Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận văn quản trị kinh doanh nâng cao hiệu quả kinh doanh than tại công ty tuyển...

Tài liệu Luận văn quản trị kinh doanh nâng cao hiệu quả kinh doanh than tại công ty tuyển than cửa ông

.DOC
67
150
84

Mô tả:

LỜI NÓI ĐẦU Từ sau những năm bao cấp, bước sang nền kinh tế thị trường, Việt Nam đang vươn mình trở thành một con rồng Châu á. Trong thành công đú cú sự đóng góp không nhỏ của bộ phận doanh nghiệp nhà nước. Một bộ phận chiếm đa số trong số các doanh nghiệp đang kinh doanh buôn bán trên lãnh thổ Việt Nam. Trong cơ chế mới các doanh nghiệp được bình đẳng, có một sân chơi lành mạnh. Và chính trong sân chơi này các doanh nghiệp không ngừng tự khẳng định mình. Mà tiêu chí để đánh giá thành công của mỗi doanh nghiệp đú chớnh là lợi nhuận hay nói rộng hơn đó là hiệu quả kinh doanh. Xét thực tế trong các doanh nghiệp Việt Nam việc đánh giá một cách chính xác hiệu quả sản xuất kinh doanh hiện nay còn nhiều điều đáng lo ngại. Bên cạnh một số doanh nghiệp dám nhìn thẳng vào sự thật và vượt qua chính mình để trở thành một doanh nghiệp vững mạnh cũng còn không ít doanh nghiệp chạy theo chỉ tiêu kế hoạch xa rời thực tế, để rồi lâm vào tình trạng trì trệ, đời sống công nhân viên khó khăn, nợ ngân sách nhà nước, không bảo toàn được số vốn đã cấp. Là một sinh viên thực tập tại công ty tuyển than Cửa Ông một doanh nghiệp nhà nước .Với mong muún đóng góp ý kiến nhỏ bé của mình về vấn đề nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh ở một doanh nghiệp nhà nước, và sự chỉ bảo tận tình của thầy Cấn Anh Tuấn cộng với sự giúp đỡ cuả cỏc cụ chỳ nơi thực tập. Em đã mạnh dạn nghiên cứu đề tài “Nâng cao hiệu quả kinh doanh than tại công ty Tuyển than Cửa Ông” 1. Lý do lựa chọn đề tài. Một doanh nghiệp muốn đạt hiệu quả cao, doanh nghiệp đó phải có cách sử dụng nguồn lực một cách có hiệu quả, phải có biện pháp nâng cao năng suất lao động, năng suất các yếu tố sản. Và đặc biệt còn phải biết chăm lo đến đời sống cán bộ công nhân viên và nộp ngân sách nhà nước. Muốn làm được điều như vậy doanh nghiệp phải cú cỏch đánh giá chính xác hiệu quả kinh doanh, đề ra những biờn phỏp hữu hiệu để cải tiến đổi mới. Qua nghiên cứu tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, em nhận thấy trong quá trình sản xuất của công ty cũn một số vấn đề tồn tại, gõy thiệt hại về mặt kinh tế và làm ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty như vấn đề về sử dụng các nguồn lực vào sảm xuất( quản lý, lao động, nguyên liệu…). do vậy với sự giúp đỡ của thầy Cấn Anh Tuấn và cô chú nơi thực tập, em đã mạnh dạn đi sõu nghiện cứu đề tài: “Nâng cao hiệu quả kinh doanh than tại công ty Tuyển than Cửa Ông” 2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài. Trong điều kiện sản xuất kinh doanh theo cơ chế thị trường, để tồn tại và phát triển đòi hỏi các doanh nghiệp kinh doanh phải có lãi. Để đạt được kết quả cao nhất trong sản xuất và kinh doanh, các doanh nghiệp phải xác định mục tiêu và phương hướng đầu tư, biện pháp về sử dụng các điều kiện sẵn có về nguồn nhân tài, vật lực. Qua nghiên cứu đánh giá các chỉ tiêu về sản lượng, doanh thu, lợi nhuận đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất. 3. Phương pháp nghiên cứu. Sau khi xác định các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh người ta dùng phương pháp so sánh để đánh giá hiệu quả kinh doanh, so sánh các chỉ tiêu hoạt động kinh doanh kỳ phân tích với kỳ trước (kỳ kế hoạch) hoặc chỉ tiêu của các doanh nghiệp trong ngành. Nội dung của phương pháp so sánh: Là phương pháp phân tích bằng con số về một chỉ tiêu nào đó giữa các thời kỳ với nhau, hoặc giữa các doanh nghiệp, đơn vị sản xuất, để đánh giá kết quả, xác định vị trí, xu hướng biến động của chỉ tiêu cần phân tích đánh giá. Để sử dụng phương pháp so sánh thì hai chỉ tiêu so sánh với nhau cần thống nhất với nhau: + Đảm bảo thống nhất về nội dung kinh tế của chỉ tiêu. + Đảm bảo thống nhất về phương pháp tớnh cỏc chỉ tiêu. Trong kinh doanh, các chỉ tiêu có thể tính toán bằng những phương pháp khác nhau. Khi so sánh cần tính toán các chỉ tiêu theo phương pháp thống nhất. + Đảm bảo thống nhất đơn vị tính toán các chỉ tiêu cả về số lượng, thời gian giá trị. 4.1. Phương pháp so sánh tuyệt đối Phương pháp này cho biết được khối lượng, quy mô đạt tăng giảm của các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp so với các doanh nghiệp khác hoặc giữa các thời kỳ của doanh nghiệp Mức tăng giảm tuyệt = Trị số của chỉ tiêu kỳ - Trị số của chỉ tiêu đối của chỉ tiêu phân tích kỳ gốc Mức tăng giảm trên chỉ phản ánh về mặt lượng thực chất việc tăng giảm trên không nói lên là có hiệu quả tiết kiệm, hay lãng phí. Nó thường được dựng kốm cỏc phương pháp khác khi đánh giá hiệu quả giữa các kỳ. 4.2. Phương pháp so sánh tương đối Phương pháp cho biết kết cấu, quan hệ, tốc độ phát triển và mức độ phổ biến của chỉ tiêu * Dạng đơn giản : Tỷ lệ so sánh = Gi G0 * 100 Trong đó : Gi : Là trị số chỉ tiêu kỳ phân tích G0 : Là trị số chỉ tiêu kỳ gốc * Dạng có liên hệ : Tỷ lệ so sánh = Gi G0 * GI/i / GI/0 * 100 * Dạng kết hợp : Mức tăng giảm tương đối = GI – G0 * (GI/i/GI/0) Gi : Trị số chỉ tiêu kỳ phân tích G0 : Trị số chỉ tiêu kỳ gốc GI/i : Trị số chỉ tiêu cần liên hệ kỳ phân tích GI/0 : Trị số chỉ tiêu cần liên hệ kỳ gốc 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu là kết quả kinh doanh như doanh thu, lợi nhuận, của công ty Tuyển than Cửa Ông. phạm vi nghiên cứu: kết quả kinh doanh của công ty tuyển than Cửa Ông trong 3 năm 2004-2006. 5. Nội dung nghiên cứu đề tài. Chương I: lý luận cơ bản về hiệu qủa sản xuất kinh doanh Và giới thiệu khái quát về công ty. Chương II: thực trạng sản xuất kinh doanh và đánh giá hiệu quả kinh doanh của công ty tuyển than cửa ông. ChươngIII: mục tiêu, phương hướng và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian tới. CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY. I./KHÁI NIỆM VỀ SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH 1.1 Hiệu quả kinh doanh. Theo nghĩa tổng quát ta có khái niệm hiệu quả kinh doanh như sau : “Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế biểu hiện tập trung của sự phát triển kinh tế theo chiờự sõu phản ánh trình độ khai thác nguồn lực của doanh nghiệp trong quá trình tái sản xuất nhằm thực hiện mục tiêu kinh doanh”. Về mặt định lượng, hiệu quả kinh doanh thể hiện mối tương quan giữa kết quả thu được và chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để thực hiện được kết quả đó theo hướng tăng thu giảm chi. Điều đó có nghĩa là tiết kiệm tối đa chi phí sản xuất kinh doanh mà thực chất là tiết kiệm lao động hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm có ích. Theo mục đích cuối cùng thì hiệu quả sản xuất kinh doanh đồng nghĩa với phạm trù lợi nhuận. Chênh lệch giữa kết quả thu được và chi phí bỏ ra càng lớn bao nhiêu thì lợi nhuận doanh nghiệp thu về càng nhiều bấy nhiêu và ngược lại. Về mặt định tính, hiệu quả kinh doanh thể hiện trình độ, khả năng tổ chức sản xuất và quản lý của doanh nghiệp. Nếu tổ chức sản xuất tốt và khả năng quản lý cao thì doanh nghiệp có thể đảm bảo mua được các yếu tố đầu vào đủ về số lượng, chất lượng tốt đúng thời gian với giá cả hợp lý. Đồng thời, doanh nghiệp có thể sản xuất sản phẩm có chất lượng cao với giá thành rẻ và đưa sản phẩm ra tiêu thụ trên thị trường một cách nhanh nhất với chi phí thấp nhất. Do đó, doanh nghiệp có thể đạt được mức doanh thu lớn nhất với chi phí thấp và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sẽ đạt hiệu qủa cao nhất. Khi đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phải gắn liền với việc thực hiện các mục tiêu mà doanh nghiệp đã đề ra. Trước mỗi việc kinh doanh các doanh nghiệp đều phải đặt ra cho mỡnh cỏc mục tiêu kinh doanh trong thời gian trước mắt và lâu dài, từ đó lập ra các chiến lược, kế hoạch để thực hiện các mục tiêu đó. Không thể nói doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả khi doanh nghiệp không thực hiện được các mục tiêu đã đề ra. Do vậy, việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh đòi hỏi doanh nghiệp phải xác định cho mình một hệ thống các mục tiêu trong ngắn và dài hạn phù hợp với tình hình của doanh nghiệp. 1.2. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là hoạt động quan trọng đối với mỗi một doanh nghiệp. Nó đảm bảo khả năng thu hồi vốn kinh doanh, đảm bảo cho doanh nghiệp chi trả chi phí bỏ ra trong quá trinh kinh doanh. Chỉ có năng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh doanh nghiệp mới có điều kiện mở rộng sản xuất và phát triển kinh doanh trên thị trường. Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh thúc đẩy doanh nghiệp sản xuất. Thúc đẩy việc áp dụng tiến bộ khoa học, kĩ thuật, công nghệ trong sản xuất với giá cả thích hợp. Bởi muốn nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh doanh nghiệp phải áp dụng những máy móc thiết bị tiên tiến sao cho đạt hiệu quả cao nhất và giảm chi phí sản xuất. Mặt khác việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất sẽ nâng cao chất lượng sản phẩm. Điều này làm cho doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường, thu hút được khách hàng và tăng độ tin cậy của khách hàng đối với sản phẩm. Giúp doanh nghiệp tăng doanh thu, đứng vững và mở rộng thị phần trên thị trường trong nước cũng như quốc tế. Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cũn giỳp doanh nghiệp bảo toàn và phát triển vốn kinh doanh cho doanh nghiệp. II. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP VÀ HỆ THỐNG CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ. 1. Các nhân tố ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh của doanh nghiệp 1.1. Các yếu tố chủ quan - Nhiệm vụ kinh doanh của doanh nghiệp: trong mỗi giai đoan khác nhau, mỗi doanh nghiệp phải đặt ra cho mình những nhiệm vụ khác nhau nhằm thích nghi với môi trường kinh doanh. - Nguồn vốn và trình độ sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp: Vốn là điều kiện thiết yếu cho hoạt động kinh doanh. Lượng vốn hiện và có thể huy động chi phối trực tiếp khả năng mở rộng kinh doanh và nâng cao kết quả kinh doanh của doanh nghiệp: Lượng vốn càng lớn, khả năng nâng cao kết quả kinh doanh càng lớn và ngược lại. Mặt khác việc sử dụng vốn sao cho có hiệu quả cũng là vấn đề quan trọng đặt ra cho các doanh nghiệp nước ta hiện nay. - Trình độ khoa học công nghệ của doanh nghiệp: năng lực sản xuất của doanh nghiệp được biểu hiện bằng khối lượng và chất lượng sản phẩm mà doanh nghiệp có thể đáp ứng được, để cung cấp được trên thị trường trong từng thời kỳ nhất định. Kết quả và hiệu quả sản xuất phần lớn phụ thuộc vào trỡnh độ công nghệ, nó quyết định năng suất lao động của doanh nghiệp. - Số lượng và chất lượng đội ngũ lao động: Lao động là một yếu tố có ảnh hưởng lớn nhất đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Việc phân phối, tuyển chọn lao động và thu nhập đúng với khả năng, năng lực cống hiến của họ trong quá trình kinh doanh sẽ tạo động lực thúc đẩy người lao động tự nâng cao trình độ và năng lực để tiến hành công việc có chất lượng và hiệu quả công việc ngày càng cao. - Trình độ tổ chức điều hành của doanh nghiệp: trình độ tổ chức, quản lý tổ chức điều hành của doanh nghiệp là nhân tố quan trọng quyết định sự thành bại của doanh nghiệp. Trình độ tổ chức hoạt động quản lý doanh nghiệp thể hiện ở việc lựa chọn xõy dựng phương án kinh doanh tối ưu nhất, sử dụng tốt nhất các nguồn lực sẵn có để tối đa hoá lợi nhuận. 1.2. Yếu tố khách quan -Nhu cầu thị trường: nhu cầu sản phẩm của người tiêu dùng không ngừng phát triển về số lượng, chủng loại, trình độ kỹ thuật, thời điểm cung cấp, gớa cả và người cung cấp luôn tìm mọi cách đáp ứng nhu cầu đó. Doanh nghiệp phải nhanh nhạy trong việc nắm bắt sự thay đổi của nhu cầu thị trường. Việc đáp ứng tốt nhu cầu thị trường sẽ giúp doanh nghiệp tăng doanh số tiêu thụ, mở rộng thị phần. - Môi trường kinh tế: Một quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định, đời sống của dân cư không ngừng được nâng cao, các doanh nghiệp ở đó sẽ có điều kiện môi trường thuận lợi cho mở rộng đầu tư, nâng cao kết quả kinh doanh của mình. Sự phát triển của cơ sở hạ tầng (giao thông vận tải, thông tin liên lạc, mạng lưới cung ứng điện, nước) là điều kiện thiết yếu để phát triển kinh doanh của doanh nghiệp. Cơ sở hạ tầng được chú trọng đầu tư cải tạo, nâng cấp và phát triển ngày càng đồng bộ và hiện đại sẽ tạo ra nền tảng quan trọng cho sự phát triển và mở rộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Mối tương quan cung cầu của hàng hoỏ trờn thị trường. Khi cung < cầu, doanh nghiệp có điều kiện thuận lợi nâng cao kết quả kinh doanh và ngược lại. Số lượng đối thủ cạnh tranh và thế lực của các đối thủ cạnh tranh là yếu tố mà doanh nghiệp cần tính đến khi mở rộng quy mô, nâng cao kết quả kinh doanh của mình. - Môi trường pháp lý và các chính sách kinh tế của nhà nứơc: trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần thì nhà nước là người hướng dẫn kiểm soát và điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. - Sự biến động tình hình kinh tế – xã hội quốc tế: Sự biến động của tình hình thế giới là tổng hợp các yếu tố chính trị kinh tế văn hoá và các nhân tố khác có ảnh hưởng tới tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp có quan hệ kinh tế với nước ngoài. - Môi trường tự nhiên: là nhõn tố không chỉ tác động nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh mà cũn tỏc động đến các mặt khác trong hoạt động sản xuất kinh doanh như: giao dịch, vận chuyển, sản xuất… các nhân tố này tác động đến hiệu quả kinh doanh thụngqua sự tác động lên chi phí tương ứng. 2. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh. 2.1. Các chỉ tiêu thể hiện mức độ thực hiện nhiệm vụ kế hoạch của doanh nghiệp * Tỷ lệ % hoàn thành kế hoạch doanh thu(Kdt) Kdt = DTt * 100 DTk - DTt: doanh thu tiêu thụ thực tế. - DTk: d.thu tiêu thụ kế hoạch của sản phẩm. Chỉ tiêu này phản ánh trực tiếp kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này cho biết so với doanh thu dự tính thì thực hiện thực tế đạt bao nhiêu %. Nếu tỷ lệ tính ra ≥ 100%, chứng tỏ doanh nghiệp hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra; ngược lại nếu tính tỷ lệ này ≤ 100% chứng tỏ doanh nghiệp không hoàn thành kế hoạch về doanh thu tiêu thụ đề ra. * Tỷ lệ thực hiện kế hoạch sản lượng sản phẩm Khv = Qt Qk - Khv : Tỷ lệ thực hiện kế hoạch sản lượng - Qt: Mức thực hiện thực tế sản phẩm - Qk: Mức kế hoạch sản phẩm Chỉ tiêu này thể hiện mức độ thực hiện kế hoạch sản lượng tính bằng đơn vị hiện vật của doanh nghiệp. * Tỷ lệ thực hiện nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp Ktc = T To - Ktc: Là tỷ lệ thực hiện nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp với Nhà nước. - T và To là khoản đã nộp thực tế và theo kế hoạch. Mức phải nộp theo kế hoạch được tính toán theo nhiệm vụ sản xuất kinh doanh kế hoạch của doanh nghiệp, mức nộp thực tế phụ thuộc vào kết quả và hiệu quả hoạt động thực tế của doanh nghiệp. Xem xét chỉ tiêu này cho thấy được sự nỗ lực của doanh nghiệp trong việc thực hiện nghĩa vụ đó đóng góp vào ngân sách nhà nước để thực hiện yêu cầu chi tiêu của toàn xã hội.  Tỷ lệ thực hiện nhiệm vụ kế hoạch bảo đảm thu nhập của người lao động trong doanh nghiệp.  L Lo - Ktl là tỷ lệ thực hiện nhiệm vụ thu nhập cho người lao động. Ktl = - L và Lo là mức thu nhập bình quân thực tế và theo kế hoạch của người lao động trong doanh nghiệp. Việc đánh giá qua chỉ tiêu này có thể cho thấy kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, sự nỗ lực của mỗi người trong hoạt động chung, trách nhiệm của người lãnh đạo với việc bảo đảm thu nhập của người lao động, sự gắn bó của người lao động với doanh nghiệp. 2.2. Nhóm chỉ tiêu hiệu quả tổng hợp Nhóm chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả kinh doanh của toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. *Lợi nhuận ròng Lợi nhuận được tạo ra khi số tiền thu về trong kinh doanh lớn hơn so với tiền chi phí bỏ ra để có được doanh thu trên. Như vậy lợi nhuận là phần chênh lệch giữa thu và chi của doanh nghiệp từ các hoạt động kinh doanh. Lợi nhuận ròng = (số tiền bán ra – số tiền chi phí bỏ vào) * Chi tiêu lợi nhuận ròng theo doanh thu thuần Tỷ suất lợi nhuận ròng theo doanh thu Tổng lợi nhuận Tổng doanh thu = thuần Chỉ tiêu này cho biết hiệu quả của doanh nghiệp đã tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận từ một đồng doanh thu bán hàng. * Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận ròng theo vốn chủ sở hữu Tỷ suất lợi nhuận ròng Lợi nhuận ròng Vốn chủ sở hữu Theo vốn chủ sở hữu Một đồng vốn chủ sở hữu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận, chỉ số này = phải đạt mức sao cho doanh lợi trên vốn chỉ đạt cao hơn tỷ lệ lạm phát và giá vốn. * Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận ròng theo tổng vốn kinh doanh Tỷ suất lợi nhuận ròng Lợi nhuận ròng Tổng số vốn SX trên vốn Chỉ số này còn được gọi là khả năng sinh lời của vốn đầu tư. Một đồng = vốn kinh doanh tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. 3. Nhóm chỉ tiêu hiệu quả bộ phận * Nhóm chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn cố định - Chỉ số hiệu quả sử dụng vốn cố định Doanh thu tiêu thụ Vốn cố định Cho biết một đồng vốn cố định tạo ra được mấy đồng doanh thu. Tuỳ Hiệu quả sử dụng vốn cố định = theo nguồn vốn tài trợ cho đồng vốn cố định. - Sức sinh lời của vốn cố định Tổng lợi nhuận Vốn cố định Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn cố định tạo ra được bao nhiêu đồng Sức sinh lời vốn cố định = lợi nhuận. * Nhóm chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn lưu động - Sức sinh lời của vốn lưu động = Tổng lợi nhuận ròng Sức sinh lời vốn lưu VLĐ bình quân động Chỉ tiêu này phản ánh mỗi đồng vốn lưu động bỏ vào kinh doanh đem lại bao nhiêu lợi nhuận. - Sức sản xuất của vốn lưu động (số vòng quay) Tổng DT thuần bình = VLĐ VLĐ(vòng) quân Chỉ tiêu này cho biết vốn lưu động quay được bao nhiêu vòng trong kỳ kinh Số vòng quay của doanh.Chỉ tiờu này càng cao càng chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn cao. - Thời gian của một vòng luân chuyển: Thời gian kỳ phân tích (365 ngày) Thời gian của một vòng quay = Số vòng quay của VLĐ trong kỳ Chỉ tiêu này cho chúng ta biết thời gian để vốn lưu động quay được một vòng. Thời gian này càng nhỏ thì hiệu quả sử dụng vốn càng cao và ngược lại. Chỉ tiêu này tỷ lệ nghịch với hiệu quả sử dụng vốn lưu động. * Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động - Năng suất lao động: Doanh thu tiêu thụ Năng suất lao = động Tổng số lao động - Sức sinh lời của lao động Lợi nhuận bình quân/ lao động = Lợi nhuận Tổng số lao động Chỉ tiêu này phản ánh mức sinh lợi bình quân của lao động. Nó cho biết một lao động trong kỳ sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. - Hiệu suất tiền lương: Lợi nhuận trong kỳ Tổng quỹ tiền lương Hiệu suất tiền lương cho biết khi chi ra một đồng tiền lương doanh Hiệu suất tiền lương = nghiệp sẽ thu đồng bao nhiêu đồng lợi nhuận. Hiệu suất tiền lương sẽ tăng lên khi năng suất lao động tăng với nhịp độ cao hơn nhịp độ tăng tiền lương. III. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TUYỂNTHAN CỬA ÔNG. 1/. Quá trình hình thành và phát triển của công ty tuyển than Cửa Ông Từ một phân xưởng thuộc mỏ Cẩm Phả, ngày 20/8/1960, công ty tuyển than Cửa Ông được thành lập. Khi đó được lấy tên là: Xí nghiệp Bến Cửa Ông có 1.629 cán bộ, công nhân; 7 chi bộ với 155 đảng viên. Trụ sở tại: đường Lý Thường Kiệt, phường Cửa Ông, thị xó Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh. Số tài khoản tại ngân hàng Ngoại thương tỉnh Quảng Ninh: 0147000011846. Và số tài khoản tại ngân hàng công thương Cẩm Phả là:701A-00009. Quá trình hình thành và phát triển của công ty được chia làm các giai đoạn sau: - Từ năm 1955-1960; giai đoan nhà nước ta mới tiếp quản vùng mỏ. Ngày 22/4/1955 thực dân Pháp rút khỏi Cửa Ông, trước khi tháo chạy chỳng đó phỏ huỷ tài liều và máy móc thiết bị, gây khó khăn cho ta khi tiếp quản. Ngày 20/8/1960 Xí nghiệp bến than Cửa Ông được thành lập và mới chính thức đưa vào hoạt động. - Từ năm 1961-1966: đây là giai đoạn xí nghiệp sản xuất đạt năng cao hơn nhiều so với thời kỳ thực dân Pháp cai trị. Nguyên nhân do ta mới cải tạo thiết bị, dây chuyền sản xuất. Với phương pháp quản lý của nhà nước XHCN, công nhân làm việc hăng say tự giác theo đúng tinh thần làm chủ tập thể. - Từ năm 1966-1973: đây là giai đoạn sau chiến tranh. Trong cuộc kháng chiến chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ ở miền Bắc, xí nghiệp là mục tiêu bắn phá của địch. Do đó việc sản xuất gặp khó khăn, có 1 số năm phải ngừng hẳn sản xuất để sơ tán máy móc thiết bị và con người. Nói chung thời kỳ này, sản xuất của xí nghiệp không phát triển được. - Từ năm 1974-1985: đây là giai đoạn sau chiến tranh xí nghiệp phải khắc phục rất nhiều hậu quả do chiến tranh để lại. Trước tiên phải khôi phục nhà xưởng,thiết bị, tổ chức lại sản xuất cho phù hợp với năng lực của nhà nước giao. Ngày 22/8/1974 nhà nước ta chính thức đổi tên xí nghiệp bến Cửa Ông thành Xí nghiệp tuyển than Cửa Ông và được giao nhiệm vụ sản xuất như sau: Sản xuất than thành phẩm và bốc rót than theo kế hoạch được giao. Chuẩn bị cơ sở vật chất cho việc phát triển và mở rộng sản xuất theo yêu cầu hiện đại hoá ngành than đáp ứng nguyên vật liệu cho các ngành sản xuất trong nước và xuất khẩu. Xí nghiệp đã được đầu tư thêm một dây chuyền công nghệ sàng tuyển và bốc rót than gồm: Nhà máy sàng tuyển than Ba Lan giúp đỡ xây dựng với công suất 800 tấn/h (nay là nhà máy tuyển II) Hệ thống băng tải than, các máy móc đổ đống, bốc rót than Hitachi của Nhật thiết kế và lắp đặt. Dây chuyền công nghệ mới đã được đưa vào hoạt động từ năm 1980 và đạt công suất hơn 2 triệu tấn/năm. - Từ năm 1985-1990: trong giai đoạn chuyển đổi cơ chế thị trường xí nghiệp sản xuất tiêu thụ theo kế hoạch pháp lệnh. Sản xuất hàng hoá chưa đạt chất lượng cao, chủng loại mặt hàng ít do vậy chưa đáp ứng nhu cầu cho thị trường tiêu thụ xuất khẩu và nội địa. Xí nghiệp phải tìm phương án sản xuất mới, thay đổi công nghệ sàng tuyển để chế biến than mỏ thành than thương phẩm thep yêu cầu của khách hàng. Từ năm 1990 đến nay nhờ đầu tư thêm thiết bị và thay đổi công nghệ sàng tuyển cụ thể tuyển băng huyền phù thông qua các hệ thông sàng phân loại, qua băng tải có máy hút sắt, để kiểm tra phân loại sắt, tạp chất còn lẫn trong than...Xớ nghiệp đã sản xuất được các loại than có chất lượng cao đảm bảo các chỉ tiêu: nhiệt năng, độ tro( AK ),hàm lượng lưu huỳnh đáp ứng nhu cầu của khách hàng cũng như xuất khẩu. Sản lượng thực hiện của xí nghiệp các đều hoàn thành và vượt kế hoạch được giao. Xí nghiệp đạt doanh thu hàng năm trên 700.000.000.000đ TSCĐ với gia trị > 350.000.000.000đ Tổng vốn đầu tư: 113.926.348.9đ Vốn cố định; 100.550.414.313đ Vốn lưu động : 13.375.929.614đ Từ năm 1996 xí nghiệp tuyển than Cửa Ông là thành viên hoạch toán độc lập trực thuộc tổng công ty than Việt Nam theo quyết định 2067/QDTCCB ngày19-9-1996. Công ty có quyền tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh và các năm đều được bảo toàn và phát triển được vốn, nâng cao tỉ lệ thu hồi than sạch trong nguyên khai, chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu của xuất khẩu nâng cao khả năng cạnh tranh trên trường quốc tế. Mức thu nhập bình quân hàng năm của cán bộ công nhân viên ổn định. Từ năm 1995-2000 bình quân là:1.050.000đ/người/thỏng. Đến ngày 1/10/ 2001 xí nghiệp tuyển than Cửa Ông đổi tên thành công ty tuyển than Cửa Ông theo quyết định số 402 QD-HDQT của tập đoàn công nghiệp than-khoỏng sản Việt Nam. Qua các giai đoạn phát triển của từng thời kỳ nhất là: từ năm 1995 đến nay xí nghiệp tuyển than Cửa Ông tự khẳng định hoạt động sản xuất kinh doanh của mình là đúng hướng và đứng vững trong cơ chế thị trường. 1.2/. Cơ cấu tổ chức của công ty Sơ đồI.1: bộ máy quản lýcủa công ty. P. kế toán TC Phòng an toàn Phòng vật tư Phòng LĐTL Phòng XDCB PGĐ KT đời sống Phòng bảo vệ PX kho bến II PGĐ dầu tư XDCB Phòng TC-ĐT PX kho bến I Kế toán trưởng Phòng thi đua PX giám định Phòng kiểm toán PX vận tải PGĐ kỹ thuật vận tải Văn phòng Nhà máy tuyể n than II Phòng vận tải Nhà máy tuyể n than I PGĐ công nghệ cơ điện Phòng vi tính Phòng cơ điện XN sản xuát chế biến KD than P.tuyển khoáng P chỉ huy sx PGĐ sản xuất PX dầu máy toa xe PX cơ khí PX điện nước PX ôtô PX xây dựng PX đườn g sắt PX KD D.vụ du lịch PX đời sông Phòng kế hoạch Giám đốc Trườ ng Mầm non Chức năng của từng phòng ban: Giám đốc: giữ vai trò lãnh đạo công ty là đại diện pháp nhân của công ty trước pháp luật. Là người đại diện cho công nhân viên chức, quản lý và điều hành hoạt động công ty theo kế hoạch, chính sách của nhà nước. Giám đốc là người quyết định đưa ra phương hướng hoạt động sản xuất kinh doanh và chủ trương phát triển của công ty. Để giám đốc đưa ra các quyết định chính xác thì cần phải có sự cung cấp thông tin của phó giám đốc. Phó giám đốc sản xuất: chịu trách nhiệm trong việc sản xuất than như lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, lập tiến độ chỉ đạo sản xuất, điều hành sản xuất trong nội bộ công ty.... PGĐ công nghệ cơ điện: chịu trách nhiệm về mạng lưới điện trong quá trinh hoạt động sản xuất của công ty. PGĐ kỹ thuật vận tải: chịu trách nhiệm giám sát hoạt động của phân xưởng, đưa ra nhõn xột đánh giá tình hình hoạt đông của phân xưởng vận tải. PGĐ dầu tư XDCB: chịu trách nhiệm về việc đầu tư xây dựng các cơ sở hạ tầng thuận lợi cho sản xuất như đường ray, văn phòng, phân xưởng làm việc cho công nhân viện. PGĐ kinh tế đời sống: chịu trách nhiệm đảm bảo đời sống cho công nhân viên về ăn uống và bồi dưỡng. P chỉ huy sản xuất: nhiệm vụ theo dõi cỏc dõy truyền sản xuất, đưa ra các kế hoạch cho từng phân xưởng và kiểm tra hoạt động của từng phân xưởng P.tuyển khoáng: làm nhiệm vụ tập hợp số về giám chất lượng than và phân loại than, để đưa ra bảng báo cáo trình lên cấp trên hoặc phục vụ cho xuất khẩu. Phòng vận tải : nhiệm vụ điều tiờt phương tiện cho quá trình vận chuyển than và phân công cho các phân xưởng làm nhiờm vụ sửa chữa và bảo dưỡng máy móc thiết bị. Kiểm tra tình hình làm việc của các phân xưởng. Phòng kiểm toán: chịu trách nhiệm kiểm tra tình hình hoạch toán của công ty. Phòng tài chính: hoạch toán chi phí, doanh thu, lợi nhuận, kết quả kinh doanh của công ty trong quá trình hoạt động theo tháng, năm, quý để trình lên cấp trên. Phòng thi đua: tổ chức các đợt thi đua giũa các phân xưởng, phòng ban, tạo sự đoàn kết và nâng cao tinh thần làm việc cho công nhân viên. Phòng vi tính, văn phòng: làm nhiệm vụ lưu trữ thông tin của công ty, và cung cấp thông tin khi cần thiết. Phòng bảo vệ: nhiệm vụ phân công lao động bảo để bảo vệ tài sản của công ty và đưa ra quyết định xử phạt khi có vi phạm. Phòng vật tư: cung cấp trang thiết bị trong quá trình sản xuất. Phòng lao động tiền lương: làm nhiệm vụ thanh toán tiền lương, tiền thưởng cho công nhân viên. Nhà máy tuyển than I và tuyển than II: làm nhiệm vụ sàng tuyển than. PX vận tải: làm nhiệm vụ sửa chữa và bảo dưỡng các phương tiện vận tải than như đầu máy toa xe, xe tải. Phân xưởng giám định: nhiệm vụ kiểm tra phân loại than, đo lượng than rót lên tàu khi tiêu thụ. Phân xưởng cơ khí: làm nhiệm vụ sán xuất một số dụng cụ phục vụ cho quá trình sản xuất như mai, quốc, xẻng, thùng chở than. PX điện nước: Sửa chữa kịp thời khi có sự cố xảy ra. Đảm bảo cho quá trình sản xuất không bị dán đoạn. cung cấp đủ điện, nước cho quá trình sàng lọc than. Phân xưởng ụtụ: nhiệm vụ sửa chữa ụtụ phục vụ cho quá trình vận chuyển than. Phân xưởng đường sắt: chịu trách nhiệm vận chuyển than từ mỏ ra nơi chế biến và chở than đến nơi tiêu thụ,làm nhiệm vụ sửa chữa đường ray đảm bảo cho việc vận chuyển than được liên tục 1.3/. Chức năng, nhiệm vụ của công ty than. * Chức năng: Công ty tuyển than Cửa Ông là doanh nghiệp nhà nước, thành viên hạch toán độc lập thuộc Tổng công ty than Việt Nam. Với chức năng chủ yếu là sàng tuyển chế biến than nguyên khai mỏ thành các loại than thương phẩm và bốc rót than tiêu thụ tại cảng Cửa Ông. * Nhiệm vụ: Mua than nguyên khai và than sạch mỏ tại các mỏ thuộc Cẩm Phả và vận chuyển về nhà máy sàng tuyển. Sàng tuyển than nguyên khai thành các loại than thành phẩm đảm bảo chất lượng theo yêu cầu quốc tế và tiêu chuẩn Việt Nam. Bốc rót than xuống tàu nội địa và xuất khẩu tại cảng Cửa Ông Sửa chữa thiết bị, xây dựng cơ sở vật chất cho sản xuất than Bảo toàn và phát triển vốn Thực hiện nghĩa vụ theo pháp luật nhà nước Đảm bảo mức thu nhập và các mặt đời sống, văn hoá tinh thần cho cán bộ công nhân viên. Mặt hàng sản xuất kinh doanh Than thương phẩm bao gồm các loai than cục, than cám Các mắt hàng sản xuất khác như hàng gia công may mặc, cơ khí tà vẹt, bê tông. 1.4. Công nghệ sản xuất Công nghệ sản xuất chính của công ty được chia làm 3 khõu chớnh: - Khâu vận tải than mỏ Nhiệm vụ là đưa toa xe vào mỏ nhận than vận chuyển than mỏ bằng đường sắt về xí nghiệp để sàng tuyển. Thiết bị gồn các đầu máy TY7E và toa xe chở than khâu này do 3 phân xưởng chủ chốt đảm nhận. Phân xưởng đường sắt: sửa chữa lắp mới. Duy trì hệ thông đường sắt Việt Nam Phân xưởng đầu máy toa xe: sửa chữa các đầu máy TY7E và toa xe. - Khâu sàng tuyển đây là công nghệ chính của công ty là khâu quyết định năng xuất chất lượng sản phẩm. Khâu này được chia thành 2 dây chuyền sản xuất độc lập. Nhà máy tuyển than I đặc điểm: thiết bị lạc hậu thời gian sử dụng quỏ lõu, chủ yếu là của Pháp để lại. Nhà máy tuyển than II: đây là hệ thông tuyển chủ yếu của công ty với năng suất chất lượng cao, sản phẩm đa dạng. đặc điểm: thiết bị hiện đại do Ba Lan cung cấp từ năm 1980 và được nâng cấp vào năm 1987 do hàng của úc cung cấp. Công nghệ sản xuất của dây chuyền này là tuyển lắng, tuyển huyền phù và lọc ép. Dây chuyền tuyển than II chia làm 3 khu vực sản xuất chính: Khu vực cấp liệu Khu vực tuyển Khu lọc ép. - Khâu bốc rót tiêu thụ: Khâu này được 2 dây chuyền phục vụ cho 2 nhà máy tuyển đó là 2 phân xưởng Bến1 và Bến2. Phân xưởng bến 1: thiết bị gồm 7 cầu poúc tớch là thiết bị của Pháp để lại làm nhiệm vụ đổ đống và bốc đống tiêu thụ than. Tuy cũ nhưng rất phù hợp với nhiệm vụ bốc rót than xuống phương tiện cảng. Phân xưởng bến II: thiết bị do hãng Hitachi cung cấp và lắp đặt gồm hệ thống băng tải than và cỏc mỏy bốc đống, mỏy rút xuống phương tiện tại cảng.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan