Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận văn rèn luyện năng lực đọc hiểu văn bản nghệ thuật cho học sinh lớp 5...

Tài liệu Luận văn rèn luyện năng lực đọc hiểu văn bản nghệ thuật cho học sinh lớp 5

.PDF
122
49
51

Mô tả:

1 Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o Tr­êng §¹i häc s­ ph¹m hµ Néi 2 ----------------------- Ph¹m thÞ huyÒn rÌn luyÖn n¨ng lùc ®äc hiÓu v¨n b¶n nghÖ thuËt cho häc sinh líp 5 LuËn v¨n th¹c sÜ Gi¸o dôc häc Hµ Néi, 2009 2 Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o Tr­êng §¹i häc s­ ph¹m hµ Néi 2 ----------------------- ph¹m thÞ huyÒn rÌn luyÖn n¨ng lùc ®äc hiÓu v¨n b¶n nghÖ thuËt cho häc sinh líp 5 Chuyªn ngµnh: Gi¸o dôc häc (BËc TiÓu häc) M· sè : 60 46 01 Ng­êi h­íng dÉn khoa häc: PGS.TS §ç Huy Quang Hµ Néi, 2009 3 LỜI CẢM ƠN Sau thời gian học tập, tìm hiểu nghiên cứu đề tài, với sự nỗ lực của bản thân và sự giúp đỡ của nhiều người, tôi đã hoàn thành luận văn với đề tài: “Rèn luyện năng lực đọc hiểu văn bản nghệ thuật cho học sinh lớp 5 ”. Cầm cuốn luận văn trên tay, đầu tiên tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Giáo sư, Tiến sỹ Đỗ Huy Quang, người đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn của mình. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Ban giám hiệu trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, các thầy cô giáo trực tiếp giảng dạy chúng tôi, các thầy cô của phòng Sau đại học, cùng giáo viên và học sinh các trường Tiểu học trên địa bàn thị xã Tuyên Quang đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành đề tài nghiên cứu của mình. Cuối cùng tôi xin gửi lòng biết ơn sâu sắc tới bố mẹ tôi, chồng tôi, toàn thể gia đình cùng các anh chị và bạn bè đã động viên, tạo mọi điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn. Bằng tất cả tấm lòng của mình tôi xin chân thành cảm ơn ! Hà Nội ngày 09 tháng 09 năm 2009 Người viết PHẠM THỊ HUYỀN 4 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình nào khác. Tác giả luận văn PHẠM THỊ HUYỀN 5 MỤC LỤC Trang Lời cảm ơn Lời cam đoan Mục lục Danh mục các chữ viết tắt MỞ ĐẦU 6 NỘI DUNG 11 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ ĐỌC HIỂU VĂN BẢN NGHỆ THUẬT Ở TIỂU HỌC 11 1.1. Văn bản nghệ thuật 11 1.2. Đọc văn bản 26 1.3. Đọc hiểu văn bản nghệ thuật ở Tiểu học 33 1.4. Khảo sát thực tiễn dạy học phân môn Tập đọc ở lớp 5 tại một số trường Tiểu học trên địa bàn thị xã Tuyên Quang, tỉnh Tuyên 35 Quang 1.5. Tiểu kết 38 Chương 2: RÈN LUYỆN NĂNG LỰC ĐỌC HIỂU VĂN BẢN NGHỆ THUẬT CHO HỌC SINH LỚP 5 39 2.1. Đọc hiểu nghĩa từ trong văn bản, bài tập giải nghĩa từ 41 2.2. Đọc hiểu các hình ảnh, chi tiết nghệ thuật, biện pháp tu từ 48 2.3. Đọc hiểu nhân vật trong văn bản nghệ thuật ở lớp 5 74 2.4. Đọc hiểu tư tưởng, tình cảm của tác giả 84 2.5. Hiểu hàm ý, ý nghĩa, giá trị của tác phẩm 86 2.6. Tiểu kết 88 Chương 3: THỰC NGHIỆM 89 3.1. Mục đích thực nghiệm 89 6 3.2. Đối tượng và địa bàn thực nghiệm 89 3.3. Cách thức thực nghiệm 89 3.4. Nội dung thực nghiệm 90 3.5. Kết quả thực nghiệm 111 3.6. Nhận xét kết quả thực nghiệm 111 3.7. Tiểu kết 114 KẾT LUẬN 115 TÀI LIỆU THAM KHẢO 117 7 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Từ, cụm từ Viết tắt 1 Giáo viên GV 2 Học sinh HS 3 Tiếng Việt TV 4 Nhà xuất bản Nxb 5 Sách giáo khoa SGK 6 Sách giáo viên SGV 8 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đọc hiểu có vai trò rất quan trọng trong đời sống xã hội. Đọc hiểu là hoạt động để tiếp nhận văn học và rèn kỹ năng vận dụng ngôn ngữ cho HS. Nhưng nếu đọc hiểu văn bản chỉ được bàn luận từ phương diện tầm quan trọng, ý nghĩa và cắt nghĩa thế nào là đọc, thế nào là hiểu, thì chưa đủ. Phải xác định đúng đọc hiểu văn bản là chuyển một công việc vô cùng khó khăn lẽ ra chỉ những nhà nghiên cứu, phê bình văn học, những thầy cô giáo mới có thể biết làm, trở thành công việc mỗi HS đều có thể làm được và làm tốt. Hay nói cách khác, đọc hiểu văn bản phải được nhìn và xử lí từ hoạt động học tập của HS để mỗi HS biết cách tự đọc, tự hiểu văn bản. Vấn đề đọc hiểu từ trước đến nay đã được nhiều tác giả nghiên cứu và nghiên cứu ở những chiều hướng khác nhau. Qua tìm hiểu các tài liệu tôi thấy xung quanh vấn đề đọc hiểu có các hướng nghiên cứu sau: * Hướng thứ nhất: Tập trung nghiên cứu hệ thống dạng bài tập đọc hiểu Ở hướng này, các tác giả Lê Phương Nga và Đặng Kim Nga đã phân tích các dạng bài tập trong SGK TV Tiểu học. Các tác giả đã nêu: “Đọc không chỉ là công việc giải một bộ mã gồm hai phần chữ viết và phát âm, nghĩa là nó không phải chỉ là sự “đánh vần” lên thành tiếng theo đúng các kí hiệu chữ viết mà quan trọng hơn đọc còn là quá trình nhận thức để có khả năng thông hiểu những gì được đọc một cách đầy đủ.” [18, tr.146]. Chỉ khi hiểu sâu sắc thấu đáo các văn bản đã đọc, HS mới có công cụ để lĩnh hội tri thức khi học các môn khác. Nhờ có đọc hiểu mà HS có khả năng tự học, bồi dưỡng kiến thức về cuộc sống từ đó hình thành thói quen có hứng thú đọc sách và tự học thường xuyên. 9 Theo các tác giả đọc hiểu là một quá trình có tính khả phân. Quá trình đọc hiểu gồm các hành động đọc hiểu và tương ứng là các kỹ năng đọc hiểu. Kỹ năng đọc hiểu được hình thành qua việc thực hiện một hệ thống bài tập. Những bài tập này xác định đích của việc đọc, đồng thời cũng là những phương tiện để đạt được sự thông hiểu văn bản của HS. Tác giả đã phân loại các bài tập (bao gồm các câu hỏi) thành ba dạng bài tập sau: Nhóm bài tập có tính nhận diện, tái hiện ngôn ngữ của văn bản. Nhóm bài tập làm rõ nghĩa của ngôn ngữ văn bản. Nhóm bài tập phản hồi. Riêng cuốn “ Cảm thụ văn học tiểu học 5 ” của các tác giả: Tạ Đức Hiền, Nguyễn Trung Kiên, Nguyễn Việt Nga, Phạm Minh Tú, Nguyễn Nhật Hoa có bàn đến hệ thống bài tập đọc hiểu trong SGK TV5. Nhưng các tác giả chỉ quan tâm đến việc nêu đáp án cho các bài tập này để định hướng việc dạy đọc hiểu văn bản. * Hướng thứ hai: Nghiên cứu cách thức tổ chức hoạt động đọc hiểu cho HS trong giờ tập đọc: Ở hướng này, tác giả Lê Phương Nga trong cuốn “Dạy học tập đọc ở Tiểu học” và tác giả Nguyễn Thị Hạnh trong cuốn “Dạy học đọc hiểu ở Tiểu học” chỉ nêu khái quát phương pháp dạy đọc hiểu nói chung cho HS tiểu học trên ngữ liệu của SGK cũ và đã nêu: Quá trình phân tích văn bản trong đọc hiểu diễn ra theo hai cách ngược nhau. Có thể tuỳ từng bài, tuỳ từng lớp mà có các biện pháp khác nhau. - Phân tích đi từ toàn thể đến bộ phận: 10 Ví dụ: Sau khi đọc xong bài, GV hỏi các em: “ Bài viết về cái gì? Nhằm mục đích gì? Những từ, ngữ, câu, chi tiết nào cho em đoán định về điều đó?” - Phân tích đi từ bộ phận đến toàn thể : Ví dụ: Sau khi HS đọc lần lượt các câu hỏi, GV hỏi các em: “ Tên bài gợi cho các em điều gì? Hãy phát hiện từ, câu quan trọng của bài. Từ, câu đó cho em biết điều gì? Đoạn này nói lên điều gì? Cả bài nói về cái gì ?...” Hướng đi của đề tài không lặp lại các cách thức trên mà nghiên cứu các dạng bài tập đọc hiểu, cấu trúc các dạng bài tập, tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn trong quá trình dạy học đọc hiểu, từ đó đưa ra các giải pháp cơ bản và tiến hành dạy thử nghiệm nhằm từng bước rèn luyện và nâng cao năng lực đọc hiểu văn bản nghệ thuật cho HS lớp 5. Qua đó rèn luyện cho HS phương pháp đọc hiểu văn bản, để HS biết cách tự đọc, tự lĩnh hội các văn bản trong cuộc sống. Lớp 5 là lớp học bản lề, là lớp học tổng kết quá trình học tập rèn luyện của HS trong 5 năm Tiểu học và chuẩn bị cho các em đầy đủ điều kiện về kiến thức - kỹ năng để bước vào cấp học cao hơn là Trung học cơ sở và Trung học phổ thông. Chính vì lẽ đó việc cung cấp kiến thức, rèn luyện kỹ năng nói chung và rèn luyện năng lực đọc hiểu văn bản nghệ thuật cho HS lớp 5 nói riêng là yêu cầu hết sức quan trọng trong mục tiêu của đợt thay sách lần này. Tuy nhiên, trên thực tế không chỉ phân môn Tập đọc mà các phân môn khác trong trường Tiểu học, GV chưa thực sự quan tâm, chưa thấy hết tầm quan trọng của đọc hiểu, chưa đầu tư nghiên cứu sâu vào lĩnh vực này để rèn kỹ năng đọc hiểu cho các em. SGK và SGV môn TV ở Tiểu học, nhất là SGK và SGV môn TV5 đã đưa ra nhiều định hướng gợi mở cho GV trong việc hướng dẫn HS đọc hiểu. Nhưng khi giảng dạy cả GV và HS đều lúng túng và gặp nhiều khó khăn, nhất là đọc hiểu văn bản nghệ thuật. Vậy làm thế nào để 11 có thể giúp HS đọc hiểu văn bản nhất là văn bản nghệ thuật ở lớp 5, đó là vấn đề không hề đơn giản. Đối với bản thân tôi, trong quá trình học tập tôi đã suy nghĩ rất nhiều về đề tài này, nhưng thời gian nghiên cứu chưa được là bao. Và khi giảng dạy ở phần này tôi cũng gặp nhiều khó khăn, lúng túng. Vì vậy mà tôi mong muốn được tìm hiểu để trước hết là phục vụ cho việc giảng dạy của mình, sau nữa là góp một phần công sức nho nhỏ để nghiên cứu cách dạy đọc hiểu văn bản nghệ thuật cho HS lớp 5 nói riêng và cho việc đọc hiểu ở Tiểu học nói chung. Chính vì vậy tôi chọn đề tài “Rèn luyện năng lực đọc hiểu văn bản nghệ thuật cho học sinh lớp 5”. 2. Mục đích nghiên cứu - Nhằm góp phần hiện thực hoá định hướng chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong đợt thay SGK Tiểu học lần này về đọc hiểu. - Góp phần nâng cao chất lượng hiệu quả giờ tập đọc ở Tiểu học. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tìm hiểu cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề đọc hiểu văn bản nghệ thuật ở Tiểu học. - Xác định những biện pháp để rèn luyện năng lực đọc hiểu văn bản nghệ thuật cho HS lớp 5. - Dạy thử nghiệm một số bài tập đọc hiểu. - Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy đọc hiểu văn bản nghệ thuật cho HS lớp 5. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu - Hoạt động dạy học đọc hiểu văn bản nghệ thuật trong giờ tập đọc. 12 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Đề tài nghiên cứu thực trạng hoạt động dạy học đọc hiểu các văn bản nghệ thuật trong sách giáo khoa TV5 theo chương trình sau năm 2000, đề ra các biện pháp nhằm rèn luyện năng lực đọc hiểu văn bản nghệ thuật cho HS lớp 5 và tiến hành dạy thử nghiệm ở một số trường Tiểu học trên địa bàn thị xã Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang. 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp tổng hợp lí luận và thực tiễn. - Phương pháp khảo sát, thống kê phân loại. - Phương pháp dạy thực nghiệm. 6. Giả thuyết khoa học Nếu tìm ra được những yếu tố chi phối đến hoạt động đọc hiểu, tìm ra những tiêu chí cơ bản của hoạt động đọc hiểu, xác định rõ những thuận lợi và khó khăn của GV và HS trong hoạt động đọc hiểu, đề xuất những giải pháp cho vấn đề đọc hiểu thì việc dạy đọc hiểu văn bản nghệ thuật cho HS lớp 5 nói riêng và cho HS Tiểu học nói chung theo chương trình SGK mới sẽ được nâng cao. 13 NỘI DUNG Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ ĐỌC HIỂU VĂN BẢN NGHỆ THUẬT Ở TIỂU HỌC 1.1. Văn bản nghệ thuật 1.1.1. Đặc điểm văn bản nghệ thuật Theo SGK Ngữ văn 10, tập 1, văn bản nghệ thuật chính là được định nghĩa như sau: “Văn bản văn học (còn gọi là văn bản nghệ thuật hay văn bản văn chương) là sản phẩm của tiến trình lịch sử” [26, tr. 45]. Có thể hiểu văn bản nghệ thuật theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Theo nghĩa rộng, văn bản nghệ thuật là: “tất cả các văn bản sử dụng ngôn từ một cách nghệ thuật” [26, tr. 45]. Theo nghĩa này thì không chỉ có văn bản thơ, truyện kịch, mà cả các văn bản hịch, cáo, chiếu, biểu, … đều có thể coi là văn bản nghệ thuật. Theo nghĩa hẹp, văn bản nghệ thuật chỉ: “bao gồm các sáng tác có hình tượng nghệ thuật được xây dựng bằng hư cấu (tức là tạo ra những hình tượng bằng tưởng tượng) như sử thi, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch, thơ, phú,…” [26, tr. 45]. Vì văn bản nghệ thuật theo nghĩa hẹp vừa có ngôn từ nghệ thuật vừa có hình tượng nghệ thuật nên trong một mức độ nhất định, nó cũng giúp hiểu ngôn từ của văn bản nghệ thuật theo nghĩa rộng. Muốn đọc hiểu văn bản nghệ thuật không thể không tìm hiểu các đặc điểm của nó. Văn bản nghệ thuật có các đặc điểm chính sau: 1.1.1.1. Đặc điểm về ngôn từ * Ngôn từ văn học có tính nghệ thuật và thẩm mỹ Các yếu tố âm thanh, từ ngữ, kiểu câu,… trong văn bản nghệ thuật đều được lựa chọn, trau chuốt, sắp xếp theo trật tự đặc biệt, nhiều khi khác thường 14 nhằm tạo nên vẻ đẹp và sức hấp dẫn. Chẳng hạn, trong bài ca dao: “Bây giờ mận mới hỏi... Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào”. Cách sử dụng hình ảnh, lời đối đáp, vần nhịp ở đây tạo thành tính nghệ thuật. Vẻ đẹp, sức hấp dẫn của hình tượng làm nên tính thẩm mỹ. * Ngôn từ văn học dùng để sáng tạo hình tượng, tức là nói tới một thế giới tưởng tượng Giá trị của ngôn từ văn học không phải là nói đúng các sự thật cụ thể như một thông tin báo chí mà dựng nên bức tranh của đời sống chân thật sinh động trong trí tưởng tượng của con người. Các nhân vật như Dế Mèn, chị Dậu,… dù có ít nhiều nguyên mẫu của thực tế, nhưng đều là nhân vật hư cấu. Người kể chuyện, nhân vật trữ tình (xưng tôi, xưng anh,…) trong thơ cũng đều không đồng nhất với tác giả ở ngoài đời. Đặc điểm này cho phép văn bản nghệ thuật có thể thoát li các sự thật cụ thể, cá biệt để nói đến các sự thật có tính khái quát của xã hội và con người. * Ngôn từ văn học do yêu cầu sáng tạo hình tượng mà có tính biểu tượng và đa nghĩa Biểu tượng trong văn học là những hình ảnh cụ thể, sinh động, gợi cảm nhưng lại mang ý nghĩa quy ước của nhà văn hoặc của người đọc. Các từ ngữ thông thường như: hoa, cỏ, nắng, gió,… khi đi vào văn bản nghệ thuật đều có thể trở thành biểu tượng nghệ thuật mang nội dung cảm xúc và khái quát. Ví dụ, trong bài Ta đi tới, Tố Hữu viết: “Mẹ ơi lau nước mắt, Làng ta giặc chạy rồi…” 15 Từ “mẹ” là biểu tượng của người mẹ Việt Nam nói chung, “nước mắt” không chỉ là nước mắt mà còn là đau thương, đắng cay, tủi nhục những ngày quê hương bị giặc chiếm đóng. Do tính biểu tượng mà ngôn từ văn học thường có tính đa nghĩa, biểu hiện những ý ngoài lời. Ví dụ như câu kết trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu, có hình ảnh “Đầu súng trăng treo”, hình ảnh đó có thể là biểu tượng về vẻ đẹp của cuộc kháng chiến hoặc biểu tượng của lí tưởng và niềm tin, sự gắn bó của những người đồng chí. 1.1.1.2. Đặc điểm về hình tượng * Hình tượng văn học là thế giới đời sống do ngôn từ gợi lên trong tâm trí người đọc Từng câu, từng chữ của văn bản với các chi tiết về hành vi, lời nói, chân dung của con người, màu sắc của ngoại cảnh cùng với cách bố cục, kết cấu của tác giả,…dần dần gợi ra thế giới của những con người có cuộc sống riêng. Đó chính là hình tượng nghệ thuật. Gọi ra thế giới đó là hình tượng vì tuy cũng sống động, hấp dẫn giống như cuộc sống thật, nhưng nó chỉ tồn tại đối với trí tưởng tượng và trong tưởng tượng. * Hình tượng văn học là một phương tiện giao tiếp đặc biệt Hình tượng văn học không chỉ là thế giới đời sống, mà còn là một thế giới “biết nói”. Thông qua các chi tiết, nhân vật, cảnh vật và quan hệ giữa các nhân vật, nhà văn truyền cho người đọc cách nhìn, cách cảm, cách nghĩ về cuộc đời, gợi lên một cách hiểu, một quan niệm về cuộc sống. Ví dụ, bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương tái hiện tấm lòng người con miền Nam ra thăm lăng Bác, qua các biểu tượng và liên tưởng đối sánh như: hàng tre – hàng tre Việt Nam; mặt trời thiên nhiên – mặt trời trong lăng;… Tác giả đã 16 gửi đến người đọc một thông điệp về tình yêu sâu nặng đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh và lời nguyện ước muốn sống xứng đáng với Người. Nói hình tượng văn học là một phương tiện giao tiếp vì nó vừa biểu hiện một hiện tượng đời sống, vừa hàm chứa các ý nghĩa khái quát do tác giả gửi gắm mà người đọc cần phải “đọc” ra. Vì vậy đọc hiểu văn bản nghệ thuật chính là thực hiện quá trình giao tiếp giữa người đọc và tác giả. 1.1.1.3. Đặc điểm về ý nghĩa * Văn bản nghệ thuật do miêu tả con người, thiên nhiên, sự vật,… mà gợi nhớ đến các hiện tượng của đời sống, khiến người đọc suy nghĩ cảm xúc về chúng Ý nghĩa của văn bản nghệ thuật chính là ý nghĩa của hiện tượng đời sống được nhà văn nắm bắt và gợi lên qua hình tượng. Ý nghĩa đó không trừu tượng, khô khan như ý nghĩa của văn bản khoa học, của bản tin,…Ví dụ: Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du viết: “Cỏ non xanh tận chân trời... bông hoa”. Đâu phải chỉ thông báo cảnh mùa xuân mà còn khiến người đọc rung động với cái đẹp mà tác giả cảm nhận, rung động với thiên nhiên như được tái sinh, tươi trẻ và lòng người cũng như đang được tái sinh. * Ý nghĩa của văn bản nghệ thuật thể hiện qua nhân vật, sự kiện, cảnh vật, chi tiết, qua sự sắp xếp, kết cấu của các bộ phận văn bản và qua cách sử dụng ngôn từ Chẳng hạn, kết thúc có hậu của truyện cổ tích là thể hiện niềm tin và lý tưởng của nhân dân về cái thiện; còn đau thương, chia ly trong truyện thơ thường là cách thể hiện sự tố cáo, lên án cái ác. Phân tích các khía cạnh ấy giúp ta nắm bắt được ý nghĩa phong phú, nhiều mặt của văn bản. 17 * Để phân tích, lí giải, có thể chia ý nghĩa văn bản nghệ thuật thành các lớp như sau: Đề tài là hiện tượng, phạm vi đời sống được thể hiện trong văn bản nghệ thuật, trả lời câu hỏi văn bản viết cái gì? Chủ đề là vấn đề cơ bản được thể hiện xuyên suốt trong văn bản nghệ thuật. Ngoài ra còn có chủ đề phụ, đề tài phụ và các lớp ý nghĩa khác gắn liền với tính chất thẩm mĩ, tư tưởng của văn bản như: cảm hứng, tính chất thẩm mỹ, triết lý nhân sinh,… 1.1.1.4. Đặc điểm về cá tính sáng tạo của nhà văn * Văn bản nghệ thuật nào cũng do tác giả viết ra và ít nhiều đều để lại dấu ấn của người sáng tạo Văn học dân gian tuy không thể hiện cá tính riêng biệt của tác giả như văn học viết, song cũng có thể nhận thấy cách nhìn của người sáng tạo qua lời ăn tiếng nói, có thể phân biệt được đặc điểm riêng trong ca dao của người miền Bắc, miền Trung, miền Nam. Văn bản văn học viết do tác giả là những cá nhân sáng tác nên thường thể hiện được cá tính – những nét riêng có tính cá nhân – của họ. Song chỉ có các tài năng lớn mới tạo ra những nét nghệ thuật độc đáo, có ý nghĩa lớn, thể hiện trong hình tượng, chi tiết, cách nhìn, giọng điệu. * Đặc điểm về cá tính sáng tạo của tác giả làm cho các văn bản nghệ thuật phong phú, mới mẻ, không lặp lại Văn học không chấp nhận sự rập khuôn, sáo mòn, thiếu cá tính sáng tạo. Mỗi văn bản nghệ thuật có cá tính sáng tạo là một tiếng nói riêng mới lạ, thỏa mãn nhu cầu thưởng thức đa dạng của người đọc. 18 1.1.2. Cấu trúc của văn bản nghệ thuật Cấu trúc của văn bản nghệ thuật mang nhiều tầng nghĩa, ta cần tìm hiểu để có thể tiếp nhận được cái hay, cái đẹp của nó. Một văn bản nghệ thuật thường có các tầng nghĩa sau: 1.1.2.1. Tầng ngôn từ - từ ngữ âm đến ngữ nghĩa Đọc văn bản cần phải hiểu rõ ngữ nghĩa của từ, từ nghĩa tường minh đến hàm nghĩa, từ nghĩa đen đến nghĩa bóng (ví dụ: con chó sói, lòng lang dạ sói, mùa xuân, tuổi xuân,…). Cùng với ngữ nghĩa phải chú ý tới ngữ âm, ví dụ các từ láy liên tiếp: loắt choắt, xinh xinh, thoăn thoắt, nghênh nghênh miêu tả chú bé Lượm trong bài thơ Lượm của Tố Hữu, gợi lên cái gì đó nhanh nhẹn, tươi trẻ. Tầng ngôn từ là chìa khóa đầu tiên đi vào khám phá chiều sâu của văn bản. 1.1.2.2. Tầng hình tượng Hình tượng được sáng tạo trong văn bản nhờ những chi tiết, cốt truyện, nhân vật, hoàn cảnh,…(tùy theo quy mô văn bản và tùy thể loại ) mà có sự khác nhau. Ví dụ như bốn câu ca dao về hoa sen: “Trong đầm gì đẹp bằng sen… Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn” Tác giả dùng hình tượng, màu sắc, hương vị để nói lên ý của mình. Câu 2 và câu 3 tưởng như trùng lặp, nhưng đó là sự quan sát từ ngoài vào trong (lá xanh, bông trắng, nhị vàng) và quan sát từ trong ra ngoài (nhị vàng, bông trắng, lá xanh), nhờ đó mà câu kết càng có sức nặng. Từ hình tượng hoa sen, ta suy ra hàm nghĩa của bài. 1.1.2.3. Tầng hàm nghĩa Khi đọc một tác phẩm văn học, chúng ta sẽ đi từ tầng ngôn từ đến tầng hình tượng và dần dần tìm ra tầng hàm nghĩa (ý nghĩa ẩn kín, ý nghĩa tiềm 19 tàng) của văn bản. Có tìm ra hàm nghĩa ta mới hiểu được những điều nhà văn muốn tâm sự, những thể nghiệm về cuộc sống, những quan niệm về đạo đức xã hội, những hoài bão… Đó là những “tấc lòng” mà nhà văn muốn kí thác cho đời. Ví dụ bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen, không chỉ nói về hoa sen mà từ hình tượng hoa sen đẹp và thơm giữa bùn lầy, người nghệ sỹ dân gian còn ca ngợi chí khí giữ vững sự trong sạch của con người. Con người có bản lĩnh thì luôn giữ vững được phẩm chất của mình trong môi trường không thuận lợi. Để đi sâu vào hàm nghĩa của văn bản nghệ thuật, chúng ta cần đi qua các lớp: Đề tài, chủ đề, tư tưởng, cảm hứng chủ đạo,… 1.1.3. Vấn đề thể loại và phương thức biểu đạt trong văn bản nghệ thuật 1.1.3.1. Vấn đề thể loại * Khái niệm thể loại Theo Từ điển tiếng Việt của nhà xuất bản Đà Nẵng, thể loại là: “Hình thức sáng tác văn học nghệ thuật, phân chia theo phương thức phản ánh hiện thực, vận dụng ngôn ngữ, phong cách thể hiện” [22, tr. 1159]. Thực chất “thể loại” không phải là một khái niệm mà là cách gọi gộp của hai khái niệm khác nhau “loại” và “thể” (hoặc loại hình văn học và thể tài văn học) “loại (loại hình) là phương thức tồn tại chung” [16, tr. 133], là phương thức mà người nghệ sỹ sử dụng để sáng tạo nên hình tượng nghệ thuật của tác phẩm. Loại hình mang tính quy luật nên có tính bền vững và phổ biến. Loại hình bao gồm ba loại: trữ tình, tự sự và kịch. 20 “thể (thể tài) là sự hiện thực hóa của loại” [16, tr. 133], là hình thức tổ chức ngôn ngữ của tác phẩm. “thể” không có tính bền vững mà luôn biến đổi, bên cạnh những thể truyền thống còn có những thể mới. Xét về mặt số lượng thì “thể” nhiều hơn “loại”, nhưng về phương diện nội dung thì khái niệm thể tài lại nằm trong loại hình, tức là một loại bao gồm nhiều thể tài khác nhau. Như vậy thể loại văn học trong bản chất phản ánh những khuynh hướng phát triển bền vững, vĩnh hằng của văn học, và các thể loại tồn tại để giữ gìn đổi mới thường xuyên các khuynh hướng ấy. Do đó thể loại văn học luôn vừa cũ vừa mới, vừa biến đổi, vừa ổn định. * Phân loại Vấn đề phân chia loại thể trong lịch sử tồn tại rất nhiều cách phân chia khác nhau. Dựa vào tiêu chí phương thức phản ánh và biểu hiện chủ đạo của hình tượng tác phẩm ta có 3 loại sau: Tự sự, trữ tình và kịch. Cách phân chia này đã được đưa ra từ rất sớm trong lí luận nghệ thuật của thời kỳ cổ đại mà người đầu tiên đặt vấn đề là Arixtôt (384 – 322 TCN), mà đến nay vẫn còn nguyên ý nghĩa khoa học đúng đắn. * Mối quan hệ và tác động qua lại giữa các thể loại Cách phân chia thể loại văn học như trên chỉ là trên lý luận và mang tính chất tương đối. Trên thực tế cụ thể sinh động của các tác phẩm, các loại tự sự trữ tình và kịch thường thâm nhập vào nhau, kết hợp với nhau đảm bảo những khả năng vô tận trong việc mô tả hiện thực cuộc sống, bộc lộ nội tâm con người, là cơ sở để nảy sinh nhiều thể tài văn học khác nhau. Thông thường trong một tác phẩm tự sự có bao hàm những yếu tố trữ tình và ngược lại trong tác phẩm trữ tình vẫn có yếu tố tự sự, còn trong kịch thì thường kết hợp cả hai.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng