Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận văn ngành báo chí vấn đề bảo vệ bản quyền chương trình truyền hình trên int...

Tài liệu Luận văn ngành báo chí vấn đề bảo vệ bản quyền chương trình truyền hình trên internet của đài phát thanh truyền hình vĩnh long​

.PDF
117
15
130

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN --------------------------------------------------NGUYỄN VĂN PHÚC VẤN ĐỀ BẢO VỆ BẢN QUYỀN CHƢƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH TRÊN INTERNET CỦA ĐÀI PHÁT THANH TRUYỀN HÌNH VĨNH LONG LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ VĨNH LONG - 2020 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN -------------------------------------------------NGUYỄN VĂN PHÚC VẤN ĐỀ BẢO VỆ BẢN QUYỀN CHƢƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH TRÊN INTERNET CỦA ĐÀI PHÁT THANH TRUYỀN HÌNH VĨNH LONG Chuyên ngành Báo chí học định hƣớng ứng dụng Mã số: 8320101.01 (UD) LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ Chủ tịch Hội đồng chấm luận văn Ngƣời hƣớng dẫn khoa học PGS TS VŨ QUANG HÀO VĨNH LONG – 2020 TS TRẦN DUY LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu thực sự của cá nhân, dưới sự hướng dẫn khoa học của TS TRẦN DUY. Các số liệu, những kết luận nghiên cứu được trình bày trong luận văn này trung thực và chưa từng được công bố dưới bất kỳ hình thức nào. Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình. Học viên Nguyễn Văn Phúc LỜI CẢM ƠN Để có thể hoàn thành được Luận văn này, ngoài sự nỗ lực và nghiêm túc trong nghiên cứu của tác giả, không thể không kể đến sự giúp đỡ, hướng dẫn nhiệt tình, trách nhiệm của rất nhiều người. Với sự giúp đỡ và hướng dẫn nhiệt thành đó, tác giả đã hoàn thành Luận văn đúng tiến độ. Kết quả nghiên cứu của đề tài Luận văn mang tính thực tiễn cao, đóng góp giải pháp cho việc bảo vệ bản quyền chương trình truyền hình trên internet của Đài PTTH Vĩnh Long. Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và trân trọng đến: Quý Thầy, Cô Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông (Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia Hà Nội) đã hướng dẫn, truyền đạt kiến thức bổ ích giúp tác giả nâng cao trình độ chuyên môn và lĩnh vực phụ trách tại Phòng Thông Tin Điện Tử - Đài PTTH Vĩnh Long. Đặc biệt, xin được chân thành cảm ơn Thầy Tiến sĩ Trần Duy đã rất tận tình hướng dẫn, giúp đỡ bản thân hoàn thành luận văn này! Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn đến Quý Lãnh đạo Đài PTTH Vĩnh Long cùng các đồng nghiệp, bạn bè và người thân đã tạo điều kiện giúp đỡ, góp ý, động viên tôi trong suốt khóa học và thời gian nghiên cứu luận văn. Trong khuôn khổ một luận văn, do sự giới hạn về thời gian và kinh nghiệm nên không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của Quý Thầy, Cô giáo và các bạn! Tác giả Luận văn Nguyễn Văn Phúc MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................... 4 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ..................................................................... 5 MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 6 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 6 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài ................................................... 8 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài ............................................. 10 3.1. Mục đích nghiên cứu............................................................................. 10 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................ 10 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ............................................................... 11 4.1. Đối tƣợng nghiên cứu ........................................................................... 11 4.2. Phạm vi nghiên cứu............................................................................... 11 5. Phƣơng pháp luận nghiên cứu ..................................................................... 11 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài ........................................................ 12 6.1. Ý nghĩa lý luận ...................................................................................... 12 6.2. Ý nghĩa thực tiễn ................................................................................... 12 7. Kết cấu luận văn .......................................................................................... 12 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VẤN ĐỀ BẢN QUYỀN VÀ BẢO VỆ BẢN QUYỀN CHƢƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH TRÊN INTERNET TRÊN THẾ GIỚI VÀ TẠI VIỆT NAM ......................... 14 1. 1. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến nội dung nghiên cứu đề tài ...... 14 1. 2. Pháp luật về bảo vệ bản quyền chƣơng trình truyền hình ....................... 19 1.2.1. Pháp luật về bảo vệ bản quyền chƣơng trình truyền hình trên internet tại một số quốc gia trên thế giới ................................................................... 21 1.2.2. Pháp luật về bảo vệ bản quyền chƣơng trình truyền hình trên internet tại Việt Nam ................................................................................................. 25 1 1. 3. Khái quát về Lý thuyết cấu trúc chức năng ............................................ 31 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ BẢO VỆ BẢN QUYỀN CÁC CHƢƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH TRÊN INTERNET CỦA ĐÀI PTTH VĨNH LONG ................................................................................................... 34 2. 1. Quá trình hình thành và phát triển Đài PTTH Vĩnh Long ..................... 34 2.2. Tổ chức bộ máy Đài PTTH Vĩnh Long ................................................... 35 2.3 Việc xây dựng hệ thống nội dung số của Đài PTTH Vĩnh Long.............. 38 2.3.1 Trang thông tin điện tử thvl.vn ........................................................... 39 2.3.2. Mạng chia sẻ video Youtube............................................................. 40 2.3.3 Mạng chia sẻ video Dailymotion ........................................................ 40 2.3.4. Truyền hình OTT - THVLi ................................................................ 40 2.3.5. Fanpage Facebook ............................................................................. 40 2.3.6. Liên kết các đơn vị viễn thông khác khai thác nội dung số THVL ... 41 2.4. Hiện trạng việc vi phạm bản quyền chƣơng trình truyền hình trên internet tại Việt Nam .................................................................................................... 44 2.4.1 Hiện trạng việc vi phạm bản quyền chƣơng trình truyền hình trên internet tại Việt Nam .................................................................................... 44 2.4.2. Các hình thức vi phạm bản quyền chƣơng trình truyền hình trên internet chủ yếu hiện nay tại Việt Nam ....................................................... 46 2.5. Thực trạng của việc vi phạm bản quyền chƣơng trình truyền hình trên internet của Đài PTTH Vĩnh Long .................................................................. 54 2.5.1. Công tác tổ chức hoạt động bảo vệ bản quyền chƣơng trình truyền hình trên internet của Đài PTTH Vĩnh Long ............................................... 54 2.5.2. Thực trạng của việc vi phạm bản quyền chƣơng trình truyền hình của Đài PTTH Vĩnh Long trên internet .............................................................. 58 2.6. Những thành công và hạn chế trong công tác bảo vệ bản quyền chƣơng trình truyền hình trên internet của Đài PTTH Vĩnh Long ............................. 66 2 2.6.1. Thành công ......................................................................................... 66 2.6.2. Hạn chế .............................................................................................. 69 CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐỂ BẢO VỆ BẢN QUYỀN CHƢƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH TRÊN INTERNET CỦA ĐÀI PTTH VĨNH LONG ......... 72 3.1. Kinh nghiệm xử lý của các nƣớc ............................................................. 72 3.2. Kinh nghiệm xử lý của một số Đài Truyền Hình tại Việt Nam trong việc bảo vệ bản quyền chƣơng trình truyền hình trên internet ............................... 73 3.2.1. Kinh nghiệm xử lý của VTV ............................................................. 74 3.2.2. Kinh nghiệm xử lý của các kênh truyền hình khác tại Việt Nam ...... 75 3.3. Đề xuất các giải pháp bảo vệ bản quyền chƣơng trình truyền hình trên internet tại Việt Nam ....................................................................................... 76 3.3.1 Giải pháp trƣớc mắt ............................................................................ 76 3.3.2 Giải pháp quản lý lâu dài .................................................................... 79 3.4. Các đề xuất bảo vệ bản quyền chƣơng trình truyền hình trên internet đối với Đài PTTH Vĩnh Long .............................................................................. 80 3.4.1 Về mặt pháp lý: ................................................................................... 80 3.4.2. Về mặt kỹ thuật: ................................................................................. 81 3.4.3. Về mặt nội dung: ................................................................................ 81 3.4.4. Về mặt tổ chức: .................................................................................. 82 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 86 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 88 3 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT PTTH : Phát thanh và Truyền hình VTV : Đài Truyền hình Việt Nam HTV : Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh THVL : Đài PTTH Vĩnh Long CTTH : Chƣơng trình truyền hình TTĐT : Thông Tin Điện Tử SXCT : Sản Xuất Chƣơng Trình TCHC : Tổ Chức Hành Chánh Bộ VHTT &DL : Bộ Văn Hoá Thể Thao và Du Lịch Bộ KH& CN : Bộ Khoa Học và Công Nghệ Bộ TT và TT : Bộ Thông Tin và Truyền Thông OTT : Over The Top POPs : Pop World Wide ISP : Internet Service Provider IP : Internet Protocol DRM : Digital rights Management 4 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU 1. Bảng 1.1 Thống kê tỷ lệ ngƣời xem phim qua nền tảng số và TV trong mùa dịch COVID -19 ở một số quốc gia châu Âu. 2. Bảng 1.2 Bản đồ minh hoạ của MUSO về tỷ lệ ngƣời xem phim qua nền tảng số và TV trong mùa dịch COVID -19 ở một số quốc gia châu Âu 3. Bảng 1.3 Gia tăng ngƣời xem phim và chƣơng trình giải trí qua đại dịch COVID-19 theo thống kê của https://wearesocial.com/ 4. Bảng 1.4 Hệ thống quản lý nhà nƣớc về quyền tác giả và quyền liên quan 5. Bảng 1.5. Sơ đồ lí thuyết AGIL: hệ thống bốn chức năng của Parsons 6. Bảng 2.1. Phối cảnh Trụ sở Đài PTTH Vĩnh Long 7. Bảng 2.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy hoạt động Đài PTTH Vĩnh Long 8. Bảng 2.3 Tổng hợp các hạ tầng truyền dẫn các kênh THVL1,2,3,4 HD 9. Bảng 2.4 Nội dung các CTTH chuyển tải lên nền tảng số của Đài trên internet 10. Bảng 2.5 Biểu đồ thống kê các nền tảng số của Đài trên internet 11. Bảng 2.6 Một vài số liệu cơ bản về ngƣời dùng internet tại Việt Nam 12. Bảng 2.7 Trang web phimmoizz.net với phim chiếu rạp Rogue 13. Bảng 2.8 Một dạng vi phạm điển hình các CTTH của VTV 14. Bảng 2.9 Ảnh cắt từ videoclip chƣơng trình VTV và clip gốc 15. Bảng 2.10 Đoạn clip trên kênh Youtube và facebook Đài PTTH Long An 16. Bảng 2.11 Thống kê chi phí chi trả cho việc bảo vệ bản quyền và vi phạm bản quyền nội dung trên internet của Đài PTTH Vĩnh Long (2018-2020). 17. Bảng 2.12 Ảnh cắt từ một website vi phạm bản quyền CTTH của THVL 17. Bảng 2.13 Minh hoạ một số dạng vi phạm điển hình các CTTH của THVL 18. Bảng 2.14 Clip vi phạm CTTH của THVL trên website ở Nga 5 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Cuộc cách mạng kỹ thuật số (KTS) đã trao quyền cho ngƣời sử dụng nội dung số theo những cách thức mới và sáng tạo riêng. Tuy nhiên, cũng chính trong môi trƣờng ấy, chủ sở hữu bản quyền đích thực của nội dung đó gần nhƣ không thể kiểm soát đƣợc việc tài sản chất xám của họ đang bị phân phối một cách tràn lan, bất hợp pháp; nói cách khác, bản quyền nội dung của họ đang bị xâm phạm nghiêm trọng. Các tài sản chất xám không chỉ là âm nhạc, mà còn là phim ảnh, trò chơi điện tử, chƣơng trình truyền hình … đƣợc số hoá và truyền đi theo nhiều hình thức khác nhau (chủ yếu qua chia sẻ trái phép trên internet). Tháng 02/2020, Trung tâm Chính sách Đổi mới sáng tạo toàn cầu thuộc Phòng Thƣơng mại Hoa Kỳ (The United States Chamber's Global Intellectual Property Center - GIPC) công bố Chỉ số sở hữu trí tuệ (SHTT) toàn cầu năm 2020 (U.S. Chamber International 2020 Intellectual Property Index) . Việt Nam thuộc nhóm có chỉ số SHTT quốc tế và thứ hạng thấp, xếp 42/53 quốc gia đƣợc xem xét. Trong khu vực châu Á, nƣớc ta xếp thứ 12/15 và chỉ đứng trên Thái Lan và Pakistan. Về tỷ lệ thực hiện đúng theo Quyền tác giả, giới hạn quyền tác giả, sao chép…,Việt Nam và Pakistan đồng xếp ở vị trí cuối cùng với tỷ lệ chỉ là 18,29% ! [44, pg.37-51 ]. Trong lĩnh vực truyền hình, tình trạng vi phạm bản quyền các chƣơng trình truyền hình trên internet ngày càng trầm trọng. Nhiều vấn đề liên quan đến bản quyền đã nảy sinh trong môi trƣờng số, trong khi lại thiếu cơ chế hay những văn bản pháp luật hƣớng dẫn giải quyết triệt để. Đây là vấn đề rất đáng báo động, đặc biệt khi Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng với thế giới trên nhiều lĩnh vực, nhất là về kinh tế với nhiều Hiệp định thƣơng mại đƣợc ký kết mà trong đó , vấn đề SHTT luôn đƣợc ƣu tiên hàng đầu. 6 Chỉ số SHTT toàn cầu năm 2020 Thống kê tỷ lệ thực hiện Quyền tác giả, bản quyền năm 2020 7 Với Đài PTTH Vĩnh Long; từ cuối năm 2014, lãnh đạo Đài đã có chủ trƣơng đƣa nội dung chƣơng trình truyền hình lên các nền tảng số; vừa mở rộng đối tƣợng khán giả qua internet, vừa khai thác thêm doanh thu. Tuy nhiên; các chƣơng trình truyền hình của Đài trên internet đã bị sao chép không xin phép, vi phạm bản quyền nghiêm trọng gây thiệt hại không nhỏ về doanh thu quảng cáo. Trƣớc thực tế này, tác giả mạnh dạn chọn đề tài “Vấn đề bảo vệ bản quyền chƣơng trình truyền hình trên internet của Đài PTTH Vĩnh Long” làm đề tài luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Báo chí định hƣớng ứng dụng của mình. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Những năm qua, vấn đề bản quyền chƣơng trình truyền hình trên internet luôn đƣợc sự quan tâm, chú ý của giới học thuật. Nhiều tài liệu khoa học với nhiều mức độ nghiên cứu: sách, bài viết qua các cuộc hội thảo, toạ đàm, luận văn … Riêng trong lĩnh vực nghiên cứu ở góc độ luận văn, có thể kể đến một số tài liệu liên quan đến chủ đề này nhƣ: - Luận văn Thạc sĩ Luật học Bảo hộ quyền liên quan trong môi trường kỹ thuật số, Trần Kim Thoa (2018), Đại học Cần Thơ [46]. Tác giả hệ thống những quy định pháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền liên quan dƣới góc độ quyền của ngƣời biểu diễn; quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình và quyền của tổ chức phát sóng. Tác giả cũng đƣa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật về bảo vệ quyền liên quan nói chung và bảo vệ quyền liên quan trong môi trƣờng kỹ thuật số nói riêng, nâng cao hiệu quả áp dụng quy định về bảo vệ quyền liên quan ứng dụng vào thực tế. - Luận văn Thạc sĩ Luật học Bảo hộ quyền tác giả trong môi trường kỹ thuật số theo pháp luật Việt Nam, Phạm Hồng Hải (2013), Đại học Luật – Đại học quốc gia Hà Nội [47]. Tác giả đã nghiên cứu lý luận và thực tiễn bảo hộ quyền tác giả, quyền tác giả trong môi trƣờng kỹ thuật số theo quy định của 8 pháp luật Việt Nam. Từ đó, kiến nghị các giải pháp để hoàn thiện quy định về bảo hộ quyền tác giả trong môi trƣờng kỹ thuật số của Việt Nam hiện nay. - Luận văn Thạc sĩ Luật học Bảo hộ quyền tác giả trước những xâm phạm từ internet trên thế giới và Việt Nam: Phân tích dưới góc độ quyền con người, Nguyễn Anh Đức (2014), Đại học Luật – Đại học quốc gia Hà Nội [48]. Tác giả đã phân tích các quy định về bảo hộ quyền tác giả với những chuẩn mực pháp luật nhân quyền quốc tế. Qua cách xử lý của một số quốc gia, tác giả đề xuất giải pháp thúc đẩy bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan trên internet tại Việt Nam. Nhiều tài liệu ở dạng sách và bài viết khoa học nghiên cứu về bản quyền, quyền tác giả trên internet cũng đã đƣợc nghiên cứu và công bố nhƣ: Quyền Tác Giả ở Việt Nam - Pháp Luật và Thực Thi, Trần Văn Nam (2014), Nhà xuất bản Tƣ pháp , Hà Nội [20], Các quy định pháp luật Việt Nam về quyền tác giả và quyền liên quan, Cục bản quyền tác giả - Bộ VHTT &DL (2015), Nhà xuất bản văn hoá thông tin [8], bài viết Chia sẻ dữ liệu trong môi trường internet và vấn đề liên quan đến quyền tác giả, Nguyễn Thị Tuyết - Tạp chí Luật học số 1, ĐH Luật Hà Nội (2010) [49], bài viết Bảo hộ quyền tác giả trong môi trường kỹ thuật số tại Thái Lan và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, Nguyễn Đức Việt, Hoàng Thanh Phƣơng – Tạp chí Dân chủ và pháp luật , Bộ Tƣ pháp số 6/2018) [50]. Các tài liệu luận văn, sách nghiên cứu, bài viết nói trên chủ yếu đi sâu vào phần lý luận cũng nhƣ phân tích những khía cạnh pháp lý của vấn đề bản quyền, bảo hộ quyền tác giả; chƣa có sự phân tích, đánh giá cụ thể qua hoạt động thực tiễn của việc bảo vệ bản quyền chƣơng trình truyền hình trên internet ở một đài truyền hình cụ thể. 9 Xét về góc độ báo chí, cho đến nay, vẫn chƣa có công trình nghiên cứu cụ thể nào trong lĩnh vực này dù đây là một vấn đề nóng đƣợc đề cập đến tại nhiều diễn đàn, hội thảo và qua ý kiến chỉ đạo của Bộ TT và TT. Từ thực tiễn công tác, tính cấp bách với những hạn chế trong xử lý vi phạm bản quyền chƣơng trình truyền hình trên internet, đề tài “Vấn đề bảo vệ bản quyền chƣơng trình truyền hình trên internet của Đài PTTH Vĩnh Long” sẽ đi tìm lời giải cho vấn đề này. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 3.1. Mục đích nghiên cứu - Trên cơ sở Lý thuyết cấu trúc - chức năng, Luận văn phân tích, đánh giá về thực trạng , cách xử lý, giải quyết vấn đề vi phạm bản quyền chƣơng trình truyền hình tại một số nƣớc trên thế giới, tại Việt Nam nói chung và Đài PTTH Vĩnh Long nói riêng. Từ đó, đề xuất giải pháp nhằm bảo vệ bản quyền các chƣơng trình truyền hình trên internet nói chung và của Đài PTTH Vĩnh Long nói riêng . 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt đƣợc mục đích nghiên cứu nhƣ trên, tác giả xác định những nhiệm vụ nghiên cứu nhƣ sau: - Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về bản quyền, vấn đề vi phạm bản quyền chƣơng trình truyền hình trên internet . - Khảo sát, phân tích đánh giá thực trạng và tác hại của vấn đề vi phạm bản quyền chƣơng trình truyền hình trên internet tại Việt Nam nói chung và Đài PTTH Vĩnh Long nói riêng giai đoạn 2018-2020. - Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc bảo vệ bản quyền các chƣơng trình truyền hình trên internet của Đài PTTH Vĩnh Long. 10 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Vấn đề bảo vệ bản quyền chƣơng trình truyền hình trên internet của Đài PTTH Vĩnh Long 4.2. Phạm vi nghiên cứu Các nền tảng số có lƣu trữ nội dung các chƣơng trình truyền hình của Đài PTTH Vĩnh Long: trang TTĐT, fanpage, Zalo, các kênh Youtube, Dailymotion, ứng dụng xem truyền hình qua internet THVLi (2018-2020). 5. Phƣơng pháp luận nghiên cứu Luận văn đƣợc thực hiện trên cơ sở lý luận Chủ nghĩa Mác – Lê Nin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, đƣờng lối quan điểm chính sách của Đảng và Nhà nƣớc Việt Nam.Vận dụng những kiến thức về lý luận, báo chí truyền thông, luận văn là sự kết hợp của nhiều phƣơng pháp nghiên cứu chủ yếu dựa trên nền tảng 4 phƣơng pháp nghiên cứu chính: - Phương pháp nghiên cứu tư liệu lịch sử: Kế thừa kết quả nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nƣớc đã nghiên cứu về những đề tài có liên quan. Tổng hợp tất cả các quan điểm lý luận, thực tiễn liên quan đến đề tài từ các văn bản pháp luật, tài liệu khoa học, sách báo, tạp chí... - Phương pháp phân tích nội dung: Phân tích, đánh giá về các quy định của việc bảo hộ bản quyền trong môi trƣờng kỹ thuật số một số quốc gia , quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay. Phân tích, đánh giá về thực trạng và cách xử lý tình trạng vi phạm bản quyền đối với nội dung số nói chung, chƣơng trình truyền hình nói riêng tại Việt Nam và Đài PTTH Vĩnh Long. - Phương pháp phỏng vấn sâu : Đề tài sẽ lƣợc trích, đánh giá các cuộc phỏng vấn về vấn đề bảo hộ bản quyền trong môi trƣờng kỹ thuật số tại Việt Nam qua các cuộc hội thảo; tin, bài báo, phóng sự về chủ đề này thời gian gần 11 đây. Phỏng vấn Ban Giám Đốc Đài PTTH Vĩnh Long gồm Bà Đào Thị Tuyết Vân - Phó Giám Đốc phụ trách về pháp chế, bản quyền và Ông Võ Thành Nhân - Phó Giám Đốc phụ trách về kỹ thuật để làm rõ hơn về hiện trạng và cách xử lý vấn đề vi phạm bản quyền chƣơng trình truyền hình trên internet của Đài thời gian qua. - Phương pháp quan sát trực tiếp: Quan sát quy trình xử lý vi phạm bản quyền chƣơng trình truyền hình tại Việt Nam hiện nay, cách xử lý giải quyết hiện tại của Đài PTTH Vĩnh Long. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 6.1. Ý nghĩa lý luận Luận văn trình bày, tổng hợp lý luận báo chí về bảo hộ bản quyền (quyền tác giả) trong môi trƣờng kỹ thuật số tại một số quốc gia trên thế giới; quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay về vấn đề này. Luận văn cũng đóng góp thêm những tƣ liệu lý thuyết cho những ai quan tâm đến vấn đề bảo vệ bản quyền báo chí trên internet. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Luận văn cung cấp thêm những phân tích và dữ liệu thực tiễn về công tác bảo vệ bản quyền chƣơng trình truyền hình trên internet của Đài PTTH Vĩnh Long . Từ đó, làm thay đổi về nhận thức của lãnh đạo , phóng viên, biên tập viên Đài hiểu rõ hơn về tác hại của hành vi này để có những chủ trƣơng, giải pháp phù hợp trong việc tuyên truyền, bảo vệ bản quyền nội dung chƣơng trình trên internet của Đài đƣợc hiệu quả hơn. 7. Kết cấu luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục , Luận văn có kết cấu gồm 3 chƣơng nhƣ sau: 12 Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về vấn đề bản quyền và bảo vệ bản quyền chƣơng trình truyền hình trên internet trên thế giới và tại Việt Nam Chƣơng 2: Thực trạng của vấn đề bảo vệ bản quyền các chƣơng trình truyền hình trên internet tại Đài PTTH Vĩnh Long Chƣơng 3: Giải pháp để bảo vệ bản quyền chƣơng trình truyền hình trên internet của Đài PTTH Vĩnh Long 13 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VẤN ĐỀ BẢN QUYỀN VÀ BẢO VỆ BẢN QUYỀN CHƢƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH TRÊN INTERNET TRÊN THẾ GIỚI VÀ TẠI VIỆT NAM 1.1. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến nội dung nghiên cứu đề tài Để hiểu bản chất của vấn đề bản quyền và bảo vệ bản quyền chƣơng trình truyền hình trên internet; cần nắm rõ các khái niệm, đặc điểm, thuật ngữ liên quan nhƣ: sở hữu trí tuệ, bản quyền, chƣơng trình truyền hình, bản quyền chƣơng trình truyền hình, vi phạm bản quyền chƣơng trình truyền hình trên internet…. “Sở hữu trí tuệ” (Intellectual Property) đƣợc biết đến từ thế kỷ 15 tại những quốc gia có các ngành công nghiệp sáng tạo nhằm mục đích quản lý việc sao chép các sáng chế, biểu tƣợng định dạng và các hình thức sáng tạo khác. Quyền SHTT đƣợc hiểu là quyền sở hữu kết quả sáng tạo của cá nhân trên cơ sở pháp luật, trong đó quyền của chủ thể sáng tạo đƣợc độc quyền trong thời hạn nhất định khi chiếm hữu, sử dụng, định đoạt sản phẩm trí tuệ do mình tạo ra. Các đối tƣợng SHTT bao gồm: quyền sở hữu công nghiệp, quyền tác giả, quyền liên quan. Các quyền liên quan bao gồm: quyền biểu diễn của nghệ sĩ với tác phẩm; chủ thể sản xuất các bản ghi âm và quyền của phát thanh viên trong các chƣơng trình vô tuyến, truyền hình. [24, tr.44-50 ] “Bản quyền”(Copyright) mang nội hàm liên quan đến quyền tác giả. Cụm từ “Copyright” gồm hai thành tố “Copy” (sao chép) và “Right” (quyền) mang nghĩa quyền sao chép. Tuy nhiên, dƣới góc độ nghiên cứu, vẫn chƣa có thuật ngữ nào nhắc tới thuật ngữ tác giả (author). Điều này phần nào lý giải cho việc trong hệ thống pháp luật của các nƣớc theo Luật Anh - Mỹ (Common Law); khi bảo hộ tài sản trí tuệ vẫn chƣa chú trọng đến nhân thân tác giả mà quan tâm nhiều đến quyền sao chép, nghĩa là các quyền kinh tế của 14 tác giả. Vì vậy, Luật về quyền tác giả của các nƣớc theo Luật Anh - Mỹ đƣợc gọi là “bản quyền” cho phù hợp với thuật ngữ “Copyright”. Tại Việt Nam, Quyền tác giả (bản quyền) là một khái niệm đã đƣợc quy định rõ trong Bộ Luật Dân sự 2005, Luật Sở hữu trí tuệ và Nghị Định 100/NĐ-CP/2006 của Chính phủ. Đây là quyền hợp pháp của một tác giả (có thể là một cá nhân hoặc pháp nhân) đối với tác phẩm mà mình sáng tạo ra. Nói cách khác, bản quyền là quyền hợp pháp nhằm bảo vệ một loạt thể loại tác phẩm gốc, bao gồm sách, chƣơng trình truyền hình, bài hát, ảnh chụp, tranh vẽ và nhiều tác phẩm khác. Mỗi nƣớc có cách bảo vệ bản quyền dựa vào luật pháp khác nhau; có nƣớc định rõ vấn đề này trong Luật bản quyền nhƣng cũng có nƣớc lồng ghép cùng với các lĩnh vực khác, nhƣ Luật SHTT ở Việt Nam. Chƣơng trình truyền hình: Theo cách hiểu đơn giản thì chƣơng trình truyền hình là một phân đoạn của nội dung dự định để phát sóng trên truyền hình, chƣơng trình truyền hình không phải là một đoạn quảng cáo cho một lĩnh vực nhất định. Chƣơng trình truyền hình có thể là một bản sản xuất duy nhất hoặc phổ biến hơn, một loạt các phần liên quan cũng đƣợc gọi là một phim bộ truyền hình. Căn cứ theo quy định tại Mục 1 Phần 1 Thông tƣ 03/2018/TT-BTTTT ngày 20/04/18 về Định mức kinh tế - kỹ thuật về sản xuất chƣơng trình truyền hình do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành, có quy định: Chƣơng trình truyền hình là tập hợp các tin, bài trên báo hình theo một chủ đề trong thời lƣợng nhất định, có dấu hiệu nhận biết mở đầu và kết thúc. Theo đó, tƣ liệu khai thác bao gồm: Các chƣơng trình truyền hình đã phát sóng đƣợc khai thác, sử dụng lại một phần trong sản xuất chƣơng trình mới. 15 Các tƣ liệu hình ảnh, âm thanh do đơn vị sản xuất hoặc của các đơn vị khác sản xuất đƣợc sử dụng cho việc sản xuất chƣơng trình truyền hình mới. Theo tác giả Dƣơng Xuân Sơn trong quyển Cơ sở lý luận báo chí truyền thông, chƣơng trình truyền hình đƣợc hiểu nhƣ là nội dung thông tin đƣợc tổ chức ổn định theo chu kỳ thời gian. Chƣơng trình truyền hình là khái niệm mang tính tƣơng đối có thể hiểu trên 2 phƣơng diện: Chương trình tổng thể: là toàn bộ nội dung phát sóng của một đài truyền hình, một kênh truyền hình phát sóng trong một ngày, một tuần… Chương trình bộ phận: là các chƣơng trình riêng đƣợc sản xuất „tƣơng đối” độc lập để đƣa vào khung chƣơng trình phát sóng chung của một đài truyền hình. Ví dụ, “Chƣơng trình thời sự”, chƣơng trình “Chào buổi sáng”, chƣơng trình “Gõ cửa ngày mới”…. [22,tr.190-191] Bản quyền chƣơng trình truyền hình Theo Luật Sở Hữu Trí Tuệ đƣợc Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 11 năm 2019, các Đài PTTH hay tổ chức phát sóng là tổ chức thực hiện việc truyền âm thanh hoặc hình ảnh hoặc cả âm thanh và hình ảnh của tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chƣơng trình phát sóng đến công chúng bằng phƣơng tiện vô tuyến hoặc hữu tuyến, bao gồm cả truyền qua vệ tinh để công chúng có thể tiếp nhận đƣợc. Nhƣ vậy với các chƣơng trình truyền hình đƣợc phát sóng trên nhiều hạ tầng: sóng truyền hình, internet …các Đài PTTH là chủ thể tổ chức sản xuất, phát sóng chƣơng trình đó, là đơn vị nắm bản quyền chƣơng trình truyền hình đƣợc phát sóng. Cũng theo quy định của Luật ; tác giả, chủ sở hữu quyền đối với chƣơng trình truyền hình đều có thể trực tiếp nộp đơn hoặc ủy quyền cho tổ chức đại diện tiến hành thủ tục nộp đơn đăng ký bản quyền chƣơng trình truyền hình tới cơ quan chức năng. Ở nƣớc ta hiện nay, Cục Bản quyền tác giả là cơ quan của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch có chức năng quản lý nhà nƣớc về bảo hộ quyền tác giả, 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan