Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận văn sư phạm giáo dục tìm hiểu thực trạng vận dụng lý thuyết kiến tạo vào dạ...

Tài liệu Luận văn sư phạm giáo dục tìm hiểu thực trạng vận dụng lý thuyết kiến tạo vào dạy học chủ đề phân số cho học sinh lớp 4 theo định hướng phát triển năng lực

.PDF
109
168
136

Mô tả:

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC ----------  ---------- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TÌM HIỂU THỰC TRẠNG VẬN DỤNG LÝ THUYẾT KIẾN TẠO VÀO DẠY HỌC CHỦ ĐỀ PHÂN SỐ CHO HỌC SINH LỚP 4 THEO ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC Giảng viên hƣớng dẫn: Sinh viên thực hiện : Lớp : TS. Hoàng Nam Hải Trần Thị Nhung 14STH Đà Nẵng - 2018 LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn thầy Tiến sĩ Hoàng Nam Hải đã tận tình hƣớng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận. Tôi xin cảm ơn các thầy cô giáo khoa Giáo dục Tiểu học - Trƣờng Đại học Sƣ phạm – Đại học Đà Nẵng đã giảng dạy và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện khóa luận. Tôi xin cảm ơn Ban Giám hiệu nhà trƣờng, quý thầy cô và các em học sinh Trƣờng Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi – Thành phố Đà Nẵng đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình khảo sát đề tài. Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đối với gia đình, bạn bè đã ủng hộ, động viên và đóng góp nhiều ý kiến để tôi hoàn thành khóa luận này. Dù đã rất cố gắng, tuy nhiên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong quý thầy cô và các bạn đóng góp để đề tài đƣợc hoàn thiện hơn. Tác giả Trần Thị Nhung MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN LỜI CAM ĐOAN DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................... 1 1.1. Xuất phát từ tầm quan trọng của việc dạy học phân số ..................... 1 1.2. Vai trò của lý thuyết kiến tạo trong dạy học toán .............................. 1 1.3. Nhiệm vụ dạy học phát triển năng lực cho học sinh tiểu học ............. 4 2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................ 6 3. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................. 6 4. Nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................................. 7 5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ........................................................... 7 5.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................ 7 5.2. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 7 6. Phƣơng pháp nghiên cứu ......................................................................... 7 6.1. Nghiên cứu lý thuyết .......................................................................... 7 6.2. Phương pháp điều tra, quan sát ........................................................ 7 6.3. Nghiên cứu thực trạng ....................................................................... 8 6.4. Phương pháp thống kê toán học ........................................................ 8 7. Cấu trúc luận văn .................................................................................... 8 Chƣơng 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................. 9 1.1. ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ LỨA TUỔI HỌC SINH TIỂU HỌC .............. 9 1.1.1. Đặc điểm lứa tuổi ......................................................................... 9 1.1.2. Đặc điểm tâm lý ......................................................................... 10 1.2. CẤU TRÚC NỘI DUNG CHƢƠNG TRÌNH MÔN TOÁN LỚP 4 . 10 1.2.1 Nội dung số học trong môn toán lớp 4 ........................................... 11 1.2.2. Nội dung đại lƣợng và đo đại lƣợng trong môn toán ..................... 11 1.2.3. Nội dung dạy học các yếu tố hình học trong môn toán lớp 4 ........ 12 1.2.4. Nội dung dạy học giải toán có lời văn .......................................... 12 1.3. NỘI DUNG PHÂN SỐ Ở LỚP 4 ..................................................... 13 1.3.1. Phân số ......................................................................................... 13 1.3.2. Các phép tính với phân số ............................................................ 19 1.3.3. Sự phát triển và mục đích của nội dung dạy học phân số ở tiểu học ............................................................................................................... 25 1.4. NĂNG LỰC VÀ NĂNG LỰC HỌC TẬP TOÁN CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC ................................................................................................ 27 1.5. CÁC NĂNG LỰC CHUYÊN BIỆT CẦN HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN QUA DẠY HỌC PHÂN SỐ Ở LỚP 4 .......................................... 29 1.6. KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ................................................................... 31 Chƣơng 2. DẠY HỌC PHÂN SỐ THEO LÝ THUYẾT KIẾN TẠO .......... 32 2.1. LÝ THUYẾT KIẾN TẠO ................................................................. 32 2.1.1. Khái niệm về kiến tạo ................................................................... 32 2.1.2. Quan điểm của lý thuyết kiến tạo ................................................. 32 2.1.3. Luận điểm cơ bản của lý thuyết kiến tạo....................................... 34 2.2. VẬN DỤNG LÝ THUYẾT KIẾN TẠO VÀO DẠY HỌC TOÁN ..... 38 2.2.1. Bản chất của dạy học theo lối kiến tạo .......................................... 38 2.2.2. Đặc điểm của dạy học theo lối kiến tạo ........................................ 39 2.2.3. Hai loại kiến tạo trong dạy học và quan điểm vận dụng chúng vào dạy học ................................................................................................... 39 2.2.4. Mô hình dạy học theo quan điểm kiến tạo .................................... 41 2.2.5. Dạy học theo định hƣớng vận dụng lý thuyết kiến tạo .................. 42 2.2.6. Vận dụng lý thuyết kiến tạo trong dạy học toán ............................ 43 2.2.7. Vai trò của ngƣời học và ngƣời dạy trong quá trình dạy học kiến tạo ............................................................................................................... 45 2.3. VẬN DỤNG LÝ THUYẾT KIẾN TẠO VÀO DẠY HỌC PHÂN SỐ LỚP 4 THEO ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ...................... 49 2.3.1. Phân số và phép chia số tự nhiên .................................................. 49 2.3.2. Phân số bằng nhau ........................................................................ 50 2.3.3. Rút gọn phân số ............................................................................ 51 2.3.4. Quy đồng mẫu số các phân số ...................................................... 53 2.3.5. So sánh hai phân số cùng mẫu số.................................................. 54 2.3.6. So sánh hai phân số khác mẫu số .................................................. 55 2.3.7. Phép cộng hai phân số cùng mẫu .................................................. 56 2.3.8. Phép cộng hai phân số khác mẫu .................................................. 57 2.3.9. Phép trừ hai phân số cùng mẫu ..................................................... 58 2.3.10. Phép trừ hai phân số khác mẫu ................................................... 59 2.3.12. Tìm phân số của một số .............................................................. 62 2.4. KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ................................................................... 63 Chƣơng 3. TÌM HIỂU THỰC TRẠNG VẬN DỤNG LÝ THUYẾT KIẾN TẠO VÀO DẠY HỌC CÁC KIẾN THỨC PHÂN SỐ LỚP 4 THEO ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ................................................... 64 3.1. MỤC ĐÍCH KHẢO SÁT ................................................................... 64 3.2. NỘI DUNG KHẢO SÁT ................................................................... 64 3.3. TỔ CHỨC KHẢO SÁT ..................................................................... 64 3.3.1. Đối tƣợng khảo sát ....................................................................... 64 3.3.2. Chuẩn bị tài liệu khảo sát ............................................................. 65 3.3.3. Tiến hành khảo sát........................................................................ 65 3.4. KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ................................................................... 69 Chƣơng 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU................................................... 70 4.1. ĐỊNH HƢỚNG PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................. 70 4.2. PHÂN TÍCH VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI 1 ............................................ 70 4.3. PHÂN TÍCH VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI 2 ............................................ 74 4.4. PHÂN TÍCH VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI 3 ............................................ 76 4.5. KẾT LUẬN CHƢƠNG 4 ................................................................... 80 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................... 87 PHỤ LỤC ........................................................................................ 89 LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong đề tài là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Ký và ghi rõ họ tên Trần Thị Nhung DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt GD&ĐT GV HS LTKT PPDH SGK TH Ý nghĩa Giáo dục và đào tạo Giáo viên Học sinh Lý thuyết kiến tạo Phƣơng pháp dạy học Sách giáo khoa Tiểu học DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu bảng 4.1. 4.2. 4.3. 4.4. 4.5. 4.6. 4.7. 4.8. 4.9. 4.10. 4.11. Tên bảng Kết quả tham khảo ý kiến GV câu 1 Kết quả tham khảo ý kiến GV câu 2 Kết quả tham khảo ý kiến GV câu 3 Kết quả tham khảo ý kiến GV câu 4 Kết quả tham khảo ý kiến GV câu 5 Kết quả tham khảo ý kiến GV câu 6 Kết quả tham khảo ý kiến GV câu 7 Kết quả bảng hỏi học sinh lớp khảo sát 4/1 Kết quả bảng hỏi học sinh lớp đối chứng 4/2 Kết quả bài làm của học sinh lớp khảo sát 4/1 Kết quả bài làm của học sinh lớp đối chứng 4/2 Trang 73 73 74 74 75 75 76 78 79 81 81 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Xuất phát từ tầm quan trọng của việc dạy học phân số Chƣơng trình toán TH có vị trí và tầm quan trọng trong việc đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển tƣ duy cho HS. Trên cở sở cung cấp những tri thức khoa học ban đầu về số tự nhiên, phân số, số thập phân và các đại lƣợng cơ bản, môn toán là “chìa khóa” mở cửa cho các ngành khoa học khác và là môn không thể thiếu trong nhà trƣờng. Trong dạy toán ở TH, việc dạy học phân số cho HS TH chiếm vị trí quan trọng trong suốt học kì II của lớp 4, học kì I của lớp 5 và cả quá trình học toán sau này. Bởi để học có hiệu quả về phân số thì ngƣời học phải biết tƣ duy một cách tích cực, linh hoạt các kiến thức và kỹ năng đã có vào các tình huống khác nhau để đƣa ra cách giải quyết đúng đắn và hay nhất. Đồng thời, nhờ có việc học về phân số mà phép chia hai số tự nhiên (số chia khác 0) từ chỗ không phải lúc nào cũng thực hiện đƣợc đã trở nên luôn luôn thực hiện đƣợc. 1.2. Vai trò của lý thuyết kiến tạo trong dạy học toán Đổi mới PPDH đang là vấn đề đƣợc chú ý trong giáo dục hiện nay. Những lý thuyết dạy học tích cực đang từng bƣớc đƣợc vận dụng một cách sáng tạo ở các cấp học. Các PPDH theo hƣớng đổi mới này có chung một yêu cầu là phải làm cho HS tích cực trong hoạt động nhận thức và phát huy đƣợc năng lực của ngƣời học. HS phải là ngƣời chủ động tìm tòi, phát hiện, kiểm chứng và tổ chức kiến thức thu nhận đƣợc thành hệ thống tri thức hữu ích cho mỗi cá nhân và cộng đồng. 1 Vì thế, bậc học nền tảng nhƣ TH cần sớm đƣợc triển khai những PPDH mới, có nhƣ thế HS mới hình thành những phẩm chất và kỹ năng tích cực trong việc học. Từ đó, làm nền tảng cho quá trình học tập tích cực ở các bậc học cao hơn. Lý thuyết dạy học kiến tạo có ảnh hƣởng sâu rộng đến nhiều lĩnh vực của giáo dục học nói chung, lí luận dạy học nói riêng. Đặc biệt đối với môn toán, một môn học có hệ thống kiến thức mang tính cấu trúc và khái quát cao có nhiều điểm phù hợp với việc vận dụng quan điểm kiến tạo trong dạy học. Việc khai thác và vận dụng tốt các PPDH tích cực sẽ góp phần thúc đẩy hiệu quả học tập môn Toán nói riêng và kích thích việc vận dụng vào dạy học các môn học khác. LTKT đƣợc xác định là một PPDH với nhiều ƣu điểm nổi bật, phù hợp với yêu cầu dạy học hiện nay. Tuy nhiên, việc áp dụng phƣơng pháp này vào dạy học ở TH vẫn còn hết sức khiêm tốn. Nguyên nhân là do nhiều GV hiện nay vẫn còn bị ảnh hƣởng quá nhiều của lối dạy học truyền thống và chƣa tạo ra đƣợc những tình huống dạy học tích cực, thoát khỏi các trình bày của SGK. Ở trên thế giới, các triết gia, nhà tâm lí học có công trong việc góp thêm những triển vọng mới cho LTKT và áp dụng LTKT vào thực tiễn là Lev Vygotsky, Jerome Bruner và David Ausubel. Lev Vygotsky [9, tr.3] đã đƣa khía cạnh xã hội của việc học vào LTKT. Ông định nghĩa “vùng tiệm cận đúng” (zone of proximal learning) – điều mà HS tìm ra vƣợt qua trình độ phát triển hiện tại của HS (nhƣng vẫn nằm trong ngƣỡng phát triển tiềm năng của họ) dƣới sự hƣớng dẫn của ngƣời lớn hoặc hợp tác với các bạn học có năng lực hơn. Bruner [10, tr.8] đề xƣớng thay đổi chƣơng trình dựa trên quan điểm học tập là một quá trình tích cực mang tính xã hội. Trong đó, HS tổ chức nên những ý kiến mới và các khái niệm dựa trên kiến thức hiện tại của họ. Những nhà giáo dục hiện đại đã nghiên cứu, viết và áp dụng LTKT vào giáo dục bao 2 gồm: John D.Bransford, Ernst von Glasersfeld, Elearnor Duckworth, George Forman, Roger Schank, Jacqueline Grennon Brooks và Martin G.Brooks... Ở Việt Nam, đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về LTKT nhƣ Nguyễn Hữu Châu (1996), “Dạy và học theo lối kiến tạo”, Tạp chí Nghiên cứu Giáo dục, số 2; Nguyễn Phƣơng Hồng (1997), “Tiếp cận kiến tạo trong dạy học khoa học theo mô hình tƣơng tác”, Tạp chí Nghiên cứu Giáo dục, số 10; Nguyễn Phƣơng Hồng (1998), “Dạy bài “Đòn bẩy” theo phƣơng pháp kiến tạo – tƣơng tác”, Tạp chí Nghiên cứu Giáo dục, số 11; Nguyễn Hữu Châu (2003), “Dạy học toán ở trƣờng phổ thông theo quan điểm kiến tạo”, Tạp chí Giáo dục, số 6; Lƣơng Việt Thái (2004), “Vận dụng tƣ tƣởng của lý thuyết kiến tạo trong dạy học vật lí ở trung học cơ sở”, Tạp chí Giáo dục, số 83; Đào Thị Việt Anh (2005), “Vận dụng lý thuyết kiến tạo trong đổi mới phƣơng pháp dạy học hóa học ở trƣờng phổ thông”, Tạp chí Giáo dục, số 112; Nguyễn Quang Lạc (2007), “Vận dụng lý thuyết kiến tạo trong đổi mới phƣơng pháp dạy học vật lí”, Tạp chí Giáo dục, số 170. Các bài báo trên đã nghiên cứu về LTKT, vận dụng nó vào dạy học toán học, vật lí, kĩ thuật, góp phần đổi mới PPDH. Về nghiên cứu LTKT ở TH, có các công trình nhƣ Đỗ Tiến Đạt, Vũ Văn Đức (2005), “Vận dụng lý thuyết kiến tạo trong dạy học toán ở Tiểu học”, Tạp chí Giáo dục, số 111; Vũ Văn Đức (2007), “Module hóa quá trình dạy học toán Tiểu học theo quan điểm của lý thuyết kiến tạo”, Tạp chí Giáo dục, số 11; Vũ Văn Đức (2007), “Ba mức độ vận dụng lý thuyết kiến tạo vào dạy học toán ở Tiểu học”, Tạp chí Giáo dục, số 11; Ngoài ra còn một số khóa luận, đề tài nghiên cứu khoa học cấp khoa, cấp trƣờng. Tuy nhiên, việc đề cập một cách đầy đủ đến vấn đề vận dụng quan điểm dạy học kiến tạo vào phân số TH theo hƣớng phát triển năng lực còn chƣa đƣợc quan tâm một cách thỏa đáng. 3 1.3. Nhiệm vụ dạy học phát triển năng lực cho học sinh tiểu học Qua các thời kỳ với các giai đoạn lịch sử khác nhau, yêu cầu về nhân cách nói chung và phẩm chất, năng lực nói riêng của con ngƣời với tƣ cách là thành viên trong xã hội cũng có những thay đổi phù hợp với đòi hỏi của thời đại. Theo xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay, nền giáo dục nƣớc ta cũng đang trong tiến trình đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT. Một trong những định hƣớng cơ bản của việc đổi mới giáo dục là chuyển từ nền giáo dục mang tính hàn lâm, xa rời thực tiễn sang một nền giáo dục chú trọng việc hình thành năng lực hành động, phát huy tính chủ động, sáng tạo của ngƣời học. Định hƣớng quan trọng trong đổi mới PPDH là phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo, phát triển năng lực hành động, năng lực cộng tác làm việc của ngƣời học. Đó cũng là những xu hƣớng quốc tế trong cải cách PPDH ở nhà trƣờng. Nếu nhƣ trƣớc đây giáo dục chú trọng mục tiêu giáo dục toàn diện cho HS và giúp ngƣời học hình thành hệ thống kiến thức, kỹ năng, thái độ thì ngày nay, điều đó vẫn còn đúng, còn cần nhƣng chƣa đủ. Trong điều kiện kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa với những tác động tích cực của nền kinh tế tri thức và tiến bộ của thông tin, truyền thông, giáo dục cần phải giúp ngƣời học hình thành một hệ thống phẩm chất, năng lực đáp ứng đƣợc với yêu cầu mới. Hệ thống phẩm chất, năng lực đó đƣợc cụ thể hóa phù hợp với sự phát triển tâm lý, sinh lý của ngƣời học, phù hợp với đặc điểm môn học và cấp học, lớp học. Theo đó, những phát triển của phẩm chất, năng lực ngƣời học trong quá trình giáo dục cũng sẽ là quá trình hình thành, phát triển, hoàn thiện nhân cách con ngƣời. Nghị quyết Hội nghị Trung ƣơng 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phƣơng pháp dạy và học theo 4 hƣớng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của ngƣời học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để ngƣời học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học”. Bộ GD&ĐT vừa có văn bản hƣớng dẫn thực hiện chƣơng trình giáo dục phổ thông hiện hành theo định hƣớng phát triển năng lực và phẩm chất HS từ năm học 2017-2018. Cụ thể, theo văn bản số 4612 của Bộ GD&ĐT, nhằm tiếp tục thực hiện chƣơng trình giáo dục phổ thông hiện hành theo định hƣớng phát triển năng lực, phẩm chất ngƣời học, Bộ GD&ĐT yêu cầu các Sở GD&ĐT chỉ đạo các cơ sở giáo dục phổ thông, giáo dục thƣờng xuyên triển khai một số công việc sau: Thực hiện có hiệu quả việc xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trƣờng ; đổi mới phƣơng pháp, hình thức tổ chức dạy học; đổi mới phƣơng pháp, hình thức kiểm tra, đánh giá; tăng cƣờng chỉ đạo, quản lý hoạt động dạy học, giáo dục. Việc áp dụng các biện pháp phát triển năng lực là điều rất cần thiết đối với HS tiểu học, giúp các em mạnh dạn, tự tin hơn và tích cực tham gia vào hoạt động của nhà trƣờng, đƣợc bày tỏ ý kiến, tăng cƣờng vận dụng kiến thức nhằm giải quyết các vấn đề trong học tập và thực tiễn; đồng thời cũng góp phần đổi mới mạnh mẽ PPDH, nâng cao chất lƣợng giáo dục toàn diện cho HS trong các nhà trƣờng. Tóm lại, dạy học phát triển phẩm chất, năng lực vừa là mục tiêu giáo dục (xét về mục đích, ý nghĩa của dạy học), vừa là một nội dung giáo dục (xét về các tiêu chuẩn, tiêu chí cần đạt của ngƣời học) đồng thời cũng là một phƣơng pháp giáo dục (xét về cách thức thực hiện). Do vậy, dạy học phát triển phẩm 5 chất, năng lực có một ƣu thế vƣợt trội trong hình thành và phát triển nhân cách bởi vì nó hƣớng ngƣời học đi vào hoạt động cá nhân (hoạt động trong giờ, ngoài giờ, hoạt động giao tiếp với tự nhiên, xã hội, môi trƣờng, trải nghiệm…), mà các hoạt động sống, hoạt động cá nhân có vai trò quyết định đối với hình thành nhân cách. Vì vậy vấn đề còn lại là ngƣời học tham gia nhƣ thế nào các hoạt động để hình thành và phát triển nhân cách của mình. Bản thân là một GV TH tƣơng lai, với mong muốn mọi ngƣời có cái nhìn sâu sắc hơn về PPDH này cũng nhƣ rút ra những kinh nghiệm trong việc tạo ra những hoạt động học tập tích cực cho HS, tôi đã chọn đề tài: “Tìm hiểu thực trạng vận dụng lý thuyết kiến tạo vào dạy học chủ đề phân số cho học sinh lớp 4 theo định hướng phát triển năng lực”. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lí luận của lí thuyết kiến tạo, quan điểm của lí thuyết kiến tạo trong dạy học toán. - Nghiên cứu nội dung các kiến thức phân số lớp 4 trong chƣơng trình TH hiện nay và định hƣớng vận dụng LTKT vào dạy học. - Vận dụng LTKT theo định hƣớng phát triển năng lực cho HS vào dạy học các kiến thức phân số lớp 4. - Tìm hiểu thực trạng vận dụng LTKT vào dạy học chủ đề phân số cho HS lớp 4 theo định hƣớng phát triển năng lực 3. Câu hỏi nghiên cứu - Câu hỏi 1: Thế nào là lí thuyết kiến tạo, quan điểm của lí thuyết kiến tạo trong dạy học toán là gì? Nội dung các kiến thức phân số lớp 4 gồm những gì? - Câu hỏi 2: Vận dụng LTKT vào dạy học các kiến thức phân số lớp 4 theo định hƣớng phát triển năng lực cho HS nhƣ thế nào? 6 - Câu hỏi 3: Thực trạng vận dụng LTKT vào dạy học chủ đề phân số cho HS lớp 4 theo định hƣớng phát triển năng lực nhƣ thế nào? 4. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu những cơ sở lý luận và quan điểm của lý thuyết của LTKT trong dạy học toán. - Nghiên cứu tổng quan về nội dung SGK toán lớp 4; vận dụng LTKT theo hƣớng phát triển năng lực vào dạy học các kiến thức phân số lớp 4. - Đề xuất phƣơng án dạy học theo LTKT. - Khảo sát thực trạng, xử lý kết quả để kiểm nghiệm tính khả thi và hiệu quả của PPDH trên. 5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 5.1. Đối tượng nghiên cứu - Nghiên cứu quá trình dạy học toán ở tiểu học. 5.2. Phạm vi nghiên cứu - Vận dụng LTKT vào dạy học phân số lớp 4 - Nghiên cứu khảo sát 40 HS lớp 4/1 và 40 HS lớp 4/2 trƣờng Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi – Thành phố Đà Nẵng. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu 6.1. Nghiên cứu lý thuyết Nghiên cứu các giáo trình, tài liệu, tạp chí; SGK, sách GV phần phân số lớp 4; sách tham khảo có liên quan đến đề tài nghiên cứu. 6.2. Phương pháp điều tra, quan sát Khảo sát tình hình học tập của HS trong dạy học phân số lớp 4 ở trƣờng TH 7 6.3. Nghiên cứu thực trạng Nghiên cứu thực trạng: tiến hành giảng dạy theo các giáo án soạn thảo, kiểm tra mức độ nhận thức của HS ở lớp khảo sát và lớp đối chứng, phát phiếu điều tra cho HS. Từ đó, thu thập và xử lý kết quả, đƣa ra kết quả để đánh giá hiệu quả của việc vận dụng LTKT vào dạy học phân số lớp 4. 6.4. Phương pháp thống kê toán học Nhằm mục đích thống kê và xử lý các số liệu thu đƣợc qua tìm hiểu thực trạng. 7. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, tài liệu tham khảo, Khóa luận đƣợc bố cục thành các chƣơng sau: Chƣơng 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu Chƣơng 2. Dạy học phân số theo lý thuyết kiến tạo Chƣơng 3. Tìm hiểu thực trạng vận dụng lý thuyết kiến tạo vào dạy học các kiến thức phân số lớp 4 theo định hƣớng phát triển năng lực Chƣơng 4. Kết quả nghiên cứu 8 Chƣơng 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ LỨA TUỔI HỌC SINH TIỂU HỌC 1.1.1. Đặc điểm lứa tuổi Lứa tuổi HS TH gồm các em HS đang theo học từ lớp 1 đến lớp 5, tức là từ 6 – 7 tuổi đến 11 – 12 tuổi. Ở độ tuổi này sự phát triển về chiều cao và trọng lƣợng không nhanh nhƣ tuổi mẫu giáo nhƣng hệ xƣơng đang ở thời kỳ cốt hoá, hệ xƣơng đang phát triển, đặc biệt là các bắp thịt lớn do vậy các em thích đùa nghịch vận động mạnh, các em không thích làm công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ và cẩn thận. Vì vậy việc rèn các kỹ năng, kỹ xảo đòi hỏi phải kiên trì, bền bỉ. So với tuổi mẫu giáo thì não và thần kinh của HS TH đã có biến đổi to lớn về khối lƣợng và chức năng. Não của trẻ lên 7 đạt 90% trọng lƣợng của não ngƣời lớn. Đến năm 11 – 12 tuổi thì phát triển tƣơng đƣơng trọng lƣợng của não ngƣời lớn. Sự phát triển của não về cấu tạo và chức năng không đồng đều nên khả năng kiềm chế của các em còn rất yếu, hƣng phấn mạnh do đó ở độ tuổi này các em rất hiếu động. Hệ thần kinh cấp cao đang dần đƣợc hoàn thiện nhƣng có sự mất cân đối giữa tín hiệu tƣ duy cụ thể và tín hiệu tƣ duy trừu tƣợng. Lứa tuổi này hoạt động học tập là hoạt động chủ đạo, sau đó là hoạt động vui chơi. Hoạt động học tập rất quan trọng và có ý nghĩa to lớn đối với các em. Đây là sự biến đổi lớn trong đời sống vì đó là lần đầu tiên đƣợc cắp sách đến trƣờng, đƣợc tiếp xúc với nhiều thầy cô và bạn bè mới. Hoạt động học tập là hoạt động hoàn toàn mới, hoạt động chủ đạo, giúp trẻ hình thành năng lực nhờ đó mà phát triển tâm lý nhân cách. 9 1.1.2. Đặc điểm tâm lý Nhu cầu nhận thức khám phá thế giới luôn đòi hỏi HS phải tìm tòi, sáng tạo. Mức độ, tính chất và phạm vi hoạt động nhận thức của HS TH đƣợc bộc lộ ở các quá trình sau: - Cảm giác: Các quá trình cảm giác về sự vật hiện tƣợng bên ngoài có sự phát triển khá nhanh. Những cảm giác thu đƣợc đã trở thành “vật liệu” để trở thành tri thức mới. Ở độ tuổi này năng lực cảm giác của HS còn yếu. - Tri giác: Tri giác của HS TH phát triển khá nhanh đặc biệt là tri giác các thuộc tính bên ngoài của sự vận động hiện tƣợng. Tri giác không chủ định chiếm ƣu thế. Giai đoạn đầu lứa tuổi tri giác của các em còn phiến diện một chiều chƣa đầy đủ và đƣợc chi tiết. Càng về cuối độ tuổi, tri giác của các em ngày càng đầy đủ và trọn vẹn hơn. Một số em bộc lộ khả năng quan sát các sự vật hiện tƣợng nhanh, chính xác và đầy đủ. - Ghi nhớ: Ở độ tuổi này, hai loại ghi nhớ đều phát triển mạnh. Đầu độ tuổi các em thiên về ghi nhớ trực quan giàu hình ảnh, ghi nhớ máy móc, học thuộc lòng các tri thức có trong sách vở. Càng về cuối độ tuổi thì ghi nhớ về từ ngữ và ghi nhớ về hình tƣợng càng phát triển. Nhiều em thể hiện nhớ nhanh nhớ nhiều. Tuy nhiên có những em không nhớ đƣợc tài liệu do không hiểu kiến thức hoặc không chú ý học tập. 1.2. CẤU TRÚC NỘI DUNG CHƢƠNG TRÌNH MÔN TOÁN LỚP 4 Cấu trúc nội dung chƣơng trình môn toán lớp 4 bao gồm các nội dung: - Số học (số và các phép tính) - Đại lƣợng và đo đại lƣợng - Các yếu tố hình học - Giải toán có lời văn 10 1.2.1 Nội dung số học trong môn toán lớp 4 Trong 4 mạch kiến thức cơ bản của toán 4, mạch số học đóng vai trò trọng tâm cốt lõi, thời lƣợng dành cho mạch nội dung số học khoảng 70% tổng thời lƣợng toán 4. Nội dung số học gồm số và phép tính. Số tự nhiên mở rộng tới lớp triệu. Loại số mới chính thức đƣợc giới thiệu đó là phân số, cùng với nó là các phép tính cộng, trừ, nhân, chia phân số dạng đơn giản. 1.2.2. Nội dung đại lƣợng và đo đại lƣợng trong môn toán Đại lƣợng và đo đại lƣợng là một trong 4 mạch kiến thức của chƣơng trình. Nó đƣợc cấu trúc hợp lí theo giai đoạn, sắp xếp đan xen theo các mạch kiến thức số học; các yếu tố hình học giải toán có lời văn. Dạy học đại lƣợng và đo đại lƣợng trong toán 4 gồm các nội dung chủ yếu sau: - Về đại lƣợng khối lƣợng: Bổ sung các đơn vị đo khối lƣợng: Yến, tạ, tấn, đề-ca-gam (dag), hét-tô-gam (hg). Hệ thống thành bảng đơn vị đo khối lƣợng. - Về đại lƣợng thời gian: bổ sung các đơn vị đo thời gian: Giây thế kỷ (kết hợp vớí các đơn vị đo thời gian đã học từ lớp 1, 2, 3 đến lớp 4 đã cơ bản hoàn thiện về dạy học các đơn vị đo thời gian thông dụng nhƣ: Giây, phút, giờ, ngày, tháng, năm, thế kỉ. - Về đại lƣợng diện tích: Bổ sung một số đơn vị đo diện tích: Đề-xi-mét vuông (dm2), mét vuông (m2), ki-lô-mét vuông (km2). Nhƣ vậy, nội dung dạy học đại lƣợng và đo đại lƣợng trong toán 4 không giới thiệu đại lƣợng mới mà bổ sung, hoàn thiện, hệ thống hóa các kiến thức về đại lƣợng và đo đại lƣợng đã học, phù hợp với đặc điểm của giai đoạn học tập mới. 11 1.2.3. Nội dung dạy học các yếu tố hình học trong môn toán lớp 4 Nội dung dạy học các yếu tố hình học trong môn toán lớp 4 gồm các nội dung: - Giới thiệu góc nhọn, góc tù, góc bẹt (Tiết 40) - Giới thiệu hai đƣờng thẳng vuông góc, hai đƣờng thẳng song song - Thực hành vẽ hai đƣờng thẳng vuông góc, vẽ hai đƣờng thẳng song song (Tiết 43, 44) - Vẽ hình chữ nhật, hình vuông (Tiết 45, 56) - Giới thiệu hình bình hành, diện tích hình bình hành (Tiết 93, 94) - Giới thiệu hình thoi, diện tích hình thoi (Tiết 133, 134) 1.2.4. Nội dung dạy học giải toán có lời văn Nội dung chủ yếu dạy học giải toán có lời văn trong môn Toán 4 bao gồm: - Tiếp tục giải các bài toán đơn, toán hợp có dạng đã học từ lớp 1, 2, 3 và phát triển các bài toán đó đối với phép tính trên phân số và các số đo đại lƣợng mới học ở lớp 4. Đồng thời toán 4 đề cập những bài toán mới phù hợp với giai đoạn học tập sâu của HS lớp 4. Cụ thể là: - Giải bài toán về “Tìm số trung bình cộng” - Giải bài toán về “Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó” - Giải bài toán về “Tìm hai số khi biết tổng (hoặc hiệu) và tỉ số của hai số đó” - Giải bài toán có nội dung hình học - Giải một số bài toán khác nhƣ: “Tìm phân số của một số”, bài toán liên quan đến “biểu đồ“, ứng dụng “tỉ lệ bản đồ”, toán “trắc nghiệm”… 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất