Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Khoa học xã hội Luận văn nhân vật người phụ nữ mường trong truyện ngắn của hà thị cẩm anh...

Tài liệu Luận văn nhân vật người phụ nữ mường trong truyện ngắn của hà thị cẩm anh

.PDF
105
108
148

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NÔNG THỊ THUÝ HƯƠNG NHÂN VẬT NGƯỜI PHỤ NỮ MƯỜNG TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA HÀ THỊ CẨM ANH LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM Thái Nguyên - 2018 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NÔNG THỊ THUÝ HƯƠNG NHÂN VẬT NGƯỜI PHỤ NỮ MƯỜNG TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA HÀ THỊ CẨM ANH Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 82 20 121 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Thị Việt Trung Thái Nguyên - 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi. Các nội dung nêu trong luận văn là kết quả làm việc của tôi và chưa được công bố trong bất cứ một công trình nào khác. Tác giả luận văn Nông Thị Thuý Hương i LỜI CẢM ƠN Bằng sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn PGS.TS Trần Thị Việt Trung, người đã tận tình, chu đáo, trách nhiệm hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu, các thầy cô giáo trong khoa Ngữ văn, khoa Sau đại học, cán bộ phòng Quản lí khoa học trường Đại học sư phạm - Đại học Thái Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong cả quá trình học tập và nghiên cứu tại trường. Xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã quan tâm, động viên, giúp đỡ em trong thời gian nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Thái Nguyên, tháng 5 năm 2018 Tác giả luận văn Nông Thị Thuý Hương ii MỤC LỤC Trang Trang bìa phụ Lời cam đoan.....................................................................................................i Lời cảm ơn .......................................................................................................ii Mục lục ...........................................................................................................iii MỞ ĐẦU .........................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài ..........................................................................................1 2. Lịch sử vấn đề ..............................................................................................2 3. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................8 4. Nhiệm vụ nghiên cứu....................................................................................9 5. Phương pháp nghiên cứu ..............................................................................9 6. Đóng góp của luận văn .................................................................................9 7. Cấu trúc của luận văn.................................................................................. 10 NỘI DUNG .................................................................................................... 11 Chương 1. KHÁI QUÁT VỀ VĂN XUÔI DÂN TỘC THIỂU SỐ VIỆT NAM HIỆN ĐẠI VÀ NỮ NHÀ VĂN DÂN TỘC MƯỜNG HÀ THỊ CẨM ANH .................................................................................................... 11 1.1. Vài nét khái quát về văn xuôi dân tộc thiểu số thời kỳ hiện đại................ 11 1.2. Nữ nhà văn dân tộc Mường Hà Thị Cẩm Anh.......................................... 19 *Tiểu kết chương 1 ......................................................................................... 26 Chương 2. NGƯỜI PHỤ NỮ MƯỜNG - NHÂN VẬT TRUNG TÂM TRONG SÁNG TÁC CỦA HÀ THỊ CẨM ANH........................................ 27 2.1. Nhân vật trung tâm trong sáng tác của Hà Thị Cẩm Anh ......................... 27 2.1.1 Khái niệm “nhân vật”............................................................................. 27 2.1.2 Nhân vật trung tâm – người phụ nữ Mường trong sáng tác của Hà Thị Cẩm Anh......................................................................................................... 27 iii 2.2 Những nhân vật phụ nữ với vẻ đẹp truyền thống mang đậm bản sắc văn hoá Mường.............................................................................................. 29 2.2.1 Vẻ đẹp về ngoại hình ............................................................................. 29 2.2.2 Vẻ đẹp nội tâm - thứ nhan sắc vững bền của người phụ nữ xứ Mường.. 35 2.3. Những thân phận, những bi kịch cá nhân của những người phụ nữ Mường trong cuộc sống thời kỳ hiện đại........................................................ 41 * Tiểu kết chương 2 ........................................................................................ 55 Chương 3. MỘT SỐ PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT TIÊU BIỂU TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT NGƯỜI PHỤ NỮ.......................................................................................... 57 3.1 Nghệ thuật khắc họa tính cách nhân vật và ngôn ngữ nhân vật ................. 57 3.1.1 Nghệ thuật khắc họa tính cách nhân vật ................................................. 57 3.1.2 Ngôn ngữ nhân vật................................................................................. 62 3.2 Nghệ thuật xây dựng cốt truyện và tình huống truyện .............................. 68 3.2.1. Nghệ thuật xây dựng cốt truyện ............................................................ 68 3.2.2. Nghệ thuật tạo dựng tình huống truyện ................................................. 79 * Tiểu kết chương 3 ........................................................................................ 88 KẾT LUẬN ................................................................................................... 89 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 92 PHỤ LỤC iv MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1 Văn học dân tộc thiểu số (DTTS) là một bộ phận quan trọng của văn học Việt Nam một nền văn học phong phú và giàu bản sắc. Trong diện mạo của nền văn xuôi Việt Nam hiện đại thì văn xuôi các DTTS có một vẻ đẹp riêng, sắc thái riêng. Các nhà văn DTTS đã luôn có ý thức tạo nên một tiếng nói văn chương của chính dân tộc mình trên cơ sở luôn hướng ngòi bút của mình và việc phản ánh cuộc sống, con người và hiện thực miền núi một cách say sưa và tự hào. Những sáng tác của họ là những tấm gương phản chiếu vẻ đẹp bản sắc văn hoá của dân tộc mình, gương mặt con người và thiên nhiên miền núi của mình. Nghiên cứu các tác phẩm của các nhà văn như: Bàn Tài Đoàn, Nông Minh Châu, Triều Ân, Vi Hồng, Vi Thị Kim Bình, Y Điêng, Mã A Lềnh, La Quán Miên, Inrasara, Y Phương, Lò Ngân Sủn, Cao Duy Sơn, Hà Lâm Kỳ, Hlinh Niê, Niê Thanh Mai, Bùi Thị Như Lan...v.v…chúng ta đều thấy được vẻ đặc trưng của tâm hồn, tính cách của người miền núi nói chung, của từng dân tộc nói riêng. Bên cạnh các nhà văn dân tộc thiểu số có tên tuổi thì ta không thể không nhắc đến Hà Thị Cẩm Anh - một cây bút văn xuôi tiêu biểu của xứ Mườn - đặc biệt là trong khoảng thời gian 20 năm trở lại đây. 1.2. Những sáng tác của Hà Thị Cẩm Anh đã góp phần vào sự phát triển của văn xuôi DTTS trong thời kỳ Đổi Mới - với một phong cách riêng mang đậm bản sắc văn hóa Mường. Bản sắc Mường được thể hiện trong những trang viết của Hà Thị Cẩm Anh ở cảm hứng viết về thiên nhiên, con người và những phong tục tập quán của dân tộc Mường cùng cuộc sống của cộng đồng Mường thời kỳ hiện đại. Nhà văn đã thổi hồn dân tộc vào trang viết của mình nhờ việc sử dụng ngôn ngữ mang đậm bản sắc Mường, những câu văn mang âm hưởng sử thi, những câu chuyện cổ dân gian Mường và một thế giới nhân vật phong phú, đa dạng trong cộng đồng Mường, góp phần tạo nên nét độc đáo riêng cho văn xuôi các DTTS Việt Nam. Đặc biệt trong thế giới nhân vật của nhà văn nổi bật lên là hình tượng nhân vật người phụ nữ dân tộc Mường. Đây là một hình tượng nghệ thuật tiêu biểu, có vai trò quan trọng trong sáng tác của bà, thể hiện rõ tư tưởng nghệ thuật và phong cách nghệ thuật của nữ nhà văn. Do đó, nghiên cứu về nhân vật người phụ nữ Mường trong truyện ngắn của Hà Thị Cẩm Anh cũng chính là đã đi vào nghiên 1 cứu phần cơ bản nhất trong các tác phẩm của nhà văn; nghiên cứu những mặt sáng tạo, mặt thành công (cũng như hạn chế) trong quá trình sáng tác của bà. Đồng thời, qua đó cũng thấy được rất rõ những quan niệm rất truyền thống nhưng cũng rất hiện đại và mới mẻ của bà trong quan niệm về con người, về cuộc sống và việc phản ánh hiện thực một cách đa chiều, đa góc cạnh của bà trong tác phẩm. 1.3 Nghiên cứu về nhân vật người phụ nữ Mường trong các sáng tác của Hà Thị Cẩm Anh là một việc làm có ý nghĩa thực tiễn. Bởi nó sẽ góp phần vào việc nghiên cứu về văn chương các dân tộc thiểu số Việt nam hiện đại nói chung và góp phần nghiên cứu về chân dung con người dân tộc thiểu số nói riêng – thông qua nhân vật người phụ nữ - những người luôn gìn giữ những nét đẹp của bản sắc văn hoá dân tộc, nhưng cũng là những người chịu tác động nhiều nhất của những mặt tốt đẹp, thuận lợi cũng như mặt lạc hậu, tiêu cực của xã hội từ xưa cho tới nay. Thông qua đó, chỉ ra những sáng tạo, những cái mới trong việc phản ánh nội dung cũng như trong nghệ thuật viết truyện của nữ nhà văn dân tộc Mường này; cũng như sự thể hiện quan điểm nghệ thuật của tác giả về việc phản ánh con người và hiện thực vào trong các sáng tác của mình thời kỳ Đổi Mới. 1.4 Bản thân tôi là người con của dân tộc Tày, là một giáo viên giảng dạy Ngữ văn của trường Phổ thông Vùng cao Việt Bắc, một trường dân tộc miền núi có nhiệm vụ đào tạo con em các dân tộc thiểu số khu vực miền núi phía Bắc, chúng tôi muốn nghiên cứu về văn xuôi dân tộc thiểu số Việt Nam nói chung và nghiên cứu về hình tượng nhân vật người phụ nữ Mường trong truyện ngắn của Hà Thị Cẩm Anh nói riêng - nhằm góp phần khẳng định những vẻ đẹp truyền thống cũng như vẻ đẹp hiện đại của con người dân tộc thiểu số ngày nay, cùng những thách thức khó khăn mà họ phải đối mặt, nhằm giáo dục các thế hệ học sinh người dân tộc thiểu số luôn biết trân trọng, bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc mình trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của đất nước. Từ những lý do trên, cùng với niềm yêu thích say mê các sáng tác của Hà Thị Cẩm Anh - tôi mạnh dạn lựa chọn vấn đề “Nhân vật người phụ nữ Mường trong truyện ngắn Hà Thị Cẩm Anh ” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn của mình. 2. Lịch sử vấn đề Trong đội ngũ các nhà văn dân tộc thiểu số với các tên tuổi quen thuộc như: 2 Nông Minh châu, Vi Hồng, Vi Thị Kim Bình, Ma Trường Nguyên, Cao Duy Sơn, Mã A Lềnh, Inrasara, La Quán Miên, Đoàn Ngọc Minh…thì Hà Thị Cẩm Anh - nhà văn dân tộc Mường trong 20 năm trở lại đây đã gặt hái được khá nhiều thành công, nhưng cũng lặng lẽ khiêm nhường như bà - văn chương của bà vẫn còn như là một “mảnh trời riêng” chưa được nhiều người chú ý nghiên cứu, đánh giá. Tên tuổi và sự nghiệp của bà chủ yếu mới chỉ được một số nhà văn, nhà phê bình đề cập đến trong một số bài báo, hoặc trong lời giới thiệu, lời tựa các tập truyện ngắn của nhà văn khi ra mắt hoặc được nhắc tới trong các công trình nghiên cứu chung về văn xuôi DTTS. Cho tới nay chúng tôi mới thông kê một số bài viết đề cập trực tiếp đến sáng tác của Hà Thị Cẩm Anh trong đó có nhắc tới những nhân vật người phụ nữ trong sáng tác của bà. 2.1. Những ý kiến chung về sáng tác của Hà Thị Cẩm Anh Hà Thị Cẩm Anh được biết đến với cái tên “Nhà văn của thung lũng Si Dồ” bởi hầu hết các sáng tác của bà đều gắn với không gian của Mường Dồ, Mường Danh, Mường Phấm. Đó là tên đất, tên rừng nơi nhà văn sinh ra và lớn lên. Vì thế trong bài viết Đọc truyện ngắn của Hà Thị Cẩm Anh, Đỗ Đức đã khẳng định: “Hà Thị Cẩm Anh, chị người Mường. Mảnh đất chị chọn cho cho văn chương là Mường Vang, là làng Chiềng, là thung lũng Si Dồ - Xứ Thanh” [13]. Còn tác giả Nguyên Tĩnh trong bài Hà Thị Cẩm Anh và thung lũng Si Dồ thì cho rằng Hà Thị Cẩm Anh đã tìm thấy “cái Mường trong văn học” rất riêng :“Có một thung lũng Sì Dồ trong tác phẩm của Hà Thị Cẩm Anh đang rõ nét được khắc họa. Nó là hình bóng quê nhà bản Mường mà nhà văn gửi gắm. Là những câu chuyện của trai Mường yêu gái Mường gặp bao trắc trở phản bội nhưng vượt lên số phận để có tình yêu hồn hậu thủy chung của người Mường. Hà Thị Cẩm Anh đã có thung lũng Sì Dổ trong tác phẩm của mình đó là quê hương không có ở ngoài đời” [44]. Từ tình yêu với mảnh đất xứ Mường nhà văn đã trải lòng: “Tôi buâng khuâng đi giữa đất Mường ở thung lũng Si Dồ với các truyện ngắn: Đêm tháng tám. Ngôi nhà sàn cũ kỹ. Đêm khua luông dành cho người chết. Cây gội già tàn tật. Thằng Chinh ngốc. Chuyện xưa... cùng với sự phập phồng, niềm vui và nỗi buồn của tác giả với cuộc đời” [13]. Từ sự trải lòng ấy nhiều tập truyện ngắn được ra đời. Đọc các tác phẩm của nhà văn và cảm nhận thấy các truyện ngắn được viết nên 3 thật tự nhiên - như hơi thở - như là chính cuộc sống vậy. Như nhận xét về tập truyện ngắn Nước mắt của đá, Lã Thanh Tùng cho rằng: “Trên tay các bạn đang là máu thịt chị, bảy truyện ngắn tròn trịa, ấm nóng, bảy tiếng thở dài và bảy bài ca u buồn…Bảy truyện ngắn trong tập Nước mắt của đá giống như bảy chú lùn siêng năng kết đoàn cùng xây đắp một tổ ấm ngăn nắp mời gọi, để mỗi độc giả khi lạc vào có thể tự mình thể nghiệm một vai Bạch Tuyết ê chề mà hạnh phúc” [44]. Còn trong bài viết Văn học hiện đại dân tộc Mường: những khuôn mặt thì tác giả Nguyễn Thị Thu Hiền lại khẳng định sức sáng tạo bất ngờ và mạnh mẽ, dữ dội của Hà Thị Cẩm Anh: “Ở tuổi 16, chị đã có Thím cò khoai gây dư luận văn chương tỉnh Thanh, có mặt trong nhóm văn học Ngọc Trạo miền Tây Thanh Hóa. Bẵng đi thời gian dài vì sự vất vả của cuộc sống chị không viết. Năm 1998, Hà Thị Cẩm Anh cầm bút trở lại và lần này thì quyết liệt. Có ai ngờ người phụ nữ đã bước vào tuổi “lục thập hoa giáp” lại có một trận maratông trong văn chương và gây bất ngờ như vậy. Những gì chất chứa trong con người chị đã bung như nham thạch núi lửa tuôn trào. Chị viết liên tục, sôi động và trầm lắng những gì đã quan sát, trải nghiệm, để những Đêm Khua Luống dành cho người chết, Ngôi nhà sàn cũ kĩ, Gốc gội xù xì…để lại nhiều dư ba trong bạn đọc” [16]. Có thể thấy bằng tình yêu, sự gắn bó với quê hương, với vùng đất xứ Ba Mường nhà văn Hà Thi Cẩm Anh đã tạo được tiếng nói riêng cho văn chương của mình một cách đáng tự hào. Như tác giả Thy Lan khi đọc tập truyện ngắn Một nửa người đàn bà của Hà Thị Cẩm Anh đã nói rằng :“Văn chương chị trong trẻo, tự nhiên như nước suối, lại phong phú mượt mà như lá rừng, dung dị như nhà sàn, bếp lửa, đôi khi cũng dữ dội như suối dâng, thác đổ và trần trụi, hoang dã như cây cổ thụ ngàn năm. Đọc truyện ngắn Hà Thị Cẩm Anh ta có được cái say của hương rượu cần, ta nhìn thấy cái bảng lảng của gió thổi, mây bay, cái trùng điệp và vững trãi của núi cao, rừng rậm” [23]. Đúng là như vậy:“Chín truyện ngắn của Hà Thị Cẩm Anh trong tập Một nửa của người đàn bà là chín cung bậc tình yêu núi rừng, yêu con người. Nhà văn đã phóng bút bằng tâm hồn, ký ức và trải nhiệm” [23]. Trong bài viết Hà Thị Cẩm Anh với những chuyện ở thung lũng Si Dồ của PGS. TS Hoả Diệu Thuý đã nhận định: “Người con của xứ sở mụ Dạ Dần của ậu mo, 4 của Xường của Rang cũng đã gánh vác sứ mệnh mà tổ tiên và cội nguồn giao phó. Đó là phô diễn vẻ đẹp của sức sống quê hương bằng những tác phẩm văn chương” [47]. Ngay từ những tác phẩm đầu tay của mình nhà văn Hà Thị Cẩm Anh đã để lại ấn tượng sâu sắc về không gian, thời gian, con người vùng đất xứ Mường, để những chất men làm say lòng người cứ thể ngầm dần, ngấm dần vào những ai đang bước vào nơi ấy. Với những dòng chữ, những câu văn giản dị nhưng lại để lại ấn tượng khó phai trong lòng người đọc. Và trong luận văn Cảm hứng về vẻ đẹp dân tộc Mường trong sáng tác của Hà Thị Cẩm Anh Nguyễn Thị Bích Dậu đã viết: “Có thể nói các sáng tác của Hà Thị Cẩm Anh đậm đà bản sắc văn hoá Mường. Những trang viết của nhà văn chan chứa nỗi niềm đối với mảnh đất quê hương. Tuy bây giờ Hà Thị Cẩm Anh đã sống ở thành phố nhưng mảnh đất xứ Mường vẫn gắn bó máu thịt với nhà văn. Hình bóng của quê hương bản Mường in dấu trong tuổi thơ của tác giả ngày nào vẫn hiện lên tươi nguyên chất sống. Phải nặng tình với quê hương sâu sắc đến mức nào thì trang viết của nhà văn mới đằm sâu tình cảm đến thế khi viết về cuộc sống, con người và thiên nhiên xứ Mường Thanh Hoá ” [12]. 2.2. Những ý kiến về nhân vật người phụ nữ trong truyện ngắn Hà Thị Cẩm Anh Từ tình yêu thiết tha, gắn bó với con người, mảnh đất xứ Mường của nhà văn Hà Thị Cẩm Anh ta thấy trong các sáng tác của bà đều viết về cuộc đời, số phận, của những người phụ nữ với bao mảnh đời khác nhau. Điều đó khiến cho người đọc phải trăn trở, suy nghĩ, xót xa, cảm thương khi tìm hiểu về những nhân vật nữ trong sáng tác của bà. Với sự xúc động sâu sắc, sự cảm nhận tinh tế cùng thái độ trân trọng, những câu chuyện, những tác phẩm viết về thân phận người phụ nữ Mường của nhà văn Hà Thị Cẩm Anh - PGS.TS Trần Thị Việt Trung trong bài viết Đau đáu nỗi niềm về thân phận người phụ nữ Mường trong truyện ngắn Hà Thị Cẩm Anh đã bộc lộ tình cảm, cảm xúc mạnh mẽ, mãnh liệt của mình: “Trái tim tôi như bị bóp nghẹt, thổn thức và buốt nhói khi đọc những tác phẩm viết về thân phận của những người phụ nữ Mường ở thung lũng Si Dồ của chị. Hiếm có một nữ nhà văn nào lại trung thành đến thế, thủy chung đến thế, yêu thương, thiết tha và trăn trở, xót xa đến thế với mảnh đất 5 xứ Mường, với những thân phận của những phụ nữ xứ Mường như chị” [51, tr.253]. Đó chính là sự yêu mến, trân trọng và cảm phục đối với nữ nhà văn dân tộc Mường viết về mảnh đời bất hạnh, những số phận éo le và nghiệt ngã của những người phụ nữ của mình. Cũng chính vì vậy, trong bài Người phụ nữ trong xã hội hiện đại qua những trang văn nữ tác giả Đỗ Ngọc Yên đã khẳng định: “Có đọc những trang văn do chính chị em viết về giới của mình mới tận thấu hiểu hết nỗi cùng cực đến ê chề của người phụ nữ Việt Nam, mà nhiều khi cánh mày râu rất khó cảm nhận một cách vừa tinh tế, vừa sâu sắc đến như vậy” [53]. Ta thấy được rất rõ điều này trong các truyện ngắn của Hà Thị Cẩm Anh khi viết về hình tượng người phụ nữ Mường vì họ là những nhân vật chính, nhân vật trung tâm trong các tác phẩm của nhà văn. Hình ảnh người phụ nữ Mường được hiện lên với vẻ đẹp về ngoại hình, nội tâm. Đặc biệt là vẻ đẹp nội tâm của người phụ nữ Mường trong bài viết: Những mạnh nguồn cảm hứng mang đậm bản sắc văn hoá Mường trong sáng tác của Hà Thị Cẩm Anh được tác giả Đào Thuỷ Nguyên và Nguyễn Thị Bích Dậu ngợi ca, khẳng định: “Với người Mường lòng thuỷ chung còn là lẽ sống, niềm tin, là điểm tựa để người phụ nữ Mường vượt qua bao chông gai, thử thách, tiếp tục sống và vươn lên” [50,tr.432]. Còn tác giả Nguyễn Thị Bích Dậu lại viết : “ Ta không chỉ xót xa cho số phận bất hạnh của những người phụ nữ mà hơn thế còn cảm phục trước sức sống mãnh liệt, dẻo dai của họ. Giống như nước suối rừng không bao giờ cạn, cây rừng không thể bị quật ngã trước những cơn bão táp thì người phụ nữ Mường cũng đứng vững trước mọi giông tố của cuộc đời” [12]. Đó là cách sống của người phụ nữ trong sáng tác của Hà Thị Cẩm Anh, họ sống với bề ngoài như chiếc bóng, nhưng thực ra họ đang âm thầm hi sinh cho gia đình, cho những người yêu thương xung quanh họ.Vì họ luôn đứng dậy bằng sức mạnh niềm tin, hy vọng của chính mình. Trong bài viết Mùa xuân trong văn xuôi các dân tộc thiểu số, tác giả Vi Anh đã khẳng định : “Giải vía nói đến nỗi vất vả của một nữ kiểm lâm viên với những tình tiết gây xúc động. Truyện kết thúc vào những ngày sắp sang xuân cũng là lúc xua đi những buồn đau của quá khứ, cô tìm được hạnh phúc của đời mình với người đàn ông đã nhẫn nại đợi chờ” [9]. Mỗi nhân vật nữ trong truyện ngắn của Hà Thị Cẩm Anh dù phải trải qua những cảnh ngộ, hoàn cảnh éo leo trong cuộc sống nhưng cuối 6 cùng hạnh phúc cũng đến với họ “Đọc Cây gội già tàn tật, người đọc không thể không xót xa cho hoàn cảnh của người con gái khi sinh ra lại mang một khuôn mặt dị dạng. Cả Mường Vang khiếp sợ mỗi khi nhìn thấy cô. Vì thế, cô đã bỏ vào rừng và tìm thấy sự đồng cảm với cây gội già tàn tật. Kết thúc truyện có hậu là phần thưởng ngọt ngào của cổ tích giữa đời thường khi cô được đón nhận tình yêu của một chàng trai Mường tốt và có một gia đình hạnh phúc” [12,tr.46]. Trong cuốn sách Nghiên cứu, phê bình về văn học dân tộc thiểu số tác giả Trần Thị Việt Trung đã khẳng định :“Trong tất cả các sáng tác của Hà Thị Cẩm Anh chị đều viết về người phụ nữ với những mảnh đời, thân phận, hoàn cảnh khác nhau. Dưới ngòi bút của chị hình ảnh người phụ nữ Mường hiện lên với vẻ đẹp tự nhiên, tươi tốt, rực rỡ, đầy tính phồn thực, đầy khả năng làm vợ, làm mẹ, làm chủ các "bếp" trong Mường... của những cô gái Mường xinh đẹp, duyên dáng, khỏe mạnh. Họ không những chỉ có vẻ đẹp ở hình thức bên ngoài, mà chủ yếu tác giả luôn nhấn mạnh ở họ là vẻ đẹp bên trong: Cái duyên thầm, sự đảm đang, khéo léo, đặc biệt là đức vị tha, đức hy sinh hết mình của họ đối với những người thân yêu trong gia đình, đối với làng bản, với quê hương, với rừng núi thân thương. Họ là những người luôn chịu thiệt thòi trong cuộc sống. Đặc biệt nhân vật nữ trong sáng tác của Hà Thị Cẩm Anh luôn có một sức sống mãnh liệt như loài hoa hướng dương luôn hướng về phía mặt trời - cho dù có bị đè nén, bị vùi dập, bị oan ức, đày ải tới mức nào đi chăng nữa” [51, tr.255]. Bài viết này đã khẳng định vẻ đẹp của người phụ nữ Mường – những người phụ nữ đẹp cả về ngoại hình lẫn tính cách được nhà văn Hà Thị Cẩm Anh phản ánh một cách cụ thể, sinh động trong các sáng tác của mình. Có thể thấy những ý kiến, đánh giá, phê bình về sáng tác của Hà Thị Cẩm Anh trên đây là rất chính xác và tinh tế, nhưng dù sao đó mới là những ý kiến, những nhận định, những bài nghiên cứu lẻ chứ chưa đi sâu vào nghiên cứu như một chuyên luận riêng về đặc điểm nhân vật người phụ nữ Mường trong các sáng tác của Hà Thị Cẩm Anh. Theo khảo sát của chúng tôi thì cho tới nay chưa có công trình nào nghiên cứu một cách chuyên biệt hệ thống về hình tượng người phụ nữ Mường trong văn xuôi Hà Thị Cẩm Anh. Do đó, chúng tôi chọn vấn đề này để làm đề tài của luận văn của mình với mục đích: Chỉ ra những sáng tạo độc đáo của nhà văn trong việc xây dựng hình 7 tượng người phụ nữ DTTS qua các tác phẩm văn xuôi của nữ nhà văn Hà Thị Cẩm Anh. Từ đó, khẳng định những đóng góp quan trọng của nhà văn trong việc góp phần hoàn chỉnh thêm về bức chân dung về người phụ nữ dân tộc thiểu số nói riêng và người phụ nữ Việt nam nói chung trong thời hiện đại. 3. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Triển khai đề tài Nhân vật người phụ nữ Mường trong truyện ngắn của Hà Thị Cẩm Anh chúng tôi nhằm những mục đích sau: - Tìm hiểu vẻ đẹp nhân vật người phụ nữ Mường về ngoại hình và nội tâm được khắc họa trong truyện ngắn của Hà Thị Cẩm Anh để thấy được điểm nhìn riêng và những đóng góp của nữ nhà văn trong nền văn học thời kỳ Đổi Mới. - Tìm hiểu nghệ thuật xây dựng nhân vật người phụ nữ Mường trong truyện ngắn Hà Thị Cẩm Anh để thấy được tài năng của nhà văn trong xây dựng nhân vật người phụ nữ và trong nghệ thuật xây dựng nhân vật của nhà văn. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là: - Những tác phẩm văn xuôi của Hà Thị Cẩm Anh nói chung, đặc biệt đi sâu vào nghiên cứu những vấn đề viết về hình tượng nhân vật người phụ nữ DTTS của nữ nhà văn. - Nghiên cứu khái quát về văn xuôi dân tộc thiểu số Việt Nam và một số tác phẩm của các nhà văn dân tộc thiểu số khác viết về hình tượng nhân vật người phụ nữ DTTS (để so sánh, đối chiếu). 3.2. Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu về đặc điểm hình tượng người phụ nữ dân tộc thiểu số trong toàn bộ sáng tác văn xuôi của Hà Thị Cẩm Anh, cụ thể gồm sáu tập truyện ngắn sau: + Người con gái Mường Biện (Tập truyện và ký 2002) + Bài xường ru từ núi (Tập truyện ngắn, 2004) + Nước mắt của đá (Tập truỵên ngắn 2005) + Mưa bụi (Tập truyện ngắn 2008) + Một nửa của người đàn bà (Tập truyện ngắn 2013) 8 + Bình minh xanh (Tập truyện ngắn 2017) 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu đề tài Nhân vật người phụ nữ Mường trong truyện ngắn Hà Thị Cẩm Anh, chúng tôi xác định những nhiệm vụ sau: - Nghiên cứu khái quát về văn xuôi các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại trong đó có một số nhà văn nữ dân tộc thiểu số - mà Hà Thị Cẩm Anh là một đại diện tiêu biểu trong thời kỳ Đổi Mới. - Làm rõ những đặc điểm của hình tượng nhân vật người phụ nữ dân tộc Mường trong sáng tác của Hà Thị Cẩm Anh (ở các phương diện: Nội dung phản ánh và hình thức nghệ thuật). - Chỉ ra những nét riêng mang tính mới, tính sáng tạo cùng những đóng góp tiêu biểu của nhà văn trong nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật người phụ nữ miền núi. Qua đó khẳng định những giá trị nhân văn, nhân bản, giá trị hiện thực trong các sáng tác của nhà văn Hà Thị Cẩm Anh trong đời sống văn học các DTTS Việt Nam hiện đại. 5. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện luận văn chúng tôi đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như sau: - Phương pháp phân tích tác phẩm theo đặc trưng thể loại - Phương pháp nghiên cứu liên ngành ( văn học với văn hoá học, dân tộc học, nhân chủng học, lịch sử, …) - Phương pháp thống kê, phân loại. - Phương pháp so sánh, đối chiếu; và vận dụng một số thao tác nghiên cứu của thi pháp học 6. Đóng góp của luận văn - Luận văn là công trình nghiên cứu đầu tiên có tính chất hệ thống, toàn diện về hình tượng nhân vật người phụ nữ dân tộc Mường trong sáng tác của Hà Thị Cẩm Anh. Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần khẳng định những nét độc đáo, sáng tạo trong cách khám phá và thể hiện hình tượng người phụ nữ dân tộc Mường trong các tác phẩm truyện ngắn của nữ nhà văn dân tộc Mường - Hà Thị Cẩm Anh 9 - Kết quả của luận văn sẽ góp phần vào việc nghiên cứu một cách hệ thống hình tượng nhân vật phụ nữ dân tộc thiểu nói riêng về hình tượng con người dân tộc thiểu số nói chung trong sáng tác của các nhà văn DTTS Việt Nam hiện đại. 7. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, danh mục Tài liệu tham khảo, Phụ lục, phần Nội dung chính của luận văn gồm ba chương: Chương 1: Khái quát về văn xuôi dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại và nữ nhà văn dân tộc Mường - Hà Thị Cẩm Anh. Chương 2: Nhân vật người phụ nữ Mường - nhân vật trung tâm trong sáng tác của Hà Thị Cẩm Anh. Chương 3: Một số phương diện nghệ thuật tiểu biểu trong quá trình xây dựng hình tượng nhân vật người phụ nữ . 10 NỘI DUNG Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ VĂN XUÔI DÂN TỘC THIỂU SỐ VIỆT NAM HIỆN ĐẠI VÀ NỮ NHÀ VĂN DÂN TỘC MƯỜNG HÀ THỊ CẨM ANH 1.1. Vài nét khái quát về văn xuôi dân tộc thiểu số thời kỳ hiện đại Trong dòng chảy của nền văn học Việt Nam hiện đại thì văn học DTTS hiện đại là một bộ phận khăng khít cấu thành của nền văn học dân tộc một nền văn học phong phú đa dạng và giàu bản sắc. Văn học các DTTS đã góp phần quan trọng làm nên đặc điểm này. Đặc biệt là trong lĩnh vực văn xuôi - do chính các nhà văn DTTS tạo dựng và chuyên viết về đề tài dân tộc và miền núi. Vào đầu thế kỷ XX, văn xuôi quốc ngữ đã được hình thành và phát triển khá mau chóng trong đời sống văn học nước nhà. Văn xuôi dân tộc và miền núi cũng đã được hình thành và từng bước khẳng định vị trí, vai trò của mình với sự tham gia góp sức của nhiều tác giả thuộc các dân tộc khác nhau trong đó có những tác giả là người dân tộc Kinh nhưng lại viết về đề tài dân tộc và miền núi như : Thế Lữ, Lan Khai, Lưu Trọng Lư, Lê Văn Trương, Nguyễn Tuân...; giai đoạn ngay sau năm 1945 cũng có những tác phẩm ghi dấu ấn sâu đậm trong bạn đọc viết về cuộc sống và con người miền núi của các tác giả: Nam cao, Tô Hoài, Nguyên Ngọc... Và từ năm 1975 đến nay lại có Nguyễn Huy Thiệp, Ma Văn Kháng, Phạm Duy Nghĩa, Đỗ Bích Thuý, Tống Ngọc Hân... Được kế thừa thành tựu văn xuôi của những tác phẩm người Kinh viết về miền núi, và được sự quan tâm của Đảng và Nhà Nước nên từ sau kháng chiến chống Pháp các gương mặt nhà văn DTTS đã dần xuất hiện ngày càng nhiều hơn và ngày càng khẳng định sự có mặt của mình trong đời sống văn học nước nhà, đem lại cho độc giả cả nước những hiểu biết chân thực, toàn diện và đầy đủ hơn về hiện thực đời sống, về con người, về bản sắc văn hoá… của đồng bào các dân tộc ít người ở các vùng miền trên đất nước. Nhiều thế hệ các nhà văn dân tộc thiểu số thuộc các dân tộc khác nhau đã xuất hiện và khẳng định một cách vững chắc sự có mặt của mình trong đời sống văn xuôi DTTS hiện đại. Ví dụ như: Vùng Đông Bắc có các nhà văn: Vi 11 Hồng, Triều Ân, Vi Thị Kim Bình, Cao Duy Sơn, Đoàn Ngọc Minh, Bùi Thị Như Lan...; Vùng Tây Bắc có: Kha Thị Thường, Mã A Lềnh, Hà Lâm Kỳ, Tống Ngọc Hân, Mã Anh Lâm...; Vùng Tây Nguyên có: Y Điêng, Kim Nhất, Hlinh Niê, Nê Thanh Mai...; Vùng Nam Bộ có: Lý Lan, Inrasara, Trà Vigia... Theo kết quả nghiên cứu cùng những nhận xét, đánh giá của một số nhà nghiên cứu chuyên về văn học DTTS (như nhà nghiên cưu phê bình Lâm Tiến, nhà nghiên cứu phê bình Trần Thị Việt Trung...) về sự vận động và phát triển của văn học DTTS Việt Nam thời kỳ hiện đại thì: Văn xuôi DTTS chủ yếu hình thành và phát triển sau năm 1945, đây là thời kỳ văn học phát triển theo định hướng đường lối văn nghệ của Đảng nên mảng văn học dân tộc thiểu số được quan tâm phát triển cả về lực lượng sáng tác, số lượng, chất lượng tác phẩm và đã đạt được những thành tựu đáng kể. Ví dụ như tác giả Nông Quốc Chấn trong bài viết Mấy vấn đề về văn học các dân tộc thiểu số đã đưa ra những nhận định khái quát về những thành công ban đầu mà văn xuôi dân tộc thiểu số đã đạt được trong những năm trước đó: “Mười năm qua, trong dân tộc Tày - Nùng, dân tộc Thái, lần lượt xuất hiện một số anh chị em viết bút kí, truyện ngắn, truyện vừa…, việc này đã chứng minh là nền văn xuôi của các dân tộc thiểu số đã có cơ sở để xây dựng” [10, tr. 40]. Như vậy văn xuôi DTTS thực sự được ra đời sau một vài năm khi miền Bắc được giải phóng. Các cây bút văn xuôi là người DTTS dần xuất hiện nhiều hơn. Người đi tiên phong trong giai đoạn đầu là Nông Viết Toại với truyện ngắn đầu tay Nước ruộng (1952). Nhưng tác phẩm chỉ được coi như một sự “tập dượt” của chính tác giả về thể loại văn xuôi. Đến 1958, Nông Minh Châu mới chính thức đưa văn xuôi góp mặt trong dòng chảy của văn học các DTTS với truyện ngắn Ché Mèn được đi họp. Tác phẩm đã được Giải khuyến khích trong đợt thi sáng tác truyện ngắn của Tạp chí văn nghệ (năm 1958). Đây cũng là tác phẩm văn xuôi đầu tiên của một tác giả người dân tộc thiểu số được nhận giải thưởng toàn quốc và là tác phẩm đã mở đầu, đánh dấu sự có mặt của văn xuôi các DTTS ở phương diện sáng tác văn chương cũng như sử dụng văn xuôi và ngôn ngữ mẹ đẻ để thể hiện hình ả nh những con người DTTS mới với những thay đổi sâu sắc trong cách sống, cách nghĩ, cách làm để phá bỏ những tập tục cũ nghèo nàn, lạc hậu, mê tín dị đoan vươn lên xây dựng và 12 làm chủ cuộc sống mới trên quê hương miền núi. Tác phẩm của Nông Minh Châu ra đời đã mở đường cho hàng loạt truyện ngắn của các tác giả DTTS xuất hiện và được chú ý như : Ngôi sao trên đỉnh núi Phja Hoàng, Cây su su noọng Ỷ, Nước suối tiên đào của nhà văn dân tộc Tày Vi Hồng; Bên bờ suối tiên của Triều Ân, Đêm giao thừa, Đặt tên của Vi Thị Kim Bình; Ké Nàm của Hoàng Hạc; Mương Nà Pàng của Nông Viết Toại,... Các tác phẩm văn xuôi thời kỳ này tập trung phản ánh hiện thực về cuộc sống con người, quê hương miền núi với tình cảm yêu mến, ngợi ca, với niềm tin vào sức sống mãnh liệt trong tâm hồn của những con người vùng cao. Với sự có mặt của nhiều tác giả là người DTTS văn xuôi dân tộc thiểu số Việt Nam đã dần được khẳng định - như nhà lý luận phê bình Lâm Tiến đã từng phát biểu một cách tự hào về vị trí vai trò quan trọng của văn học DTTS:“Góp phần xứng đáng vào công cuộc cách mạng, cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ và xây dựng Xã hội Chủ nghĩa, trở thành một bộ phận không thể thiếu của nền văn học Việt Nam xã hội chủ nghĩa”. [42, tr. 153]. Tuy nhiên, văn xuôi các dân tộc miền núi chỉ có thể được ghi nhận từ những năm 60 và đặc biệt những năm sau chiến tranh. Đây chính là thời kỳ văn xuôi miền núi có điều kiện phát triển mạnh mẽ. Thời kỳ này các nhà văn DTTS có ý thức dùng văn học phản ánh hiện thực cuộc sống và phục vụ cho nhiệm vụ chính trị, xã hội của vùng dân tộc và miền núi. Vì vậy, văn xuôi DTTS luôn bám sát chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể. Truyện ngắn và kí của văn học DTTS ra đời trong khoảng những năm sáu mươi, đến 1989 đã có khá nhiều tập truyện ngắn và kí cùng với hàng trăm tác phẩm đã được xuất bản. Lực lượng sáng tác là người DTTS đông đảo hơn và thành tựu sáng tác cũng rõ ràng và rực rỡ hơn. Thời kỳ này văn xuôi DTTS phát triển khá mạnh về số lượng cũng như chất lượng, giúp chúng ta có thể nhận ra một cách rõ ràng về diện mạo riêng cùng những đặc điểm riêng của văn xuôi DTTS. Có thể kể tên các tác phẩm văn xuôi tiêu biểu của các tác giả người DTTS như: Tiếng hát rừng xa của Hoàng Hạc; Đoạn đường ngoặt của Nông Viết Toại (1973); Tiếng chim Gô của Nông Minh Châu (1979); Niềm vui của Vi Thị Kim Bình (1979); Tiếng khèn A Pá của Triều Ân (1980); Cột mốc giữa lòng sông của Mã A Lềnh (1981); Những bông Ban tím của 13 Sa Phong Ba (1981); Hạt giống mới của Hoàng Hạc (1983); Chiếc Vòng bạc của Lò Ngân Sủn (1987), Đường qua đèo mây của Triều Ân (1988); Đuông thang của Vi Hồng (1988); Xứ lạ mường trên của Hoàng Hạc (1989)… Bên cạnh thể loại truyện ngắn và kí còn có thể loại tiểu thuyết, thể loại này cũng đã đạt được những thành tựu đáng kể. Đầu tiên là tác phẩm Muối lên rừng của Nông Minh Châu, sau đó là tác phẩm Hơ Giang của Y Điêng (dân tộc Ê Đê); và đến Vi Hồng với một loạt các tiểu thuyết như: Đất bằng (1980), Núi cỏ yêu thương (1984), Thung lũng đá rơi (1985) thể loại tiểu thuyết của văn học DTTS đã khẳng định được sự có mặt của mình trong thể loại tiểu thuyết Việt Nam hiện đại nói chung Nội dung chủ yếu của văn xuôi các dân tộc thiểu số thời kỳ này là phản ánh công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội và cuộc kháng chiến chống Mĩ ở cả nước và ở miền núi. Đồng thời, phản ánh những vận động, đổi mới trong đời sống các dân tộc thiểu số như: Xây dựng đất nước, xây dựng cuộc sống mới với những việc làm cụ thể: Xây dựng hợp tác xã nông nghiệp, xây dựng công trình thủy điện, làm thủy lợi, xây dựng quê hương mới, chống mê tín dị đoan, chống các phong tục cổ hủ lạc hậu, bước đầu chống nạn tham ô, tham nhũng... Bên cạnh đó một số tác giả thì đi sâu khai thác đời sống riêng, cùng thế giới nội tâm các nhân vật với tư cách con người cá nhân trong thời kỳ hiện đại ở miền núi. Bên cạnh sự xuất hiện của tiểu thuyết, truyện ngắn xuất hiện khá nhiều, đặc biệt từ sau năm 1975. Đây là thời kỳ văn xuôi DTST phát triển với một bước mới, về cả số lượng cũng như chất lượng. Bên cạnh những nhà văn xuất hiện từ trong thời kì chống Pháp (1946- 1954) như: Nông Quốc Chấn, Bàn Tài Đoàn, Nông Minh Châu, Nông Viết Toại...; đến giai đoạn kháng chiến chống Mĩ ( 1954 – 1975) như: Triều Ân, Vi Hồng, Hoàng Hạc, Hùng Đình Quý, Mà Thế Vinh, Môlô Yclavi,Vi Thị Kim Bình, Vương Trung, Vương Anh, Y Điêng...; và từ sau 1975 đến nay xuất hiện nhiều các cây bút mới, sung sức như: Mã A Lềnh, Triệu Lam Châu, La Quán Miên, Lò Cao Nhum, Inrasara, Cao Duy Sơn, Hà Lâm Kì, Ma Trường Nguyên, Hà Lí, Kim Nhất, Hà Thị Cẩm Anh, Kha Thị Thường, Hữu Tiến, Đoàn Lư, Đoàn Ngọc Minh, Hoàng Hữu Sang, Sa Phong Ba, H'Linh Niê, Bùi Thị Như lan, Niê Thanh Mai ... Vào cuối những năm 80 và đầu những năm 90 văn xuôi các DTTS rất phát 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan