Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận văn ngành báo chí vấn đề xâm hại trẻ em trên truyền hình việt nam hiện nay​...

Tài liệu Luận văn ngành báo chí vấn đề xâm hại trẻ em trên truyền hình việt nam hiện nay​

.PDF
142
14
75

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- HẠ THỊ THANH TÂM VẤN ĐỀ XÂM HẠI TRẺ EM TRÊN TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC Hà Nội – 2019 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- HẠ THỊ THANH TÂM VẤN ĐỀ XÂM HẠI TRẺ EM TRÊN TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM HIỆN NAY Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Báo chí học Mã số: 60 32 01 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Bùi Chí Trung Hà Nội - 2019 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: Luận văn này là công trình nghiên cứu thực sự của cá nhân tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Bùi Chí Trung. Các số liệu, những đánh giá, phân tích, nhận xét, nghiên cứu được trình bày trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và khách quan, chưa từng được công bố dưới bất cứ hình thức nào. Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình. Học viên Hạ Thị Thanh Tâm LỜI CẢM ƠN Tôi sẽ không thể nào tự mình hoàn thành được luận văn thạc sĩ một cách hoàn chỉnh nếu như không có sự hướng dẫn tận tình của các thầy cô, sự giúp đỡ và hỗ trợ hết mình của bạn bè, đồng nghiệp. Thành quả này, tôi xin phép được gửi lời biết ơn chân thành tới TS. Bùi Chí Trung, người thầy đáng kính đã luôn động viên, khích lệ và tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành luận văn. Trong quá trình thực hiện, dù tôi có nhiều hạn chế nhưng thầy vẫn luôn kiên nhẫn, chỉ bảo giúp tôi có thêm động lực để đi đến cùng con đường nghiên cứu của mình. Tiếp đến, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các thầy cô trong Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông – Trường Đại học KHXH&NV (Đại học Quốc gia Hà Nội). Các thầy cô đã tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu cũng như tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến bà Nguyễn Thị Nga, Cục Phó Cục trẻ em, Bộ lao động -Thương binh và Xã hội và PGS.TS Nguyễn Ngọc Oanh, nhà báo, nhà giáo, chuyên gia về báo chí cho trẻ em. Tôi xin trân trọng cảm ơn ban lãnh đạo, nhà báo, phóng viên, quay phim thuộc Trung tâm tin tức VTV24, Đài Truyền hình Việt Nam; chuyên mục Chào buổi tối - Kênh VTC 14, Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC, một thành viên của Đài Tiếng nói Việt Nam; Trung tâm Tư vấn và Dịch vụ truyền thông, Cục trẻ em, Bộ lao động-Thương binh và Xã hội. Những thông tin, ý kiến, quan điểm của quý vị là tư liệu quý giúp tôi hoàn thiện luận văn. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn các anh/chị, các bạn đồng nghiệp và gia đình đã hỗ trợ cho tôi rất nhiều trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn! Học viên Hạ Thị Thanh Tâm MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VẤN ĐỀ XÂM HẠI TRẺ EM TRÊN TRUYỀN HÌNH .........................................................................13 1.1. Vấn đề xâm hại trẻ em trong xã hội hiện đại .............................................13 1.1.1. Một số khái niệm cơ bản về vấn đề xâm hại trẻ em trên truyền hình ...........13 1.1.2. Vấn đề xâm hại trẻ em ở Việt Nam hiện nay ...........................................17 1.1.3. Cơ sở pháp lý trong việc chăm sóc và bảo vệ trẻ em ...............................21 1.1.4. Vai trò của báo chí trong việc bảo vệ trẻ em, quyền trẻ em .....................23 1.2. Truyền hình với vấn đề xâm hại trẻ em......................................................26 1.2.1. Thế mạnh của truyền hình trong hoạt động thông tin, tuyên truyền phòng, chống xâm hại trẻ em. ........................................................................................26 1.2.2. Vấn đề xâm hại trẻ em nhìn từ các chức năng của truyền hình ...............28 1.2.3. Hình thức thông tin vấn đề xâm hại trẻ em trên truyền hình ..................31 1.3. Vấn đề xâm hại trẻ em trên truyền hình nhìn từ lý thuyết trách nhiệm xã hội và thiết lập các chƣơng trình nghị sự ..........................................................32 1.4. Tiêu chí đánh giá tác phẩm truyền hình phản ánh về vấn đề xâm hại trẻ em. .........................................................................................................................34 1.4.1. Tiêu chí đánh giá nội dung tác phẩm .......................................................34 1.4.2. Tiêu chí đánh giá hình thức tác phẩm ......................................................35 Tiểu kết chƣơng 1 .............................................................................................38 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ XÂM HẠI TRẺ EM TRÊN TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM HIỆN NAY ..............................................................................40 2.1. Khái quát về các chƣơng trình truyền hình trong diện khảo sát .............40 2.1.1. Giới thiệu một số chương trình khảo sát ..................................................40 2.1.2. Số lượng, thời lượng và tần suất phát sóng nội dung về xâm hại trẻ em trên các chương trình khảo sát............................................................................42 2.2. Nội dung các chƣơng trình về xâm hại trẻ em trên truyền hình Việt Nam ...45 2.2.1. Đăng tải các thông tin thời sự về vấn đề xâm hại trẻ em .........................45 2.2.2. Nội dung thứ hai: Chức năng giáo dục của truyền hình về phòng, chống xâm hại trẻ em ....................................................................................................48 2.2.3 Thực hiện vai trò giám sát và phản biện xã hội của truyền hình Việt Nam về vấn đề xâm hại trẻ em ....................................................................................50 2.2.4. Tạo lập và phản ánh dư luận xã hội về vấn đề xâm hại trẻ em ................52 2.3. Hình thức thể hiện tác phẩm .......................................................................53 2.3.1. Hình ảnh, âm thanh ..................................................................................53 2.3.2. Tiêu đề (title) của các tác phẩm về vấn đề xâm hại trẻ em ......................57 2.3.3. Người dẫn chương trình ...........................................................................57 2.3.4. Khung giờ phát sóng ................................................................................58 2.4. Đánh giá thành công và hạn chế ..................................................................59 2.4.1. Về thành công ...........................................................................................59 2.4.2. Về những hạn chế .....................................................................................63 Tiểu kết chƣơng 2 .............................................................................................72 CHƢƠNG 3: NHỮNG ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ, CHẤT LƢỢNG CHƢƠNG TRÌNH VỀ VẤN ĐỀ XÂM HẠI TRẺ EM HIỆN NAY. .............................................................................................74 3.1. Những vấn đề đặt ra trong hoạt động thông tin tuyên truyền chống xâm hại trẻ em trên truyền hình .................................................................................74 3.2. Một số kiến nghị trong công tác thông tin, tuyên truyền phòng, chống xâm hại trẻ em trên truyền hình ........................................................................76 3.2.1. Đề xuất đối với cơ quan báo chí ...............................................................76 3.2.2. Đề xuất đối với đội ngũ phóng viên, biên tập viên và ekip sản xuất chương trình ..............................................................................................................79 3.3. Giải pháp, khuyến nghị trực tiếp dành cho chƣơng trình truyền hình có nội dung về xâm hại trẻ em .................................................................................87 3.3.1. Điều chỉnh phù hợp số lượng, thời lượng và tần suất phát sóng các chương trình có nội dung về phòng, chống xâm hại trẻ em ...............................87 3.3.2. Đổi mới sáng tạo nội dung tác phẩm ........................................................88 3.3.3. Đổi mới sáng tạo hình thức tác phẩm truyền hình. ..................................97 Tiểu kết chƣơng 3 ...........................................................................................100 KẾT LUẬN ............................................................................................................102 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................106 PHỤ LỤC DANH MỤC VIẾT TẮT BVCSTE Bảo vệ chăm sóc trẻ em HD Truyền hình có độ nét cao (High Definition) LĐTB&XH Lao động Thương binh và Xã hội MC Người dẫn chương trình (Master of Ceremonies) Nxb Nhà xuất bản PGS.TS Phó giáo sư, tiến sỹ PV Phóng viên Th.s Thạc sỹ THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông THPTDT Trung học phổ thông Dân tộc TPHCM Thành phố Hồ Chí Minh TS Tiến sỹ Unicef Quỹ nhi đồng liên hiệp quốc (United Nations International Children's Emergency Fund) VKSND Viện kiểm sát Nhân dân VTC Đài Truyền hình Kỹ thuật số Việt Nam CÁC BẢNG, BIỂU SỬ DỤNG TRONG LUẬN VĂN TÊN BẢNG, BIỂU STT 1 Biểu đồ 1.1: Số lượng trung bình trẻ em Việt Nam bị xâm hại từ năm 2006 – 2018 TRANG 18 Bảng, biểu 2.1: Thống kê số lượng tác phẩm có nội dung về xâm 2 hại trẻ em trên 3 chương trình truyền hình (từ tháng 1/2018 đến 43 tháng 5/2019) 3 Bảng, biểu 2.2: Thống kê thời lượng phát sóng về xâm hại trẻ em trên 3 chuyên mục khảo sát (từ tháng 1/2018 – 5/2019) 44 Bảng 2.3: Thống kê các sự việc xâm hại trẻ em điển hình trên 3 4 5 chương trình truyền hình (từ tháng 1/2018 đến tháng 5/2019) Bảng 2.4: Tổng hợp một số nội dung phổ biến kiến thức trên 3 chương trình truyền hình (từ tháng 1/2018 đến tháng 5/2019) 47 49 Bảng, biểu 3.1: Tỉ lệ và số lượng số vụ việc xâm hại trẻ em trong 6 thực tế và trên truyền hình Việt Nam ở 3 kênh khảo sát từ tháng 1/2018 – 5/2019 64 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Xâm hại trẻ em là vấn nạn của nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Theo thống kê của quỹ Nhi đồng liên hiệp quốc (UNICEF), trên thế giới, trung bình cứ 7 phút thì có một trẻ em tử vong do nạn bạo hành. Tại Việt Nam, sau 8 giờ trôi qua thì lại có thêm một nạn nhân bị xâm hại tình dục trong độ tuổi trẻ em [42]. Xâm hại trẻ em là câu chuyện không mới ở nước ta tuy nhiên trong những năm gần đây, xâm hại trẻ em đã trở thành vấn đề báo động của toàn xã hội. Số vụ việc xâm hại trẻ em tăng nhanh, tính chất vụ việc nguy hiểm dẫn đến nhiều trẻ em chịu tổn thương nghiêm trọng hoặc tử vong. Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) cho biết, trung bình mỗi năm Việt Nam có gần 2000 trẻ em bị xâm hại. Từ năm 2006 đến nay, Việt Nam có 24 nghìn trẻ em bị xâm hại trong đó hơn 60% là trẻ em bị xâm hại tình dục [61a] [52] [53] [44] [67]. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định: “Con số 2.000 trường hợp/năm trẻ em bị xâm hại,con số 1.300 đến 1.500 trẻ em/năm bị xâm hại tình dục chỉ là phần nổi rất nhỏ của tảng băng chìm” [60] vì các sự việc xâm hại trẻ em chỉ được phát hiện khi có dấu hiệu vi phạm hình sự hoặc gia đình nạn nhân tố cáo. Không những tăng nhanh về số lượng mà các sự việc xâm hại trẻ em những năm gần đây có tính nguy hiểm, nghiêm trọng về hành vi xâm hại. Đó là các hành vi: chôn sống con mới đẻ do mâu thuẫn gia đình, ném con mới đẻ từ tòa nhà chung cư, cô giáo tát học sinh 231 cái, thầy hiệu trưởng dâm ô nhiều học sinh nam ở Phú Thọ...Không dừng lại ở đó, nhiều giá trị đạo đức gia đình, đạo đức xã hội bị phá vỡ bởi 60% đối tượng xâm hại tình dục là người thân, người quen như: ông nội, bố đẻ, bố dượng, chú rể, hàng xóm, thầy giáo... Không gian an toàn của trẻ em bị thu hẹp bởi trẻ có nguy cơ bị xâm hại ở bất cứ nơi đâu, đối tượng xâm hại trẻ em trải dài ở nhiều độ tuổi, nhiều nghề nghiệp khác nhau, rất khó để phân biệt và phòng tránh. Xâm hại trẻ em là điểm nóng thu hút sự quan tâm của dư luận xã hội thời gian qua. Những mô tả trên cho thấy sự nguy hiểm, cấp bách của xã hội Việt Nam về vấn đề 1 xâm hại trẻ em. Để đẩy lùi vấn nạn này, cần có nhiều giải pháp đồng bộ và liên ngành trong đó có vai trò của báo chí Việt Nam. Trước bối cảnh bức thiết của xã hội, xâm hại trẻ em trở thành đề tài nóng trên nhiều trang báo, kênh phát thanh, truyền hình với mục đích nâng cao nhận thức từ đó thúc đẩy hành vi phòng, chống xâm hại trẻ em trên thực tế. Nhờ có báo chí, những năm qua, nhiều vụ việc xâm hại bị phát hiện, nhiều đối tượng tình nghi bị bắt giữ, nhiều gia đình chia sẻ câu chuyện của mình... Đó là bước tiến lớn của ngành truyền thông quốc gia trong vấn đề tuyên truyền phòng, chống xâm hại trẻ em. Song, thành công ấy có phần khiêm tốn khi đối chiếu với thực trạng xã hội hiện tại. Hàng ngày, hàng giờ, số lượng trẻ em bị xâm hại vẫn tăng lên, đối tượng xâm hại ngày càng có hành vi nguy hiểm và thủ ác, nhiều sự việc có chứng cứ nhưng đối tượng tình nghi vẫn thách thức dư luận, không bị pháp luật xử lý. Con số gần 2000 nghìn trẻ em bị xâm hại mỗi năm vẫn chưa có dấu hiệu giảm trong nhiều năm gần đây [48]... Trách nhiệm của hệ quả xã hội này thuộc về nhiều người, nhiều ngành trong đó có báo chí, cụ thể hơn là truyền hình Việt Nam. Vậy, với vai trò định hướng tư tưởng để thúc đẩy hành vi thực tế, báo chí Việt Nam thời gian qua đã tác động nhận thức người dân như thế nào về vấn đề xâm hại trẻ em, nhận thức đó đã đáp ứng nhu cầu thực tế chưa? Báo chí trong đó có truyền hình cần phải thay đổi như thế nào để đi đúng và trúng với mục tiêu thực tế? Tác giả nghiên cứu luận văn với mục đích tìm hiểu và trả lời những câu hỏi trên từ một số chương trình truyền hình. Mỗi loại hình báo chí đều có điểm mạnh riêng khi khai thác về đề tài xâm hại trẻ em. Tuy nhiên, với thế mạnh chuyển tải thông điệp đồng thời bằng hình ảnh và âm thanh, truyền hình có lợi thế hơn các phương tiện truyền thông khác khi thể hiện vấn đề này. Đó là lợi thế về tính sinh động, khách quan và chuyển tải được nhiều thông điệp mang giá trị thông tin, giá trị cảm xúc đến với công chúng. Có thể nói, truyền hình là loại hình báo chí phát huy được nhiều hiệu quả khi khai thác đề tài xâm hại trẻ em. Từ nhận định này, tác giả lựa chọn truyền hình làm đối tượng để nghiên cứu về vấn đề xâm hại trẻ em 2 Bên cạnh lợi thế thông tin, cũng như các phương tiện truyền thông khác, truyền hình đang đối mặt với ý kiến cho rằng: Vấn đề xâm hại trẻ em có bị truyền hình Việt Nam lạm dụng thành đề tài “giật gân”, “câu khách”? Đây là ý kiến cần được ghi nhận tuy nhiên trước tình hình nguy cấp như hiện nay thì việc phản ánh vấn đề xâm hại trẻ em hoàn toàn cần thiết. Truyền hình Việt Nam phản ánh vấn đề trẻ em chính là thực hiện chức năng thông tin, phản ánh và giám sát xã hội. Trong bối cảnh cạnh tranh truyền thông, truyền hình càng bám sát vấn đề nóng của xã hội thì truyền hình càng khẳng định được vị trí của mình, vị trí của một cơ quan báo chí chính thống trong lòng khán giả. Đây cũng là cơ hội để truyền hình Việt Nam thể hiện trách nhiệm xã hội của mình, trách nhiệm chung tay cùng cộng đồng đẩy lùi các vấn nạn xã hội, vì sự tiến bộ của nhân loại. Những yếu tố trên là động lực, tiền đề để tác giả quyết định thực hiện luận văn “Vấn đề xâm hại trẻ em trên truyền hình Việt Nam hiện nay”. Luận văn được nghiên cứu trong bối cảnh xâm hại trẻ em trở thành vấn đề nguy hiểm của quốc gia, tác động tiêu cực đến lợi ích, hạnh phúc trực tiếp của hàng triệu gia đình Việt Nam và gián tiếp để lại nhiều hệ quả xã hội. Báo chí Việt Nam có trách nhiệm tác động nhận thức, tạo lập tư tưởng đúng và đủ về vấn đề xâm hại trẻ em để thúc đẩy hành vi đúng đắn của cộng đồng. Truyền hình Việt Nam có nhiều lợi thế để thực hiện chức năng này so với các loại hình truyền thông khác. Đó là lý do tác giả nhận định “Vấn đề xâm hại trẻ em trên truyền hình Việt Nam hiện nay” là đề tài xứng đáng được nghiên cứu. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Trẻ em là mối quan tâm hàng đầu của xã hội nên trong nhiều năm qua những vấn đề liên quan đến trẻ em trong đó có xâm hại trẻ em đã thu hút được sự chú ý của nhiều người, nhiều ngành, nhiều giới bằng các công trình nghiên cứu, các tác phẩm báo chí, các đầu sách và các bài bình luận cá nhân được thể hiện dưới nhiều góc độ khác nhau. Nguồn tài liệu phong phú này là cơ hội để tác giả có thể tiếp cận vấn đề sâu hơn, đa chiều hơn từ đó kế thừa và phát triển nghiên cứu vấn đề trong luận văn “Vấn đề xâm hại trẻ em trên truyền hình Việt Nam hiện nay”. 3 Đầu tiên là tác giả tiếp cận nhóm tài liệu giáo trình báo chí, truyền hình nhằm xây dựng cơ sở lý luận cho công trình nghiên cứu. Một số tác phẩm đại diện như: “Ngôn ngữ báo chí” của tác giả Vũ Quang Hào, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2004; “Giáo trình Báo chí truyền hình”, tác giả Dương Xuân Sơn, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2009; “Sản xuất chương trình truyền hình”, tác giả Trần Bảo Khánh, Nxb Văn hóa Thông tin năm 2009, “Chính luận truyền hình, lý thuyết và kỹ năng sáng tạo tác phẩm”, tác giả Nguyễn Ngọc Oanh, Nxb Thông tấn năm 2015... Trong quá trình khảo sát, tác giả nhận thấy, tài liệu về vấn đề xâm hại trẻ em được các chuyên gia nghiên cứu ở hai góc độ: Tài liệu cung cấp kỹ năng cho phóng viên tác nghiệp với trẻ em và tài liệu nghiên cứu nội dung các chương trình có liên quan đến xâm hại trẻ em. Nhóm tài liệu cung cấp kỹ năng tác nghiệp báo chí với trẻ em Để có cái nhìn toàn diện về kỹ năng làm báo cho trẻ em, phải kể đến một số công trình nghiên cứu tiêu biểu của các tác giả trong và ngoài nước như: “Truyền thông, đạo đức nghề nghiệp với trẻ em” của tác giả Helena Thorfinn, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội phát hành năm 2003 [40]; “Sổ tay phóng viên báo chí với trẻ em”, (2001) và “Báo chí với trẻ em” (2004), Nxb Lao Động ấn hành do tác giả Nguyễn Văn Dững chủ biên [4] [5]; tác giả Nguyễn Ngọc Oanh với cuốn sách“Nhà báo với trẻ em - Kiến thức và Kỹ năng” Nxb Thông Tấn ấn hành năm 2014 [20]… Nhóm tác phẩm này đi sâu nghiên cứu ứng dụng các quy tắc đạo đức báo chí trong hoạt động sáng tạo báo chí có liên quan đến trẻ em. Helena Thorfinn đã đặt ra vấn đề xây dựng và hoàn chỉnh các quy tắc ứng xử của phóng viên báo chí với trẻ em trước các phương tiện truyền nhằm mục đích giảm tác hại, tăng lợi ích của các phương tiện truyền thông đối với trẻ. Tác giả Nguyễn Ngọc Oanh cho rằng kỹ năng làm báo cho trẻ em có sự khác biệt cơ bản với kỹ năng làm báo cho các đối tượng khác. Đó là: “Khả năng và cách thức nhà báo xác định đề tài, chủ đề và có cách khác biệt khi tiếp cận trẻ em để khai thác thông tin. Quá trình giao tiếp, phỏng vấn và thu thập thông tin từ trẻ em đòi hỏi phải có sự hiểu biết về tâm lý lứa tuổi, biết dành thời gian và có phương pháp khai thác thông tin phù hợp [20, tr. 64]. Nhấn 4 mạnh về nhóm đề tài trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt trên báo chí, tác giả Nguyễn Văn Dững cho rằng: Việc phân chia tỉ lệ tin tốt, tin xấu trong các tác phẩm báo chí phụ thuộc vào dư luận xã hội. “Kết quả tác động của dư luận sẽ là những tiêu chí để nhà báo và các cơ quan báo chí viết về trẻ em và cho trẻ em quyết định chính xác rằng nên hay không nên, đưa cái tốt và cái xấu với tỉ lệ nào trên báo chí nhằm bảo vệ và tạo điều kiện cho việc thực hiện quyền trẻ em” [4, tr. 112]. Nhóm tài liệu về kỹ năng báo chí cho trẻ em cung cấp toàn diện những yếu tố cần thiết từ kỹ năng, đạo đức đến giải pháp nội dung nâng cao chất lượng và hiệu quả các tác phẩm báo chí về trẻ em. Có thể nói đây là những cuốn từ điển bổ ích để các nhà báo tác nghiệp về trẻ em tham khảo và thực hiện. Tài liệu này là cơ sở để tác giả xây dựng bảng tiêu chí đánh giá nội dung và hình thức chương trình đảm bảo các nguyên tắc về quyền trẻ em, đạo đức nhà báo khi thông tin về vấn đề xâm hại trẻ em. Nhóm tài liệu nghiên cứu nội dung về vấn đề xâm hại trẻ em trên báo chí Trong những năm gần đây, vấn đề xâm hại trẻ em trên báo chí được quan tâm nhiều trong các công trình nghiên cứu khóa luận tốt nghiệp, luận văn thạc sỹ với cách tiếp cận đa dạng và phong phú. Mỗi góc nhìn là một miếng ghép tạo ra bức tranh tổng thể về vấn đề xâm hại trẻ em. Trước hết, vấn đề xâm hại trẻ em trên báo chí được tiếp cận từ góc nhìn tổng quan về quyền lợi của trẻ em theo Công ước quốc tế về quyền trẻ em (1989) thông qua luận văn: “Bảo vệ quyền trẻ em trên báo mạng điện tử hiện nay” của tác giả Vũ Thanh Loan, luận văn thạc sỹ báo chí, Học viện Báo chí và Tuyên Truyền năm 2015. Tác giả đã nghiên cứu 324 bài báo điện tử tiếp cận vấn đề từ góc độ bảo vệ các quyền của trẻ em theo Công ước Quốc tế về quyền trẻ em: quyền được sống còn, quyền được bảo vệ, quyền được tham gia, quyền được phát triển. Nghiên cứu này được coi như hành lang pháp lý để đảm bảo quyền lợi của trẻ em theo tinh thần chung của công ước quốc tế và pháp luật Việt Nam [14]. Từ góc nhìn pháp lý, nội dung về vấn đề xâm hại trẻ em trên báo chí được nhiều tác giả đề cập trực tiếp vào các hành vi xâm hại trẻ em. Cụ thể như: Luận văn 5 “Báo chí với vấn đề phòng chống bạo lực trẻ em hiện nay”, tác giả Vũ Thị Thúy Huyền, luận văn thạc sỹ báo chí, Học viện Báo chí và Tuyên Truyền năm 2012 [12]; “Tuyên truyền phòng, chống mua bán phụ nữ và trẻ em trên báo in của lực lượng công an nhân dân”của tác giả Đỗ Trần Quân, luận văn thạc sỹ báo chí, Học viện Báo chí và Tuyên Truyền năm 2014 [22]; “ Đấu tranh phòng chống bạo lực gia đình trên các ấn phẩm của báo phụ nữ” tác giả Nguyễn Ngọc Hạnh, Luận văn thạc sỹ báo chí, Học viện Báo chí và Tuyên Truyền năm 2015 [7]; “Báo in cơ quan lao động, thương binh và xã hội với vấn đề phòng, chống bạo lực trẻ em (Khảo sát báo Lao động, tạp chí Lao động và Xã hội, tạp chí Gia đình và Trẻ em, từ năm 2013-2015)” của tác giả Lương Minh Hiền, Luận văn thạc sỹ báo chí, Học viện Báo chí và Tuyên Truyền năm 2016 [9]; “Thông điệp phòng chống xâm hại tình dục trẻ em trên sóng FM 103.7 MHZ – Đài Phát thanh Quốc gia Lào” của tác giả Monphaphone Khongphasith, Luận văn thạc sỹ báo chí, Học viện Báo chí và Tuyên Truyền năm 2019… [15]. Đặc biệt có hai tác phẩm truyền hình về vấn đề xâm hại trẻ em là : “Vấn đề buôn bán phụ nữ, trẻ em qua biên giới phía bắc trên sóng truyền hình” (Khảo sát trên Kênh VTV1, ANTV và Đài PT-TH Lạng Sơn từ tháng 5/2014 đến tháng 5/2015), tác giả Đào Thị Hiền, luận văn thạc sỹ báo chí, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn năm 2015. Luận văn nghiên cứu thực trạng của truyền hình về vấn đề phổ biến pháp luật, làm rõ các thủ đoạn của đối tượng cũng như lời khuyên để bà con nêu cao tinh thần cảnh giác trước tội phạm buôn bán người qua biên giới [10]… Mới đây nhất là tác phẩm “Vấn đề phòng chống bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em trên truyền hình Việt Nam hiện nay” của tác giả Nguyễn Việt Nam, Luận văn thạc sỹ báo chí, Học viện Báo chí và Tuyên Truyền năm 2019 [18]. Luận văn nghiên cứu vấn đề phòng, chống xâm hại trẻ em từ góc độ truyền hình phản ánh các hành vi xâm hại trẻ em… Những liệt kê trên cho thấy, xâm hại trẻ em trên báo chí là vấn đề được nhiều tác giả quan tâm và nghiên cứu trên cả hai phương diện lý luận và thực tiễn. Sự đa dạng, phong phú của tài liệu tham khảo là vô cùng cần thiết và quý báu để tác giả có 6 thể hoàn thành luận văn của mình. Đây là điều kiện thuận lợi đồng thời cũng là áp lực để tác giả phải tìm hướng đi mới cho luận văn của mình. Trong quá trình nghiên cứu tài liệu, tác giả nhận thấy: Vấn đề xâm hại trẻ em trên truyền hình Việt Nam nhìn từ góc độ trách nhiệm và chức năng còn là mảng trống trong các công trình nghiên cứu. Vì vậy, tác giả sẽ chọn mảng trống này làm hướng đi mới của luận văn. Tại luận văn, tác giả sẽ đi sâu phân tích 4 chức năng chính của truyền hình trong công tác truyền thông về phòng, chống xâm hại trẻ em giai đoạn từ tháng 1/2018 – 5/2019. Từ đó tìm ra các ưu, nhược điểm trên cơ sở so sánh với điều kiện thực tế. Những đánh giá này sẽ là nền tảng để tác giả đề xuất kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của truyền hình trong công tác đẩy lùi nạn xâm hại trẻ em. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Luận văn xác định mục tiêu là nghiên cứu thực trạng nội dung thông tin, tuyên truyền về vấn đề xâm hại trẻ em trên truyền hình Việt Nam hiện nay. Từ đó, chỉ ra những thành công và hạn chế, đồng thời đề xuất giải pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng chương trình để chương trình đạt hiệu quả truyền thông tốt nhất. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: Luận văn có những nhiệm vụ chủ yếu sau đây: Hệ thống hóa một số khái niệm có liên quan đến đề tài “Vấn đề xâm hại trẻ em trên truyền hình Việt Nam hiện nay”. Vị trí, vai trò của truyền hình, trách nhiệm xã hội của báo chí trong công tác tuyên truyền chống xâm hại trẻ em hiện nay. Khảo sát nội dung thông tin về vấn đề xâm hại trẻ em trên truyền hình Việt Nam hiện nay. Phân tích kết quả, đưa ra nhận xét về thành công, hạn chế của các chương trình khi phát sóng tin, bài về vấn đề này. Từ kết quả khảo sát, tác giả đề xuất giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả truyền thông của chương trình liên quan đến các vấn đề xâm hại trẻ em trên truyền hình. 7 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tƣợng nghiên cứu: Với tên đề tài “Vấn đề xâm hại trẻ em trên truyền hình Việt Nam hiện nay”, tác giả xác định đối tượng nghiên cứu là: Vấn đề xâm hại trẻ em 4.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của luận văn là 3 chương trình truyền hình có nội dung liên quan đến xâm hại trẻ em. Đó là: - “Chuyển động 24h”, phát sóng lúc 11h15 và 18h30 hàng ngày trên kênh VTV1, Đài Truyền hình Việt Nam. - “Truyền hình Vì trẻ em” phát sóng 16h15 phút thứ 5 hàng tuần trên kênh VTV1, Đài Truyền hình Việt Nam. - “Chào buổi tối” phát sóng lúc 18h hàng ngày trên kênh VTC 14, Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC, Đài Tiếng nói Việt Nam. Trong đó, tác giả tập trung khảo sát một số phương diện: Số lượng chương trình, hình thức thể hiện, nội dung chuyển tải trong thời gian từ 01/2018 đến 5/2019 ở 3 chương trình truyền hình trên. Có một số lý do để tác giả lựa chọn 3 chương trình trên làm phạm vi nghiên cứu cho luận văn. Cụ thể như sau: - Đầu tiên, đây là 3 chương trình truyền hình có lượng khán giả đông đảo hiện nay so với các chương trình truyền hình khác. - Thứ hai, 3 đơn vị truyền hình này có nhiều tác phẩm về vấn đề xâm hại trẻ em hơn các chương trình khác. Điều kiện thuận lợi này cung cấp cho luận văn lượng tài liệu dồi dào để nghiên cứu nội dung. - Thứ ba, tác giả lựa chọn 3 chương trình khác biệt nhau về tiêu chí như: bản tin gia đình của kênh truyền hình chuyên biệt (Chào buổi tối – VTC 14), bản tin dân sinh của kênh thời sự tổng hợp (Chuyển động 24h – VTV1) và chương trình chuyên biệt về trẻ em (Truyền hình Vì Trẻ em – VTV1). Sự khác nhau này được luận văn phân tích, so sánh để thấy được sự đóng góp tổng thể của truyền hình Việt Nam cũng như các dấu ấn riêng của từng chương trình trong công tác truyền thông 8 về vấn đề xâm hại trẻ em. Đó sẽ là cơ sở để luận văn nghiên cứu tìm ra các giải pháp phù hợp nhằm phát huy thế mạnh và hạn chế điểm yếu của từng chương trình trong mối liên hệ chung nhằm đạt kết quả cao trong công tác truyền thông về phòng, chống xâm hại trẻ em. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Phƣơng pháp luận Luận văn vận dụng quan điểm, đường lối của Đảng, Pháp luật của Nhà nước Việt Nam về trẻ em, bảo vệ quyền trẻ em trong bối cảnh hiện nay. Quan điểm này sẽ là cơ sở pháp lý cho hoạt thông tin của truyền hình về vấn đề xâm hại trẻ em. Luận văn sử dụng lý thuyết trách nhiệm xã hội của báo chí để làm rõ trách nhiệm của nhà báo, phóng viên khi thông tin về vấn đề xâm hại trẻ em. Lý thuyết này thể hiện rõ ở trách nhiệm thông tin có định hướng nhằm đẩy lùi nạn xâm hại trẻ em, nhà báo không vụ lợi “giật title”, “câu view” trong các nội dung về xâm hại trẻ em. Thiết lập các chương trình nghị sự là học thuyết hay và hiệu quả, thể hiện rõ nhất thông điệp của các nhà truyền thông khi áp dụng trong các chương trình về tuyên truyền phòng, chống xâm hại trẻ em. Bởi vậy, tác giả sử dụng học thuyết này trong luận văn để thấy rõ mức độ, cường độ thông tin về vấn đề xâm hại trẻ em của các đơn vị khảo sát trong 9 quá trình phát sóng. 5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu Trước hết, để có định hướng về phương pháp nghiên cứu sẽ áp dụng trong luận văn, tác giả đã tham khảo tài liệu từ bài giảng môn học “Các Phương pháp thiết kế và triển khai nghiên cứu truyền thông” do PGS.TS Mai Quỳnh Nam giảng dạy [17]. Ngoài ra tài liệu “Phương pháp nghiên cứu xã hội học” của nhóm tác giả Phạm Văn Quyết - Nguyễn Quý Thanh cũng giúp ích cho tác giả trong việc chọn lựa phương pháp này [32]. Sau khi tham khảo tài liệu, tác giả đã chọn được một số phương pháp nghiên cứu phù hợp với đề tài “Vấn đề xâm hại trẻ em trên truyền hình Việt Nam hiện nay”. Các phương pháp bao gồm: Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Tác giả dùng để tra cứu, tổng hợp, phân tích những tài liệu liên quan đến đề tài nhằm tìm hiểu lịch sử nghiên cứu vấn đề, tránh trùng lặp với các công trình đã nghiên cứu trước đó. Đồng thời phân tích làm rõ đặc điểm của các chương trình, sau đó rút ra dữ liệu để đối chiếu, so sánh. Phương pháp phân tích nội dung: Tác giả sử dụng thao tác mô tả, phân tích, so sánh, đánh giá nội dung và hình thức các tác phẩm đã phát sóng trên “Chào buổi tối”, Chuyển động 24h” và Truyền hình Vì trẻ em” về vấn đề xâm hại trẻ em. Từ đó đưa ra kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả truyền thông. Để phương pháp phân tích nội dung đạt hiệu quả, tác giả đã xây dựng bảng mã phân tích nội dung các chương trình có nội dung liên quan về vấn đề xâm hại trẻ em phát sóng trên 3 nguồn khảo sát. Cụ thể là tác giả đã liệt kê tên tác phẩm, thời lượng, thể loại... trong phần mềm excel (tạm gọi là bảng code book), sau đó tác giả tiến hành mã hóa các tác phẩm này theo đặc điểm của 4 loại hình xâm hại trẻ em và một số đặc điểm nhỏ hơn. Kết quả là tác giả thu được 1540 tác phẩm về vấn đề xâm hại trẻ em cùng với nhiều đặc điểm mã hóa. Kết quả này là cơ sở vững chắc, hỗ trợ tác giả lập luận, chứng minh khi thực hiện luận văn. Phương pháp nghiên cứu trường hợp (Case study): Tác giả sử dụng một số trường hợp xâm hại trẻ em điển hình nhằm chứng minh, diễn giải cho một số lập luận hoặc nhận định trong quá trình phân tích luận văn. Chẳng hạn: Trường hợp ông Đinh Bằng My, nguyên hiệu trưởng trường THPTDT nội trú THCS Thanh Sơn, Phú Thọ 10 dâm ô nhiều nam sinh trong nhiều năm được tác giả dùng để phân tích kỹ năng tác nghiệp truyền hình. Hay trường hợp ông Nguyễn Hữu Linh, nguyên Viện phó VKSND thành phố Đà Nẵng dâm ô bé gái 4 tuổi trong thang máy được dùng để diễn giải cho quá trình tạo lập và phản ánh dư luận trên truyền hình Việt Nam hiện nay... Phương pháp phỏng vấn sâu Phương pháp phỏng vấn sâu được tác giả tiến hành với một số nhóm khách mời sau: - Nhóm chuyên gia: Tác giả phỏng vấn sâu các chuyên gia ở lĩnh vực bảo vệ chăm sóc trẻ em, chuyên gia về lĩnh vực báo chí viết về các vấn đề xã hội, viết về trẻ em nhằm đánh giá hiệu quả của truyền hình Việt Nam về vấn đề xâm hại trẻ em so với tình hình thực tế. Gợi ý giải pháp để truyền hình làm tốt hơn trong thời gian tới. - Nhóm lãnh đạo các cơ quan báo chí truyền hình: Nội dung phỏng vấn đề cập đến những đóng góp và đường hướng phát triển của các đơn vị về công tác phòng, chống xâm hại trẻ em. Đồng thời tác giả khai thác những câu hỏi liên quan đến nội dung tác phẩm nhằm bổ trợ cho quá trình phân tích, nhận định chương trình được chính xác hơn. - Nhóm các nhà báo, phóng viên, biên tập: Câu hỏi dành cho nhóm khách mời này đề cập đến kỹ năng tác nghiệp của đội ngũ sản xuất chương trình về vấn đề xâm hại trẻ em. Từ khâu tìm đề tài, tiếp cận nhân vật đến việc ghi hình, tái hiện bối cảnh, sử dụng thủ pháp nghệ thuật trong quá trình tác nghiệp truyền hình… Tác giả đánh giá những phương pháp này cần thiết và phù hợp với luận văn. Đây là những phương pháp mang lại nhiều giá trị cho luận văn về tính khách quan, sinh động cũng như giúp tác giả có những nhận định chuẩn xác hơn về nội dung nghiên cứu. 6. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của đề tài 6.1. Ý nghĩa lý luận Đề tài góp phần hệ thống hóa, làm rõ hơn một số vấn đề lý luận liên quan đến trẻ em, quyền của trẻ em, bảo vệ trẻ em trước nguy cơ bị xâm hại nhìn từ góc nhìn báo chí học. 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan