Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ (Luận văn thạc sĩ) Bản sắc văn hóa Mường trong sáng tác của Hà Thị Cẩm Anh...

Tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Bản sắc văn hóa Mường trong sáng tác của Hà Thị Cẩm Anh

.PDF
105
38
118

Mô tả:

(Luận văn thạc sĩ) Bản sắc văn hóa Mường trong sáng tác của Hà Thị Cẩm Anh(Luận văn thạc sĩ) Bản sắc văn hóa Mường trong sáng tác của Hà Thị Cẩm Anh(Luận văn thạc sĩ) Bản sắc văn hóa Mường trong sáng tác của Hà Thị Cẩm Anh(Luận văn thạc sĩ) Bản sắc văn hóa Mường trong sáng tác của Hà Thị Cẩm Anh(Luận văn thạc sĩ) Bản sắc văn hóa Mường trong sáng tác của Hà Thị Cẩm Anh(Luận văn thạc sĩ) Bản sắc văn hóa Mường trong sáng tác của Hà Thị Cẩm Anh(Luận văn thạc sĩ) Bản sắc văn hóa Mường trong sáng tác của Hà Thị Cẩm Anh(Luận văn thạc sĩ) Bản sắc văn hóa Mường trong sáng tác của Hà Thị Cẩm Anh(Luận văn thạc sĩ) Bản sắc văn hóa Mường trong sáng tác của Hà Thị Cẩm Anh(Luận văn thạc sĩ) Bản sắc văn hóa Mường trong sáng tác của Hà Thị Cẩm Anh(Luận văn thạc sĩ) Bản sắc văn hóa Mường trong sáng tác của Hà Thị Cẩm Anh(Luận văn thạc sĩ) Bản sắc văn hóa Mường trong sáng tác của Hà Thị Cẩm Anh(Luận văn thạc sĩ) Bản sắc văn hóa Mường trong sáng tác của Hà Thị Cẩm Anh(Luận văn thạc sĩ) Bản sắc văn hóa Mường trong sáng tác của Hà Thị Cẩm Anh(Luận văn thạc sĩ) Bản sắc văn hóa Mường trong sáng tác của Hà Thị Cẩm Anh(Luận văn thạc sĩ) Bản sắc văn hóa Mường trong sáng tác của Hà Thị Cẩm Anh
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM ––––––––––––––––––––– NGUYỄN THỊ BÍCH DẬU BẢN SẮC VĂN HÓA MƢỜNG TRONG SÁNG TÁC CỦA HÀ THỊ CẨM ANH LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC THÁI NGUYÊN - 2014 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM ––––––––––––––––––––– NGUYỄN THỊ BÍCH DẬU BẢN SẮC VĂN HÓA MƢỜNG TRONG SÁNG TÁC CỦA HÀ THỊ CẨM ANH Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60.22.01.21 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS ĐÀO THỦY NGUYÊN THÁI NGUYÊN – 2014 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa có ai công bố trong một công trình nào khác. Tác giả Nguyễn Thị Bích Dậu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Tháii Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Luận văn đã được chỉnh sửa theo những ý kiến đóng góp của các thầy, cô giáo trong hội đồng khoa học. Xác nhận của khoa Ngữ văn Xác nhận của ngƣời hƣớng dẫn khoa học PGS.TS Đào Thuỷ Nguyên Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học TháiiiNguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ MỤC LỤC MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1 1. Lí do chọn đề tài .............................................................................................. 1 2. Lịch sử vấn đề .................................................................................................. 2 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 7 4. Nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................................... 7 5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 8 6. Đóng góp của đề tài ......................................................................................... 8 7. Cấu trúc đề tài .................................................................................................. 8 Chƣơng 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ THUYẾT VỀ BẢN SẮC VĂN HOÁ DÂN TỘC. NHÀ VĂN HÀ THỊ CẨM ANH TRONG DÒNG CHẢY CỦA VĂN HỌC DÂN TỘC THIỂU SỐ VIỆT NAM HIỆN – ĐƯƠNG ĐẠI ..................................................................................................... 9 1.1. Một số vấn đề lí thuyết về bản sắc văn hoá dân tộc ..................................... 9 1.1.1. Khái niệm “bản sắc văn hoá dân tộc” ........................................................ 9 1.1.2. Bản sắc văn hoá dân tộc trong sáng tác văn học ..................................... 13 1.1.3. Bản sắc văn hoá dân tộc Mường ............................................................. 18 1.2. Nhà văn Hà Thị Cẩm Anh trong dòng chảy của văn xuôi các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại ........................................................................ 25 Chƣơng 2: NHỮNG MẠCH NGUỒN CẢM HỨNG MANG ĐẬM BẢN SẮC VĂN HOÁ MƢỜNG TRONG SÁNG TÁC CỦA HÀ THỊ CẨM ANH ........................................................................................................ 30 2.1. Cảm hứng về con người mang đặc trưng tâm hồn, tính cách dân tộc Mường . 30 2.1.1. Con người giàu lòng nhân ái, vị tha và tinh thần đoàn kết ...................... 30 2.1.2. Con người thuỷ chung son sắt ................................................................. 34 2.1.3. Con người chân thực, hồn hậu ................................................................. 37 2.1.4. Con người giàu nghị lực, vượt lên hoàn cảnh ......................................... 39 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học TháiiiiNguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 2.2. Cảm hứng về những phong tục, tập quán mang đậm bản sắc văn hoá Mường ........................................................................................................ 43 2.2.1. Cảm hứng trân trọng, tự hào về những phong tục, tập quán đẹp ............ 43 2.2.2. Cảm hứng phê phán những hủ tục lạc hậu .............................................. 52 2.3. Cảm hứng về thiên nhiên mang đặc trưng vùng miền ............................... 55 2.3.1. Thiên nhiên thơ mộng, bình dị, thuần khiết mang đậm dấu ấn vùng miền ... 55 2.3.2. Thiên nhiên gắn bó, hoà hợp với con người miền núi............................. 59 Chƣơng 3: MỘT SỐ PHƢƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN BẢN SẮC VĂN HÓA MƢỜNG TRONG SÁNG TÁC CỦA HÀ THỊ CẨM ANH ........................................................................................................ 64 3.1. Cốt truyện và yếu tố ngoài cốt truyện ........................................................ 64 3.1.1. Cốt truyện ................................................................................................ 64 3.1.2. Yếu tố ngoài cốt truyện ........................................................................... 68 3.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật .................................................................... 73 3.2.1. Xây dựng thế giới nhân vật phân cực tốt - xấu ....................................... 73 3.2.2. Miêu tả ngoại hình ................................................................................... 76 3.3. Nghệ thuật ngôn từ ..................................................................................... 83 3.3.1. Ngôn ngữ đậm chất sử thi truyền thống .................................................. 83 3.3.2.Hệ thống ngôn ngữ gắn với con người và cuộc sống xứ Mường .....................86 3.3.3. Ngôn ngữ mộc mạc, giản dị gắn với tư duy trực giác và cảm tính ......... 88 KẾT LUẬN....................................................................................................... 93 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 96 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học TháiivNguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Nói đến nền văn học Việt Nam, chúng ta không chỉ kể đến bộ phận văn học của người Kinh mà còn phải kể đến sự đóng góp của văn học các dân tộc thiểu số. Có thể khẳng định rằng văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam là một bộ phận hợp thành quan trọng của nền văn học nước ta. Chúng ta đã biết đến nhiều tác phẩm văn học dân gian đặc sắc của các dân tộc Thái, Tày, Nùng, Mường, Ê đê…Đến thời kì hiện đại, nền văn học các dân tộc thiểu số lại xuất hiện nhiều cây bút tài năng như: Y Phương, Cao Duy Sơn, Nông Minh Châu, Vi Hồng, Y Điêng...Trong hơn nửa thế kỉ qua, các nhà văn dân tộc thiểu số đã góp cho nước nhà nhiều tác phẩm có giá trị không chỉ về phương diện văn học, nghệ thuật mà còn đọng lại những trữ lượng văn hoá tinh thần phong phú của nhiều dân tộc anh em. Mỗi trang văn ấy là muối bể tâm hồn được kết đọng từ những giọt nước biển văn hoá mặn mà, đậm đà bản sắc riêng của từng dân tộc trên đất nước Việt Nam chúng ta. Có thể nói, văn học các dân tộc thiểu số chính là tài sản quý giá mà chúng ta cần có ý thức khám phá, trân trọng và giữ gìn. Trong bối cảnh xã hội hiện đại đầy bão táp của nền kinh tế thị trường và quá trình hội nhập quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ, việc bảo tồn những giá trị văn hoá, văn học các dân tộc thiểu số càng có ý nghĩa vô cùng quan trọng. 1.2. Có ý kiến cho rằng văn hoá là tấm gương nhân loại. Thật vậy, nhìn vào nền văn hoá của từng quốc gia, từng dân tộc, ta hiểu được đặc trưng tâm hồn, tính cách của mỗi quốc gia, dân tộc ấy. Xã hội ngày càng phát triển thì vấn đề bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc của mỗi quốc gia càng có ý nghĩa cấp thiết. Đặc biệt, vấn đề bảo tồn bản sắc văn hoá dân tộc của các dân tộc thiểu số trong thời kì hội nhập quốc tế và toàn cầu hoá luôn được các học giả, các nhà nghiên cứu khoa học xã hội nhân văn quan tâm sâu sắc. Việc giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc có liên quan mật thiết tới sự tồn tại và phát triển của một dân tộc nói riêng và của một quốc gia nói chung. Có thể nói một nền văn học Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái1Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ đánh mất bản sắc văn hoá dân tộc thì nền văn học của dân tộc đó cũng không thể tồn tại. Vì vậy, một trong những tiêu chí quan trọng để xác định giá trị của tác phẩm văn học đó chính là bản sắc dân tộc của nó. 1.3. Bên cạnh những nhà văn, nhà thơ dân tộc thiểu số nổi tiếng và có nhiều sáng tác mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc như Cao Duy Sơn, Y Phương, Lò Ngân Sủn, Dương Thuấn, Mai Liễu, Vi Hồng… thì Hà Thị Cẩm Anh tuy đến sau nhưng đã mang đến một sắc áo độc đáo của dân tộc Mường. Dường như được tắm mình trong bầu không khí văn hoá truyền thống Mường từ thuở lọt lòng nên cái chất văn hoá Mường đã ăn sâu vào máu thịt, tâm hồn của nhà văn. Khác với nhiều nhà văn khi ra thành thị sống đã đánh mất vẻ riêng của tâm hồn dân tộc mình thì Hà Thị Cẩm Anh vẫn giữ được nét đặc trưng của mảnh đất và con người xứ Mường. Tuy nhiên, sáng tác của Hà Thị Cẩm Anh vẫn là một mảnh đất đầy mới mẻ mà chưa có nhiều người đặt chân đến, nhất là những nghiên cứu về bản sắc văn hoá trong các sáng tác của nhà văn cũng chưa được đề cập đến một cách đầy đủ và có hệ thống. Đề tài này sẽ góp phần giúp chúng ta hiểu hơn về bản sắc văn hoá dân tộc trong sáng tác của Hà Thị Cẩm Anh. Qua đó thấy được đóng góp riêng của nhà văn đối với việc giữ gìn và bảo tồn văn hoá dân tộc trong thời kì mới. 2. Lịch sử vấn đề Nói đến các nhà văn nổi tiếng của văn học các dân tộc thiểu số, người đọc đã quen với những tên tuổi như Vi Hồng, Cao Duy Sơn, Y Phương…Còn Hà Thị Cẩm Anh, tuy gặt hái được nhiều thành công trong những năm gần đây song văn chương của bà vẫn còn là một mảnh trời riêng mà chưa nhiều người nghiên cứu. Do đó, các công trình nghiên cứu mang tính đầy đủ và hệ thống về sáng tác của Hà Thị Cẩm Anh chưa có. Tên tuổi và văn nghiệp của nhà văn mới chỉ được người ta đề cập đến trong một số bài báo, trong lời tựa các tập truyện ngắn. Dựa theo kết quả thống kê và phân loại, chúng tôi nhận thấy những ý kiến đánh giá về bản sắc dân tộc trong sáng tác của Hà Thị Cẩm Anh chủ yếu tập trung vào hai phương diện. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái2Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Về phương diện nội dung: Trong lời tựa Khi đá cũng được giải oan, Lã Thanh Tùng có nhận xét về những niềm vui và nỗi đau cũng mang nét riêng biệt trong truyện ngắn Hà Thị Cẩm Anh: “Cây bút của chị cũng gió mưa, hoa lá sâu rầy ong bướm như hàng nghìn nhà văn trên trái đất này, nhưng cái niềm vui và nỗi đau của chị thì lại đặc trưng cho bản thể chị, chúng “ngún” lên từ từng tế bào, giọng nói, cái lối hành xử của chị, về cuộc sống đang ngổn ngang bề bộn nơi cái xứ Mường Vang, Mường Dồ âm u đại ngàn Bắc Trung Bộ Việt Nam” [4]. Nhận xét về tập truyện ngắn Nước mắt của đá, Lã Thanh Tùng cho rằng: “Trên tay các bạn đang là máu thịt chị, bảy truyện ngắn tròn trịa, ấm nóng, bảy tiếng thở dài và bảy bài ca u buồn…Bảy truyện ngắn trong tập này giống như bảy chú lùn siêng năng kết đoàn cùng xây đắp một tổ ấm ngăn nắp mời gọi, để mỗi độc giả khi lạc vào có thể tự mình thể nghiệm một vai Bạch Tuyết ê chề mà hạnh phúc” [4]. Hầu hết những người nghiên cứu về Hà Thị Cẩm Anh đều có một quan điểm trùng hợp đó là họ đều nhận ra chất văn hoá Mường rất riêng và một sức hút diệu kì trong trang văn của bà. Đọc những truyện ngắn của Hà Thị Cẩm Anh, những ai chưa từng đặt chân đến mảnh đất của xứ sở người Mường đều ít nhiều hiểu được cuộc sống và phong tục của con người nơi đây. Chính vì có một tình yêu máu thịt với quê hương mà những trang viết của nhà văn đậm đà bản sắc dân tộc đến thế. Trong lời tựa tập truyện ngắn Bài xường ru từ núi, Đỗ Đức đã có những đánh giá tinh tế khi ông có sự liên tưởng giữa Hà Thị Cẩm Anh và Ra - xun - gam - za tốp: “Đọc tập truyện ngắn của Hà Thị Cẩm Anh tôi lại nhớ tới Ra - xun Gam za - tốp với cuốn sách Đaghetxtan - tình yêu của tôi. Ở đây tôi không có ý so sánh văn chương của hai tác giả, bởi họ rất khác biệt nhau về lối viết. Nhưng cái giống nhau lại gần như trùng khít, đó là ngòi bút của họ chỉ quanh quẩn trên quê hương xứ sở của mình. Con đường văn nghiệp gắn chặt với mảnh đất mình được sinh thành…Hà Thị Cẩm Anh, chị người Mường. Mảnh đất chị chọn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái3Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ cho văn chương là Mường Vang, là làng Chiềng, là thung lũng Si Dồ - xứ Thanh. Nhân vật của chị là chú Giáp, ông Nềnh, chị Sun, thằng Chinh ngốc…Là quê hương chị với những làng bản đã quen tên, những con người đã nhẵn mặt” [3]. Tác giả Nguyên Tĩnh trong bài Hà Thị Cẩm Anh và thung lũng Si Dồ khẳng định rằng Hà Thị Cẩm Anh đã tìm thấy “cái Mường trong văn học” rất riêng. Ông cho rằng Hà Thị Cẩm Anh rời quê hương Cẩm Sơn của mình từ khá sớm nhưng cái sợi dây nối kết con người và văn hoá cội nguồn truyền thống giữa nhà văn với quê hương chưa bao giờ đứt. Tuy nhà văn đã ra đi từ lâu để làm người thành thị nhưng “hình bóng quê hương, bản mường trong sáng tác lúc nào cũng lồ lộ…Nhà văn không chỉ viết nên những truyện ngắn dễ thương về thung lũng Si Dồ, mà còn làm một việc khác nữa, là khôi phục cho các thế hệ sau cùng tưởng tượng về sông núi, cỏ cây, con người, nguồn cội…đang bị thời gian làm cho phôi pha, mòn, mất dần dư vị của tiếng cồng chiêng, lời ăn tiếng nói và dòng máu Mường trong huyết quản” [43]. Theo Nguyên Tĩnh thì có lẽ vốn sống của Hà Thị Cẩm Anh phong phú đã khiến cho những câu chuyện của bà đậm chất văn hoá Mường mà không hề gượng ép, khiên cưỡng: “Trong số không nhiều những nhà văn dân tộc Mường còn bám trụ lại trên xứ Thanh; phần nhiều là người làm thơ, riêng Hà Thị Cẩm Anh lại chọn cho mình viết văn xuôi. Công việc nhọc nhằn đòi hỏi phải bươn trải, lăn lộn và nhất là phải tích luỹ kiến thức và vốn hiện thực phong phú. Vốn sống nói chung là một thách thức đối với các nhà văn, vốn sống về văn hoá của người Mường lại càng khó. Làm sao để trong tác phẩm của mình mang được bóng dáng của quê hương, của người Mường. Không phải chỉ là nói nhịu trong lời ăn tiếng nói, trong sinh hoạt để làm nên sắc thái. Cũng không phải chỉ là một vài tên gọi: Vạ, Mộng râu, Mộng váy..v.v…rồi ép cho nó cái vỏ của người Mường một cách khiên cưỡng” [43]. Tác giả Nguyễn Thị Thu Hiền trong bài viết Văn học hiện đại dân tộc Mường: những khuôn mặt đã khẳng định sức sáng tạo bất ngờ và mạnh mẽ, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái4Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ dữ dội của Hà Thị Cẩm Anh: “Năm 1998, Hà Thị Cẩm Anh cầm bút trở lại và lần này thì quyết liệt. Có ai ngờ người phụ nữ đã bước vào tuổi “lục thập hoa giáp” lại có một trận maratông trong văn chương và gây bất ngờ như vậy. Những gì chất chứa trong con người chị đã bung như nham thạch núi lửa tuôn trào. Chị viết liên tục, sôi động và trầm lắng những gì đã quan sát, trải nghiệm, để những Đêm Khua Luống dành cho người chết, Ngôi nhà sàn cũ kĩ, Gốc gội xù xì…để lại nhiều dư ba trong bạn đọc” [55]. Có thể nói, các sáng tác của Hà Thị Cẩm Anh đã đi sâu phản ánh cuộc sống của con người miền núi, là bức tranh toàn cảnh về quê hương xứ Mường của bà. Trong đó, vừa chan chứa niềm tự hào về những phong tục tập quán của quê hương, vừa ẩn giấu giọt nước mắt xót xa cho sự phai nhạt của những truỳên thống văn hóa khi đời sống kinh tế thị trường thâm nhập vào bản mường. Hà Thị Cẩm Anh đặc biệt trăn trở về nỗi đau của thân phận người phụ nữ, về những cánh rừng, dòng sông đang oằn mình hứng chịu sự huỷ dịêt của con người. Những trang văn của nữ sĩ vừa là chia sẻ, vừa là trải nghiệm và cũng là tiếng kêu cứu của thiên nhiên. Về vấn đề thông điệp bảo vệ thiên nhiên trong các sáng tác của Hà Thị Cẩm Anh, tác giả Phạm Duy Nghĩa đánh giá: “Trong văn xuôi miền núi, cùng với Nguyễn Huy Thiệp, La Quán Miên và Hoàng Thế Sinh, Hà Thị Cẩm Anh là cây bút có ý thức tuyên ngôn về mối quan hệ hoà hợp con người - tự nhiên và đặt ra vấn đề bảo vệ thiên nhiên một cách rõ ràng, kiên quyết. Truyện ngắn của nhà văn dân tộc Mường này có môtíp: Con người đến với thiên nhiên để tìm một chỗ dựa tinh thần khi bản thân bị cộng đồng xa lánh, hắt hủi và khi đó họ trở thành người tình nguyện bảo vệ thiên nhiên” [26, tr.94]. Qua các sáng tác của Hà Thị Cẩm Anh, ta nhận thấy một tình yêu thiên nhiên sâu nặng và tình cảm nhân đạo sâu sắc của người con xứ Mường. Đồng thời hiện lên trong các tác phẩm của nhà văn là nét đẹp mang bản sắc riêng của văn hoá Mường. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái5Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Về phương diện nghệ thuật: Tác giả Thanh Tùng trong bài tựa Khi đá cũng được giải oan viết cho tập truyện ngắn Nước mắt của đá đánh giá một nét phong cách nổi bật trong sáng tác của Hà Thị Cẩm Anh đó là “một “bản lĩnh lãng mạn” riêng, tinh tế mà vạm vỡ, thô tháp mà dịu mát, ngỗ ngược mà nhân tình ấm áp ?” [4] . Tác giả bài viết khẳng định chất hiện thực gồ ghề, xù xì của cuộc sống đời thường đã làm vơi bớt phần nào chất lãng mạn trong các trang văn của bà: “Nhưng sẽ có nhiều người đọc thích bình lặng, muốn được nghe những lời du dương, muốn được uống mật ong và rượu hoa quả, thì văn cách của Hà Thị Cẩm Anh cần phải giấu bớt chất gồ ghề, phải tăng cường chất nũng nịu phụ nữ, tóm lại, phải lãng mạn, lãng mạn hơn nữa” [4]. Đọc truyện ngắn của Hà Thị Cẩm Anh, ta thấy có sự phân cực rõ ràng giữa cái thiện và cái ác. Điều đó đòi hỏi nhà văn phải có lối viết mạnh bạo, bản lĩnh, bộc lộ thẳng thắn quan điểm của mình. Tác giả Đỗ Đức trong lời tựa Đọc truyện ngắn Hà Thị Cẩm Anh viết cho tập truyện Bài xường ru từ núi đã nhận xét về phong cách viết của nhà văn: “Chị viết dữ dội, không mập mờ và luôn rạch ròi giữa thiện và ác. Thái độ của chị là thẳng băng rõ ràng. Trong truyện ngắn của chị, cái ác không ít lần thắng thế, nhưng chỉ là thắng thế nhất thời. Cái thiện nhỏ nhoi nhiều khi bị lép vế, bị bóp nghẹt nhưng cái thiện luôn là mầm sống bất diệt” [3]. Cũng như sáng tác của các nhà văn dân tộc thiểu số thì sáng tác của Hà Thị Cẩm Anh rất đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc. Có thể nói, một trong những phương diện nghệ thuật mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc Mường đó là kết thúc truyện có hậu. Tác giả Phạm Duy Nghĩa trong Văn xuôi Việt Nam hiện đại về dân tộc và miền núi cho rằng: “Hà Thị Cẩm Anh còn tỏ ra duy ý chí hơn khi để cho một số kết truyện của mình nhuốm đậm màu hồng cổ tích, cô gái tật nguyền có khuôn mặt biến dạng được anh cán bộ tử tế thương yêu, nâng đỡ, lấy làm vợ (Gốc gội xù xì)” [ 26, tr.122 ]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái6Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Trong bài viết Nhìn ra được mất nhận xét về tập truyện Một nửa của người đàn bà, Trọng Miễn có những đánh giá xác đáng về văn phong của Hà Thị Cẩm Anh “Văn của Hà Thị Cẩm Anh thấm đẫm hồn cốt của người Mường…Phải là người hiểu văn hoá Mường, yêu quý văn hoá Mường mới viết được như thế” [23, tr.18]. Có thể nói rằng, bản sắc văn hoá Mường còn in đậm trong ngôn ngữ của nhân vật: “Cách ăn nói của nhân vật đều tạo ra một không gian truyện ngắn, đều chắp nối dòng lịch sử với âm hưởng của núi non sông nước, cỏ cây đất Si Dồ” [43]. Nhìn chung các ý kiến nghiên cứu đều khẳng định rằng bản sắc văn hoá dân tộc rất đậm nét trong các sáng tác của Hà Thị Cẩm Anh. Tuy nhiên, đó mới chỉ là những nhận xét trong các bài báo, bài nghiên cứu lẻ tẻ mà chưa có một chuyên luận nào đi sâu nghiên cứu vấn đề này. Do đó, việc tìm hiểu Bản sắc văn hoá dân tộc Mường trong sáng tác của Hà Thị Cẩm Anh một cách toàn diện, hệ thống dựa trên những luận giải, minh chứng cụ thể là một điều cần thiết. 3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu Đề tài nghiên cứu vấn đề Bản sắc văn hoá Mường trong sáng tác Hà Thị Cẩm Anh. - Phạm vi tài liệu nghiên cứu của đề tài là các tập truyện của Hà Thị Cẩm Anh: + Người con gái Mường Biện (Tập truyện và ký 2002) + Những đứa trẻ mồ côi (Truyện dài 2003) + Bài xường ru từ núi (Tập truyện ngắn, 2004) + Nước mắt của đá (Tập truỵên ngắn 2005) + Lão thần rừng nhỏ bé (Truyện dài 2007) + Mưa bụi (Tập truyện ngắn 2008) + Một nửa của người đàn bà (Tập truyện ngắn 2013) 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu đề tài Bản sắc văn hoá Mường trong sáng tác của Hà Thị Cẩm Anh, chúng tôi xác định những nhiệm vụ sau: - Làm rõ những nét đặc sắc của văn hoá Mường trong sáng tác của Hà Thị Cẩm Anh ở các phương diện nội dung và hình thức nghệ thuật Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái7Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ - Góp phần làm rõ nét hơn những đóng góp của nhà văn Hà Thị Cẩm Anh trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, khẳng định được vị trí của nhà văn trong nền văn học dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp khảo sát thống kê, hệ thống - Phương pháp so sánh, đối chiếu - Phương pháp phân tích tác phẩm theo đặc trưng thể loại - Phương pháp liên ngành 6. Đóng góp của đề tài - Luận văn là công trình nghiên cứu đầu tiên có tính chất hệ thống toàn diện và khái quát sâu sắc về vấn đề bản sắc văn hoá Mường trong sáng tác của Hà Thị Cẩm Anh. Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần khẳng định những nét riêng trong cách khám phá và thể hiện bản sắc văn hoá dân tộc của nhà văn so với nhiều nhà văn dân tộc thiểu số khác. - Kết quả của luận văn ít nhiều góp phần gợi mở một hướng tiếp cận mới cho các sáng tác văn học nói chung và cho văn học các dân tộc thiểu số nói riêng. Luận văn có những đóng góp nhất định vào vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc của nước ta. 7. Cấu trúc đề tài Ngoài các phần Mở đầu, phần Kết luận và Tài liệu tham khảo, phần Nội dung gồm ba chương: Chương 1: Một số vấn đề lí thuyết về bản sắc văn hóa dân tộc. Nhà văn Hà Thị Cẩm Anh trong dòng chảy của văn học dân tộc thiểu số Việt Nam hiện – đương đại. Chương 2: Những mạch nguồn cảm hứng mang đậm bản sắc văn hoá Mường trong sáng tác của Hà Thị Cẩm Anh. Chương 3: Đặc trưng nghệ thuật thể hiện bản sắc văn hoá Mường trong sáng tác của Hà Thị Cẩm Anh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái8Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ NỘI DUNG Chƣơng 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ THUYẾT VỀ BẢN SẮC VĂN HOÁ DÂN TỘC. NHÀ VĂN HÀ THỊ CẨM ANH TRONG DÒNG CHẢY CỦA VĂN HỌC DÂN TỘC THIỂU SỐ VIỆT NAM HIỆN – ĐƢƠNG ĐẠI 1.1. Một số vấn đề lí thuyết về bản sắc văn hoá dân tộc 1.1.1. Khái niệm “bản sắc văn hoá dân tộc” *Khái niệm văn hoá Văn hoá là một khái niệm rộng và được đề cập đến rất nhiều trong đời sống hiện tại. Văn hoá không chỉ thể hiện qua truyền thống dân tộc mà còn thể hiện trực tiếp trong đời sống hàng ngày của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia. Văn hoá giữ một vị trí vô cùng quan trọng trong đời sống, quyết định sự tồn tại và phát triển của mỗi quốc gia nói riêng hay cả nhân loại nói chung. Đã có rất nhiều bài viết, công trình nghiên cứu luận bàn về khái niệm văn hoá, nhưng cho đến nay, người ta vẫn chưa đưa ra được một khái niệm chung nhất. Có ý kiến cho rằng văn hoá là tất cả những gì con người sáng tạo từ thuở sơ khai của loài người: “Văn hoá là sản phẩm do con người sáng tạo, có từ thuở bình minh cuả xã hội loài người” [60, tr.17]. Ở phương Đông, từ văn hoá đã xuất hiện rất sớm. Trong Chu Dịch, quẻ Bi đã giải thích văn và hoá nghĩa là xem dáng vẻ con người, lấy đó mà giáo hoá thiên hạ. “Người sử dụng từ văn hoá sớm nhất có lẽ là Lưu Hướng (năm 77- 6 trước công nguyên), thời Tây Hán với nghĩa như một phương thức giáo hoá con người - văn trị giáo hoá” [60, tr.18]. Còn ở phương Tây, để chỉ văn hoá, người Pháp, người Anh có từ culture. Từ này xuất phát từ chữ gốc Latinh là cultus animi với nghĩa là trồng trọt tinh thần. Đến thế kỉ XIX thì E.B.Taylor quan niệm rằng văn hoá là toàn bộ phức thể bao gồm hiểu biết, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, phong tục, những khả năng và tập quán khác mà con người có được với tư cách là một thành viên của xã hội. Ở thế kỉ XX, khái niệm văn hoá thay đổi theo F.Boa. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái9Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Ông cho rằng xem xét sự khác nhau về văn hoá của từng dân tộc không căn cứ vào tiêu chuẩn trí lực. Vì vậy, vấn đề văn hoá không nên xem xét ở trình độ cao hay thấp mà chủ yếu ở góc độ khác biệt. Các tác giả của cuốn Từ điển Tiếng Việt đã đưa ra năm cách hiểu khác nhau về văn hoá: 1.Văn hoá là “tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử”. 2. Văn hoá là “những hoạt động của con người nhằm thoả mãn nhu cầu đời sống tinh thần (nói tổng quát)”. 3. Văn hoá là “tri thức, kiến thức khoa học ( nói khái quát )”. 4. Văn hoá là“trình độ cao trong sinh hoạt xã hội, biểu hiện của văn minh”. 5. Văn hoá là “nền văn hoá của một thời kì lịch sử, được xác định trên cơ sở một tổng thể những di vật tìm thấy được có những điểm giống nhau” [59, tr.1110]. Văn hoá không phải là một lĩnh vực riêng biệt mà nó là tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra. Vì vậy, Unesco đã khẳng định vị trí và vai trò quan trọng của văn hoá đối với sự hình thành nhân cách của mỗi con người và sự phát triển của xã hội: “Văn hoá hôm nay có thể coi là tổng thể những nét riêng biệt tinh thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm quyết định tính cách của một xã hội hay của một nhóm người trong xã hội. Văn hoá bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống giá trị, những tập tục và tín ngưỡng. Văn hoá đem lại cho con người khả năng suy xét về bản thân. Chính văn hoá làm cho chúng ta trở thành những sinh vật đặc biệt nhân bản, có lí tính, có óc phê phán và dấn thân một cách đạo lí. Chính nhờ văn hoá mà con người tự thể hiện, tự ý thức được bản thân, tự biết mình là một phương án chưa hoàn thành đặt ra để xem xét những thành tựu của bản thân, tìm tòi không biết mệt những ý nghĩ mới mẻ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái 10Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ và sáng tạo nên những công trình vượt trội lên bản thân” [43, tr.24]. Văn hoá của mỗi dân tộc đều chứng tỏ nét riêng trong đời sống tinh thần và vật chất của từng dân tộc. Vì vậy, nhà nghiên cứu văn hoá Phan Ngọc đã đưa ra một định nghĩa về văn hoá mang tính tổng quát: “Văn hoá là mối quan hệ giữa thế giới biểu tượng trong óc một cá nhân hay một tộc người với cái thế giới thực tại ít nhiều đã bị cá nhân này hay tộc người này mô hình hoá theo cái mô hình tồn tại trong biểu tượng. Điều thể hiện rõ nhất chứng tỏ mối quan hệ này, đó là văn hoá dưới hình thức dễ thấy nhất, biểu hiện thành một kiểu lựa chọn riêng của cá nhân hay tộc người, khác các kiểu lựa chọn của các cá nhân hay các tộc người khác” [28, tr.20]. Nhà văn Ma Trường Nguyên đã khẳng định vai trò quan trọng của nền văn hoá mỗi dân tộc khi ông cho rằng: “Nói đến văn hóa là nói đến sự độc đáo, đặc thù, sắc thái riêng của từng dân tộc” [30, tr.74]. Mỗi một quốc gia, một dân tộc dù lớn hay nhỏ đều có nền văn hoá đặc trưng với bản sắc riêng và độc đáo. *Khái niệm bản sắc văn hoá dân tộc Trong quá trình hội nhập quốc tế đang diễn ra rộng rãi giữa các nước hiện nay thì vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc lại càng được chú trọng, quan tâm hơn nữa. Giống như mỗi loài hoa đều mang đến cho đời hương thơm riêng thì mỗi dân tộc lại có bản sắc văn hoá riêng của mình. Nói đến vấn đề bản sắc văn hoá dân tộc là chúng ta khẳng định nét đặc trưng khu biệt văn hoá của từng dân tộc, từng quốc gia khác nhau. Các nhà nghiên cứu trong cuốn Từ điển tiếng Việt định nghĩa bản sắc là “màu sắc, tính chất riêng tạo thành đặc điểm chính” [59, tr.27]. Theo nghĩa Hán Việt, bản là cái gốc, là yếu tố căn bản làm nên đặc tính của một sự vật, sắc là thể hiện ra ngoài. Nói đến bản sắc văn hoá là nói đến những giá trị gốc, nền tảng, cốt lõi của một nền văn hoá riêng biệt. Đó là những giá trị hạt nhân, tiêu biểu nhất, bản chất nhất được thể hiện trong mọi lĩnh vực của nền văn hoá: văn học nghệ thuật, sân khấu điện ảnh, hội hoạ, kiến trúc, điêu khắc, trong các phong tục tập quán, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái 11Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ trong nếp sống, ứng xử hàng ngày của con người Việt Nam. Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng cho rằng: “Bản sắc là những nét riêng biệt, độc đáo của một dân tộc thể hiện trong nền văn hoá, nghệ thuật, trong phong tục tập quán, trong đời sống muôn màu của dân tộc” [12]. Khi tìm hiểu về bản sắc văn hoá dân tộc, PSG.TS Trần Thị Việt Trung đã khẳng định: “Bản sắc dân tộc là những nét riêng biệt, độc đáo của một nền văn hoá, văn học bao gồm những giá trị bền vững, những tinh hoa văn hoá văn minh của dân tộc được vun đắp nên qua lịch sử, tạo thành phong cách dân tộc” [53, tr.56]. Có nhiều ý kiến, nhiều cách hiểu khác nhau về bản sắc văn hoá dân tộc, song tựu chung lại, nói đến bản sắc văn hoá dân tộc là ta nói đến “hình thức biểu hiện mang tính dân tộc độc đáo, là tiếng nói dân tộc, là tâm lí, nếp tư duy, là phong tục tập quán, là hình thức nghệ thuật truyền thống” [31]. Bởi vậy, việc nghiên cứu bản sắc văn hoá dân tộc có một vai trò rất quan trọng đối với sự trường tồn của một dân tộc đó. Đánh mất giá trị vật chất, ta có thể tái tạo và sáng tạo được nhưng đánh mất bản sắc văn hoá thì có nghĩa ta ta đánh mất chính dân tộc, tổ tiên của mình đồng thời đánh mất chính mình. Bởi vậy, Nghị quyết đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII đã khẳng định vai trò của việc xây dựng một nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc: “Mọi hoạt động văn hoá văn nghệ phải nhằm xây dựng và phát triển nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, xây dựng con người Việt Nam về tư tưởng, đạo đức, tâm hồn, tình cảm, lối sống, xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh cho sự phát triển của xã hội. Kế thừa và phát huy các giá trị tinh thần, đạo đức, thẩm mỹ, các di sản văn hoá nghệ thuật của dân tộc”. Nhìn chung, việc giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc có ý nghĩa vô cùng lớn lao đối với việc hình thành tâm hồn, tính cách của mỗi dân tộc. Vì thế, nó có vai trò quyết định đối với sự phát triển của mỗi quốc gia. Nhà văn Ma Trường Nguyên cho rằng bản sắc văn hoá các dân tộc có vai trò làm “nền tảng, làm điểm xuất phát, để xây dựng và phát triển nền văn hoá tiên tiến và đậm đà bản Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái 12Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ sắc dân tộc, cũng chính là tạo ra một đời sống tinh thần lành mạnh, một môi trường văn hoá dân tộc phong phú để phục vụ, nuôi dưỡng con người có cốt cách tâm hồn, bản lĩnh Việt Nam đủ sức đề kháng chống lại các loại văn hoá lai căng, độc hại nhằm xây dựng con người Việt Nam mới ngang tầm với thời đại mà vẫn đậm đà bản sắc dân tộc trong sự nghiệp đổi mới xây dựng đất nước” [ 30, tr.76 ]. 1.1.2. Bản sắc văn hoá dân tộc trong sáng tác văn học Văn học là một hình thái ý thức xã hội đặc thù. Vì vậy, văn học nghệ thuật cũng là một trong những bộ phận cấu thành và có vị trí quan trọng trong nền văn hoá của một dân tộc. Mối quan hệ giữa văn hoá và văn học là mối quan hệ giữa cái tổng thể và bộ phận. Bởi vậy, khi nghiên cứu văn học, ta không thể tách rời với yếu tố văn hoá. Hiện thực cuộc sống và nền văn hoá dân tộc là mảnh đất ươm mầm cho văn học nảy nở, mang lại cho văn học một sức sống riêng. Ngược lại, văn học sẽ tôn tạo, bổ sung các giá trị văn hoá, bồi đắp cho nền văn hoá ấy phong phú, sâu sắc hơn và ngày càng đậm đà bản sắc dân tộc. Vì thế, để hiểu sâu giá trị tư tưởng của một tác phẩm văn học, chúng ta không thể không quan tâm đến yếu tố văn hoá giao thoa trong tác phẩm đó: “Nghiên cứu văn hoá không thể không quan tâm đến văn học, “văn học là sự tự ý thức của văn hoá”, văn học có vai trò to lớn trong việc phản ánh các vấn đề đời sống từ phong tục tập quán, tôn giáo, tín ngưỡng, đạo đức, pháp luật, triết học…đến tư tưởng, tình cảm tâm hồn, ý chí, khát vọng…của con người. Ngược lại, muốn hiểu sâu và hiểu đúng một tác phẩm văn học cũng không thể bỏ qua yếu tố văn hoá như một cơ sở quan trọng làm nên hồn cốt của tác phẩm.” [29, tr.11]. Như vậy, nghiên cứu văn học ở phương diện văn hoá góp phần giải mã giá trị của tác phẩm văn học, làm phong phú hơn cho tình cảm thẩm mỹ của người đọc. Chúng ta biết rằng tác phẩm văn học là sản phẩm tinh thần của người nghệ sĩ - một chủ thể sáng tạo cụ thể và là người con của một cộng đồng dân tộc nhất định. Vì vậy, người nghệ sĩ ấy được nuôi dưỡng, tắm mình trong suối Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái 13Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ nguồn trong mát của nền văn hoá dân tộc mình. Sáng tác văn học của bất kì nhà văn nào cũng ít nhiều phảng phất hơi thở của phong tục, tập quán, sinh hoạt, tâm lí, tính cách của một dân tộc nhất định. “Đọc sáng tác của một dân tộc, ta như sống cuộc sống của dân tộc đó với những đặc điểm của một thế giới riêng” [17, tr.102]. Tác phẩm văn học là một chỉnh thể thẩm mĩ, có sự thống nhất của hai yếu tố nội dung và hình thức. Vì vậy, bản sắc văn hoá dân tộc cũng thể hiện ở các phương diện cụ thể của nội dung và hình thức với các mức độ khác nhau. Trước hết, bản sắc dân tộc biểu hiện ở nội dung của tác phẩm văn học. Qua đề tài, chủ đề của tác phẩm văn học, nhà văn muốn thể hiện cách nhìn, cách cảm của con người đồng bào mình trước hiện thực cuộc sống. Đề tài là phạm vi hiện thực cuộc sống được miêu tả, phản ánh trong tác phẩm. Vì thế có ý kiến cho rằng: “Tính dân tộc chân chính không ở chỗ miêu tả cái áo xarafan ( áo dài không có tay của phụ nữ nông thôn Nga – T.Đ.S ) mà ở ngay trong tinh thần của dân tộc mình, nhân dân mình, cảm thấy và phát biểu theo lối mà đồng bào ông đang cảm thấy và phát biểu” [16, tr.103]. Viết về thiên nhiên Việt Nam, Nguyễn Khuyến yêu tha thiết mùa thu đồng bằng Bắc Bộ với hình ảnh ao thu tĩnh lặng, bầu trời xanh ngắt, ngõ trúc quanh co: “Ao thu lạnh lẽo nước trong veo Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo” (Câu cá mùa thu ) Còn nhà thơ Nguyễn Duy lại ấn tượng với vẻ đẹp của một loài cây rất mộc mạc, bình dị - một loài cây được coi là biểu tượng cho tâm hồn, ý chí của dân tộc. Đó là cây tre Việt Nam: “Tre xanh Xanh tự bao giờ Tự ngày xưa đã có bờ tre xanh Thân gầy guộc lá mong manh Mà sao nên luỹ nên thành tre ơi Ở đâu tre cũng xanh tươi Cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu…” (Tre Việt Nam ) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái 14Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng