Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Khoa học xã hội Luận văn sự giao thoa giữa thơ và văn xuôi trong truyện ngắn và tản văn của nguy...

Tài liệu Luận văn sự giao thoa giữa thơ và văn xuôi trong truyện ngắn và tản văn của nguyễn quang thiều

.PDF
119
107
109

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- LÊ THU HÀ SỰ GIAO THOA GIỮA THƠ VÀ VĂN XUÔI TRONG TRUYỆN NGẮN VÀ TẢN VĂN CỦA NGUYỄN QUANG THIỀU LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60 22 34 Người hướng dẫn khoa học: TS. Phạm Xuân Thạch Hà Nội – 2013 MỤC LỤC MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 3 1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................... 3 2. Lịch sử vấn đề ........................................................................................... 4 3. Mục đích, ý nghĩa của đề tài: .................................................................. 12 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:.......................................................... 13 5. Phương pháp nghiên cứu......................................................................... 13 6. Cấu trúc của luận văn .............................................................................. 14 NỘI DUNG................................................................................................. 15 Chương 1: TIỀN ĐỀ LÝ THUYẾT VÀ TIỀN ĐỀ THỰC TIỄN ........ 15 1.1. Tiền đề lý thuyết .............................................................................. 15 1.1.1. Hiện tượng giao thoa thể loại trong văn học ............................. 15 1.1.2 Sự giao thoa giữa thơ và văn xuôi .............................................. 20 1.2. Tiền đề thực tiễn .............................................................................. 26 1.2.1 Sự giao thoa thể loại - một đặc điểm của văn học đương đại ..... 26 1.2.2. Chân dung Nguyễn Quang Thiều trong dòng chảy chung của văn học đương đại. ...................................................................................... 31 Chương 2: SỰ GIAO THOA GIỮA THƠ VÀ VĂN XUÔI TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN QUANG THIỀU ....................................... 36 2.1. Những xúc cảm trữ tình trên trang văn........................................ 36 2.1.1.Chất thơ của cuộc sống thường nhật ........................................... 37 2.1.2.Chất thơ của tâm hồn................................................................... 45 2.1.3.Chất thơ từ bức tranh thiên nhiên ............................................... 49 2.2. Những biểu tượng nghệ thuật đặc sắc........................................... 52 2.2.1. Biểu tượng dòng sông ................................................................. 54 2.2.2 Biểu tượng vầng trăng ................................................................. 64 2.2.3. Trẻ em - biểu tượng về sự sống, sự trong sáng........................... 72 1 2.3. Nghệ thuật tự sự phi cốt truyện ..................................................... 76 2.3.1.Tính chất phi cốt truyện hóa. ....................................................... 76 2.3.2. Tạo dựng tình huống truyện........................................................ 79 Chương 3: SỰ GIAO THOA GIỮA THƠ VÀ VĂN XUÔI TRONG TẢN VĂN NGUYỄN QUANG THIỀU .................................................. 85 3.1. Cái tôi trữ tình ................................................................................. 86 3.1.1. Cái tôi trăn trở về sự suy kiệt của thế gian trong thời đại công nghiệp hóa, đô thị hóa .......................................................................... 88 3.1.2. Cái tôi hồi tưởng nặng lòng với kí ức tuổi thơ ........................... 95 3.2. Giọng điệu trữ tình ......................................................................... 99 3.2.1. Giọng giáo huấn sắc lẹm .......................................................... 100 3.2.2. Giọng trò chuyện tâm tình ........................................................ 102 3.3. Ngôn ngữ giàu hình ảnh, nhịp điệu ............................................. 104 3.3.1. Ngôn ngữ giàu hình ảnh ........................................................... 104 3.3.2. Ngôn ngữ giàu nhịp điệu .......................................................... 107 KẾT LUẬN .............................................................................................. 111 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................... 113 2 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Từ sau Đại hội Đảng lần thứ VI, xã hội Việt Nam có những biến chuyển mạnh mẽ trên nhiều phương diện. Nền kinh tế thị trường, xu thế “toàn cầu hóa” và sự bùng nổ thông tin đã tạo nên diện mạo mới cho một xã hội hiện đại, dân chủ. Cùng với những thay đổi cơ giới là sự chuyển biến sâu xa trong thế giới nội cảm, trong cách nghĩ, lối sống và tư tưởng cá nhân, trong tâm thức văn hóa cộng đồng. Sự rộng mở của một thế giới đa chiều kích còn dẫn đến những biến đổi quan trọng trong thế giới quan, nhân sinh quan của người cầm bút. Văn học giai đoạn này đã trải qua những chấn động mạnh mẽ với những cuộc lột xác trong tư duy và trong cách thức biểu đạt thế giới. Đổi mới, cách tân trở thành khát vọng tự thân thôi thúc người nghệ sĩ tìm tòi, sáng tạo. Không chỉ mở rộng biên độ phản ánh, khám phá hiện thực ở bề sâu, các nhà văn còn nỗ lực phá vỡ các khuôn mẫu nghệ thuật truyền thống. Một trong những nỗ lực ấy là việc xóa nhòa ranh giới loại hình, thể loại. Văn học du nhập vào trong nó cách biểu đạt của các môn nghệ thuật khác như: hội họa, kiến trúc, điện ảnh… nhằm tạo ấn tượng mạnh cho độc giả. Không ít chuẩn mực chặt chẽ của thể loại cũng bị nhiều người viết “ngang nhiên” phá bỏ để tạo dựng một thế giới nghệ thuật mang đậm dấu ấn cá nhân và biểu lộ sức sáng tạo dồi dào của mình. Là một tác giả không thể không nhắc đến của văn học đương đại, Nguyễn Quang Thiều được biết đến như một hiện tượng văn học phức tạp. Gây sóng gió trên thi đàn với tập thơ Sự mất ngủ của lửa xuất bản năm 1992, từ đó đến nay, những thi phẩm của anh luôn được người đọc và giới nghiên cứu, phê bình quan tâm đánh giá rất sôi nổi. Nói đến Nguyễn Quang Thiều người ta vẫn thường nói đến phương diện người viết thơ, gần như bỏ quên phương diện người viết văn xuôi, mặc dù cây bút này đã từng cho ra 3 mắt đến 14 tập văn xuôi gồm đủ các thể loại: Truyện ngắn, tản văn, tiểu thuyết… Và điều đáng nói là, văn xuôi của Nguyễn Quang Thiều cũng thể hiện rất rõ ý thức tìm tòi, đổi mới về mặt thể loại. Chính vì vậy, chúng tôi lựa chọn đề tài Sự giao thoa giữa thơ và văn xuôi trong truyện ngắn và tản văn của Nguyễn Quang Thiều với hy vọng khám phá một cách toàn diện thế giới nghệ thuật mà nhà thơ, nhà văn này đã dày công xây đắp. 2. Lịch sử vấn đề 2.1. Những công trình, bài viết nghiên cứu về sự tương tác giữa các thể loại văn học. Kể từ khi lý luận về thi pháp học thể loại lên ngôi, các công trình nghiên cứu chuyên sâu về các thể loại xuất hiện rất nhiều. Ở mỗi công trình, các nhà nghiên cứu đã lưu ý đến hiện tượng giao thoa, tương tác giữa các thể loại văn học. Tuy nhiên, dường như chưa có công trình cụ thể nào tập trung nghiên cứu một cách sâu sắc vấn đề này. Công trình đầu tiên không thể không nhắc đến, đó là các chuyên luận của M. Bakhtin: Lí luận và thi pháp tiểu thuyết; Những vấn đề thi pháp Đoxtoiepxki. Đặc biệt, ngay từ năm 1941, trong bài viết Tiểu thuyết như một thể loại văn học (in trong chuyên luận Lí luận và thi pháp tiểu thuyết), tuy không dùng đến khái niệm tương tác thể loại nhưng M. Bakhtin đã đưa ra những luận điểm quan trọng về một“cuộc đấu tranh sâu sắc hơn và mang tính lịch sử hơn giữa các thể loại, sự biến thái và phát triển nòng cốt thể loại của văn học” [4]. Ông đề cao vai trò của tiểu thuyết trong việc tác động, khuấy đảo, tạo nên những quan hệ không hài hòa giữa các thể loại: lấn át thể loại này, thu hút thể loại kia vào trong cấu trúc của mình, biện giải lại và sắp xếp trọng tâm cho chúng. Tiểu thuyết xúc tác làm đổi mới tất cả các thể loại khác. Do vậy, vào những thời đại tiểu thuyết thống ngự, tiểu thuyết về nhiều phương diện, đã và đang báo trước sự phát triển của tương 4 lai của toàn bộ văn học. Trong công trình này, M. Bakhtin cũng nêu quan điểm về tính uyển chuyển, linh hoạt, tính vượt rào và tính không quy phạm của thể loại này. Công trình tiếp theo có thể kể tới là Logic học về các thể loại văn học của nhà nghiên cứu người Đức, Kate Hamburger do Vũ Hoàng Địch, Trần Ngọc Vương dịch. Trong tác phẩm lý luận này, Kate Hamburger đã đưa ra một cách phân chia thể loại văn học khác với cách phân chia truyền thống với tiêu chí dựa trên một sự phân biệt các kiểu sử dụng hoặc kiểu chức năng của ngôn ngữ. Theo đó, “việc sử dụng ngôn ngữ về mặt văn học hoặc được dùng để kiến tạo những dạng hiện thực hư cấu hoàn toàn, và một cách rất đặc thù, những nhân vật hoạt động không phải với tư cách là những đối tượng của các lời phát ngôn, mà với tư cách chủ thể được ưu đãi bằng sự tự tại (đó là trường hợp của hư cấu tự sự hoặc kịch), hoặc được dùng để sản sinh ra những lời phát ngôn về hiện thực mà chức năng của chúng không phải để truyền đạt, mà là để kiến tạo một kinh nghiệm từng nếm trải không thể tách rời được với sự phát ngôn của nó, và nguồn gốc của nó về bản chất là không thể xác định được, nghĩa là không thể gắn cho một chủ thể hiện thực (nhà thơ) hoặc hư cấu (một người nói tưởng tượng): đó là trường hợp của thơ trữ tình” [15, tr.11]. Như vậy, hai thể loại thuần túy văn học lớn trong quan niệm của Kate Humburger là hư cấu và thơ trữ tình. Ngoài việc phân biệt rõ sự khác nhau của hai thể loại này, trong phần IV của cuốn sách, tác giả đã phát hiện ra những hình thức đặc biệt hoặc hỗn hợp. Humburger đã chỉ ra trong loại ballade và trong thơ mono dramatique những sự len lỏi có thể gọi là đối xứng của hư cấu trong diện trường của thơ trữ tình. Những luận đề có tính chất cách tân một cách dũng cảm của Kate Humberger trong cuốn sách Logic học về các thể loại văn học đã khiến 5 Gerard Genette phải thốt lên trong Lời tựa cuốn sách, cho rằng công trình là “một trong những tượng đài nổi tiếng của thi học hiện đại, và chắc chắn là một cuốn sách được bình luận rộng rãi nhất và được tranh luận hăng say nhất kể từ khi được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1957” [15, tr.5]. Ở Việt Nam, nghiên cứu văn học hiện đại Việt Nam từ phương diện tương tác, giao thoa thể loại là một hướng nghiên cứu mới, được một số công trình gần đây quan tâm. Công trình Lý luận văn học (Phương Lựu chủ biên, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội, 1997) chương Thể loại của tác phẩm văn học do Trần Đình Sử phụ trách đã cho chúng tôi những tiền đề lý luận cần thiết để định danh được các khái niệm cần thiết. Trần Đình Sử đề cập đến khái niệm thể loại cũng như sự phân loại văn học: Thể loại vừa có những yếu tố ổn định, truyền thống; lại vừa có các yếu tố vận động, đổi mới do sự phát triển văn học và tài năng sáng tạo của nhà văn. Từ đặc trưng ấy, ngay trong việc nghiên cứu thể loại, Trần Đình Sử đã đề xuất những điều kiện cần và đủ của nhà nghiên cứu: Muốn nhận thức đặc điểm của một thể loại có giá trị, người ta vừa phải có tri thức về các qui luật lặp lại của các thể loại, lại vừa biết nhận ra tính độc đáo trong sự vận dụng sáng tạo thể loại của tác giả. Đây là những tiền đề lý luận quan trong trong việc triển khai vấn đề. Muốn nhận thức về sự giao thoa thể loại thì trước hết cần nắm được đặc trưng của từng thể, cũng như từng loại; phải nhận chân cho được cái nòng cốt bất biến của mỗi loại/ thể. Ngoài ra, có ý nghĩa rất lớn đó là bài viết: Đặc điểm của truyện ngắn hiện đại. Trong bài viết này tác giả nêu rõ trong những đặc điểm của truyện ngắn hiện đại có đến hai đặc điểm thể hiện sự thâm nhập của các thể loại vào truyện ngắn: Truyện ngắn hiện đại gần với thơ và truyện ngắn hiện đại gần với kịch. Luôn luôn tồn tại bên cạnh tiểu thuyết và rất khó khu biệt rạch ròi về ranh giới thể loại với tiểu thuyết, đó chính là 6 truyện ngắn. Với quan niệm tương tác thể loại nằm trong chính đặc trưng của loại thể, công trình Truyện ngắn - Lý luận tác gia và tác phẩm của Lê Huy Bắc trong khi đề cập đến Truyện ngắn như một thể loại đã lưu tâm đến những tác phẩm có sự giao thoa của hai thể loại trên. Bài viết cũng đề cập đến sự ảnh hưởng qua lại giữa truyện ngắn và thơ. Đề tài cấp bộ: Sự tương tác của các thể loại trong văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến 1945 do TS.Tôn Thất Dụng chủ nhiệm đề tài là công trình đầu tiên đặt vấn đề diện mạo và đặc điểm văn học một giai đoạn từ hướng nhìn tương tác thể loại. Qua bức tranh sinh động của đời sống tương tác thể loại được chứng minh bằng nhiều cứ liệu tác giả, tác phẩm; các tác giả đề tài giúp chúng ta có cái nhìn khái quát và sâu sắc hơn về diện mạo văn học. Cùng với đề tài của Tôn Thất Dụng, qua bài viết: Sự tương tác giữa các thể loại văn học và thể thơ văn xuôi trong thơ mới 1932 - 1945, Nguyễn Phong Nam đã đi sâu xem xét sự giao thoa thể loại trong một phong trào thơ có nhiều thành tựu. Ở đây, ông đã tập trung phân tích về sự tác động của các thể loại đối với việc hình thành những thể thơ rất đa dạng và đầy sáng tạo trong Thơ mới. Dưới góc độ văn học sử còn có nhiều bài viết, trực tiếp hoặc gián tiếp quan tâm đến vấn đề này. Từ những tiền đề lý luận của M. Bakhtin, Vũ Tuấn Anh lại đi vào:Đời sống thể loại trong quá trình văn học đương đại. Bài viết cung cấp một cái nhìn khái quát về đời sống thể loại trong văn học sau 1975; đặc biệt, Vũ Tuấn Anh luôn lưu tâm đến phương diện giao thoa thể loại. Ông đặc biệt đề cao góc nhìn thể loại. Theo ông, mỗi giai đoạn văn học là 1 chỉnh thể thẩm mĩ thống nhất, trong đó có sự liên kết và tác động lẫn nhau giữa các thể loại. Do vậy mà, cấu trúc thể loại của giai đoạn văn học luôn có những nét khác biệt so với giai đoạn trước và sau nó. Do vậy, Vũ Tuấn Anh đi đến một mệnh đề: Một phương diện quan trọng - nếu 7 không muốn nói là quan trọng hơn cả - để nhận thức một giai đoạn văn học là khảo sát những biến đổi trên mặt bằng thể loại cũng như những biến thái tinh vi bên trong đời sống của mỗi thể loại. Trong tập tiểu luận, phê bình Văn học, thế giới mở, Nguyễn Thành Thi đã dành riêng phần Một góc nhìn văn học quốc ngữ Việt Nam, vận động và tương tác với dung lượng hơn 100 trang để tìm hiểu quá trình tương tác thể loại trong cả tiến trình vận động của văn học quốc ngữ Việt Nam từ cuối thế kỷ XIX đến nay. Từ đó, nhà nghiên cứu đưa ra những phác thảo mang tính “lược đồ”, xem xét, điều chỉnh lại việc phân kỳ văn học quốc ngữ Việt Nam từ góc nhìn thể loại và tương tác thể loại. Trong công trình này, Nguyễn Thành Thi cũng có bài viết bàn về một mối tương tác cụ thể: Mấy ghi nhận về tương tác tiểu thuyết - truyện ngắn và sự biến đổi nòng cốt của hai thể loại này. Hướng nghiên cứu của Nguyễn Thành Thi trong công trình này đã đặt ra nhiều vấn đề lý thú, gợi mở cho luận văn nhiều tiền đề quan trọng. Nhà nghiên cứu Bùi Việt Thắng có nhiều bài viết về truyện ngắn hiện đại, trong cuốn Văn học Việt Nam thế kỷ XX, ông phụ trách phần truyện ngắn. Ở đó, bên cạnh việc trình bày về diễn trình truyện ngắn Việt Nam thế kỷ XX, tác giả có chú ý đến mối giao duyên thể loại. Đó là sự giao duyên giữa tự sự và trữ tình để tạo nên dòng truyện ngắn trữ tình những thập niên đầu thế kỷ, đó còn là sự hội ngộ của truyện và kí để tạo ra thể loại truyện - kí trong văn học 1945 - 1975. Ngoài ra, dấu hiệu của giao thoa thể loại, đặc biệt là giữa thơ và văn xuôi còn được khẳng định rải rác trong nhiều bài viết như: Quan niệm về thể tài truyện ngắn trong văn học Việt Nam sau 1975 của Phùng Ngọc Kiếm, Chất thơ trong ngôn ngữ tiểu thuyết Việt Nam đương đại của Nguyễn Thị Ninh, Thơ văn xuôi và văn xuôi thơ của Rosa Chacel… 8 Bên cạnh các cuốn sách quy tụ, tập hợp nhiều ý kiến là các luận án đi sâu nghiên cứu về sự giao thoa, tương tác thể loại. Tiêu biểu là luận án Sự tương tác thể loại trong văn xuôi Việt Nam từ 1986 đến nay của Trần Viết Thiện. Chọn hai thể loại chủ đạo của văn xuôi Việt Nam từ 1986 đến nay là tiểu thuyết và truyện ngắn, luận án đã cho thấy một bức tranh tương tác, giao thoa thể loại với những chiều, những kiểu, những cấp độ tương tác vừa phong phú vừa độc đáo. Từ đó, tác giả đi đến những khái quát quan trọng về những tín hiệu mới của văn xuôi Việt Nam từ 1986 đến nay. Có thể nói, đây là công trình nghiên cứu trực diện và sâu sắc về vấn đề tương tác thể loại trong văn học hiện đại. Luận án của Nguyễn Thị Bình quan tâm đến: Những đổi mới của văn xuôi nghệ thuật Việt Nam sau 1975 - khảo sát trên nét lớn, trong đó có một nét lớn quan trọng, đó là đổi mới về phương diện thể loại. Luận án: Những đặc điểm của văn xuôi Việt Nam cuối những năm 80 đầu những năm 90 của Hoàng Thị Hồng Hà lại đề cập đến những đặc điểm của văn xuôi, trong đó có: Một quan niệm mới về con người, những đổi mới về ngôn ngữ và giọng điệu. Tác giả cũng cho ta cái nhìn sinh động về diện mạo văn xuôi trong những năm có nhiều đột phá của văn học dân tộc. 2.2. Tình hình nghiên cứu, phê bình tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều. Từ sau khi tập thơ Sự mất ngủ của lửa được Hội nhà văn Việt Nam trao giải thưởng vào năm 1993, tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều được giới phê bình chú ý và trở thành một hiện tượng văn học khá phức tạp. Có thể thấy ba phản ứng khác nhau của người đọc đối với Nguyễn Quang Thiều: Thứ nhất là, khen ngợi và đánh giá cao sự cách tân của Nguyễn Quang Thiều trong sáng tác văn học. Tiêu biểu cho thái độ này là các nhà phê bình như: Nguyễn Đăng Điệp, Phạm Xuân Nguyên, Đông La, Chu Văn 9 Sơn, Đỗ Minh Tuấn… Đỗ Minh Tuấn cho rằng thơ Nguyễn Quang Thiều “phát lộ tâm thức thời đại”. Nguyễn Đăng Điệp khẳng định: “Nguyễn Quang Thiều là một thi sĩ viết thơ đang ở mức thể nghiệm đã để lại dấu ấn của mình trong tiến trình đổi mới thơ ca, góp phần đưa thơ Việt Nam tiến thêm một bước nữa trên con đường hiện đại” [12]. Phạm Xuân Nguyên nhận ra “chất giọng lạ” trong thơ Nguyễn Quang Thiều: “Tôi gọi tập thơ được giải của Thiều là khúc nhạc Thiều cất lên từ đồng quê, vọng lên từ kiếp người với một giọng điệu rất hiện đại” [18]. Ngoài ra, ở Khoa Văn học trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội, có một luận văn thạc sĩ của Lê Thị Bích hợp nghiên cứu về thơ Nguyễn Quang Thiều với đề tài: Tư duy thơ Nguyễn Quang Thiều qua các tập thơ từ 1990 đến 2000. Đây có thể coi là công trình nghiên cứu dài hơi hiếm hoi về tác giả Nguyễn Quang Thiều. Luận văn đã tìm hiểu tư duy thơ Nguyễn Quang Thiều qua sự vận động và phát triển của cái tôi trữ tình, qua hệ thống biểu tượng và ngôn ngữ thơ nhằm tìm ra những sáng tạo nghệ thuật độc đáo, đặc sắc của nhà thơ này. Thứ hai là, phê phán quyết liệt các thi phẩm của Nguyễn Quang Thiều: Trần Mạnh Hảo trong bài viết: Sự mất ngủ của lửa hay bệnh ngủ của thơ đã xem thơ Nguyễn Quang Thiều là “non kém về mặt nghệ thuật”, thơ “tây giả cầy”, “thơ dịch xổi”… Trần Đăng Khoa một mặt thừa nhận “Nguyễn Quang Thiều đã phá bỏ lối đi quen, mở ra con đường mới chưa hề có” [28], mặt khác lại chê thơ Nguyễn Quang Thiều Tây quá “đặc sản của thơ Thiều là cái giọng lơ lớ Tây” [28]. Thứ ba là, những tác giả trẻ chịu ảnh hưởng của thơ Nguyễn Quang Thiều: Trong bài phỏng vấn Vi Thùy Linh mong một bữa tối với Nguyễn Quang Thiều, nói về Nguyễn Quang Thiều, nhà thơ Vi Thùy Linh thừa nhận: “Tôi nghĩ rằng đó là nhà thơ đáng đọc nhất của nền thơ ca đương 10 đại Việt Nam. Ông có từ trường rất mạnh. Tôi không chịu ảnh hưởng của ông nhưng tôi biết có rất nhiều người làm thơ, không chỉ những người mới vào nghề mà kể cả những người kỳ cựu, cũng chịu ảnh hưởng từ ông hay bắt chước ông” [33]. Nhà thơ Dạ Thảo Phương khi trả lời phỏng vấn báo vnexpress.net cũng không ngần ngại cho rằng: “Người có ảnh hưởng mạnh nhất đến ý thức sáng tác của tôi là nhà thơ Nguyễn Quang Thiều”. Về truyện ngắn của Nguyễn Quang Thiều: Có một số bài viết mang tính tổng quát như: Truyện ngắn - Những vấn đề lý thuyết và thực tiễn thể loại. Ở đây, nhà phê bình Bùi Việt Thắng đã nhận định: “Về khía cạnh thi pháp, truyện ngắn 1986 - 2000 đã trở nên phong phú về hình thức, phong cách và bút pháp…Hình thức đa dạng “có truyền kỳ hiện đại “Bến trần gian” (Lưu Sơn Minh), “Hai người đàn bà xóm Trại” (Nguyễn Quang Thiều)”. Trong bài “Những thành tựu của truyện ngắn sau 1975”, PGS.TS Nguyễn Bích Thu cũng khẳng định Nguyễn Quang Thiều cùng với nhiều nhà văn khác như Tạ Duy Anh, Y Ban, Nguyễn Quang Thân, Nguyễn Thị Thu Huệ… đã tạo nên một diện mạo mới cho truyện ngắn thời kì đổi mới. Lê Thị Hường trong bài viết: Các kiểu kết thúc của truyện ngắn hôm nay (Tạp chí văn học, số 4 -1995) cũng đã khảo sát và đánh giá kết thúc của truyện ngắn Mùa hoa cải bên sông của Nguyễn Quang Thiều: “Cách kết thúc của Nguyễn Quang Thiều tiêu biểu cho kiểu kết thúc của truyện ngắn hôm nay và là mô hình kết thúc phổ biến”. Nguyễn Khắc Viện cũng đã đọc và phân tích truyện ngắn Gió dại trong tập truyện Người đàn bà tóc trắng của Nguyễn Quang Thiều và ông nhận định: “Chỉ qua một truyện ngắn mà tác giả đã nêu lên bao nhiêu vấn đề tâm lý đi sâu vào những manh mối thầm kín nhất của tâm tư con người. Nguyễn Quang Thiều quả là nhà tâm lý học xuất sắc” (Báo Văn nghệ). Thể loại tiểu luận và tản văn của Nguyễn 11 Quang Thiều, hiện chưa có công trình nghiên cứu, bài viết nào quan tâm, đề cập đến. Riêng về hướng nghiên cứu giao thoa thể loại trong các sáng tác của Nguyễn Quang Thiều, chúng tôi nhận thấy chưa có công trình khoa học nào đi sâu tìm hiểu. Tuy nhiên, ở bài viết giới thiệu cuốn sách Nguyễn Quang Thiều, tác phẩm chọn lọc, Nguyễn Chí Hoan có một nhận định liên quan khi cho rằng: “Sự truyền cảm đó được tạo lập bằng chất thơ - đặc điểm thứ hai nổi bật ở những câu chuyện này, một đặc điểm khác thường ở chỗ nó nổi trội hơn hẳn chất tự sự của văn truyện kể ở đây” [61, tr. 6]. Có thể thấy, việc nghiên cứu phê bình sự nghiệp văn học của Nguyễn Quang Thiều chủ yếu tập chung vào mảng thơ ca với nhiều ý kiến trái chiều. Những mảng sáng tác khác, đặc biệt là văn xuôi và sự giao thoa giữa các thể loại trong sáng tác của Nguyễn Quang Thiều vẫn còn bỏ ngỏ. Các công trình nghiên cứu dài hơi mang tính chất hàn lâm về tác giả này rất hiếm hoi. Phần lớn bài viết chỉ mang tính chất phê bình, cảm nhận. Vì vậy, trên cơ sở kế thừa những thành tựu đã có về lý luận giao thoa thể loại, luận văn hy vọng sẽ đem đến một cái nhìn mới mẻ, toàn diện về các sáng tác văn xuôi, đặc biệt là truyện ngắn và tản văn của Nguyễn Quang Thiều. 3. Mục đích, ý nghĩa của đề tài: Từ tình hình nghiên cứu đã nêu trên, trong điều kiện tư liệu và khả năng cho phép, chúng tôi xác định mục đích của đề tài là: Tìm hiểu những biểu hiện cụ thể của sự giao thoa thể loại trong thơ và văn xuôi ở những tác phẩm truyện ngắn và tản văn của Nguyễn Quang Thiều ở cả phương diện tiếp cận và chiếm lĩnh hiện thực lẫn hình thức nghệ thuật. Từ đó thấy được ý thức cách tân thể loại và những thành công của cây bút này, góp một tiếng nói khách quan trong việc đánh giá vai trò, vị trí của Nguyễn Quang Thiều trong nền văn chương đương đại. 12 Đạt được những mục đích trên, luận văn sẽ có ý nghĩa như một tư liệu tham khảo để những độc giả quan tâm đến sự nghiệp văn học của Nguyễn Quang Thiều có thể sử dụng để hiểu rõ hơn những nét đặc sắc trong mảng sáng tác văn xuôi của Nguyễn Quang Thiều. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi trong luận văn này là các tác phẩm văn xuôi của Nguyễn Quang Thiều từ 1990 đến nay, giới hạn tác phẩm văn xuôi trong khuôn khổ truyện ngắn và tản văn. Về truyện ngắn, tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều đã được in đi in lại và tuyển chọn trong nhiều tập truyện của các nhà xuất bản. Mới đây, năm 2011, Nhà xuất bản Phụ nữ đã tập hợp phần lớn truyện ngắn của Nguyễn Quang Thiều để in trong cuốn: Nguyễn Quang Thiều, tác phẩm chọn lọc. Luận văn sẽ tập trung tìm hiểu 30 truyện ngắn được chọn lọc trong cuốn sách này, ngoài ra cũng không quên khảo sát thêm một số truyện khác được in trong các tập truyện đã xuất bản trước đây. Về tản văn, các tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều được in rải rác trên các báo, tạp chí điện tử… nhưng vào năm 2012 đã được tuyển in thành cuốn sách mang tiêu đề Có một kẻ rời bỏ thành phố . 28 tản văn trong cuốn này sẽ là cơ sở để luận văn tìm hiểu sự giao thoa giữa thơ và văn xuôi trong tản văn của Nguyễn Quang Thiều. Ngoài ra, bộ phận thơ của Nguyễn Quang Thiều cũng được luận văn xem xét trong thế so sánh với truyện ngắn và tản văn để thấy được sự thống nhất trong nội dung và phong cách của cây bút này. 5. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu thể loại và giao thoa thể loại trong sáng tác của một tác giả văn học, đề tài trước hết ứng dụng phương pháp loại hình nhằm phân loại các loại/ thể làm cơ sở cho việc nhận thức sự giao thoa thể loại. Theo đó, phương pháp loại hình được sử dụng nhằm xác định các yếu tố thuộc về 13 nòng cốt bất biến của các loại/ thể. Ngoài ra, luận văn còn vận dụng lý luận thi pháp thể loại để làm tiền đề tìm hiểu sự giao thoa giữa các thể loại trong sáng tác của Nguyễn Quang Thiều. Các thao tác phân tích tác phẩm, so sánh đối chiếu được luận văn sử dụng để đi sâu tìm hiểu những biểu hiện cụ thể của sự giao thoa thể loại trong các sáng tác của Nguyễn Quang Thiều - một đặc điểm thể hiện rõ sự tìm tòi, nét độc đáo của tác giả này trong dòng chảy xô bồ, phức tạp của văn học hiện đại. 6. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, cấu trúc của luận văn gồm ba chương: - Chương 1: Tiền đề lý thuyết và thực tiễn - Chương 2: Sự giao thoa giữa thơ và văn xuôi trong truyện ngắn của Nguyễn Quang Thiều. - Chương 3: Sự giao thoa giữa thơ và văn xuôi trong tản văn của Nguyễn Quang Thiều. 14 NỘI DUNG Chương 1: TIỀN ĐỀ LÝ THUYẾT VÀ TIỀN ĐỀ THỰC TIỄN 1.1. Tiền đề lý thuyết 1.1.1. Hiện tượng giao thoa thể loại trong văn học  Cơ sở của hiện tượng giao thoa thể loại: Thể loại văn học được hiểu là một hiện tượng loại hình của sáng tác và giao tiếp văn học, hình thành trên cơ sở sự lặp lại có quy luật của các yếu tố tác phẩm. Trong giáo trình Lý luận văn học (Phương Lựu chủ biên), Trần Đình Sử khẳng định: “Thể loại thể hiện một giới hạn tiếp xúc với đời sống, một cách tiếp cận, một góc nhìn, một trường quan sát, một quan niệm đời sống, đồng thời cũng là nguyên tắc xây dựng thế giới nghệ thuật” [34]. Nhiều nhà nghiên cứu cũng thống nhất về khái niệm thể loại như một hình thức chỉnh thể có tính quy luật của loại hình. Sự phân loại văn học là bước đầu tiên để nhận thức các qui luật thể loại. Khi phân chia thể loại (hay thể tài) tác phẩm văn học, người ta thường căn cứ vào ba tiêu chí chủ yếu: 1, tố chất thẩm mĩ chủ đạo; 2, giọng điệu; 3, dung lượng và cấu trúc chung của tác phẩm [54]. Một tổng hòa các tiêu chí như vậy làm nên “nòng cốt” (hay mô hình) thể loại. Các nhà lý luận bậc thầy từ Aristotle cho đến Boileau đều xuất phát từ ba phương thức phản ánh hiện thực mà phân chia toàn bộ tác phẩm văn học thành ba loại: Tự sự, trữ tình, kịch. Trong quá trình phát triển của đời sống văn học nói chung và đời sống cụ thể của văn học Việt Nam nói riêng đã sản sinh ra các “thể” , các “tiểu loại” phong phú mà những cách phân loại trước đó tỏ ra bất cập, thiếu khả năng bao quát. Trong công trình Lý luận văn học, Trần Đình Sử đã khắc phục những nhược điểm trên bằng cách chia một cách qui ước thành năm loại. Ngoài ba loại theo cách “chia ba”, bổ sung vào hai loại mới là: Ký và văn chính luận. Đó là nấc thang đầu tiên để tiến đến việc phân 15 chia thể hoặc thể loại tác phẩm. Các nhà nghiên cứu thống nhất chia loại ra các “thể” và xem “thể” như là một thể loại. Yếu tố ổn định, truyền thống cho ta những tiêu chí để phân biệt cái cốt lõi bất biến của từng loại thể: Tác phẩm trữ tình khác tác phẩm tự sự, tiểu thuyết khác truyện ngắn,... Đó là cơ sở đầu tiên của vấn đề giao thoa. Trên cơ sở tiếp cận vấn đề thể loại như trên, để thống nhất trong cách dùng thuật ngữ, việc gọi tên chính xác và logic các hiện tượng / kiểu / loại / cấp độ giao thoa, chúng tôi nêu lên ở đây một số giới thuyết cụ thể. Luận văn chọn cách phân chia thể loại thành hai cấp độ. Trên bình diện phương thức phản ánh, luân văn sử dụng khái niệm loại/ loại hình. Trên bình diện hình thái tác phẩm, luận văn sử dụng khái niệm loại/ thể; trong đó, khái niệm “thể loại” được dùng phổ biến trong nhiều trường hợp, khái niệm “thể” được dùng trong những trường hợp đề cập đến những tiểu loại cụ thể. Rõ ràng, thể loại có tính “nòng cốt”, vận động theo quy luật nhưng điều chúng ta lưu tâm hơn là “Bản chất của sáng tạo nghệ thuật là tính độc đáo không lặp lại. Sự vận động cuộc sống cũng luôn luôn sản sinh và làm biến động các giới hạn phản ánh, đổi mới các kênh giao tiếp và làm cho chúng tác động vào nhau, đan bện vào nhau trong các tác phẩm nghệ thuật độc đáo” [34]. Trần Đình Sử khẳng định sự phân chia thể loại rõ ràng là “vấn đề có tính thứ hai” , “vấn đề có tính thứ nhất” vẫn là hình thức tồn tại phong phú và độc đáo của chỉnh thể tác phẩm: “nghệ sĩ lớn thường tiếp thu các truyền thống thể loại khác nhau, tạo ra các hình thức thể loại mới”. Nguyễn Thành Thi cũng nói đến cái “nhìn sang”, sự hút hương nhụy một các đầy khôn ngoan trong tính chất của giao thoa thể loại. Do vậy mà, muốn nhận thức đặc điểm của một thể loại có giá trị, người ta vừa phải có tri thức về các quy luật lặp lại của các thể loại, lại vừa phải biết nhận ra tính độc đáo trong sự vận động sáng tạo thể loại của tác giả. Có thể nói, thể loại 16 vừa có các yếu tố ổn định, truyền thống; lại vừa có các yếu tố vận động, đổi mới do sự phát triển văn học và tài năng sáng tạo của nhà văn. Tính hai mặt của một vấn đề nằm sâu trong bản chất thể loại chính là xuất phát điểm của vấn đề tương tác. Thực tế đời sống văn học cho thấy mỗi một “nòng cốt thể loại” tồn tại như những mô chuẩn nghệ thuật ít nhiều mang tính quy ước, chỉ có ý nghĩa tương đối, và luôn có khả năng biến đổi. Vì vậy, nhà văn khi sáng tác một thể loại nào đó, một mặt luôn tôn trọng, tuân thủ những mô chuẩn nghệ thuật quy ước, mặt khác - ít hoặc nhiều luôn có nhu cầu thoát bỏ khỏi những mô chuẩn quy ước ấy, bằng cách “nhìn sang” những thể loại xung quanh, rút tỉa lấy tinh hoa của chúng, tổng hợp khinh nghiệm của hai hay nhiều thể loại, tạo ra những tác phẩm “lệch chuẩn”. Nếu nhà văn thành công, anh ta sẽ có những tác phẩm hay hơn, mới hơn; nếu chưa thành công thì những thử nghiệm như vậy ít ra cũng là một gợi ý, một sự chuẩn bị cho bước chuyển của những tác phẩm sau này. Chẳng hạn, đúc kết từ chính thực tế sáng tác của mình, nhà văn Nguyễn Kiên cho rằng, truyện ngắn trong khi phát triển, đã “nhìn sang” tiểu thuyết, bởi: “ ...Truyện ngắn, trong suốt quá trình phát triển, luôn luôn đứng trước một thách thức: Phải làm sao sức chứa và sức nặng vượt thoát ra ngoài cái khuôn khổ nhỏ bé mà nghệ thuật khuôn nó vào. Lẽ dĩ nhiên truyện ngắn phải tự tìm tòi, đồng thời nó cũng nhìn sang tiểu thuyết, được tiểu thuyết kích thích và dần dần nảy nở một loại truyện ngắn tôi tạm gọi là truyện ngắn - triết lí”. Nhiều nhà văn, nhà nghiên cứu văn học cũng cho rằng một thể loại, trong quá trình hình thành, phát triển có thể tổng hợp vào nó đặc điểm hay ưu thế của một vài thể, loại khác, chẳng hạn: “Kí là sự hợp nhất của truyện và nghiên cứu” và trong kí, “vừa có những yếu tố của truyện, vừa có sự tham gia trực tiếp của tư duy nghiên cứu”, hoặc: “Người viết tiểu thuyết có thể vận 17 dụng nhiều phương thức: tự sự, trữ tình, kịch...”; hoặc: “... ở một khía cạnh nào đó, truyện ngắn gần với thơ. Ở một khía cạnh khác, truyện ngắn gần với kịch...”. Cho nên, việc thoát bỏ mô hình thể loại, mang thêm vào tác phẩm những yếu tố của thể loại khác sẽ góp phần điều chỉnh mô hình, nắn lại nòng cốt thể loại của tác phẩm, tránh được sự xơ cứng, thúc đẩy sự vận động, phát triển của các thể loại văn học. Một cơ sở nữa của vấn đề giao thoa thể loại, đó là bối cảnh thời đại. Mỗi nền văn học, qua những thời đại khác nhau hình thành hệ thống thể loại khác nhau và hệ thống đó cũng biến đổi. Thể loại vừa là “cái trí nhớ siêu cá nhân của nhân loại” nhưng đồng thời lại luôn được tái sinh, đổi mới trong từng giai đoạn phát triển văn học, trong từng thể loại, trong từng tác phẩm cụ thể, cá biệt. Tên gọi thể loại về nguyên tắc chỉ có một nhưng đời sống thể loại thì phong phú, sinh động vô cùng. “Mỗi giai đoạn,mỗi thời kỳ văn học là một chỉnh thể thẩm mỹ thống nhất trong đó có sự liên kết và tác động lẫn nhau giữa các thể loại” [34]. Đặc điểm văn hóa - xã hội, thị hiếu thẩm mỹ, trình độ nhận thức của mỗi thời đại thay đổi sẽ làm thay đổi hệ thống thể loại và hệ quả là, thay đổi quan hệ giao thoa giữa các thể loại trong chỉnh thể ấy. Hiện tượng các thể loại “gần” nhau, “nhìn sang” nhau, “hợp nhất” vào nhau, hay việc nhà văn vận dụng nhiều phương thức trong khi sáng tác một tác phẩm, có thể gọi là giao thoa (hay tương tác) thể loại. Hiểu một cách bao quát hơn, khái niệm giao thoa thể loại là sự thâm nhập, tác động, ảnh hưởng lẫn nhau giữa hai hay nhiều thể loại của một hoặc nhiều hệ thống thể loại khác nhau nhằm tạo nên sự vận động và phát triển của cấu trúc thể loại văn học.  Những biểu hiện của hiện tượng giao thoa thể loại: Giao thoa thể loại là sự thể hiện tập trung những nỗ lực sáng tạo và đổi mới của văn học. Do vậy, đây là hiện tượng hết sức sinh động, đa 18 chiều. Sự giao thoa không chỉ diễn ra trên chiều đồng đại - khép kín trong phạm vi mỗi giai đoạn, mỗi thời kì văn học; mà còn diễn ra trên chiều lịch đại với những dích dắc, quanh co, với những vòng xoáy trôn ốc phức tạp. Xét về cấp độ, sự giao thoa thể loại cũng diễn ra trên nhiều cấp độ: loại/loại, thể/loại, thể/thể, yếu tố/yếu tố,… Giao thoa giữa loại với loại, loại với thể tạo ra những thể loại trung gian, lưỡng hợp, mang đắc điểm “kép” của cả hai phương thức phản ánh đời sống, hai hình thức kĩ thuật, chất liệu phản ánh đời sống vốn rất khác biệt nhau. Ví dụ: Giao thoa giữa loại trữ tình và loại kịch tạo nên kịch thơ; tương tác giữa loại tự sự với loại trữ tình tạo nên truyện thơ (hay thơ - tiểu thuyết, như thể nghiệm của Trần Dần vào đầu những năm 60 của thế kỷ XX); giao thoa giữa thể truyện ngắn và loại trữ tình tạo nên loại hình truyện ngắn đậm chất trữ tình (như những truyện ngắn - trữ tình hóa của Thạch Lam, Hồ Dzếnh, Thanh Tịnh, ... ); giao thoa giữa thể truyện ngắn với loại kịch tạo nên loại hình truyện ngắn giàu kịch tính (như những truyện ngắn - kịch hóa của Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng,... ). Giao thoa giữa thể với thể cũng tạo ra những thể loại trung gian, tổng hợp mang đặc điểm “kép” của hai nòng cốt hay mô hình thể loại. Ví dụ: Tương tác giữa thể truyện ngắn với thể tiểu thuyết tạo nên truyện ngắn tiểu thuyết hóa, truyện ngắn viết dài hoặc tiểu thuyết viết ngắn; giao thoa giữa truyện ngắn với các thể văn học “ngắn”, cực “ngắn” (chỉ gồm 56 chữ, 28 chữ, 20 chữ,... như thơ thất ngôn bát cú, thất ngôn tứ tuyệt, lục ngôn tứ tuyệt, ngũ ngôn tứ tuyệt,...) tạo nên những thể loại “mi-ni” (truyện ngắn “mi-ni”: “truyện cực ngắn” một vài trăm chữ, hay “truyện rất ngắn” chừng trên dưới một ngàn chữ,... ; thơ “mi-ni”: Kiểu thơ “mi-ni” của Trần Dần, hoặc thơ lục bát bốn dòng mà một số người làm thơ hiện đại vẫn thường sử dụng). Giao thoa giữa các yếu tố thuộc nhóm thể loại sáng tác có hư cấu (fiction) như tiểu thuyết, truyện ngắn,... và các yếu tố thuộc nhóm thể loại 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan