Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Khoa học xã hội Luận văn nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn nguyễn thị thu huệ...

Tài liệu Luận văn nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn nguyễn thị thu huệ

.PDF
100
105
100

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN **************** TỐNG THỊ MINH NGHỆ THUẬT TRẦN THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN THỊ THU HUỆ Luận văn Thạc sĩ Chuyên ngành Văn học Việt Nam Mã số: 60 22 01 21 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS.Hà Văn Đức Hà Nội, 2014 0 MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 03 1.Lý do chọn đề tài .................................................................................................... 03 2.Lịch sử vấn đề ....................................................................................................... 05 3.Đối tượng, mục đích, phạm vi nghiên cứu ............................................................. 10 4.Phương pháp nghiên cứu........................................................................................ 11 5.Cấu trúc luận văn ................................................................................................... 11 CHƢƠNG 1: NGƢỜI KỂ CHUYỆN VÀ ĐIỂM NHÌN TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN THỊ THU HUỆ ......................................................................... 12 1.1.Vấn đề người kể chuyện trong truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ..................... 12 1.1.1.Khái lược về người kể chuyện trong tác phẩm tự sự .................................... 12 1.1.2.Người kể chuyện hiện diện trong truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ .......... 14 1.1.3.Người kể chuyện tiềm ẩn trong truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ ............. 22 1.2.Vấn đề điểm nhìn trong truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ ............................... 26 1.2.1. Khái lược về điểm nhìn trong tác phẩm tự sự .............................................. 26 1.2.2. Điểm nhìn bên trong trong truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ.................... 28 1.2.3. Điểm nhìn bên ngoài trong truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ ................... 31 1.2.4. Sự kết hợp và dịch chuyển điểm nhìn trong truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ ............................................................................................................................ 35 CHƢƠNG 2: QUAN ĐIỂM NGHỆ THUẬT VÀ THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN THỊ THU HUỆ ....................................... 37 2.1.Quan điểm nghệ thuật của Nguyễn Thị Thu Huệ ............................................... 37 2.2.Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ................................ 42 2.2.1.Sự phong phú của thế giới nhân vật .............................................................. 44 2.2.1.1.Nhân vật bi kịch. ................................................................................... 44 2.2.1.2.Nhân vật tha hóa..................................................................................... 49 2.2.1.3.Nhân vật vượt lên hoàn cảnh.................................................................. 53 2.2.2.Nghệ thuật xây dựng nhân vật ...................................................................... 55 2.2.2.1.Nghệ thuật miêu tả tâm lý ...................................................................... 55 2.2.2.2.Nghệ thuật xây dựng tình huống ............................................................ 61 1 CHƢƠNG 3: KẾT CẤU VÀ GIỌNG ĐIỆU TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN THỊ THU HUỆ ...................................................................................... 64 3.1.Nghệ thuật tổ chức kết cấu .................................................................................. 64 3.1.1.Kết cấu đảo trật tự thời gian của sự kiện....................................................... 66 3.1.2.Kết cấu tâm lý. .............................................................................................. 71 3.1.3.Kết cấu phân mảnh ........................................................................................ 74 3.1.4.Kết cấu mở (kiểu kết thúc để ngỏ) ................................................................ 78 3.2.Giọng điệu trần thuật ........................................................................................... 81 3.2.1.Giọng trữ tình đằm thắm, xót xa ................................................................... 82 3.2.2.Giọng chiêm nghiệm, triết lý ........................................................................ 85 3.2.3.Giọng suồng sã, hài hước, châm biếm .......................................................... 86 3.2.4.Giọng lạnh lùng vô âm sắc ............................................................................ 89 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 92 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 96 2 MỞ ĐẦU 1.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1.1.Năm 1986 được coi là dấu mốc của sự đổi mới toàn diện đất nước. Nền kinh tế chuyển từ mô hình bao cấp sang kinh tế thị trường. Công nghiệp hóa – hiện đại hóa được đẩy mạnh kéo theo đà tăng tốc của quá trình đô thị hóa. Tinh thần dân chủ được coi trọng, tạo một luồng sinh khí mới ở nhiều lĩnh vực của đời sống, trong đó có văn học. Là bộ phận nhạy cảm nhất của xã hội, văn học nghệ thuật hưởng ứng hết sức mạnh mẽ đường lối cách mạng và thực thi ngay tư tưởng đổi mới trong sáng tác, trong tác phẩm của các nhà văn, nhà thơ, nhà viết kịch, nhà lý luận phê bình. Dần dần đến lượt mình, văn học cũng tự biến đổi trong công cuộc đổi mới, có thêm những tác phẩm mới, có những đặc điểm về phong cách và nội dung khác với thời kỳ trước, cho phép nói về một giai đoạn mới trong văn học.[41, 16] Đến lúc này, hiện thực đối với người cầm bút không chỉ là chiến tranh với những người anh hùng trận mạc. Hiện thực là toàn bộ dòng chảy cuộc sống đời thường phức tạp, xô bồ, là những con người cá nhân ẩn chứa cả “rồng phượng lẫn rắn rết”, là những mối quan hệ chằng chịt hay đứt gãy của những số phận nhỏ nhoi. Sự phong phú, nhiều bí ẩn của đời sống đã khiến nhiều thể loại văn học, đặc biệt là truyện ngắn phải đổi mới về các phương thức nghệ thuật cấu thành. Trong đó, nghệ thuật trần thuật đóng vai trò quan trọng làm nên sự mới mẻ của truyện ngắn từ năm 1986 so với thời kỳ trước. 1.2.Từ sau năm 1986, trên văn đàn dân tộc, cùng với sự vững vàng chín chắn của những nhà văn lớp trước như: Tô Hoài, Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Quang Sáng, Nguyễn Xuân Thiều...là sự xuất hiện của hàng loạt các cây bút mới đầy triển vọng như: Nguyễn Huy Thiệp, Võ Thị Hảo, Nguyễn Thị Thu Huệ, Lý Lan...Đặc biệt, đây chính là thời kỳ “văn học mang gương mặt nữ” (chữ dùng của Bùi Việt Thắng), khi sáng lên bên cạnh một Vũ Thị Thường sắc sảo cô đọng, một Nguyễn Thị Ngọc Tú chân chất mộc mạc, một Lê Minh Khuê giàu chất chiêm nghiệm, một Nguyễn Thị Ấm với lối viết tài hoa mang chút giễu cợt đầy thiện ý là một Nguyễn Thị Thu Huệ chao chát dịu dàng và từng trải, một Y Ban đằm thắm và khắc khoải, một Vàng Anh với lối viết lạnh lùng, trí tuệ và hóm hỉnh, một Lý Lan hồn hậu và sắc sảo .[46, 35] Dung nhan của thể loại truyện ngắn đã được tô vẽ bằng những mảng màu của các cây bút nữ mang phong cách khác nhau. “Găm” lại được trong lòng người đọc 3 là một Y Ban lúc bạo liệt táo tợn, lại có lúc dịu dàng đến bất ngờ; một Phan Thị Vàng Anh biết lạ hóa những điều quen thuộc, biết làm cho da diết những điều tưởng chừng nhạt nhẽo; và một Nguyễn Thị Thu Huệ “bụi bặm trong tả chân”, nó toát ra từ tâm hồn người đang đứng giữa ranh giới thiếu nữ - phụ nữ. Vừa mới xuất hiện nơi địa hạt văn chương, Nguyễn Thị Thu Huệ đã sớm giành được những thành công. Chị giành giải nhất cuộc thi truyện ngắn do Tạp chí Văn nghệ quân đội tổ chức năm 1992-1994 với hai tác phẩm Hậu thiên đường và Mùa đông ấm áp. Từ đó đến nay, cây bút ấy vẫn tiếp tục say sưa với từng trang viết. Sáu tập truyện ngắn lần lượt ra đời đã cho thấy hoạt động nghệ thuật không ngừng nghỉ của chị. Mới đây nhất, năm 2012, tập truyện ngắn Thành phố đi vắng đã đạt giải thưởng của Hội nhà văn Việt Nam. So với năm tập truyện ngắn trước (Cát đợi, Phù thủy, Hậu thiên đường, Nào, ta cùng lãng quên, 37 truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ), tập Thành phố đi vắng đã thể hiện một ngã rẽ mới của cây bút này khi thay đổi về vùng hiện thực, cảm hứng sáng tác và bút pháp nghệ thuật. Do vậy, khi tìm hiểu nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ, chúng tôi muốn khám phá sự chuyển đổi về một phương diện trong hình thức nghệ thuật để thấy được sự tự đổi mới của cây bút vốn lao động nghệ thuật nghiêm túc và đầy trách nhiệm này. 1.3.Thực tế, từ trước đến nay, không ít các nhà nghiên cứu, nhà phê bình và bạn đọc trong cả nước phân tích truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ. Thế nhưng, việc nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở các bài báo, bài nghiên cứu nhỏ hoặc lấy truyện của Nguyễn Thị Thu Huệ để làm dẫn chứng cho các luận văn, luận án mang quy mô tổng hợp. Vì vậy, các nhà khoa học và bạn đọc mới chỉ dừng lại ở việc phân tích một số đặc điểm nổi bật về nội dung và nghệ thuật, với những ý kiến khen, chê khác nhau. Mặt khác, xét riêng về góc độ nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ, cho đến nay, chưa có một công trình nào lấy đó làm đề tài nguyên cứu chuyên sâu. Chính điều này là cơ sở để chúng tôi lựa chọn khai thác truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ từ góc độ nghệ thuật trần thuật. 1.4. Với đề tài Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ, chúng tôi sẽ phân tích những đặc điểm nổi bật trong bút pháp trần thuật, cho thấy nét riêng trong phong cách nghệ thuật của nhà văn, từ đó chỉ ra những đóng góp của nữ tác giả đối với truyện ngắn Việt Nam hiện đại. 4 2.LỊCH SỬ VẤN ĐỀ Nguyễn Thị Thu Huệ sinh ngày 12/8/1966, quê ở xã Thạch Phong, huyện Thạch Phú, tỉnh Bến Tre, trú quán: Hà Nội. Chị tốt nghiệp Đại học tổng hợp Hà Nội, khoa Ngữ Văn. Chị là một trong số những tác giả nữ gặt hái được nhiều thành công khi tuổi đời còn khá trẻ: -Giải thưởng truyện ngắn Hội văn học nghệ thuật Hà Nội-1986 -Giải nhì cuộc thi truyện ngắn Tác phẩm tuổi xanh báo Tiền phong – 1993 -Giải nhất cuộc thi truyện ngắn Tạp chí văn nghệ quân đội 1992-1994 -Tặng thưởng Hội nhà văn - 1994 -Giải thưởng Hội nhà văn – 2012 Đến nay, Nguyễn Thị Thu Huệ đã cho ra mắt bạn đọc sáu tập truyện ngắn: Cát đợi, Phù thủy, Hậu thiên đường, Nào, ta cùng lãng quên, 37 truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ, Thành phố đi vắng. Ngay từ thời kỳ đổi mới, khi xuất hiện không lâu trên văn đàn, Nguyễn Thị Thu Huệ đã gây một tiếng vang lớn khi giành giải nhất cuộc thi truyện ngắn lần thứ 5 (1992-1994) do Tạp chí Văn nghệ quân đội tổ chức với hai truyện ngắn: Hậu thiên đường và Mùa đông ấm áp. Không dừng lại ở các giải thưởng, chị tiếp tục khẳng định mình bằng một loạt các sáng tác có giá trị khác. Truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ đã và đang cuốn hút người đọc bởi một lối viết riêng, một phong cách riêng. Ngay từ năm 1993, trong bài viết Khi người ta trẻ đăng trên báo Văn nghệ số 43, nhà phê bình Bùi Việt Thắng đã nhận diện Nguyễn Thị Thu Huệ là một trong các cây bút làm nên sự khởi sắc của truyện ngắn. Ở đó, nhà văn nữ trẻ cùng với thế hệ của mình đã “mê say được tham dự, được hòa nhập vào những nỗi niềm đau khổ và hy vọng của con người. Sự hòa nhập ấy là chất men nồng ủ ấp trong họ bao yêu thương và cả sự phẫn nộ trong cái xấu cái ác đến „thét lên một tiếng thật to” [37]. Tiếp đó, trong cuốn “Truyện ngắn, những vấn đề lý thuyết và thực tiễn thể loại”, Bùi Việt Thắng lại một lần nữa khẳng định đối tượng mà Thu Huệ quan tâm và hướng ngòi bút tới là “những thiên đường và hậu thiên đường của đời sống con người, đặc biệt là người phụ nữ”. “Truyện ngắn Thu Huệ luôn có hai mặt như thế vừa bụi bặm trong tả chân, vừa trữ tình đằm thắm, vừa táo tợn vừa thanh khiết”. “Chất lãng mạn trong truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ tương đối đặc biệt, nó toát ra từ tâm hồn người đang đứng giữa ranh giới thiếu nữ - phụ nữ” [36]. 5 Năm 2002, trong bài viết Tứ tử trình làng giới thiệu tập Truyện ngắn bốn cây bút nữ, nhà nghiên cứu Bùi Việt Thắng đã phát hiện trong tác phẩm của Nguyễn Thị Thu Huệ một đặc tính “chao chát và dịu dàng, thơ ngây và từng trải, đớn đau và tin tưởng cứ trộn lẫn trong văn Nguyễn Thị Thu Huệ tạo nên tính đa cực của ngòi bút nữ có duyên trong lĩnh vực truyện ngắn. Đọc Nguyễn Thị Thu Huệ ta bị cuốn vào trong niềm vui và nỗi buồn bất tận. Đời sống hiện lên trên từng trang sách của chị bề bộn, ngồn ngang, ấy vậy mà ngẫm kỹ nó đâu vào đấy. Nhà văn nghiêng viết về con người trong khối mâu thuẫn vừa cố kết dính với gia đình như một “hang ổ cuối cùng”, lại vừa bị nhiều ngoại lực giằng xé, lôi kéo...”[38]. Lời nhận xét ấy đã phần nào khái quát toàn bộ tinh thần truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ. Ngoài ra, nhà nghiên cứu Bùi Việt Thắng còn chỉ rõ những phương diện nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ. Đó là tình huống tuy hẹp nhưng đặc sắc, ngôn ngữ có độ căng của nhịp điệu, câu thường ngắn, cấu trúc đơn giản, thông tin cao hoạt động trong giọng điệu. Đồng thời, ông cũng nhận thấy hạn chế trong văn của Nguyễn Thị Thu Huệ: Cây bút này hơi tham, chưa dám gạt bỏ, còn muốn nói nhiều, nói hết trong truyện. Nhà nghiên cứu Đoàn Hương cũng có bài Những ngôi sao nước mắt (báo Văn nghệ trẻ ra ngày 25/3/1996). Ở bài viết này, tác giả cũng chỉ ra một số khía cạnh cơ bản trong sáng tác của Nguyễn Thị Thu Huệ. Nhà nghiên cứu đánh giá đây là một cây bút tài hoa với cách viết như “lên đồng” mang khuynh hướng hiện đại. Mặc dù chưa trở thành một “hiện tượng” của văn học nước nhà song Nguyễn Thị Thu Huệ đã có đóng góp trên nhiều phương diện và đã cho ra đời một số tác phẩm có giá trị, được nhiều độc giả yêu thích. Với bài viết Thi pháp truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ được in trên báo Văn nghệ số 35 ra ngày 21/3/ 2002, tác giả Hồ Sỹ Vịnh đã nhìn nhận và đánh giá Nguyễn Thị Thu Huệ là một nhà văn “độc đáo tài hoa”. Đồng thời, ông còn cho rằng: Nếu phong cách nghệ thuật là đại lượng thẩm mỹ, thể hiện sự thống nhất tương đối ổn định của hệ thống hình tượng, của phương tiện biểu hiện nghệ thuật, các yếu tố độc đáo lặp đi lặp lại, nói lên cách nhìn, cách cảm trong sáng tạo của một nhà văn, của một tác phẩm cụ thể...thì ở Thu Huệ người đọc tìm thấy những dấu đó. hiệu Ngoài ra, còn nhiều bài viết khác về Nguyễn Thị Thu Huệ như bài viết của tác giả 6 Lý Hoài Thu đăng trên Tạp chí văn học với tựa đề Những truyện ngắn hay; bài của Dương Quỳnh Trang: Một nửa nhân loại qua truyện ngắn dự thi của một cây bút nữ đăng trên Tạp chí Văn nghệ quân đội tháng 6/1994; Kim Dung với bài Đọc hồi ức binh nhì và Bến trần gian đăng trên Văn nghệ trẻ ngày 25/3/1996; Xuân Cang với bài viết Nguyễn Thị Thu Huệ nhà văn của những vận bĩ trong “Tám chữ hà lạc và quỹ đạo đời người”, Nxb Văn hóa thông tin, (2000)...Các bài viết này đều đánh giá Nguyễn Thị Thu Huệ là một cây bút có tài năng. Tuy nhiên, các bài nghiên cứu này phần lớn chủ yếu chỉ ra những nét độc đáo về mặt nội dung mà chưa chú trọng đến nghệ thuật, trong đó, nổi bật là nghệ thuật trần thuật. Cũng trong xu hướng tương tự, một loạt các luận án, luận văn cũng chú ý đến Nguyễn Thị Thu Huệ ở góc độ là một đối tượng nghiên cứu nhỏ trong một đề tài rộng lớn hơn. Cho đến nay, luận án mới nhất đề cập đến Nguyễn Thị Thu Huệ ở góc độ trần thuật là luận án tiến sĩ của Hoàng Dĩ Đình năm 2012 với đề tài Ngôn ngữ trần thuật trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975 (trên tư liệu truyện ngắn ba nhà văn nữ). Trong đó, truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ được lấy làm dẫn chứng để phân tích các đặc điểm chung của trần thuật như điểm nhìn, người kể chuyện, nhân vật, ngôn ngữ. Công trình không chỉ ra đặc điểm riêng trong nghệ thuật trần thuật của Nguyễn Thị Thu Huệ. Cùng với đó, các luận văn của Lê Thị Tuyết Nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ, Nguyễn Ngọc Tư và Đỗ Hoàng Diệu (2010), Tìm hiểu một số cách tân nghệ thuật trong truyện ngắn của một số cây bút nữ thời kỳ 19862006 (Nguyễn Thị Thu Huệ, Nguyễn Ngọc Tư, Đỗ Bích Thúy) của Nguyễn Thanh Hồng (2009), Quan niệm nhân sinh của người phụ nữ qua các sáng tác văn xuôi thời kỳ đổi mới qua sáng tác của Nguyễn Thị Thu Huệ, Võ Thị Hảo, Nguyễn Ngọc Tư của Bùi Phương Anh năm 2009...đều cho rằng, truyện của Nguyễn Thị Thu Huệ đều tích hợp các loại hình nhân vật lý tưởng, tha hóa, bi kịch, nhân vật nữ mang màu sắc nữ quyền...Để xây dựng nhân vật, Nguyễn Thị Thu Huệ cũng như các nhà văn khác đều miêu tả ngoại hình, phân tích tâm lý và xây dựng tình huống. Giọng điệu trong truyện của các nhà văn nữ đều có giọng hài hước, châm biếm, mỉa mai, trữ tình, suy tư, chiêm nghiệm...Như vậy, điểm qua có thể thấy, truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ đã được quan tâm nhiều nhưng cây bút này mới chỉ được nhìn nhận như một bông hoa góp chút hương sắc cho một vườn hoa đẹp mà chưa được 7 phân tích ở góc độ một đối tượng nghiên cứu riêng biệt, nhất là về nghệ thuật trần thuật. Không chỉ được nhắc đến nhiều trên các ấn phẩm in, các công trình luận văn, luận án, Nguyễn Thị Thu Huệ còn là đề tài nhiều sức cuốn hút của bạn đọc trên các trang mạng điện tử. Ý kiến về tác giả này có thể chia làm giai đoạn, một là nhận xét về 5 tập truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ đã xuất bản từ năm 1992 đến 2004, bao gồm: Cát đợi (1992), Hậu thiên đường (1993), Phù thủy (1995), Nào ta cùng lãng quên (2003), 37 truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ (2004); hai là nhận xét về tập truyện ngắn mới nhất của chị Thành phố đi vắng (2012). Đối với 5 tập truyện ngắn trước, người đọc trên các trang mạng đều cho rằng Nguyễn Thị Thu Huệ là một cây bút luôn khắc khoải, mạnh mẽ, da diết với số phận người phụ nữ chới với và tha thiết trong tình yêu, mái ấm gia đình. Trong bài Một góc nhìn về văn xuôi nữ đăng trên www.tonvinhvanhoadoc.vn, Trần Thục đã nhận ra nét riêng biệt về nhân vật của Nguyễn Thị Thu Huệ: “Nếu nhân vật của Y Ban dám lên tiếng đòi quyền hạnh phúc, thì người phụ nữ trong tác phẩm của Nguyễn Thị Thu Huệ cũng không kém phần táo bạo. Nhân vật nữ của chị khao khát, mong mỏi có được một tình yêu đích thực, sống hết mình với nó nhưng kết quả lại không như mong đợi, mà chỉ toàn là bi kịch” [65]. Không chỉ nhạy cảm với những vấn đề về nội dung trong tác phẩn của Nguyễn Thị Thu Huệ, nhiều người đọc còn đi sâu phân tích nghệ thuật trong truyện của chị. Lê Na trong bài viết Ngôn ngữ độc thoại trong truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ đăng trên website www.vanvn.net đã chỉ ra, truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ sử dụng ngôn ngữ độc thoại đời thường một cách phổ biến. Việc lựa chọn ngôn ngữ này xuất phát từ tư duy hướng vào đời tư, bám sát hiện thực đời sống. Nguyễn Thị Thu Huệ đã đưa vào tác phẩm của mình tiếng nói của đời sống thường nhật, dung nạp nhiều khẩu ngữ tự nhiên, làm độc giả không mấy khó khăn khi tiếp cận tác phẩm. Nguyễn Thị Thu Huệ - Nhà văn của nồng ấm tính yêu là một bài viết đáng chú ý của Nguyên Hương đăng trên www.vanhocviet.org. Viết về phụ nữ hiện đại với những vấn đề đương đại nhưng Nguyễn Thị Thu Huệ sử dụng lối viết khá truyền thống. Phần lớn truyện ngắn của chị có kết cấu chặt chẽ, lô-gích, có thể xáo trộn về thời gian, không gian nhưng vẫn dễ dàng tìm ra trật tự tuyến tính của cốt truyện. Tính cách nhân vật khá nhất quán, số phận nhân vật thường đặt trong mối 8 quan hệ nhân quả, có thể đoán biết trước. Sự hấp dẫn của truyện ngắn Thu Huệ nằm ở lối viết đằm thắm, nồng nàn hơi ấm nữ tính. Mỗi truyện như một lời tâm tình, chia sẻ hướng tới những tri âm. Sôi nổi, nồng nàn, nồng nàn ngay cả trong hoàn cảnh cay đắng và chua chát nhất là giọng điệu chính chi phối sáng tác Nguyễn Thị Thu Huệ. Giọng điệu ấy khiến truyện ngắn của chị dù đề cập đến nhiều đổ vỡ, mất mát nhưng vẫn là sợi dây neo đậu niềm tin vào hạnh phúc và tình yêu. Sau 5 tập truyện đầu đã xuất bản, Nguyễn Thị Thu Huệ đã lưu dấu ấn đậm nét, độc đáo và nữ tính trong lòng người đọc. Thế nhưng, đến tập Thành phố đi vắng, dư luận lại phân ra hai luồng ý kiến khen chê trái chiều. Thực hiện cuộc phỏng vấn với nhà văn trên báo Tuổi trẻ, phóng viên Việt Hoài xa xót: Thành phố còn đây, nhưng tình người đi vắng. Cùng chung nguồn cảm xúc ấy, Nguyên Hương tinh tế khi nhận thấy, thay vì kiếm tìm tình yêu, tập truyện là những ưu tư về tình người ngày một cạn kiệt thậm chí biến mất trong đô thành hiện đại. Dương Thị Thùy Chi trong bài viết Nhà văn Nguyễn Thị Thu Huệ: Lạnh lùng câu chữ, xa xót tâm can, nhận xét: “Ở Thành phố đi vắng chị sử dụng lối viết khách quan, trung tính, tiết chế cảm xúc tối đa, mỗi truyện ngắn như một bản tường thuật đời sống” [54]. Với bài Nguyễn Thị Thu Huệ trở lại, Khải Ly cho rằng, Thành phố đi vắng được khắc họa bằng lối kể chuyện mang tính giả tưởng, một lối kể đan xen thật, giả và mở, không khí lạnh lùng như một cuộc mổ xẻ của nhà pháp y trên con chữ. Thế nhưng, đây đó vẫn nhận ra một Nguyễn Thị Thu Huệ đầy nữ tính trong các truyện ngắn: X-Men có mùi trường đua, Của cha, của con và những cành vạn niên thanh hết sức ưu ái những người con gái bán thân lấy tiền. Trong khi nhiều bạn đọc nhận chân các giá trị mới của tập truyện Thành phố đi vắng thì một số độc giả khác lại cho rằng, tập truyện còn nhiều khiếm khuyết. Khi Thành phố đi vắng đạt giải thưởng của Hội Nhà văn năm 2012, nhà thơ Đỗ Hoàng cho rằng, Thành phố đi vắng của Nguyễn Thị Thu Huệ: Đơn sơ, nhiều lỗi, nhạt nhèo/ Cũ càng con cóc lộn lèo văn chương. Trong đó, truyện cũ kỹ và lộn xộn nhất là truyện X- Men có mùi trường đua, có chất lượng nội dung, nghệ thuật rất thấp. Truyện Chúng ta cần suy nghĩ về chuyện này là một mẩu không ra truyện ngắn, không ra mẩu phóng sự, cảm văn không ra cảm văn. Nhạt nhẽo vô cùng. Truyện Cú mèo và rượu hoa kể dài lê thê, cũ kỹ, rời rạc, vô cảm, vô hồn, 9 không có gửi gắm một thông điệp gì. Truyện lạnh lùng vô cảm nhất là truyện Trong lúc ăn một bát phở gia truyền. Về nghệ thuật, Thành phố đi vắng không mang lại điều gì mới. Tác giả chỉ thay khi hỏi và đối thoại không xuống dòng, viết liền tù tì, ai hiểu thế nào thì hiểu. Chấm câu lung tung, vô tội vạ. Tóm lại, Thành phố đi vắng là một tập truyện ngắn chưa đạt trung bình. Như vậy, khảo sát hình ảnh truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ ở nhiều phương tiện thông tin, có thể khẳng định: Đã có nhiều ý kiến phê bình, nghiên cứu về những đổi mới, cách tân về nội dung và nghệ thuật trong tác phẩm của Nguyễn Thị Thu Huệ. Với các quan điểm khác nhau, các bài viết, công trình nghiên cứu dù “khen”, hay “chê” đều cho thấy Nguyễn Thị Thu Huệ là một cây bút có sức thu hút mạnh mẽ. Thêm vào đó, rõ ràng, việc tìm hiểu nghệ thuật trần thuật vẫn là khía cạnh nghiên cứu mới ở một ngòi bút đã trưởng thành và dày dạn kinh nghiệm này. 3.ĐỐI TƢỢNG, MỤC ĐÍCH, PHẠM VI NGHIÊN CỨU: -Luận văn tập trung tìm hiểu về nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ để thấy rõ những nét độc đáo của ngòi bút trên các phương diện: người kể chuyện và điểm nhìn, quan điểm nghệ thuật và thế giới nhân vật, kết cấu và giọng điệu. Đây là những đặc điểm cho thấy nét đặc sắc riêng của cách trần thuật được Nguyễn Thị Thu Huệ vận dụng, góp phần làm nổi bật phong cách nghệ thuật của nhà văn, đồng thời khẳng định đóng góp truyện ngắn của chị trong dòng chảy của văn học Việt Nam hiện đại. - Luận văn tập trung phân tích sáu tập truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ: Cát đợi (Nxb Hà Nội, 1992), Hậu thiên đường (Nxb Hội Nhà văn, 1993), Phù thủy (Nxb Văn học, 1995), Nào ta cùng lãng quên (2003), 37 truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ (Nxb Văn học, 2004); Thành phố đi vắng (Nxb Trẻ, 2012). Do 5 tập truyện đầu xuất bản có sự lặp lại các truyện nên chúng tôi đã tổng hợp được 45 truyện ngắn được in. Riêng tập Thành phố đi vắng gồm 16 truyện ngắn. Như vậy, có tất cả 61 truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ được nghiên cứu trong luận văn này. - Với đề tài Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ, chúng tôi sẽ so sánh giữa bút pháp trần thuật ở 45 truyện ngắn trong 5 tập truyện đầu với 16 truyện ngắn trong tập truyện mới đây Thành phố đi vắng để chỉ ra sự chuyển biến trong nghệ thuật trần thuật của Nguyễn Thị Thu Huệ. Đây cũng là cách tự làm mới mình của chị, cho thấy chị luôn luôn sáng tạo và không chịu cũ mòn. 10 4.PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi đã phối hợp vận dụng các phương pháp sau: 4.1.Phƣơng pháp thống kê: -Ở luận văn này, Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ sẽ khai thác khía cạnh người kể chuyện và điểm nhìn trong 61 truyện ngắn. Với phương pháp thống kê, chúng tôi sẽ xác định được tỷ lệ vận dụng các loại người kể chuyện và điểm nhìn, từ đó, chỉ ra dụng ý nghệ thuật của nhà văn. 4.2.Phƣơng pháp so sánh: Để chỉ ra sự khác biệt trong bút pháp trần thuật của Nguyễn Thị Thu Huệ với các nhà văn khác, chúng tôi sử dụng phương pháp so sánh. Đặc biệt, bởi hành trình sáng tác của chị có sự gián đoạn và thay đổi, vì vậy, phương pháp so sánh sẽ giúp người viết khám phá những chuyển biến về phương thức nghệ thuật từ khi cầm bút đến nay. 4.3. Phƣơng pháp loại hình: Truyện ngắn với những đặc trưng của nó, vốn đã riêng biệt về hình thức so với các loại hình văn chương khác như tiểu thuyết, tự truyện...Truyện ngắn hiện đại lại mang trong mình những nét độc đáo khác. Do vậy, chúng tôi dùng phương pháp loại hình để làm sáng rõ cách trần thuật trong thể loại truyện ngắn của riêng nhà văn nữ. 4.4.Phƣơng pháp phân tích tổng hợp: Nghệ thuật trần thuật vốn là vấn đề tổng hợp, tích hợp nhiều biểu hiện khác nhau như điểm nhìn, người kể chuyện, nhân vật, giọng điệu, kết cấu. Phương pháp phân tích tổng hợp giúp chúng tôi thấy được sự thống nhất của các phương diện này để khái quát nên đặc trưng riêng trong ngòi bút trần thuật của Nguyễn Thị Thu Huệ. 5.CẤU TRÚC LUẬN VĂN: Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, phần nội dung chính của luận văn được tổ chức thành ba chương: -Chương 1: Người kể chuyện và điểm nhìn trong truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ -Chương 2: Quan điểm nghệ thuật và thế giới nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ -Chương 3: Kết cấu và giọng điệu trong truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ. Cuối cùng là mục Tài liệu tham khảo. 11 CHƢƠNG 1: NGƢỜI KỂ CHUYỆN VÀ ĐIỂM NHÌN TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN THỊ THU HUỆ 1.1.Vấn đề ngƣời kể chuyện trong truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ 1.1.1. Khái lƣợc về ngƣời kể chuyện trong tác phẩm tự sự Gérard Genette (sinh năm 1930 – một nhà tự sự học hàng đầu của Pháp. Trong bộ ba “Phương thức tu từ” (FiguresI, 1966; Figures II, 1969, Figures III, 1972), Genette đi sâu vào các yếu tố tạo thành chất văn học của tự sự. Theo tác giả này, cấu trúc ngôn bản tự sự do ba lớp tạo thành: cốt truyện (histoire), truyện hay câu chuyện (récit) và tự sự hay kể chuyện (narration). Một hàm nghĩa nổi bật nhất, quan trọng nhất và cũng được chú ý nhiều nhất của tự sự là nó đảm nhiệm bằng miệng hoặc chữ viết công việc trình bày về một hay một chuỗi sự kiện/sự tình. Rõ ràng với nghĩa như thế, tự sự là chỉ hành động trần thuật. Không có hành động trần thuật thì không có trần thuật, có khi thậm chí không có nội dung trần thuật. Có hành động trần thuật thì phải có chủ thể trần thuật – đó là người trần thuật (người kể chuyện). Genette quan niệm, không thể có những tự sự không có người trần thuật. “Nếu không có người trần thuật, tự sự sẽ không thể thực hiện được và đó sẽ là một hành động vô trần thuật, vì thế, nó dứt khoát là một trần thuật không có hành động giao tiếp” [10]. Nhận định của Genette đã khẳng định vai trò quan trọng của người trần thuật – người kể chuyện trong tác phẩm tự sự. Đây là vai đã để lại nhiều dấu vết trong quá trình sản sinh ngôn ngữ trần thuật. Nó có thể dễ dàng nhận ra qua các yếu tố như thời gian trần thuật, cấp bậc trần thuật và ngôi. Genette đã phân loại người trần thuật – chủ thể của trần thuật dựa trên ngôi/ nhân xưng trong tác phẩm văn học. Theo đó, có thể chia ra hai loại người trần thuật: (1) Người trần thuật không xuất hiện trong truyện là người trần thuật dị câu chuyện (tức người trần thuật ngoài câu chuyện). (2) Người trần thuật xuất hiện trong truyện với tư cách một nhân vật của truyện là người trần thuật đồng câu chuyện (tức người trần thuật trong câu chuyện). Xét về mặt ngôn ngữ, người trần thuật đồng câu chuyện thường xưng “tôi” khi kể. Căn cứ vào vị trí hoặc cấp bậc trần thuật và trình độ tham gia vào truyện của người trần thuật, có thể chia ra các loại hình người trần thuật khác nhau như: -Người trần thuật bên ngoài – Người trần thuật bên trong 12 -Người trần thuật hiện diện – Người trần thuật tiềm ẩn - Người trần thuật đáng tin cậy – Người trần thuật đáng nghi ngờ Với việc phân chia như vậy, ở luận văn này, chúng tôi phân tích vấn đề người kể chuyện (người trần thuật) trong truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ dựa trên phương diện: Người trần thuật hiện diện và người trần thuật tiềm ẩn. Người trần thuật hiện diện (overt narrator) chính là người trần thuật đồng câu chuyện. Người trần thuật xuất hiện trong câu chuyện là một nhân vật tham gia vào trong truyện. Vai này không chỉ đảm nhiệm chức vụ trần thuật mà còn là một nhân vật của sự kiện đang được kể, có những hoạt động trong truyện và giao lưu với các nhân vật khác. Thông thường, kiểu người trần thuật này xuất hiện trong truyện thường xưng “tôi”, kể về những sự kiện có liên quan đến bản thân mình có mặt trong ấy. Vì vậy, việc trần thuật của kiểu người trần thuật này thường để lại ấn tượng chân thực cho người tiếp nhận trần thuật và hình ảnh của người trần thuật cũng trở nên sinh động hơn. Lợi thế của người trần thuật hiện diện là người trần thuật có bản ngã cá nhân, có khi “đột nhập” vào truyện đánh giá một cách công khai về các sự kiện và nhân vật khác. Tuy nhiên, hạn chế của người trần thuật này là do kể bằng lăng kính cá nhân nên không thể bao quát hết những nội dung trần thuật vượt qua sự từng trải cá nhân, vì vậy, truyện mang nặng tính chủ quan. Xét về phạm vi hoạt động và mức độ hoạt động của người kể chuyện hiện diện, có thể chia ra hai loại: Người kể chuyện đứng bên trong truyện đóng vai nhân vật chính và Người kể chuyện đứng bên trong truyện đóng vai người quan sát. Ngược lại với người kể chuyện hiện diện, người kể chuyện tiềm ẩn (covert narrator) hay còn gọi là người trần thuật dị câu chuyện, người trần thuật ngôi thứ ba thường không để lại vết tích trong văn bản. Người kể của truyện biết hết nhưng không xuất hiện, để câu chuyện tự triển khai theo logic tự thân, nhân vật tự hoạt động. Cũng có khi, người kể chuyện không trực tiếp xuất hiện mà như đứng kín đáo ở một chỗ nào đấy, chứng kiến hết mọi chuyện xảy ra và kể lại. Đó cũng là lý do để trong bài viết của mình về Sự biến mất của chủ thể phát ngôn và vấn đề người trần thuật, trích trong cuốn Logic học về các thể loại văn học, Kate Hamburger đã huyền thoại hóa “người kể chuyện như thượng đế”. Ông trích dẫn ý của J.Petersen khi so sánh người trần thuật với người chủ trò đứng trên sàn diễn giữa các nhân vật của ông ta và chỉ dẫn cho chúng về vị trí, động tác, ngữ điệu. Giống như là họa sỹ 13 sử dụng màu và bút vẽ làm công cụ để tạo nên những kiệt tác nghệ thuật bất hủ, người kể chuyện cũng điều khiển nhân vật, sự kiện, chi tiết, để làm nên một tác phẩm tự sự đặc sắc và sinh động. Honore de Balzac - ngôi sao chói lọi của văn đàn Pháp tác giả đã sáng tác Tấn trò đời bất hủ đã không bỏ sót một hoàn cảnh nào, một giới xã hội nào của thời đại ông. Những Raphaen de Valangtanh, Đơ Raxtinhac, Poline… được kể lại một cách đầy đủ trọn vẹn, đã hình thành cả một thế giới nghìn lẻ một đêm của phương Tây. Và ai là người mô tả cái thế giới ấy trong tiểu thuyết của Balzac? Ai là người trần thuật thông hiểu hết mọi việc, có mặt ở khắp mọi nơi cùng một lúc, ai là người cùng một lúc nhìn thấy cả mặt phải lẫn mặt trái của các sự vật, ai biết đồng thời cả hiện tại, quá khứ lẫn tương lai của các cuộc phiêu lưu trong Tấn trò đời? Theo A.Robble - Grillet: đó chỉ có thể là Thượng đế. Không ai có thể nhìn thấy được thượng đế, nhưng người ta vẫn tin rằng có Thượng đế ở trên đời. Cũng vậy, không thấy xuất hiện cụ thể người trần thuật ngôi thứ ba trong tác phẩm tự sự, song người đọc vẫn nhận thấy có một người trần thuật ẩn tàng. Vì ẩn tàng nên có khi người trần thuật ở ngôi thứ ba phải mượn điểm nhìn của nhân vật trong truyện để kể. Người kể chuyện đã hòa vào nhân vật đến mức ta khó phân biệt giọng kể của anh ta với giọng kể của nhân vật, và vì thế, giọng nhân vật thường nổi trội hơn. Nếu như người trần thuật hiện diện đem lại ý nghĩa màu sắc chủ quan thì người trần thuật tiềm ẩn đem lại ý nghĩa khách quan tối đa. Dung lượng phản ánh trong truyện cũng không bị hạn chế. Với ưu thế riêng, người kể chuyện tiềm ẩn dễ dàng thâm nhập vào đời sống nội tâm và các mối quan hệ của nhân vật, tạo cảm giác trực tiếp, gần gũi với thế giới nhân vật, khiến ta có cảm giác không phải đang nghe kể mà là đang trực tiếp chứng kiến. Tuy vậy, cách kể này vẫn mắc phải hạn chế, đó là vấn đề mà nhà văn trực tiếp thực hiện điểm nhìn thì tính thuyết phục không cao. Ở truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ, cả hai loại hình người kể chuyện diện diện và người kể chuyện tiềm ẩn đều phát huy vai trò của nó để làm nên sức cuốn hút của những câu chuyện giàu sinh khí đời sống hiện đại. 1.1.2.Ngƣời kể chuyện hiện diện trong truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ Trong nghệ thuật trần thuật, sáng tạo của nhà văn trước hết thể hiện ở cách “ứng xử” với câu chuyện: chuyện được trần thuật ở góc độ nào, theo lời kể của ai? Tự sự truyền thống đa số được kể từ người kể chuyện ngôi thứ ba, thông tỏ mạch truyện và số phận của nhân vật. Quyền phán truyền chân lý vì vậy thuộc về 14 nhà văn – người duy nhất biết trước tất cả và luôn luôn đúng. (Nguyễn Thị Bình). Người kể chuyện luôn đứng cao hơn bạn đọc. Anh ta không bao giờ kể với thái độ do dự hay hoài nghi, anh ta tuyệt đối tin vào mình và tuyệt đối không để cho người khác “cãi lại”. Hiện thực trong tác phẩm là hiện thực “hoàn kết”. Cấu trúc trần thuật như vậy nhiều khi tạo ra cái nhìn áp đặt, thiếu dân chủ trong mối quan hệ nhà văn và bạn đọc. Trần thuật hiện đại đã mở ra một chân trời mới cho sáng tạo nghệ thuật. Người kể chuyện được xây dựng chân dung mang tính cá thể rõ nét, là “tôi” trong câu chuyện đang diễn biến phức tạp đa chiều. Chính những cái “tôi” đang kể đã đem lại chiều sâu không cùng cho thể loại truyện ngắn vốn hạn chế về dung lượng. Sống trong không khí của thời đổi mới, trong sự tự do sáng tạo nghệ thuật, Nguyễn Thị Thu Huệ cùng với nhiều nhà văn nữ khác đã “tự ăn mình” khi khai thác sâu sắc cái tôi nội cảm, cái tôi nữ giới nhiều đa cảm, đa đoan. Truyện của Nguyễn Thị Thu Huệ xuất hiện nhiều cái tôi đang kể chuyện. Người kể chuyện ngôi thứ nhất hiện diện với đầy đủ đường nét về khuôn dạng, tâm hồn đến cuộc đời đã cho thấy ý thức cá nhân mạnh mẽ trong phương thức trần thuật của chị. Khảo sát 61 truyện ngắn trong 6 tập truyện đã xuất bản, chúng tôi nhận thấy có 28/61 truyện ngắn được trần thuật theo lời kể của nhân vật xưng “tôi”, chiếm 46 % tổng số truyện. Trong đó, ở 5 tập truyện đầu, có 24/45 truyện có người kể chuyện xưng “tôi”. Tỷ lệ này ở tập Thành phố đi vắng là 4/16 truyện. Xét về sự ra đời của các tập truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ, dựa trên các sắc thái về vùng hiện thực, nhân vật, vấn đề đặt ra trong truyện, có thế nhận thấy một Nguyễn Thị Thu Huệ đã thay đổi bút pháp trần thuật từ 45 truyện ngắn đầu đến 16 truyện ngắn gần đây nhất. Người kể chuyện xưng “tôi” trong tác phẩm của chị tuy có sự tương đồng về mật độ xuất hiện ở hai giai đoạn sáng tác nhưng bản chất của mỗi cái tôi kể chuyện ấy lại có sự khác biệt rõ nét. Người kể chuyện hiện diện trong 24 truyện ngắn thuộc 5 tập truyện đầu đã định hình những chân dung khá đủ đầy về hình dạng, tính cách. Đó là “tôi” – một người phụ nữ sau bao năm vẫn giữ cho mình một tình yêu huyền thoại với một người đàn ông đã có vợ. Thỉnh thoảng, “tôi” lại bay vào Sài Gòn để gặp anh, chỉ chốc lát thôi nhưng tình yêu hời hợt từ phía người đàn ông kia đủ sức mạnh để khiến “tôi” hàng năm tìm kiếm (Huyền thoại). Trong Nước mắt đàn ông – người xưng “tôi” là đứa cháu kể về cậu ruột của mình. Dẫu giàu có 15 nhưng ông lại luôn đau đớn vì phải sống trong một gia đình không hạnh phúc với một người vợ ghê gớm đến quá quắt, những đứa con ăn chơi và chỉ biết tiêu tiền. Tình yêu của riêng ông với người phụ nữ khác đã không đủ cho ông sức mạnh để giữ người ấy ở bên mình. Nước mắt ông rơi khi con chó – kỷ niệm duy nhất của người yêu trao lại bị vợ ông giết, ăn uống hỉ hả. Sự trống rỗng, cô đơn bủa vây lấy con người chỉ còn biết thả hồn mình vào cánh buồm đỏ cô đơn trôi trên hồ khi giông bão. Hậu thiên đường là cái tôi của người mẹ tự kể về cuộc đời của mình sau những chuỗi dài được sống trong thiên đường ở tuổi hai mươi tư đã rơi xuống một hậu thiên đường tăm tối, quạnh hiu. Mười sáu năm trước, chị cũng yêu say đắm, trao thân cho người đó để rồi bẽ bàng nhận ra mình chỉ là cái ô giữa trời mưa, người đàn ông tán tận kia vào trú trong chiếc ô đó, vui say thỏa thích rồi bỏ đi, chỉ còn lại mình chị cô đơn trống vắng. Khi con gái lớn lên, chị vẫn say sưa trong những đêm nhảy đầm, để rồi chợt nhận ra, con gái mình đã lớn. Đau khổ hơn, khi thấy “con gái tôi thành đàn bà thật rồi”. Nó giống mẹ ngày xưa, đang ngây ngất trong vòng tay của người đàn ông đã có vợ, đi đêm thường xuyên và nở nụ cười hạnh phúc trong cái nôi thiên đường mà không hề hay biết “hậu thiên đường” sẽ là vô vàn cạm bẫy, chông gai, là vựa thẳm hố sâu, là muôn vàn nanh độc đang chầu chực nuốt chửng cô vào đó. Cái “tôi” kể chuyện muốn cứu con, lôi con ra khỏi cái thiên đường địa ngục đó nhưng không kịp: Cái “tôi” ấy đã chết trên đường đi tìm con. Câu chuyện xót xa với muôn vàn cung bậc của đớn đau, vây bủa trái tim người mẹ đã được trần thuật lại đầy chân thực và cảm động. 24 truyện ngắn trong 5 tập truyện đầu của Nguyễn Thị Thu Huệ được kể theo ngôi thứ nhất đã hoàn toàn phát huy ưu thế khi người kể chuyện là những cái tôi người phụ nữ kể về chuyện của cá nhân mình. 13 truyện được kể bởi những cái tôi phụ nữ đa sầu, đa cảm, đa đoan. Đó có thể là những người phụ nữ đã trải qua bao thăng trầm của cuộc sống, bao xa xót của cuộc đời, bao đổ vỡ trong tình yêu và cũng từng nồng nàn khát khao hạnh phúc như trong Người đi tìm giấc mơ, Người xưa, Hình bóng cuộc đời, Đêm dịu dàng, Hậu thiên đường. Mở đầu truyện ngắn Người đi tìm giấc mơ là lời kể của nhân vật “tôi” – một người con gái nghèo sống đơn độc với bà, chấp nhận lấy một người đàn ông tật nguyền nhưng giàu có, mong đổi đời. Do không sinh được con nên cô bị nhà chồng đuổi đi. “Tôi đi ra đường, trên người là chiếc áo mỏng dính, gần rách. Chiếc quần tôi mặc co lại vì ngắn và cũ. Tôi chẳng có gì ngoài hai thứ đó. Tôi đi”. Những lời 16 kể đầu tiên đã giúp người đọc hình dung về một người tàn tạ, nghèo khổ đi vô định hướng. Ngoại hình nhân vật đã tạo ấn tượng mạnh để tiếp nối vào mạch kể về số phận đắng cay. Tất cả quá khứ đều hiện về trong tâm trí người đàn bà tội nghiệp: „Những cái tát, những trận phang gậy vào người gần hai năm nay tôi đã quen”. Người thân duy nhất của cô là người bà, nhưng “Đêm ấy. Tại tôi nên bà chết”. Hành trình đi của tôi mà những người xung quanh gọi là “kẻ điên” đã đến nơi “Bờ sông cao. Khô khốc. Dưới kia. Nước sông Hồng đỏ đặc phù sa. Tôi thường tưởng tượng ra một ngày nào đó mình sẽ ở trên thiên đường và tự hỏi: Nếu chết linh hồn mình sẽ đi đâu khỏi cái xác thối rữa?”. Kết thúc truyện là hình ảnh cô đang ngủ và tiếp tục mơ về những điều tươi đẹp hơn, hạnh phúc hơn. Người kể chuyện xưng “tôi” – đồng thời là nhân vật chính trong chuyện, hầu hết là những phụ nữ bất hạnh trong tình yêu. Cái tôi kể chuyện và cái tôi từng trải đã hòa nhập làm một trong những trang văn chất chứa nỗi niềm. Không phải ngẫu nhiên mà nhà phê hình Bùi Việt Thắng nhận xét: “Truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ luôn có hai mặt như thế - vừa bụi bặm trong tả chân, vừa trữ tình đằm thắm, vừa táo tợn, vừa thanh khiết”. Cái bụi bặm hiện lên qua lời kể của người mẹ trong Hậu thiên đường về những va vấp của tuổi trẻ để đến 16 năm sau chị phải sống trong đơn côi lạnh lẽo. Sự tả chân đã đem lại cho người đọc cảm giác vỡ mộng khi người kể chuyện xưng “em” trong Một chiều mưa đang hụt hẫng, tan nát vì phát hiện vị cứu tinh của mình đang ngồi cạnh một người con gái khác. “Cô ta tóc rất ngắn, còn ngắn hơn cả tóc em, xinh và tươi rói. Em chết lặng”. Lời kể của nhân vật xưng “tôi” cũng thắm đượm vẻ trữ tình đằm thắm khi kể về những mong ước, những khát khao tình yêu và hạnh phúc rất con gái: “Tôi luôn ao ước được đi chơi với anh. Tất cả những lần chúng tôi rong ruổi trên các con đường. Lúc sáng tinh mơ. Lúc nhập nhoạng tối. Tôi đều thấy các con đường, các hàng cây thật đáng yêu và tuyệt đẹp. Cũng như bây giờ. Suốt thời gian đã qua của tôi chưa bao giờ trăng đẹp như thế” (Còn lại một vầng trăng). Những trang văn của Nguyễn Thị Thu Huệ thanh khiết khi kể về những cái tôi – những người con gái, những người phụ nữ còn rất trẻ tự kể về mình. Trong 13 truyện có người kể chuyện là nhân vật nữ xưng “tôi” thì có 7 truyện được trần thuật từ người kể chuyện là những cô gái trẻ tuổi, trẻ lòng, đầy mộng mơ và ước vọng về tình yêu. Đó là cô bé sắp tròn mười tám tuổi vào ngày mai, mơ thấy người mẹ bỏ hai bố con theo tình cũ. Đôi giày đỏ mẹ chưa kịp đi khi vội vã theo người ta trong 17 dịp sinh nhật con, mẹ tặng lại cho con (Đôi giày đỏ). Trong Biển ấm, người kể chuyện là cô gái mới hai mươi tuổi, dám tự tìm đến với người yêu – người đàn ông hơn cô mười hai tuổi. Đất Quảng Ninh với những hầm than là thế giới của anh. Với cô lúc ấy tất cả thấm đẫm một sắc màu huyền ảo bởi “tôi” nhìn chúng bằng ánh mắt kẻ đang yêu. “Tôi” trong Còn lại một vầng trăng cũng hồn nhiên bày tỏ niềm hạnh phúc của mình: “Tôi biết mơ mộng từ ngày yêu anh. Biết nhớ mong, dỗi hờn từ ngày có anh. Và đêm nay. Biết trăng đẹp vì đi bên anh”. Hoàng hôn màu cỏ úa lại là cảm nhận của người kể chuyện xưng „tôi” trong một buổi chiều chia tay cuối cấp ba đong đầy bao kỷ niệm. Thành phố không mùa đông là câu chuyện của cô gái trẻ ngỡ ngàng biết tin cha mẹ chia tay nhau, cô theo người bạn lên công viên...để khuây khỏa những nỗi buồn vẫn nghẹn thắt con tim. Cát đợi là lời kể của người con gái đã trao thân mình ở một vũng cát bên bờ biển khi đang ở độ tuổi học trò. Trong Một chiều mưa, “em” đứng dưới gốc dâu da con con có mấy chùm hoa trắng như hoa sấu để đợi anh mà không thấy anh đến. Chợt gặp anh tình tứ với người con gái khác, “em” mới biết mình bị mắc lừa một kẻ Sở Khanh. Không đi vào những chuyện quá lớn lao, nhân vật con gái – đàn bà trong truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ tự kể về câu chuyện nhỏ bé rất riêng của mình. Là tình yêu trong sáng nguyên sơ nhưng bị lừa lọc bởi những người đàn ông từng trải. Là khát khao hạnh phúc vừa trẻ con, vừa ngây thơ lại rất đỗi đàn bà. Là sai lầm vì bồng bột và cả tin. Tất cả những trái ngang, những mộng mơ, những hụt hẫng và đau đớn sâu kín nhất của người phụ nữ đều được những nhân vật xưng “tôi” tỏ bày trên trang viết. Truyện thiên vể kể, tâm sự nên lời văn thấm đẫm cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật. Đối thoại trong truyện ít. Những sự kiện, biến cố xảy ra chỉ là “cái cớ” để người kể chuyện bộc lộ tâm trạng và suy tư cá nhân. Có lẽ vì thế mà ở một số truyện, người đọc có cảm giác đọc truyện như đang bước vào những trang nhật ký của người phụ nữ đầy chân thực, chân thành, cảm động. Nói lúc này, Nguyễn Thị Thu Huệ đang “rút ruột” ra để viết cũng không sai. Nữ giới – viêt văn là họ “tự ăn mình”. Trong 24 truyện ngắn được trần thuật từ ngôi thứ nhất tập hợp từ 5 tập truyện trước, ngoài 13 truyện được kể bằng lời nhân vật nữ, còn 11 truyện có người kể chuyện xưng “tôi” là nhân vật nam. Trong đó, người kể chuyện đứng bên trong truyện đóng vai nhân vật chính xuất hiện ở 5 truyện (Người đàn bà ám khói, Sơ-ri đắng, Ám ảnh, Minu xinh đẹp, Những đêm thắp nắng). Người kể chuyện đứng 18 bên trong truyện đóng vai người quan sát xuất hiện ở 6 truyện (Nước mắt đàn ông, Dĩ vãng, Chị tôi, Một chuyến đi, Cõi mê, Màu ngả sắc đỏ). Với vai trò là một nhân vật chính của truyện, người kể chuyện là một nhân vật nam xưng “tôi” thường kể về những câu chuyện của bản thân có liên quan đến nhân vật khác là người phụ nữ. Đối thoại trong truyện được xây dựng nhiều hơn nhằm bộc lộ suy nghĩ và tính cách, bản chất của người đàn ông. Người đàn bà ám khói là hình ảnh của người tình cũ trong mắt người kể chuyện là “tôi” khi gặp lại trong một đám tang. Người kể chuyện bộc lộ là một kẻ nghiệt ngã, vô tình, sĩ diện và tàn nhẫn. Sơ-ri đắng là cảm nhận của người kể chuyện xưng “tôi” khi giữ mãi tình yêu với người con gái đã chết vì một kẻ vô lại, vô tình. Trong Những đêm thắp nắng – nhân vật “tôi” kể về câu chuyện của chính mình khi bị một phụ nữ có gia đình bội bạc và dối trá ngay trước mặt. Riêng hai truyện Ám ảnh và Minu xinh đẹp, người kể chuyện lại kể về câu chuyện khác, không phải là tình yêu. Ám ảnh là câu chuyện của chàng trai tên Thành mơ về người cha tàn nhẫn, hắt hủi mẹ để đi với người tình, anh vừa qua tuổi vị thành niên đã bắn chết hai mẹ con người tình của bố. Anh bị kết tội tử hình, lúc chết chỉ kịp gọi hai tiếng “Mẹ ơi”. Minu xinh đẹp được kể bằng lời của nhân vật xưng “tôi” – một thiếu tá đã về hưu, mong đổi đời nhờ nuôi chó nhưng thất bại. Những nhân vật này góp phần khắc họa thế giới đàn ông đa dạng trong truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ. Đối với hình tượng người kể chuyện xưng “tôi” chỉ đóng vai trò là người quan sát, 6 truyện được trần thuật lại một cách tương đối khách quan. Trong Nước mắt đàn ông, “tôi” – một đứa cháu ruột kể về nỗi đau riêng của cậu mình khi không hạnh phúc trong cuộc sống gia đình, khi người yêu bỏ đi và vật chứng của tình yêu bị giết bởi chính tay người vợ. Dĩ vãng được kể bằng nhân vật “tôi” – một anh lính đến thăm thủ trưởng của mình – ông Xung đang sống trong cô đơn tột độ. Nhờ người kể chuyện là người chứng kiến ở hai khoảng đời của nhân vật chính nên những thay đổi của nhân vật chính được trần thuật lại rất chi tiết, cụ thể. Chị tôi là câu chuyện của người kể chuyện xưng “tôi” – một sinh viên đại học sống nhờ đồng tiền buôn thuốc lá dạo của chị ở bến tàu. Chị chết vì tại nạn lúc qua đường, để lại nỗi ân hận và thương xót vô bờ trong lòng “tôi”. Người kể chuyện hiện diện trong Một chuyến đi là chàng trai vừa tròn 18 tuổi, kể về người cậu đi bộ đội, lúc trở về đã là thương binh. Cõi mê là câu chuyện về người cô bị điên được một người đàn ông khỏe mạnh, bình thường cưới làm vợ. Người trần thuật trong truyện là đứa cháu 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan