Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luận văn một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả rèn luyện nghiệp vụ sư phạm của sin...

Tài liệu Luận văn một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả rèn luyện nghiệp vụ sư phạm của sinh viên sư phạm (nghiên cứu trường hợp trường cđsp hà tây)

.PDF
131
96
123

Mô tả:

§¹I HäC QUèC GIA Hµ NéI VIÖN §¶M B¶O CHÊT L¦îNG GI¸O DôC L£ THÞ V¢N ANH MéT Sè YÕU Tè ¶NH H¦ëNG §ÕN KÕT QU¶ RÌN LUYÖN NGHIÖP Vô S¦ PH¹M CñA SINH VI£N S¦ PH¹M (Nghiªn cøu tr­êng hîp Tr­êng Cao ®¼ng S­ ph¹m Hµ T©y) LUËN V¡N TH¹C SÜ Hµ Néi - 2014 §¹I HäC QUèC GIA Hµ NéI VIÖN §¶M B¶O CHÊT L¦îNG GI¸O DôC L£ THÞ V¢N ANH MéT Sè YÕU Tè ¶NH H¦ëNG §ÕN KÕT QU¶ RÌN LUYÖN NGHIÖP Vô S¦ PH¹M CñA SINH VI£N S¦ PH¹M (Nghiªn cøu tr­êng hîp Tr­êng Cao ®¼ng S­ ph¹m Hµ T©y) Chuyªn ngµnh: §o l­êng vµ §¸nh gi¸ trong gi¸o dôc M· sè: 60140120 LUËN V¡N TH¹C SÜ Ng­êi h­íng dÉn khoa häc: PGS.TS. Lª §øc Ngäc Hµ Néi - 2014 LỜI CẢM ƠN Tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới thầy giáo, PGS.TS. Lê Đức Ngọc là người đã tận tình hướng dẫn, động viên và tạo mọi điều kiện cho tôi trong quá trình triển khai và hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Đồng thời, tôi rất trân trọng biết ơn các quý thầy/ cô trong biên chế và hợp tác với Viện Đảm bảo chất lượng, Đại học Quốc gia Hà Nội đã nhiệt tình giảng dạy và trang bị cho chúng tôi các kiến thức chuyên ngành quý báu trong khoá học. Cuối cùng xin gửi lời cảm ơn thành tới đồng nghiệp, bạn bè thân thiết, gia đình và đặc biệt là người bạn đời của tôi đã luôn động viên, khích lệ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành chương trình Cao học Đo lường và Đánh giá trong giáo dục. Do thời gian có hạn và chưa có nhiều kinh nghiệm trong nghiên cứu chuyên ngành nên luận văn này không thể tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót. Tác giả kính mong nhận được các góp ý, bổ sung của các thầy/ cô và các bạn học viên. Một lần nữa, tôi xin trân thành cảm ơn! LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn với tiêu đề: “Một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả rèn luyện nghiệp vụ sư phạm của sinh viên sư phạm (nghiên cứu trường hợp trường Cao đẳng Sư phạm Hà Tây)” hoàn toàn là kết quả nghiên cứu của chính bản thân tôi và chưa được công bố trong bất cứ một công trình nghiên cứu nào của người khác. Trong quá trình thực hiện luận văn, tôi đã thực hiện nghiêm túc các quy tắc đạo đức nghiên cứu; các kết quả trình bày trong luận văn là sản phẩm nghiên cứu, khảo sát của riêng cá nhân tôi; tất cả các tài liệu tham khảo sử dụng trong luận văn đều được trích dẫn tường minh, theo đúng quy định. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính trung thực của số liệu và các nội dung khác trong luận văn của mình./. Hà Nội, ngày 29 tháng 07 năm 2014 Tác giả luận văn Lê Thị Vân Anh MỤC LỤC MỤC LỤC .............................................................................................................. 1 DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU ........................................................................... 4 DANH SÁCH CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ .............................................................. 5 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................... 6 PHẦN MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 7 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................. 7 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài ........................................................................... 8 3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài........................................................................... 98 4. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu ......................................................................... 9 4.1. Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................... 9 4.2. Giả thuyết nghiên cứu ....................................................................................... 9 5. Đối tượng và khách thể nghiên cứu.................................................................... 10 5.1. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................... 10 5.2. Khách thể nghiên cứu .................................................................................... 10 6. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 10 6.1. Phương pháp chọn mẫu .................................................................................. 10 6.2. Phương pháp thu thập thông tin...................................................................... 11 6.3. Phương pháp xử lý thông tin ........................................................................... 11 7. Kết cấu của luận văn .......................................................................................... 11 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN ........................................................................... 12 1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ......................................................................... 12 1 1.1.1. Các nghiên cứu về những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả rèn luyện nghiệp vụ sư phạm ................................................................................................................. 12 1.1.2. Các nghiên cứu liên quan đến đánh giá kết quả RLNVSP ............................ 14 1.1.3. Các nghiên cứu liên quan đến sự khác biệt trong kết quả rèn luyện nghiệp vụ sư phạm ............................................................................................................. 2120 1.2. Một số khái niệm liên quan luận văn........................................................... 2322 1.2.1. Sinh viên, sinh viên sư phạm .................................................................... 2322 1.2.2. Nghiệp vụ sư phạm, RLNVSP, kết quả RLNVSP ....................................... 2523 1.2.3. Các nhóm yếu tố ảnh hưởng đến kết quả rèn luyện nghiệp vụ sư phạm .... 2826 1.3. Khung lý thuyết của nghiên cứu.................................................................. 2927 Chương 2. TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................ 3029 2.1. Tổ chức nghiên cứu .................................................................................... 3029 2.1.1. Tổng thể và mẫu nghiên cứu .................................................................... 3029 2.1.2. Quy trình nghiên cứu ............................................................................... 3534 2.2. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 3736 2.2.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu ............................................................. 3736 2.2.2. Phương pháp chuyên gia ......................................................................... 3736 2.2.3. Phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc...................................................... 3736 2.2.4. Phương pháp điều tra bằng bằng phiếu khảo sát ..................................... 3837 2.2.5. Phương pháp thống kê toán học ............................................................... 4342 2.3. Thang đo và đánh giá thang đo ................................................................... 4342 2.3.1. Giới thiệu về thang đo.............................................................................. 4342 2.3.2. Đánh giá thang đo ................................................................................... 4443 2 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .......................................................... 5048 3.1. Thông tin chung về kết quả khảo sát ........................................................... 5048 3.1.1. Phân loại đối tượng tham gia khảo sát..................................................... 5048 3.1.2. Thống kê mô tả các biến quan sát ............................................................ 5250 3.2. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến kết quả RLNVSP của SVSP............ 6361 3.3. Đánh giá một số yếu tố khác ảnh hưởng đến kết quả RLNVSP của SV....... 6866 3.3.1. Ảnh hưởng của Khoa đào tạo tới KQ RLNVSP ........................................ 6866 3.3.2. Ảnh hưởng của lý do chọn nghề với KQ RLNVSP .................................... 6967 3.3.3. Ảnh hưởng của tần suất đi dạy gia sư với KQ RLNVSP .......................... 7068 KẾT LUẬN ....................................................................................................... 7472 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 7674 A. Các tài liệu tiếng Việt.................................................................................... 7674 B. Các tài liệu tiếng Anh .................................................................................... 7775 Phụ lục 1: Danh sách biến ban đầu - Phiếu khảo sát - Phiếu phỏng vấn sâu ..... 7977 Phụ lục 2: Kiểm định độ tin cậy của thang đo (thử nghiệm) bằng phần mềm Quest .......................................................................................................................... 9088 Phụ lục 3: Kiểm định độ tin cậy của thang đo (chính thức)................................ 9189 Phụ lục 3: Kiểm định độ giá trị của thang đo .................................................... 9795 3 DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2-1: Quy mô và mẫu chọn khảo sát........................................................... 3433 Bảng 2-2: Mẫu chọn khảo sát theo chuyên ngành và khoa đào tạo ..................... 3433 Bảng 2-3: Số phiếu phát ra và thu về qua đợt khảo sát ...................................... 3534 Bảng 2-4: Bảng hệ số cronbach alpha của các tiểu thang đo .............................. 4544 Bảng 2-5: Kiểm định KMO và Bartlett’s cho biến độc lập ................................. 4645 Bảng 3-1: Kết quả thống kê mô tả biến Thái độ của SV đối với RLNVSP ......... 5250 Bảng 3-2 : Bảng tên các biến quan sát của TĐRLNVSP .................................... 5351 Bảng 3-3: Kết quả thống kê mô tả biến GVHDNVSP ........................................ 5452 Bảng 3-4 : Bảng tên các biến quan sát của biến GVHDNVSP ........................... 5553 Bảng 3-5 : Kết quả thống kê mô tả biến GVHDCN ........................................... 5654 Bảng 3-6 : Bảng tên các biến quan sát của biến GVHDCN ................................ 5755 Bảng 3-7 : Kết quả thống kê mô tả biến GVHDGD ........................................... 5755 Bảng 3-8 : Bảng tên các biến quan sát của biến GVHDGD................................ 5856 Bảng 3-9 : Kết quả thống kê mô tả biến bối cảnh RLNVSP ............................... 5957 Bảng 3-10: Bảng tên các biến quan sát của biến BCRLNVSP ........................... 6058 Bảng 3-11 : Kết quả thống kê mô tả biến KQ RLNVSP......................................... 60 Bảng 3-12 : Bảng tên các biến quan sát của biến KQRLNVSP .......................... 6260 Bảng 3-13: Hệ số tương quan giữa các biến trong phương trình hồi quy ............ 6462 Bảng 3-14: Đánh giá sự phù hợp của mô hình ................................................... 6563 Bảng 3-15: Phân tích ANOVA .......................................................................... 6664 Bảng 3-16: Ước lượng các hệ số hồi quy cho mô hình ....................................... 6664 Bảng 3-17: Phân tích ANOVA theo khoa đào tạo .............................................. 6866 Bảng 3-18: Bảng mô hình hồi quy đơn giữa KHOA-KQRLNVSP..................... 6967 Bảng 3-19: Bảng tương quan giữa CN1 - KQRLNVSP ..................................... 7068 Bảng 3-20: Bảng mô tả giữa CN2 - KQRLNVSP .............................................. 7270 4 DANH SÁCH CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ Hình 1-1. Mô hình giáo viên hiệu quả trong một xã hội thay đổi ....................... 1615 Hình 1-2. Mô hình Trao quyền trong đánh giá ....................................................... 17 Hình 1-3. Mô hình Thấu kính trong Lý thuyết phán xét xã hội ........................ 1918 Hình 1-4. Mô hình lý thuyết nghiên cứu của đề tài ............................................ 2927 Hình 2-1. Sơ đồ quy trình triển khai nghiên cứu ................................................ 3635 Biểu đồ 3-1. Tỷ lệ SV trả lời phiếu hỏi theo Khoa đào tạo ................................. 5048 Biểu đồ 3-2. Tỷ lệ SV trả lời về lý do chọn nghề ............................................... 5149 Biểu đồ 3-3. Tỷ lệ SV trả lời về tần suất đi dạy gia sư ....................................... 5250 5 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BCRLNVSP Bối cảnh rèn luyện nghiệp vụ sư phạm CĐSP Cao đẳng sư phạm CNTT Công nghệ thông tin GD&ĐT Giáo dục và đào tạo GVHDCN Giáo viên hướng dẫn chủ nhiệm GVHDGD Giáo viên hướng dẫn giảng dạy GVHDNVSP Giảng viên hướng dẫn nghiệp vụ sư phạm KQRLNVSP Kết quả rèn luyện nghiệp vụ sư phạm NVSP Nghiệp vụ sư phạm RLNVSP Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm SL Số lượng SV Sinh viên SVSP Sinh viên sư phạm TĐRLNVSP Thái độ rèn luyện nghiệp vụ sư phạm TL Tỷ lệ Sig Mức ý nghĩa 6 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đối với mỗi quốc gia trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, giáo dục - đào tạo được coi là quốc sách hàng đầu. Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ XI xác định: “Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt". Định hướng đó đã đặt ngành sư phạm và các trường sư phạm trước những cơ hội và thách thức mới. Đặc biệt các trường sư phạm có nhiệm vụ đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ các nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đáp ứng các yêu cầu mà Đảng, Nhà nước và xã hội đặt ra. Trong những năm qua, các trường sư phạm trong cả nước đã và đang cố gắng đưa ra những biện pháp nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên (GV) tương lai cho các cơ sở giáo dục. Chính vì lẽ đó mà việc rèn luyện nghiệp vụ sư phạm (RLNVSP) phải được coi là một trong những khâu quan trọng nhất làm nền tảng cho việc hình thành con người mới năng động và sáng tạo và có hướng phát triển nghề nghiệp bền vững. RLNVSP hướng đến hình thành cả năng lực chuyên môn lẫn năng lực sư phạm. Việc trang bị hệ thống tri thức chuyên môn và rèn luyện kỹ năng sư phạm, giáo dục nghệ thuật làm thầy… là những vấn đề cực kỳ quan trọng, cần phải được tiến hành trong suốt các năm học ở trường sư phạm. Nhận thức được tầm quan trọng của nghiệp vụ sư phạm là vấn đề sống còn trong sự nghiệp đào tạo giáo viên, quyết định đến chất lượng giáo dục trước mắt và lâu dài, ngày 28 tháng 1 năm 2010, Bộ Giáo dục và đào tạo đã tổ chức hội thảo khoa học “Nâng cao chất lượng nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên các trường ĐH sư phạm”. Hội thảo đã thu hút trên 50 báo cáo khoa học tập trung về các vấn đề: thực trạng nghiệp vụ sư phạm và các giải pháp đào tạo giáo viên hiện nay của các trường ĐH và CĐSP. Các trường Sư phạm cũng đã có những công trình nghiên cứu về rèn luyện nghiệp vụ sư phạm: Nghiên cứu hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh 7 viên khoa Sư phạm Đại học Cần Thơ (Chủ trì: TS Bùi Thị Mùi - năm 2009); vấn đề rèn luyện kỹ năng sư phạm cho sinh viên (Hà Thị Đức - năm 2000); “Nâng cao chất lượng giáo dục nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên” (Phạm Sơn Lâm - 1998); “Giáo dục nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên trong quy trình đào tạo mới (Nguyễn Gia Hách - 1993); Kỷ yếu hội thảo “Công tác thực tập sư phạm của các trường Sư phạm” (TT phát triển nghiệp vụ sư phạm - Viện nghiên cứu giáo dục - Trường ĐHSP Thành phố HCM - năm 2008), “Thực trạng và những định hướng trong công tác đào tạo nghề ở các trường ĐHSP” (Nguyễn Văn Tụ - năm 2010)… Qua các nghiên cứu, vấn đề rèn luyện nghiệp vụ sư phạm của sinh viên các trường sư phạm đã được phân tích về hiện trạng: nội dung chương trình rèn luyện NVSP, kỹ năng sư phạm, cách tổ chức và đánh giá RLNVSP, điều kiện cơ sở vật chất phục vụ công tác RLNVSP trong các trường Sư phạm và một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng RLNVSP của sinh viên các trường Sư phạm. Tuy nhiên, ở Việt Nam cho đến nay vẫn chưa có nhiều nghiên cứu về những yếu tố như: giảng viên trường sư phạm, giáo viên trường phổ thông, thái độ của bản thân sinh viên với việc rèn nghề, bối cảnh của thực tế, thực hành sư phạm... ảnh hưởng như thế nào đến kết quả RLNVSP của sinh viên sư phạm. Vì vậy, tôi chọn đề tài “Một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả rèn luyện nghiệp vụ sư phạm của sinh viên trường Sư phạm (nghiên cứu trường hợp trường Cao đẳng sư phạm Hà Tây)”. 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài Đề tài nghiên cứu nhằm: Nghiên cứu một số yếu tố (nhóm yếu tố liên quan tới cá nhân sinh viên, nhóm yếu tố liên quan tới giáo viên hướng dẫn, nhóm yếu tố liên quan đến bối cảnh thực tế/thực hành sư phạm) ảnh hưởng đến kết quả rèn luyện nghiệp vụ sư phạm của sinh viên sư phạm; Phát hiện ra mức độ ảnh hưởng theo cả hướng tích cực và tiêu cực của các nhóm yếu tố, từ đó đề xuất biện pháp nhằm khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực để nâng cao kết quả RLNVSP cho sinh viên trường CĐSP Hà Tây. 8 Formatted: Font: Italic, Font color: Black, Condensed by 0.2 pt 3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài Giới hạn nội dung: Đánh giá thực trạng tự đánh giá kết quả rèn luyện nghiệp Formatted: Font: Italic, Font color: Black vụ sư phạm và một số yếu tố (nhóm yếu tố liên quan tới cá nhân sinh viên, nhóm yếu tố liên quan tới giáo viên hướng dẫn, nhóm yếu tố liên quan đến bối cảnh thực tế/thực hành sư phạm) ảnh hưởng đến kết quả rèn luyện nghiệp vụ sư phạm của sinh viên sư phạm. Nội dung nghiên cứu chưa xem xét đến ảnh hưởng của các yếu tố khác như: chương trình đào tạo, cơ chế tổ chức rèn luyện NVSP đến kết quả rèn luyện nghiệp vụ sư phạm. Giới hạn không gian: Nghiên cứu được thực hiện tại các khoa đào tạo GV THCS (Khoa Tự nhiên, Khoa Xã hội, Khoa Ngoại ngữ, Khoa GDTC-N-H), đào tạo GV Tiểu học (Khoa Tiểu học) và đào tạo GV Mầm non (Khoa Mầm non) - trường Cao đẳng Sư phạm Hà Tây. 4. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu 4.1. Câu hỏi nghiên cứu Câu hỏi 1: Những yếu tố nào ảnh hưởng đến kết quả rèn luyện nghiệp vụ sư phạm của sinh viên sư phạm? Câu hỏi 2: Sự khác nhau về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đó đến kết quả RLNVSP của sinh viên như thế nào? 4.2. Giả thuyết nghiên cứu Giả thuyết rằng có 3 nhóm yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến kết quả rèn luyện nghiệp vụ của SV sư phạm là: - Nhóm yếu tố liên quan tới cá nhân sinh viên: + Thái độ đối với việc rèn luyện nghiệp vụ sư phạm (thể hiện qua nhận thức, hành vi và tình cảm) + Lý do chọn nghề giáo viên + Đi dạy gia sư - Nhóm yếu tố liên quan tới giáo viên hướng dẫn: + Trình độ chuyên môn, phương pháp giảng dạy và cách hướng dẫn, đánh giá thực hành sư phạm tại trường sư phạm của giảng viên sư phạm. 9 Formatted: Font: Italic, Font color: Black + Trình độ chuyên môn, phương pháp giảng dạy và cách đánh giá giáo sinh của giáo viên hướng dẫn giảng dạy tại trường phổ thông. + Trình độ chuyên môn, phương pháp giáo dục và cách đánh giá giáo sinh của giáo viên chủ nhiệm tại trường phổ thông. - Nhóm yếu tố liên quan tới bối cảnh RLNVSP: + Bối cảnh RLNVSP tại trường CĐSPQuy định, văn bản hướng dẫn RLNVSP + Bối cảnh RLNVSP tại trường phổ thôngSự hỗ trợ của các lực lượng nhà trường đối với giáo sinh. + Cơ sở vật chất phục vụ công tác RLNVSP + Quy mô lớp học và thái độ của học sinh. 5. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 5.1. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu nhằm đánh giá aẢ̉nh hưởng của một số yếu tố (nhóm yếu tố liên quan tới cá nhân sinh viên, nhóm yếu tố liên quan tới người đánh giángười hướng dẫn, nhóm yếu tố liên quan tới bối cảnh RLNVSP) đến kết quả rèn luyện nghiệp vụ sư phạm của sinh viên sư phạm. 5.2. Khách thể nghiên cứu Hoạt động Rèn luyện RLNVSP của sinh viên chính quy đang theo học tại Formatted: Font color: Black các Khoa Tự nhiên, Xã hội, Ngoại ngữ, GDTC-N-H, Tiểu học, Mầm non năm học Formatted: Font color: Black, Vietnamese (Vietnam) 2013-2014 tại trường Cao đẳng Sư phạm Hà Tây. Formatted: Font color: Black Formatted: Font color: Black, Vietnamese (Vietnam) 6. Phương pháp nghiên cứu Formatted: Font color: Black 6.1. Phương pháp chọn mẫu Nghiên cứu sử dụng kết hợp cả hai phương pháp chọn mẫu cho nghiên cứu định lượng và định tính. Cụ thể: Formatted: Font color: Black, Vietnamese (Vietnam) Formatted: Font color: Black Formatted: Font color: Black, Vietnamese (Vietnam) Mẫu nghiên cứu định lượng: Tiến hành nghiên cứu trên nhóm khách thể của Formatted: Font color: Black trường Cao đẳng sư phạm Hà Tây trong năm học 2013 – 2014. Tổng mẫu là 862 SV Formatted: Font color: Black, Vietnamese (Vietnam) năm thứ ba hệ chính quy. Phương pháp chọn mẫu là chọn mẫu phân tầng ngẫu Formatted: Font color: Black nhiên theo tỷ lệ từng khoa. Formatted: Font color: Black, Vietnamese (Vietnam) Formatted: Font color: Black 10 Mẫu cho nghiên cứu định tính: Chọn 06 SV cho 06 cuộc phỏng vấn bán cấu trúc chia đều 6 khoa đào tạo. Phương pháp chọn mẫu là chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản (căn cứ vào danh sách của 6 khoa chọn ngẫu nhiên 01 sinh viên để phỏng vấn Formatted: Font color: Black Formatted: Font color: Black Formatted: Font color: Black, Vietnamese (Vietnam) Formatted: Font color: Black theo nội dung đã chuẩn bị - xem phụ lục sô ?1); phiếu hỏi dự thảo được gửi tới giảng viên hướng dẫn và 02 chuyên gia để lấy ý kiến đóng góp. 6.2. Phương pháp thu thập thông tin Formatted: Font color: Black, Vietnamese (Vietnam) Formatted: Font color: Black, Vietnamese (Vietnam) Formatted: Font color: Black Nghiên cứu sử dụng kết hợp cả hai phương pháp thu thập thông tin bằng phương pháp định lượng và phương pháp định tính. Cụ thể: - Thu thập thông tin bằng phương pháp định tính, bao gồm: phương pháp Formatted: Font color: Black, Vietnamese (Vietnam) Formatted: Font color: Black Formatted: Font color: Black Formatted: Font color: Black nghiên cứu (hồi cứu) tài liệu; phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc (phỏng vấn sâu); phương pháp thu thập và phân tích ý kiến chuyên gia. - Thu thập thông tin bằng phương pháp định lượng, sử dụng phương pháp điều tra bằng phiếu khảo sát. Đây là phương pháp chính được sử dụng trong luận văn nhằm thu thập thông tin định lượng về thực trạng rèn luyện nghiệp vụ sư phạm và các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả rèn luyện nghiệp vụ sư phạm của sinh viên. 6.3. Phương pháp xử lý thông tin Sử dụng phần mềm thống kê QUEST, SPSS để xử lý, tổng hợp và phân tích phiếu hỏi và các số liệu định lượng đã thu thập được. 7. Kết cấu của luận văn Phần mở đầu Chương 1: Cơ sở lý luận Chương 2: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu Chương 3: Kết quả nghiên cứu Kết luận và khuyến nghị Tài liệu tham khảo Phụ lục 11 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 1.1.1. Các nghiên cứu về những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả rèn luyện nghiệp vụ sư phạm Thực tế, đã có nhiều nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề rèn luyện nghiệp vụ sư phạm trên nhiều hướng tiếp cận và mức độ khác nhau, ngay về mặt thuật ngữ nghiệp vụ sư phạm cũng có nhiều cách phát biểu khác nhau. Ở các tài liệu tiếng Anh thường dùng cụm từ teaching practicum (tạm dịch là thực hành giảng dạy). Tiêu biểu là các nghiên cứu dưới đây: 1.1.1.1. Các nghiên cứu trên thế giới Theo Catherine A. Traister (2005) khi nghiên cứu về những nhận thức của giáo sinh, giáo viên hợp tác, giám sát đại học về đánh giá thực hành sư phạm của sinh viên đã đưa ra khung khái niệm về một giáo viên tốt gồm: giáo viên dạy cái gì (nội dung), dạy như thế nào (nghiên cứu, lý thuyết và thực hành), cách tự đánh giá và cách để có những thông tin quan trọng. Từ mô hình này cung cấp một khuôn khổ cho việc đánh giá thực hành sư phạm của giáo sinh. Thông qua phỏng vấn sâu các sinh viên tham gia thực hành giảng dạy, tác giả cũng chỉ ra rằng các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả thực hành sư phạm của giáo sinh gồm: sự chuẩn bị của giáo sinh trước khi xuống trường thực hành, thái độ của giáo sinh, sự khác biệt trong quan điểm đánh giá của giáo viên hợp tác và giám sát đại học, mối quan hệ giữa giáo sinh – giáo viên hợp tác, giữa giáo sinh – giám sát đại học, thời điểm tiến hành đánh giá, các thông tin phản hồi, các kinh nghiệm trước đây với trẻ em. Theo Edwin G. Ralph (2005) đã nghiên cứu kết quả đánh giá thực hành sư phạm theo 4 yếu tố: (a) cấp lớp dạy; (b) địa điểm trường học; (c) năm thực tập; và (d) giới tính của thực tập sinh, trong đó đã kết luận giáo sinh thực tập ở cấp lớp thấp có kết quả cao hơn ở cấp lớp cao, các giáo sinh thực tập ở các trường thuộc khu vực nông thôn có kết quả cao hơn ở các trường thuộc khu vực thành thị, kết quả thực tập của những năm sau cao hơn của những năm trước, giáo sinh nữ có kết quả cao hơn so với các giáo sinh nam. 12 Cũng về vấn đề đánh giá kết quả thực hành sư phạm của sinh viên, theo Barret (1986) (Trích dẫn từ Benedicta Aiyobei Tabot and Charles Nyandusi Mottanya - 2012) cho rằng điểm số đánh giá kết quả thực hành sư phạm của sinh viên là cao, nó không phụ thuộc công cụ đánh giá, nó phụ thuộc vào người đánh giá và phản ánh sự đánh giá tiềm năng chứ không phải đánh giá sự thể hiện các kỹ năng của giáo sinh. Theo Catherine A. Traister (2005) khi nghiên cứu về những nhận thức của giáo sinh, giáo viên hợp tác, giám sát đại học về đánh giá thực hành sư phạm của sinh viên thông qua phỏng vấn sâu các sinh viên tham gia thực hành giảng dạy, tác giả đã chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả thực hành sư phạm của giáo sinh gồm: sự chuẩn bị của giáo sinh trước khi xuống trường thực hành, thái độ của giáo sinh, sự khác biệt trong quan điểm đánh giá của giáo viên hợp tác và giám sát đại học, mối quan hệ giữa giáo sinh - giáo viên hợp tác, giữa giáo sinh giám sát đại học, thời điểm tiến hành đánh giá, các thông tin phản hồi, các kinh nghiệm trước đây với trẻ em. Theo Edwin G. Ralph (2005) đã nghiên cứu kết quả đánh giá thực hành sư phạm theo 4 yếu tố: (a) cấp lớp dạy; (b) địa điểm trường học; (c) năm thực tập; và (d) giới tính của thực tập sinh, trong đó đã kết luận giáo sinh thực tập ở cấp lớp thấp có kết quả cao hơn ở cấp lớp cao, các giáo sinh thực tập ở các trường thuộc khu vực nông thôn có kết quả cao hơn ở các trường thuộc khu vực thành thị, kết quả thực tập của những năm sau cao hơn của những năm trước. Comment [h1]: Đưa đoạn này xuống phân nghiên cứu đanh giá- trước mục 1.1.2.2 Theo Beck and Kosnik (2002), kết quả thực tập sư phạm của giáo sinh sẽ được tăng cường nếu họ làm việc theo cặp hoặc nhóm nhỏ. Trong nghiên cứu của Diala Hamaidi, Ibrahim Al-Shara, Yousef Arouri, Ferial Abu Awwad (2014) ở Đại học Jordan về những điều sinh viên nhận được sau khi thực hành giảng dạy ở trường phổ thông (theo sự tự đánh giá của họ) không bị ảnh hưởng bởi điểm tích lũy ở trường Đại học hay kết quả học tập của họ ở trường phổ thông. 13 Govinda Ishwar Lingam (2002) đã nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của thực hành sư phạm đối với sinh viên sư phạm tại trường cao đẳng sư phạm Lautoka (Fiji), dựa trên mô hình của Hopkins (1985) xác định các biến ảnh hưởng đến kinh nghiệm dựa trên hiện trường được nhóm thành 3 nhóm: cấu trúc, môi trường và hành động. Tác giả đã chỉ ra nhóm các yếu tố tích cực và nhóm các yếu tố tiêu cực ảnh hưởng đến thực hành sư phạm. Nhóm yếu tố tích cực gồm: Sổ tay thực hành giảng dạy, phản hồi của học sinh đối với giáo sinh, làm quen thăm trường, chia sẻ ý kiến với các giáo sinh khác, môi trường của trường phổ thông, sự hướng dẫn và hỗ trợ từ các giáo viên khác ở trường phổ thông, sự hướng dẫn của giáo viên hợp tác; Nhóm yếu tố tiêu cực gồm: Cơ hội để quan sát bài học, sự hỗ trợ từ các tài liệu khác về giảng dạy, sự giúp đỡ và hướng dẫn từ cố vấn trường đại học, phiên họp tiến hành ở trường đại học, thời gian cho sự phản ánh, khoảng thời gian cho thực hành sư phạm, các nhiệm vụ chuyên môn được phân bổ, thời gian phân bổ cho sự chuẩn bị, phản hồi của cố vấn trường học sau khi đánh giá, sự sẵn có của các nguồn lực cho việc giảng dạy / học tập. 1.1.1.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam Ở trong nước có một số nghiên cứu như: Nghiên cứu của tác giả Đặng Thị Nhung (Năm ?1998) đã tìm hiểu một số yếu tổ ảnh hưởng đến kết quả thực tập sư phạm của sinh viên sư phạm năm thứ ba…. Tác giả đã tập trung vào những khó khăn tâm lý, sự hạn chế, non kém về các kỹ năng sư phạm cơ bản (nằm trong chương trình các học phần Tâm lý học, giáo dục học…) của SV đã tác động tiêu cực đến kết quả thực tập sư phạm. Qua nghiên cứu các tài liệu trên, đã cho chúng tôi có thêm cơ sở lý luận để vận dụng trong việc xây dựng khung lý thuyết cho nghiên cứu luận văn của mình. 1.1.2. Các nghiên cứu liên quan đến đánh giá kết quả RLNVSP 1.1.2.1. Trên thế giới Trên thế giới, các nghiên cứu tập trung vào đánh giá kết quả thực hành sư phạm dựa trên bộ ba đối tượng tham gia quá trình đánh giá: giám sát trường đại học, giáo viên hợp tác ở trường phổ thông và giáo sinh. Các công cụ sử dụng để đánh giá 14 Comment [h2]: Viết một số nghiên cứu, nhưng ở đây chỉ trình bầy có 1 nghiên cứu bao gồm một sự kết hợp của tất cả hoặc một số công cụ đánh giá như: thông tin phản hồi bằng miệng và / hoặc viết dựa trên những quan sát tập trung vào bộ tiêu chí, video, hồ sơ học tập, tài liệu tham khảo của giáo viên hợp tác, nhật ký cá nhân, các sản phẩm phản ánh việc học tập của giáo sinh, bằng văn bản kiểm tra, đánh giá ngang hàng và tự đánh giá. Tuy nhiên theo nhận định của nhiều tác giả thì vấn đề đánh giá kết quả thực hành sư phạm của sinh viên là rất phức tạp và có nhiều quan điểm khác nhau về đánh giá kết quả đó. Theo Mavis Haigh & Bryan Tuck (1999), thực hành giảng dạy là một yếu tố trung tâm trong hầu hết các chương trình đào tạo giáo viên. Tuy nhiên việc đánh giá năng lực của sinh viên trong thực tập vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề. Một số vấn đề vẫn còn gây tranh cãi, ví dụ sự căng thẳng giữa các mục đích khác nhau của đánh giá (Fish, 1995; Thompson, 1999), tác động của bối cảnh trong thực hành (Maloney, 1998); sự căng thẳng giữa thông điệp và tránh đối mặt (Wajnryb, 1996); người được giao làm trọng tài và phân định một thực hành tốt (Fish, 1995); giữa thẩm quyền so với năng lực (Fish, 1995; Gibbs và Aitken, 1996). Ngoài ra, cuộc tranh luận về việc đánh giá thực hành của sinh viên thường phản ánh cuộc tranh luận triết học liên tục về bản chất của đào tạo giáo viên (Brown, 1996) và các rào cản truyền thống giữa giáo viên và các học giả (Groundwater -Smith, 1997). Việc phát triển một bộ hoặc một danh sách các năng lực để đánh giá giáo viên (bao gồm các khía cạnh và các tiêu chuẩn) là một hiện tượng trên toàn thế giới, chúng nhúng vào trong một tổng thể rộng lớn hơn gồm các vấn đề kinh tế, xã hội và chính trị (Ballantyne, Thompson, và Taylor, 1998). Tại Mỹ, Hiệp hội liên bang đánh giá và hỗ trợ giáo viên mới (Interstate New Teachers Assessment and Support Consortium) đã đưa ra một bộ tiêu chuẩn là sự mở rộng của Hội đồng quốc gia về Tiêu chuẩn giảng dạy chuyên nghiệp… Tại Anh, một khung năng lực được dùng để công nhận cho người tốt nghiệp khóa đào tạo giáo viên. Hay ở Úc có khung năng lực quốc gia cho giáo viên mới, nó là kết quả của một dự án quốc gia nghiên cứu và phát triển chất lượng dạy và học kéo dài 3 năm. Ở New Zealand, Hội đồng quản trị đăng ký giáo viên (1997) đã công bố các tiêu chí để xác định "giáo viên đạt yêu 15 cầu", cơ quan chuyên môn New Zealand đã công bố "tiêu chuẩn" của giảng dạy (Gibbs và Munro, 1993; McGrath, 1996), Tạp chí Văn phòng Giáo dục (1998) đã công bố các đặc điểm xác định của "giáo viên có khả năng", và cuối cùng Bộ Giáo dục (1998 và 1999) đã công bố "tiêu chuẩn" cho giáo viên và các quản trị viên trong các trường tiểu học và trung học. Tác giả Catherine A. Traister (2005) đã dựa trên khung lý thuyết của Đại học Riverview để phát triển khung đánh giá thực hành sư phạm của sinh viên: Hình 1-1. Mô hình giáo viên hiệu quả trong một xã hội thay đổi Từ đó, tác giả xây dựng khung lý thuyết: Nghiên cứu này được dựa trên kinh nghiệm cá nhân thể hiện bởi bộ ba tham gia như họ mô tả nhận thức của họ về quản lý, tiếp nhận, giải thích hoặc chỉ đơn giản là quan sát các phương pháp đánh giá được sử dụng trong thời gian thực tập giảng dạy của sinh viên. Nghiên cứu trường hợp này cung cấp một phương tiện để điều tra các đơn vị xã hội phức tạp bao gồm nhiều biến tiềm năng quan trọng trong việc tìm hiểu kinh nghiệm của các đánh giá trong quá trình dạy học. Trong nghiên cứu này, tình hình thực tế là thực hành giảng dạy của sinh viên, hiện tượng là đánh giá trong quá trình giảng dạy của sinh viên, và 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan