Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận văn ngành báo chí vấn đề dẫn hiện trường của phóng viên truyền hình các đài...

Tài liệu Luận văn ngành báo chí vấn đề dẫn hiện trường của phóng viên truyền hình các đài pt th tây nam bộ​

.PDF
116
36
138

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------------------------------- DANH PHẠM ANH TUẤN VẤN ĐỀ DẪN HIỆN TRƢỜNG CỦA PHÓNG VIÊN TRUYỀN HÌNH CÁC ĐÀI PT-TH TÂY NAM BỘ LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC Cà Mau - 2020 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------------------------------- DANH PHẠM ANH TUẤN VẤN ĐỀ DẪN HIỆN TRƢỜNG CỦA PHÓNG VIÊN TRUYỀN HÌNH CÁC ĐÀI PT-TH TÂY NAM BỘ Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Báo chí học Mã số: 8320101.01 (UD) Chủ tịch hội đồng chấm luận văn thạc sĩ khoa học Người hướng dẫn khoa học PGS.TS Đặng Thị Thu Hương TS. Trần Bảo Khánh Cà Mau - 2020 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “Vấn đề dẫn hiện trường của phóng viên truyền hình các đài PT-TH Tây Nam bộ” là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi được thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Trần Bảo Khánh. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong các công trình nào khác.Trong luận văn có sử dụng , kế thừa và phát triển các tư liệu, các kết quả nghiên cứu từ các sách, giáo trình liên quan đến đề tại và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được trích dẫn nguồn cụ thể. Tôi xin chịu trách nhiệm về công trình nghiên cứu của mình. Học viên Danh Phạm Anh Tuấn LỜI CẢM ƠN Thực hiện Luận văn tôi đã nhận được nhiều sự động viên, quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô, các đồng nghiệp và gia đình. Trước hết, tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành nhất đến TS. Trần Bảo Khánh, người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và giúp tôi trong suốt quá trình nghiên cứu hoàn thành luận văn này. Xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo Viện Đào Tạo Báo Chí và Truyền Thông – Đại Học KHXH&NV Hà Nội đã truyền dạy, cập nhật những tri thức quý báu, làm nền tảng vững chắc để nghiên cứu về chuyên ngành Báo chí học, giúp tôi có thêm kiến thức, lý luận phục vụ cho việc nghiên cứu luận văn. Tôi xin gửi lời cảm ơn tới các thầy, cô đơn vị liên kết đào tạo Trường Đại Học Bình Dương Phân hiệu Cà Mau, tạo mọi điều kiện về cơ sở vật chất để lớp học diễn ra nghiêm túc, thành công. Cảm ơn chân thành Nhà báo Đỗ Kiến Quốc – Giám đốc Đài PT-TH Cà Mau; Nhà báo Phạm Thanh Phong – Phó Giám đốc Đài PT-TH Cà Mau; Nhà Báo Huỳnh Hoài Hãn – Trưởng phòng Thời sự - Chuyên đề Đài PT-TH Cà Mau; cùng các nhà báo, phóng viên, biên tập viên tại Đài PT-TH Cà Mau, Hậu Giang, Sóc Trăng, các anh chị em đồng nghiệp đã hỗ trợ, tạo điều kiện giúp có thêm kiến thức, số liệu, kinh nghiệm và thông tin thiết thực để thực hiện luận văn. Mặc dù đã rất cố gắng, song luận văn không tránh khỏi thiếu sót, tác giả kính mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của các thầy, cô giáo cùng các bạn đọc quan tâm. Xin trân trọng cảm ơn! MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................................6 1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................6 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ......................................................................................7 3.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .........................................................................10 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .........................................................................11 5. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................11 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VẤN ĐỀ DẪN HIỆN TRƢỜNG CỦA PHÓNG VIÊN TRUYỀN HÌNH ...............................................13 1.1. Khái niệm ..........................................................................................................13 1.1.1. Khái niệm truyền hình .....................................................................................13 1.1.2. Khái niệm chương trình truyền hình ...............................................................14 1.1.3 Khái niệm chương trình thời sự .......................................................................16 1.1.4. Khái niệm chương trình chuyên đề .................................................................17 1.1.5. Khái niệm hiện trường ....................................................................................19 1.1.6. Khái niệm dẫn hiện trường .............................................................................20 1.2. Đặc điểm, vai trò hoạt động dẫn hiện trƣờng................................................21 1.3. Sự tƣơng đồng và khác biệt giữa dẫn chƣơng trình truyền hình nói chung và dẫn ở hiện trƣờng nói riêng...............................................................................23 1.4 Mục đích của dẫn hiện trƣờng ........................................................................24 1.5. Các hình thức dẫn hiện trƣờng .......................................................................27 1.5.1. Dẫn có hậu kỳ..................................................................................................27 1.5.2. Dẫn hiện trường truyền thẳng.........................................................................28 1.6. Các yếu tố quyết định sự thành công của hoạt động dẫn hiện trƣờng .......29 1.6.1. Yếu tố con người .............................................................................................29 1.6.2. Quay phim, kỹ thuật viên và những thành viên khác trong ekip .....................30 1.6.3. Yếu tố kỹ thuật .................................................................................................31 1.6.4. Các yếu tố khác (thiên nhiên, thời tiết, địa điểm dẫn…) ................................32 Tiểu kết chƣơng 1 ....................................................................................................33 1 CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG DẪN HIỆN TRƢỜNG TẠI CÁC ĐÀI PHÁT THANH - TRUYỀN HÌNH TÂY NAM BỘ .........................................................34 2.1. Sơ lƣợc về vùng đất Tây Nam Bộ và các Đài PT-TH Tây Nam Bộ .............34 2.1.1. Đặc điểm vùng đất Tây Nam Bộ .....................................................................34 2.1.2. Con người miền Tây Nam Bộ ..........................................................................35 2.1.3. Sơ lược các Đài PT-TH Tây Nam Bộ ..............................................................36 2.2. Hoạt động dẫn hiện trƣờng tại các Đài PT-TH Tây Nam Bộ. .....................38 2.2.1. Tình hình chung dẫn hiện trường....................................................................38 2.2.2. Thực trạng dẫn hiện trường tại các đài PT-TH Tây Nam Bộ .........................39 2.2.3. Các hình thức dẫn hiện trường .......................................................................43 2.2.4. Nội dung dẫn hiện trường ...............................................................................53 2.2.5. Về thời lượng dẫn hiện trường ........................................................................56 2.2.6. Vị trí xuất hiện của phóng viên dẫn hiện trường ............................................57 2.2.7.Trang phục phóng viên khi dẫn hiện trường ....................................................60 2.2.8. Ngôn ngữ cơ thể ..............................................................................................60 2.2.9. Giọng nói .........................................................................................................63 2.2.10.Về văn phong ..................................................................................................64 2.2.11. Phong cách dẫn .............................................................................................65 2.2.12. Xây dựng kịch bản .........................................................................................66 2.2.13. Kỹ năng làm việc nhóm .................................................................................66 2.3. Những thành công và hạn chế .........................................................................67 Tiểu Kết chƣơng 2 ...................................................................................................70 CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG HOẠT ĐỘNG DẪN HIỆN TRƢỜNG CỦA PHÓNG VIÊN CÁC ĐÀI PT-TH TÂY NAM BỘ .......72 3.1. Xu thế dẫn hiện trƣờng của phóng viên truyền hình....................................72 3.2. Những vấn đề đang đặt ra đối với hoạt động dẫn hiện trƣờng các đài PTTH Tây Nam Bộ ......................................................................................................74 3.2.1. Những đòi hỏi từ công chúng với chương trình truyền hình các đài địa phương ....75 3.2.2. Những yêu cầu chất lượng với chương trình truyền hình nói chung và chất lượng người dẫn ........................................................................................................77 2 3.2.3. Chất lượng người dẫn chương trình ...............................................................79 3.3. Cách thức rèn luyện các kỹ năng dẫn hiện trƣờng .......................................80 3.4. Giải pháp nâng cao hiệu quả dẫn hiện trƣờng của phóng viên ...................84 3.4.1. Giải pháp trước mắt ........................................................................................85 3.4.2. Giải pháp lâu dài ............................................................................................87 Tiểu kết chƣơng 3 ....................................................................................................90 KẾT LUẬN ..............................................................................................................91 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................93 PHỤ LỤC 3 MỤC BẢNG BIỂU Tên Bảng STT 01 02 03 04 05 06 07 Bảng 2.2.2.1:Tỷ lệ (%) phóng viên đã tập huấn nghiệp vụ dẫn hiện trường Bảng 2.2.2.2:Thống kế số đề tài có phóng viên dẫn hiện trường trong chương trình thời sự Đài PT-TH Hậu Giang Bảng 2.2.2.3:Tỷ lệ phần trăm (%) đề tài có phóng viên dẫn hiện trường (đầu, cuối, giữa) trong chương trình thời sự Đài PT-TH Hậu Giang Bảng 2.2.2.4:Thống kế số đề tài có phóng viên dẫn hiện trường trong chương trình thời sự Đài PT-TH Cà Mau Bảng 2.2.2.5: Tỷ lệ phần trăm (%) đề tài có phóng viên dẫn hiện trường (đầu, cuối, giữa) trong chương trình thời sự Đài PT-TH Cà Mau Bảng 2.2.5.1: Khảo sát các yêu cầu (kỹ năng) đối với phóng viên dẫn hiện trường Bảng 2.2.5.2: Tỷ lệ phần trăm(%) các yếu tố các yếu tố góp vào thành công quá trình giao tiếp Vị trí Trang 40 Trang 41 Trang 41 Trang 41 Trang 42 Trang 62 Trang 63 Bảng 2.2.2.1:Tỷ lệ (%) phóng viên đã tập huấn nghiệp vụ dẫn hiện trường.................................................... 40 Bảng 2.2.2.2:Thống kế số đề tài có phóng viên dẫn hiện trường trong chương trình thời sự Đài PT-TH Hậu Giang................................................................................................................................................................ 41 Bảng 2.2.2.3:Tỷ lệ phần trăm (%) đề tài có phóng viên dẫn hiện trường (đầu, cuối, giữa) trong chương trình thời sự Đài PT-TH Hậu Giang ........................................................................................................................... 41 Bảng 2.2.2.4:Thống kế số đề tài có phóng viên dẫn hiện trường trong chương trình thời sự Đài PT-TH Cà Mau .................................................................................................................................................................. 41 Bảng 2.2.2.5: Tỷ lệ phần trăm (%) đề tài có phóng viên dẫn hiện trường (đầu, cuối, giữa) trong chương trình thời sự Đài PT-TH Cà Mau ................................................................................................ 42 Bảng 2.2.5.1: Phần trăm (%) các kỹ năng của một phóng viên dẫn hiện trường ............................................ 62 Bảng 2.2.5.2: Tỉ lệ phần trăm của các yếu tố đóng góp vào sự thành công của quá trình giao tiếp ............... 63 4 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CTV Đài Phát thanh - Truyền hình Cà Mau STV Đài Phát thanh - Truyền hình Sóc Trăng HGTV Đài Phát thanh - Truyền hình Hậu Giang BTV Biên tập viên PT-TH Phát Thanh - Truyền Hình MC Master of Ceremonies (Người dẫn chương trình) 5 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Sự phát triển vũ bão của khoa học công nghệ tác động vào báo chí làm xuất hiện nhiều xu hướng phát triển mới như Multi-platform (Đa nền tảng), Mobile Media, Mobile Journalism (Báo chí di động), Social Media, Social Journalism (Báo chí xã hội), Data Journalism (Báo chí dữ liệu), Innovative Journalism (Báo chí sáng tạo), Digital mega-stories (Siêu tác phẩm báo chí)… thực sự là những thách thức không nhỏ đối với truyền hình truyền thống. Đó còn chưa kể đến sự tác động của mạng xã hội không hề thua kém về tính nhanh nhạy, tính tỏa khắp so với truyền hình. Trong bối cảnh đó, sức cạnh tranh khốc liệt về thông tin còn diễn ra giữa các loại hình báo chí. Cuộc sống hiện đại với những ứng dụng công nghệ cao đã làm thói quen và thời gian ngồi trước máy thu hình của khán giả thay đổi.1 Khán giả truyền hình hiện nay không còn tiếp cận thông tin một cách thụ động, thay vào đó họ chủ động tìm thông tin mà họ muốn, thông tin đó trên mạng xã hội. Từ đó “Truyền hình truyền thống ngày càng mất dần, điều này đã được cảnh báo từ nhiều năm trước đây. Xu thế này ngày càng trở nên rõ hơn… Nếu chúng ta không dịch chuyển, chúng ta sẽ tụt hậu, chúng ta sẽ mất khán giả…Hiện nay các đài truyền hình phải trả lời câu hỏi làm thế nào để các chương trình truyền hình có thể đến với đông đảo khán giả, tăng tỷ lệ rating trong bối cảnh khán giả dần dần xa rời màn hình truyền thống, dịch chuyển sang sử dụng các thiết bị thông minh khác, đây là những câu hỏi được rất nhiều những người làm truyền hình đặt ra trong bối cảnh hiện nay”. [34]. Từ những vấn đề trên cho thấy, không còn thời đại của Truyền hình “cho gì xem nấy”, các Đài phải thay đổi tư duy, thay đổi cách làm truyền hình và phải hoàn thiện mình ở tất cả các mặt. Trong những cách thức thay đổi đó có vấn đề dẫn hiện trường của các phóng viên. Đây là một cách làm mới, là một làn gió mới làm cho các chương trình có 1 Đỗ Dung, Mạnh Thắng, Công thông tin điện tử Học viện hành chính quốc gia Hồ Chí Minh , 15/6/2020 6 thêm sức sống, thêm sinh động và gần gũi hơn với công chúng. Sự xuất hiện của phóng viên truyền hình tại địa điểm diễn ra sự kiện làm tăng tính thời sự, tăng độ tin cậy của công chúng. Trên thực tế có thể khẳng định phóng viên dẫn hiện trường có vai trò ngày càng quan trọng, làm cho chương trình thêm sinh động, hấp dẫn, gần gũi hơn và tương tác nhiều hơn với khán giả. Tuy nhiên đối với các Đài PT-TH Tây Nam bộ, phần lớn chương trình của các đài, ngoài sự xuất hiện của Phát thanh viên tại phim trường rất ít khi chúng ta bắt gặp hình ảnh phóng viên xuất hiện tại hiện trường, phần lớn do đội ngũ phóng viên tại các đài PT-TH Tây Nam bộ chưa am tường về các cách thức, kỹ năng dẫn hiện trường, ít được đào tạo, tập huấn bài bản về vấn đề dẫn hiện trường… từ đó thông tin cung cấp cho khán giả chỉ mang tính một chiều, thiếu sự tương tác, giảm sự tin cậy của công chúng đối với thông tin… Như vậy, việc nghiên cứu để xây dựng những yêu cầu về kỹ năng, cách thức dẫn hiện trường của phóng viên truyền hình là yêu cầu tất yếu, khách quan, phù hợp với thực tiễn trong bối cảnh hiện nay tại các Đài PT-TH Tây Nam bộ, giúp cho việc đào tạo, nâng cao kỹ năng đội ngũ phóng viên dẫn hiện trường, nhằm nâng cao chất lượng các chương trình, đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu hưởng thụ văn hóa của khán giả các tỉnh miền Tây. Với những lý do trên tác giả luận văn mạnh dạn lựa chọn nội dung: Vấn đề dẫn hiện trường của phóng viên truyền hình các Đài PTTH Tây Nam bộ làm đề tài nghiên cứu. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Thế kỷ 20 nhân loại đã phát minh ra truyền hình, đây là một phát minh tuyệt vời. “Nó làm thay đổi căn bản tư duy và phương thức sống của con người, thậm chí làm thay đổi cả thế giới”.2 Chính sự hấp dẫn và những giá trị cũng như những ảnh hưởng mà truyền hình mang đến cho cuộc sống con người nên đã có rất nhiều tác 2 Nguyễn Văn Dững- Báo chí Truyền thông những điểm nhìn từ thực tiễn, tập 3 7 giả, nhà nghiên cứu, đi sâu vào nghiên cứu truyền hình từ tổng thể tới chi tiết, từ phương thức sản xuất, giá trị nội dung, tính tương tác, sự ảnh hưởng đến công chúng… các công trình nghiên cứu đã góp phần rất lớn vào việc phát triển ngành truyền hình nói chung. Tuy nhiên theo khảo sát còn giới hạn của tác giả luận văn các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học liên quan đến cách thức, kỹ năng dẫn hiện trường của phóng viên chưa nhiều, đáng chú ý các tác phẩm sau: Một số tác phẩm dịch từ nước ngoài như: Cuốn “Sổ tay phóng viên - Tin - Phóng Sự truyền hình” của tác giả Neil Everton - Quỹ Reuters xuất bản 1999, Người dịch Lê Phong, Trần Bình Minh hiệu đính. Cuốn sách được viết dựa trên cơ sở một loạt các lớp huấn luyện do Quỹ Reuters, hãng Truyền hình Reuters, Hãng Phát thanh và Truyền tình Anh BBC và Hãng Phát thanh và Truyền hình Canada CBC tiến hành. Cuốn sách này trình bày những kỹ năng cơ bản. Dựa trên những quan sát và kinh nghiệm của một số nhà báo và giảng viên phát thanh, truyền hình tầm cỡ ở châu Âu và Bắc Mỹ, sách này là cuốn hướng dẫn đơn giản giúp tạo những thói quen tốt. Tác phẩm “Báo chí truyền hình”, tập 2 của các tác giả G. V. Cudơnhetxốp, X. L. Xvich, A. la. Iurốpxki, nhà xuất bản Thông tấn in năm 2004, trong đó có phần Người dẫn chương trình tin tức, đây là những tri thức quý báu khi tác giả chỉ dùng 5 trang để diễn đạt được những đặc tính quý báu của người dẫn chương trình, như: gương mặt ăn hình, sự hiểu biết và lòng cảm thông của người dẫn chương trình, ngữ điệu truyền cảm... Với các tác giả trong nước như: Cuốn “Sản xuất chương hình truyền hình”, tác giả Trần Bảo Khánh, Nxb Văn hóa -Thông tin, Hà Nội 2002. Sách đi sâu vào nghiên cứu về lý luận và quy trình sản xuất chương trình truyền hình trong đó có những mục nói về việc xuất hiện của phóng viên trong các tác phẩm truyền hình với các vai trò khác nhau. Nằm trong giáo trình nghiên cứu và giảng dạy, cuốn “Giáo trình báo chí truyền hình” của PGS.TS Dương Xuân Sơn (Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 2011) Giáo trình là cuốn cẩm nang mang thông tin bổ ích về tất cả các thể loại 8 của báo chí truyền hình từ khái niệm, đặc điểm, vai trò, chức năng, quy trình sản xuất một tác phẩm mang đặc trưng từng thể loại đến cách phân biệt các thể loại tránh gây nhầm lẫn cho đối tượng nghiên cứu… Sách chuyên khảo “Dẫn chương trình Phát thanh, Truyền Hình” của TS. Đinh Thị Thu Hằng, Nhà Xuất bản Lý luận Chính trị, năm 2015, nội dung chỉ ra một số vấn đề chung về hoạt động dẫn chương trình phát thanh, truyền hình; Dẫn chương trình tin tức trên sóng phát thanh, truyền hình; Yêu cầu về năng lực, phẩm chất của người dẫn chương trình phát thanh, truyền hình. Cuốn “Phỏng vấn trong chính luận truyền hình”, TS. Trần Bảo Khánh Chủ biên, Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông, Hà Nội năm 2019. Nội dung đề cập tới khá nhiều các khía cạnh khác nhau trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn của các cuộc phỏng vấn trong chương trình chính luận đang thực hiện trên sóng của VTV và một số kênh truyền hình khác. Các khóa luận, luận văn liên quan tới đề tài gồm: Luận Văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Việt Hải, “Kỹ năng dẫn đôi trong chương trình thời sự chính luận trên VTV1– Đài Truyền hình Việt Nam”, năm 2017. Luận văn tập trung nghiên cứu và hệ thống các khái niệm dẫn chương trình bản tin truyền hình. Đưa ra những nghiên cứu, đánh giá, nhận xét nhằm đóng góp kinh nghiệm cho những người trực tiếp thực hiện sản xuất và tham gia hoạt động dẫn chương trình. Bên cạnh đó luận văn cũng nêu lên những giải pháp để nâng cao kỹ năng hoạt động dẫn đôi trong chương trình thời sự chính luận. Luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Minh Phương, “Dẫn hiện trường cho Phóng sự trong bản tin thời sự truyền hình”, năm 2017. Luận văn đã tập trung nghiên cứu vấn đề dựa trên cơ sở lý thuyết căn bản từ những tài liệu, sách báo và thực tế tại các Ban Thời sự các Đài Truyền hình Việt Nam và một số Đài địa phương như Hải Phòng, Quảng Ninh, Ninh Bình, Hà Nội, Bắc Giang…Luận văn đã tổng hợp, phân tích, đánh giá để mang đến cái nhìn cụ thể nhất về hoạt động dẫn hiện trường ở Đài Truyền hình Việt Nam nói chung và các đài truyền hình địa phương nói riêng. 9 Từ đó luận văn khái quát về kỹ năng của người dẫn hiện trường, những yếu tố cần thiết để thực hiện tốt hoạt động này trong phóng sự thời sự truyền hình. Đồng thời, đề tài đã tập trung vào một vấn đề cụ thể là kỹ năng dẫn hiện trường cho phóng sự thời sự truyền hình, đưa ra những dẫn chứng chân thực, gần gũi từ các phóng sự đã phát sóng để có những minh họa cụ thể. Ngoài ra, còn có một số tài liệu là những bài bài báo, các tham luận về dẫn hiện trường trong phóng sự truyền hình đăng trên tạp chí của Hội nhà báo Việt Nam, Tạp chí Truyền Hình… Đây là những tài liệu rất đáng quý, bởi nó cung cấp một lượng tri thức khá mới mẻ về yêu cầu, kỹ năng của một người dẫn chương trình. Từ thực tế nghiên cứu tác giả nhận thấy, vấn đề dẫn hiện trường của phóng viên truyền hình các đài PT-TH Tây Nam bộ là lĩnh vực nghiên cứu khá mới nên đã mạnh dạn nêu lên thực trạng, hạn chế và đưa ra những đề xuất, cách thức dẫn hiện trường cho phóng viên truyền hình các đài này. 3.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở hệ thống hóa những vấn đề liên quan đến đề tài, luận văn sẽ khảo sát đánh giá hoạt động dẫn hiện trường của phóng viên truyền hình, tại các đài PTTH Cà Mau, Đài PT-TH Hậu Giang và Đài PT-TH Sóc Trăng. Từ đó nhận diện những thành công và hạn chế, qua đó đề xuất những cơ chế chính sách thỏa đáng trong việc đầu tư phương tiện, cách thức sản xuất và đào tạo đội ngũ phóng viên để đáp ứng nhu cầu trong tình hình mới. 3.2. Nhiệm vụ Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, tác giả luận văn đặt ra các nhiệm vụ cụ thể như sau: Thứ nhất: Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về vấn đề dẫn hiện trường của viên truyền hình trong các chương trình thời sự, chuyên đề trên sóng đài PT-TH Cà Mau, Sóc Trăng và Hậu Giang. 10 Thứ hai: Khảo sát, thống kê, phân tích các kỹ năng cũng như các cách thức dẫn hiện trường của phóng viên truyền hình, đánh giá những thành công, hạn chế của hoạt động dẫn hiện trường tại các đài khảo sát. Thứ ba: Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng dẫn hiện trường của phóng viên truyền hình các đài PT-TH Tây Nam bộ. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu việc dẫn hiện trường trong các chương trình thời sự, chuyên đề... của phóng viên ở một số Đài PT-TH Tây Nam bộ. (Đài PT-TH Cà Mau, Đài PT-TH Hậu Giang, Đài PT-TH Sóc Trăng). 4.2 Phạm vi nghiên cứu Luận văn giới hạn phạm vi nghiên cứu là khảo sát vấn đề dẫn hiện trường của các phóng viên truyền hình trong chương trình thời sự; chương trình chuyên đề trên sóng Đài PT-TH Hậu Giang (HGTV), Đài PT-TH Sóc Trăng (STV), Đài PTTH Cà Mau (CTV). Thời gian khảo sát 01/8/2019 đến hết năm 2019. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Phương pháp luận: Luận văn được thực hiện dựa trên nền tảng khoa học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Trong qúa trình nghiên cứu của luận văn tác giả sử dụng phối hợp các phương pháp sau: Phương pháp nghiên cứu tài liệu thư cấp: Đây là phương pháp tác giả sử dụng nhằm hệ thống lại các công trình nghiên cứu của các tác giả đi trước, tạo cơ sở lý luận để triển khai đề tài. Phương pháp phân tích: Dùng để phân tích, đánh giá hoạt động dẫn hiện trường của phóng viên truyền hình các Đài PT-TH Tây Nam bộ để đánh giá điểm mạnh, điểm yếu cũng như ảnh hưởng, tác động của nó đối với công chúng. 11 Phương pháp khảo sát: Dẫn số liệu yêu cầu của công chúng đối với một số tiêu chí đối với phóng viên dẫn hiện trường. Khảo sát số phần trăm (%) phóng viên đã được đào tạo nghiệp vụ dẫn hiện trường. Phương pháp phỏng vấn sâu: Nhằm tìm hiểu, tham khảo ý kiến của người quản lý, người trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất các chương trình, các phóng viên nhiều kinh nghiệm dẫn hiện trường. 6.Ý nghĩa thực tiễn và lý luận của đề tài Đề tài luận văn có những đóng góp nhất định cả về mặt lý luận lẫn vận dụng trong hoạt động thực tiễn. Ý nghĩa thực tiễn: Thông qua luận văn, khẳng định dẫn hiện trường đóng vai trò rất quan trọng đối với việc nâng cao chất lượng cho các tin, phóng sự nói riêng và cho chương trình nói chung.Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu, luận văn đưa ra một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả trong việc áp dụng dẫn hiện trường cho từng loại tin,bài, phóng sự khác nhau. Ý nghĩa lý luận: Luận văn được nghiên cứu thành công sẽ góp phần làm phong phú hơn những tri thức truyền hình nói chung về kỹ năng phương pháp dẫn tại hiện trường của phóng viên trong phóng sự, chương trình truyền hình nói riêng. 7. Kết cấu luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Phụ lục, phần nội dung của luận văn gồm 3 chương. Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn cho vấn đề dẫn hiện trƣờng của phóng viên truyền hình Chương 2: Thực trạng dẫn hiện trƣờng của phóng viên truyền hình các Đài PT-TH Tây Nam bộ hiện nay Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lƣợng hoạt động dẫn hiện trƣờng của viên truyền hình các Đài PT-TH Tây Nam bộ 12 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VẤN ĐỀ DẪN HIỆN TRƢỜNG CỦA PHÓNG VIÊN TRUYỀN HÌNH 1.1. Khái niệm 1.1.1. Khái niệm truyền hình Từ khoảng những năm 1890 - 1920 đã có nhiều nhà khoa học Anh, Pháp, Nga, Mỹ, Đức... nghiên cứu và đề xuất các kỹ thuật truyền phát hình ảnh. Đây có thể xem là giai đoạn sơ khai của truyền hình. Với sự tiến bộ như vũ bão của khoa học kỹ thuật và công nghệ, truyền hình nhanh chóng phát triển thành một kênh truyền thông đại chúng quan trọng và hấp dẫn đến ngày hôm nay. Trong cuốn “Phóng sự truyền hình”, hai tác giả người Pháp Brigitte và Didier Desormeaux, Nhà xuất bản Thông tấn, Hà Nội 2003 đã gọi truyền hình là “truyền thanh có minh họa” và lập luận cho quan điểm đó như sau: Truyền hình, đó là hình ảnh, trước hết là hình ảnh. Đó là thế mạnh của nó và cũng là những cái thu hút những lời phê phán tệ hại nhất. Thế nhưng nếu không có hình ảnh, truyền hình liệu sẽ trở thành một cái gì khác, không còn gì là truyền hình nữa. Làm thông tin trên truyền hình cũng là nói. Và nói là mô tả bằng cách trả lời những cái gì: Ai? Cái gì? Ở đâu? Tại sao? Trong Từ điển Tiếng Việt, của tác giả Hoàng Phê Nhà xuất bản Đà Nẵng (2006) Khái niệm “truyền hình” được định nghĩa như sau: “Truyền hình ảnh, thường đồng thời có cả âm thanh đi xa bằng radio hoặc bằng đường dây” [1, tr.1124]. PGS.TS. Tạ Ngọc Tấn trong cuốn “Truyền thông đại chúng” cho rằng: “Truyền hình là một loại hình phương tiện truyền thông đại chúng chuyển tải thông tin bằng hình ảnh động và âm thanh”. Nguyên nghĩa của thuật ngữ vô tuyến truyền hình (television) bắt nguồn từ hai từ “tele” có nghĩa là “ở xa” và “vision” là “thấy được”, tức là “thấy được ở xa.” [12, tr. 127]. Theo “Giáo trình Lý luận Báo chí Truyền thông” của PGS.TS. Dương Xuân Sơn “Truyền hình (television) là một loại hình thông tin đại chúng truyền tải thông 13 tin bằng sự kết hợp hài hòa giữa hình ảnh động và âm thanh, tạo ra khả năng chuyển tải các nội dung thông tin vô cùng phong phú, hấp dẫn và có hiệu quả bằng phương tiện truyền thông truyền hình” [6, tr. 69]. Trong cuốn “Cơ sở Lý luận Báo chí” PGS.TS. Nguyễn Văn Dững đưa ra khái niệm: "Truyền hình là kênh truyền thông chuyển tải thông điệp bằng hình ảnh sinh động với nhiều sắc màu vốn có từ cuộc sống cùng với lời nói, âm nhạc, tiếng động” [11, tr.118]. Như vậy truyền hình là kênh truyền thông đại chúng ra đời muộn hơn so với các loại hình khảo như báo in, phát thanh, điện ảnh... nhưng truyền hình kế thừa được những ưu điểm nhất định của các kênh truyền thông trước đó để tạo ra một bước đột phá quan trọng trong tiến trình phát triển của truyền thông đại chúng thế giới hiện đại. Truyền hình cùng lúc mang đến cho người tiếp nhận cả hình ảnh lẫn âm thanh một cách sống động. Nội dung thông tin của truyền hình được thông qua công nghệ điện tử viễn thông, bao gồm tập hợp nhiều thiết bị điện tử, có khả năng phát và thu nhận tín hiệu sóng vô tuyến cũng như truyền dẫn các tín hiệu điện mang hình ảnh và âm thanh được mã hóa, được phát dưới dạng sóng vô tuyến hoặc thông qua hệ thống cáp quang hoặc cáp đồng trục. Hình ảnh trong truyền hình bao gồm cả hình ảnh động và hình ảnh tĩnh; âm thanh trong truyền hình bao gồm cả lời nói, tiếng động và âm nhạc. Có thể đưa ra khái niệm truyền hình như sau: Truyền hình là kênh truyền thông đại chúng, là một loại hình báo chỉ cơ bản, sử dụng công nghệ điện tử viễn thông, truyền thông điệp cùng lúc bằng hình ảnh và âm thanh một cách sống động và phong phú đến đối tượng tiếp nhận. 1.1.2. Khái niệm chương trình truyền hình Thế kỷ 20 và những năm đầu thế kỷ 21 màn ảnh Tivi nơi chứa đựng cả thế giới sống động với hàng ngàn chương trình truyền hình hấp dẫn, cũng từ đó “Chương trình tivi” hay “Chương trình truyền hình” trở thành một khái niệm quen thuộc đối với công chúng. 14 Thuật ngữ “Chương trình truyền hình” được tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau. GS.TS. Tạ Ngọc Tấn cho rằng: “Thuật ngữ chương trình truyền hình thường được sử dụng trong hai trường hợp. Trường hợp thứ nhất, người ta dùng chương trình truyền hình để chỉ toàn bộ nội dung thông tin phát đi trong ngày, trong tuần hay trong tháng của mỗi kênh truyền hình hay của cả đài truyền hình. Trường hợp thứ hai, chương trình truyền hình dùng để chỉ một hay nhiều tác phẩm hoàn chỉnh hoặc kết hợp với một số thông tin tài liệu khác được tổ chức theo một chủ đề cụ thể với hình thức tương đối nhất quán, thời lượng ổn định và được phát đi theo định kỳ” [12, tr.142]. Theo “Giáo trình Báo chí Truyền hình” của PGS.TS. Dương Xuân Sơn: “Chương trình truyền hình là sự liên kết, sắp xếp, bố trí hợp lý các tin bài, bảng biểu, tư liệu bằng hình ảnh và âm thanh được mở đầu bằng lời giới thiệu, nhạc hiệu, kết thúc bằng lời chào tạm biệt, đáp ứng yêu cầu tuyên truyền của cơ quan báo chí truyền hình nhằm mang lại hiệu quả cao nhất cho khán giả” [5, tr.113]. Trong cuốn “Sản xuất chương trình Truyền hình”, của tác giả Trần Bảo Khánh. “Chương trình truyền hình là hình thức vật chất hóa sự tồn tại của các tác phẩm truyền hình trong đời sống xã hội để truyền tải thông tin đến công chúng” [22, tr. 31]. Đó là một sản phẩm hoàn chỉnh về nội dung và hình thức, là kết quả của một quá trình sáng tạo ở nhiều cấp độ lao động khác nhau, tập hợp một hay nhiều tác phẩm khác nhau, tồn tại ở nhiều mức độ khác nhau. Chương trình truyền hình là khái niệm được sử dụng rộng rãi, phổ biến trong lĩnh vực truyền hình bao gồm các chương trình như: chương trình thời sự, chương trình kinh tế, chương trình thiếu nhi, chương trình giải trí… các chương trình được phân bổ theo kênh chương trình và được thể hiện bằng nội dung cụ thể qua tin bài, tác phẩm truyền hình. Một chương trình phát sóng không chỉ cần sự sáng tạo của nhà báo, mà còn cần đến sự hỗ trợ của đội ngũ kỹ thuật. 15 Luật Báo chí (sửa đổi) năm 2016 giải thích “chương trình truyền hình là tập hợp các tin, bài trên báo hình theo một chủ đề trong thời lượng nhất định, có dấu hiệu nhận biết mở đầu và kết thúc”3. Để cho ra đời một chương trình truyền hình phải cần đến một đội ngũ tham gia bao gồm biên tập viên, phóng viên, quay phim, đạo diễn, kỹ thuật viên và các bộ phận hành chính hỗ trợ khác dưới sự điều hành, tổ chức chặt chẽ của một cơ chế thống nhất. Nội dung của chương trình truyền hình thường đề cập đến các vấn đề của đời sống xã hội, mỗi chương trình có tiêu chí riêng, hướng đến nhóm công chúng riêng, nhưng tất cả đều cùng một mục đích là thu hút sự quan tâm, chú ý của khán giả. Bất kỳ thể loại chương trình gì, nội dung như thế nào, đơn giản hay phức tạp, chương trình truyền hình đều có mục đích là trả lời đúng, kịp thời các câu hỏi đặc trưng là: What? (chuyện gì, cái gì xảy ra), How? (thể loại, hình thức thể hiện), Who? (cho ai, tất cả công chúng hay chuyên biệt), When? (thời gian phù hợp hay bắt buộc). Vì mỗi chương trình có tiêu chí riêng, hướng đến đối tượng khán giả khác nhau nên nhà sản xuất thường xây dựng chương trình có cấu trúc, format riêng, có thời lượng xác định, thời điểm phát sóng cụ thể. Chương trình truyền hình là sản phẩm lao động của cả một êkíp sản xuất chương trình. Để có thể sản xuất ra một chương trình truyền hình, đội ngũ phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên đã phải đổ ra bao nhiêu công sức và thời gian. Không chỉ có thế, chương trình truyền hình chính là quá trình giao tiếp truyền thông giữa những người làm truyền hình với công chúng xã hội rộng rãi. Chương trình truyền hình là sự gặp gỡ giữa nhu cầu, thị hiểu của công chúng với mục đích và ý tưởng sáng tạo của nhà báo. 1.1.3 Khái niệm chương trình thời sự Theo “Từ điển tiếng Việt” của Trung tâm từ điển học, Nhà xuất bản Đà Nẵng 1998: “Thời sự là tổng thể nói chung những sự việc ít nhiều quan trọng trong một 3 Luật Báo chí (sửa đổi) năm 2016 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan