Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận văn sư phạm giáo dục tìm hiểu nội dung giáo dục kĩ năng tự lập cho học sinh...

Tài liệu Luận văn sư phạm giáo dục tìm hiểu nội dung giáo dục kĩ năng tự lập cho học sinh tiểu học trong tác phẩm không gia đình của héc tô ma lô

.PDF
135
286
65

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ĐÀ NẴNG KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU NỘI DUNG GIÁO DỤC KĨ NĂNG TỰ LẬP CHO HỌC SINH TIỂU HỌC TRONG TÁC PHẨM “KHÔNG GIA ĐÌNH” CỦA HÉC-TÔ MA-LÔ Giảng viên hướng dẫn : Sinh viên thực hiện : Lớp : Khóa : Th.S Nguyễn Thị Thúy Nga Mai Thị Thúy Vy 14STH 2014 Đà Nẵng, tháng 01 năm 2018 MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG..............................................................................................1 A. MỞ ĐẦU ...........................................................................................................2 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI .....................................................................................2 2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ..................................................................................3 3.MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU...............................................................................5 4. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ............................................5 4.1 Khách thể nghiên cứu ......................................................................................5 4.2 Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................5 5. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC .............................................................................5 6. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU..............................................................................6 7. PHẠM VI NGHIÊN CỨU .................................................................................6 8. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .....................................................................6 8.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận .....................................................................6 8.2. Phương pháp thống kê, phân loại ...................................................................6 8.3 Phương pháp phân tích, tổng hợp ....................................................................6 9. CẤU TRÚC ĐỀ TÀI .........................................................................................6 B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .............................................................................7 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ................7 1.1 Khái quát chung về văn học thiếu nhi ...........................................................7 1.1.1 Khái niệm văn học thiếu nhi ..........................................................................7 1.1.2 Đặc trưng cơ bản của văn học thiếu nhi ........................................................7 1.1.3 Văn học thiếu nhi nước ngoài trong chương trình Tiểu học .........................9 1.2 Một số vấn đề chung về giáo dục kĩ năng tự lập cho học sinh Tiểu học .......10 1.2.1 Khái niệm kĩ năng tự lập.............................................................................10 1.2.2 Các kĩ năng tự lập .......................................................................................11 1.2.3 Khái niệm giáo dục kĩ năng tự lập ..............................................................14 1.2.4 Giáo dục kĩ năng tự lập cho học sinh Tiểu học ..........................................14 1.2.4.1 Mục tiêu giáo dục kĩ năng tự lập cho học sinh Tiểu học .........................14 1.2.4.2 Tầm quan trọng của việc giáo dục kĩ năng tự lập cho học sinh Tiểu học ..............................................................................................................................15 1.2.4.3 Các kĩ năng tự lập cần giáo dục học sinh Tiểu học .................................15 1.3 Đặc điểm của học sinh Tiểu học ....................................................................17 1.3.1 Đặc điểm sinh lí của học sinh Tiểu học ......................................................17 1.3.2 Đặc điểm tâm lí của học sinh Tiểu học.......................................................17 1.4 Tác giả Héc-tô Ma-lô và tác phẩm Không gia đình ......................................18 1.4.1 Tác giả Héc-tô Ma-lô ..................................................................................18 1.4.1.1 Đôi nét về cuộc đời ..................................................................................18 1.4.1.2 Đôi nét về sự nghiệp ................................................................................19 1.4.2 Tác phẩm Không gia đình ...........................................................................19 1.4.2.1 Sơ lược về nội dung tác phẩm .................................................................19 1.4.2.2 Giá trị hiện thực .......................................................................................20 1.4.2.3 Giá trị nhân đạo........................................................................................21 Chương 2: TÌM HIỂU NỘI DUNG GIÁO DỤC KĨ NĂNG TỰ LẬP CHO HỌC SINH TIỂU HỌC THÔNG QUA TÁC PHẨM KHÔNG GIA ĐÌNH CỦA HÉC-TÔ MA-LÔ .................................................................................................22 2.1 Tiêu chí tìm hiểu nội dung tác phẩm Không gia đình của Héc-tô Ma-lô ......22 2.2 Nội dung giáo dục kĩ năng tự lập giáo dục cho học sinh Tiểu học trong tác phẩm Không gia đình của Héc-tô Ma-lô ........................................................23 2.2.1 Kĩ năng về sự tự tin .....................................................................................23 2.2.2 Kĩ năng bày tỏ ý kiến của mình ..................................................................30 2.2.3 Kĩ năng tự quản, tự phục vụ........................................................................43 2.2.4 Kĩ năng tự đưa ra quyết định ......................................................................49 2.2.5 Kĩ năng thay đổi bản thân ...........................................................................57 2.2.6 Kĩ năng đối mặt với khó khăn, thử thách ...................................................65 2.2.7 Kĩ năng về sự kiên trì, nhẫn nại ..................................................................74 2.2.8 Ý chí nổ lực phấn đấu vươn lên ..................................................................82 2.2.9 Kĩ năng giúp đỡ người khác .......................................................................90 C. KẾT LUẬN ...................................................................................................104 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................106 PHẦN PHỤ LỤC ...............................................................................................107 DANH MỤC BẢNG Bảng 1: Kĩ năng về sự tự tin Bảng 2: Kĩ năng bày tỏ ý kiến của mình Bảng 3: Kĩ năng tự quản, tự phục vụ Bảng 4: Kĩ năng tự đưa ra quyết định Bảng 5: Kĩ năng thay đổi bản thân Bảng 6: Kĩ năng đối mặt với khó khăn, thử thách Bảng 7: Kĩ năng về sự kiên trì, nhẫn nại Bảng 8: Ý chí nổ lực phấn đấu vươn lên Bảng 9: Kĩ năng giúp đỡ người khác 1 A. MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Giáo dục kĩ năng tự lập cho thế hệ trẻ là việc làm vô cùng quan trọng. Đây là một vấn đề đã và đang được toàn xã hội quan tâm đặc biệt. Con người tự lập là người tự tin, độc lập và biết làm chủ bản thân. Trong thời đại hiện nay, để đưa đất nước phát triển vượt bậc, chúng ta luôn cần một nguồn lực vững vàng, bản lĩnh cả về trí lẫn tài. Kĩ năng tự lập muốn được xây dựng và phát triển cần phải được bắt đầu từ khi con bé và đặc biệt là trong giai đoạn còn ngồi trên ghế nhà trường. Ở lứa tuổi Tiểu học, tâm hồn và tư duy của các em còn non nớt. Do đó, việc giáo dục kĩ năng tự lập cho các em là hết sức quan trọng. Có thể nói, các tác phẩm văn học đích thị là phương tiện giúp khám phá vẻ đẹp tâm hồn mình, xây dựng niềm tin và làm nảy sinh những ước mơ tốt đẹp. Nhiều tác phẩm văn học trong nước lẫn nước ngoài không chỉ mang nội dung giải trí, nó còn giúp con người biết tin tưởng vào cái đẹp, cái tốt và đấu tranh với cái ác, cái xấu. Vì thế, việc lồng ghép giáo dục kĩ năng tự lập vào các tác phẩm văn học góp phần giáo dục các em một cách dễ dàng và hiệu quả hơn. Nhắc đến các tác phẩm văn học nổi tiếng trên thế giới, không thể không nhắc đến tác phẩm Không gia đình của Héc-tô Ma-lô. Đây là một tiểu thuyết xuất sắc dành cho cả người lớn và thiếu nhi, được dịch ra nhiều thứ tiếng khác nhau và tái bản nhiều lần. Qua tác phẩm, nhà văn Héc-tô Ma-lô đã vẽ nên bức tranh đầy màu sắc và âm thanh về cuộc phiêu bạt của cậu bé Rê-mi. Trải qua bao sóng gió cậu bé đã biết sống tự lập, biết cách đối nhân xử thế và trở thành con người có ích cho xã hội. Tác phẩm chứa đựng những giá trị giáo dục sâu sắc, trong đó, nó đề cao tình cảm gia đình, tình thầy trò, tình đồng đội, sự tương trợ giúp đỡ nhau và cách giải quyết những vấn đề khác nhau trong nhiều hoàn cảnh. Để từ đó hướng con người đến những ước mơ tốt đẹp, vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống bằng chính sức lao động chân chính. Từ đó, tác phẩm mang đến cho trẻ em những bài học về kĩ năng tự lập rất hay và có ý nghĩa thực tiễn. Vì thế, tác phẩm có ý nghĩa rất lớn đối với học sinh Tiểu học và được đưa vào chương trình với lát cắt nhỏ trong Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 5, mang tên Lớp học trên đường. 2 Vì những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài: “Tìm hiểu nội dung giáo dục kĩ năng tự lập cho học sinh Tiểu học trong tác phẩm Không gia đình của Héc-tô Ma-lô” để nghiên cứu. 2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU Về vấn đề giáo dục kĩ năng tự lập cho học sinh Tiểu học Từ lâu, vấn đề giáo dục kĩ năng tự lập cho trẻ đã trở thành vấn đề được toàn xã hội quan tâm. Chính vì thế, vấn đề này thu hút không ít công trình nghiên cứu nhằm hướng đến giáo dục và hình thành những kĩ năng sống cơ bản cho thế hệ tương lai của đất nước. PGS.TS. Nguyễn Thanh Bình, Giáo trình giáo dục kĩ năng sống, nhà xuất bản Đại học Sư phạm (2007), đây là công trình nghiên cứu xoay quanh kĩ năng sống và giáo dục kĩ năng sống. Tác giả đã trình bày khá đầy đủ về lí thuyết kĩ năng sống nhưng tập trung hơn là nói về đối tượng học sinh trung học cơ sở. ThS. Lê Ngộ, Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh ở trường phổ thông, Chuyên san Tạp chí Giáo dục số 40 năm 2009. Tác giả đã khẳng định tầm quan trọng của việc đưa nội dung giáo dục kĩ năng sống vào nhà trường, khẳng định vai trò trách nhiệm của nhà trường trong việc kết hợp dạy chữ và dạy người cho học sinh. Bên cạnh đó, tác giả đã nêu rõ lợi ích của việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua các hoạt động nội, ngoại khóa. Lưu Thu Thủy, Bài tập rèn luyện kĩ năng sống dành cho học sinh Tiểu học, nhà xuất bản Giáo dục (2014). Tác giả đã biên soạn bộ sách có nội dung tương đồng với bộ Tài liệu Giáo dục kĩ năng sống trong một số môn học và hoạt đông ngoài giờ lên lớp – cấp Tiểu học của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Ở quyển sách này, TS. Lưu Thu Thủy đã trình bày những kĩ năng sống cơ bản, phù hợp với lứa tuổi học sinh Tiểu học. Trong đó, kĩ năng tự lập được tác giả tập trung khai thác ở rất nhiều khía cạnh cũng như nhấn mạnh việc giáo dục kĩ năng này cho học sinh Tiểu học. Tony Buổi sáng, Trên đường băng, nhà xuất bản Trẻ, đây là cuốn sách tập hợp những bài viết được ưa thích trên Facebook của Tony Buổi Sáng (2016). Nhưng khác với một tập tản văn thông thường, nội dung các bài được chọn lọc có chủ đích, mang những triết lý có tính thiết thực cao nhằm chuẩn bị về tinh thần, kiến thức…cho các bạn trẻ vào đời. Sách gồm 3 phần: “Chuẩn bị hành trang”, “Trong 3 phòng chờ sân bay” và “Lên máy bay”, tương ứng với những quá trình một bạn trẻ phải trải qua trước khi “cất cánh” trên đường băng cuộc đời, bay vào bầu trời cao rộng. Những bài viết của Tony sinh động, thiết thực, hài hước và xuất phát từ cái tâm trong sáng của một người đi trước nhiều kinh nghiệm. Anh viết về thái độ với sự học và kiến thức nói chung, cách ứng phó với những trắc trở thử thách khi đi làm, cách sống hào sảng nghĩa tình văn minh... truyền cảm hứng cho các bạn trẻ sống hết mình, trọn vẹn từng phút giây. Tuy đối tượng độc giả chính mà cuốn sách hướng đến là các bạn trẻ, nhưng độc giả lớn tuổi hơn vẫn có thể đọc sách để hiểu và có cách hỗ trợ con em mình một cách đúng đắn, chứ không quá bảo bọc con để rồi tạo ra một thế hệ yếu ớt, không biết tự lập. Trần Thị Thùy Dung, Khóa luận tốt nghiệp, Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học qua tác phẩm Bu-ra-ti-nô và chiếc chìa khóa vàng của tác giả A.Tônxtôi, nhà xuất bản Đại học Sư phạm Đà Nẵng (2016). Công trình này nghiên cứu tổng quan về kĩ năng sống, khảo sát và thống kê nội dung, phương pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Tiểu học. Từ việc nghiên cứu các kĩ năng sống có trong tác phẩm, tác giả đã đưa ra các biện pháp tích cực để áp dụng các kĩ năng này vào chương trình giáo dục học sinh Tiểu học. Thông tư sửa đổi 22/2016/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 9 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đây là thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư số 30/2014/TTBGDĐT ngày 28 tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Ở khoản 2, điều 5 có nêu về việc đánh giá năng lực, phẩm chất của học sinh đã đề cập đến các năng lực. Đó là: tự phục vụ, tự quản; hợp tác; tự học và giải quyết vấn đề. Về tác phẩm Không gia đình của Héc-tô Ma-lô Như đã trình bày, tiểu thuyết Không gia đình của Héc-tô Ma-lô chứa đựng những bài học đạo đức và về kĩ năng tự lập vô cùng quý giá. Theo thời gian, tác phẩm càng khẳng định vị thế của mình vì chính những giá trị giáo dục sâu sắc và nhân văn đó. Nhờ thế, mà tác phẩm được độc giả và các nhà nghiên cứu trên toàn thế giới dành sự quan tâm rất lớn. Hồ Biểu Chánh, Cay đắng mùi đời, nhà xuất bản Văn hóa – Văn nghệ (xuất bản năm 1923 và tái bản 2014). Với cách cảm tác độc đáo trong sự giao lưu văn hóa, 4 tác phẩm này, nhà văn Hồ Biểu Chánh đã nghiên cứu và phỏng theo một số tác phẩm nổi tiếng phương Tây, trong đó có tiểu thuyết Không gia đình của Héc-tô Ma-lô. Trang Bách khoa toàn thư mở Wikipedia đã có bài viết khái lược về nội dung cùng giá trị của tác phẩm. Bài viết cung cấp cho người đọc một số thông tin sơ giản về cuốn tiểu thuyết Không gia đình như nội dung tác phẩm, các nhân vật chính, những nhận định chung, các bộ phim chuyển thể từ tiểu thuyết này,... Như vậy, có thể nói, rất nhiều tác giả và các công trình nghiên cứu về kĩ năng tự lập cũng như tiểu thuyết Không gia đình của Héc-tô Ma-lô. Tuy nhiên, việc giáo dục kĩ năng tự lập trong tác phẩm này vẫn chưa được nghiên cứu một cách có hệ thống. Vì vậy, đề tài này đóng góp một phần nhỏ trong việc tìm hiểu các nội dung giáo dục kĩ năng tự lập trong tác phẩm Không gia đình để tạo cơ sở cho thực tiễn giáo dục học sinh Tiểu học. Những tài liệu nghiên cứu trên là nguồn tài liệu tham khảo bổ ích cho chúng tôi trong quá trình thực hiện đề tài này. 3.MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Tìm hiểu nội dung giáo dục kĩ năng tự lập trong tác phẩm Không gia đình của nhà văn Héc-tô Ma-lô, trên cơ sở đó, giáo dục kĩ năng tự lập cho học sinh Tiểu học. 4. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 4.1 Khách thể nghiên cứu Nội dung giáo dục kĩ năng tự lập cho học sinh Tiểu học trong tác phẩm Không gia đình của Héc-tô Ma-lô. 4.2 Đối tượng nghiên cứu Giáo dục kĩ năng tự lập cho học sinh Tiểu học thông qua tác phẩm Không gia đình của Héc-tô Ma-lô. 5. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC Các tác phẩm văn học thiếu nhi luôn gần gũi, thân thuộc và có sức ảnh hưởng lớn đến học sinh Tiểu học. Đặc biệt, đối với những nhân vật mà các em yêu thích, các em sẽ lấy hình mẫu các nhân vật đó làm gương để học hỏi theo. Vì vậy, giáo 5 dục kĩ năng tự lập qua tác phẩm Không gia đình của Héc-tô Ma-lô sẽ giúp cho việc giáo dục kĩ năng tự lập đạt hiệu quả cao hơn. 6. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU - Nghiên cứu những vấn đề chung liên quan làm cơ sở lí luận cho đề tài. - Tìm hiểu một số nội dung giáo dục kĩ năng tự lập cho học sinh Tiểu học trong tác phẩm Không gia đình của Héc-tô Ma-lô. 7. PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Tác phẩm Không gia đình của Héc-tô Ma-lô. 8. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 8.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận Đọc và nghiên cứu tác phẩm Không gia đình và một số tài liệu về việc giáo dục kĩ năng tự lập cho học sinh nói chung, đặc biệt là học sinh tiểu học nói riêng để làm nguồn thao khảo cho cơ sở lí luận của đề tài. 8.2. Phương pháp thống kê, phân loại Phương pháp này được sử dụng để thống kê, phân loại các nội dung giáo dục kĩ năng tự lập trong tác phẩm Không gia đình. Trên cơ sở đó, chúng tôi phân tích và nhận xét từng nội dung kĩ năng tự lập cho học sinh Tiểu học có trong tác phẩm. 8.3 Phương pháp phân tích, tổng hợp Chúng tôi áp dụng phương pháp này cho toàn bộ bài nghiên cứu để phân tích và làm rõ những nội dung giáo dục kĩ năng tự lập có trong tác phẩm, từ đó tìm ra ý nghĩa của mỗi nội dung để giáo dục kĩ năng tự lập cho học sinh Tiểu học. 9. CẤU TRÚC ĐỀ TÀI Ngoài phần mở đầu và phần kết luận thì đề tài gồm có 2 chương: Chương 1: Những vấn đề lí luận liên quan đến đề tài. Chương 2: Tìm hiểu nội dung giáo dục kĩ năng tự lập cho học sinh tiểu học trong tác phẩm Không gia đình của Héc-tô Ma-lô. Phần kết luận. 6 B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1 Khái quát chung về văn học thiếu nhi 1.1.1 Khái niệm văn học thiếu nhi Theo Từ điển thuật ngữ văn học của Lê Bá Hán, văn học thiếu nhi “Theo nghĩa hẹp, gồm những tác phẩm văn học hoặc phổ cập khoa học dành riêng cho thiếu nhi” [7;353] và “Theo nghiã rộng: gồm những tác phẩm văn học thông thường (cho người lớn) đã đi vào phạm vi đọc của thiếu nhi” [7;354]. Bách khoa thư văn học thiếu nhi Việt Nam văn học thiếu nhi quan niệm tường tận và chi tiết hơn. Khái niệm văn học thiếu nhi được nhận diện ở nhiều góc độ: chủ thể sáng tác, nhân vật trung tâm, mục đích sáng tác, đối tượng tiếp nhận… Mọi tác phẩm được mọi nhà sáng tạo ra với mục đích giáo dục, bồi dưỡng tâm hồn, tính cách cho thiếu nhi. Nhân vật trung tâm của nó là thiếu nhi, và đôi khi cũng là người lớn, hoặc là một cơn gió, một loài vật, một đồ vật, một cái cây… Tác giả của văn học thiếu nhi không chỉ là chính các em mà cũng là các nhà văn thuộc mọi lứa tuổi. Những tác phẩm mà thiếu nhi thích thú tìm đọc. Bởi vì các em đã tìm thấy trong đó cách nghĩ cách cảm cùng những hành động gần gũi với cách nghĩ cách cảm và cách hành động của chính các em, hơn thế, các em còn tìm được ở trong đó một lời nhắc nhở, một sự răn dạy, với những nguồn động viên khích lệ, những sự dẫn dắt ý nhị, bổ ích… trong quá trình hoàn thiện tính cách của mình. Như vậy, văn học thiếu nhi là những tác phẩm văn học mà nhân vật trung tâm hoặc là thiếu nhi, hoặc là người lớn, hoặc là con người, hoặc là thế giới tự nhiên… nhưng được nhìn bằng đôi mắt trẻ thơ, có nội dung gần gũi, quen thuộc với vốn trải nghiệm của trẻ, được các em thích thú, say mê và có tác dụng hoàn thiện đạo đức, tâm hồn cho trẻ. 1.1.2 Đặc trưng cơ bản của văn học thiếu nhi Tác phẩm dành cho thiếu nhi luôn trong sáng, hồn nhiên và dễ hiểu. Đặc điểm này xuất phát từ bản chất ngây ngô, ngộ nghĩnh của trẻ con. Khi chưa bước sang tuổi trưởng thành, con người chưa bị áp lực của miếng cơm, manh áo cũng như những ràng buộc xã hội khác làm tha hoá, đấy là lúc đời sống tinh thần tự nhiên, lành mạnh nhất. Dù chúng ta có cố tình nhét vào đầu trẻ em hàng trăm thứ mà người lớn chúng ta có được, thì muôn đời trẻ em vẫn cứ là trẻ em. Hồn nhiên, vô 7 tư, trong sáng là đặc điểm ổn định trong mọi chuyển biến của lứa tuổi, bởi vì đây là lứa tuổi còn say mê chơi đùa, nhu cầu vui chơi giải trí xuyên thấm trong mọi hành vi, hoạt động của chúng. Khi nào mất đi đặc điểm ấy trẻ em không còn là trẻ em nữa. Một tác phẩm văn học bỏ qua đặc điểm này tự nó xa lạ với trẻ em. Vui đùa, giải trí là phương tiện quan trọng để trẻ em giữ được bản chất hồn nhiên, vô tư, trong sáng, hơn nữa nó không làm cho các nội dung phức tạp của đời sống quá ngưỡng tiếp nhận của trẻ em. Muốn thế, người sáng tác phải biết pha trò dí dỏm trong cấu trúc hình tượng, tình huống, ngôn ngữ… M. Gorki nói nhiều về chức năng giáo dục của văn học xô viết, nhưng rốt cuộc ông cũng phải thừa nhận vui cười, thú vị là một nét căn bản của văn học cho thiếu nhi. “Về mặt sư phạm mà nói, cái khuynh hướng đó như một phương tiện, như một sự bảo đảm chống đối lại tính chất nguy hiểm làm cho trẻ con khô khan bởi tính nghiêm nghị…”[6; 58]. Một nét đặc trưng của tâm lý trẻ thơ là rất giàu mơ mộng, tưởng tượng, liên tưởng… Do vậy, một trong những tiêu chuẩn của tác phẩm văn học thiếu nhi là phải sáng tạo ra một thế giới mới khác với thế giới thực để hấp dẫn các em. Nhìn dưới góc độ này thì các tác phẩm kinh điển của văn học thiếu nhi là Dế mèn phiêu lưu ký (Tô Hoài), Hai vạn dặm dưới biển (Duy-lơ Véc-nơ)… rõ ràng đối tượng viết không chỉ là chính bản thân trẻ em mà còn là thế giới loài vật, là thế giới người lớn… nhưng được các em thích thú tìm hiểu. Nhưng dù ở đâu, thế giới hay Việt Nam; ở thời kỳ nào, cổ đại, trung đại hay hiện đại thì người ta vẫn rất chú ý tới phẩm chất của một tác phẩm văn học thiếu nhi, thể hiện ở tính giáo dục và tính nhận thức. Một trong những nét tính cách trẻ mới lớn là bắt chước người lớn. Do vậy văn học thiếu nhi ở đâu cũng thế, thời nào cũng thế là luôn sáng tạo ra những hình tượng mang tính tấm gương. Đó không chỉ là hình tượng con người mà có thể là hình tượng thiên nhiên, loài vật… nhưng chuyển tải được bài học làm người về cách rèn luyện, cách ứng xử…Điều này lại quy định văn học thiếu nhi cũng rất đa dạng về thể loại, là văn xuôi, là thơ, là kịch, là cổ tích, thần thoại, và nhất là ngụ ngôn… Cho nên văn học thiếu nhi cũng cực kỳ phong phú, đâu có khó chọn, khó tìm… Trẻ em nào cũng thơ mộng và lãng mạn. Ngây thơ, ngộ nghĩnh, dễ yêu thương, dễ hờn dỗi, hay mộng mị, buồn vui là thơ mộng. Đôi mắt trẻ thơ là khoảng trời xanh, áng mây trắng đi vào mắt chúng là cả một ảo giác về tương lai. Trăm năm của một đời người, khoảnh khắc tuổi thơ là cõi lãng mạn mênh mông nhất. Phương diện tâm lý này trở thành đặc điểm thẩm mỹ quan trọng của văn học cho thiếu nhi. 8 Hiện thực đối với trẻ em là những gì đang có, rất nghèo nàn, chỉ là những gì trẻ nhìn thấy xung quanh góc sân hay khoảng trời, con đường hay mái trường chúng đang học tập. Quan hệ xã hội có khi chỉ là những cấm đoán làm cho chúng thấy luôn bị tù túng. Đó là lý do mà văn học thiếu nhi cần trở thành một thế giới khác, lãng mạn hơn, thơ mộng hơn, là thế giới của những ảo tưởng. Nhiệm vụ của một nền văn học lành mạnh là phải dọn đường cho trẻ em thênh thang bước tới tương lai. Chúng phải được nhìn thấy ánh sáng nhiều hơn bóng tối, cái đáng yêu nhiều hơn đáng ghét, cái vui vẻ nhiều hơn những buồn phiền. Sở dĩ các tác phẩm truyện viết cho trẻ em lôi cuốn, hấp dẫn, có sức cảm hóa lạ lùng, mạnh mẽ được các em là vì luôn lấp lánh chất thơ, chất truyện. Chất thơ giúp trẻ em sau khi được nghe ông bà, cha mẹ kể chuyện, gấp sách lại vẫn thấy bao nhiêu điều kì diệu, “bám chặt” lấy tâm hồn, tình cảm và chắp cánh cho những ước mơ, khát vọng của tuổi thơ. Chất truyện trong thơ cũng là một trong những yếu tố tạo nên hình tượng cảm xúc trong thơ. Mỗi bài thơ viết cho trẻ thơ gần như là một trong yếu tố tạo nên hình tượng cảm xúc trong thơ. Mỗi bài thơ viết cho trẻ gần như một mẩu truyện hoặc chứa đầy yếu tố truyện. Điều đó khiến cho các em dễ hiểu, dễ cảm nhận và thuộc lòng những vần thơ. Văn học thiếu nhi có vai trò quan trọng trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ.Văn học thiếu nhi như một nguời bạn đồng hành cùng trẻ thơ, cung cấp cho trẻ thơ một vốn từ ngữ khổng lồ, đặc biệt là những từ ngữ nghệ thuật. Khi trẻ thường xuyên tiếp xúc với các tác phẩm văn học thiếu nhi, vốn từ ngữ của các em phong phú và sống động hơn. Các em tự hình thành cho mình khả năng diễn đạt một vấn đề một cách mạch lạc, giàu hình ảnh và biểu cảm bởi đã được học cách diễn đạt sinh động ấy trong tác phẩm. Đối với trẻ mầm non, sự phát triển ngôn ngữ ấy qua hoạt động bắt chước lời nói, việc làm của các nhân vật hoặc những cách diễn đạt trong tác phẩm. Chính quá trình trẻ được nghe, được kể diễn cảm truyện, thơ và được trực tiếp tham gia vào hoạt động đọc, kể lại truyện thơ sẽ giúp trẻ tích lũy và phát triển thêm nhiều từ mới. Điều này giúp giáo viên có thể dễ dàng hơn trong việc rèn luyện khả năng biểu cảm trong ngôn ngữ nói, ngôn ngữ miêu tả, ngôn ngữ đối thoại với trẻ. 1.1.3 Văn học thiếu nhi nước ngoài trong chương trình Tiểu học Trong chương trình dạy Tiếng Việt ở bậc Tiểu học, các tác phẩm thuộc bộ phận văn học nước ngoài được đưa vào chương trình với trên dưới 100 tác phẩm. Các tác phẩm này bao gồm nhiều thể loại như truyện dân gian (truyện thần thoại, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười,…) và những câu chuyện viết về các danh 9 nhân, về người thật việc thật. Có khi nó bao gồm cả một bài hoặc chỉ là một đoạn trích văn, thơ của các nhà văn, nhà thơ từ cổ điển đến hiện đại nổi tiếng trên thế giới. Các tác phẩm văn học nước ngoài được đưa vào chương trình sách giáo khoa Tiểu học dưới hình thức xen kẽ theo từng chủ điểm của các cấp lớp với đề tài, nội dung khá phong phú, đa dạng, bao gồm nhiều mặt của cuộc sống. Điều này còn giúp các em hiểu biết them về văn hóa, về cuộc sống của nhiều dân tộc trên thế giới. Văn học nước ngoài được đưa vào chương trình Tiểu học chủ yếu ở hai phân môn Tập đọc và Kể chuyện. Thông qua các tác phẩm văn bản Tập đọc và Kể chuyện giúp các em được mở rộng tầm mắt, được “nhìn ra thế giới”, góp phần để lại trong tâm trí tuổi thơ của các em những kiến thức phong phú về đời sống, những khát vọng đẹp đẽ của loài người từ thuở ấu thơ đến ngày nay. Khởi đầu từ những câu chuyện đơn giản, dễ hiểu, dễ nhớ, có giá trị thẩm mĩ và có tác dụng rõ rệt đến việc giáo dục đạo đức và nâng cao trình độ nhận thức của học sinh về nhiều mặt. Các em được tiếp xúc với những chuyện kể vừa có cốt truyện hấp dẫn vừa có hình tượng kì vĩ, bay bổng gợi lên bao cảm xúc và ước mơ. Các em được học những đoạn văn hay, cách tả cảnh, tả vật, tả người rất sinh động, sâu sắc và tinh tế. Trong đó, các yếu tố cảnh và tình, ngoại hình và nội tâm hòa quyện với nhau chặt chẽ. Bên cạnh đó, các em còn học những bài học làm người, những lời khuyên bổ ích, rèn luyện những tư tưởng, tình cảm cao đẹp (yêu lao động, yêu cái đẹp, yêu gia đình, yêu nước, yêu thiên nhiên,...); bồi dưỡng cho các em những đức tính đạo đức tốt như thật thà, dũng cảm, nhân ái, thương người, tính tự lập,… Tùy theo lứa tuổi mà việc chọn lọc các đề tài, nội dung phù hợp với sự phát triển tâm sinh lý và khả năng nhận thức của các em.Các em được liên tưởng, được tiếp xúc với một thế giới vừa xa xôi vừa gần gũi với dân tộc mình. Từ đó, bước đầu hình thành cho các em cái nhìn về vị thế đất nước, dân tộc mình trong mối quan hệ với các quốc gia khác trên thế giới. Các tác giả được giới thiệu nhiều nhất là: Blai-tơn, Giuyn-vec-nơ, Héc-tô Ma-lô, Ê-đốp, La-phông-ten, Lép-tôn-xtôi, Xu-khôm-lin-xki, An-đéc-xen, A-mi-xi. Các quốc gia được giới thiệu nhiều nhất là: Nga, Anh, Mĩ, Pháp,… 1.2 Một số vấn đề chung về giáo dục kĩ năng tự lập cho học sinh Tiểu học 1.2.1 Khái niệm kĩ năng tự lập Kĩ năng là năng lực hay khả năng chuyên biệt của một cá nhân về một hoặc nhiều khía cạnh nào đó được sử dụng để giải quyết tình huống hay công việc nào đó phát sinh trong cuộc sống. 10 Tự lập là từ gốc Hán Việt thường được dùng để chỉ một phần phẩm chất, nhân cách tốt của người trưởng thành . Theo từ Hán Việt thì Tự lập là tự mình, mình vun trồng lấy mà mình đứng lên được, không cậy dựa vào ai. Ở góc độ tâm lý học, tự lập đặc trưng cho thái độ tự giác, tự tin, thể hiện ở khả năng tự đặt mục đích, nhiệm vụ, kế hoạch hành động, tự điều khiển bản thân và nổ lực cao về trí tuệ, thể lức trong quá trình hoạt động nhằm thỏa mãn nhu cầu của bản thân và xã hội. Tự lập là điều kiện quan trọng để nảy sinh tính sáng tạo. Một người sáng tạo là luôn biết độc lập trong suy nghĩ và hành động của mình. Vì vậy, kĩ năng tự lập của cá nhân cũng liên quan tới sự tích cực của cá nhân đó. Trong hoạt động, tự lập cũng có quan hệ nhất định với nhu cầu, động cơ sự tự tin, sự nổ lực ý chí,… của chủ thể. Trên cơ sở có nhu cầu tham gia vào hoạt động một cách chủ động, có kĩ năng và năng lực tự giải quyết những nhiệm vụ đã đặt một cách sáng tạo tự tin. Như vậy, Kĩ năng Tự lập là những năng lực vốn có về mặt tinh thần của cá nhân, được đặt trưng bởi khả năng tự định hướng hoạt động, tự đặt ra kế hoạch và mục đích hoạt động của bản thân, biết sử dụng trí tuệ và sức lực của bản thân với thái độ tích cực, tự tin để thực hiện nhiệm vụ của mình mà không dựa dẫm vào người khác. Kĩ năng tự lập được hình thành thông qua quá trình hoạt động của cá nhân, nó biểu hiện ở cả mặt ý thức và hoạt động của cá nhân trong mối liên hệ của cá nhân với các cá nhân khác, với thế giới xung quanh và với bản thân mình. 1.2.2 Các kĩ năng tự lập - Sự tự tin Một trong những biểu hiện đầu tiên trong cách sống tự lập là sự tự tin. Tự tin là khi nhâ ̣n biế t đươ ̣c giá tri ̣ và sự quan tro ̣ng của bản thân ba ̣n. Cảm nhâ ̣n bản thân đươ ̣c yêu, có năng lực, có trách nhiê ̣m, đươ ̣c chấ p nhâ ̣n, có giá tri ̣ và những tư tưởng khác mà mình ta ̣o ra cho chiń h bản thân. Sự tự tin giúp con người có suy nghĩ tích cực, thái độ lạc quan, ý chí kiên định và quyết đoán, có hành vi mạnh mẽ; giúp con người dễ dàng thành công trong cuộc sống. - Dũng cảm làm điều mình muốn Bản thân bạn có thể thoải mái làm những điều mà mình mong muốn, mọi quyết định đều có thể đưa ra nhanh chóng mà không cần phải trưng cầu ý kiến của ai, tự sống cuộc sống riêng của bản thân. 11 - Tự lo lắng cho bản thân Tự lập là không dựa dẫm hay phụ thuộc vào bất cứ ai, bản thân biết tự lo lắng và bươn chải cho cuộc sống của mình, tự động làm tất cả những việc gì mà mình có thể. - Tự đưa ra quyết định Cần tự có quyết định và phải chịu mọi trách nhiệm về quyết định của mình, có thể tham khảo ý kiến của mọi người nhưng nhất thiết không thể ỷ lại vào nó và đón nhận thụ động. - Không ngại thay đổi Sự thay đổi tuy mang lại nhiều thứ tươi mới nhưng cũng giúp bản thân có thể tự lập hơn, tự thay đổi cuộc sống của mình, thay đổi bản thân theo chiều hướng tốt đẹp sẽ làm cho bản thân càng thêm tự tin và không bị cuộc sống vùi dập, đôi khi sự thay đổi lại mang tới nhiều điều thú vị thậm chí là những cơ hội mà bản thân không biết trước được. - Bản lĩnh dám đương đầu với khó khăn, thử thách Khó khăn thử thách luôn hiện diện quanh ta. Vấn đề đặt ra là chúng ta cần phải làm gì để vượt qua được thử thách đó. Nếu không tự mình đương đầu với những thử thách ấy thì làm sao có thể trưởng thành được? Vì thế, để tự lập, để trưởng thành mỗi người luôn phải tự rèn luyện cho bản thân ý chí, nghị lực mạnh mẽ để đương đầu với khó khăn và thử thách. - Kiên trì, nhẫn nại Kiên trì, nhẫn nại không chỉ là kĩ năng, đó còn là thái độ sống, theo đuổi mục đích mà mình đã đề ra. Đó chính là sự nỗ lực, cố gắng không ngừng nghỉ, dù có gian nan thử thách nhưng vẫn nhất quyết làm đến cùng. Lòng kiên trì, nhẫn nại đối với mỗi người là nhân tố để thành công, để đạt được mục đích mà mình đặt ra. - Ý chí, nghị lực phấn đấu vươn lên Ý chí, nghị lực của con người có thể nói là sự quyết tâm, động lực của con người khi biết vượt qua những khó khăn, rào cản trong công việc, trong cuộc sống. Hơn nữa, ý chí, nghị lực còn giúp chúng ta vươn lên, có động lực vượt qua những khó khăn, thử thách mà cuộc sống đem lại. 12 - Chủ động Chủ động là làm điều gì đó mà không cần phải yêu cầu. Chủ động trong công việc luôn giúp bạn kiểm soát tốt tiến trình hoàn thành những kế hoạch của bản thân. - Tự nhận thức Tự nhận thức là khả năng con người hiểu về chính bản thân mình, như cơ thể, tư tưởng, các mối quan hệ xã hội của bản thân; biết nhìn nhận, đánh giá đúng về tiềm năng, tình cảm, sở thích, thói quen, điểm mạnh, điểm yếu,…của bản thân mình; quan tâm và luôn ý thức được mình đang làm gì, kể cả nhận ra lúc bản thân đang cảm thấy căng thẳng. Từ đó có thể đưa ra những quyết định, những sự lựa chọn đúng đắn, phù hợp với khả năng của bản thân, với điều kiện thực tế và yêu cầu xã hội. - Kiểm soát cảm xúc Kiểm soát cảm xúc là khả năng con người nhận thức rõ cảm xúc của mình trong một tình huống nào đó và hiểu được ảnh hưởng của cảm xúc đối với bản thân và đối với người khác thế nào, đồng thời biết cách điều chỉnh và thể hiện cảm xúc một các phù hợp. Một người biết kiểm soát cảm xúc thì sẽ góp phần giảm căng thẳng giúp giao tiếp và thương lượng hiệu quả hơn, giải quyết mâu thuẫn một cách hài hòa và mang tính xây dựng hơn, giúp ra quyết định và giải quyết vấn đề tốt hơn. - Ứng phó với căng thẳng Kĩ năng ứng phó với căng thẳng là khả năng con người bình tĩnh, sẵn sàng đón nhận những tình huống căng thẳng như là một phần tất yếu của cuộc sống, là khả năng nhận biết sự căng thẳng, hiểu được nguyên nhân, hậu quả của căng thẳng, cũng như biết cách suy nghĩ và ứng phó một cách tích cực khi bị căng thẳng. Kĩ năng ứng phó với căng thẳng rất quan trọng, giúp con người: + Biết suy nghĩ và ứng phó một cách tích cực khi căng thẳng. + Duy trì được trạng thái cân bằng, không làm tổn hại sức khỏe thể chất và tinh thần của bản thân. + Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp, không làm ảnh hưởng đến người xung quanh. - Tìm kiếm sự hỗ trợ Trong cuộc sống, nhiều khi chúng ta gặp những vấn đề, tình huống phải cần đến sự hỗ trợ, giúp đỡ của những người khác. Kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ bao gồm các yếu tố sau: 13 + Ý thức được nhu cầu cần giúp đỡ. + Biết xác định được những địa chỉ đáng tin cậy. + Tự tin và biết tìm đến các địa chỉ đó. + Biết bày tỏ nhu cầu cần giúp đỡ một cách phù hợp. Kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ, giúp đỡ giúp chúng ta có thể nhận được những lời khuyên, sự can thiệp cần thiết để tháo gỡ, giải quyết những vấn đề khó khăn, giảm bớt được căng thẳng tâm lý do bị dồn nén cảm xúc. Biết tìm kiếm sự giúp đỡ kịp thời sẽ giúp cá nhân không cảm thấy đơn độc, bi quan, và trong nhiều trường hợp, giúp chúng ta có cái nhìn mới và hướng đi mới. 1.2.3 Khái niệm giáo dục kĩ năng tự lập Tính tự lập được hình thành rất sớm và là một biểu hiện tâm lí có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hình thành các phẩm chất nhân cách của trẻ. Một số dấu hiệu đáng tin cậy của bắt đầu sự hình thành tính tự lập, đó là nhu cầu tự khẳng định mình xuất hiện. Trẻ muốn tự làm một số công việc trong sinh hoạt hằng ngày. Với khả năng tự lập, trẻ biết vị trí của mình trong xã hội, sau đó trẻ mới tìm hiểu mối quan hệ giữa những người xung quanh. Phát triển năng lực thực hiện những nhiệm vụ nhận thức một cách có kế hoạch. Từ những biểu hiện trên của trẻ chúng ta nhận thấy khả năng tự lập có ảnh hưởng mạnh mẽ, trực tiếp đến trí tuệ, xúc cảm của trẻ, xét về tự lập, trong quá trình hoạt động, trẻ tự nhận ra xúc cảm của mình, tự tin vào khả năng tự điều khiển, tự kiểm soát được mình, tự lập quyết định việc hình thành và phát triển trí tuệ xúc cảm của trẻ. Giáo dục tính tự lập cho trẻ ngay từ khi còn bé không những tạo ra cho trẻ khả năng tự lập trong sinh hoạt hằng ngày mà còn là một trong những điều kiện quan trọng để hình thành sự tự tin, năng động, sáng tạo, làm cơ sở hình thành các kĩ năng sống sau này. 1.2.4 Giáo dục kĩ năng tự lập cho học sinh Tiểu học 1.2.4.1 Mục tiêu giáo dục kĩ năng tự lập cho học sinh Tiểu học Giáo dục kĩ năng tự lập cho học sinh Tiểu học để học sinh có khả năng tiếp nhận các kĩ năng sống khác một cách dễ dàng hơn. Các em có tư duy sâu sắc và suy nghĩ đúng đắn về những sự việc, hiện tượng xảy ra xung quanh. Hơn nữa, giáo dục kĩ năng tự lập là trang bị cho học sinh những kiến thức, giá trị, thái độ, kỹ năng phù hợp. Hình thành cho học sinh những hành vi, thói quen lành mạnh, tích cực; loại bỏ những hành vi, thói quen tiêu cực. Học sinh có khả năng ứng phó phù hợp và 14 linh hoạt trong các tình huống của cuộc sống hàng ngày. Tạo cơ hội thuận lợi để học sinh thực hiện tốt quyền, bổn phận của mình và phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức. 1.2.4.2 Tầm quan trọng của việc giáo dục kĩ năng tự lập cho học sinh Tiểu học Khi tham gia vào bất kỳ hoạt động nghề nghiệp nào phục vụ cho cuộc sống đều đòi hỏi chúng ta phải thỏa mãn những kĩ năng tương ứng. Rèn luyện kĩ năng tự lập cho trẻ như bước tạo nên tảng để các em tiếp nhận những kĩ năng khác dễ dàng hơn, nhằm giúp các em vững vàng để ứng xử thân thiện trong mọi tình huống; giáo dục cho học sinh thói quen rèn luyện sức khỏe, ý thức tự bảo vệ bản thân, phòng ngừa tai nạn giao thông, đuối nước và các tệ nạn xã hội. Bậc tiểu học là bậc tạo nền tảng cho học sinh phát triển, vì vậy ngoài việc trang bị cho học sinh vốn kiến thức cơ bản trong học tập, lao động còn phải giáo dục học sinh có kĩ năng tự lập để giúp học sinh nên người, có thêm kinh nghiệm thích ứng với môi trường, xã hội mới. Đồng thời nó định hướng cho học sinh tiểu học rèn luyện hành vi và thói quen ứng xử tốt. Trong sự phát triển nhân cách của học sinh, việc rèn luyện các kĩ năng sống là đảm bảo cho học sinh có được bản lĩnh rõ ràng về nhân cách toàn diện. 1.2.4.3 Các kĩ năng tự lập cần giáo dục học sinh Tiểu học - Sự tự tin: Nhận thức được điểm mạnh của bản thân về ngoại hình, học tập, đạo đức; hài lòng với bản thân; không coi thường và ghét bỏ bản thân; không cảm thấy mình thua kém bạn hoàn toàn; cảm thấy mình có thể thực hiện được những yêu cầu chung của người lớn dành cho lứa tuổi; không e ngại khi tiếp xúc với người lạ và đám đông; trình bày suy nghĩ của mình một cách tự nhiên; tập trung sự chú ý và nhận biết những dấu hiệu quan trọng của những bài học ở trường cũng như ở nhà; biết phản hồi hợp lí khi nghe người khác nói (thầy cô, ông bà, cha mẹ, bạn bè, các em nhỏ…). - Mạnh dạn nói lên ý kiến của mình: Mạnh dạn trình bày suy nghĩ và ý kiến của mình để đóng góp xây dựng tập thể; đề đạt nguyện vọng; phản hồi lại những câu hỏi của giáo viên một cách tích cực; trong hoạt động nhóm, tập thể biết nêu luận điểm của bản thân thuyết phục được mọi người bằng lý lẽ rõ ràng của mình. - Tự quản, tự phục vụ: Có ý thức tự phục vụ; chuẩn bị đủ và biết giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập; tự giác tham gia và chấp hành sự phân công của nhóm, lớp; thực hiện được một số việc phục vụ cho bản thân; thực hiện được một số việc phục vụ cho học tập; chấp hành nội qui lớp học, tự hoàn thành công việc được giao; quần áo, đầu tóc luôn gọn gàng sạch sẽ; biết giữ gìn vệ sinh thân thể, ăn, mặc hợp 15 vệ sinh; biết bố trí thời gian học tập, sinh hoạt ở nhà phù hợp; chuẩn bị tốt đồ dùng học tập khi đến lớp. - Tự đưa ra quyết định, giải quyết vấn đề: Đưa ra những cách sắp xếp mới và những trật tự mới một cách thuyết phục đối với các vấn đề học tập và sinh hoạt; sáng tác những tác phẩm vừa sức và làm sản phẩm đơn giản phục vụ cho nhu cầu bản thân; biết nhiều thông tin về vấn đề hay tình huống phải giải quyết; xác định được bản chất của các vấn đề đơn giản và gần gũi với cuộc sống hàng ngày của các em; biết nhiều cách giải quyết vấn đề; hình dung được kết quả của từng cách giải quyết; biết được suy nghĩ và cảm xúc của bản thân đối với từng cách giải quyết; biết so sánh và chọn cách giải quyết tối ưu khi giải quyết các vấn đề hay tình huống trong học tập và sinh hoạt hàng ngày của bản thân; hành động theo quyết định đã lựa chọn; bước đầu biết chỉ ra bài học kinh nghiệm khi giải quyết vấn đề. - Không ngại thay đổi: Biết thay đổi bản thân phù hợp với hoàn cảnh gia đình, trường lớp; hòa nhập với các bạn khi làm bài tập nhóm; biết đồng ý với những ý kiến hay hơn của mình; sẽ thay đổi nếu được góp ý mà không bảo thủ luôn cho mình là đúng; biết lắng nghe và sửa sai; nếu thấy bản thân không phù hợp để đảm nhận chức vụ nào đó trong lớp hay một công việc được giao thì mạnh dạn đề xuất để thay đổi, để có một nhiệm vụ mới phù hợp hơn. - Dũng cảm đối mặt với khó khăn, thử thách: Vượt lên nghịch cảnh gia đình, vượt qua số phận để phấn đấu học tập; dũng cảm trình bày khó khăn của bản thân để nhận được giúp đỡ thích hợp từ xã hội, nhà trường, thầy cô, bạn bè; trong học tập, dám chọn những bài tập khó, nâng cao để thử sức. - Kiên trì, nhẫn nại: khi gặp bài khó không vội từ bỏ mà nghiên cứu, tìm cách giải phù hợp và không gian lận trong kiểm tra, thi cử; đề ra mục tiêu trong học tập và cố gắng để thực hiện mục tiêu đó; không vì sự phê bình của giáo viên, sự chê cười của bạn bè mà nản lòng. - Ý chí nổ lực phấn đấu vươn lên: Trong học tập, trong cuộc sống luôn cố gắng vượt qua những khó khăn, thử thách, có mục tiêu, ước mơ và nổ lực thực hiện. - Chủ động, tích cực: Hưởng ứng và thấy rõ bổn phận thực hiện những yêu cầu đặt ra trong tình huống học tập; chịu khó suy nghĩ trả lời câu hỏi, chăm chỉ, tự giác thực hiện các hoạt động để có được các tri thức mới, nhận thức mới, kĩ năng mới; quyết tâm hoàn thành công việc của mình, khi có điều kiện thì tương trợ giúp đỡ người khác hoàn thành công việc; tập trung chú ý vào các vấn đề đang học; tự nguyện tham gia xây dựng bài, trả lời các câu hỏi và yêu cầu hoạt động cả thầy; 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất