Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận văn thạc sĩ biện pháp tăng cường hiệu quả bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý cho h...

Tài liệu Luận văn thạc sĩ biện pháp tăng cường hiệu quả bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý cho hiệu trưởng trường mầm non tỉnh bắc kạn

.PDF
126
54
84

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM –––––––––––––––– LÊ THỊ HẢI BIỆN PHÁP TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ QUẢN LÝ CHO HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG MẦM NON TỈNH BẮC KẠN LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÍ GIÁO DỤC THÁI NGUYÊN - 2009 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ––––––––––––––––––––– LÊ THỊ HẢI BIỆN PHÁP TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ QUẢN LÝ CHO HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG MẦM NON TỈNH BẮC KẠN Chuyên ngành: Quản lý giáo dục Mã số: 60 14 05 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÍ GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS TRẦN QUỐC THÀNH THÁI NGUYÊN - 2009 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM –––––––––––––––––––– LÊ THỊ HẢI BIỆN PHÁP TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ QUẢN LÝ CHO HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG MẦM NON TỈNH BẮC KẠN Chuyên ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC Mã số: 60 14 05 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC Thái Nguyên - 2009 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn Công trình được hoàn thành tại Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Quốc Thành Phản biện 1:................................................. Phản biện 2:................................................. Luận văn sẽ được bảo vệ trước hội đồng chấm luận văn Họp tại:Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên Ngày tháng năm 2009 Có thể tìm hiểu luận văn tại thư viện Đại học Thái Nguyên Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn THAI NGUYEN UNIVERSITY THE COLLEGE OF TEACHING AND EDUCATION –––––––––––––––––––––– LE THI HAI ENHANCING THE EFFECTIVE METHOD TO MANAGEMENT OF PROFESSIONAL TRAINING FOR RECTOR OF KINDERGARTEN IN BAC KAN PROVINCE Major Code : Educational management : 60 14 05 SUMMARY OF MASTER THESIS FOR EDUCATIONAL MANAGEMENT The supervisor: ASSOC. PROF. DR. TRAN QUOC THANH THAI NGUYEN - 2009 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Để đáp ứng yêu cầu về con người và nguồn nhân lực với tư cách là nhân tố quyết định sự phát triển đất nước trong thời kỳ CNH-HĐH, cần tạo chuyển biến cơ bản toàn diện về giáo dục-đào tạo. Trong đó đổi mới quản lý giáo dục là một yêu cầu cấp bách hàng đầu của việc tiếp tục triển khai, điều chỉnh và nâng cao chất lượng cải cách giáo dục hiện nay. Văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã chỉ rõ một trong bảy nhóm giải pháp chủ yếu để phát triển giáo dục- đào tạo là: “Đổi mới quản lý giáo dục”. Cụ thể là: Đổi mới cơ chế và phương thức giáo dục; Xây dựng và thực hiện chuẩn hoá đội ngũ cán bộ quản lý giáo dụcĐào tạo; Bồi dưỡng thường xuyên đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục các cấp về kiến thức, kỹ năng quản lý và rèn luyện phẩm chất của từng cán bộ quản lý. Điều đó cho thấy, Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định: việc đổi mới quản lý giáo dục các cấp là khâu đột phá để thực hiện mục tiêu phát triển giáo dục. Tại Hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành TƯ khoá VIII, Đảng ta cũng đã xác định nhiệm vụ cho Giáo dục-Đào tạo là: “Đổi mới cơ chế quản lý, bồi dưỡng cán bộ, sắp xếp, chấn chỉnh và nâng cao năng lực của bộ máy quản lý giáo dục-đào tạo”. Để đổi mới quản lý giáo dục, chúng ta phải quan tâm đến công tác bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục, từng bước nâng cao trình độ cho đội ngũ này. Bởi vì, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Muôn việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”. Trong hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên có nhiệm vụ chăm sóc và giáo dục trẻ em từ (3 tháng đến 6 tuổi). Giáo dục mầm non đặt nền móng đầu tiên cho việc hình thành và phát triển nhân cách con người; chuẩn bị những tiền đề cần thiết cho trẻ bước vào các bậc học Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn 2 phổ thông. Do đó, phát triển giáo dục mầm non một cách vững chắc là nền tảng cho sự phát triển nguồn lực con người, phục vụ cho phát triển giáo dục phổ thông. Trường mầm non khác với các nhà trường phổ thông ở chỗ: trường mầm non phải thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ: chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ. Nhiệm vụ của giáo viên trường mầm non rất nặng nề. Trong đó vai trò của hiệu trưởng là hết sức quan trọng đối với sự phát triển của nhà trường. Là người chịu trách nhiệm toàn bộ các hoạt động trong nhà trường. Thực tế cho thấy hiệu trưởng trường mầm non đều được đề bạt từ giáo viên. nghiệp vụ sư phạm về chuyên môn mầm non thì được rèn luyện trong nhà trường sư phạm. Còn công việc của một người quản lý thì hầu như chưa được huấn luyện một cách bài bản, hệ thống. Giáo dục mầm non hiện nay được Nhà nước và xã hội quan tâm đặc biệt. Một văn bản mới nhất của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 23/6/2008 đó là Quyết định số 149/2006/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án “Phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2006- 2015”, trong đó có nhiệm vụ “xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục mầm non”. Những quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước nêu trên là cơ sở pháp lý cho công tác chỉ đạo bồi dưỡng cán cán bộ quản lý giáo dục, trong khi đó đại đa số hiệu trưởng trường mầm non tỉnh Bắc Kạn đều chưa được bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý một cách đầy đủ, hệ thống. Họ làm việc chủ yếu bằng kinh nghiệm do bản thân tự học hỏi, kết hợp với những kiến thức được bồi dưỡng theo từng chuyên đề hoặc theo vụ việc. Do đó chất lượng hoạt động quản lý trong các nhà trường còn nhiều bất cập, trong công việc khi cần giải quyết các tình huống đặt ra còn lúng túng để tìm phương án hợp lý. Những hạn chế về nghiệp vụ quản lý của hiệu trưởng trường mầm non Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn 3 đã có những ảnh hưởng đến sự phát triển của nhà trường nói riêng, của bậc học nói chung. Để đáp ứng với yêu cầu đổi mới và phát triển giáo dục nói chung và bậc học mầm non nói riêng trong giai đoạn hiện nay, tỉnh và ngành GD-ĐT Bắc Kạn đã chú ý đến việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý nhà trường mầm non và đổi mới công tác quản lý. Tuy nhiên việc nghiên cứu triển khai bồi dưỡng cho HT các trường mầm non của tỉnh chưa được nghiên cứu một cách hệ thống, bài bản. Việc nghiên cứu biện pháp bồi dưỡng NVQL cho HT trường mầm non tại tỉnh Bắc Kạn là rất quan trọng và cấp thiết. Vì những lý do nêu trên chúng tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài: "Biện pháp tăng cường hiệu quả bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý cho hiệu trưởng trường Mầm non tỉnh Bắc Kạn". 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở lý luận và thực trạng công tác bồi dưỡng HT trường mầm non tỉnh Bắc Kạn đề xuất các biện pháp tăng cường hiệu quả bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý cho đội ngũ này qua đó góp phần nâng cao chất lượng quản lý nhà trường, thúc đẩy sự phát triển của bậc học trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn. 3. Giả thuyết khoa học Trình độ nghiệp vụ quản lý của hiệu trưởng các trường mầm của tỉnh Bắc Kạn còn những hạn chế nhất định nếu đề xuất và thực hiện một số biện pháp tổ chức bồi dưỡng phù hợp đặc điểm kinh tế-xã hội và giáo dục mầm non tỉnh Bắc Kạn, thì trình độ NVQL của HT trường MN sẽ được nâng lên với đòi hỏi thực tế của các trường. 4. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu 4.1. Khách thể nghiên cứu: Công tác quản lý đội ngũ hiệu trưởng, phó hiệu trưởng các trường mầm non của tỉnh Bắc Kạn. 4.2. Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp tăng cường hiệu quả bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý cho hiệu trưởng các trường mầm non tỉnh Bắc Kạn. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn 4 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Xác định cơ sở lý luận về nghiệp vụ quản lý trường mầm non và bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý cho hiệu trưởng trường mầm non. 5.2. Tìm hiểu thực trạng trình độ nghiệp vụ quản lý của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng các trường mầm non và công tác bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý cho đội ngũ này ở các trường mầm non của tỉnh Bắc Kạn. 5.3. Đề xuất một số biện pháp tăng cường hiệu quả bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý cho hiệu trưởng trường mầm non tỉnh Bắc Kạn nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của bậc học trong thời kỳ mới. 6. Phạm vi nghiên cứu Trong khuôn khổ của một luận văn thạc sỹ, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu một số biện pháp tăng cường hiệu quả bồi dưỡng những kiến thức, kỹ năng quản lý nhà trường mầm non cho hiệu trưởng trường mầm non trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn. 7. Phƣơng pháp nghiên cứu 7.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận - Phương pháp phân tích lịch sử-lô gic để tổng quan, trọn lọc các quan điểm lí thuyết, quan điểm khoa học có liên quan đến việc bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý cho hiệu trưởng trường mầm non. - Phương pháp so sánh, tổng hợp, khái quát hóa lí luận để xây dựng hệ thống lí luận và căn cứ lí luận làm cơ sở cho việc nghiên cứu thực tiễn. 7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn gồm các phương pháp - Phương pháp Ankét Chúng tôi xây dựng 3 mẫu phiếu điều tra: Một mẫu dành cho cán bộ quản lý và chuyên viên quản lý ngành mầm non cấp (phòng, sở); một mẫu dành cho hiệu trưởng, phó hiệu trưởng các trường mầm non; Một mẫu dành cho hiệu trưởng và CBQL cấp (phòng, sở). Ba mẫu phiếu điều tra này nhằm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn 5 thu thập các ý kiến về nội dung và hình thức bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý cho hiệu trưởng các trường mầm non và các vấn đề có liên quan. - Phương pháp phỏng vấn Chúng tôi gặp gỡ, trao đổi với những hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trường mầm non trong tỉnh Bắc Kạn để tìm hiểu thêm về những khó khăn của họ trong quản lý nhà trường và những nguyện vọng về việc bồi dưỡng nghiệp vụ nhằm giúp họ quản lý nhà trường có hiệu quả hơn. - Phương pháp quan sát Tổ chức quan sát các hoạt động của hiệu trưởng,phó hiệu trưởng trường mầm non nhằm hiểu rõ đặc điểm hoạt động của họ, từ đó có cơ sở xác định nhu cầu, nội dung bồi dưỡng. 7.3. Các phương pháp khác - Phương pháp xin ý kiến chuyên gia: Sử dụng phương pháp này, chúng tôi lấy ý kiến của các cán bộ quản lý trường mầm non có kinh nghiệm và những người am hiểu về công tác bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục nhằm xác định các nội dung và biện pháp bồi dưỡng cho hiệu trưởng trường mầm non. - Phương pháp xử lý số liệu: Các số liệu thu được của đề tài đều được xử lý bằng toán thống kê. 8. Đóng góp mới của luận văn Đây là một trong những công trình nghiên cứu một cách có hệ thống thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý trường mầm non tỉnh Bắc Kạn và đề xuất một số biện pháp tăng cường hiệu quả bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý cho hiệu trưởng trường mầm non cả về kiến thức và kỹ năng nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả quản lý trường mầm non trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn 6 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN BỒI DƢỠNG NGHIỆP VỤ QUẢN LÝ CHO HIỆU TRƢỞNG TRƢỜNG MẦM NON 1.1. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ Đã có nhiều công trình nghiên cứu về quản lý và quản lý giáo dục trong và ngoài nước. Cho đến nay, do nhận thức được tầm quan trọng của đội ngũ cán bộ quản lý các cấp, các ngành nên các tác giả đã bàn nhiều đến vấn đề cán bộ quản lý. chú ý đến việc bồi dưỡng những kỹ năng nghề nghiệp cho cán bộ quản lý. Trong lĩnh vực quản lý giáo dục, nhiều tác giả đã nghiên cứu về cán bộ quản lý các cấp học, bậc học, nhiều công trình nghiên cứu, nhiều tài liệu về quản lý giáo dục được công bố. Đã có nhiều những tác giả trong và ngoài nước đi sâu nghiên cứu về quản lý giáo dục nói chung như: M.I Kônđacôp, P.V Zimin, N.I Xaxerđôtôp, Đặng Quốc Bảo, Phạm Minh Hạc, Lê Tuấn, Trần Kiểm, Nguyễn Ngọc Quang, Nguyễn Quốc Trí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc... Các tác giả đã đưa ra các khái niệm cơ bản về quản lý giáo dục, các chức năng quản lý giáo dục, quản lý nhà trường, nội dung và phương pháp quản lý nhà trường. Các công trình nghiên cứu cũng đề cập đến vị trí vai trò của cán bộ quản lý, của hiệu trưởng nhà trường đi sâu vào các lĩnh vực như: đặc điểm lao động của hiệu trưởng, uy tín và phong cách lãnh đạo của hiệu trưởng... Trong những năm gần đây các cấp các ngành đã quan tâm nhiều hơn đến công tác bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục, do đó đã có một số công trình về vấn đề bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục. Đó là các bài báo, các luận văn thạc sĩ nghiên cứu về vấn đề này. Riêng bậc học mầm non, có thể kể tên Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn 7 một số công trình như sau: Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng bồi dưỡng đội ngũ CBQL trường Mầm non ở trường bồi dưỡng cán bộ giáo dục Hà Nội - Luận văn Thạc sĩ của Hồ Nguyệt Ánh - Trường CBQLGD TW1 2000; Một số biện pháp nâng cao năng lực QL cho CBLĐ các trường MN huyện Văn Giang tỉnh Hưng Yên - Luận văn thạc sĩ của Đặng Thị Bích Thuỷ ĐHSP Hà Nội 2001; Các biện pháp nâng cao năng lực QL chuyên môn của HT trường MN Hà Nội - Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thị Bích Thuỷ - ĐHSP Hà Nội 2002; Thực trạng và các biện pháp góp phần nâng cao năng QL của HT các trường MN quận Cầu Giấy. Luận văn thạc sĩ của Lê Thị Đức - ĐHSP Hà Nội 2000; Những giải pháp đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý bậc học mầm non tỉnh Thái Nguyên - Luận văn Thạc sĩ của Nguyễn Thị Mai Loan ĐHSP Hà Nội 2002; Một số biện pháp tổ chức thực hiện chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ quản lý trường mầm non ở Hà Nội - Luận văn Thạc sĩ của Đỗ Thuý Hảo - ĐHSP Hà Nội 2002... Các công trình trên đã đề cập đến những vấn đề cơ bản liên quan đến hoạt động của HT trường MN và đưa ra một số biện pháp giúp họ nâng cao khả năng quản lý nhà trường. Các biện pháp đó bao gồm cả các biện pháp đào tạo và bồi dưỡng. Đồng thời cũng gợi ra một số nội dung trong NVQL của HT trường MN. Để công tác bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý cho hiệu trưởng trường mầm non trong giai đoạn hiện nay đáp ứng được với yêu cầu phát triển, giáo dục nói chung và bậc học mầm non nói riêng và phù hợp với thực tiễn của các nhà trường Đòi hỏi phải đi sâu vào các biện pháp tăng cường hiệu quả bồi dưỡng kiến thức kỹ năng NVQL cụ thể cho HT trường MN thì các công trình chưa đề cập một cách hệ thống. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn 8 1.2. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUẢN LÝ VÀ QUẢN LÝ NHÀ TRƢỜNG 1.2.1. Quản lý và chức năng của quản lý 1.2.1.1. Khái niệm quản lý Quản lý là một loại hình hoạt động xã hội quan trọng của con người trong cộng đồng, nhằm thực hiện các mục tiêu mà tổ chức đặt ra khi nói đến hoạt động quản lý người ta thường nhắc tới ý tưởng sâu sắc của Các Mác: “Một nhạc sĩ vĩ cầm thì tự điều khiển mình, còn dàn nhạc thì cần có nhạc trưởng” [9, 480]. Đã có nhiều nhà khoa học nghiên cứu về quản lý dưới các góc độ khác nhau và đa dạng về cách tiếp cận, do đó có nhiều định nghĩa khác nhau về quản lý của các tác giả trong và ngoài nước. Trong tác phẩm “những vấn đề cốt yếu của quản lý “tác giả Hrold Kontz viết: “Quản lý là một hoạt động thiết yếu, nó đảm bảo phối hợp những nỗ lực cá nhân nhằm đạt được các mục đích của nhóm. Mục tiêu của mọi nhà quản lý là nhằm hình thành một môi trường mà trong đó con người có thể đạt được các mục đích của nhóm với thời gian, tiền bạc và sự bất mãn cá nhân ít nhất” [20, 33]. Trong cuốn “Quản lý nguồn nhân lực” của tác giả Paul Hersy và Ken Blane Heard quan niệm: “Quản lý là quá trình cùng làm việc giữa nhà quản lý với các cá nhân, các nhóm để hướng vào việc thực hiện mục tiêu quản lý” (dẫn theo 22). Theo tác giả Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc thì: “Hoạt động quản lý là tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý (người quản lý) đến khách thể quản lý (người bị quản lý) nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức” [11, 16]. Đặng Quốc Bảo cho rằng: “Quản lý là một quá trình tác động gây ảnh hưởng của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý nhằm đạt được mục tiêu chung” [3, 176]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn 9 Như vậy, khái niệm quản lý được các nhà nghiên cứu định nghĩa bằng nhiều cách khác nhau nhưng về cơ bản có những điểm chung thống nhất như: - Quản lý là các hoạt động thực tiễn nhằm đảm bảo hoàn thành các công việc qua những nỗ lực của người khác. - Quản lý là công tác phối hợp có hiệu quả của những người cộng sự khác nhau trong cùng một tổ chức. - Quản lý là tác động có mục đích lên một tập thể người, thành tố cơ bản của hệ thống xã hội. - Một hệ quản lý toàn vẹn bao gồm 2 bộ phận quan hệ gắn bó với nhau: + Bộ phận quản lý giữ vai trò chủ đạo trong hệ quản lý có chức năng tổ chức, chỉ đạo, điều khiển làm cho hệ vận hành tới mục đích dự kiến. + Bộ phận bị quản lý giữ vai trò khách thể quản lý, chịu sự chỉ đạo điều khiển của bộ phận quản lý. Hoạt động quản lý bắt nguồn từ sự phân công, hợp tác lao động trong một tổ chức Vì vậy trong công việc phải có sự chỉ huy, phối hợp, điều hành, kiểm tra, mà người đứng đầu (thủ trưởng) biết phối hợp nỗ lực các thành viên trong nhóm để đạt được những mục tiêu đề ra. Từ những quan niệm về quản lý đã nêu trên ta có thể hiểu: Quản lý là sự tác động có tổ chức, có định hướng của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả các tiềm năng, các cơ hội của hệ thống để đạt được mục tiêu đề ra trong điều kiện biến động của môi trường. Ngày nay trước sự phát triển của khoa học kỹ thuật.và sự biến động không ngừng của nền kinh tế-xã hội, quản lý được xem là một trong năm nhân tố phát triển kinh tế-xã hội (vốn-nguồn lực lao động-khoa học kỹ thuậttài nguyên và quản lý) trong đó quản lý đóng vai trò cho sự thành công hay thất bại của công việc. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn 10 1.2.1.2. Chức năng của quản lý Chức năng quản lý là nội dung cơ bản mà chủ thể quản lý phải thực hiện trong quá trình hoạt động quản lý. Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang: “Chức năng quản lý là dạng hoạt động quản lý thông qua đó chủ thể quản lý tác động vào khách thể quản lý nhằm thực hiện một mục tiêu nhất định” [37, 58]. Như vậy khái niệm chức năng quản lý gắn liền với sự xuất hiên và sự tiến bộ của phân công hợp tác lao động trong một quá trình sản xuất của một tập thể người lao động. Quá trình tạo ra một sản phẩm phải trải qua nhiều công đoạn, mỗi công đoạn người lao động phải thực hiện một nhiệm vụ hay một chức năng nhất định. Từ chức năng đó của khách thể quản lý (người lao động) làm xuất hiện một cách khách quan dạng hoạt động quản lý chuyên biệt nhất định tương ứng của chủ thể quản lý gọi là chức năng quản lý. Tất cả các chức năng quản lý gắn bó qua lại và quy định lẫn nhau. Chúng phản ánh lô gic bên trong sự phát triển của hệ quản lý. Sự phân chia chức năng quản lý bắt nguồn từ sự phân công và sự chuyên môn hóa lao động quản lý. Khi phân tích cụ thể, ta thấy quản lý gồm bốn chức năng sau: * Chức năng kế hoạch hóa Kế hoạch hóa là chức năng cơ bản. Căn cứ vào quá trình phát triển của tổ chức căn cứ vào mọi tiềm năng đã có và sẽ có dự báo trạng thái kết thúc của tổ chức (và những trạng thái trung gian) vạch rõ mục tiêu, nội dung hoạt động và hệ thống các giải pháp, biện pháp, xác định có tính chắc chắn và đảm bảo sự cam kết về các nguồn lực, nhằm đưa tổ chức đạt được mục tiêu đã đề ra. * Chức năng tổ chức Tổ chức chính là nhân tố sinh ra hệ toàn vẹn là mối liên kết các bộ phận tạo thành một hệ thống. Để thực hiện chức năng này nhà quản lý phải hình Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn 11 thành, sắp xếp cơ cấu bộ máy phù hợp với yêu cầu của công việc. Phát triển tổ chức tương xứng với sứ mệnh, nhiệm vụ chính trị và hàng loạt các mục tiêu đã đề ra. * Chức năng chỉ đạo Chỉ đạo là điều hành, huy động lực lượng vào việc thực hiện kế hoạch nhằm đảm bảo cho tổ chức vận hành thuận lợi. Chỉ đạo là một chức năng mang tính tác nghiệp. Trên thực tế nhà quản lý đã sử dụng quyền lực quản lý để tác động đến các đối tượng bị quản lý, duy trì các mối quan hệ trong tổ chức, khiến cho hệ thống hoạt động đạt được mục tiêu. Hiển nhiên việc chỉ đạo được bắt đầu từ khi lập kế hoạch, thiết kế bộ máy hoàn chỉnh và xuyên suốt trong quá trình của hoạt động quản lý. * Chức năng kiểm tra Kiểm tra là một chức năng của mọi cấp quản lý để đánh giá đúng kết quả hoạt động của hệ thống. Thông qua đó một cá nhân, một nhóm hoặc một tổ chức theo dõi giám sát các thành quả hoạt động và tiến hành những hoạt động sửa chữa, uốn nắn nếu cần thiết từ đó có những quyết định điều chỉnh cho phù hợp với những chi phí bỏ ra. Thực chất công việc kiểm tra là gắn với sự đánh giá, tổng kết kinh nghiệm và điều chỉnh mục tiêu. Tổng hợp tất cả các chức năng quản lý chính là cơ sở để phân công lao động quản lý giữa những cán bộ quản lý và cũng là nền tảng để hình thành cấu trúc của sự quản lý. Điều đáng chú ý trong quá trình quản lý là nhà quản lý phải thực hiện một dãy các chức năng kế tiếp nhau một cách lô gic, bắt đầu từ việc xác định mục tiêu và nhiệm vụ quản lý cho đến khi kiểm tra kết quả đạt được và tổng kết quá trình quản lý. Mỗi quá trình quản lý xảy ra trong thời gian cụ thể, nhất định. Trong một chu trình quản lý các chức năng kế tiếp nhau và độc lập với nhau chỉ là tương đối bởi vì một số chức năng diễn ra đồng thời hoặc kết hợp với việc thực hiện chức năng khác. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn 12 Ngoài 4 chức năng trên trong một chu trình quản lý chủ thể quản lý phải sử dụng thông tin như là một công cụ để thực hiện các chức năng. 1.2.2. Quản lý giáo dục và quản lý nhà trƣờng Giáo dục là một hoạt động đặc trưng của lao động xã hội. Đây là hoạt động chuyên môn nhằm thực hiện quá trình truyền đạt và lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử - xã hội qua các thế hệ, đồng thời là một động lực thúc đầy sự phái triển xã hội. Để hoạt động này vận hành có hiệu quả, giáo dục phải được tổ chức thành các cơ sở, tạo nên một hệ thống thống nhất. Điều này dẫn đến một tất yếu là phải có một lĩnh vực hoạt động có tính độc lập tương đối trong giáo dục, đó là hoạt động quản lý giáo dục. Quản lý giáo dục được xem như là một hoạt động chuyên biệt để quản lý các cơ sở giáo dục. * Có nhiều quan niệm khác nhau về quản lý giáo dục Theo P.V Khuđôminxki: Quản lý giáo dục là tác động có hệ thống, có kế hoạch, có ý thức và mục đích của các chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau đến tất cả các khâu của hệ thống nhằm mục đích bảo đảm việc giáo dục cộng sản chủ nghĩa cho thế hệ trẻ, bảo đảm sự phát triển toàn diện, hài hòa của họ (dẫn theo 32. Trần Kiểm cho rằng: Quản lý giáo dục là tác động có hệ thống, có kế hoạch, có ý thức và hướng đích của chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau nhằm mục đích đảm bảo sự hình thành nhân cách cho thế hệ trẻ trên cơ sở nhận thức và vận dụng những quy luật chung của xã hội cũng như các quy luật của giáo dục, của sự phát triển tâm lý và thể lực của trẻ em (28và 29). Theo Nguyễn Ngọc Quang: Quản lý giáo dục là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật và chủ thể quản lý (Hệ giáo dục) nhằm làm cho hệ vận hành theo đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện các tính chất của nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mà tiêu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn 13 điểm hội tụ là quá trình dạy học, giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ giáo dục tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất [37, 58]. Theo Phạm Minh Hạc:Quản lý nhà trường (quản lý giáo dục nói chung) là thực hiện đường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với thế hệ trẻ và với từng học sinh (dẫn theo 21). Hiểu một cách ngắn gọn thì quản lý giáo dục là sự tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý trong một tổ chức giáo dục nhằm thực hiện những mục tiêu đã đề ra. Khái niệm quản lý giáo dục tuy đã được các nhà khoa học trong và ngoài nước định nghĩa theo nhiều góc độ khác nhau, nhưng chúng đều phản ánh những nét đặc thù, những bản chất chung nhất của hoạt động quản lý giáo dục như: - Tổ hợp những tác động có định hướng, có tổ chức, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến đối tượng bị quản lý trong các cơ sở giáo dục. - Duy trì, điều chỉnh sự vận hành của hệ thống giáo dục hướng đến các mục tiêu giáo dục đã xác định. - Quản lý giáo dục với mục tiêu là đào tạo, rèn luyện nhân cách của thế hệ trẻ người công dân mẫu mực, phải bám sát mục tiêu, nguyên lý, phương châm giáo dục của Đảng. Từ những khái niệm QLGD được nêu trên ta có thể hiểu rằng: QLGD là quản lý quá trình GD-ĐT ở một cơ sở giáo dục nhất định. Đó là quản lý nhà trường hay quản lý một hệ thống các cơ sở GD-ĐT ở một đơn vị hành chínhhệ thống giáo dục theo lãnh thổ. Theo nghĩa đó, quản lý giáo dục là những tác động khoa học, có hệ thống, có ý thức và có mục đích của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý thông qua việc thực hiện các chức năng quản lý và việc sử Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn 14 dụng hợp lý các tiềm năng, cơ hội nhằm làm cho hệ thống giáo dục vận hành, đảm bảo được các tính chất và nguyên lý của nền giáo dục Việt Nam, đạt được mục tiêu giáo dục. * Quản lý nhà trường Trường học là một tổ chức giáo dục cơ sở mang tính Nhà nước - xã hội, là nơi trực tiếp làm công tác GD-ĐT và giáo dục thế hệ trẻ. Nó nằm trong môi trường xã hội và có tác động qua lại với môi trường đó. Theo Nguyễn Ngọc Quang “Trường học là thành tố khách thể cơ bản của tất cả các cấp quản lý giáo dục, vừa là hệ thống độc lập tự quản của xã hội. Do đó quản lý nhà trường nhất thiết phải vừa có tính nhà nước vừa có tính xã hội (Nhà nước và xã hội cộng đồng và hợp tác trong việc quản lý nhà trường)” [ 37, 33]. Các nhà trường hoạt động theo Luật Giáo đục và Điều lệ nhà trường do Bộ trưởng Bộ giáo dục ban hành. Điều lệ một nhà trường bao gồm những nội dung, chủ yếu sau: - Vị trí, nhiệm vụ và quyền hạn của nhà trường. - Tổ chức các hoạt động giáo dục trong nhà trường. - Nhiệm vụ và quyền hạn của nhà giáo. - Nhiệm vụ và quyền hạn của người học. - Cơ sở vật chất và thiết bị nhà trường. - Quan hệ của nhà trường- gia đình và xã hội. Người đứng đầu một nhà trường có chức danh "Hiệu trưởng”. Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động của nhà trường do cơ quan nhà nước có thẩm quyền bổ nhiệm hoặc công nhận. Như vậy, quản lý nhà trường bao gồm quản lý các hoạt động bên trong nhà trường và phối hợp quản lý giữa nhà trường với các lực lượng giáo dục xã hội, trong đó cốt lõi là quản lý quá trình dạy học và giáo dục. Quản lý nhà Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn 15 trường vừa mang tính Nhà nước vừa mang tính xã hội. Cho nên quản lý nhà trường phải biết phối hợp với các lực lượng xã hội để cùng thực hiện mục tiêu GD-ĐT. Để hoạt động quản lý nhà trường đạt được mục tiêu và mang lại hiệu quả cao, nhân tố quan trọng hàng đầu chính là đội ngũ cán bộ quản lý nhà trường. Quá trình quản lý nhà trường thực chất là quản lý quá trình lao động sư phạm của thầy giáo, quản lý hoạt động học tập - tự học tập của học trò và quản lý cơ sở vật chất- thiết bị phục vụ dạy và học. Trong đó người cán bộ quản lý phải trực tiếp và ưu tiên dành nhiều thời gian để quản lý hoạt động lực lượng trực tiếp đào tạo. Tất cả các hoạt động quản lý khác đều nhằm mục đích nâng cao chất lượng hoạt động dạy và học. 1.2.3. Quản lý giáo dục mầm non và quản lý trƣờng mầm non * Quản lý giáo dục mầm non Giáo dục mầm non là một bộ phận cấu thành không thể tách rời của hệ thống giáo dục. Quản lý giáo dục mầm non giúp cho việc thực hiện mục tiêu của ngành học là phát triển giáo dục mầm non phù hợp với điều kiện và yêu cầu của từng vùng miền, đối tượng của nó là các cơ sở giáo dục mầm non, trong đó có đội ngũ nhà giáo. Cũng như các ngành học khác trong hệ thống giáo dục quốc dân, GDMN cũng có mạng lưới quản lý từ cấp Bộ xuống các trường, lớp mầm non. GDMN cũng thể hiện rõ các nội dung cần quản lý: - Vị trí, mục tiêu, nhiệm vụ của giáo dục mầm non + Vị trí của giáo dục mầm non Trong hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam, giáo dục MN là bậc học đầu tiên đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển nhân cách trẻ. Hiện nay GDMN có hệ thống Nhà trẻ, trường Mẫu giáo, trường MN trên quy mô toàn quốc. Giáo dục MN là sự thể hiện sinh động nguyên tắc: Nhà nước, xã hội và nhân dân cùng làm. Cho tới nay, GDMN đã tồn tại với đủ các loại quy mô Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan