Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Sư phạm (luận văn thạc sĩ) bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng quyền sở hữu trí tuệ...

Tài liệu (luận văn thạc sĩ) bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng quyền sở hữu trí tuệ

.PDF
86
67
106

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH -------------------------- VŨ YẾN NHI BẢO ĐẢM THỰC HIỆN NGHĨA VỤ BẰNG QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT KINH TẾ Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2019 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ------------------------------ VŨ YẾN NHI BẢO ĐẢM THỰC HIỆN NGHĨA VỤ BẰNG QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ Chuyên ngành: Luật Kinh tế Mã số chuyên ngành: 8.38.01.07 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT KINH TẾ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Lâm Tố Trang TP. Hồ Chí Minh, Năm 2019 i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan rằng luận văn “Bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng quyền sở hữu trí tuệ” là công trình khoa học của chính tôi. Ngoại trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong Luận văn, tôi cam đoan rằng toàn phần hay những phần nhỏ của Luận văn này chưa từng được công bố hoặc sử dụng để nhận bằng cấp ở nơi khác. Không có nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong Luận văn này mà không được trích dẫn theo đúng quy định. Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2019 Tác giả Vũ Yến Nhi ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Khoa Luật, Khoa Đào tạo sau đại học, Thư viện Trường cùng toàn thể quý thầy cô Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Đặc biệt, xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến TS. Lâm Tố Trang – Trưởng Bộ môn Luật dân sự đã hết lòng giúp đỡ, tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt quá trình thực hiện việc nghiên cứu luận văn. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã luôn ở bên cạnh hỗ trợ, giúp đỡ và động viên tôi trong quá trình học tập và thực hiện đề tài nghiên cứu của mình. Cuối cùng, xin trân trọng cám ơn các thầy, cô trong Hội đồng chấm luận văn đã cho tôi những ý kiến đóng góp quý báu để tôi hoàn chỉnh luận văn này iii TÓM TẮT LUẬN VĂN Sự phát triển của nền kinh tế của quốc gia dẫn đến sự phát triển đa dạng của việc thiết lập các quan hệ dân sự trong đời sống hằng ngày. Vai trò của của các quan hệ dân sự trong xã hội rất quan trọng mà hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia đó phải đảm bảo điều chỉnh phù hợp với các mối quan hệ xã hội đó. Bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong các giao dịch dân sự trải qua một thập kỷ đến nay đã là một hoạt động phổ biến trong các giao dịch thương mại, đặc biệt là hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng trong việc tiếp cận với nguồn vốn tín dụng để phát triển kinh doanh, sản xuất. Biện pháp thế chấp là một trong những biện pháp đảm bảo, hữu dụng được sử dụng nhằm hạn chế những rủi ro trong quan hệ vay vốn tín dụng. Tài sản thế chấp rất đa dạng bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản, trong đó quyền tài sản là một dạng tài sản vô hình và quy định cụ thể tại Điều 115, Bộ luật dân sự 2015 gồm các đối tượng quyền SHTT, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác. Trong thời gian vừa qua, hoạt động thế chấp quyền sử dụng đất trở nên phổ biến, đặc biệt kể từ khi ban hành Luật đất đai năm 2013 quy định chi tiết việc thế chấp quyền sử dụng đất tạo điều kiện cho các cá nhân, tổ chức và các tổ chức tín dụng tham gia hoạt động cho vay để tham gia đầu tư sản xuất, kinh doanh phát triển mạnh mẽ. Mặc dù cùng đối tượng giao dịch như quyền sử dụng đất nhưng các đối tượng quyền sở hữu trí tuệ lại chưa được quy định cụ thể tại Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009 mà xu hướng của đối tượng tài sản này lại ngày càng phát triển phục vụ cho đời sống, xã hội, con người. Hiện nay, áp dụng các biện pháp bảo đảm mà tài sản bảo đảm là các đối tượng quyền sở hữu trí tuệ chưa được các tổ chức tín dụng áp dụng rộng rãi bởi lẽ quy định pháp luật điều chỉnh về vấn đề này vẫn còn hạn chế. Luận văn tập trung nghiên cứu, phân tích các đặc điểm để xác định các đối tượng quyền sở hữu trí tuệ là tài sản đảm bảo được áp dụng phổ biến trong các giao dịch dân sự có bảo đảm tương tự như quyền sử dụng đất đã được áp dụng trong thời gian qua, kết luận biện iv pháp nào áp dụng phù hợp với các đối tượng quyền sở hữu trí tuệ và đưa kiến nghị giải pháp hoàn thiện pháp luật nhằm phát triển loại tài sản này trong các giao dịch dân sự có bảo đảm. Bộ luật dân sự 2015 là công cụ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia các giao dịch dân sự, tuy nhiên qua quá trình triển khai thực hiện trên thực tế, pháp luật về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ mà tài sản bảo đảm là các đối tượng quyền sở hữu trí tuệ vẫn còn bất cập, đặc biệt là trong quá trình thực hiện, các tổ chức tín dụng vẫn còn mơ hồ trong việc áp dụng các quy định pháp luật. Hiện nay, chỉ có Bộ luật dân sự năm 2015 đề cập đến tài sản được bảo đảm trong đó bao gồm các đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, tuy nhiên Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009 chưa quy định cụ thể. Điều này làm hạn chế các doanh nghiệp chưa mạnh dạn dùng tài sản trí tuệ của mình để thực hiện vay vốn, tìm kiếm chi phí đầu tư cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp mình. Pháp luật nên mở rộng, thống nhất, khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện lao động sáng tạo để tạo ra nhiều sản phẩm trí tuệ phục vụ cho đời sống, xã hội và những tài sản đó đều mang lại giá trị lợi ích nhất định, nếu khai thác tốt giá trị tài sản sẽ đem lại hiệu quả kinh tế tốt cho các doanh nghiệp và cho sự phát triển kinh tế. Từ những vấn đề trên, với mong muốn nghiên cứu một cách sâu sắc và thực tế về tài sản bảo đảm là các đối tượng quyền SHTT, đề tài “Bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng quyền sở hữu trí tuệ” với cơ cấu hai chương nhằm giải quyết những vấn đề cơ bản sau: Chương 1: Tổng quan về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng quyền sở hữu trí tuệ. Nội dung Chương 1, tác giả nêu các nội dung chủ yếu sau: 1. Khái quát về biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ: Trong nội dung này, tác giả đề cập đến khái niệm, đặc điểm phân loại của các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và đề cập các loại tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Dựa trên những đặc điểm cơ bản, tác giả phân tích từng biện pháp gắn liền với việc thực hiện cụ thể đối với từng biện pháp, tìm ra đặc trưng cơ bản và sự khác nhau của các v biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Bên cạnh đó, việc phân loại tài sản giúp hiểu rõ nội hàm cơ bản của các loại tài sản và việc áp dụng cho từng loại tài sản khác nhau được quy định cụ thể tại Bộ luật dân sự năm 2015. 2. Khái quát về quyền sở hữu trí tuệ: Theo nội dung này, tác giả đề cập đến sự ra đời và quan điểm một số nhà triết học về quyền sở hữu trí tuệ. Căn cứ theo Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009, tác giả nêu các khái niệm, phân loại quyền sở hữu trí tuệ; một số đặc điểm, bản chất để phân biệt quyền sở hữu trí tuệ với các tài sản khác và các quy định pháp luật về việc xác lập và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. 3. Biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng quyền sở hữu trí tuệ: Từ các khái niệm, nội dung cơ bản theo quy định pháp luật về các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và quyền sở hữu trí tuệ, tác giả phân tích những đặc điểm cơ bản, nội hàm của từng biện pháp để tìm ra biện pháp áp dụng phù hợp đối với quyền sở hữu trí tuệ. Theo đó, căn cứ đặc điểm của các biện pháp và cho rằng biện pháp thế chấp là biện pháp phù hợp áp dụng đối với tài sản bảo đảm là các đối tượng quyền sở hữu trí tuệ. Các bên đăng ký biện pháp thế chấp là biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng, thì hợp đồng thế chấp chính là sự thỏa thuận của các bên trong việc ràng buộc nhau thực hiện hợp đồng chính. Hợp đồng thế chấp cũng được thực hiện các bước theo quy trình từ việc xác lập, thay đổi, thực hiện và chấm dứt hợp đồng theo quy định của pháp luật. Chương 2: Quy định pháp luật về thế chấp tài sản là quyền sở hữu trí tuệ và kiến nghị hoàn thiện. Nội dung Chương 2, tác giả nêu các nội dung chủ yếu sau: 1. Các giai đoạn phải trải qua của một hợp đồng thế chấp bao gồm việc xác lập, đăng ký biện pháp thế chấp, thực hiện hợp đồng và các trường hợp chấm dứt hợp đồng thế chấp tài sản là quyền sở hữu trí tuệ. Nội dung này được căn cứ theo Bộ luật dân sự 2015, bên cạnh đó các điều kiện về chủ thể, đối tượng, nội dung, hình thức cũng phải đảm bảo phù hợp Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009. vi 2. Nhận định vai trò của sở hữu trí tuệ trong nền kinh tế tại Việt Nam: Tác giả đề cập đến vai trò của sở hữu trí tuệ tại Việt Nam và tầm quan trọng trong nền nền kinh tế từ khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), ký kết Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Tác giả phân tích sự phát triển của tài sản là các đối tượng quyền sở hữu trí tuệ ngày càng gia tăng và là tài sản chiếm ưu thế trong doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ từ đó nhận định tài sản là đối tượng quyền sở hữu trí tuệ phần nào mang lại giá trị cao trong khối tài sản của một doanh nghiệp, tuy nhiên việc khai thác giá trị mang lại của tài sản này chưa đúng mực. 3. Tác giả đánh giá việc ban hành quy định về thế chấp tài sản là quyền sở hữu trí tuệ với những ưu điểm và hạn chế nhất định, từ đó tác giả đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định pháp luật về thế chấp tài sản là quyền sở hữu trí tuệ. Luận văn “Bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng quyền sở hữu trí tuệ” là một công trình nghiên cứu tổng quan, toàn diện về vấn đề bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng quyền sở hữu trí tuệ thông qua căn cứ quy định pháp luật của Bộ luật dân sự 2015 và Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009 nhằm mục tiêu chỉ ra vai trò của quyền sở hữu trí tuệ có tầm quan trọng trong nền kinh tế. Đưa ra đề xuất, kiến nghị hoàn thiện pháp luật để mở rộng, khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức tín dụng mạnh dạn thực hiện hoạt động vay vốn mà tài sản bảo đảm là quyền sở hữu trí tuệ. Vì lẽ đó mà đối tượng quyền sở hữu trí tuệ sẽ được khai thác một cách tốt nhất, triệt để các lợi ích kinh tế mà loại tài sản này mang lại. vii MỤC LỤC Nội dung Trang LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................. i LỜI CẢM ƠN....................................................................................................... ii TÓM TẮT LUẬN VĂN ...................................................................................... iii MỤC LỤC .......................................................................................................... vii DANH MỤC VIẾT TẮT .................................................................................... ix PHẦN MỞ ĐẦU....................................................................................................1 1. Lý do lựa chọn đề tài ........................................................................................1 2. Tình hình nghiên cứu đề tài..............................................................................2 3. Mục tiêu nghiên cứu .........................................................................................4 4. Câu hỏi nghiên cứu: .........................................................................................5 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................5 6. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................6 7. Ý nghĩa nghiên cứu ..........................................................................................7 8. Kết cấu luận văn ...............................................................................................8 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ BẢO ĐẢM THỰC HIỆN NGHĨA VỤ BẰNG QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ ...................................................................9 1.1. Khái quát về biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ .......................................9 1.1.1. Khái niệm của các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ ....................9 1.1.2. Đặc điểm của các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ ....................11 1.1.3. Phân loại các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ ...........................12 1.1.4. Các loại tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ ..........................15 1.2. Khái quát về quyền sở hữu trí tuệ ..................................................................19 1.2.1. Sự ra đời của quyền sở hữu trí tuệ ........................................................19 1.2.2. Khái niệm về quyền sở hữu trí tuệ ........................................................24 1.2.3. Phân biệt quyền sở hữu trí tuệ với các tài sản khác ..............................27 1.2.4. Phân loại quyền sở hữu trí tuệ ..............................................................33 1.2.5. Xác lập và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ................................................36 1.3. Biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng quyền sở hữu trí tuệ ................38 viii CHƢƠNG 2. QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ THẾ CHẤP TÀI SẢN LÀ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN .....................42 2.1. Thành lập hợp đồng thế chấp tài sản là quyền sở hữu trí tuệ .........................42 2.1.1. Điều kiện về chủ thể của hợp đồng thế chấp ........................................43 2.1.2. Điều kiện về hình thức của hợp đồng thế chấp.....................................45 2.1.3. Điều kiện về nội dung của hợp đồng thế chấp ......................................46 2.2. Đăng ký biện pháp thế chấp tài sản là quyền sở hữu trí tuệ ...........................49 2.3. Thực hiện hợp đồng thế chấp tài sản là quyền sở hữu trí tuệ.........................50 2.3.1. Quyền và nghĩa vụ của bên thế chấp ....................................................50 2.3.2. Quyền và nghĩa vụ của bên nhận thế chấp ...........................................52 2.4. Chấm dứt hợp đồng thế chấp tài sản là quyền sở hữu trí tuệ .........................53 2.4.1. Chấm dứt hợp đồng thế chấp theo quy định pháp luật .........................53 2.4.2. Chấm dứt hợp đồng thế chấp theo thoả thuận của các bên...................58 2.5. Nhận định vai trò của sở hữu trí tuệ trong nền kinh tế tại Việt Nam ..... Error! Bookmark not defined. 2.6. Đánh giá việc ban hành quy định pháp luật về thế chấp tài sản là quyền sở hữu trí tuệ ...............................................................................................................59 2.6.1. Ưu điểm ................................................................................................59 2.6.2. Hạn chế .................................................................................................61 2.7.Một số kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật về thế chấp tài sản là quyền sở hữu trí tuệ ..........................................................................................................65 KẾT LUẬN ..........................................................................................................68 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..........................................................70 ix DANH MỤC VIẾT TẮT Từ viết tắt BLDS TSHH TSVH SHTT SME Diễn giải Bộ luật dân sự Tài sản hữu hình Tài sản vô hình Sở hữu trí tuệ Doanh nghiệp vừa và nhỏ 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường tạo cơ hội cho các giao dịch dân sự, thương mại ngày càng phát triển. Song song đó, các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành kịp thời đáp ứng cho việc điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình thiết lập quan hệ dân sự. Điều đó cho thấy các quan hệ dân sự có vai trò chủ yếu trong xã hội mà mỗi quốc gia phải hoàn thiện hệ thống pháp luật, phải mở rộng, thống nhất tạo cơ sở cho việc thi hành pháp luật theo khuôn khổ, bên cạnh đó cũng là công cụ hỗ trợ cho các cơ quan quản lý nhà nước thực hiện công tác quản lý góp phần cho sự ổn định và phát triển kinh tế, xã hội. Bộ luật dân sự năm 1995 lần đầu tiên quy định về các biện pháp nhằm bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự tại Mục 5, Chương I, phần “Nghĩa vụ dân sự và Hợp đồng dân sự” đã tạo ra một hành lang pháp lý cho các giao dịch bảo đảm, là cơ sở để các chủ thể căn cứ khi tham gia vào các giao dịch dân sự có bảo đảm theo một chuẩn mực pháp lý nhất định, tạo điều kiện thuận lợi hỗ trợ cho các giao dịch dân sự chính được thực hiện một cách hoàn chỉnh nhất. Thay thế cho BLDS 1995, việc ban hành BLDS 2005 và BLDS 2015 là các giai đoạn thay đổi lớn trên cơ sở kế thừa luật cũ tiến tới hoàn thiện cơ sở pháp lý cho các quan hệ dân sự theo nghĩa rộng, trong đó những quy định về các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ cũng được sửa đổi, bổ sung nhằm điều chỉnh cụ thể, có hiệu quả hơn cho các giao dịch dân sự có bảo đảm. Trong khoảng hơn một thập kỷ đến nay, đi cùng với sự phổ biến các giao dịch dân sự còn có sự phát triển đa dạng các đối tượng giao dịch dân sự, trong đó chủ yếu là tài sản. Theo Khoản 1 Điều 105, BLDS 2015 liệt kê tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Như vậy vật, tiền, giấy tờ có giá là những tài sản hữu hình có thể cầm, nắm, quản lý và nhận biết thông qua bản chất vật lý của nó, còn quyền tài sản là loại tài sản có trị giá được bằng tiền, không nhận biết được thông qua bản chất vật lý do đó có thể hiểu quyền tài sản thuộc loại tài sản vô hình. 2 Theo Điều 115, BLDS 2015 quy định về quyền tài sản bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền SHTT, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác. Trong đó tài sản là các đối tượng quyền SHTT ngày càng phát triển, là thành quả được tạo ra do trình độ, tri thức, sáng tạo của con người nhằm phát triển khoa học công nghệ, kỹ thuật phục vụ cho đời sống, xã hội. Sự ra đời của Luật SHTT vào năm 2005 cùng với sự phát triển của BLDS 1995, 2005, 2015 đã mang lại một hành lang pháp lý bảo vệ, tạo điều kiện cho con người sáng tạo, phát minh khoa học, công nghệ, kỹ thuật phục vụ cho đời sống con người. Đối với một quốc gia đang phát triển như Việt Nam, các đối tượng quyền SHTT đang ngày càng tăng, ví dụ số lượng đơn đăng ký bảo hộ sáng chế tại năm 2009 là 258 đơn, năm 2018 số lượng tăng gấp đôi là 574 đơn; đối với đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá tại năm 2009 là 23.378 đơn, năm 2019 là 33.799 đơn1. Để chạy theo sự phát triển liên tục đó, pháp luật cũng cần hoàn thiện nhằm đáp ứng nhu cầu và thể hiện vai trò, chức năng trong công tác điều chỉnh các quan hệ dân sự, đặc biệt liên quan đến các giao dịch dân sự có bảo đảm bằng quyền SHTT. Hiện nay, các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng quyền SHTT chưa được các tổ chức tín dụng áp dụng rộng rãi bởi lẽ quy định pháp luật điều chỉnh về vấn đề này vẫn còn hạn chế. Do đó, tác giả tập trung nghiên cứu, phân tích các đặc điểm để xác định các đối tượng quyền SHTT là tài sản đảm bảo được áp dụng phổ biến trong các giao dịch dân sự có bảo đảm tương tự như quyền sử dụng đất đã được áp dụng trong thời gian qua, kết luận biện pháp nào áp dụng phù hợp với các đối tượng quyền SHTT và đưa kiến nghị giải pháp hoàn thiện pháp luật nhằm phát triển loại tài sản này trong các giao dịch dân sự có bảo đảm. Từ những vấn đề trên, với mong muốn nghiên cứu một cách sâu sắc và thực tế về tài sản bảo đảm là các đối tượng quyền SHTT, tác giả chọn đề tài “Bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng quyền sở hữu trí tuệ” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Số liệu được thống kê tại website của Cục sở hữu trí tuệ thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ http://www.ipvietnam.gov.vn và dựa trên các báo cáo thường niên hoạt động sở hữu trí tuệ từ năm 2005 đến 2017 của Cục Sở hữu trí tuệ. 1 3 Hiện nay, các tài liệu nghiên cứu khoa học về các biện pháp bảo đảm bằng quyền SHTT còn rất hạn chế, giáo trình giảng dạy cũng chưa đề cập đến nội dung này. Hầu như chỉ có các công trình nghiên cứu, tạp chí, bài báo khoa học đề cập và chủ yếu đánh giá về sự hoàn thiện của quy định pháp luật trong việc sử dụng quyền SHTT là tài sản bảo đảm, đánh giá giá trị của quyền SHTT và dựa trên các quy định tương tự như quyền sử dụng đất, từ đó nhận định quyền SHTT có những đặc trưng mà cần các nhà làm luật khai thác các đối tượng quyền SHTT là tài sản bảo đảm và nên được áp dụng rộng rãi. Luận văn chủ yếu dựa trên một số bài báo đăng trên tạp chí chuyên ngành và một số luận văn, công trình khoa học về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, cụ thể như sau: - Luận án tiến sĩ luật học năm 2014 của Bà Nguyễn Bích Thảo – Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội: “Legal Frameworks for Intellectual Property-Based Secured Financing: Proposals for Reform in Vietnam” (Khung pháp lý cho hoạt động tài trợ vốn có bảo đảm bằng tài sản trí tuệ: Kiến nghị hoàn thiện ở Việt Nam). - Bài báo “Giao dịch bảo đảm bằng tài sản vô hình: một số gợi ý hoàn thiện quy định hiện hành” của Ông Bùi Đức Giang, đăng trên Tạp chí ngân hàng số 17, tháng 9 năm 2014; Tác giả cho rằng việc sử dụng tài sản vô hình đảm bảo nghĩa vụ có nhiều ưu điểm so với tài sản hữu hình vì giúp tránh được nguy cơ tài sản bị mất, bị phá hủy hay giảm giá trị, thuận lợi cho việc lưu trữ và chuyển giao bằng phương tiện điện tử. Tuy nhiên, ở Việt Nam việc cho vay có đảm bảo bằng tài sản vô hình chưa thực sự phổ biến, quy định pháp luật hiện nay còn thiếu, ít tính khả thi đang là rào cản cho việc xác lập và xử lý các giao dịch bảo đảm bằng tài sản vô hình. Ông nêu rõ khái niệm, bản chất pháp lý và cho rằng tài sản vô hình không thể chiếm hữu hay chuyển giao về mặt vật chất nên chỉ có thế chấp là biện pháp không đặt ra yêu cầu chuyển giao tài sản cho chủ nợ có bảo đảm mới có thể áp dụng được cho tài sản vô hình. Ông đưa ra những bất cập, hạn chế và đề xuất các kiến nghị hoàn thiện pháp luật về thế chấp tài sản vô hình trong đó có thế chấp quyền SHTT. - Bài báo “Cho vay đảm bảo bằng tài sản trí tuệ: Cũ người, mới ta” của Linh Chi, đăng trên báo điện tử Doanh nhân Sài Gòn, năm 2015. Tác giả bài viết 4 cho rằng thị trường bất động vào năm 2015 chưa phát triển, việc sử dụng tài sản bảo đảm là bất động sản để vay rất khó khăn, do đó động lực thúc đẩy sản xuất, kinh doanh của doanh chính là tài sản trí tuệ và cũng là giải pháp hiệu quả đối với các ngân hàng thương mại. Bà Nguyễn Xuân Thảo, giáo sư luật, chuyên gia về giao dịch bảo đảm, Đại học Luật MC Kinney và Trường Tổng hợp Indiana (Mỹ) cho biết tài trợ vốn có bảo đảm là tài sản trí tuệ lâu nay đã được các ngân hàng ở Mỹ triển khai, do đó Việt Nam cho vay theo hình thức này cũng hoàn toàn phù hợp, đồng thời hệ thống pháp liên quan phải tiếp tục được hoàn thiện. - Bài báo “Nên có quy định thế chấp tài sản vô hình” của Phạm Hà Nguyên, đăng trên báo điện tử Thời báo ngân hàng ngày 21 tháng 3 năm 2016; Bài viết thể hiện các doanh nghiệp không có tài sản thế chấp để vay vốn tín dụng nên các chuyên gia kinh tế, một số nhà quản lý đặt vấn đề có thể thế chấp tài sản vô hình, cụ thể là phát minh, sáng chế, ý tưởng kinh doanh,… tuy nhiên khi đem ra là tài sản thế chấp nợ vay cần phải có quy định về giá thị trường cho tài sản đó, việc thương mại hóa các tài sản vô hình cần sự đỡ đầu, quan tâm của các cơ quan quản lý Nhà nước để thúc đẩy cho sự phát triển của doanh nghiệp. Dựa vào các tài liệu vừa nêu và một số tài liệu khác, tác giả đưa ra các lý luận, quan điểm, nhận xét thông qua việc tham khảo, nghiên cứu của các chuyên gia. Bên cạnh đó, luận văn tập trung phân tích những tính mới trên cơ sở so sánh với quy định về biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ do pháp luật hiện hành quy định. Nhận định vai trò, vị trí của các biện pháp bảo đảm bằng quyền SHTT theo sự phát triển đa dạng của các giao dịch dân sự có bảo đảm trong xã hội hiện nay. Từ đó đưa ra một số kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về biện pháp bảo đảm bằng quyền SHTT. 3. Mục tiêu nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về các biện pháp biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng quyền SHTT ở Việt Nam hiện nay, đề tài tập trung nghiên cứu với các mục đích: 5 Thứ nhất, tìm hiểu các quy định pháp luật về các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng quyền SHTT ở Việt Nam hiện nay. Thứ hai, đánh giá tình hình thực tiễn hiện nay (ưu điểm, nhược điểm, hạn chế phát sinh, lợi ích của các bên). Thứ ba, đưa ra đề xuất, kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật. 4. Câu hỏi nghiên cứu: Những nội dung cần nghiên cứu: - Pháp luật Việt Nam quy định như thế nào về các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ? - Trong các biện pháp bảo đảm, biện pháp nào phù hợp cho tài sản là đối tượng quyền SHTT? - Pháp luật quy định như thế nào về hợp đồng thế chấp quyền SHTT? - Những rủi ro có thể xảy ra đối với doanh nghiệp (bên có tài sản thế chấp), tổ chức tín dụng (bên nhận tài sản thế chấp)? - Nếu phát huy giá trị của quyền sở hữu trí tuệ và được công nhận phổ biến là một dạng của tài sản thế chấp, chủ doanh nghiệp được lợi gì? - Từ những vướng mắc, pháp luật cần quy định gì để đối tượng quyền SHTT trở thành loại tài sản bảo đảm thông dụng, việc thế chấp quyền SHTT có trở nên phổ biến trong tương lai không? - Pháp luật cần sửa đổi, bổ sung như thế nào để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các bên tham gia vào giao dịch dân sự có bảo đảm bằng quyền SHTT? 5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 5.1. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài tập trung các vấn đề sau đây: - Nghiên cứu quy định pháp luật về các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng quyền SHTT, tập trung nghiên cứu về thế chấp quyền SHTT. - Đánh giá ưu điểm, hạn chế quy định pháp luật về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng quyền SHTT. 6 - Kiến nghị, đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng quyền SHTT. 5.2. Phạm vi nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu các quy định của pháp luật về biện pháp bảo đảm bằng quyền SHTT theo quy định của BLDS 2015, Luật SHTT 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009 và các văn bản pháp luật liên quan khác. Quyền SHTT nghiên cứu trong luận văn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp. Luận văn phân tích, đánh giá chủ yếu dựa trên lý luận, cơ sở pháp lý theo quy định pháp luật Việt Nam hiện hành. Trong các biện pháp do pháp luật quy định, căn cứ vào tính chất, đặc trưng của biện pháp thế chấp do pháp luật quy định, luận văn sẽ nghiên cứu về thế chấp quyền SHTT thông qua phân tích những đặc điểm của biện pháp thế chấp phù hợp với tài sản là đối tượng quyền SHTT và đưa ra đề xuất, kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định pháp luật về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng quyền SHTT. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu Trong quá trình thực hiện đề tài này, tác giả đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp lịch sử được sử dụng khi nghiên cứu, tìm hiểu về các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ qua các giai đoạn phát triển của BLDS; - Phương pháp phân tích, tổng hợp được sử dụng khi phân tích các vấn đề liên quan đến bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng quyền SHTT, chỉ ra biện pháp nào phù hợp với đối tượng tài sản là quyền SHTT. Vì đây là một vấn đề mới chưa được quy định cụ thể trong các văn bản quy phạm pháp luật do đó cần phân tích các quy định thực tại, tìm ra mối liên hệ giữa các chủ thể để tổng hợp các quan điểm nhằm giải quyết các vấn đề đặt ra trong phần câu hỏi giả thuyết. - Phương pháp thống kê, so sánh được sử dụng phần nghiên cứu nhằm khẳng định vị trí, vai trò của quyền SHTT trong các giao dịch bảo đảm và việc sử dụng quyền SHTT như là một đối tượng tài sản trong các giao dịch có gì khác so với loại 7 tài sản thông thường. Từ đó đánh giá vai trò của giao dịch này trong doanh nghiệp và thị trường., tìm ra những ưu điểm, nhược điểm, hạn chế về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng quyền SHTT, đưa ra đề xuất, kiến nghị hoàn thiện pháp luật. 7. Ý nghĩa nghiên cứu 7.1. Ý nghĩa khoa học Đề tài “Bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự bằng quyền sở hữu trí tuệ trong pháp luật Việt Nam” được nghiên cứu dựa trên những quy định pháp luật hiện hành. Mặc dù BLDS 2015 cho phép các đối tượng quyền SHTT tài sản bảo đảm, tuy nhiên Luật SHTT năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009 không đề cập tới các đối tượng quyền SHTT được thế chấp mà chỉ quy định việc quyền chuyển nhượng, quyền định đoạt và quyền chuyển giao, do đó việc nghiên cứu nhằm áp dụng phổ biến các đối tượng quyền SHTT là tài sản bảo đảm cần hoàn thiện những quy định gì để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho chủ sở hữu, đặc biệt là các doanh nghiệp. Nội dung của luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu, giảng dạy luật học tại các cơ sở đào tạo luật ở nước ta, đặc biệt đối với chuyên ngành luật dân sự. 7.2. Ý nghĩa thực tiễn Luận văn sẽ tìm hiểu, phân tích, đánh giá các quy định pháp luật về hợp đồng thế chấp tài sản là quyền SHTT nhằm tìm ra ưu điểm đem lại quyền lợi cho doanh nghiệp, tổ chức tín dụng và cơ quan quản lý nhà nước. Đưa ra đề xuất, kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng quyền SHTT. Những phân tích ứng dụng vào thực tiễn do tác giả nghiên cứu phần nào có ý nghĩa thiết thực cho các nhà làm luật hoặc ứng dụng đối với các doanh nghiệp về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng quyền SHTT. Tác giả tin rằng những kiến nghị khoa học trong luận văn được sử dụng là nguồn để tham khảo trong công tác xây dựng pháp luật về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng quyền SHTT. Đây cũng là lĩnh vực cần thiết bởi lẽ tri thức, sự sáng tạo của con người ngày càng phát triển không giới hạn, nếu không nâng tầm quan trọng của quyền SHTT sẽ không tạo một hành 8 lang pháp lý bảo vệ cho công dân. Nội dung luận văn sẽ góp phần hỗ trợ thông tin, kiến thức để các chuyên gia tham khảo và hoàn thiện các công trình nghiên cứu tiến bộ hơn. 8. Kết cấu luận văn Kết cấu luận văn “Bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng quyền sở hữu trí tuệ” bao gồm các nội dung sau: Mở đầu; Chương 1: Tổng quan về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng quyền sở hữu trí tuệ; Chương 2: Quy định pháp luật về thế chấp tài sản là quyền sở hữu trí tuệ và kiến nghị, hoàn thiện pháp luật; Kết luận. 9 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ BẢO ĐẢM THỰC HIỆN NGHĨA VỤ BẰNG QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ 1.1. Khái quát về biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ 1.1.1. Khái niệm của các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ Giao dịch dân sự, kinh doanh, thương mại là những hoạt động tất yếu, thường xuyên và phổ biến trong đời sống kinh tế, xã hội. Nhằm đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ của các bên trong giao kết, pháp luật quy định các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, việc bảo đảm gắn với trách nhiệm dân sự về tiền, tài sản và việc trả nợ, nên trong nhiều trường hợp còn được gọi là bảo đảm nghĩa vụ tài chính, bảo đảm nghĩa vụ tài sản hay bảo đảm nghĩa vụ trả nợ theo hợp đồng. Các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng nói chung lần đầu tiên quy định trong Pháp lệnh hợp đồng kinh tế năm 1989, sau đó BLDS 1995 lần đầu tiên quy định các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự và được điều chỉnh, bổ sung, bãi bỏ một số điều khoản trong BLDS 2005 và BLDS 2015 để áp dụng phù hợp với tình hình thực tiễn theo từng giai đoạn. Biện pháp bảo đảm được áp dụng rộng rãi, phổ biến trong kinh doanh, đầu tư và các giao dịch dân sự khác (mua bán, vay, thuê, mướn, dịch vụ, đại lý, đấu giá, gửi giữ, chuyển nhượng,…). Ngoài quy định chủ yếu trong BLDS 2015 còn được đề cập trong các đạo luật khác như Luật doanh nghiệp năm 2014, Luật đất đai năm 2013, Luật nhà ở năm 2014, Luật kinh doanh bất động sản 2014, Bộ luật hàng hải Việt Nam năm 2015,… Các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng tuy chỉ là hợp đồng phụ nhưng trong nhiều trường hợp lại đóng vai trò quan trọng hơn cả hợp đồng chính bởi lẽ việc bảo đảm có thể gây ra trường hợp không thực hiện nghĩa vụ nếu như hợp đồng phụ đó vô hiệu, các bên có thể bị ảnh hưởng hậu quả pháp lý do hợp đồng phụ đó quy định. Như vậy, có thể hiểu bảo đảm thực hiện nghĩa vụ là việc các bên thoả thuận áp dụng biện pháp dự phòng để bảo đảm lợi ích của bên có quyền bằng cách cho phép bên có quyền được xử lý những tài sản thuộc sở hữu của bên có nghĩa vụ để bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ chính. Các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng