Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ luận văn: NGHIÊN CỨU NẤM LINH CHI ĐỎ (Ganoderma lucidum)...

Tài liệu luận văn: NGHIÊN CỨU NẤM LINH CHI ĐỎ (Ganoderma lucidum)

.PDF
110
353
135

Mô tả:

NGHIÊN CỨU SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT NẤM LINH CHI ĐỎ (Ganoderma lucidum) ĐƯỢC NUÔI TRỒNG TẠI HUYỆN TUY PHƯỚC, TỈNH BÌNH ĐỊNH Tìm nguồn nguyên liệu thay thế mới sẵn có tại địa phương, chi phí rẻ hơn để thay thế cho nguyên liệu mùn cưa cao su nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nghề trồng nấm Linh chi đỏ.
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN CAO HOÀNG TRÌNH NGHIÊN CỨU SỰ ẢNH HƢỞNG CỦA MỘT SỐ THÀNH PHẦN DINH DƢỠNG ĐẾN SINH TRƢỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT NẤM LINH CHI ĐỎ (Ganoderma lucidum) ĐƢỢC NUÔI TRỒNG TẠI HUYỆN TUY PHƢỚC, TỈNH BÌNH ĐỊNH Chuyên ngành : Sinh học thực nghiệm Mã số : 60420114 Ngƣời hƣớng dẫn: TS. LƢU VĂN QUỲNH Bình Định, năm 2017 MỤC LỤC Trang DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................... i DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ ii DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH ...................................................................... iii M Đ U ........................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................. 2 3. Ý nghĩa đề tài ........................................................................................... 3 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................... 4 1.1. Giới thiệu chung về nấm Linh chi......................................................... 4 1.1.1. Vị trí phân loại của nấm Linh chi đỏ .............................................. 6 1.1.2. Đặc tính sinh học của nấm Linh chi đỏ........................................... 6 1.1.2.1. Hình dạng và màu sắc .............................................................. 6 1.1.2.2. Chu trình sống của nấm Linh chi ............................................. 7 1.1.2.3. Điều kiện sinh trƣởng............................................................... 8 1.1.2.4. Các nguồn dinh dƣỡng cho nấm Linh chi ................................ 9 1.1.3. Thành phần và tác dụng của nấm Linh chi đỏ .............................. 14 1.1.3.1. Thành phần hóa học của nấm Linh chi đỏ ............................. 14 1.1.3.2. Tóm tắt một số tác dụng của nấm Linh chi đỏ....................... 15 1.2. Tình hình nuôi trồng nấm Linh chi ..................................................... 16 1.2.1. Tình hình ngoài nƣớc .................................................................... 16 1.2.2. Tình hình trong nƣớc .................................................................... 18 1.2.3. Tình hình trong tỉnh Bình Định .................................................... 19 1.3. Đặc điểm khí hậu tỉnh Bình Định ....................................................... 20 1.4. Kỹ thuật nhân giống, nuôi trồng nấm Linh chi ................................... 20 1.4.1. Nhân giống cấp 1 trên môi trƣờng thạch ...................................... 20 1.4.1.1. Sơ đồ quy trình ....................................................................... 20 1.4.1.2. Thuyết minh quy trình kỹ thuật nhân giống cấp 1 nấm Linh chi ........................................................................................................ 21 1.4.2. Nhân giống cấp 2 trên môi trƣờng hạt .......................................... 21 1.4.2.1. Sơ đồ quy trình ....................................................................... 21 1.4.2.2. Thuyết minh quy trình kỹ thuật nhân giống cấp 2 nấm Linh chi ........................................................................................................ 21 1.4.3. Nuôi trồng nấm Linh chi trên môi trƣờng giá thể mùn cƣa .......... 21 1.4.3.1. Sơ đồ quy trình ....................................................................... 21 1.4.3.2. Thuyết minh quy trình sản xuất, nuôi trồng nấm Linh chi ... 21 CHƢƠNG 2: VẬT LIỆU, NỘI DUNG, PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .. 22 2.1. Vật liệu nghiên cứu ............................................................................. 22 2.1.1. Đối tƣợng ...................................................................................... 22 2.1.2. Thời gian, địa điểm và phạm vi nghiên cứu ................................. 22 2.1.3. Dụng cụ, hóa chất, trang thiết bị ................................................... 23 2.2. Nội dung nghiên cứu ........................................................................... 23 2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu..................................................................... 24 2.3.1. Bố trí thí nghiệm ........................................................................... 24 2.3.1.1. Thí nghiệm 1: Khảo sát sự sinh trƣởng hệ sợi nấm Linh chi đỏ trên môi trƣờng thạch agar .................................................................. 25 2.3.1.2. Thí nghiệm 2: khảo sát sự sinh trƣởng hệ sợi nấm Linh chi đỏ trên môi trƣờng hạt thóc luộc .............................................................. 25 2.3.1.3. Thí nghiệm 3: Sự sinh trƣởng sợi nấm và quả thể nấm trên môi trƣờng nuôi trồng ......................................................................... 26 2.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá và phƣơng pháp xác định ........................... 28 2.3.2.1. Các chỉ tiêu sinh trƣởng của nấm Linh chi ............................ 28 2.3.2.2.Các chỉ tiêu về năng suất nấm................................................. 29 2.3.3. Phƣơng pháp xử lý số liệu............................................................. 29 CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN .................................................... 31 3.1. Thí nghiệm 1: Sự sinh trƣởng hệ sợi nấm Linh chi đỏ trên môi trƣờng thạch ............................................................................................... 31 3.1.1. Chiều dài hệ sợi nấm Linh chi đỏ trên môi trƣờng thạch ............. 31 3.1.2. Tốc độ sinh trƣởng hệ sợi nấm Linh chi đỏ trên môi trƣờng thạch ................................................................................................................. 34 3.2. Thí nghiệm 2: Sự sinh trƣởng hệ sợi nấm Linh chi đỏ trên môi trƣờng hạt ................................................................................................... 37 3.2.1. Chiều dài hệ sợi nấm Linh chi đỏ trên môi trƣờng hạt ................. 37 3.2.2. Tốc độ sinh trƣởng hệ sợi nấm Linh chi đỏ trên môi trƣờng hạt .. 41 3.3. Thí nghiệm 3: Sự sinh trƣởng hệ sợi nấm Linh chi đỏ trên môi trƣờng nuôi trồng........................................................................................ 44 3.3.1. Chiều dài hệ sợi nấm Linh chi đỏ trên môi trƣờng nuôi trồng ..... 45 3.3.2. Tốc độ sinh trƣởng hệ sợi nấm Linh chi đỏ .................................. 50 3.4. Kích thƣớc, trọng lƣợng, năng suất quả thể nấm Linh chi đỏ ........... 52 3.4.1. Kích thƣớc trung bình tai nấm Linh chi đỏ trên các nghiệm thức 52 3.4.2. Năng suất nấm Linh chi đỏ trên các nghiệm thức ........................ 54 3.4.3. Hiệu quả kinh tế của các nghiệm thức trồng nấm Linh chi .......... 57 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................................. 59 1. Kết luận .................................................................................................. 59 2. Đề nghị ................................................................................................... 59 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 60 DANH MỤC PHỤ LỤC ................................................................................. 64 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 1. atm Atmotphe tiêu chuẩn 2. BOX Tủ cấy vô trùng 3. ĐC Đối chứng 4. L Lô thí nghiệm 5. NT Nghiệm thức 6. PDA Potato Dextro Agar 7. TB Trung bình 8. TĐST Tốc độ sinh trƣởng 9. TSLN Tỉ suất lợi nhuận DANH MỤC CÁC BẢNG Ký hiệu Tên bảng Trang Bảng 1.1 Hàm lƣợng các chất có trong mùn cƣa cao su 10 Bảng 1.2 Hàm lƣợng các chất trong bèo lục bình khô 11 Bảng 1.3 Thành phần dinh dƣỡng trong cám 12 Bảng 1.4 Nồng độ các dạng muối khoáng trong trồng nấm 13 Bảng 2.1 Thành phần dinh dƣỡng môi trƣờng thạch thí nghiệm Bảng 2.2 Thành phần dinh dƣỡng môi trƣờng nhân giống cấp 2 thí nghiệm Bảng 2.3 Thành phần dinh dƣỡng môi trƣờng nuôi trồng thí nghiệm Bảng 3.1 Chiều dài (cm) hệ sợi nấm Linh chi đỏ trên môi trƣờng thạch Bảng 3.2 Tốc độ sinh trƣởng (cm/ngày) hệ sợi nấm Linh chi đỏ trên môi trƣờng thạch Bảng 3.3 Chiều dài (cm) hệ sợi nấm Linh chi đỏ trên môi trƣờng hạt Bảng 3.4 Tốc độ sinh trƣởng (cm/ngày) hệ sợi nấm Linh chi đỏ trên môi trƣờng hạt Bảng 3.5 Chiều dài (cm) hệ sợi nấm Linh chi đỏ trên môi trƣờng nuôi trồng Bảng 3.6 Tốc độ sinh trƣởng cm/ngày) hệ sợi nấm Linh chi đỏ trên môi trƣờng nuôi trồng Bảng 3.7 Kích thƣớc trung bình (cm) quả thể nấm Linh chi 25 Bảng 3.8 Khối lƣợng, năng suất nấm Linh chi khô Bảng 3.9 Hiệu quả kinh tế của các nghiệm thức nuôi trồng nấm Linh chi 55 26 27 31 34 37 42 45 50 53 57 DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH Ký hiệu Tên hình Trang Hình 1.1 Lục bảo Linh chi 5 Hình 1.2 Chu trình sống của nấm Linh chi 7 Hình 1.3 Mùn cƣa gỗ cao su 10 Hình 1.4 Bèo lục bình 11 Hình 3.1 Biểu đồ Chiều dài hệ sợi nấm Linh chi đỏ trên môi trƣờng thạch Hình 3.2 Biểu đồ Tốc độ sinh trƣởng hệ sợi nấm Linh chi đỏ trên môi trƣờng thạch Hình 3.3 Sự sinh trƣởng hệ sợi nấm Linh chi trên môi trƣờng hạt 33 Hình 3.4 Biểu đồ Sinh trƣởng hệ sợi nấm Linh chi đỏ trên môi trƣờng hạt Hình 3.5 Biểu đồ Tốc độ sinh trƣởng hệ sợi nấm Linh chi đỏ trên môi trƣờng hạt Hình 3.6 Biểu đồ Sinh trƣởng hệ sợi nấm Linh chi đỏ trên môi trƣờng nuôi trồng Hình 3.7 Sự sinh trƣởng hệ sợi nấm trên môi trƣờng nuôi trồng Hình 3.8 Biểu đồ Tốc độ sinh trƣởng hệ sợi nấm Linh chi đỏ trên môi trƣờng nuôi trồng Hình 3.9 Đo kích thƣớc quả nấm 41 Hình 3.10 Biểu đồ Kích thƣớc trung bình của quả thể nấm Linh chi 53 Hình 3.11 Cân trọng lƣợng nấm 54 Hình 3.12 Biểu đồ Năng suất nấm Linh chi khô Hình 3.13 Biểu đồ Tỉ suất lợi nhuận kinh tế của các nghiệm thức nuôi trồng 56 36 39 43 49 49 51 52 58 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nấm Linh chi (Ganoderma lucidum (W.Curt: Fr) Kasrt.) là một trong những dƣợc thảo quý, quan trọng nhất trong y học cổ truyền [10]. Số lƣợng các loài nấm Linh chi đƣợc sử dụng trong công nghệ dƣợc liệu ngày càng tăng, đặc biệt là ở các quốc gia Á đông [21]. Nấm Linh chi đƣợc dùng điều trị các chứng mệt mỏi, suy nhƣợc, tiểu đƣờng, các chứng bệnh về gan và các chứng bệnh liên quan đến hệ miễn dịch. Hiện nay nấm Linh chi đƣợc dùng để giảm huyết áp, kích thích sự làm việc của gan, lọc máu, và bồi bổ cơ thể khi lao lực quá độ. Ngoài ra Linh chi còn đƣợc dùng để trị chứng mất ngủ, loét dạ dày, tê thấp, suyễn, viêm họng, làm mỹ phẩm dƣỡng da,...Cho đến nay thì chƣa phát hiện phản ứng phụ hay tác dụng xấu nào do dùng nấm Linh chi lâu ngày. Cho đến nay, Linh chi vẫn đang đƣợc xem là thần dƣợc do thiên nhiên ban tặng, vì theo kết quả của nhiều nhà khoa học nghiên cứu cho thấy trong thành phần nấm Linh chi chứa nhiều hợp chất hữu cơ quý nhƣ polysaccharide, amino acid, triterpenoid, steroid, alkaloid,… và rất giàu các khoáng chất hữu ích, có tác động rất tốt đến hệ miễn dịch, thần kinh, tim mạch, bài tiết, đặc biệt có khả năng bảo vệ cấu trúc tế bào, giúp phòng ngừa đƣợc các bệnh nguy hiểm nhƣ ung thƣ, lão hóa, stress... Từ xa xƣa nấm Linh chi dùng trong dƣợc liệu chủ yếu đƣợc thu hái hoang dại từ tự nhiên, tuy nhiên nguồn nấm mọc hoang dại trong tự nhiên ngày càng cạn kiệt và khang hiếm. Do vậy điều cần thiết là phải nuôi trồng nấm Linh chi trong điều kiện nhân tạo, sử dụng các nguồn nguyên liệu từ tự nhiên nhƣ gỗ mục, mùn cƣa, các phế thải trong nông nghiệp,... 2 Việt Nam là nƣớc nông nghiệp, bên cạnh đó ngành công nghiệp gỗ cũng phát triển khá mạnh vì vậy nguồn nguyên liệu để trồng nấm Linh chi là rất phong phú nhƣ mùn cƣa, lõi ngô, và các phụ phế phẩm nông nghiệp khác. Hiện nay, diện tích trồng nấm Linh chi trong tỉnh Bình Định nhìn chung chƣa nhiều và chƣa thực sự đƣợc ngƣời dân xem là ngành nghề mới, một phần do nguyên liệu trồng nấm Linh chi đạt hiệu quả cao hiện nay chủ yếu là mùn cƣa từ cây cao su phải thu mua từ xa nhƣ các tỉnh Tây nguyên hay các tỉnh phía Nam về nên giá thành cao. Bên cạnh đó, ở Việt Nam nói chung và trong tỉnh Bình Định nói riêng cây bèo tây (hay bèo lục bình) sinh trƣởng rất mạnh ở các con sông, ao hồ, cống rãnh gây cản trở dòng chảy và đã ảnh hƣởng trực tiếp đến thủy lợi tại các cánh đồng cũng nhƣ làm sói lỡ bờ các con mƣơng, sông, cống rãnh,...Gây thiệt hại không nhỏ dến nền kinh tế nông nghiệp trong tỉnh nói riêng cũng nhƣ Việt Nam nói chung. Mà thân cây bèo này là nguồn nguyên liệu giàu hữu cơ thích hợp để trồng các loại nấm. Vì vậy, tôi quyết định thực hiện đề tài “Nghiên cứu sự ảnh hƣởng của một số thành phần dinh dƣỡng đến sinh trƣởng, phát triển và năng suất nấm Linh chi đỏ (Ganoderma lucidum) đƣợc nuôi trồng tại huyện Tuy Phƣớc, tỉnh Bình Định”. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát Tìm nguồn nguyên liệu thay thế mới sẵn có tại địa phƣơng, chi phí rẻ hơn để thay thế cho nguyên liệu mùn cƣa cao su nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nghề trồng nấm Linh chi đỏ. Mục tiêu cụ thể 3 - Khảo sát sự sinh trƣởng sợi nấm Linh chi trên môi trƣờng thạch. - Khảo sát và xác định thành phần môi trƣờng dinh dƣỡng để nhân giống Linh chi đạt hiệu quả. - So sánh, đánh giá về sinh trƣởng, phát triển, và năng suất nấm Linh chi trồng trên nguyên liệu từ cây bèo lục bình và trên mùn cƣa. - Xác định tỉ lệ phối trộn thích hợp giữa mùn cƣa cao su và bèo lục bình để trồng nấm Linh chi hiệu quả nhất. 3. Ý nghĩa đề tài - Ý nghĩa thực tiễn Nắm bắt đƣợc sự sinh trƣởng của nấm Linh chi đỏ để ứng dụng trong sản xuất mang lại hiệu quả cao. Tận dụng đƣợc nguồn nguyên liệu sẵn có để giảm chi phí trong sản xuất và nuôi trồng nấm Linh chi, góp phần hƣớng tạo ngành nghề mới cho ngƣời dân tiếp cận. - Ý nghĩa khoa học Làm cơ sở lý luận đóng góp, bổ sung kết quả khoa học về sự ảnh hƣởng của dinh dƣỡng đến sinh trƣởng, phát triển, năng suất nấm Linh chi đỏ. Kết quả nghiên cứu là nguồn tài liệu tham khảo khoa học có giá trị cho các nghiên cứu sau này trong lĩnh vực có liên quan. 4 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Giới thiệu chung về nấm Linh chi Nấm Linh chi có tên khoa học là Ganoderma lucidum, thuộc họ Nấm gỗ Ganodermataceae [2]. Ngoài ra, nấm Linh chi còn có những tên gọi khác nhƣ Tiên thảo, Nấm trƣờng thọ, Vạn niên nhung,…. Nấm Linh chi đƣợc biết đến nhƣ là một loại dƣợc liệu vô cùng quý giá với nhiều công dụng khác nhau trong việc điều trị bệnh cũng nhƣ cải thiện sức khỏe con ngƣời. Trong "Thần nông bản thảo" xếp Linh chi vào loại siêu thƣợng phẩm hơn cả nhân sâm; trong "Bản thảo cƣơng mục" coi Linh chi là loại thuốc quý, có tác dụng bảo can (bảo vệ gan), giải độc, cƣờng tâm, kiện não (bổ óc), tiêu đờm, lợi niệu, ích vị (bổ dạ dày); gần đây các nhà khoa học Trung Quốc và Nhật Bản phát hiện nấm Linh chi còn có tác dụng phòng và chống tế bào ung thƣ, chậm lão hóa làm tăng tuổi thọ.[4] Nấm Linh chi xuất hiện nhiều vào mùa mƣa, trên thân cây hoặc gốc cây, đặc biệt trên các cây thuộc bộ đậu (Fabales). Việt Nam nấm Linh chi đƣợc gọi là nấm Lim và đƣợc phát hiện ở miền bắc bởi Patouillard N.T (1890-1928). Gọi là nấm nhƣng Linh chi khác với một số dạng nám ăn thƣờng thấy khác, nấm Linh chi có nhiều hình dạng khác nhau nhƣ: hình thận, hình gạc nai,…nấm có cuống, cuống có màu riêng biệt nhƣ: nâu, đỏ, da cam,…mặt trên mũ nấm bóng, hơi cứng và dai. Theo nhà dƣợc học nổi tiếng ngƣời Trung Quốc Lý Thời Trân (Lý Thời Trân, 1590_thời nhà Minh), dựa vào đặc điểm phân loại về màu sắc, nấm Linh chi hiện đƣợc phân thành 6 loại khác nhau gọi là lục bảo Linh chi (hình 1), trong đó, mỗi loại có những đặc trƣng về thành phần và công dụng riêng khác nhau.[24] 5 Hình 1.1: Lục bảo Linh chi - Thanh chi hay Long chi (Linh chi xanh): vị toan bình. Giúp cho sáng mắt, giúp cho an thần, bổ can khí, nhân thứ, dùng lâu sẽ thấy thân thể nhẹ nhàng và thoải mái. - Xích chi hay Hồng chi (Linh chi đỏ): có vị đắng, ích tâm khí, chủ vị, tăng trí tuệ. - Hắc chi hay huyền chi (Linh chi đen): ích thận khí, khiến cho đầu óc sản khoái và tinh tƣờng. - Bạch chi hay Ngọc chi (Linh chi trắng): ích phế khí, làm trí nhớ dai. - Hoàng chi hay Kim chi (Linh chi vàng): ích tì khí, trung hòa, an thần. - Tử chi (Linh chi tím): bảo thần, làm cứng gân cốt, ích tinh, da tƣơi đẹp. Trong đó Hồng chi là loại nấm có dƣợc tính mạnh nhất, đƣợc sử dụng phổ biến nhất ở Bắc Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc. 6 1.1.1. Vị trí phân loại của nấm Linh chi đỏ Từ khi đƣợc xác lập thành một chi riêng là Ganoderma Karst (1881), đến nay có hơn 200 loài đƣợc ghi nhận, riêng Ganoderma lucidum có 45 loài. Phân loại hiện nay nhƣ sau:[2] Giới nấm: Fungi Ngành nấm thật: Eumycota Lớp: Hymenomycetes Bộ: Ganodermatales Họ: Ganodermataceae Chi: Ganoderma Loài: Ganoderma lucidum Việt Nam Linh chi thƣờng xuất hiện ở các khu rừng có nhiều cây lá rộng, nhất là rừng gỗ Lim. 1.1.2. Đặc tính sinh học của nấm Linh chi đỏ 1.1.2.1. Hình dạng và màu sắc [2] - Nấm Linh chi (quả thể) cây nấm gồm 2 phần cuống nấm và mũ nấm (phần phiến đối điện với mũ nấm). - Cuống nấm dài hoặc ngắn, đính bên có hình trụ đƣờng kính 0,5-3cm. - Cuống nấm ít phân nhánh, đôi khi có uốn khúc cong queo. Lớp vỏ cuống màu đỏ, nâu đỏ, nâu đen, bóng, không có lông, phủ suốt lên mặt tán nấm. - Mũ nấm khi non có hình trứng, lớn dần có hình quạt. Trên mặt mũ có vân gạch đồng tâm màu sắc từ vàng chanh- vàng nghệ- vàng nâu - vàng cam - 7 đỏ nâu - nâu tím nhẵn bóng nhƣ láng vecni. Mũ nấm có đƣờng kính 2-15cm, dày 0,8-1,2cm, phần đính cuống thƣờng gồ lên hoặc hơi lõm. - Khi nấm đến tuổi trƣởng thành thì phát tán bào tử từ phiến có màu nâu sẫm. 1.1.2.2. Chu trình sống của nấm Linh chi [5] Chu trình sống của nấm Linh chi giống chu trình sống của các loại nấm đảm khác. Bắt đầu từ các đảm bào tử, bào tử nảy mầm phát triển thành hệ sợi sơ cấp và thứ cấp, mạng sợi nấm gặp điều kiện thuận lợi sợi nấm sẽ kết thành nụ nấm, sau đó nụ phát triển thành chồi, tán và thành tai trƣởng thành. Mặt dƣới mũ sinh ra các bào tử, bào tử phóng thích ra ngoài và chu trình lại tiếp tục. Hình 1.2: Chu trình sống của nấm Linh chi Đặc trƣng cơ bản của nấm Linh chi là có hệ sợi nấm ban đầu màu trắng, mọc ký sinh hay hoại sinh trên cây chết hoặc đã chặt hạ, trên rễ cây mục hoặc đất có mùn gỗ và nhờ có hệ enzyme ngoại bào mạnh (cellulase, ligninase, hemicellulase…) phân hủy gỗ cây cung cấp dinh dƣỡng cho sự sinh trƣởng 8 của nấm, gặp điều kiện thuận lợi thì hệ sợi sẽ phát triển, kết hạch tạo quả thể từ chất bần đến chất gỗ, có khi hóa sừng rất cứng. Nấm Linh chi có bào tử đặc trƣng gồm hai lớp hình cầu đến hình trứng cụt đầu, đôi khi có các gờ theo chiều dọc hay mạng lƣới [1]. 1.1.2.3. Điều kiện sinh trưởng[2] - Nhiệt độ thích hợp: Độ dao động nhiệt độ của nấm Linh chi khá rộng từ 200C - 300C, ở mỗi giai đoạn thì nhu cầu về nhiệt độ của nấm là khác nhau: Nhiệt độ thích hợp ở giai đoạn sinh trƣởng sợi là từ 22 - 300C và nhiệt độ ở giai đoạn ra quả thể từ 22 - 280C. Nếu nhiệt độ quá cao sẽ làm cho nấm khô, nhanh già và chết, nhiệt độ thấp sẽ làm nấm chậm hoặc ngừng sinh trƣởng và phát triển. Nhiệt độ không nên thay đổi quá lớn, nếu thay đổi nấm Linh chi không phát triển thành tán mà hình thành dạng sừng hƣơu hoặc đùi gà. - Độ ẩm thích hợp: Độ ẩm quá nhiều hay quá ít sẽ ảnh hƣởng đến sự sinh trƣởng và phát triển của nấm Linh chi. Độ ẩm cơ chất để nấm có thể mọc đƣợc từ 60% đến 65%. Trong khi đó độ ẩm không khí từ 80% đến 95% là thích hợp. - Độ thông thoáng: Trong suốt quá trình nuôi sợi và phát triển quả thể, nấm Linh chi đều cần có độ thông thoáng tốt. Nấm Linh chi là một loại nấm hiếu khí, nên trong quá trình sinh trƣởng thì nấm hô hấp tạo ra một lƣợng khí CO2 lớn gây hiện tƣợng “ngộp” trong quá trình phát triển. Do đó, cần phải bố trí khu vực nuôi trồng thích hợp để cho nấm phát triển tốt và độ CO 2 trong không khí không đƣợc vƣợt quá 0.1%. - Ánh sáng: nấm Linh chi trong giai đoạn sinh trƣởng sợi không cần ánh sáng. Ánh sáng chỉ có ý nghĩa trong giai đoạn tạo quả thể, nấm Linh chi 9 thích hợp với ánh sáng tán xạ (ánh sáng có thể đọc sách đƣợc) và cƣờng độ ánh sáng cân đối từ mọi phía. Ánh sáng mạnh hay yếu đều có ảnh hƣởng tới sự phát triển của quả thể. - Độ pH: Trong quá trình trao đổi chất nấm Linh chi tiết các acid hữu cơ ra môi trƣờng cơ chất trồng nấm và làm cho pH môi trƣờng luôn thay đổi về phía acid. Một số chất bổ sung vào môi trƣờng nuôi trồng nấm nhƣ đá vôi mịn (CaCO3), bột thạch cao (CaSO4),… với mục đích vừa cung cấp khoáng Ca, vừa có tính chất điều hòa ẩm độ, lại vừa giảm bớt độ chua của môi trƣờng. Độ pH là yếu tố ảnh hƣởng mạnh đến tính thẩm thấu các chất qua màng tế bào sợi nấm, tăng quá trình chuyển hóa vật chất trong tế bào, tăng hoạt động enzyme và sự hình thành ATP. Nấm Linh chi thích hợp ở ngƣỡng pH = 5.5 - 7. 1.1.2.4. Các nguồn dinh dưỡng cho nấm Linh chi Nguồn dinh dƣỡng Nấm Linh chi biến dƣỡng, phân giải nguồn nguyên liệu là cellulose hay lignin thành nguồn dinh dƣỡng của chính nó. Trong tự nhiên nấm Linh chi sống chủ yếu trên gỗ khúc, còn khi nuôi trồng sử dụng nguồn nguyên liệu chính là mùn cƣa các cây gỗ mềm đặc biệt là cây cao su, hay rơm rạ, các phụ phế phẩm nông nghiệp giàu cellulose khác. Mùn cƣa cao su là nguồn nguyên liệu thông dụng trong ngành trồng nấm. Trong mùn cƣa thành phần cellulose và lignin chiếm đến 71.2% [16] là nguồn cung cấp cơ chất chủ yếu cho sự biến dƣỡng của các loài nấm đặc biệt là Linh chi, ngoài ra thành phần mùn cƣa còn chứa một số hợp chất khác nhƣ protein, hyratcarbon hòa tan… cung cấp thêm một số chất cho nấm sinh trƣởng và phát triển. Hiện nay, nguồn nguyên liệu này đã và đang khan hiếm dần đi vì diện tích rừng ở Việt Nam 10 ngày bị thu hẹp lại. Vì vậy, nguồn nguyên liệu mùn cƣa đang phụ thuộc rất lớn vào ngành công nghiệp gỗ. Hình 1.3: Mùn cƣa gỗ cao su Bảng 1.1: Hàm lƣợng các chất có trong mùn cƣa cao su[16] Thành phần Hàm lƣợng (%) Protein thô 1,5 Lipid thô 1,1 Cellulose và Lignin 71,2 Hyđratcarbon hòa tan 25,4 Ngoài mùn cƣa cao su, bèo lục bình có thể là nguồn nguyên liệu tiềm năng cho việc nuôi trồng nấm Linh chi. Đây là nguồn nguyên liệu phong phú và rất rẻ. Có thể nói, bèo lục bình là nguồn nguyên liệu để trồng nấm đầy hứa hẹn sẽ mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho ngƣời dân. Năm 1979, Viện chăn nuôi đã cho biết thành phần hóa học của thân lục bình nhƣ sau: 11 Hình 1.4: Bèo lục bình Bảng 1.2: Hàm lƣợng các chất trong bèo lục bình khô Thành phần Hàm lƣợng (%) Protein 8,91 Lipid 3,34 Cellulose 15,59 dẫn xuất protein 56,57 Khoáng toàn phần 15,59 Ngoài ra, khi nuôi trồng nấm Linh chi cần có các chất dinh dƣỡng bổ sung vào cơ chất trồng sao cho phù hợp. Các loại bột ngũ cốc nhƣ bột bắp hay cám gạo, bánh dầu là nguồn dinh dƣỡng ban đầu cho sự sinh trƣởng của nấm, hàm lƣợng bổ sung từ 5- 7% so với tổng lƣợng cơ chất. Đây là nguồn cung cấp vitamin và đạm hữu cơ quan trọng cho nấm ở giai đoạn đầu quá trình sinh trƣởng. 12 Bảng 1.3: Thành phần dinh dƣỡng trong cám [16] Hàm lƣợng (%) Thành phần Cám gạo Bột bắp Protein thô 10,88 9,6 Lipid thô 11,7 5,6 Cellulose 11,5 3,9 45 69,3 hydratcarbon có thể hòa tan Các yếu tố dinh dƣỡng - Chất đƣờng + Trong quá trình sống, nấm Linh chi cần nguồn đƣờng rất lớn, đƣờng là thành phần chính để cấu trúc nên sợi nấm và quả thể nấm Linh chi sau này. + Nấm Linh chi có thể hấp thu nguồn đƣờng ở các dạng đơn giản nhƣ: đƣờng glucose, saccharose (đƣờng mía) hoặc các hợp chất phức tạp: cellulose (mùn cƣa, bông hạt phế thải…), tinh bột (bột cám gạo, bột bắp …). Để hấp thụ các hợp chất phức tạp nấm Linh chi phải sinh ra các men phân giải để chuyển về dạng đơn giản dễ hấp thu. + Trong quá trình nuôi trồng nấm Linh chi, chúng ta thƣờng sử dụng mùn cƣa các loại cây gỗ mềm để cung cấp nguồn đƣờng chính cho nấm. - Chất đạm + Chất đạm là nguồn dinh dƣỡng không thể thiếu đƣợc trong quá trình sống của nấm Linh chi.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng