Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận văn sư phạm ứng dụng tổ hợp khiêu vũ thể thao cơ bản phát triển khả năng ph...

Tài liệu Luận văn sư phạm ứng dụng tổ hợp khiêu vũ thể thao cơ bản phát triển khả năng phối hợp vận động cho trẻ 4 5 tuổi tại trường mầm non xuân hòa phúc yên vĩnh phúc

.PDF
74
168
149

Mô tả:

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC MẦM NON NGUYỄN THỊ NGỌC ÁNH ỨNG DỤNG TỔ HỢP KHIÊU VŨ THỂ THAO CƠ BẢN PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG PHỐI HỢP VẬN ĐỘNG CHO TRẺ 4 - 5 TUỔI TRƢỜNG MẦM NON XUÂN HÒA - PHÚC YÊN - VĨNH PHÚC KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: Giáo dục mầm non HÀ NỘI - 2019 TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC MẦM NON NGUYỄN THỊ NGỌC ÁNH ỨNG DỤNG TỔ HỢP KHIÊU VŨ THỂ THAO CƠ BẢN PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG PHỐI HỢP VẬN ĐỘNG CHO TRẺ 4 - 5 TUỔI TRƢỜNG MẦM NON XUÂN HÒA - PHÚC YÊN - VĨNH PHÚC KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: Giáo dục mầm non Ngƣời hƣớng dẫn khóa học ThS. Đỗ Đức Hùng HÀ NỘI - 2019 LỜI CẢM ƠN Em xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo khoa Giáo dục Mầm non, khoa Giáo dục Thể chất đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình nghiên cứu đề tài để em có cơ hội tìm hiểu và hoàn thành khóa luận tốt nghiêp này. Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới thầy Đỗ Đức Hùng, người đã tận tình hướng dẫn chỉ bảo em trong suốt quá trình nghiên cứu tài liệu để hoàn thành khóa luận. Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Ngọc Ánh LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài “Ứng dụng tổ hợp khiêu vũ thể thao cơ bản phát triển khả năng phối hợp vận động cho trẻ 4 - 5 tuổi tại Trƣờng Mầm non Xuân Hòa” là kết quả đã nghiên cứu qua các đợt kiến tập và đợt thực tập tại trường Mầm non Xuân Hòa. Trong quá trình nghiên cứu đề tài có sử dụng một số tài liệu tham khảo của các tác giả khác. Tuy nhiên, đó chỉ là những tài liệu tham khảo để hoàn thành khóa luận. Đề tài nghiên cứu và nội dung khóa luận tốt nghiệp là hoàn toàn trung thực không có sự trùng lặp với kết quả của tác giả khác. Tôi xin chịu mọi trách nhiệm với lời cam đoan này. Hà Nội, tháng 5 năm 2019. Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Ngọc Ánh DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CNH-HĐH Công nghiệp hóa - hiện đại hóa CNXH ĐHSPHN GDHN GDTC GDVN KVTT Chủ nghĩa xã hội Đại học sư phạm Hà nội Giáo dục Hà nội Giáo dục thể chất Giáo dục Việt Nam Khiêu vũ thể thao NXBGD NXBHN TDTT TPHCM XHCN Nhà xuất bản giáo dục Nhà xuất bản Hà nội Thể dục thể thao Thành phố Hồ Chí Minh Xã hội chủ nghĩa MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1 1. Đặt vấn đề .................................................................................................. 1 2. Mục đích nghiên cứu .................................................................................. 2 3. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 3 4. Các đóng góp mới của đề tài ...................................................................... 3 5. Giả thuyết khoa học .................................................................................... 3 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................4 1.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về phát triển giáo dục thể chất trong trường học. ..................................................................................................... 4 1.2. Một số khái niệm ..................................................................................... 6 1.2.1. Khái niệm giáo dục thể chất, khái niệm trẻ mầm non ............................ 6 1.2.2. Khái niệm chung về khiêu vũ thể thao .................................................. 7 1.2.3. Đặc điểm và đặc trưng của từng điệu nhảy trong khiêu vũ thể thao....... 8 1.2.4. Giáo dục thể chất cho trẻ em mầm non ............................................... 13 1.3. Đặc điểm tâm - sinh lý của trẻ em lứa tuổi mầm non 4-5 tuổi ................ 13 1.3.1. Đặc điểm tâm lý của trẻ em lứa tuổi mầm non 4-5 tuổi ....................... 13 1.3.2. Đặc điểm sinh lý của trẻ em lứa tuổi mầm non 4-5 tuổi. ..................... 17 1.4. Đặc điểm phát triển thể chất của trẻ 4 - 5 tuổi........................................ 20 1.5. Phương pháp phát triển khả năng phối hợp vận động cho trẻ 4 - 5 tuổi.. 24 CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 27 2.1. Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài ................................................................... 27 2.2. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 27 2.2.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận ......................................................... 27 2.2.2. Phương pháp quan sát sư phạm ........................................................... 27 2.2.3. Phương pháp phỏng vấn tọa đàm ........................................................ 28 2.2.4. Phương pháp kiểm tra sư phạm ........................................................... 28 2.2.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm .................................................... 28 2.2.6. Phương pháp toán học thống kê ......................................................... 29 2.3. Tổ chức nghiên cứu ............................................................................... 30 2.3.1. Thời gian nghiên cứu .......................................................................... 30 2.3.2. Địa điểm nghiên cứu ........................................................................... 31 2.3.3. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................... 31 CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ......................... 32 3.1. Thực trạng công tác giáo dục thể chất và khả năng phối hợp vận động của trẻ 4 - 5 tuổi ở trường Mầm non Xuân Hòa .................................................. 32 3.1.1. Thực trạng công tác giáo dục thể chất đối với trẻ 4 - 5 tuổi ở trường mầm non Xuân Hòa...................................................................................... 32 3.1.2. Lựa chọn các bài test nhằm đánh giá khả năng phối hợp vận động của trẻ 4 - 5 tuổi ở trường mầm non Xuân Hòa ................................................... 35 3.1.3. Thực trạng khả năng phối hợp vận động của trẻ 4 - 5 tuổi trường mầm non Xuân Hòa .............................................................................................. 40 3.2. Ứng dụng, đánh giá hiệu quả của tổ hợp khiêu vũ thể thao cơ bản phát triển khả năng phối hợp vận động cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi trường mầm non Xuân Hòa ..................................................................................................... 43 3.2.1. Lựa chọn tổ hợp khiêu vũ thể thao cơ bản cho trẻ 4 - 5 tuổi trường mầm non Xuân Hòa .............................................................................................. 43 3.2.2. Đánh giá hiệu quả tổ hợp khiêu vũ thể thao. ....................................... 46 3.2.2.1. Tổ chức thực nghiệm ....................................................................... 46 3.2.2.2. Đánh giá hiệu quả tổ hợp khiêu vũ thể thao cho trẻ 4 - 5 tuổi trường mầm non Xuân Hòa...................................................................................... 48 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................................. 56 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 58 PHỤ LỤC.................................................................................................... 60 DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ Thể loại Tên Trang Chương trình giờ học thể chất đối với trẻ 4 - 5 tuổi trường mầm non Xuân Hòa. 33 Kết quả quan sát các bài tập trong giờ học giáo dục thể chất để phát triển vận động cho trẻ 4-5 tuổi 34 Kết quả phỏng vấn giáo viên về vấn đề liên quan đến phát triển khả năng vận động cho trẻ ở trường mầm non Xuân Hòa (n=20). 35 Số Bảng 3.1 Bảng 3.2 Bảng 3.3 Bảng 3.4 Kết quả lựa chọn các bài test đánh giá khả năng phối hợp vận động cho trẻ 4 - 5 tuổi trường mầm 37 non Xuân Hòa (n=20). Bảng 3.5 Bảng Bảng 3.6a Tiêu chí đánh giá của bài các test được sử dụng trong thực nghiệm 39 Kết quả kiểm tra khả năng phối hợp vận động của trẻ 4 tuổi trường mầm non Xuân Hòa trước thực 41 nghiệm. Bảng 3.6b Kết quả kiểm tra khả năng phối hợp vận động của trẻ 5 tuổi trường mầm non Xuân Hòa trước thực nghiệm. 42 Kết quả phỏng vấn lựa chọn các điệu nhảy và các vũ hình cơ bản ứng dụng đánh giá khả năng phối hợp vận động cho trẻ 4 - 5 tuổi trường Mầm non Xuân Hòa (n=20). 44 Bảng 3.7 Bảng 3.8 Bảng tiến trình thực nghiệm 47 Bảng 3.9a Kết quả kiểm tra khả năng phối hợp vận động của trẻ 4 tuổi trường mầm non Xuân Hòa sau thực nghiệm. 49 Bảng 3.9b Kết quả kiểm tra khả năng phối hợp vận động của trẻ 5 tuổi trường mầm non Xuân Hòa sau thực nghiệm. Biểu đồ 50 Biểu đồ 1 Sự phát triển giá trị trung bình trước và sau thực nghiệm của trẻ 4 tuổi (qua bài test 1). 51 Biểu đồ 2 Sự phát triển giá trị trung bình trước và sau thực nghiệm của trẻ 5 tuổi (qua bài test 1). 52 Biểu đồ 3 Sự phát triển giá trị trung bình trước và sau thực nghiệm của trẻ 4 tuổi (qua bài test 2). 53 Biểu đồ 4 Sự phát triển giá trị trung bình trước và sau thực nghiệm của trẻ 5 tuổi (qua bài test 2). 54 MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Từ trước tới nay, luôn trung thành với học thuyết Mác - Lê Nin, Đảng, nhà nước ta và Hồ Chủ Tịch rất chú ý đến vấn đề giáo dục toàn diện cho các thế hệ thanh niên, thiếu niên, học sinh, sinh viên trong các trường học từ bậc học nhỏ nhất là mầm non đến các bậc học cao hơn là tiểu học, trung học, phổ thông cho tới đại học,… thường xuyên quan tâm đến tập luyện thể dục thể thao (TDTT) và coi đó là mục tiêu quan trọng trong sự nghiệp giáo dục cộng sản chủ nghĩa cho thanh thiếu niên, nhi đồng. Với tư tưởng chỉ đạo đó Đảng và nhà nước ta không ngừng tạo ra những điều kiện kinh tế xã hội thuận lợi, để biến học thuyết phát triển con người toàn diện thành hiện thực trong đời sống xã hội [4]. Trích dẫn “Giáo dục thể chất (GDTC) là một bộ phận quan trọng của giáo dục phát triển toàn diện. Đặc biệt là GDTC ở lứa tuổi mầm non có ý nghĩa quan trọng góp phần rèn luyện sức khỏe, để giúp trẻ có khả năng thích nghi tốt với môi trường sống, hình thành ở trẻ tính cách độc lập. Thái độ yêu thích tập luyện TDTT, tích cực vận động tập luyện. Phát triển khả năng sáng tạo, ghi nhớ có chủ đích. Rèn luyện sức nhanh, sức bền, huấn luyện khả năng phối hợp vận động các bộ phận trên cơ thể một cách khéo léo nhịp nhàng qua tập luyện và các loại hình bài tập khác nhau. Từ đó góp phần giúp trẻ phát triển cả về thể chất và tinh thần”. “Giáo dục thể chất giữ vị trí vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển của con người nói chung và trẻ em nói riêng. Nhận thấy tầm quan trọng của GDTC, Đảng và nhà nước ta trong nhiều năm gần đây đã đặc biệt chú trọng đến việc quan tâm chăm sóc, giáo dục trẻ em nhất là trẻ em lứa tuổi mầm non, giúp trẻ phát triển một cách toàn diện cả về thể chất và tinh thần, phát triển khả năng sáng tạo, khả năng phối hợp vận động cho trẻ” [10]. Trích dẫn “Nhảy múa từ xa xưa là một trong những bản năng của con người. Khiêu vũ là sự kết tinh của nghệ thuật tôn vinh những vẻ đẹp của con người. Dựa trên bản năng đó “khiêu vũ thi đấu” đã được hình thành. Khiêu vũ thi đấu được nhìn nhận như một hành động giải trí. Gần đây đã được đổi tên thành DANCE SPORT và được chấp nhận hầu như trên khắp thế giới. Tuy 1 nhiên, trong quá trình ứng dụng các tổ hợp khiêu vũ thể thao (KVTT) cơ bản cho trẻ em còn gặp nhiều vấn đề khó khăn như là thể trạng của trẻ chưa được tốt, năng lực của một số trẻ còn yếu, cơ thể của trẻ phát triển chưa ổn định, khả năng vận động, phối hợp vận động còn hạn chế, các thao tác còn chưa khéo léo nhịp nhàng” [9]. Ngoài ra cơ sở vật chất ở trường học còn chưa đầy đủ, chưa đáp ứng được nhu cầu giáo dục và tập luyện các bài tập thể chất. Chính vì vậy, cần phát triển thêm các bài tập thể chất đặc biệt là việc ứng dụng tổ hợp KVTT cơ bản cho trẻ em trong các trường mầm non ở nước ta là một trong những vấn đề cần được Đảng và nhà nước triển khai một cách toàn diện và mạnh mẽ. Nhằm tạo điều kiện giúp cho trẻ phát triển tốt khả năng phối hợp vận động và khả năng khéo léo tự tin cho trẻ. Tại trường mầm non Xuân Hòa môn KVTT chưa được đưa vào để giúp cho học sinh phát triển về vận động. Tuy nhiên trong các hoạt động thi đua văn nghệ hay các cuộc thi như “bé khỏe bé tài năng”, “bé ngoan thi tài”… đều có những tiết mục có nội dung khiêu vũ, nhảy hiện đại, múa. Các nội dung này thường được các cô giáo, huấn luyện viên KVTT hướng dẫn trẻ tập luyện các động tác để trở thành một bài thi mới lạ và phong phú. Về hướng nghiên cứu khiêu vũ thể thao đã có một số đề tài: Tác giả Nguyễn Thị Hoài Phương (2009), tác giả Nguyễn Thị Thanh Xuân (2010), tác giả Đào Thị Hường (2012), tác giả Trần Thị Thảo (2016). Tuy nhiên, các đề tài mới tập trung nghiên cứu ở đối tượng là sinh viên, học sinh. Còn tại trường Mầm non Xuân Hòa thì hướng nghiên cứu KVTT chưa có ai nghiên cứu về vấn đề này. Từ cơ sở lý luận trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Ứng dụng tổ hợp khiêu vũ thể thao cơ bản phát triển khả năng phối hợp vận động cho trẻ 4 - 5 tuổi trường Mầm Non Xuân Hòa”. 2. Mục đích nghiên cứu Nhằm đưa ra tổ hợp KVTT cơ bản và ứng dụng vào bài giảng giáo dục thể chất cho trẻ 4-5 tuổi ở trường mầm non Xuân Hòa. Từ đó phát triển khả năng phối hợp vận động cho trẻ, tạo cho trẻ tính linh hoạt trong vận động và xử lý tình huống. 2 3. Ý nghĩa của đề tài Ý nghĩa khoa học: Mang tính ứng dụng cao trong GDTC. Ý nghĩa thực tiễn: Bổ sung thêm phương tiện GDTC cho trẻ tại các trường mầm non. 4. Các đóng góp mới của đề tài - Lựa chọn được tổ hợp KVTT cơ bản phát triển khả năng phối hợp vận động đối với trẻ 4 - 5 tuổi trường mầm non Xuân Hòa. - Phát triển khả năng phối hợp vận động cho trẻ 4 - 5 tuổi trường mầm non Xuân Hòa. - Tạo phương tiện, các trang thiết bị dạy học gây hứng thú cho trẻ tham gia tập luyện trong giờ vận động. 5. Giả thuyết khoa học Nếu đưa ra các tổ hợp KVTT cơ bản phù hợp với trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi, thì khả năng phối hợp vận động của trẻ được phát triển và nâng cao, tạo tiền đề phát triển vận động cho trẻ. Ngoài ra, có thể tham gia giao lưu văn nghệ giữa các trường, các lớp khác nhau. 3 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc về phát triển giáo dục thể chất trong trƣờng học Trích dẫn “Thể dục thể thao (TDTT) là một bộ phận của nền văn hóa nhân loại. Xuất phát từ lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, căn cứ vào điều kiện kinh tế xã hội Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra những quan điểm về TDTT tương ứng với từng giai đoạn cách mạng của đất nước nhằm phục vụ nhiệm vụ chiến lược của Đảng và của Dân tộc. Chủ tịch Hồ Chí Minh, người khai sinh ra nền TDTT mới của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, từ xưa Bác Hồ kính yêu luôn coi trọng công tác TDTT và Bác đã khẳng định TDTT là một trong những phương tiện giáo dục giúp con người phát triển toàn diện phục vụ lợi ích của giai cấp, lợi ích của xã hội”. Quan điểm đó của Người đã được Đảng và Nhà nước thực hiện xuyên suốt trong quá trình lãnh đạo cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và tiến lên xây dựng Chủ Nghia Xã Hội (CNXH). Trích dẫn “Chăm sóc sức khỏe, tăng cường thể chất của nhân dân được coi là nhiệm vụ quan trọng của Đảng và Chính phủ. Nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đòi hỏi nhân dân ta phải có sức khỏe dồi dào, thể chất cường tráng… Tập luyện TDTT là một biện pháp hiệu quả giúp tăng cường lực lượng sản xuất và lực lượng quốc phòng của nước nhà, đó chính là quan điểm của Đảng ta về sự phát triển sự nghiệp thể dục thể thao Việt Nam dân chủ cộng hòa Dân cường nước thịnh. Cho đến nay, Đảng và Nhà nước vẫn không ngừng quan tâm, chỉ đạo ngành thể dục, thể thao nước nhà nỗ lực phấn đấu thực hiện bằng được mục tiêu quan trọng này. Trong mỗi kỳ đại hội Đảng toàn quốc hoặc trong từng nhiệm kỳ, Trung ương Đảng đều ban hành các Nghị quyết, Chỉ thị, Thông tri về TDTT nói chung và TDTT trường học nói riêng” [4]. “Luật Thể dục, thể thao được Quốc hội khóa XI chính thức thông qua tại kỳ họp thứ 10 ngày 29 tháng 11 năm 2006 là văn bản pháp lý quan trọng đối với công tác quản lý thể dục, thể thao trong thời kỳ đổi mới, tạo hành lang 4 pháp lý cho TDTT Việt Nam phát triển đúng định hướng: vì sức khỏe và hạnh phúc của nhân dân, vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc”. Trong chỉ thị 36/CT - TW ngày 24/3/1994 về công tác TDTT trong giai đoạn mới: “Phát triển TDTT là một bộ phận quan trọng trong chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước nhằm bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người, công tác TDTT phải góp phần tích cực nâng cao sức khỏe, thể lực, giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống lành mạnh, làm phong phú đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân, nâng cao năng suất lao động xã hội và sức chiến đấu của các lực lượng vũ trang”. Qua đó nêu lên vai trò của TDTT đối với việc nâng cao sức khỏe cho mọi người, đổi mới chương trình đào tạo nhằm nâng cao thành tích TDTT, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, chuyên gia về TDTT nhằm nâng cao uy tín TDTT nước nhà trên quốc tế [4]. Trích dẫn “Theo quan điểm chủ trương của Đảng và Nhà nước, GDTC là một bộ phận rất quan trọng của nền giáo dục xã hội chủ nghĩa, mục đích nhằm đào tạo các thế hệ trẻ phát triển toàn diện, có tri thức, có đạo đức và hoàn thiện thể chất. Trong các trường học, giáo dục thể chất góp phần bồi dưỡng học sinh, sinh viên có sức khỏe dồi dào, có thể chất cường tráng, có ý chí nghị lực để kế tục sự nghiệp của Đảng và nhân dân một cách đắc lực.” “Tư tưởng của học thuyết Mác - Lê Nin về TDTT đã được cụ thể hóa trong các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính phủ và của Hồ Chủ Tịch. Hồ Chủ Tịch - vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam lúc sinh thời rất quan tâm đến các hoạt động TDTT, lịch sử đã chứng minh: Bác là người khai sinh, người sáng lập nền TDTT cách mạng nước ta. Tư tưởng xây dựng nền TDTT của nước ta đã bao trùm lên tư tưởng của mỗi cá nhân, là nghĩa vụ của mỗi người dân yêu nước, khẳng định được vai trò của TDTT đối với đời sống xã hội, là nhu cầu khách quan của một xã hội phát triển. Mục tiêu cao đẹp của TDTT là bảo vệ, tăng cường sức khỏe của bản thân, góp phần làm tăng năng suất của công việc, làm phát triển đất nước”. “Đường lối quan điểm của Đảng đối với TDTT được thể hiện ở nhiều nghị quyết các chỉ thị trong suốt thời kỳ lãnh đạo cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân và tiến lên xây dựng CNXH, qua các thời kỳ Đại Hội Đại biểu toàn quốc của Đảng: Từng bước xây dựng nền TDTT XHCN phát triển cân bằng, 5 có tính chất dân tộc, khoa học và nhân dân. Công tác TDTT cần coi trọng, nâng cao chất lượng GDTC trong các trường học, tổ chức vận động nhân dân và hướng dẫn cho nhân dân rèn luyện cơ thể hàng ngày” [3]. Đảng và Nhà nước ta rất chú trọng đến việc giáo dục và phát triển toàn diện cho trẻ nhỏ, từ trẻ mầm non đến học sinh, sinh viên. Từ đó Đảng và Nhà nước luôn luôn tạo điều kiện giáo dục, kinh tế và xã hội thuận lợi, để giúp cho việc phát triển toàn diện cho trẻ trong đời sống hiện nay [3]. Giáo dục toàn diện là mục tiêu luôn luôn được Đảng và nhà nước luôn quan tâm, nhằm chuẩn bị tốt về cả về tinh thần, thể chất và trí tuệ cho trẻ. Muốn xây dựng đất nước giàu mạnh, xã hội công bằng, văn minh trước hết con người phải phát triển toàn diện, tức là không chỉ phát triển về mặt trí tuệ, đạo đức mà còn phải khỏe mạnh cường tráng về mặt thể chất. “Nhiệm vụ và mục tiêu của TDTT trong trường học là nâng cao sức khỏe, đảm bảo sự phát triển bình thường của cơ thể học sinh, phát triển các tố chất thể lực và kỹ năng vận động cơ bản của con người, hình thành thói quen rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh và rèn luyện đạo đức ý chí cho người học. Phát triển TDTT trường học có tầm quan trọng đặc biệt chuẩn bị nguồn năng lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa (CNH - HĐH) đất nước”. “Mục tiêu GDTC trường học từ mẫu giáo đến đại học là góp phần đào tạo thế hệ trẻ phát triển toàn diện về nhân cách, trí tuệ và thể chất phục vụ sự nghiệp CNH – HĐH” [3]. Chính vì vậy, Đảng và nhà nước luôn quan tâm đến việc phát triển thể chất cho trẻ đặc biệt và trẻ mầm non. Tuy nhiên, hiện nay điều kiện giảng dạy GDTC cho trẻ mầm non ở các trường chưa đáp ứng được yêu cầu của GDTC. Vì vậy, cần nghiên cứu phân tích để tìm ra phương hướng giải quyết mục tiêu. 1.2. Một số khái niệm 1.2.1. Khái niệm giáo dục thể chất, khái niệm trẻ mầm non Trích dẫn “Giáo dục thể chất gọi tắt là thể dục, hiểu theo nghĩa rộng của thể dục. Nếu phát triển thể chất tuân theo quy luật tự nhiên, chịu sự chi phối của xã hội, thì GDTC chính là quá trình tác động vào quá trình phát triển 6 tự nhiên đó của con người. GDTC chất là một bộ phận của nền văn hóa thể chất bao gồm các yếu tố chuẩn bị thể lực chung, chuển bị thể lực nghề nghiệp, huấn luyện thể thao và đặc biệt là điều trị phục hồi thể lực. Giáo dục thể chất là quá trình sư phạm truyền thụ, lĩnh hội các tri thức của văn hóa thể chất của thế hệ trước cho các thế hệ sau để giải quyết các nhiệm vụ GDTC” [5]. 1.2.2. Khái niệm chung về khiêu vũ thể thao Trích dẫn “Khái niệm chung về khiêu vũ trong từ điển Tiếng Việt khiêu là nhảy, vũ là múa. Khiêu vũ là nhảy múa chúng ta cũng có thể hiểu theo một cách cụ thể hơn: khiêu vũ là nhảy múa với nhạc nhảy trong khiêu vũ được định nghĩa là những động tác cơ thể phối hợp theo nhịp nhạc. Khiêu vũ là một sinh hoạt văn hóa lành mạnh không thể thiếu, là hình thức giải trí hấp dẫn, là cách rèn luyện cơ thể được dẻo dai, là nơi giao lưu bằng ngôn ngữ cử chỉ trong một thế giới hội nhập, là lời tỏ tình bằng cơ thể và tâm hồn. Trên thế giới không có dân tộc nào là không biết nhảy múa, bởi nhảy múa có thể là một nghi thức tôn giáo cũng có thể là một trò giải trí để mô tả cuộc sống săn bắn hái lượm. Như vậy nhảy múa ra đời cùng với lịch sử của sự xuất hiện loài người trên trái đất. Qua thời gian, nhảy múa đã đúc kết, gọt giũa thành những giai điệu nhảy với những tiết tấu, âm điệu khác nhau để tạo ra những vũ điệu đẹp mắt, gây hưng phấn và có giá trị thẩm mĩ. Vì thế nhảy múa được xếp vào loại hình nghệ thuật như thi ca, hội họa, âm nhạc, kiến trúc…. Ngày nay, nhảy múa còn là sự chuyển động của thân thể trình diễn với âm nhạc để diễn đạt những thông tin và cảm xúc của con người. Nhảy múa là sản phẩm năng lượng, trong quá trình phát sinh và phát triển các nghệ sĩ, nghệ nhân đã cải biên, dàn dựng tạo lập ra các điệu dân vũ đỉnh cao để trở thành quôc vũ như diệu Rumba của người CuBa, Tango của người Argentina…., mỗi điệu nhảy của từng quốc gia đã phát triển ra ngoài thế giới để trở thành môn khiêu vũ Quốc tế thứ nhất cũng là thời gian đi đến chuẩn hóa quốc tế một số điệu nhảy” [9]. 7 Khiêu vũ thể thao Trích dẫn từ tài liệu tham khảo Người Hà nội và khiêu vũ thể thao”: “Dance sport là tên gọi mới của thi đấu khiêu vũ khi nói đến Dance sport là chúng ta cần có các giải thi đấu khiêu vũ, chứ không phải chơi khiêu vũ như các môn thể thao khác, thông thường chia làm 2 loại - Thể thao quần chúng giành cho mọi người để vui chơi giải trí để rèn luyện, không lấy thi đấu làm trọng. Trong quá trình phát triển thể thao quần chúng dần già sẽ có sự tuyển chọn hay định hình các cá nhân có khả năng để tham gia thể thao thành tích cao - Thể thao thành tích cao là môn có giải thi đấu theo thể thức luật lệ thống nhất không phải là ở quốc gia mà ở quy mô thế giới, số lượng người tham gia là hạt nhân xuất sắc tuyển chọn từ phong trào thể thao quần chúng. Các giải chấm điểm, có phân thứ hạng từ quy mô nhỏ đến quy mô lớn, quốc gia, khu vực rồi đến thế giới. Với khiêu vũ đây là thi đấu khiêu vũ Dance sport. Dance sport mang tính thể thao, tính nghệ thuật, khỏe mạnh và lành mạnh hơn. Hiện nay ở Việt Nam có khá nhiều người quan tâm đến KVTT, có những câu lạc bộ, những cuộc thi cho những người tham gia môn này. Nói chung KVTT là một môn thể thao để luyện tập thể chất mà còn làm đẹp về hình thể, tăng cường và phát triển các tố chất” [8]. Lịch sử phát triển của khiêu vũ thể thao Trích dẫn từ tài liệu tham khảo “Người Hà Nội và khiêu vũ thể thao”: “KVTT được hình thành từ đời sống, lao động và tình cảm hằng ngày của con người. Là một loại hình văn hóa, nghệ thuật được xếp hàng đầu trong các loại hình nghệ thuật. Qua nghiên cứu cho thấy rằng, các loại khiêu vũ đều khơi nguồn từ khiêu vũ sơ khai, khiêu vũ thể thao cũng vậy. Lịch sử phát triển của KVTT được thể hiện qua các giai đoạn phát triển như: Bắt nguồn từ khiêu vũ công chúng - khiêu vũ dân gian - khiêu vũ cung đình - khiêu vũ hữu nghị khiêu vũ kết hợp tiêu chuẩn Quốc tế mới cũ. Tiền thân của KVTT chính là khiêu vũ quốc tế và khiêu vũ hữu nghị” [8]. 1.2.3. Đặc điểm và đặc trưng của từng điệu nhảy trong khiêu vũ thể thao Các đặc điểm đặc trưng của từng điệu nhảy được trích dẫn từ tài liệu tham khảo “Giáo trình khiêu vũ thể thao (2011) - Vũ Thanh Mai” 8 Đặc điểm của 5 điệu nhảy Latinh: Rumba, Samba, Chachacha, Pasodoble, Jive [9]. 1. Điệu Rumba Trích dẫn: “Xuất phát từ CuBa, là điệu nhảy chậm, mang tính chất gợi cảm, quyến rũ trong tình yêu bằng các chuyển động hông. Chuyển động thực hiện tại chỗ, nhịp nhàng, đột phá, bước lướt. Trọng thái biểu cảm: Nhạy cảm, diệu dàng, nồng nàn, quyến rũ. Phong cách trình diễn: Tình yêu nồng nàn quyến rũ. Màu sắc trang phục: dịu, nhẹ nhàng. Nhạc: 4/4 Tốc độ: 27-31 nhịp/phút. Phách mạnh: 1 và 3 (1 mạnh hơn). Nâng hạ thân: không có ” 2. Điệu Samba Trích dẫn: “Xuất xứ từ Brazin từ trước năm 1914. Là vũ điệu chuyển động hông được thể hiện bằng chuyển động đàn hồi. Chuyển động: nhịp nhàng, nhanh, linh hoạt, vươn trải. Biểu cảm: sung sướng, vui vẻ, hoạt bát. Phong cách trình diễn: vũ hội. Màu sắc trang phục: rực rỡ. Nhạc: 2/4 hoặc 4/4. Tốc độ: 50/52 nhịp/phút. Phách mạnh: 1 và 2 (1 mạnh hơn). Nâng hạ thân: đàn hồi. ” 3. Điệu Chachacha Trích dẫn: “Xuất hiện trên các sàn nhảy ở Mỹ từ năm 1950 sau điệu nhảy Mambo. Là điệu nhảy vui vẻ, hạnh phúc, vô tư theo nhịp nhạc sôi nổi. Chuyển động: nhanh nhẹn. Biểu cảm: vui vẻ, sống động. Phong cách trình diễn: đùa cợt. Màu sắc trang phục: lấp lánh. 9 Nhạc: 4/4. Tốc độ: 30/32 nhịp/phút. Phách mạnh: 1 và 3 (1 mạnh hơn). Nâng hạ thân: không có.” 4. Điệu Pasodoble Trích dẫn: “Là điệu nhảy của Tây Ban Nha, mang đậm nét kịch tính của điệu Flamenco, người nam giữ vai trò dũng sĩ trâu bò, người nữ giữ vai trò chiếc khăn hoặc con bò tùy thuộc hoàn cảnh. Chuyển động: nhịp nhàng, mạnh mẽ theo phong cách Flamenco. Di chuyển theo vòng tròn, thực hiện với khăn. Biểu cảm: trang trọng, hoành tráng. Phong cách trình diễn: hành khúc. Màu sắc trang phục: đỏ thẫm. Nhạc: 2/4. Tốc độ : 60-62 nhịp/phút Phách mạnh: ở mỗi phách. Nâng hạ thân: nâng thân ở một số động tác.” 5. Điệu Jive Trích dẫn: “Là điệu nhảy quốc tế mang ảnh hưởng của 2 điệu Rock & Roll và Rap. Jive còn được gọi là Rock & Roll 6 bước. Là điệu nhảy có tiết tấu nhanh, đòi hỏi cần nhiều năng lượng. Chuyển động: nhịp nhàng, nhanh, mạnh mang tính chất swing, nhiều bước đá. Biểu cảm: sôi nổi, trêu đùa. Phong cách trình diễn: vui vẻ, nhiệt tình. Màu sắc trang phục: sặc sỡ. Nhạc: 4/4. Tốc độ: 40-44 nhịp/phút. Phách mạnh: 1 và 3 hoặc 2 và 4 hoặc 1,2,3,4. Nâng hạ thân: không có.” 10 Đặc điểm của 5 điệu cổ điển (Standard) [9]. 1. Van chậm (slow waltz). Trích dẫn: “Xuất phát từ Van nhanh, lúc đầu gọi là Boston, từ nước Anh sau đưa vào nước Mỹ khoảng giữa những năm 1800. Chuyển động: văng, mềm mại, mượt mà, giao động con lắc, di chuyển vòng tròn. Biểu cảm: lãng mạn, buồn. Phong cách trình diễn: tình yêu, dịu dàng, buồn rầu. Màu sắc trang phục: ấm và mềm mại. Nhạc: 3/4. Tốc độ: 29/30 nhịp/phút. Phách mạnh: 1. Nâng hạ thân: bắt đầu nâng ở cuối phách 1, tiếp tục nâng 2 và 3, hạ ở cuối phách 3.” 2. Tango. Trích dẫn: “Xuất xứ từ Argentina giống chuyển động của ngựa với bước nệm đánh đầu rất gắt. Chuyển động: nén, gắt, rõ rang, mượt và thẳng. Thay đổi rất nhanh từ chậm sang nhanh. Biểu cảm: bốc lửa, mạnh mẽ, kiên quyết, thay đổi trạng thái nhanh. Phong cách trình diễn: tình yêu, đau khổ, dịu dàng, đấu tranh Trang phục: đen, vàng cam, đỏ đậm. Nhạc: 2/4 Tốc độ 32-33 nhịp/phút Phách mạnh: 1 và 3 Nâng hạ thân: không có ngoại trừ một số động tác trình diễn được dựng riêng.” 3. Slow foxtrot Trích dẫn: “Foxtrot xuất hiện vào những năm 20 thế kỷ trước tại nước Mỹ. Sau đó được tách ra: Slow foxtrot 32 nhịp/phút và Quikstep 50-53 nhịp/phút. Điệu foxtrot mang cả tính chất đơn giản và phức tạp. 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất