiên được đề cập đến trong các nghiên cứu về KSKD là lý thuyết bối cảnh (Hoàng Thị Phương Thảo và cộng sự, 2013; Gnyawani etal, 1994…) [9]; [23]. Nội dung của lý thuyết này cho rằng, bối cảnh của môi trường xung quanh có tác động lớn đến ý định khởi sự của các cá nhân, từ đó có tác động đến ý muốn và khả năng sẽ tiến hành KSKD. Môi trường hoạt động của cá nhân có thể được chia thành 2 nhóm. Nhóm các yếu tố 4 môi trường hoàn cảnh (lý trí) gồm: các yếu tố thực tế diễn ra trên thị trường như định hướng của chính phủ, khả năng thực tế và tiềm lực kinh tế của người có ý định khởi nghiệp, ý tưởng về các nhóm ngành sẽ hifnht hành trong tương lai và những nhân tố khác. Nhóm thứ hai có thể hình thành là yếu tố môi trường cảm xúc bao gồm hình mẫu chủ doanh nghiệp, ý kiến người xung quanh và vị trí xã hội của chủ doanh nghiệp (Elfving, 2009) [22]. Lý thuyết này được phát triển bởi lý thuyết hành vi hợp lý – nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến các cá nhân trên thị trường; và lý thuyết hành vi phù hợp – được sử dụng với các hành vi liên quan đến ngành công nghệ. Nguyễn Thị Tuyết Mai (2003) còn cho rằng, đối với các quốc gia có ảnh hưởng bởi Nho giáo và Phật giáo như các nước Đông Á thì ý tưởng khởi nghiệp còn bị ảnh hưởng bởi các quan điểm phương Đông và tư tưởng phương Tây [29]. Đây là điểm bổ sung rất tốt cho lý thuyết bối cảnh. Các yếu tố về đặc điểm cá nhân: Mặc dù được khuyến khích và tạo lập bởi nhiều nhóm người, song về cơ bản, các đặc điểm của cá nhân như tuổi, công việc hiện tại, ngành học, tôn giáo, định hướng của người xung quanh sẽ ảnh hưởng đến KSKD (Lowell, 2003; Susa, 2008) [27], [31]. Lý thuyết này được bổ sung khá nhiều và khá tốt bởi lý thuyết người đại diện: Cá nhân có tiếng nói trong nhóm sẽ có ảnh hưởng quyết định đến khởi nghiệp của các cá nhân khác. Các yếu tố trải nghiệm cá nhân: các trường đại học có đào tạo chương trình về kinh tế thường được nghiên cứu về các yếu tố trải nghiệm cá nhân đối với khởi nghiệp (Lüthje and Franke, 2004; Phan Anh Tú và cộng sự, 2015) [28], [13]. Những nghiên cứu trước đồng thời cho rằng: trải nghiệm trong thực tế cuộc sống như kinh nghiệm KSKD và kinh nghiệm kinh doanh, vốn xã hội, vốn con người, kinh nghiệm lãnh đạo có ảnh hưởng đến ý định KSKD của các sinh viên. Thậm chí, mở rộng hơn, các chương trình thực tế về khởi nghiệp có tác động đến khả năng của sinh viên sau khi ra trường. 5 Ở Việt Nam cũng có một số nghiên cứu đã chỉ ra động cơ khởi sự của thanh niên như: Tác giả Phan Anh Tú (2015), Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi sự doanh nghiệp: Trường hợp sinh viên khoa kinh tế và quản trị kinh doanh Trường đại học Cần Thơ, Tạp chí Khoa học trường đại học Cần Thơ. Nghiên cứu này chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi sự kinh doanh của sinh viên khoa kinh tế và quản trị kinh doanh trương đại học Cần Thơ. Trong đó có đề cập đến các nhân tố như: giới tính, thái độ, nhân thức về khởi sự kinh doanh, nguồn vốn, nền tảng giáo dục trong trường đại học và nhu cầu thành đạt của sinh viên. [13]. Bài viết này, tác giả cho rằng khởi sự doanh nghiệp là khởi sự kinh doanh. Nhóm tác giả Ngô Thị Thanh Tiên và Cao Quốc Việt (2016), Tổng quan lý thuyết về ý định khởi nghiệp của sinh viên. Nghiên cứu này cũng đưa ra các nhân tố như giới tính, tính cách, tư duy, thái độ của sinh viên, môi trường kinh doanh, chương trình giáo dục… tuy nhiên nghiên cứu này chỉ tập trung vào xây dựng khung lý thuyết các nhân tố ảnh hưởng đến khởi sự kinh doanh mà không đi vào các nghiên cứu thực tiễn ở một không gian cụ thể. [10] Nguyễn Ngọc Huyền (2012), Khởi sự kinh doanh, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân. Đây được coi như một giáo trình cơ bản dành cho sinh viên học về khởi sự kinh doanh. Tác giả đã đưa ra những đinh nghĩa cơ bản liên quan đến khởi sự kinh doanh và các tố chất cần có cho người khởi sự kinh doanh. [5] Nghiên cứu của Ngô Thắng Lợi (2017), tập trung nghiên cứu đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp nâng cao khả năng tự tạo việc làm cho thanh niên nói chung. Tuy nhiên, tác giả không nghiên cứu cụ thể về khởi sự kinh doanh và các giải pháp phát triển hoạt động này ở thanh niên trong bối cảnh hiện nay. [6] 6 Nghiên cứu của Nguyễn Thu Thủy (2015) về tiềm năng khởi sự kinh doanh của sinh viên đại học trên địa bàn Hà Nội. Tác giải có đưa ra các nhân tố như kinh nghiệm thương mại, kinh nghiệm lãnh đạo, đào tạo đại học, truyền cảm hứng khởi sự… [11] Nhìn chung nghiên cứu về khởi sự kinh doanh luôn là một đề tài có nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước rất quan tâm. Trong khởi sự kinh doanh thì nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng hay yếu tố tác động đến các hoạt động khởi sự của sinh viên luôn là một nghiên cứu có ý nghĩa thực tiễn và cần thiết. Nó giúp những người khởi sự kinh doanh nhận diện được các yếu tố cản trở trong quá trình khởi sự của mình đồng thời giúp nhà trường và xã hội lên những phương án hỗ trợ sinh viên trong quá trình khởi sự của bản thân. Các nghiên cứu trên tuy đã đạt được nhiều thành tựu, song vẫn để lại một số hạn chế lớn như đa phần đều chỉ nghiên cứu định tính, không tập trung vào các yếu tố định lượng như sử dụng phương pháp hồi quy để tiến hành. Thêm vào đó, các nghiên cứu trước đây chỉ nghiên cứu mối quan hệ giữa một hoặc một vài yếu tố tới tiềm năng KSKD, chưa có nghiên cứu nào kết hợp xem xét tác động của các trải nghiệm cá nhân bao gồm kinh nghiệm tiếp thu qua các hoạt động đào tạo trong trường đại học, kinh nghiệm từ hoạt động của chính cá nhân, môi trường cảm xúc tới tiềm năng KSKD của sinh viên. Điều đáng quan tâm là các yếu tố được đề cập ở các nghiên cứu trên rõ ràng có tác động đến KSKD của không chỉ sinh viên đại học, song lại chưa có công bố quốc tế nào liên quan đến việc sẽ sử dụng tất cả các biến đó (Và phát triển thêm các biến khác) vào một mô hình. Do vậy, đây là khoảng trống nghiên cứu còn lại rất lớn cho bản thân tác giả trong nghiên cứu về Học viện Ngân hàng, và những người làm nghiên cứu tiếp theo. Thêm vào đó, với đa phần các nghiên cứu trước đây, nếu là nghiên cứu ngoài nước thì chỉ tập trung tại các trường đại học tổng hợp (vì một lý do đơn giản là các trường đại học nước ngoài không tập trung vào 1 ngành nào cả, ví dụ như khối kinh tế, khối công nghệ 7 thông tin, thậm chí khối Lao động xã hội như Việt Nam) – không có một trường chuyên biệt nào như đặc trưng của Việt Nam nên không chỉ ra được các nhân tố cụ thể tác động đến KSKD. Đối với các nghiên cứu trong nước, cũng đa phần tập trung vào một số ngành như công nghệ thông tin (Phan Anh Tú, 2015; Nguyễn Thị Thanh Tiên, 2016), đồng thời các nghiên cứu này không đưa ra được tổng quan nghiên cứu cụ thể cũng như các mô hình được sử dụng trong bài áp dụng trên cơ sở lý thuyết gốc nào [10], [13]. Do đó, có thể nói, tại Việt Nam, chưa có một nghiên cứu nào chuyên sâu về KSDN đối với sinh viên nói chung và sinh viên Học viện Ngân hàng nói riêng. Chính vì thế, đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến khởi sự kinh doanh của sinh viên Học viện Ngân hàng” là một đề tài mới, không trùng lắp với các công trình trước đó. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu: Kiểm định nhân tố ảnh hưởng tới tiềm năng khởi sự kinh doanh ở sinh viên đại học chính quy trong bối cảnh nền kinh tế chuyển đổi như ở Việt Nam. Các nhiệm vụ cụ thể gồm: (1) Tìm hiểu các lý thuyết gốc liên quan đến KSKD và tiềm năng KSKD – trong đó tập trung vào sinh viên đại học ngành Kinh tế và Công nghệ thông tin có liên quan đến kinh tế. (2) Kiểm định mô hình dựa trên các giả thuyết đã có trước về KSKD dựa trên những trải nghiệm của cá nhân và các nhân tố xung quanh của sinh viên Học viện Ngân hàng (3) đưa ra một số gợi ý giải pháp cho Học viện Ngân hàng và các cơ quan quản lý vĩ mô trong việc thúc đẩy tiềm năng KSKD của sinh viên Học viện Ngân hàng nói riêng, các trường đại học tương tự như Kinh tế Quốc dân, Ngoại Thương, Tài chính… nói chung. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: các nhân tố tác động tới tiềm năng khởi sự kinh doanh của sinh viên Học viện Ngân hàng. 8 - Phạm vi nghiên cứu: + Về mặt nội dung: Trong luận văn của tác giả, do đặc trưng riêng biệt của trường đào tạo về khối kinh tế, nên tác giả tập trung nhiều vào các yếu tố trải nghiệm cá nhân như có tham gia khởi nghiệp trong quá trình học không, có được học các môn liên quan đến KSKD không; và các yếu tố thuộc về môi trường bên ngoài như vai trò và vị trí của doanh nhân trong xã hội, ý kiến về vị trí của doanh nhân thông qua truyền thông của nhà trường và của nhà nước. Các nhân tố khác như tình hình tài chính gia đình, hay tôn giáo… sẽ không nghiên cứu để đảm bảo được tính khách quan của đề tài. Thêm vào đó, tác giả cũng sẽ hiểu KSKD dựa trên tinh thần doanh nhân là kết hợp các yếu tố nội tại và bên ngoài để tạo ra một công việc mới, không hiểu theo các ý nghĩa như phát triển trên nền tảng sẵn có hoặc chấp nhận phát triển trở thành một bộ phận của doanh nghiệp. + Khách thể nghiên cứu: Tác giả lựa chọn sinh viên bắt đầu học từ năm thứ 3 đến trước khi ra trường, vì (1) đây là đối tượng đang chuẩn bị các công tác liên quan đến tìm kiếm việc làm (2) Học viện Ngân hàng (cũng như các trường đại học lớn về Kinh tế ở Việt Nam) đang đào tạo theo hình thức tín chỉ, và đa phần các sinh viên có học lực tốt đều tốt nghiệp trong khoảng 3,5 – 4 năm. Tác giả cũng không nghiên cứu sinh viên văn bằng 2 – do đa phần các sinh viên này đã có việc làm, sinh viên liên thông hay vừa làm vừa học (do hiện tại, các đối tượng này khá ít, và khá khó tiếp cận). + Không gian nghiên cứu: Sinh viên tại Học viện Ngân hàng. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Phương pháp luận: Duy vật biện chứng theo quan điểm của chủ nghĩa Marx – Lenin. Đây là phương pháp làm nền tảng cho nghiên cứu, và cũng phù hợp với mục tiêu đào tạo sinh viên của chính phủ Việt Nam đương thời. 9 Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu: tác giả tổng hợp các nghiên cứu đã có trong nước và trên thế giới về lĩnh vực đề tài, tổng hợp những dữ liệu đã có trong quá trình tìm hiểu về KSKD của sinh viên nói chung và sinh viên khối ngành kinh tế và đào tạo có liên quan đến kinh tế nói riêng, thu thập thông tin thông qua sách báo, tài liệu nhằm mục đích tìm chọn những khái niệm và tư tưởng cơ bản là cơ sở cho lý luận của đề tài luận văn, hình thành giả thuyết khoa học, dự đoán về những thuộc tính của đối tượng nghiên cứu, xây dựng những mô hình lý thuyết hay thực nghiệm ban đầu. Từ đó có cơ sở thực hiện phương pháp định lượng kiểm định các nhân tố ảnh hưởng đến KSKD của sinh viên Học viện Ngân hàng. Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu. Để thực hiện được phương pháp này, tác giả sẽ tiến hành phương pháp nghiên cứu định tính trước. Phương pháp nghiên cứu định tính được thực hiện qua phỏng vấn sâu qua các sinh viên năm cuối có tham gia khởi nghiệp (phỏng vấn riêng rẽ), và nhóm sinh viên đã từng có ý tưởng khởi nghiệp (phỏng vấn sâu) – được thực hiện dựa trên sự giúp đỡ của Hội sinh viên Học viện Ngân hàng. Nghiên cứu này nhằm sẽ xác định xem những biến nào có thể sử dụng dựa trên tổng quan nghiên cứu và nhân tố nào sẽ bị loại ra khỏi mô hình. Sau đó, tác giả lựa chọn các biến và tiếp đó, đưa vào mô hình để chạy. Các phương pháp định lượng được sử dụng ở đây là nhân tố khám phá để nhóm các biến lại với nhau, bên cạnh việc sử dụng các dữ liệu liên quan đến tự tương quan và đa cộng tuyến. + Để có được dữ liệu, tác giả sẽ tiến hành thực hiện qua khảo sát. Đa phần các khảo sát này sẽ được tiến hành online để tiếp cận với số lượng sinh viên rộng rãi hơn, phù hợp với xu hướng công nghệ 4.0 hiện tại và các câu hỏi cũng tương đối nhỏ gọn. Phần mềm sử dụng: SPSS 10 Khung nghiên cứu Để thực hiện được nghiên cứu, tác giả tiến hành theo khung sau Xác định vấn đề và mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu thăm dò xác định các yếu tố tác động Xây dựng mô hình, giải thiết và biến nghiên cứu chính thức Xác định mẫu nghiên cứu Xây dựng thang đo và thiết kế bảng câu hỏi Triển khai thu thập dữ liệu Phân tích và xử lý dữ liệu bằng các công cụ thống kê Kết luận về các vấn đề nghiên cứu (Nguồn: Đề xuất của tác giả) 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Ý nghĩa lý luận Tác giả tổng hợp 2 nhóm nhân tố là trải nghiệm của cá nhân đối với cuộc sống (đã được tích lũy từ trước) và trải nghiệm các môn học trong đào tạo đại học. Đây là các nhóm nhân tố chưa được nghiên cứu trước đây mà tác giả được biết. 11 Ý nghĩa thực tiễn Luận văn cho thấy rằng, các môn học mà Học viện Ngân hàng đang giảng dạy, trong đó có các môn liên quan đến KSKD hay quản trị kinh doanh có tác động đến ý muốn KSKD của sinh viên, và từ đây củng cố thêm quan điểm rằng, đào tạo một số môn liên quan đến quản trị kinh doanh sẽ có tác động tích cực đến KSKD, nhằm giúp các nhà nghiên cứu trên thế giới bớt những tranh cãi trái chiều về vai trò của đào tạo đại học với tiềm năng khởi sự kinh doanh. Các hoạt động khác như định hướng của nhà trường, vai trò – vị trí của chủ doanh nghiệp, tác động của người xung quanh đa phần đều ủng hộ quan điểm của các nhà nghiên cứu đi trước. Kết quả nghiên cứu của tác giả cũng gợi ý cho các cơ quan quản lý vĩ mô và Học viện Ngân hàng (và một số trường tương tự như Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh) một số đề xuất để tạo điều kiện cho sinh viên nuôi dưỡng thúc đẩy tinh thần doanh nhân, gia tăng tiềm năng KSKD của sinh viên Học viện Ngân hàng nói riêng và sinh viên đại học khối kinh tế hoặc có liên quan đến kinh tế ở Việt Nam nói chung. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về Khởi sự kinh doanh đối với sinh viên Chương 2: Các nhân tố ảnh hưởng đến khởi sự kinh doanh của sinh viên Học viện Ngân hàng Chương 3: Một số thảo luận và kiến nghị từ kết quả nghiên cứu 12 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KHỞI SỰ KINH DOANH ĐỐI VỚI SINH VIÊN 1.1. Tổng quan về khởi sự kinh doanh 1.1.1. Các khái niệm về khởi sự kinh doanh Khởi sự kinh doanh Hoàng Phê (2005, trang 1024) cho rằng: “Khởi sự là bắt đầu một cái gì mới” [8]. Từ đây, có thể hiểu Khởi sự kinh doanh (KSKD) là việc bắt đầu tạo lập một công việc kinh doanh mới, dựa trên những nền tảng mới hoặc nền tảng đã có, song không còn phù hợp nữa. Nghiên cứu về KSKD chia ra làm hai ngành rõ rệt, đó là ngành quản trị nhân lực (hoặc kinh tế lao động tại 1 số trường phái) và quản trị kinh doanh. - Đối với quan điểm về quản trị nhân lực, thì KSKD chỉ đơn giản là việc một cá nhân sẽ phải lựa chọn cách mà mình sẽ tiếp cận công việc: hoặc trở thành một thành phần của doanh nghiệp, tổ chức nào đó (quan điểm này có thể dùng với từ “đi làm thuê”) hoặc tự đứng ra kinh doanh riêng biệt mà không phụ thuộc vào đơn vị nào (quan điểm này có thể dùng với từ “tự làm chủ”) (theo Nguyễn Quang Dong, 2013) [1]. Cách hiểu này tuy không sai, song chỉ nhìn trên một góc độ rất rộng rằng, mỗi cá nhân sẽ tự tìm cho mình một công việc nhằm đảm bảo cuộc sống. Đây là quan điểm phổ biến tại các nước có nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung trước đây, và thậm chí còn dai dẳng đến khi các nước này trở thành các nước có nền kinh tế chuyển đổi. Thời điểm hiện tại, các tác giả trong lĩnh vực quản trị nhân lực ít khi chấp nhận quan điểm rộng như thế, mà chỉ bó hẹp trong quan điểm tự làm chủ (Trần Thọ Đạt, 2017) [3]. Trong lĩnh vực quản trị kinh doanh, KSKD cũng có cách hiểu khác nhau, và đều gắn với thuật ngữ “tinh thần doanh nhân”. Nếu hiểu theo nghĩa hẹp nhất thì KSKD là việc cá nhân tự sử dụng những nguồn lực khác nhau để có thể tự 13 nuôi sống được chính mình, bao gồm cả nhân lực, vật lực và tài lực. Nếu theo nghĩa rộng nhất thì KSKD dựa trên tinh thần doanh nhân là việc các cá nhân – bằng thái độ tích cực của mình – có tác động đến môi trường kinh doanh để tiến hành các hoạt động tự đổi mới, tự phát triển. Các hoạt động KSKD tiến tới tinh thần làm chủ, dựa trên tìm ra ngành nghề mới, hoặc phát triển dựa trên lĩnh vực mới, hoặc dựa trên những nền tảng sẵn có mà phát triển. Ngày nay, quan điểm về quản trị chiến lược đều tập trung vào hướng thứ hai để phát triển các hoạt động của chính mình. Tuy nhiên, quan điểm này quá rộng, và thường tập trung vào các chiến lược phát triển một ngành, một lĩnh vực nào đó. Do đó, KSKD trong luận văn sẽ được hiểu theo nghĩa hẹp của từ tinh thần doanh nhân, tức là KSKD là việc một cá nhân sẽ sử dụng các nguồn lực của thị trường và của chính bản thân mình để phát triển một hoạt động mới. Người khởi sự kinh doanh Người KSKD có nhiều cách định nghĩa. Theo quan điểm rộng nhất thì người KSKD là người sử dụng những nguồn lực của thị trường để phát triển một công việc mới, không dựa vào các nguồn lực sẵn có. Bird (1988) định nghĩa người KSKD là người bắt đầu (hoặc tạo dựng) một công việc kinh doanh mới [20]. Kim et al (1993) cho rằng người KSKD là người sẽ phát triển hoạt động kinh doanh mới dựa trên các loại rủi ro trên thị trường [26]. Tuy nhiên, quan điểm này rất khó chấp nhận, vì hoạt động nào cũng hàm chứa rủi ro. Nguyễn Quang Dong (2016) cho rằng người KSKD là người tạo dựng doanh nghiệp mới và phát triển kinh doanh, họ năng động trong các hoạt động kinh tế, quản trị các thay đổi về công nghệ thông tin và tổ chức trong doanh nghiệp, tạo dựng văn hóa đổi mới và học tập trong doanh nghiệp. Do hạn chế của luận văn, tác giả cũng chỉ quan niệm rằng người KSKD là người bắt đầu một công việc kinh doanh mới trên tinh thần “tự làm chủ” [2]. 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan