Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận văn thạc sĩ các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế thu nhập cá nhâ...

Tài liệu Luận văn thạc sĩ các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế thu nhập cá nhân tại tphcm

.PDF
84
1532
120

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH -------------------- ĐÀO MỘNG LONG CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH VI TUÂN THỦ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh - Năm 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH -------------------- ĐÀO MỘNG LONG CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH VI TUÂN THỦ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên Ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS. TS. Nguyễn Hồng Thắng TP. Hồ Chí Minh - Năm 2014 LỜI CAM ĐOAN ---------------Tôi cam đoan rằng Luận văn "Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế thu nhập cá nhân tại Thành phố Hồ Chí Minh" là công trình nghiên cứu do chính tôi thực hiện. Các số liệu, tài liệu sử dụng trong Luận văn là hoàn toàn hợp pháp, trung thực, được Tác giả thu thập qua phỏng vấn và điều tra trực tiếp tại TP Hồ Chí Minh từ tháng 7 năm 2013 đến tháng 12 năm 2013. Người thực hiện đề tài Đào Mộng Long MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU DANH MỤC HÌNH CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ........................................................................................1 1.1 Động cơ nghiên cứu ..........................................................................................1 1.2 Câu hỏi và mục tiêu nghiên cứu ........................................................................2 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .....................................................................2 1.4 Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................2 1.5 Những vấn đề cần nghiên cứu thêm ..................................................................3 1.6 Ý nghĩa thực tiễn của Luận văn .........................................................................4 1.7 Kết cấu của Luận văn ........................................................................................4 CHƯƠNG 2: KHUNG LÝ THUYẾT VỀ TUÂN THỦ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN ...................................................................................................................6 2.1 Đặc điểm và vai trò của thuế thu nhập cá nhân ................................................6 2.1.1 Đặc điểm của thuế thu nhập cá nhân ..............................................................6 2.1.2Vai trò của thuế thu nhập cá nhân ...................................................................9 2.2 Tuân thủ thuế thu nhập cá nhân .......................................................................11 2.2.1 Lý thuyết điều chỉnh theo phản ứng .............................................................11 2.2.2.Hành vi tuân thủ thuế ...................................................................................12 2.2.3 Cấp độ nhận thức và cấp độ hành vi ............................................................14 2.2.4 Tránh thuế và trốn thuế ................................................................................14 2.3 Lược khảo những công trình nghiên cứu có liên quan ....................................15 2.4 Nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế thu nhập cá nhân ....................19 2.4.1 Nhân tố kinh kinh tế vĩ mô ...........................................................................20 2.4.2 Nhân tố pháp luật thuế ..................................................................................20 2.4.3 Nhân tố cơ quan quản lý ...............................................................................20 2.4.4 Nhân tố người nộp thuế ................................................................................22 2.4.5 Nhân tố xã hội ..............................................................................................24 Kết luận chương 2 .................................................................................................25 CHƯƠNG 3 THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2009 - 2013 ..............................................................................26 3.1 Lược sử thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam ....................................................26 3.1.1 Giai đoạn từ tháng 4 năm 1991 đến tháng 12 năm 2008..............................26 3.1.2 Giai đoạn từ tháng 1 năm 2009 đến tháng 12 năm 2013 ..............................28 3.2 Thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2009 - 2013 ............................................................................................................29 3.3 Khác biệt cơ bản của thuế thu nhập cá nhân tại Việt Nam so với thông lệ quốc tế ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ ............................................................33 CHƯƠNG 4: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ...............................................................36 4.1 Quy trình nghiên cứu và mô tả mẫu nghiên cứu .............................................36 4.1.1 Quy trình nghiên cứu................................................................................36 4.1.2 Mô tả mẫu .................................................................................................37 4.2 Xác định biến, xây dựng thang đo và giả thiết ...............................................41 4.2.1 Xác định biến ............................................................................................41 4.2.2 Xây dựng thang đo ....................................................................................42 4.2.3 Giả thuyết nghiên cứu ...............................................................................43 4.3 Kết quả nghiên cứu ..........................................................................................44 4.3.1 Kết quả thống kê mô tả các thành phần của nhân tố ảnh hưởng ..............44 4.3.2 Kết quả đánh giá thang đo trước khi phân tích EFA ................................47 4.3.3 Phân tích nhân tố khámphá (EFA) ............................................................49 4.3.4 Kết quả phân tích nhân tố các nhân tố ảnh hưởng ....................................50 4.3.5 Kết quả đánh giá lại thang đo sau khi phân tích EFA ...............................53 4.3.6 Phân tích hồi quy .......................................................................................54 4.3.6.1 Phân tích kết quả hồi quy ....................................................................54 4.3.6.2 Kiểm định các giả thuyết mô hình.......................................................55 4.3.6.3 Kiểm định độ phù hợp chung của mô hình .........................................56 4.3.6.4 Kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến .....................................................56 4.3.6.5 Kiểm tra hiện tượng tự tương quan .....................................................57 4.3.6.6 Kiểm định phân phối chuẩn phần dư ...................................................57 Kết luận chương 4 .................................................................................................58 CHƯƠNG 5 KIẾN NGHỊ ........................................................................................59 5.1 Nhận định tình hình thực hiện thuế thu nhập cá nhân thời gian qua ...............59 5.2 Nhận định từ kết quả nghiên cứu ....................................................................61 5.3 Nguyên tắc và quan điểm khuyến khích tuân thủ thuế thu nhập cá nhân .......64 5.3.1 Nguyên tắc ................................................................................................64 5.3.2 Quan điểm .................................................................................................65 5.4 Giải pháp gợi ý ................................................................................................65 5.4.1 Xây dựng được sự chỉ trích xã hội đối với hành vi gian lận thuế ............65 5.4.2 Tạo thuận lợi cho người nộp thuế ............................................................66 5.4.2.1 Chủ động lựa chọn hình thức khai thuế .............................................66 5.4.2.2 Đơn giản thủ tục kê khai và quyết toán .............................................66 5.4.3 Che kín kẽ hở thuế ....................................................................................66 5.4.4 Tăng cường kiểm tra và hình phạt ............................................................67 5.4.5 Tạo niềm tin về tính minh bạch và công bằng cho người nộp thuế ..........68 5.4.6 Thực hiện quản lý thuế dựa theo rủi ro ....................................................68 5.5 Giải pháp bổ trợ ..............................................................................................69 Kết luận chương 5 .................................................................................................71 KẾT LUẬN ...............................................................................................................72 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt ANOVA CQSD CTN EFA FD GDP HCM KMO MT NSNN SDĐPNN Sig. SPSS Tiếng Anh Analysis of Variance Exploratory Factor Analysis Factor Loading Gross Domestic Product Tiếng Việt Phân tích phương sai Chuyển quyền sử dụng Công – Thương nghiệp Phân tích nhân tố khám phá Tải nhân tố Tổng sản phẩm trong nước Hồ Chí Minh Kaiser - Meyer - Olkin Significant Môi trường Ngân sách nhà nước Sử dụng đất phi nông nghiệp Mức ý nghĩa Statistic Package for Social Phần mềm thống kê trong Sciences khoa học xã hội Tp Thành phố TNCN Thu nhập cá nhân TTĐB Tiêu thụ đặc biệt USD XNK United-States Dollar Đơn vị tiền tệ của Mỹ Xuất khẩu, nhập khẩu DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Cơ cấu thuế các quốc gia OECD .................................................................. 10 Bảng 3.1: Thuế, phí và thu khác của Việt Nam giai đoạn 2009 - 2013 ........................ 28 Bảng 3.2: Khác biệt cơ bản của thuế thu nhập cá nhân tại Việt Nam so với thông lệ quốc tế ........................................................................................................................... 34 Bảng 4.1: Thống kê mô tả 30 thuộc tính của biến ........................................................ 44 Bảng 4.2a: Thống kê mô tả về nhân tố nghề nghiệp:................................................... 45 Bảng 4.2b: Thống kê mô tả về nhân tố cơ quan, doanh nghiệp: ................................. 45 Bảng 4.2c: Thống kê mô tả về nhân tố xã hội: ............................................................. 46 Bảng 4.2d: Thống kê mô tả về nhân tố kinh tế ............................................................. 46 Bảng 4.2e: Thống kê mô tả về nhân tố hệ thống thuế ................................................... 47 Bảng 4.2f: Thống kê mô tả về nhân tố nhận thức và tâm lý ......................................... 47 Bảng 4.3: Cronbach’s Alpha của các nhân tố tác động (Item-Total Statistics) ............ 48 Bảng 4.4: Kiểm định KMO và Bartlett's ....................................................................... 50 Bảng 4.5: Tổng phương sai trích các nhân tố ảnh hưởng ............................................. 50 Bảng 4.6: Kết quả ma trận xoay các nhân tố tác động .................................................. 51 Bảng 4.7: Lượng và tên biến trước và sau khi phân tích nhân tố khám phá................. 52 Bảng 4.8: Cronbach’s Alpha của các nhân tố ảnh hưởng (Item-Total Statistics) ......... 53 Bảng 4.9: Hệ số Coefficients ........................................................................................ 54 Bảng 4.10: Tổng hợp giả thuyết sau khi kiểm định ...................................................... 56 Bảng 4.11: Phân tích ANOVA ...................................................................................... 56 Bảng 4.12 Tổng hợp mô hình ....................................................................................... 57 DANH MỤC HÌNH 1. Hình 2.1: Tác động của thuế thu nhập cá nhân lên thị trường lao động ..................... 7 2. Hình 2.2: Đường biểu diễn thuế lũy tiến ..................................................................... 8 3. Hình 2.3: Thuế lũy tiến, lũy thoái và tỷ lệ ................................................................. 9 4. Hình 2.4: Tháp tuân thủ ........................................................................................... 17 5. Hình 2.5: Chi phí và lợi ích biên của một đồng thuế trốn được............................... 24 6. Hình 2.6: Tổng hợp các nhóm nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế .......... 25 7. Hình 3.1: Tốc độ tăng bình quân của sáu khoản thuế lớn giai đoạn 2009 – 2013 .... 29 8. Hình 3.2: Số thu từ thuế, phí và thu khác thuộc ngân sách tại thành phố Hồ Chí Minh so với cả nước ............................................................................................... 30 9. Hình 3.3: Số thu thuế thu nhập cá nhân tại TP. Hồ Chí Minh và cả nước ................ 30 10. Hình 3.4: Tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân tại thành phố Hồ Chí Minh so với cả nước ............................................................................................................................... 31 11. Hình 3.5: Tỷ trọng thuế thu nhập cá nhân trong tổng thu từ thuế, phí và thu khác thuộc ngân sách tại thành phố Hồ Chí Minh và cả nước. .................................... 31 12. Hình 3.6: Tốc độ tăng bình quân hàng năm của thuế thu nhập cá nhân giai đoạn 2009 – 2013 ......................................................................................................... 32 13. Hình 4.1: Quy trình nghiên cứu ............................................................................. 37 14. Hình 4.2: Nghề nghiệp người nộp thuế .................................................................. 38 15. Hình 4.3: Kinh nghiệm trong lĩnh vực làm việc .................................................... 39 16. Hình 4.4: Vị trí công việc hiện tại .......................................................................... 39 17. Hình 4.5: Trình độ học vấn .................................................................................... 40 18. Hình 4.6: Thu nhập bình quân tháng ...................................................................... 40 19. Hình 4.7: Nguồn thu nhập ...................................................................................... 41 20. Hình 4.8: Số năm quyết toán thuế ........................................................................... 41 21. Hình 4.2a: Biểu đồ tần số Histogram ...................................................................... 58 22. Hình 4.2b: Biểu đồ phân phối tích lũy P-P Plot ...................................................... 58 1 Chương 1 GIỚI THIỆU 1.1. Động cơ nghiên cứu Cơ chế tự khai tự nộp (Self-Assessment System) đòi hỏi cả người nộp thuế và cơ quan thuế cần có những hành vi ứng xử phù hợp nhằm tôn trọng pháp luật thuế. Người nộp thuế được yêu cầu tuân thủ đúng quy định của pháp luật về thuế. Cơ quan thuế phải hỗ trợ người nộp thuế tuân thủ trên cơ sở phân tích và đánh giá được những nhân tố tác động với mức độ khác nhau đến hành vi ứng xử của người nộp thuế, từ đó tạo ra cơ sở vật chất, môi trường tổ chức và thái độ thích hợp. Nói cách khác, cơ quan thuế phải nhận diện, định lượng và ưu tiên quản trị nhân tố ảnh hưởng nhiều đến hành vi tuân thủ nhằm đạt được các mục tiêu: (i) phân bổ nguồn lực tốt hơn cho việc hoàn thành nhiệm vụ thu; (ii) đối xử công bằng giữa những người nộp thuế có mức tuân thủ thuế khác nhau; (iii) nâng dần mức tự giác tuân thủ trên bình diện cả nước;… Trong hệ thống thuế, thuế thu nhập cá nhân liên quan trực tiếp đến con người thực. Đây vừa là đối tượng thực thi nghĩa vụ thuế, vừa là chủ thể của xã hội. Vì vậy tương tác giữa cơ quan quản lý thuế với hàng triệu người nộp thuế phải bình đẳng, khách quan (fair play) và tôn trọng lẫn nhau vừa tránh làm tổn thương người nộp thuế có trách nhiệm vừa tầm soát nghiêm ngặt những nguy cơ dẫn đến hành vi không tuân thủ. Đề tài này nghiên cứu những nhân tố tác động đến hành vi tuân thủ thuế gồm nhân tố từ môi trường kinh tế - xã hội, từ phía cơ quan thuế và từ phía người nộp, sau đó gợi ý giải pháp mà cơ quan thuế cần phải làm để khuyến khích người nộp thuế tuân thủ hiệu quả. Địa bàn nghiên cứu là thành phố Hồ Chí Minh. Đây là một địa phương có số thu từ thuế, phí và thu khác thuộc ngân sách bằng 21,21% cả nước, nhưng riêng số thu từ thuế thu nhập cá nhân bằng 38% thuế thu nhập cá nhân cả nước. Do đó, nếu phát hiện đúng các nhân tố, định lượng được mức tác động của chúng đến hành vi tuân thủ thuế thu nhập cá nhân đồng thời đưa ra được giải pháp hoàn thiện tuân thủ tại đây sẽ góp phần lớn vào tổng thu thuế của cả nước. 2 1.2 Câu hỏi và mục tiêu nghiên cứu Luận văn được thực hiện nhằm trả lời hai câu hỏi: 1. Nhân tố nào tác động đến mức tuân thủ thuế thu nhập cá nhân? 2. Giải pháp cơ bản khuyến khích tuân thủ là gì? Như vậy, Luận văn hướng đến mục tiêu: Nhận diện và định lượng mức ảnh hưởng của các nhân tố đến rủi ro tuân thủ thuế thu nhập cá nhân. Đưa ra được những giải pháp cơ bản nhằm thúc đẩy người nộp thuế tuân thủ thuế thu nhập cá nhân tốt hơn 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những nhân tố tác động đến hành vi tuân thủ thuế thu nhập cá nhân. Phạm vi nghiên cứu Đề tài nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tuân thủ thuế thu nhập cá nhân thuộc ba lĩnh vực. Một là nhân tố bên ngoài gồm hệ thống luật pháp, bối cảnh kinh tế và bối cảnh xã hội. Hai là nhân tố thuộc về cơ quan thuế gồm cơ cấu tổ chức, cơ sở vật chất và nhân viên thuế. Ba là nhân tố thuộc người nộp thuế: mức độ nhận biết pháp luật thuế, nghề nghiệp và vị trí xã hội, độ tuổi, học vấn, động cơ dẫn đến hành vi không tuân thủ từng phần hoặc toàn phần, …. Phạm vi khảo sát thu thập dữ liệu là thông tin được cung cấp qua điều tra trực tiếp người nộp thuế thuộc nhiều thành phần nghề nghiệp khác nhau tại địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Số liệu minh họa số thu thuế các loại và thuế thu nhập cá nhân được thu thập 5 năm từ năm 2009, năm đầu tiên áp dụng thuế thu nhập cá nhân, đến năm 2013, tại thành phố Hồ Chí Minh và cả nước. 1.4 Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng nghiên cứu định tính kết hợp với định lượng. 3 Để làm nền, luận văn sử dụng lý thuyết điều chỉnh theo phản ứng (responsive regulation theory) phát triển bởi Ian Ayres và John Braithwaite từ năm 1992 và sau đó được V. Braithwaite nghiên cứu vận dụng năm 2002 vào hoạt động quản trị rủi ro tuân thủ tại Tổng Cục Thuế Úc (Australian Taxation Office, ATO). Trong phương pháp nghiên cứu định tính, luận văn sử dụng kỹ thuật phỏng vấn chuyên gia (face-to-face interview) gồm: cán bộ thuế lâu năm và nhà nghiên cứu về thuế thu nhập cá nhân. Từ kết quả của nghiên cứu định tính, Tác giả sẽ xác định biến (nhân tố tác động đến tuân thủ thuế) cùng với những thuộc tính của chúng, rồi thiết kế bảng câu hỏi điều tra với thang đo Likert. Sau đó xử lý bằng phần mềm SPSS để ước tính mức độ ảnh hưởng của các biến (nhân tố) đến hành vi tuân thủ thuế thu nhập cá nhân. 1.5 Những vấn đề cần nghiên cứu thêm Như bất kỳ công trình nghiên cứu nào đều có những giới hạn không thể tránh khỏi, Luận văn này có một số hạn chế như sau: Một là biến, thuộc tính của biến và thang đo lường thuộc tính của biến được hình thành từ lý thuyết và lược khảo công trình nghiên cứu liên quan. Với trình độ và khả năng có hạn của tác giả, chắc chắn thang đo lường này cần thiết phải được xem xét thêm và thực hiện trên nhiều nghiên cứu nữa thì mới khẳng định được độ tin cậy của thang đo. Hai là, nghiên cứu này chỉ khảo sát trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh với 10 cuộc phỏng vấn có cấu trúc và hơn 200 phiếu điều tra, như vậy kết quả phân tích có thể chưa đại diện được cho tổng thể người nộp thuế. Ba là, nghiên cứu này chỉ tập trung vào các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế thu nhập cá nhân. Một số yếu tố khác sẽ không xem xét đến, nên có thể chưa phản ánh toàn diện, sâu sắc mọi khía cạnh tác động đến hành vi tuân thủ thuế. Luận văn chỉ nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế mà chưa nghiên cứu rủi ro tuân thủ, tức là những biến cố gây thiệt hại có thể gặp với 4 xác suất khác nhau trong quá trình tuân thủ, cùng với ứng xử của cơ quan quản lý thuế. Sau khi thực hiện thành công luận văn này, Tác giả sẽ tiếp tục nghiên cứu mở rộng và chuyên sâu về rủi ro tuân thủ thuế thu nhập nói chung gồm thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp. 1.6 Ý nghĩa thực tiễn của Luận văn Đề tài nghiên cứu này đem lại một số ý nghĩa về thực tiễn cho những người làm công tác quản lý thuế, các nhà làm chính sách trong việc hướng dẫn thực thi thuế thu nhập cá nhân. Cụ thể như sau: - Một là, kết quả nghiên cứu sẽ góp phần giúp những nhà làm chính sách hiểu biết hơn nữa về các yếu tố chính tác động đến hành vi tuân thủ thuế. Điều này sẽ góp phần tạo cơ sở cho việc ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện chính sách hữu hiệu hơn, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật thuế của công dân Việt Nam. - Hai là, kết quả nghiên cứu giúp cho cán bộ thuế hiểu rõ hơn tâm lý và hành vi của người nộp thuế từ đó có thể thực hiện công tác quản lý tốt hơn, giảm thất thu ngân sách cho nhà nước. - Ba là, kết quả nghiên cứu này giúp cho bản thân tác giả có thêm kiến thức về tuân thủ thuế của mỗi cư dân nhằm phục vụ cho công việc của mình. - Bốn là, số thu thuế thu nhập cá nhân có tốc độ tăng nhanh nhất trong hệ thống thuế, đồng thời số thu thuế thu nhập cá nhân của thành phố Hồ Chí Minh chiếm 38% cả nước. Do đó, động viên hợp lý tính tuân thủ thuế thu nhập cá nhân tại đây sẽ góp phần quan trọng vào số thu thuế thu nhập cá nhân nói riêng và tổng thu thuế cả nước. 1.7 Kết cấu của Luận văn Luận văn bao gồm các chương sau đây: Chương 1: Giới thiệu. 5 Chương 2: Khung lý thuyết về tuân thủ thuế thu nhập cá nhân. Chương 3: Thuế thu nhập cá nhân tại thành phố Hồ Chính Minh giai đoạn 2009 đến 2013. Chương 4: Thiết kế nghiên cứu. Chương 5: Kết luận và khuyến nghị. 6 Chương 2 KHUNG LÝ THUYẾT VỀ TUÂN THỦ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN 2.1 Đặc điểm và vai trò của thuế thu nhập cá nhân 2.1.1 Đặc điểm của thuế thu nhập cá nhân Thuế thu nhập cá nhân là một loại thuế đánh vào thu nhập của cá nhân. Đây là một loại thuế phổ biến và giữ vị trí quan trọng bậc nhất cả về số thu lẫn tác động kinh tế - xã hội ở hầu hết các quốc gia trên Thế giới. Cơ sở tính của thuế này dựa vào thu nhập trong nước và ngoài nước của người cư trú hoặc thu nhập phát sinh nội địa của người không cư trú. Theo định nghĩa Schanz-Haig-Simons (S-H-S), thu nhập của cá nhân biểu hiện ở mức gia tăng khả năng tiêu dùng ròng trong một thời kỳ. Về cấu phần, thu nhập gồm giá trị tiêu dùng và mức gia tăng tài sản. Thu nhập = Giá trị tiêu dùng + Mức gia tăng tài sản (Mức gia tăng tài sản biểu hiện một sự gia tăng tiêu dùng tiềm năng) Cụ thể, những thành phần cơ bản của thu nhập gồm: Tiền lương, tiền công, thù lao; Lợi nhuận kinh doanh cá thể; Tiền cho thuê; Tác quyền; Lợi tức cổ phần, lợi tức trái phiếu;… Những thành phần khác cấu thành thu nhập theo định nghĩa S-H-S: Đóng góp của doanh nghiệp vào lương hưu của nhân viên; Đóng góp của doanh nghiệp cho bảo hiểm của nhân viên; Những khoản thanh toán chuyển giao: trợ cấp hưu trí, bồi thường thất nghiệp, trợ cấp trẻ em; Lời từ vốn (Capital gains); Hiện vật nhận được (hàng hóa, dịch vụ, cổ phần);… So với các loại thuế khác, thuế thu nhập cá nhân có những đặc điểm sau đây. Thuế thu nhập cá nhân ít gây biến dạng (distortion) trên thị trường hàng hóa thông thường do được trích xuất ngay từ khi phát sinh thu nhập, nhưng ảnh hưởng đến nghỉ ngơi và cung, cầu lao động. Giả sử đơn giá lương cho một giờ làm việc là 100.000 đồng. Thuế suất bình quân của thuế thu nhập cá nhân là 20%. Như vậy, tiền lương sau thuế là 80.000 đồng. Đây là chi phí cơ hội của một giờ nghỉ ngơi. 7 Nếu thuế suất bình quân của thuế thu nhập lên đến 40% thì chi phí cơ hội của một giờ nghỉ ngơi rẻ đi sẽ thúc đẩy người lao động tiêu thụ mặt hàng nghỉ ngơi nhiều thêm. Điều này làm giảm cung lao động trên thị trường lao động, và có thể tác động lên mức đơn giá lương cân bằng trên thị trường này. Trong hình 2.1, ban đầu phân phối giờ trong một ngày ở điểm A (8 giờ làm, 16 giờ nghỉ). Khi chính phủ điều chỉnh thuế suất tăng lên, phân phối giờ trong một ngày chuyển lên B (6 giờ làm, 18 giờ nghỉ). Trên thị trường lao động, mức cung số giờ làm việc giảm từ H1 về H2 và thúc đẩy đơn giá lương từ W1 lên W2. Cân bằng thị trường lao động chuyển từ điểm E1 lên thành điểm E2. Số giờ nghỉ 24 B 18 16 A Đường giới hạn thời gian Đơn giá lương 6 8 Số giờ làm việc 24 SL2 SL1 E2 W2 W1 E1 DL H2 H1 Số giờ làm việc Hình 2.1: Tác động của thuế thu nhập cá nhân lên thị trường lao động Thuế thu nhập cá nhân sử dụng thuế suất lũy tiến (từng phần) 8 Hầu hết các quốc gia đều sử dụng thuế suất lũy tiến trong thuế thu nhập cá nhân do vận dụng quy luật độ hữu dụng biên (của thu nhập) giảm dần. Thậm chí, Mỹ còn sử dụng cả thuế suất lũy tiến trong thuế thu nhập công ty. Thuế suất lũy tiến là thuế suất ngày càng cao hơn đối với những phần thu nhập gia tăng. Đồ thị thuế lũy tiến có hình dạng như hình 2.2. Số thuế nộp Thuế lũy tiến T4 T3 T2 T1 I1 I2 I3 I4 Thu nhập Hình 2.2: Đường biểu diễn thuế lũy tiến Gọi Ij = Ij – Ij-1 và Tj = Tj – Tj-1 Ta thấy tỉ số [ Tj/ Ij] ngày càng lớn hơn khi j lớn hơn. Cụ thể: T1 I1 T2 ... I2 Tn In Hình 2.3 cho chúng ta hình ảnh về các loại thuế: lũy tiến (progression), lũy thoái (regression) và tỉ lệ (proportion). 9 Số thuế nộp Thuế lũy tiến Thuế tỷ lệ Thuế lũy thoái Thu nhập Hình 2.3: Thuế lũy tiến, lũy thoái và tỷ lệ Thuế thu nhập cá nhân điều tiết thu nhập của con người thực (human being) chứ không phải thực thể pháp lý (legal entity) nên độ “chệch” không đáng kể và rất khó chuyển (shifting). Các sắc thuế hàng hóa, dịch vụ điều tiết thu nhập của cả người tiêu dùng lẫn người sản xuất tùy vào hệ số co giãn cầu theo giá. Thuế thu nhập cá nhân ảnh hưởng lên người có vốn (capitalist), người lao động (labourers) và người có quyền sử dụng đất (landlords) tùy theo cung-cầu vốn, cung-cầu lao động và cung-cầu quyền sử dụng đất. Do minh bạch, ít bị chệch trong điều tiết thu nhập và tính đến gia cảnh nên thuế thu nhập cá nhân có tính công bằng và “nhân văn” hơn so với các sắc thuế khác. Đây là một trong những đặc điểm khiến thuế thu nhập cá nhân trở thành cột trụ của hệ thống thuế ở các quốc gia. 2.1.2 Vai trò của thuế thu nhập cá nhân Nhìn chung có ba cơ sở thuế (tax base) chính: mức tiêu dùng, thu nhập và bất động sản. Từ đó mỗi nhà nước đều xây dựng ba nhóm thuế: nhóm thuế dựa trên nền tảng tiêu dùng gồm thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế nhập khẩu; nhóm thuế dựa trên nền tảng thu nhập gồm thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập 10 cá nhân; và nhóm thuế dựa trên nền tảng giá trị bất động sản cá nhân (thuế tài sản). Mỗi nhóm thuế, loại thuế đều có vai trò riêng. Thuế thu nhập cá nhân có những vai trò như sau. - Mang lại số thu lớn. Bằng chứng thực tế ở các đất nước phát triển hay đang phát triển cho thấy đây là loại thuế mang lại số thu lớn, thậm chí lớn nhất, của hệ thống thuế. Bảng 1 dưới đây cho thấy thuế thu nhập cá nhân chiếm tỷ trọng lớn nhất trong hệ thống thuế ở quốc gia thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) Bảng 2.1: Cơ cấu thuế các quốc gia OECD Thuế thu nhập cá nhân Thuế thu nhập công ty Bảo hiểm xã hội (người lao động) (người sử dụng lao động) Thuế lương (Payroll taxes) Thuế tài sản (Property taxes) Thuế tiêu dùng (General consumption taxes) Thuế tiêu thụ đặc biệt (Specific consumption taxes) Thuế khác Tổng 1965 26 9 1975 30 8 1985 30 8 Đơn vị tính: % 1995 2005 2010 26 24 24 8 10 9 18 ( 6) ( 10) 1 8 22 ( 7) ( 14) 1 6 22 ( 7) ( 13) 1 5 25 ( 9) ( 14) 1 5 25 ( 9) ( 14) 1 6 26 ( 9) ( 15) 1 5 12 13 16 19 20 20 24 18 16 13 11 11 2 100 2 100 2 100 3 100 3 100 3 100 Nguồn: OECD. (http://www.oecd.org/ctp/taxpolicy/revenuestatisticstaxstructures.htm) Ở Việt Nam, những năm gần đây mặc dù số thu từ thuế thu nhập cá nhân chưa phải cao nhất nhưng tăng nhanh nhất trong sáu khoản thu lớn nhất và chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng thuế, phí và thu ngân sách. 11 - Thực thi công bằng xã hội. Không một loại thuế nào khấu trừ gia cảnh của người nộp thuế như thuế thu nhập cá nhân. Thuế thu nhập cá nhân dựa trên thu nhập và gia cảnh của mỗi cá nhân cụ thể, nên nó không chung chung như các loại thuế tiêu dùng hay thuế thu nhập doanh nghiệp đánh vào thu nhập của thực thể pháp lý phi con người. Hai cá nhân có cùng một mức thu nhập chịu thuế, nhưng thu nhập tính thuế có thể khác nhau và nghĩa vụ thuế của từng cá nhân được xác định cụ thể tùy theo gia cảnh của cá nhân đó, nên mức thuế phản ánh được công bằng xã hội. - Hình thành tinh thần công dân. Trong thuế thu nhập cá nhân, mỗi cá nhân tự khai báo và tự chịu trách nhiệm về những khai báo thu nhập của mình. Cơ quan thuế chỉ kiểm tra tính xác thực của thông tin mà không khai báo thay người nộp thuế. Cơ quan thuế chỉ thanh tra hoặc điều tra khi có dấu hiệu gian lận. Như vậy, thuế này đòi hỏi tính tự giác rất cao của người nộp thuế nhằm tránh những phiền toái trong tương lai. Ngoài ra, thuế thu nhập cá nhân cũng hình thành nên tinh thần công dân nếu họ nhận thức được vai trò của mình khi đóng góp một phần thu nhập để tạo ra công trình phúc lợi công cộng. Đồng thời, mỗi công dân cũng có quyền đòi hỏi chính phủ giải trình việc sử dụng thuế do họ đóng góp. 2.2 Tuân thủ thuế thu nhập cá nhân 2.2.1 Lý thuyết điều chỉnh theo phản ứng Nội dung cơ bản của lý thuyết điều chỉnh theo phản ứng (responsive regulation theory) được tóm tắt qua hai phát biểu như sau1. Một là phát biểu của Ayres and Braithwaite (1992): “The basic idea of responsive regulation is that regulatory agencies should be “responsive to the conduct of those they seek to regulate and law enforces should be responsible to how effectively citizen are regulating 1 Marhaini Mahmood, 2012. Compliance Risk Management Strategies For Malaysian Tax Administration. ATTA Conference, University of Sydney, 16-18 January 2012.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng