Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận văn quản lý nhà nƣớc về kinh tế biển tại thành phố hải phòng...

Tài liệu Luận văn quản lý nhà nƣớc về kinh tế biển tại thành phố hải phòng

.PDF
94
1350
125

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------o0o--------- LÊ ĐĂNG TUẤN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ KINH TẾ BIỂN TẠI THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH Hà Nội - 2015 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------o0o--------- LÊ ĐĂNG TUẤN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ KINH TẾ BIỂN TẠI THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG Chuyên ngành : Quản lý kinh tế Mã số : 60 34 04 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN HỒNG SƠN XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ HƢỚNG DẪN XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ CHẤM LUẬN VĂN Hà Nội - 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài Luận văn Thạc sỹ: “Quản lý nhà nước về kinh tế biển tại thành phố Hải Phòng” do tôi tự nghiên cứu, tìm tài liệu tham khảo và hoàn thành dƣới sự hƣớng dẫn của PGS.TS. Nguyễn Hồng Sơn. Nếu có gì sai sót, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Tác giả Luận văn Lê Đăng Tuấn LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Nguyễn Hồng Sơn đã hƣớng dẫn tôi hoàn thành đề tài Luận văn này. Để có các tài liệu tham khảo, ngoài việc tự sƣu tầm, tìm kiếm trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng nhƣ báo chí, mạng Internet, tạp chí chuyên ngành trong và ngoài nƣớc, tôi xin chân thành cảm ơn các chuyên gia công tác tại Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, Bộ Công Thƣơng, một số cơ quan quản lý nhà nƣớc tại thành phố Hải Phòng... đã giành nhiều thời gian để cho tôi có cơ hội đƣợc tham vấn, xin ý kiến về các vấn đề liên quan đến Đề tài, đồng thời, cung cấp các số liệu quan trọng, cập nhật để bổ sung vào Đề tài. Tác giả Luận văn MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................... i MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN............... 6 1.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu liên quan đến đề tài ............................... 6 1.2. Những vấn đề cơ bản về quản lý nhà nƣớc đối với phát triển kinh tế biển 12 1.2.1. Những vấn đề lý luận cơ bản ........................................................ 12 1.2.2. Công tác quản lý nhà nước đối với phát triển kinh tế biển .......... 17 CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................ 23 2.1. Cách tiếp cận nghiên cứu ..................................................................... 23 2.1.1. Tiếp cận theo phương pháp hệ thống............................................ 23 2.1.2. Tiếp cận theo phương pháp nghiên cứu định tính ........................ 24 2.2. Phƣơng pháp thu thập số liệu, tài liệu .................................................. 24 2.2.1. Phương pháp thu thập sơ cấp ....................................................... 25 2.2.2. Phương pháp thu thập thứ cấp...................................................... 25 2.3. Phƣơng pháp xử lý số liệu, tài liệu ...................................................... 26 2.3.1. Phương pháp kế thừa .................................................................... 26 2.3.2. Phương pháp nghiên cứu liên ngành ................................................ 27 2.3.3. Phương pháp phân tích, thống kê, tổng hợp, so sánh, đối chiếu .. 27 2.3.4. Phương pháp phân tích SWOT ..................................................... 27 CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN TẠI THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG ........................... 29 3.1. Khái quát chung về thành phố Hải Phòng và phát triển kinh tế biển ở Hải Phòng giai đoạn 2011 - 2015................................................................ 29 3.1.1. Tình hình phát triển KT-XH tại Hải Phòng .................................. 29 3.1.2. Tình hình phát triển kinh tế biển tại Hải Phòng ........................... 33 3.2. Mục tiêu, nội dung và biện pháp quản lý nhà nƣớc đối với phát triển kinh tế biển tại thành phố Hải Phòng .......................................................... 42 3.2.1. Mục tiêu ......................................................................................... 42 3.2.2. Nội dung ........................................................................................ 44 3.2.3. Biện pháp ...................................................................................... 48 3.3. Đánh giá công tác quản lý nhà nƣớc đối với phát triển kinh tế biển tại thành phố Hải Phòng ................................................................................... 51 3.3.1. Những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức ...................... 51 3.3.2. Những kết quả đạt được ................................................................ 54 3.3.3. Những mặt tồn tại.......................................................................... 55 3.3.4. Nguyên nhân.................................................................................. 58 CHƢƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN TẠI THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG .......................................................................................... 61 4.1. Kinh tế biển Hải Phòng trong bối cảnh mới ........................................ 61 4.2. Quan điểm, định hƣớng về quản lý nhà nƣớc đối với phát triển kinh tế biển tại thành phố Hải Phòng ...................................................................... 67 4.2.1. Đánh giá chung ............................................................................. 67 4.2.2. Quan điểm phát triển kinh tế biển tại Việt Nam ........................... 71 4.2.3. Định hướng ................................................................................... 72 4.3. Một số giải pháp nhằm tăng cƣờng công tác quản lý nhà nƣớc đối với phát triển kinh tế biển tại thành phố Hải Phòng.......................................... 75 4.3.1. Tiếp tục hoàn thiện xây dựng và bổ sung quy hoạch về phát triển kinh tế biển .............................................................................................. 75 4.3.2. Củng cố bộ máy quản lý nhà nước về phát triển kinh tế biển ...... 76 4.3.3. Đẩy nhanh việc xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật phục vụ phát triển kinh tế biển...................................................................................... 76 4.3.4. Tăng cường huy động các nguồn vốn đầu tư ................................ 78 4.3.5. Phát triển nguồn nhân lực phục vụ kinh tế biển ........................... 79 4.3.6. Tăng cường hợp tác quốc tế, khu vực và với các địa phương ...... 81 4.3.7. Hình thành một hệ thống các sản phẩm chủ lực có tầm chiến lược82 4.3.8. Một số giải pháp khác ................................................................... 82 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 84 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 85 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Nguyên nghĩa STT Ký hiệu 1 ADB 2 APEC 3 ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á 4 ASEM Diễn đàn Hợp tác Á - Âu 5 CNH-HĐH 6 ĐKKT 7 EU Liên minh Châu Âu 8 FDI Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài 9 GDP Tổng sản phẩm quốc nội 10 GDP Tổng sản phẩm trong nƣớc 11 KCN Khu công nghiệp 12 KCX Khu chế xuất 13 KH-CN Khoa học - Công nghệ 14 KH-ĐT Kế hoạch - Đầu tƣ 15 KKT 16 KT-XH 17 ODA 18 UBND 19 USD Ngân hàng phát triển Châu Á Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dƣơng Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa Đặc khu kinh tế Khu kinh tế Kinh tế - Xã hội Viện trợ phát triển chính thức Ủy ban nhân dân Đô la Mỹ i MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết nghiên cứu Đề tài Hiện nay, kinh tế biển và vấn đề quản lý phát triển kinh tế biển trở thành vấn đề quan trọng của Việt Nam nói chung và của mỗi địa phƣơng có biển nói riêng, trong đó có thành phố Hải Phòng. Với vị thế là một thành phố trực thuộc Trung ƣơng, vấn đề phát triển kinh tế biển càng trở nên đặc biệt quan trọng và công tác quản lý nhà nƣớc đối với phát triển kinh tế biển ngày càng đƣợc coi trọng đối với sự phát triển KT-XH của Hải Phòng. Mặc dù là một quốc gia biển, tuy nhiên, những năm gần đây, Việt Nam mới thực sự coi trọng vai trò, vị trí của kinh tế biển. Trong quá trình mở cửa hội nhập sâu rộng với thế giới, nhất là hội nhập về kinh tế, Việt Nam mới chỉ chú trọng phát triển kinh tế trên đất liền mà chƣa thật sự coi trọng việc phát triển hƣớng ra biển. Nhiều địa phƣơng trên cả nƣớc đã ý thức đƣợc vai trò của kinh tế biển và hình thành nên xu hƣớng, trào lƣu phát triển kinh tế biển, phát triển các KKT ven biển, đầu tƣ xây dựng nhiều cảng biển... Tuy nhiên, xu hƣớng này lại đang trở thành hội chứng, phát triển không theo qui hoạch tổng thể và chủ yếu dựa vào khai thác các tiềm năng sẵn có của biển, tƣơng tự nhƣ khai thác tài nguyên thiên nhiên sẵn có trên đất liền, và dẫn đến sự phát triển thiếu bền vững. Việc phát triển kinh tế biển theo hƣớng chỉ tận dụng lợi thế và khai thác tiềm năng sẵn có của biển nhƣ vậy sẽ rất khó để có thể đạt đƣợc hiệu quả mong muốn. Trong bối cảnh vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đang có những bƣớc phát triển rõ nét, sự liên kết vùng miền ngày càng phát triển, cửa ngõ chính hƣớng ra biển và tạo động lực phát triển KT-XH cho toàn vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ chính là từ thành phố Hải Phòng với hệ thống những đặc điểm riêng thuận lợi để phát triển kinh tế biển theo hƣớng bền vững hơn. Do đó, 1 nhu cầu phát triển kinh tế biển có ý nghĩa không chỉ đối với Hải Phòng nói riêng, mà còn có ý nghĩa đối với cả khu vực đồng bằng Bắc Bộ và cả nƣớc nói chung và đặt ra yêu cầu, nhiệm vụ và thách thức không nhỏ đối với công tác quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực này. Bên cạnh những thành quả đạt đƣợc, thực tiễn công tác quản lý nhà nƣớc đối với phát triển kinh tế biển tại Hải Phòng hiện nay đang đối mặt với những khó khăn, thách thức, đòi hỏi cần nghiên cứu để có những điều chỉnh, bổ sung trong thời gian tới. Thứ nhất, kinh tế biển tại Hải Phòng đang phát triển ngày một đa dạng với nhiều loại hình mới đòi hỏi cơ chế quản lý phải có những điều chỉnh kịp thời. Ví dụ nhƣ việc quản lý, giám sát hoạt động đánh bắt cá của ngƣ dân tại Vịnh Bắc Bộ nói chung, tại Hải Phòng nói riêng trong bối cảnh thƣờng xuyên bị phía Trung Quốc cản trở. Thứ hai, xu hƣớng vƣơn ra biển phải giải quyết đƣợc sự hài hòa trong vấn đề quy hoạch phát triển KKT, các KCN, khu đô thị ven biển và phát triển các khu đảo, đá ven bờ. Thứ ba, quy hoạch tổng thể về phát triển kinh tế biển của Vịnh Bắc Bộ và của cả nƣớc nhìn chung còn thiếu đồng bộ và cần có những điều chỉnh riêng để phù hợp hơn vói điều kiện của Hải Phòng. Thứ tư, đầu tƣ cơ sở hạ tầng, phát triển KT-XH của Hải Phòng vẫn còn nhiều yếu kém, tồn tại, ảnh hƣởng không nhỏ đến công tác quản lý nhà nƣớc đối với phát triển kinh tế biển. Về phát triển kinh tế biển một cách bền vững, công tác quản lý phải từng bƣớc phát huy những tiềm năng, thế mạnh riêng của Hải Phòng để phát triển kinh tế, đồng thời, cũng phải bảo tồn, giữ gìn đƣợc sự phát triển của môi trƣờng sống tự nhiên, sự đa dạng sinh học của môi trƣờng biển. Về hội nhập khu vực và quốc tế đối với Hải Phòng, công tác quản lý phải tạo ra cơ chế, chính sách phù hợp để phát huy vai trò, vị trí cửa ngõ, cầu nối quan trọng trong giao thƣơng, liên kết và hội nhập khu vực và quốc tế, tạo sức mạnh lan tỏa trong khu vực và trở thành cực tăng trƣởng quan trọng của 2 khu vực Đồng bằng Bắc Bộ, đồng thời, cũng phải gìn giữ đƣợc những nét truyền thống văn hóa, sinh hoạt đặc trƣng và bản sắc riêng để tạo lợi thế so sánh với những khu vực, vùng miền và địa phƣơng khác. Những vấn đề đang nổi lên gần đây nhƣ vấn đề lợi ích địa chính trị của Việt Nam và các nƣớc trong khu vực về phát triển kinh tế biển, vấn đề Biển Đông và sự tranh giành ảnh hƣởng và lợi ích của không chỉ các nƣớc trong khu vực, mà còn của các cƣờng quốc kinh tế và quân sự trên thế giới nhƣ Mỹ, Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Nhật Bản, Australia... đang đặt ra yêu cầu về việc củng cố, điều chỉnh cơ chế chính sách, hành lang pháp lý để tăng cƣờng công tác quản lý nhà nƣớc đối với phát triển kinh tế biển tại thành phố Hải Phòng trong tình hình mới. Với mục tiêu tăng cƣờng công tác quản lý nhà nƣớc đối với phát triển kinh tế biển tại thành phố Hải Phòng, việc nghiên cứu đề tài này có tính cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn. Những vấn đề nêu trên rất cần đƣợc nghiên cứu một cách thấu đáo, khoa học. Trên một số phƣơng diện, một số công trình nghiên cứu cũng đã phần nào đề cập đến việc cần tăng cƣờng công tác quản lý đối với sự phát triển kinh tế biển của cả nƣớc nói chung và của Hải Phòng nói riêng, đặc biệt, trong bối cảnh hiện nay có nhiều diễn biến mới nảy sinh có thể tác động, ảnh hƣởng đến chủ trƣơng phát triển kinh tế biển của Việt Nam. Các nghiên cứu đã tiếp cận dƣới góc độ quản lý và phân tích mọt số yếu tố ở thành phố Hải Phòng. Trên cơ sở đó, việc nghiên cứu đề tài “Quản lý nhà nước về kinh tế biển tại thành phố Hải Phòng” là cần thiết, vừa có ý nghĩa thực tiễn, vừa có ý nghĩa lý luận nhằm nâng cao nhận thức về công tác quản lý nhà nƣớc đối với phát triển kinh tế biển tại Hải Phòng nói riêng và cả nƣớc nói chung. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu đề tài 3 Đề tài “Quản lý nhà nước về kinh tế biển tại thành phố Hải Phòng” có những mục tiêu chính sau: Mục tiêu nghiên cứu là tăng cƣờng công tác quản lý nhà nƣớc đối với phát triển kinh tế biển tại thành phố Hải Phòng thông qua đánh giá công tác quản lý nhà nƣớc, xác định những khó khăn, vƣớng mắc trong công tác quản lý nhà nƣớc đối với phát triển kinh tế biển của thành phố Hải Phòng hiện nay; những giải pháp nhằm tăng cƣờng công tác quản lý nhà nƣớc đối với phát triển kinh tế biển tại Hải Phòng thời gian tới. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu hệ thống các vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác quản lý nhà nƣớc đối với phát triển kinh tế biển; thực trạng công tác quản lý nhà nƣớc đối với phát triển kinh tế biển tại thành phố Hải Phòng; những khó khăn, tồn tại; đề xuất những giải pháp tăng cƣờng công tác quản lý nhà nƣớc đối với phát triển kinh tế biển tại thành phố Hải Phòng thời gian tới. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu tập trung vào công tác quản lý nhà nƣớc đối với phát triển kinh tế biển tại thành phố Hải Phòng. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu đề tài tập trung vào việc đánh giá cơ chế chính sách, hành lang pháp lý và kết quả thực tế đạt đƣợc trong công tác quản lý nhà nƣớc đối với phát triển kinh tế biển tại thành phố Hải Phòng. 4. Câu hỏi nghiên cứu Đề tài tập trung trả lời 03 câu hỏi: - Thực trạng công tác quản lý nhà nƣớc đối với phát triển kinh tế biển tại Hải Phòng hiện nay nhƣ thế nào? 4 - Khó khăn và tồn tại trong công tác quản lý nhà nƣớc đối với phát triển kinh tế biển tại Hải Phòng hiện nay là gì? - Giải pháp tăng cƣờng công tác quản lý nhà nƣớc đối với phát triển kinh tế biển tại Hải Phòng thời gian tới là gì? 5. Dự kiến đóng góp mới của Luận văn Làm rõ một số vấn đề lý luận cơ bản về quản lý nhà nƣớc đối với phát triển kinh tế biển; Phân tích, đánh giá và làm rõ thực trạng quản lý nhà nƣớc đối với phát triển kinh tế biển tại thành phố Hải Phòng giai đoạn 2010-2015, chỉ rõ những kết quả đạt đƣợc, những khó khăn, tồn tại và nguyên nhân; và đề xuất một số giải pháp tăng cƣờng công tác quản lý nhà nƣớc đối với phát triển kinh tế biển tại thành phố Hải Phòng giai đoạn 2016-2020. 6. Kết cấu nội dung dự kiến của Luận văn Ngoài các phần mở đầu, bảng ký hiệu viết tắt, mục lục, kết luận và tài liệu tham khảo, Luận văn bao gồm 04 chƣơng: Chƣơng 1: Tổng quan tài liệu và những vấn đề cơ bản về quản lý nhà nƣớc đối với phát triển kinh tế biển. Chƣơng 2: Phƣơng pháp nghiên cứu. Chƣơng 3: Thực trạng quản lý nhà nƣớc đối với phát triển kinh tế biển tại thành phố Hải Phòng. Chƣơng 4: Một số giải pháp nhằm tăng cƣờng công tác quản lý nhà nƣớc đối với phát triển kinh tế biển tại thành phố Hải Phòng. 5 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN 1.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu liên quan đến đề tài Đứng trƣớc yêu cầu phát triển kinh tế biển và thực sự trở thành quốc gia mạnh về biển, công tác quản lý nhà nƣớc đối với phát triển kinh tế biển tại Việt Nam nói chung và tại thành phố Hải Phòng nói riêng đang đặt ra những yêu cầu, nhiệm vụ mới trong giai đoạn 2015 - 2020. Phát triển kinh tế biển không chỉ là đòi hỏi cấp thiết đối với mỗi quốc gia có biển nhƣ Việt Nam hiện nay, mà còn khẳng định xu thế chung của thế giới trong thế kỷ XXI là thế kỷ của đại dƣơng. Cùng với đó, phát triển kinh tế biển cũng đem lại cho Việt Nam những lợi thế mới trong phát triển kinh tế, cạnh tranh quốc tế, kinh nghiệm phát triển bền vững biển đảo và góp phần bảo vệ, giữ vững chủ quyền biển đảo, bảo vệ tổ quốc trong tình hình mới. Do đó, việc nghiên cứu, đánh giá vấn đề quản lý nhà nƣớc đối với phát triển kinh tế biển, tìm ra những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân, từ đó, đề xuất giải pháp tăng cƣờng đối với vấn đề này đang ngày càng nhận đƣợc sự quan tâm, nghiên cứu của nhiều học giả, chuyên gia, nhà kinh tế, nhà quản lý. Trƣớc hết, phải nhìn nhận rằng, đã có nhiều bài viết tổng hợp, đánh giá khái quát những kết quả thu đƣợc từ việc phát triển kinh tế biển tại Việt Nam. Một số nghiên cứu cho thấy, sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nƣớc có vai trò rất quan trọng và tiên quyết đối với phát triển kinh tế biển hiện nay, đặc biệt thể hiện vai trò của quản lý nhà nƣớc. Những phân tích tổng hợp của nhiều đề tài, nhiều tác giả đã cho thấy những thành quả chung mà kinh tế biển đã mang lại cho Việt Nam sau gần 30 năm đổi mới để từ đó, nêu bật sự cần thiết của công tác quản lý nhà nƣớc trong vấn đề này, bao gồm: (1) Quy mô kinh tế vùng 6 ven biển phát triển theo chiều hƣớng tính cực và có sự chuyển dịch cơ cấu theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đóng góp lớn vào xuất khẩu, thu ngoại tệ cho quốc gia; (2) Mức sống của ngƣời dân vùng ven biển ngày càng đƣợc cải thiện, tăng khả năng hƣởng thụ các thành tựu về kinh tế, văn hóa, xã hội; (3) Kinh tế biể n đã chú tro ̣ng đế n phát triể n bề n vƣ̃ng , bảo vệ môi trƣờng và thích ứng với biế n đổ i khí hâ ̣u , đặc biệt là nƣớc biể n dâng , hƣớng tớ i phát triể n kinh tế biể n xanh ; (4) Kết cấu hạ tầng vùng ven biển đã đƣợc cải thiện nhiều nhờ có sự quan tâm, chỉ đạo đ ầu tƣ tƣơng đối đồng bộ của Chính phủ; xây dựng đƣợc hệ thống các đƣờng dẫn đến các cảng biển, sân bay, khu du lịch, KKT, KCN và các khu dân cƣ và khu đô thị ven biển. Các tác giả Trần Hồng Quang, Hồ Công Hƣờng (2014) đã nêu những số liệu cụ thể để minh chứng cho những mặt tích cực mà phát triển kinh tế biển tại Việt Nam đem lại khi cho rằng: kinh tế vùng ven biển Việt Nam có tốc độ tăng trƣởng khá. Trong giai đoạn 2010-2012, kinh tế vùng ven biển đạt tốc độ tăng trƣởng bình quân 7,0%/năm, trong đó ngành nông nghiệp tăng 3,5%/năm, ngành công nghiệp - xây dựng tăng 7,3%/năm và ngành dịch vụ tăng 8,1%/năm. Riêng năm 2012, GDP toàn vùng ven biển đạt 792.000 tỷ đồng (chiếm 17,2% GDP của toàn quốc), trong đó nông nghiệp 132.000 tỷ đồng, công nghiệp 283.000 tỷ đồng và dịch vụ 377.000 tỷ đồng. Cơ cấu các ngành kinh tế vùng ven biển cũng có sự thay đổi tuy chƣa mạnh và rõ nét. Tỷ trọng GDP nông nghiệp trong tổng GDP từ kinh tế vùng ven biển giảm từ 17,8% năm 2010 xuống 16,6% năm 2012; tỷ trọng GDP ngành công nghiệp xây dựng tăng từ 35,6% năm 2010 lên 35,8% năm 2012; các con số tƣơng ứng đối với ngành dịch vụ là 46,7% và 47,6%. Một số nghiên cứu khác lại khẳng định việc phát triển kinh tế biển tại Việt Nam hiện nay chủ yếu là do khai thác các tiềm năng, lợi thế sẵn có của Việt Nam trong việc phát triển kinh tế biển. Trong nghiên cứu của mình về 7 phát triển kinh tế biển của Việt Nam, PGS.TS. Trần Đình Thiên (2011) đánh giá rằng kinh tế biển của Việt Nam phát triển với hai lợi thế quan trọng: (1) Tiềm năng tự nhiên to lớn với bờ biển dài, diện tích lãnh hải thuộc chủ quyền rộng, khả năng tiếp cận dễ dàng đến các đại dƣơng, có các nguồn tài nguyên thiên nhiên giàu có, thủy sản, dầu khí và nhiều loại khoáng sản khác, nhiều bãi biển đẹp; và (2) Vị trí địa - kinh tế và địa - chiến lƣợc đặc biệt. Trong nghiên cứu của mình, PGS.TS. Trần Đình Thiên chỉ ra rằng, điều kiện cần cho sự phát triển các ngành kinh tế biển là tốt, song các điều kiện đủ để hiện thực hóa và thúc đẩy sự phát triển đó, bao gồm những yếu tố xác lập quỹ đạo phát triển hiện đại và cung cấp động lực phát triển kinh tế biển lại rất thiếu và yếu. Qua đó, bức tranh về phát triển kinh tế biển tại Việt Nam và vai trò của quản lý nhà nƣớc đối với phát triển kinh tế biển phần nào đƣợc đề cập nhƣng chƣa sâu. Mục đích của các bài viết trên là đặt vấn đề và có hƣớng gởi mở cho chúng ta những vấn đề cần quan tâm nghiên cứu, trong đó, có vấn đề về công tác quản lý. Trong chƣơng trình biển, đảo quốc gia, Đảng và Nhà nƣớc cũng giành nhiều sự quan tâm đến các hoạt động nghiên cứu khoa học. Cụ thể là đã thông qua việc thực hiện Đề tài nghiên cứu cấp Nhà nƣớc với tên gọi “Chương trình nghiên cứu khoa học công nghệ phục vụ quản lý biển, hải đảo và phát triển kinh tế biển”, mã số KC09/11-15, do GS.TS. Trần Nghi làm chủ nhiệm. Đây là một chƣơng trình nghiên cứu rộng, có mục tiêu là xây dựng luận cứ khoa học phục vụ quy hoạch, quản lý, khai thác tài nguyên biển đảo, đấu tranh bảo vệ chủ quyền lãnh thổ đất nƣớc. Giai đoạn 2011 - 2015, có 27 đề tài, dự án cấp Nhà nƣớc đã đƣợc phê duyệt trong khuôn khổ Chƣơng trình KC09/11-15. Nội dung nghiên cứu của các đề tài trên bao gồm nhiều lĩnh vực liên quan nhƣ: địa chất địa vật lý biển; địa chất dầu khí; công trình biển; khí tƣợng-thủy văn-vật lý biển, trắc địa biển; ngƣ trƣờng và hải sản; hệ sinh thái và môi 8 trƣờng biển; quản lý, quy hoạch không gian biển đảo; xây dựng cơ sở pháp lý và bảo vệ chủ quyền biển đảo. Bên cạnh Chƣơng trình KC09.01 còn có Chƣơng trình KC09.24 về “Cơ sở khoa học và pháp lý về chủ quyền của Việt Nam trên biển Đông trước yêu sách “đường lưỡi bò” của Trung Quốc” và Chƣơng trình KC.09.25 về “Vai trò và khả năng sử dụng các thiết chế tài phán quốc tế trong giải quyết tranh chấp, bảo vệ chủ quyển của Việt Nam trên Biển Đông”. Các nghiên cứu nói trên đều nhằm mục đích xây dựng cơ sở khoa học phục vụ cho việc xây dựng hệ luận cứ pháp lý về đấu tranh bảo vệ chủ quyền của Việt Nam và nêu ra các giải pháp pháp lý của Việt Nam trong giải quyết tranh chấp chủ quyền trên biển Đông. Một số nghiên cứu gần đây của các tác giả nhƣ Phan Ngọc Mai Phƣơng, Hồ Công Hƣờng, Nguyễn Văn Vinh (2014) đã nêu lên những hạn chế, yếu kém trong hoạt động quản lý kinh tế biển tại một số khu vực của nƣớc ta. Những nghiên cứu này chỉ rõ, hoạt động kinh tế vùng ven biển chƣa phát triển mạnh, công tác đầu tƣ cho phát triển kinh tế vùng ven biển còn dàn trải, quy mô đầu tƣ chƣa tƣơng xứng với tiềm năng. Kinh tế thủy sản còn gặp nhiề u rủi ro và thiếu tính bền vững, tàu thuyền phổ biến là vỏ gỗ, máy cũ, trang bị lạc hậu và khả năng vƣơn khơi còn yếu. Ngành dầu khí có xu hƣớng chững lại, ngành vận tải biển và dịch vụ vận tải biển chƣa phát huy thế mạnh, năng lực dịch vụ cảng còn yếu, kết cấu còn thấp. Du lịch biển đang trong giai đoạn đầu tƣ hạ tầng dịch vụ, tại nhiều vùng mức đầu tƣ chƣa tƣơng xứng với tiềm năng. Chƣa thành lập đƣợc Đặc khu hành chính-kinh tế mang tầm quốc tế, việc phát triển các KKT ven biển còn dàn trải, chƣa xứng tầm. KCN đầ u tƣ chƣa nhiều, hiệu quả sử dụng đất thấp, cơ chế , chính sách khuyến khích đầu tƣ chƣa đ ủ mạnh, chƣa đa ̣t tầ m khu vƣ̣c ; an sinh xã hội trong các khu công nghiệp chƣa đƣợc giải quyết thỏa đáng. 9 Một số nghiên cứu khác gần đây cũng nghiên cứu những tồn tại, bất cập trong công tác quản lý phát triển kinh tế biển tại Việt Nam, để từ đó, đề xuất các giải pháp phát triển kinh tế biển bền vững rất đáng quan tâm. TS. Trƣơng Minh Tuấn (2014), TS. Trần Văn (2014), TS. Hồ Văn Hoành (2014) đã gợi ý nhiều giải pháp rất đáng quan tâm để tháo gỡ các khó khăn, vƣớng mắc trong việc nâng cao công tác quản lý nhà nƣớc về phát triển kinh tế biển. Trong đó, giải pháp đề xuất về việc xây dựng đề án tái cơ cấu ngành kinh tế biển là rất đáng quan tâm. Nghiên cứu về công tác quản lý nhà nƣớc đối với phát triển kinh tế biển tại thành phố Hải Phòng, các tác giả cũng rất chú trọng nêu bật các nét đặc thù, tiềm năng, thế mạnh của Hải Phòng đối với phát triển kinh tế biển. Tác giả Trần Minh Tuấn, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, (2011) phân tích về vị trí của Hải Phòng trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ phát triển năng động, nhất là về phát triển kinh tế biển, với 126km bờ biển và hơn 4.000km2 diện tích mặt biển. Cảng Hải Phòng đƣợc xếp vào nhóm các cảng quan trọng nhất trong 536 cảng biển ở khu vực Đông Nam Á, với nhiều lợi thế so sánh rõ rệt: nằm trong 2 hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng và Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng; nằm trong khu vực “Vành đai kinh tế Vịnh Bắc Bộ”; có vị trí quan trọng đối với giao lƣu kinh tế giữa Việt Nam với các nƣớc trong khu vực… Hải Phòng hội tụ đủ năm trục kinh tế trọng tâm của kinh tế biển: (1) Khu kinh tế, khu công nghiệp ven biển; (2) Cảng, dịch vụ cảng, dịch vụ hàng hải, vận tải biển, hậu cần logistics; (3) Kinh tế thủy sản, nuôi trồng, khai thác, chế biến; (4) Du lịch biển đảo; (5) Năng lƣợng biển, dầu khí. Nghiên cứu về những lợi thế của Hải Phòng trong phát triển kinh tế biển, TS. Nguyễn Văn Thành, Bí thƣ Thành ủy Hải Phòng giai đoạn 20112015, nay là Phó Chánh văn phòng Trung ƣơng Đảng, đã nêu rõ: “Hải Phòng 10 là một trong 28 tỉnh, thành phố ven biển ở nƣớc ta và và một trong 10 tỉnh, thành phố nằm ven bờ Tây Bắc vịnh Bắc Bộ. Thành phố Hải Phòng có khoảng 125 km chiều dài đƣờng bờ biển và trên 100.000 km2 thềm lục địa. Nếu chỉ tính vùng biển có độ sâu nhỏ hơn 20m, vùng biển Hải Phòng có diện tích khoảng 4.000 km2, gấp 2,6 lần diện tích đất liền của thành phố. Hải Phòng có khoảng 700 đảo, đá ven bờ, chiếm khoảng 5,4% diện tích, đặc biệt có đảo Bạch Long Vĩ nằm ở trung tâm vịnh Bắc Bộ, cách đất liền Việt Nam khoảng 110km và cách đảo Hải Nam khoảng 130 km. Điều này tạo cho Hải Phòng các lợi thế trong phát triển kinh tế biển, chủ yếu là ngành cảng - hàng hải, du lịch biển, thủy sản, dầu khí và các dịch vụ kinh tế biển”. Bài viết cũng nêu lên những yếu tố tác động đến công tác quản lý nhà nƣớc đối với phát triển kinh tế biển tại Hải Phòng giai đoạn 2011 - 2015 rất đáng quan tâm, nhƣ: tác động của bối cảnh quốc tế và khu vực; tác động từ xu thế phát triển và vị trí địa lý của Hải Phòng; tác động từ nội tại quá trình phát triển kinh tế biển của Việt Nam và Hải Phòng. Trên cơ sở đó, bài viết nêu lên những định hƣớng phát triển kinh tế biển tại Hải Phòng, đồng thời, có ý nghĩa nhƣ định hƣớng cho công tác quản lý đối với phát triển kinh tế biển tại Hải Phòng, bao gồm: (1) Xác định vị trí pháp lý của quy hoạch sử dụng biển đảo trong hệ thống quy hoạch chung của quốc gia; (2) Đẩy mạnh công tác điều tra, khảo sát, nghiên cứu, xác lập và quản lý hệ thống cơ sở dữ liệu, thông tin về tài nguyên và môi trƣờng biển; (3) Hình thành hệ thống các sản phẩm chủ lực có tầm chiến lƣợc, có sức cạnh tranh cao trong các ngành và lĩnh vực kinh tế biển có lợi thể so sánh. Nhƣ vậy có thể thấy rằng, vấn đề quản lý nhà nƣớc đối với phát triển kinh tế biển có thể đƣợc tiếp cận từ các góc độ khác nhau. Có thể từ phân tích các thành quả đạt đƣợc để từ đó nêu bật vai trò lãnh đạo của nhà nƣớc; có thể phân tích tiềm năng và lợi thế trong phát triển kinh tế biển để cho thấy vai trò 11 của của công tác quản lý ngành, công tác qui hoạch; có thể phân tích những tồn tại và hạn chế trong công tác quản lý đối với phát triển kinh tế biển để đề xuất giải pháp cải tiến các phƣơng pháp về quản lý. Đồng thời cũng có thể thấy rằng, vấn đề về quản lý nhà nƣớc đối với phát triển kinh tế biển cần phải đƣợc xem xét một cách tổng hợp trên nhiều khía cạnh, từ phía cơ quan quản lý nhà nƣớc, các nhà làm chính sách, các nhà nghiên cứu... Ví dụ, đối với nhà quản lý và các nhà làm chính sách, kết quả đạt đƣợc và những đóng góp đối với phát triển KT-XH của kinh tế biển luôn là sự quan tâm hàng đầu để ban hành chính sách. Các doanh nghiệp, các nhà đầu tƣ lại quan tâm đến tác động của chính sách quản lý hiện hành trong việc mang lại hiệu quả đầu tƣ cho tổ chức, doanh nghiệp khi tham gia phát triển kinh tế biển. Từ đó, việc đề xuất giải pháp có thể mang tính lợi ích riêng đối với từng đối tƣợng cụ thể. Điều này cho thấy cần thiết phải có nghiên cứu, đánh giá khách quan, cụ thể từng vấn đề của công tác quản lý nhà nƣớc đối với phát triển kinh tế biển để có những giải pháp tối ƣu. 1.2. Những vấn đề cơ bản về quản lý nhà nước đối với phát triển kinh tế biển 1.2.1. Những vấn đề lý luận cơ bản 1.2.1.1. Về kinh tế biển Hiện nay, trên thế giới có 157/203 quốc gia, vùng lãnh thổ có biển (theo số liệu chính thức đƣợc Liên hiệp quốc công nhận). Biển được hiểu là những vùng nước mặn rộng lớn nối liền với các đại dương hoặc là các hồ lớn chứa nước mặn mà không có đường thông ra đại dương một cách tự nhiên. Mặc dù con ngƣời sinh sống trên phần đất liền, nhƣng biển và đại dƣơng lại đƣợc xem là nơi bắt nguồn của sự sống và cũng là nơi có nhiều điều kiện rất thuận lợi cho sự sống của con ngƣời. Theo nghĩa hẹp, kinh tế biển là toàn bộ các hoạt động kinh tế diễn ra ven biển và trên biển, bao gồm: (1) Kinh tế hàng hải (vận tải biển và dịch vụ 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất