Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận văn quản lý ngân sách huyện lâm thao, tỉnh phú thọ...

Tài liệu Luận văn quản lý ngân sách huyện lâm thao, tỉnh phú thọ

.PDF
93
404
75

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- BÙI ĐỨC TRUNG QUẢN LÝ NGÂN SÁCH HUYỆN LÂM THAO, TỈNH PHÚ THỌ Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 60 34 04 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN DUY LỢI XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ CHẤM LUẬN VĂN Hà Nội – 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành luận văn đều đã được cảm ơn. Các thông tin, tài liệu trình bày trong luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Bùi Đức Trung LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập và thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự giúp đỡ quý báu của các tập thể và cá nhân. Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn các giảng viên Khoa Kinh tế chính trị - Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, đặc biệt là sự hướng dẫn của Tiến sĩ Nguyễn Duy Lợi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ và tạo điều kiện của các đồng chí lãnh đạo và chuyên viên Chi cục thuế, Chi cục Thống kê, Phòng Tài chính - Kế hoạch, UBND huyện Lâm Thao - tỉnh Phú Thọ đã góp ý và giúp đỡ tôi thực hiện đề tài này. Xin Chân thành cảm ơn các đồng chí Lãnh đạo, chuyên viên Phòng Tài chính - Kế hoạch, UBND huyện Lâm Thao cùng các đồng nghiệp, bạn bè đã động viên và tạo điều kiện cho tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện luận văn này. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Bùi Đức Trung MỤC LỤC Trang Lời cam đoan i Lời cảm ơn ii Danh mục viết tắt iii Danh mục bảng iv MỞ ĐẦU .............................................................................................................................. 1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC .................................. 5 1.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu liên quan đến đề tài....................................5 1.2. NSNN và quản lý NSNN cấp huyện............................................................7 1.2.1.Ngân sách NN, NSNN cấp huyện..........................................................7 1.2.2. Quản lý NSNN cấp huyện...................................................................12 1.3. Kinh nghiệm quản lý NSNN cấp huyện tại Việt Nam ............................. 23 1.3.1. Kinh nghiệm Quản lý thu NSNN của huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ ........ 23 1.3.2. Kinh nghiệm Quản lý thu NSNN tại thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ......... 25 1.3.3. Kinh nghiệm Quản lý thu NSNN huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang ......... 26 1.3.4. Bài học kinh nghiệm .......................................................................... 28 Kết luận chƣơng 1 ......................................................................................... 29 Chƣơng 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................ 30 2.1. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................. 30 2.2. Các phương pháp nghiên cứu................................................................... 30 2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin ....................................................... 30 2.2.2. Phương pháp phân tích ..................................................................... 31 2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ................................................................... 31 2.3.1. Nhóm chỉ tiêu về thu ngân sách ........................................................ 31 2.3.2. Nhóm chỉ tiêu về chi ngân sách ........................................................ 32 Chƣơng 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NN HUYỆN LÂM THAO TỈNH PHÚ THỌ .................................................................... 33 3.1. Khái quát chung về huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ ............................... 33 3.1.1. Điều kiện tự nhiên ............................................................................. 33 3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội .................................................................. 36 3.2. Thực trạng quản lý ngân sách trên địa bàn huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011-2014 ................................................................................ 37 3.2.1. Bộ máy quản lý NSNN cấp huyện ..................................................... 37 3.2.2. Tình hình thu, chi, lập dự toán, quyết toán ngân sách ở huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011-2014 ................................................... 38 3.2.3. Các biện pháp đã được thực hiện trong quản lý NSNN cấp huyện ........ 56 3.2.4 Đánh giá khái quát kết quả đạt được trong công tác quản lý ngân sách tại huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011-2014 .................. 58 3.2.5. Những tồn tại hạn chế trong công tác quản lý ngân sách tại huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011-2014 ........................................... 62 3.2.6. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý ngân sách huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011-2014 ............... 69 Kết luận chƣơng 3 ......................................................................................... 72 Chƣơng 4: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NN HUYỆN LÂM THAO TỈNH PHÚ THỌ .............................................................................. 73 4.1. Phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế xã hội huyện Lâm Thao đến năm 2020 ......................................................................................................... 73 4.2. Quan điểm quản lý ngân sách huyện Lâm Thao đến năm 2020 .............. 74 4.3. Một số giải pháp chủ yếu hoàn thiện công tác quản lý ngân sách huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ................................................................................... 75 4.3.1. Hoàn thiện hơn công tác xây dựng dự toán, kiểm tra, thanh tra, quyết toán ngân sách................................................................................... 75 4.3.2. Tăng cường công tác quản lý các khoản thu ngân sách ................... 78 4.3.3. Tăng cường công tác quản lý các khoản chi ngân sách ................... 79 4.3.4. Nâng cao năng lực cán bộ quản lý ngân sách huyện ....................... 82 4.4. Một số kiến nghị nâng cao hoạt động quản lý ngân sách huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ .......................................................................................... 83 4.4.1 Kiến nghị với Trung ương .................................................................. 83 4.4.2. Kiến nghị đối với tỉnh Phú Thọ ......................................................... 85 KẾT LUẬN .................................................................................................... 87 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 88 DANH MỤC VIẾT TẮT NSNN : Ngân sách nhà nước TC : Tài chính NN : Nhà nước HĐND : Hội đồng nhân dân UBND : Ủy ban nhân dân NSĐP : Ngân sách địa phương KT-XH : Kinh tế - xã hội MLNS : Mục lục ngân sách KBNN : Kho bạc nhà nước CNTT : Công nghệ thông tin TC-KH : Tài chính - Kế hoạch DANH MỤC BẢNG Biểu đồ 3.1: Tổng hợp thu NSNN huyện Lâm Thao .................................... 47 Bảng 2.1: Danh sách các chuyên gia phỏng vấn ....................................... 31 Bảng 3.1: Dự toán thu ngân sách huyện Lâm Thao giai đoạn 2011-2014 45 Bảng 3.2: Phân tích nhiệm vụ thu NSNN huyện Lâm Thao giai đoạn 20112014........................................................................................... 46 Bảng 3.3: Dự toán chi ngân sách huyện giai đoạn 2011-2014.................. 51 Bảng 3.4: Phân tích Quyết toán Chi ngân sách huyện Lâm Thao giai đoạn 2011-2014 ................................................................................. 52 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngày nay, ngân sách nhà nước (NSNN) đã trở thành một trong những công cụ quan trọng trong việc điều chỉnh nền kinh tế vĩ mô của mỗi quốc gia, điều phối các nguồn lực của nền kinh tế một cách hợp lý để thúc đẩy nền kinh tế phát triển ổn định, bền vững. Bên cạnh đó quản lý ngân sách hiệu quả cũng giúp giải quyết tốt các vấn đề xã hội nhằm thực hiện công bằng xã hội. Nền kinh tế trong nước đang đứng trước bối cảnh kinh tế thế giới phục hồi chậm sau suy thoái toàn cầu, chính vì vậy nền kinh tế nước ta gặp nhiều trở ngại để giảm áp lực vì mặt tiền tệ. Trước những áp lực từ những bất ổn về kinh tế và chính trị thế giới cùng với những khó khăn chưa được tháo gỡ từ những năm trước để lại như áp lực về khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế chưa cao, sức ép của nợ xấu còn nặng nề, hàng hóa trong nước có sức tiêu thụ còn chậm, năng lực điều hành, quản lý của các doanh nghiệp trong nước còn thấp. Chính vì những lý do đó nên việc quản lý NSNN đóng một vai trò quan trọng trong việc điều hành đất nước, đặc biệt với đặc thù của nước ta từ một nước đang phát triển để phát triển và thoát khỏi ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu. Với các mục tiêu đó của việc quản lý NSNN, việc phân bổ các nguồn lực của nền kinh tế đóng vai trò quan trọng bởi vì các nguồn lực của nền kinh tế là có hạn. Việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực sẽ giúp cho nền kinh tế bớt lãng phí nguồn lực. Việc nâng cao khả năng quản lý NSNN chính là nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực của nền kinh tế. Quản lý ngân sách là một yêu cầu chung với toàn xã hội, các cấp, các ngành. Việc quản lý NSNN không thể thực hiện đạt hiệu quả cao nếu chỉ thực hiện ở tầm vĩ mô mà nó cần thực hiện tốt ở từng địa phương cụ thể. Để thực hiện tốt việc quản lý NSNN điều đầu tiên cần nhận thức đúng, đủ lý luận về NSNN. Ngày 11/01/2007 Việt Nam đã chính thức là thành viên thứ 150 của tổ chức quốc tế WTO – đây chính là cơ hội để Việt Nam có thể 1 tiếp cận với các nguồn tài chính trên thế giới, với các tổ chức tài chính quy mô lớn, không chỉ mang lại cơ hội cho Việt Nam mà việc gia nhập tổ chức quốc tế WTO cũng mạng lại cho nền kinh tế Việt Nam nhiều thách thức như việc minh bạch các thủ tục trong việc thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài, việc nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực tài chính trong việc đầu tư. Từ khi nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập khu vực và quốc tế, trong lĩnh vực tài chính, tiền tệ, NSNN là một mắt xích quan trọng trong quá trình đổi mới, hội nhập của đất nước. Với một số tồn tại trong việc quản lý ngân sách như việc lập, chấp hành, quyết toán dự toán vẫn còn chậm đổi mới, đôi khi còn chưa đúng theo quy định của NN. Việc quản lý thu, chi NSNN còn xảy ra thất thoát do công tác quản lý thu chi còn lỏng lẻo, nhiều kẽ hở, vẫn chưa bao quát cụ thể hết được các khoản thu, chi ngân sách, chưa có biện pháp xử lý các quản chi không đúng quy định của Luật NSNN. Công tác quyết toán ngân sách chưa được quan tâm đúng mức với tầm quan trọng của nó. Đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý ngân sách còn hạn chế về chuyên môn, chậm đổi mới, cập nhật các chính sách, quy định của NN. Vẫn còn một số ít cán bộ quản lý ngân sách mắc bệnh kinh nghiệm và giáo điều. Trong bối cảnh chung của đất nước, của tỉnh Phú Thọ và của huyện Lâm Thao trong những năm qua đã đạt được những thành tựu về kinh tế - xã hội, bộ mặt nông thôn đang ngày càng đổi mới. Qua hơn 10 năm thực hiện luật NSNN, huyện Lâm Thao đã sử dụng có hiệu quả NSNN trong việc đảm bảo an sinh xã hội và dành một nguồn kinh phí để cho đầu tư phát triển. Tuy nhiên, thực trạng hiện nay công tác quản lý ngân sách vẫn còn nhiều khuyết điểm, hạn chế. Để thực sự đưa NSNN trở trành công cụ của NN, NN sử dụng NSNN để thực hiện tốt hơn, hiệu quả cao hơn trong huy động và phân bổ các nguồn 2 lực của xã hội thuộc phạm vi NSNN. Yêu cầu trên đối với huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ là hết sức cần thiết, bởi vì là một huyện nông nghiệp còn chiếm tỷ trọng cao, quy mô kinh tế nhỏ, khả năng tích luỹ thấp. Thực tế tại huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ công tác quản lý ngân sách còn tồn tại một số vấn đề chưa đổi mới phù hợp với sự phát triển và thay đổi của địa phương, thu ngân sách hàng năm không đủ chi, tỉnh phải trợ cấp cân đối. Chính vì vậy vấn đề sử dụng hiệu quả quản lý ngân sách NN được đặt lên là yếu tố vô cùng quan trọng trong điều kiện ngân sách còn hạn hẹp như ngày nay. Từ nhận định trên, tác giả lựa chọn nghiên cứu đề tài "Quản lý ngân sách huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ" để góp phần giải quyết vấn đề cấp bách nói trên. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu * Mục tiêu nghiên cứu: Phân tích tình hình quản lý NSNN huyện Lâm Thao - tỉnh Phú Thọ, rút ra các ưu nhược điểm và nguyên nhân cơ bản trong công tác quản lý ngân sách huyện để đưa ra những giải pháp hữu hiệu nhằm đề xuất một số giải pháp giúp hoàn thiện công tác quản lý NSNN tại huyện Lâm Thao tỉnh Phú Thọ. * Nhiệm vụ nghiên cứu: - Tổng quan cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý NSNN cấp huyện. - Phân tích thực trạng trong công tác quản lý NSNN huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011-2014. - Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý NSNN huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ từ nay đến năm 2020. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản lý NSNN tại huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ 3 * Phạm vi nghiên cứu: - Phạm vi về nội dung: Tập trung nghiên cứu một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước tại huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ như: Lập dự toán, kiểm soát các khoản thu, chi ngân sách đặc biệt chi cho đầu tư xây dựng... - Phạm vi về không gian: Địa bàn huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ - Phạm vi về thời gian: Tài liệu tổng quan được thu thập từ những tài liệu đã công bố trong khoảng thời gian từ năm 2011 đến 2015; Số liệu điều tra thực trạng chủ yếu trong 4 năm (từ năm 2011 đến năm 2014). Các giải pháp dự kiến áp dụng từ nay đến năm 2020. 4. Đóng góp mới của luận văn - Luận văn tập trung nghiên cứu, làm rõ một số vấn đề trong lý luận về quản lý NSNN cấp huyện. - Làm rõ thực trạng quản lý NSNN trên địa bàn huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ trong thời gian qua để đưa ra các giải pháp nhằm phát huy các ưu điểm đã đạt được và khắc phục các nhược điểm trong việc quản lý NSNN tại huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ. - Từ kết quả của những nghiên cứu đưa ra các kiến nghị đối với các ngành chức năng nhằm nâng cao hiệu quả quản lý NSNN cấp huyện. 5. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm có 4 chương: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về quản lý ngân sách nhà nước Chƣơng 2: Phương pháp nghiên cứu Chƣơng 3: Thực trạng quản lý NSNN huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ. Chƣơng 4: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý NSNN huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ. 4 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC 1.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu liên quan đến đề tài * Tài liệu trong nước: Tô Thiện Hiền (2012), Nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách NN tỉnh An Giang giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn đến năm 2020, Luận án tiến sỹ kinh tế, Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh. Công trình này đã nêu những khó khăn đặt ra trong phân cấp quản lý ngân sách NN và những giải pháp để hoàn thiện việc thực hiện quản lý ngân sách NN. Phạm Văn Thịnh (2011), Hoàn thiện công tác quản lý Ngân sách huyện Phù Cát đến 2012, Luận văn thạc sỹ, Đại học Đà Nẵng. Luận văn nêu được công tác quản lý ngân sách cấp huyện, nêu ra được những thực trạng của địa phương huyện Phù Cát và đề xuất một số giải pháp để hoàn thiện quản lý NSNN tại huyện Phù Cát. Lê Văn Vĩnh (2014), Giải pháp tăng cường quản lý NSNN tại huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ, Luận văn thạc sỹ, Đại học Mỏ địa chất Hà Nội. Đây là một luận văn nói về quản lý ngân sách cấp huyện của huyện Phù Ninh - tỉnh Phú Thọ. Là một huyện trong tỉnh Phú Thọ, Phù Ninh và lâm Thao có nhiều điểm tương đồng về vị trí địa lý, giáo dục, văn hóa xã hội. Luận văn đã nêu ra được thực trạng quản lý ngân sách tại huyện Phù Ninh, đã sử dụng nhiều phương pháp phân tích để đánh giá thực trạng quản lý ngân sách của huyện như phương pháp so sánh, phương pháp phân tích, tổng hợp. Luận văn chưa thu thập được ý kiến của các chuyên gia, các lãnh đạo Huyện ủy, UBND huyện, lãnh đạo các phòng ban chuyên môn để giúp thu thập, chọn lọc những thông tin, ý kiến trao đổi của các chuyên gia trong lĩnh vực quản lý ngân sách. Nguyễn Ngọc Kiểm (2011), Quản lý chi NSNN cho đầu tư xây dựng cơ 5 bản huyện Núi Thành, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Đại học Đà Nẵng. Việc chi cho đầu tư xây dựng để tránh thất thoát vốn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư là một vấn đề cấp thiết cần được quan tâm, luận văn đã nêu được những điều còn tồn tại trong việc quản lý vốn trong đầu tư xây dựng cơ bản tại huyện Núi Thành nói riêng và cũng là tồn tại nói chung của nhiều địa phương khác như: Việc cấp phát thanh toán chậm và phải thường dồn vào cuối năm kế hoạch gây khó khăn cho cơ quan thanh toán trong việc kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản, còn có những hạn chế trong khâu kiểm tra, kiểm soát, giám sát và hạn chế trong tổ chức bộ máy quản lý chi NSNN cho xây dựng cơ bản. Nguyễn Hữu Khánh (2014), Ngân sách xã trong phân cấp quản lý NSNN: Nghiên cứu tại xã Hoàng Diệu, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương, Tạp chí khoa học và phát triển, 6:813-820. Bài báo đã nghiên cứu tình hình quản lý ngân sách của một xã năm trong đồng bằng sông Hồng, đã chỉ ra được trên địa bàn xã Hoàng Diệu chi cho đầu tư phát triển phụ thuộc phần lớn vào thu cấp quyền sử dụng đất. Bài báo đưa ra được những kiến nghị: Tăng cường minh bạch thông tin về ngân sách xã tới người dân, thay đổi mức thuế sử dụng đất phi nông nghiệp. Nhà xuất bản Tài Chính (2012), 300 câu giải đáp các tình huống về công tác quản lý NSNN và hệ thống MLNS năm 2012. Sách đã thống kê những tình huống thường xảy ra trong quản lý NSNN giúp thuận lợi hơn khi xử lý các tình huống và vướng mắc thường gặp trong quá trình quản lý NSNN. Giải đáp các tình huống liên quan đến việc lập dự toán, quản lý sử dụng và quyết toán thu, chi NSNN. Giải đáp tình huống liên quan đến quản lý vốn và sử dụng vốn thuộc NSNN. Nhà xuất bản Tài Chính (2015), 685 tình huống giải đáp về nghiệp vụ kế toán, kiểm toán, quản lý tài chính, sử dụng ngân sách trong các đơn vị hành chính sự nghiệp. Nội dung của sách đã giải đáp tình huống về quản lý tài chính, lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí NN. Giải đáp tình huống 6 về thanh toán, quyết toán nguồn vốn đầu tư, vốn sự nghiệp, dự án hoàn thành sử dụng vốn NSNN. * Tài liệu nước ngoài: Gene Siciliano (2008), Tài chính dành cho nhà quản lý, Nxb Lao độngXã hội. Hà Nội. Hương Giang (dịch). Tài liệu đã đưa ra được các lỗi hay gặp phải khi quản lý trong lĩnh vực tài chính đặc biệt là trong các nhiệm vụ chi, từ đó chỉ ra được các công cụ để các nhà quản lý ngân sách sử dụng để phát huy hiệu quả các nguồn lực tài chính. 1.2. NSNN và quản lý ngân sách NN cấp huyện 1.2.1. Ngân sách NN, NSNN cấp huyện 1.2.1.1. Ngân sách NN và hệ thống ngân sách NN NSNN là quỹ tài chính tập trung quan trọng nhất, là kế hoạch tài chính cơ bản, tổng hợp của Nhà nước, giữ vai trò chủ đạo trong hệ thống tài chính và có tính quyết định đến sự phát triển của nền kinh tế; là công cụ để thực hiện tích luỹ và tập trung vốn, phân phối và sử dụng vốn của Nhà nước cho quá trình phát triển kinh tế và đảm bảo quốc phòng, an ninh, trật tự xã hội. Biểu hiện bên ngoài, NSNN là một bảng dự toán thu chi bằng tiền của Nhà nước trong một khoảng thời gian nhất định thường là một năm. Chính phủ dự toán các nguồn thu vào quỹ NSNN, đồng thời dự toán các khoản chi cho các hoạt động KT-XH, chính trị, an ninh - quốc phòng, từ quỹ NSNN và bảng dự toán này phải được Quốc hội phê chuẩn. Như vậy, đặc trưng của NSNN là tính dự toán các khoản thu, chi bằng tiền của Nhà nước trong một thời gian nhất định, thường là một năm. Hoạt động NSNN là hoạt động thu (tạo thu) và chi tiêu (sử dụng) quỹ tiền tệ của Nhà nước, làm cho nguồn tài chính vận động giữa một bên là Nhà nước với một bên là các chủ thể KT-XH trong quá trình phân phối tổng sản phẩm quốc dân dưới hình thức giá trị. Nói cách khác, NSNN phản ánh mối 7 quan hệ kinh tế giữa Nhà nước với các chủ thể kinh tế trong nền KT-XH và trong phân phối tổng sản phẩm xã hội. Thông qua việc tạo lập, sử dụng quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước chuyển dịch một bộ phận thu nhập bằng tiền của các chủ thể thành thu nhập của Nhà nước và Nhà nước chuyển dịch thu nhập đó đến các chủ thể được thụ hưởng nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà Nước. Thứ nhất, NSNN là kế hoạch tài chính vĩ mô trong các kế hoạch tài chính của Nhà nước để quản lý các hoạt động KT-XH. Thứ hai, xét về mặt thực tế, NSNN là quỹ tiền tệ tập trung lớn nhất của Nhà nước. Thứ ba, NSNN là khâu chủ đạo trong hệ thống các khâu tài chính. Các nguồn tài chính được tập trung vào NSNN nhờ vào việc Nhà nước tham gia vào quá trình phân phối và phân phối lại các nguồn tài chính quốc gia dưới hình thức thuế và các hình thức thu khác. Có nhiều định nghĩa khác nhau về NSNN do cách tiếp cận và nhìn nhận vai trò của NSNN trên nhiều khía cạnh khác nhau. Trong bài luận văn, học viên thống nhất sử dụng định nghĩa được đưa ra trong Luật NSNN hiện hành như sau: Theo Điều 1 Luật NSNN của Quốc hội nước Cộng hoà XHCN Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 2 số 01/2002/QH11 thông qua ngày 16/02/2002 về NSNN đã xác định: "NSNN là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà Nước đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà Nước. NSNN có thể hiểu là một kế hoạch tài chính quốc gia bao gồm chủ yếu các khoản thu và chi của Nhà nước được mô tả dưới hình thức cân đối bằng giá trị tiền tệ. Phần thu thể hiện các nguồn tài chính đã huy động được để thực 8 hiện mục tiêu KT-XH". Khái niệm này có thể coi là cơ bản nhất trong các khái niệm đã nêu trong đề tài. NSNN là quỹ tập trung của Nhà nước. Quỹ này thể hiện trong lượng tiền huy động từ thu nhập quốc dân để đáp ứng cho các khoản chi tiêu của Nhà nước, có hai mặt đó là mặt tĩnh và mặt động. Theo hình thức biểu hiện bên ngoài và ở trạng thái tĩnh, các nguồn tài chính được tập trung vào NSNN mà chúng ta có thể xác định vào bất cứ thời điểm nào. Xét về thực chất và ở trạng thái động thể hiện các quan hệ phân phối dưới hình thức giá trị gắn liền với quỹ tiền tệ tập trung vào NSNN và từ NSNN phân bổ các nguồn tài chính cho các ngành, các lĩnh vực, các địa phương của nền kinh tế quốc dân. NSNN là một phạm trù kinh tế tài chính, là một hệ thống quan hệ kinh tế tồn tại khách quan. Hệ thống các quan hệ kinh tế này được đặc trưng bởi quan hệ tiền tệ phát sinh trong quá trình phân phối các nguồn tài chính và bằng các quan hệ kinh tế đó mà quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước được tạo lập và sử dụng. Bao gồm: Quan hệ kinh tế giữa NSNN với khu vực doanh nghiệp; Quan hệ kinh tế giữa NSNN với các đơn vị hành chính sự nghiệp; Quan hệ kinh tế giữa NSNN với các tầng lớp dân cư; Quan hệ kinh tế giữa NSNN với thị trường tài chính. NSNN không thể nào là một cấp Ngân sách đơn lẻ bởi theo như khoản 1, Điều 4 Luật NSNN năm 2002 đã nêu ở trên. Theo tinh thần Luật NSNN, hệ thống Ngân sách ở nước ta bao gồm 4 cấp: Ngân sách Trung ương, Ngân sách cấp Tỉnh, Ngân sách cấp Huyện, Ngân sách cấp Xã. 1.2.1.2. Ngân sách cấp huyện + Khái niệm: NSNN bao gồm ngân sách trung ương và NSĐP. NSĐP bao gồm ngân sách của đơn vị hành chính các cấp có HĐND và UBND. Theo quy định của Luật tổ chức HĐND và UBND hiện hành bao gồm: - Ngân sách cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là 9 ngân sách cấp tỉnh). - Ngân sách cấp huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là ngân sách cấp huyện). - Ngân sách cấp xã, phường, thị trấn (gọi chung là ngân sách cấp xã). + Nội dung thu chi theo Luật ngân sách: Theo Luật Ngân sách 2002, nội dung phân định nhiệm vụ thu, chi của Ngân sách huyện bao gồm những nội dung sau: Nhiệm vụ thu ngân sách: - Các khoản thu NSĐP được hưởng 100%: Thuế nhà đất; Thuế tài nguyên, không kể thuế tài nguyên thu từ hoạt động dầu khí; Thuế môn bài; Thuế chuyển quyền sử dụng đất; Thuế sử dụng đất nông nghiệp; Tiền sử dụng đất; Tiền cho thuê đất, thuê mặt nước không kể thuê mặt nước từ hoạt động dầu khí; Tiền đền bù thiệt hại đất; Tiền cho thuê và bán nhà thuộc sở hữu NN; Lệ phí trước bạ; Thu từ hoạt động xổ số kiến thiết; Thu từ vốn góp của NSĐP, tiền thu hồi vốn của NSĐP tại cơ sở kinh tế, thu từ quỹ dự trữ tài chính cấp tỉnh theo quy định; Viện trợ không hoàn lại của các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài trực tiếp cho địa phương theo quy định của pháp luật; Phần nộp ngân sách theo quy định của pháp luật từ các khoản phí, lệ phí do các cơ quan, đơn vị thuộc địa phương tổ chức thu, không kể phí xăng, dầu và lệ phí trước bạ; Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ % giữa ngân sách tỉnh và ngân sách huyện; Thu bổ sung từ ngân sách tỉnh; Thu từ huy động đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng theo quy định. Nhiệm vụ chi ngân sách: - Chi đầu tư phát triển: Đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội không có khả năng thu hồi do địa phương quản lý; Đầu tư và hỗ trợ cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, các tổ chức tài chính của 10 NN theo quy định của pháp luật; Phần chi đầu tư phát triển trong các chương trình quốc gia do địa phương thực hiện; Các khoản chi đầu tư phát triển khác theo quy định của pháp luật; - Chi thường xuyên: + Các hoạt động sự nghiệp giáo dục - đào tạo, dạy nghề, y tế, xã hội, văn hoá, thông tin, văn học nghệ thuật, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, môi trường, các sự nghiệp khác do địa phương quản lý: Giáo dục phổ thông, bổ túc văn hoá, nhà trẻ, mẫu giáo, phổ thông dân tộc nội trú và các hoạt động giáo dục khác; Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp, đào tạo nghề, đào tạo ngắn hạn và các hình thức đào tạo bồi dưỡng khác; Phòng bệnh, chữa bệnh và các hoạt động y tế khác; Các trại xã hội, cứu tế xã hội, cứu đói, phòng chống các tệ nạn xã hội và các hoạt động khác; Bảo tồn, bảo tàng, thư viện, biểu diễn nghệ thuật và hoạt động văn hoá khác; Phát thanh truyền hình và các hoạt động thông tin khác; Bồi dưỡng, huấn luyện các đội tuyển cấp tỉnh, các giải thi đấu cấp tỉnh, quản lý các cơ sở thi đấu thể dục thể thao và các hoạt động thể dục thể thao khác; Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ. Các hoạt động sự nghiệp kinh tế do địa phương quản lý: + Sự nghiệp giao thông: Duy tu, bảo dưỡng và sửa chữa cầu đường và các công trình giao thông khác, lập biểu báo cáo và các biện pháp đảm bảo an toàn giao thông trên các tuyến đường. + Sự nghiệp nông nghiệp, thủy lợi, ngư nghiệp, lâm nghiệp. Duy tu, bảo dưỡng các tuyến đê, các công trình thuỷ lợi, các trạm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, công tác khuyến lâm, khuyến nông, khuyến ngư, bảo vệ phòng chống cháy rừng, bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản. + Sự nghiệp thị chính: Duy tu bảo dưỡng hệ thống đèn chiếu sáng vỉa hè, hệ thống cấp thoát nước, giao thông nội thị, công viên và các sự nghiệp thị chính khác. 11 + Đo đạc, lập bản đồ và lưu giữ hồ sơ địa chính và các hoạt động địa chính khác; Điều tra cơ bản; Các hoạt động về sự nghiệp môi trường; Các sự nghiệp kinh tế khác. + Các nhiêm vụ về quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội do NSĐP thực hiện theo quy định của Chính phủ. + Hoạt động của các cơ quan NN, cơ quan Đảng cộng sản Việt Nam ở địa phương. + Hoạt động của các cơ quan địa phương của Uỷ ban mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân. + Hỗ trợ cho các tổ chức Chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp ở địa phương theo quy định của Pháp luật. + Thực hiện các chính sách xã hội đối với các đối tượng do địa phương quản lý. + Phần chi thường xuyên trong các chương trình quốc gia do các cơ quan địa phương thực hiện. + Trợ giá theo chính sách của NN. + Các khoản chi thường xuyên khác theo quy định của Pháp luật. + Chi bổ sung cho ngân sách cấp dưới. Chi chuyển nguồn NSĐP năm trước sang NSĐP năm sau. 1.2.2. Quản lý NSNN cấp huyện 1.2.2.1. Nguyên tắc cơ bản về quản lý NSNN * Nguyên tắc đầy đủ, trọn vẹn Đây là một trong những nguyên tắc quan trọng nhất của quản lý NSNN. Nội dung của nguyên tắc này là mọi khoản thu, chi phải được ghi đầy đủ vào kế hoạch NSNN, mọi khoản chi phải được vào sổ và quyết toán rành mạch. Chỉ có kế hoạch ngân sách đầy đủ, trọn vẹn mới phản ánh đúng mục đích 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng