Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Sư phạm Luận văn nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ, phân bón đến sinh trưởng và phát triển...

Tài liệu Luận văn nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ, phân bón đến sinh trưởng và phát triển giống lúa tbr225 trồng tại cao minh, phúc yên, vĩnh phúc

.PDF
68
177
86

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 ---------------------------- ĐẶNG THỊ THÚY NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA MẬT ĐỘ, PHÂN BÓN ĐẾN SINH TRƢỞNG VÀ PHÁT TRIỂN GIỐNG LÚA TBR225 TRỒNG TẠI CAO MINH, PHÚC YÊN, VĨNH PHÚC LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC HÀ NỘI - 2018 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 ---------------------------- ĐẶNG THỊ THÚY NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA MẬT ĐỘ, PHÂN BÓN ĐẾN SINH TRƢỞNG VÀ PHÁT TRIỂN GIỐNG LÚA TBR225 TRỒNG TẠI CAO MINH, PHÚC YÊN, VĨNH PHÚC Chuyên ngành: Sinh thái học Mã số: 8 42 01 20 LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. DƢƠNG TIẾN VIỆN HÀ NỘI - 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng: số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chƣa đƣợc sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam đoan: mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã đƣợc cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã đƣợc ghi rõ nguồn gốc. Hà Nội, tháng năm 2018 Tác giả luận văn ĐẶNG THỊ THÚY LỜI CẢM ƠN Đầu tiên, tôi xin đƣợc bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Dƣơng Tiến Viện ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn giúp đỡ tôi về chuyên môn trong suốt thời gian thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô Khoa Sinh – KTNN, trƣờng ĐHSP Hà Nội 2 đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập nghiên cứu để tôi thực hiện tốt đề tài này. Thí nghiệm đƣợc thực hiện tại xã Cao Minh – Phúc Yên – Vĩnh Phúc. Tại đây tôi đã nhận đƣợc sự giúp đỡ, tạo điều kiện của tập thể ban lãnh đạo xã cán bộ tại đơn vị và ngƣời dân trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý báu đó. Cuối cùng tôi xin bày tỏ sự cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã luôn quan tâm, động viên giúp đỡ tôi. Luận văn khó tránh khỏi những sai sót, tôi rất mong nhận đƣợc những ý kiến đóng góp của các thầy cô, đồng nghiệp và bạn đọc. Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn. Hà Nội, ngày tháng năm 2018 Tác giả luận văn Đặng Thị Thúy DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT FAO : Tổ chức Lƣơng thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc IRRI : Viện Nghiên cứu lúa Quốc tế NN&PTNN : Nông nghiệp và phát triển nông thôn ĐBSCL : Đồng bằng sông cửu Long TGST : Thời gian sinh trƣởng P : Khối lƣợng 1000 hạt MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. Đặt vấn đề...................................................................................................... 1 2. Mục đích, yêu cầu của đề tài ......................................................................... 2 3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài ......................................... 2 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .......................................................... 4 1.1. Tình hình sản xuất lúa gạo trên thế giới và Việt Nam ............................... 4 1.1.1. Tình hình sản xuất lúa gạo trên thế giới ............................................... 4 1.1.2. Tình hình sản xuất lúa gạo ở Việt Nam ............................................... 5 1.1.3. Tình hình sản xuất lúa gạo ở Vĩnh Phúc .............................................. 6 1.2. Cơ sở khoa học và những nghiên cứu về phân bón cho cây lúa ................ 9 1.2.1. Tình hình nghiên cứu về phân bón cho lúa trên thế giới ..................... 9 1.2.2. Tình hình nghiên cứu về bón phân cho lúa ở Việt Nam .................... 12 1.3. Cơ sở khoa học và những kết quả nghiên cứu về mật độ gieo cấy cho cây lúa ............................................................................................................. 18 1.3.1. Một số kết quả về mật độ gieo cấy trên thế giới ................................ 18 1.3.2. Một số kết quả về mật độ gieo cấy cho lúa Việt Nam ....................... 19 1.4. Nghiên cứu về mối tƣơng quan giữa phân bón và mật độ cấy ................ 20 1.5. Tình hình nghiên cứu giống lúa ............................................................... 21 1.5.1. Tình hình nghiên cứu giống lúa trên thế giới ..................................... 21 1.5.2. Tình hình nghiên cứu giống lúa ở Việt Nam ..................................... 23 CHƢƠNG 2. NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................. 27 2.1. Vật liệu, thời gian, địa điểm nghiên cứu .................................................. 27 2.1.1. Vật liệu nghiên cứu ............................................................................ 27 2.1.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ...................................................... 27 2.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 27 2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu .......................................................................... 28 2.3.1. Bố trí thí nghiệm ................................................................................ 28 2.3.2. Các biện pháp kỹ thuật ....................................................................... 29 2.3.3. Các chỉ tiêu theo dõi ........................................................................... 29 2.3.4. Phƣơng pháp sử lý số liệu .................................................................. 33 CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................. 34 3.1. Đặc điểm nông sinh học của của giống lúa TBR225 ............................... 34 3.2. Ảnh hƣởng của mật độ cấy và mức phân bón đến sinh trƣởng, phát triển của giống lúa TBR225 tại Cao Minh, Phúc Yên, Vĩnh Phúc ................. 35 3.2.1. Ảnh hƣởng của mật độ cấy và mức phân bón đến thời gian sinh trƣởng của giống lúa TBR225 ...................................................................... 35 3.2.2. Ảnh hƣởng của mật độ và liều lƣợng phân bón đến động thái tăng trƣởng chiều cao của giống TBR225 ........................................................... 37 3.2.3. Ảnh hƣởng của mật độ cấy và lƣợng phân bón đến động thái đẻ nhánh của giống TBR225 ............................................................................. 38 3.2.4. Ảnh hƣởng của mật độ và liều lƣợng phân bón đến động thái ra lá của giống TBR225........................................................................................ 40 3.2.5. Đặc điểm hình thái của giống TBR225 .............................................. 41 3.3. Ảnh hƣởng của mật độ cấy và lƣợng phân bón đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất giống TBR225 .................................................. 43 3.3.1. Các yếu tố cấu thành năng suất của giống lúa TBR225 .................... 43 3.3.2. Năng suất của giống lúa TBR225 ...................................................... 46 3.4. Mức độ chống chịu sâu bệnh của giống lúa TBR225 .............................. 47 3.4.1. Mức độ chống chịu một số loại sâu hại chính .................................... 47 3.4.2. Mức độ chống chịu một số bệnh hại .................................................. 48 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................................. 50 1. Kết luận ....................................................................................................... 50 2. Đề nghị ........................................................................................................ 50 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 52 PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Sản xuất lúa của 10 nƣớc đứng đầu thế giới năm 2016.................... 4 Bảng 1.2. Thống kê phân bố diện tích và sản lƣợng lúa gạo cả nƣớc từ 2010 - 2017 ....................................................................................... 6 Bảng 1.3. Diện tích lúa cả năm của tỉnh Vĩnh Phúc từ năm 2010-2016........... 8 Bảng 1.4. Tình hình sản suất lúa cả năm ở Phúc Yên Vĩnh Phúc từ 2010 - 2016 ................................................................................................ 8 Bảng 1.5. Lƣợng chất dinh dƣỡng cây lúa hút để tạo ra 1 tấn thóc ............... 13 Bảng 1.6. Động thái thái tích lũy chất dinh dƣỡng của cây lúa ...................... 15 Bảng 3.1. Một số đặc điểm nông sinh học của giống lúa TBR225 ................ 34 Bảng 3.2. Ảnh hƣởng của mật độ cấy và liều lƣợng phân bón đến thời gian sinh trƣởng của giống lúa TBR225 ......................................... 36 Bảng 3.3. Ảnh hƣởng của mật độ cấy và lƣợng phân bón đến động thái tăng trƣởng chiều cao cây của giống TBR225 ............................... 37 Bảng 3.4. Ảnh hƣởng của mật độ cấy và lƣợng phân bón đến động thái đẻ nhánh của giống TBR225 .......................................................... 39 Bảng 3.5. Ảnh hƣởng của mật độ cấy và lƣợng phân bón đến động thái ra lá của giống TBR225 .................................................................. 41 Bảng 3.6. Đặc điểm hình thái của giống TBR225 .......................................... 42 Bảng 3.7. Ảnh hƣởng của mật độ cấy và lƣợng phân bón đến các yếu tố cấu thành năng suất giống TBR225 ................................................ 44 Bảng 3.8. Năng suất của giống lúa TBR225 ................................................... 46 Bảng 3.9. Mức độ chống chịu sâu hại của các công thức ............................... 47 Bảng 3.10. Mức độ chống chịu bệnh hại của giống TBR225 ......................... 48 1 MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Cây lúa (Oryza sativa L.) là một trong năm cây lƣơng thực chủ yếu trên thế giới: Lúa gạo, lúa mỳ, ngô, kê và lúa mạch. Trong đó sản phẩm lúa gạo là nguồn lƣơng thực nuôi sống phần đông dân số trên thế giới và có vai trò quan trọng trong công nghiệp chế biến cũng nhƣ ngành chăn nuôi. Về sản xuất, châu Á chiếm tới 91 chiếm chƣa đầy 10 sản lƣợng lúa gạo toàn thế giới, các châu lục khác chỉ và cũng chiếm trên 90 tổng lƣợng gạo tiêu thụ toàn cầu Nguyễn Văn Luật, 2001) [10]. Việt Nam có bề dày về nền văn minh lúa nƣớc, cây lúa là cây lƣơng thực chính. Sản xuất lúa gạo ảnh hƣởng không nhỏ tới thu nhập và đời sống của hàng chục triệu ngƣời dân Việt Nam, cũng nhƣ ảnh hƣởng tới sự ổn định chính trị – xã hội trong nƣớc. Sản xuất lúa gạo không chỉ tạo ra kinh tế, ổn định chính trị – xã hội mà còn tạo ra những giá trị văn hoá, tinh thần. Là một nƣớc đứng thứ hai trên thế giới về xuất khẩu lúa gạo, nhƣng trƣớc những cơn lốc đô thị hóa, xu hƣớng đầu tƣ ồ ạt làm khu công nghiệp, sự biến đổi khí hậu nhƣ lũ lụt thất thƣờng, sự xâm nhập mặn ăn sâu vào đất canh tác…. dẫn đến việc giảm nhanh diện tích trồng lúa, gây bất lợi cho sản xuất lúa gạo, nhiệm vụ đặt ra cho các nhà quản lý và các nhà khoa học nông nghiệp lại không phải là phấn đấu giữ vững sản lƣợng xuất khẩu mà là làm sao giữ đƣợc diện tích trồng lúa nƣớc. Theo Quyết định số 124/QĐ - TTg của Thủ tƣớng Chính phủ là phải giữ vững 3,8 triệu ha đất trồng lúa từ nay đến 2030 để đảm bảo an ninh lƣơng thực quốc gia và mục tiêu giảm nghèo [27]. Để giải quyết vấn đề trên, việc nghiên cứu và phát triển cây lúa là vấn đề có ý nghĩa thực tiễn hết sức quan trọng, tầm quan trọng đó đã đƣợc khẳng định trong những thập niên gần đây với nhiều giống lúa có năng suất cao, chất lƣợng tốt đƣợc đƣa vào sản xuất. Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất, ngƣời nông dân vẫn chƣa phát huy hết đƣợc các thế mạnh đó. Vĩnh Phúc là tỉnh tiên 2 phong trong việc nghiên cứu, khảo nghiệm, ứng dụng gieo cấy những giống lúa có năng suất chất lƣợng cao. Nhƣng việc sử dụng phân bón cho các giống lúa mới còn chƣa phổ biến. Ngƣời dân còn cấy dày, cấy nhiều dảnh, bón quá nhiều phân do đó lúa bị lốp đổ, bị sâu bệnh... Kết quả năng suất không cao, không ổn định. Vì vậy, việc nghiên cứu hoàn thiện quy trình thâm canh giống lúa TBR225 cho năng suất cao phù hợp với vùng sinh thái của tỉnh là hƣớng đi hết sức đúng đắn và cần thiết. Bởi vậy, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ, phân bón đến sinh trưởng và phát triển giống lúa TBR225 trồng tại Cao Minh, Phúc Yên, Vĩnh Phúc”. 2. Mục đích, yêu cầu của đề tài 2.1. Mục đích - Đánh giá đƣợc ảnh hƣởng của mật độ và phân bón đối với sinh trƣởng và năng suất của giống lúa TBR225 tại Cao Minh, Phúc Yên,Vĩnh Phúc, qua đó xác định đƣợc mật độ cấy thích hợp và lƣợng phân bón hiệu quả nhất đối với giống lúa TBR225 cho địa phƣơng. 2.2. Yêu cầu - Đánh giá khả năng sinh trƣởng, chống chịu và năng suất của giống lúa TBR225 trong vụ mùa 2018. - Tìm đƣợc hiệu quả của lƣợng phân bón thích hợp cho giống lúa TBR 225 tại Cao Minh, Phúc Yên, Vĩnh Phúc. 3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài 3.1. Ý nghĩa khoa học - Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể dùng làm tài liệu tham khảo góp phần tích cực cho việc nghiên cứu biện pháp kỹ thuật thâm canh cũng nhƣ đề xuất xây dựng quy trình kỹ thuật thâm canh cho giống lúa TBR225 tại Cao Minh, Phúc Yên, Vĩnh Phúc cũng nhƣ các vùng trồng lúa trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. 3 3.2. Ý nghĩa thực tiễn - Kết quả nghiên cứu đề tài sẽ góp phần định hƣớng trong việc chỉ đạo, hƣớng dẫn sản xuất nhằm tăng năng suất, hiệu quả kinh tế cũng nhƣ mở rộng sản xuất giống lúa TBR225 tại Phúc Yên cũng nhƣ các huyện trong tỉnh Vĩnh Phúc. - Góp phần mở rộng quy mô diện tích gieo cấy giống lúa TBR225, tăng sản lƣợng lƣơng thực và thu nhập cho ngƣời nông dân 4 Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Tình hình sản xuất lúa gạo trên thế giới và Việt Nam 1.1.1. Tình hình sản xuất lúa gạo trên thế giới Lúa là cây lƣơng thực có lịch sử lâu đời và lƣơng thực chính của phần lớn dân số thế giới, cung cấp trên 50 tổng nhu cầu lƣơng thực của thế giới. Về mặt tiêu dùng, lúa gạo là loại đƣợc tiêu thụ nhiều nhất chiếm khoảng 85 tổng lƣợng sản xuất tiếp đến là lúa mì chiếm khoảng 60 và ngô khoảng 25 . Lúa gạo có nguồn gốc nhiệt đới, do khả năng thích ứng rộng nên có thể trồng ở nhiều vùng khí hậu khác nhau, đƣợc phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới. Theo nghiên cứu của nhiều tác giả ở nhiều nƣớc nhƣ: Liên Xô cũ), Ấn Độ, Việt Nam, Nhật Bản, Trung Quốc… đã cho thấy nguồn gốc cây lúa thuộc vùng đầm lầy Đông Nam Á và hiện nay đƣợc phân bố rộng rãi trên khắp thế giới trải dài từ 530 Bắc tới 40 0 Nam, nhƣng tập chung chủ yếu ở Châu Á chiếm tỷ lệ 61,2 diện tích trồng lúa thế giới, Châu Mỹ chiếm 6,3 , Châu Phi 3,1%, Châu Úc 1 [32]. Bảng 1.1. Sản xuất lúa của 10 nước đứng đầu thế giới năm 2016 STT Tên nƣớc Diện tích Năng suất Sản lƣợng (triệu ha) (tấn/ha) (triệu tấn) 1 India 42,96 3,7 158,756 2 China 30,45 6,9 211,090 3 Indonesia 14,28 5,4 77,298 4 Bangladesh 11,39 4,6 52,59 5 Thailand 8,68 2,9 25,26 6 Viet Nam 7,88 5,6 43,44 7 Myanmar 6,72 3,8 25,67 8 Philippines 4,56 3,9 17,63 9 Nigeria 2,9 2,0 6,07 10 Cambodia 2,8 3,4 9,83 (Nguồn: FAOSTAT, 2016)[31] 5 Qua bảng trên ta thấy diện tích trồng lúa trên toàn thế giới năm 2016 cao nhất ở Ấn Độ (42,96 triệu ha) sau đó đến Trung Quốc 30,45 triệu ha). Năng suất lúa cao nhất ở Trung Quốc (6,9 tấn/ha). Về sản lƣợng lúa đứng đầu cũng là Trung Quốc (211,090 triệu tấn). Nhƣ vậy, sản lƣợng lúa của Ấn Độ và Trung Quốc đã chiếm gần 50 sản lƣợng lúa toàn cầu. Tuy Ấn Độ là nƣớc có diện tích trồng lúa lớn nhất trên thế giới nhƣng Trung Quốc lại là quốc gia có sản lƣợng lớn nhất thế giới và cũng là nƣớc có năng suất trung bình lớn nhất trong 10 quốc gia sản xuất chính. Trong lịch sử phát triển thì cây lúa là loại cây trồng có tốc độ phát triển tƣơng đối nhanh về cả diện tích, năng suất và sản lƣợng. Mặc dù có xu hƣớng gia tăng về năng suất và sản lƣợng nhƣng tình hình sản xuất lúa gạo vẫn thay đổi bất thƣờng theo điều kiện khí hậu hàng năm. 1.1.2. Tình hình sản xuất lúa gạo ở Việt Nam Việt Nam là một nƣớc nhiệt đới gió mùa có chiều dài bờ biển lên tới 3000 km, địa hình phức tạp nhiều sông núi, do đó hình thành nhiều vùng canh tác lúa khác nhau. Căn cứ vào điều kiện tự nhiên, tập quán canh tác, sự hình thành mùa vụ và phƣơng pháp gieo trồng, nghề trồng lúa nƣớc đƣợc hình thành và chia ra là 3 vùng chính: Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng ven biển miền Trung và Đồng bằng Nam Bộ. Hiện nay, nƣớc ta đã xuất gạo sang hơn 85 nƣớc, trong đó khu vực Châu Á và Châu Mỹ là thị trƣờng tiêu thụ lớn nhất. Việt Nam đứng thứ 2 trên thế giới về xuất khẩu gạo sau Thái Lan và trong tƣơng lai xuất khẩu gạo vẫn là tiềm năng lớn của chúng ta. Dân số Việt Nam vẫn tăng nhanh, đạt xấp xỉ 97 triệu ngƣời năm 2018 trong khi quỹ đất dành cho trồng lúa có hạn, năng suất lúa nhiều vùng nhất là Đồng bằng sông Hồng gần nhƣ việc tăng thêm nữa là rất khó khăn. Trong khi đó tập quán sản xuất nhỏ, quy mô gia đình, tự cung tự cấp, trình độ khoa học 6 công nghệ, kiến thức thị trƣờng của nông dân còn nhiều hạn chế [28], [29]. Đứng trƣớc tình hình đó, chiến lƣợc sản xuất lúa của Việt Nam trong thời gian tới là: phấn đấu đạt và duy trì sản lƣợng lúa hàng năm là 40 triệu tấn/năm, đẩy mạnh sản xuất các giống lúa có chất lƣợng cao, dành 1 triệu ha để sản xuất lúa phục vụ mục tiêu xuất khẩu, duy trì, chọn lọc, lai tạo và nhập khẩu các giống lúa có năng suất, chất lƣợng cao phục vụ cho yêu cầu của sản xuất là một nhiệm vụ sống còn và phải đặt thành chƣơng trình cấp quốc gia. Bảng 1.2. Thống kê phân bố diện tích và sản lượng lúa gạo cả nước từ 2010 - 2017 Tổng diện Tổng sản Đông Hè Thu Vụ Mùa tích (triệu lƣợng (triệu Xuân ( triệu (triệu ha) tấn) (triệu ha) ha) ha) 2010 7,45 40,01 3,09 2,44 1,97 2011 7,66 42,39 3,09 2,59 1,97 2012 7,76 43,74 3,12 2,66 1,98 2013 7,89 44,71 3,14 2,77 1,99 2014 7,80 44,84 3,20 2,73 1,96 2015 7,80 45,24 3,51 2,80 1,90 2016 7,80 43,60 3,10 2.80 1,90 2017 7,72 42,84 3,08 2,11 1,76 Năm Theo bảng thống kê diện tích và sản lƣợng lúa của cả nƣớc cho thấy bắt đầu 2010 trở đi diện tích trồng lúa có xu hƣớng tăng và đạt 7,89 nghìn ha vào năm 2013, từ năm 2013 đến năm 2017 diện tích trồng lúa có xu hƣớng giảm. Diện tích của vụ lúa mùa, hè thu, đông xuân có xu hƣớng giảm dần tính đến năm 2017 Theo nguồn thống kê Việt Nam, 2017)[33]. 1.1.3. Tình hình sản xuất lúa gạo ở Vĩnh Phúc Vĩnh Phúc là tỉnh trung du thuộc khu vực đông bắc bộ, với diện tích tự 7 nhiên là 137224,14 ha bao gồm 9 huyện, thị là: Vĩnh Yên, Phúc Yên, Lập Thạch, Sông Lô, Tam Dƣơng, Tam Đảo, Bình Xuyên, Yên Lạc. Diện tích đất nông nghiệp của cả tỉnh là 94445,48 ha, chiếm 66,77 tổng diện tích đất tự nhiên. Vĩnh Phúc giáp với Phú Thọ, Thái Nguyên, Hà Nội, thuận lợi về giao thông và phát triển nông nghiệp. Trong đó Phúc Yên nằm ở phía Đông Nam tỉnh Vĩnh Phúc, phía Đông Bắc của Thủ đô Hà Nội, cách trung tâm thủ đô 30 km. Phúc Yên có chiều dài theo trục Bắc - Nam 24 km, từ phƣờng Hùng Vƣơng đến đèo Nhe, xã Ngọc Thanh giáp với tỉnh Thái Nguyên, phía đông giáp huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội, phía tây giáp huyện Bình Xuyên, phía nam giáp huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội, phía bắc giáp thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên. Phúc Yên nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ bình quân năm là 23°C, có nét đặc trƣng nóng ẩm, mƣa nhiều về mùa hè, hanh khô và lạnh kéo dài về mùa đông. Khí hậu tƣơng đối thuận lợi cho phát triển nông nghiệp đa dạng. Đất sản xuất nông nghiệp chủ yếu là đất trung bình (đất phù sa..) và đất phèn, chua của đồng chiêm trũng. Trung tâm giống cây trồng Vĩnh Phúc luôn chủ động nguồn giống phục vụ cho sản xuất. Dựa vào nhu cầu đăng ký giống của các địa phƣơng, trung tâm đã chủ động sản xuất hàng trăm tấn lúa giống với chất lƣợng tốt. Ngoài các giống chủ lực trung tâm tự sản xuất đƣợc nhƣ Q5, Hƣơng Thơm số 1 HT1), nếp IR352,… là những giống lúa thuần với ƣu điểm phù hợp với đồng đất của các địa phƣơng, trung tâm còn liên kết với nhiều Công ty giống cây trồng uy tín: Công ty Cổ phần Giống cây trồng Trung ƣơng, Công ty Cổ phần Giống cây trồng Thái Bình… để cung ứng, thực hiện chƣơng trình hỗ trợ giống lúa chất lƣợng cho ngƣời dân trong tỉnh theo đề án tái cơ cấu nông nghiệp nhƣ: Thiên Ƣu 8, TBR 225, HT1, RVT. 8 Bảng 1.3. Diện tích lúa cả năm của tỉnh Vĩnh Phúc từ năm 2010-2016 Đơn vị 1000 ha Năm 2010 2011 2014 2015 2016 Vĩnh Yên 2,5 2,6 2,5 2,5 2,5 Phúc Yên 3,6 3,8 3,6 3,7 3,8 Lập Thạch 7,2 7,3 7,1 7,2 7,3 Sông Lô 5,4 5,4 5,3 5,3 5,2 Tam Dƣơng 6,6 6,6 6,6 6,7 6,6 Tam Đảo 4,7 4,5 4,6 4,6 4,5 Bình Xuyên 7,8 8,0 7,8 7,6 7,7 Yên Lạc 9,0 8,9 9,0 9,0 9,1 Vĩnh Tƣờng 12,5 12,1 12,1 11,8 11,7 Tổng 59,3 59,2 58,6 58,4 58,4 Huyện (Theo nguồn niên giám của tỉnh Vĩnh Phúc năm 2016 ) [18]. Qua bảng ta thấy sản xuất lúa của tỉnh Vĩnh Phúc đã có sự phát triển đáng kể cả về diện tích, năng suất. Đó là do đƣợc sự đầu tƣ hỗ trợ của nhà nƣớc thông qua các chƣơng trình nông thôn miền núi nhƣ chƣơng trình 135, chƣơng trình trợ giá, trợ cƣớc giống lúa miền núi,... đầu tƣ về giống mới, phân bón . Bảng 1.4. Tình hình sản suất lúa cả năm ở Phúc Yên Vĩnh Phúc từ 2010 - 2016 Chỉ tiêu Diện tích Năng suất Sản lƣợng (nghìn ha) (tạ/ha) (nghìn tấn) 2010 3,6 45,67 16,5 2011 3,8 52,51 19,8 2012 3,7 47,96 17,8 Năm 9 Diện tích Năng suất Sản lƣợng (nghìn ha) (tạ/ha) (nghìn tấn) 2013 3,6 46,88 17,0 2014 3,6 48,93 17,7 2015 3,7 47,90 17,8 2016 3,8 49,36 18,9 Chỉ tiêu Năm (Theo nguồn niên giám của tỉnh Vĩnh Phúc năm 2016 ) [18]. Phúc Yên cũng có tốc độ công nghiệp hóa, đô thị hóa… diễn ra rất nhanh do đó diện tích đất nông nghiệp đặc biệt là đất canh tác lúa không tăng. Việc đƣa các giống lúa mới có năng suất cao, chất lƣợng phù hợp vào vẫn là chủ trƣơng ƣu tiên hàng đầu. Qua bảng trên ta thấy diện tích đất nông nghiệp không tăng nhƣng năng suất và sản lƣợng tăng đặc biệt năm 2011 và 2016 do gieo trồng các giống lúa mới. 1.2. Cơ sở khoa học và những nghiên cứu về phân bón cho cây lúa 1.2.1. Tình hình nghiên cứu về phân bón cho lúa trên thế giới Trong lịch sử phát triển của nông nghiệp, phân bón luôn là một yếu tố quan trọng để nâng cao năng suất cho cây trồng. Theo đánh giá của M.Velayutham, mức đóng góp vào sản lƣợng lƣơng thực gia tăng của phân bón là 60 . Viện nghiên cứu nông hóa Mỹ đã khẳng định: Gần 50 suất là do tác dụng của phân bón, còn hơn 50 năng kia là do các yếu tố khác nhƣ giống, nƣớc, chăm sóc Nguyễn Nhƣ Hà, 2006) [8]. Ở những ruộng lúa năng suất cao, lƣợng chất dinh dƣỡng cây trồng lấy đi nhiều, vì vậy cần phải bổ sung các nguyên tố đa lƣợng và vi lƣợng. Lúa yêu cầu một lƣợng dinh dƣỡng khá cao, để đạt đƣợc 1 tấn thóc cần từ 15 – 24 kg N; 2 – 11 kg P2O5 và 16 – 50 kg K2O (Yoshida S, 1981) [27]. Kobayashi 1995) khi nghiên cứu khả năng cạnh tranh của 2 giống lúa Hokuriki 52 và Yamakogame về phản ứng với điều kiện phân bón khác nhau 10 cho thấy, cây lúa có tính thích ứng cao trong điều kiện tự nhiên ít phân và tăng số lƣợng cây con ở mỗi đối tƣợng, trong khi đó các giống cạnh tranh yếu bị thất bại nghiêm trọng trong điều kiện trồng trọt bình thƣờng, điều đó có nghĩa là giống khỏe sẽ gây ảnh hƣởng nhiều cho giống cạnh tranh yếu khi có đủ phân bón [24]. * Các nghiên cứu về đạm cho lúa trên thế giới Theo Yoshida 1981), các giống lúa có thời gian sinh trƣởng khác nhau thì yêu cầu phân bón cũng khác nhau. Trong các yếu tố thì đạm là yếu tố quan trọng nhất cho lúa. Đạm có phản ứng rõ so với lân và kali. Lúa cần đạm trong suốt quá trình sinh trƣởng sinh dƣỡng để tích lũy chất khô và đẻ nhánh, điều này xác định số lƣợng bông. Đạm góp phần tạo nên số hạt trong giai đoạn phân hóa đòng, tăng kích thƣớc hạt bằng giảm số lƣợng hoa thoái hóa và tăng kích thƣớc vỏ trấu trong suốt giai đoạn làm đòng. Đạm góp phần tích lũy hydratcacbon trong thân lá ở giai đoạn trƣớc trỗ và trong hạt ở giai đoạn vào chắc vì chúng phụ thuộc vào tiềm năng quang hợp [27]. Nếu giảm một nửa lƣợng phân đạm trong trồng trọt thì năng suất cây trồng sẽ giảm 22 trong thời gian ngắn; 25 - 30 trong thời gian dài, thu nhập trang trại giảm 12 , lợi nhuận của các trang trại giảm 40 , tổng sản lƣợng hoa màu giảm 10 Koyama , 1981) [25]. Broadlent (1979) [20] cho thấy, lƣợng đạm cây hút ở thời kỳ đẻ nhánh quyết định tới 74 năng suất. Bón nhiều đạm làm cây đẻ nhánh khỏe và tập trung, tăng số bông/m2; số hạt/bông, nhƣng trọng lƣợng 1000 hạt ít thay đổi. Mặt khác tác giả lại cho rằng ở các nƣớc nhiệt đới lƣợng các chất dinh dƣỡng N, P, K) cần để tạo ra 1 tấn thóc trung bình là 20,5 kg N; 5,1 kg P 2O5; 4,4 kg K2O. Tác giả Yoshida (1981) cho rằng: Ở các nƣớc nhiệt đới, lƣợng các chất dinh dƣỡng N, P, K cần để tạo ra một tấn thóc khô trung bình là 20,5 kg N+ 5,5 kg P2O5 + 44 kg K2O. Tỷ kệ hút đạm tùy theo từng chất đất, phƣơng pháp, 11 số lƣợng, thời gian bón đạm và các kỹ thuật quản lý khác. Ở các vùng nhiệt đới hiệu suất sử dụng đạm đối với sản lƣợng hạt vào khoảng 50g chất khô/1kg đạm hút đƣợc [27]. * Các nghiên cứu về lân trên thế giới Theo nhận xét của Tanaka: bón lân xúc tiến quá trình sinh trƣởng của cây trong thời kỳ đầu, đồng thời có thể rút ngắn thời gian sinh trƣởng mà đặc biệt là những vùng lạnh thì hiệu quả đó càng rõ Cuong Van Pham et al., 2004) [21]. Nghiên cứu của Broadlent (1979) cho thấy, hầu hết cây trồng không hút quá 10 – 13 lƣợng lân bón vào trong đất trong năm, đặc biệt đối với lúa chỉ cần giữ cho lân có trong đất khoảng 0,2 ppm hoặc thấp hơn một chút là có thể cho năng suất tối đa. Tuy vậy cần bón lân kết hợp với các loại phân khác nhƣ đạm và kali mới nâng cao đƣợc hiệu quả của nó. Khi nghiên cứu ảnh hƣởng lâu dài của lân đối với lúa cho thấy: “Hiệu suất của lân đối với hạt ở giai đoạn đầu cao hơn giai đoạn cuối và lƣợng lân hút ở giai đoạn đầu chủ yếu phân phối ở các cơ quan sinh trƣởng. Do đó, phải bón lót để đáp ứng nhu cầu dinh dƣỡng cho cây lúa” [20]. Ở Ấn Độ, bón phân với mức 60 kg P 2O5/ha có thể tăng năng suất lúa trung bình 0,5 – 0,75 tấn/ha. Ở Đài Loan, theo Lian 1989 với mức khoảng 50 – 60 kg P2O5/ha cho năng suất cao nhất (Cuong Van Pham et al., 2004) [21]. Ảnh hƣởng của lân đến hai giống lúa japonica (1 giống lúa cạn Zhonghan 3 và 01 lúa nƣớc Yangfujing 8) ở 2 phƣơng thức cấy khác nhau cả hai giống cấy ở trên cạn và dƣới nƣớc) với 3 mức lân khác nhau mức thấp 45 kg P205/ha; mức trung bình 90 kg P205/ha và mức cao 135 kg P205/ha). Khi mức lân tăng thì năng suất tăng của cả giống lúa cạn và nƣớc đều tăng ở điều kiện cạn nhƣng không có sự sai khác về năng suất giữa mức lân cao và trung bình đối với cả 2 giống, cụ thể năng suất của giống lúa cạn tăng nhẹ còn lúa
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng