Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận văn luận văn thạc sĩ dung thông nho phật đạo trong tư tưởng của ngô thì...

Tài liệu Luận văn luận văn thạc sĩ dung thông nho phật đạo trong tư tưởng của ngô thì nhậm

.PDF
104
37
97

Mô tả:

Ọ QU TRƢ N Ọ O N Ọ V N NV N N UYỄN T ÙY DUN DUNG THÔNG NHO – P ẬT – TƢ TƢỞN O TRON Ủ N Ô T Ì N ẬM LUẬN V N T SĨ TR ẾT N – 2019 ỌC Ọ QU TRƢ N Ọ O N Ọ V N NV N N UYỄN T ÙY DUN DUNG THÔNG NHO – P ẬT – TƢ TƢỞN O TRON Ủ N Ô T Ì N ẬM LUẬN V N T SĨ TR ẾT Ọ M s Ủ TỊ ỒN S.TS N UYỄN VŨ N Ƣ Ƣ N D N P S. TS. N UYỄN T ẢO N – 2019 O N Ọ BÌN L M O N Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của PGS. TS. Nguyễn Thanh Bình Học viên Nguyễn Thùy Dung L I CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới PGS. TS. Nguyễn Thanh Bình là người đã tận tình giúp đỡ, động viên tôi trong quá trình thực hiện luận văn này. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô giáo trong khoa Triết học - trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã tận tình giúp đỡ, động viên và tạo điều kiện cho tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Đặc biệt là những thầy cô đã trực tiếp dạy dỗ, dìu dắt tôi trong quá trình học tập tại trường. Tôi xin bày tỏ lòng biết hơn tới gia đình và bạn bè – những người đã luôn sát cánh bên tôi, động viên và tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành luận văn của mình. Chân thành cảm ơn! (Ký tên) Nguyễn Thùy Dung MỤC LỤC MỞ ẦU .......................................................................................................... 3 C ƢƠN 1. B I CẢNH KINH TẾ - CHÍNH TRỊ XÃ H I Ở VIỆT NAM THẾ KỶ XVI – XVIII VÀ TIỀN NHO – PHẬT – O TRON Ề CHO SỰ DUNG THÔNG TƢ TƢỞNG CỦA NGÔ THÌ NHẬM ... 15 1.1. Khái quát b i cảnh kinh tế, chính trị, xã hội Việt Nam thế kỷ XVI – XVIII ................................................................................................. 15 1.1.1. Bối cảnh chính trị - xã hội ..................................................................... 15 1.1.2. Bối cảnh kinh tế - xã hội ........................................................................ 21 1.1.3. Bối cảnh văn hóa – giáo dục ................................................................. 24 1.2. Tiền đề tƣ tƣởng cho sự dung thông tam giáo của Ngô Thì Nhậm. 31 1.2.1. Nho giáo (Tống Nho) ............................................................................. 31 1.2.2. Phật giáo (Thiền tông) ........................................................................... 35 1.2.3. Đạo Lão - Trang .................................................................................... 40 1.3. Vài nét về Ngô Thì Nhậm và tác phẩm ................................................ 43 1.3.1. Vài nét về Ngô Thì Nhậm. ................................................................... 43 1.3.2. Một số tác phẩm của Ngô Thì Nhậm .................................................. 47 C ƢƠN 2. NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA SỰ DUNG THÔNG NHO – PHẬT – O TRON TƢ TƢỞNG CỦA NGÔ THÌ NHẬM ................ 51 2.1. Khái niệm tam giáo và dung thông tam giáo ....................................... 51 2.2. Sự dung thông tam giáo thể hiện trong quan niệm về thế giới .......... 55 2.3. Sự dung thông tam giáo thể hiện trong quan niệm về con ngƣời...... 64 2.3.1. Sự dung thông trong quan niệm về bản tính con người .................... 65 2.3.2. Sự dung thông Nho – Phật trong quan niệm về “nhân” và “kỷ” ..... 66 2.3.3. Sự dung thông nghĩa bình đẳng của Phật giáo và đại đồng của Nho giáo .......................................................................................................... 68 2.3.4. Sự dung thông triết lý Nho gia để giải thích giáo lý Phật giáo.......... 70 1 2.4. Một s giá trị và hạn chế chủ yếu của sự dung thông trong tƣ tƣởng của Ngô Thì Nhậm ........................................................................................ 82 KẾT LUẬN .................................................................................................... 89 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 93 2 MỞ ẦU 1. Lý do chọn đề tài Nho, Phật và Đạo là ba dòng tư tưởng, ba học thuyết, ba tôn giáo không phát tích từ Việt Nam nhưng cùng tồn tại trong kết cấu tư tưởng của người Việt và có thời kỳ được xem là hình thái của hệ ý thức phong kiến Việt Nam. Nho, Phật, Đạo là những học thuyết ít nhiều khác nhau về nội dung, tính chất, chức năng và vai trò nhưng sự bổ sung, tác động và ảnh hưỡng lẫn nhau của tam giáo này từ lâu đã trở thành một hiện tượng quen thuộc trong đời sống văn hóa, tinh thần không chỉ ở Việt Nam mà còn ở các nước Đông Á. Về cơ bản, dung thông tam giáo là sự tồn tại hòa bình, ảnh hưởng qua lại và sự đan hòa vào nhau của tam giáo để hợp thành một thể thống nhất. Tuy nhiên, nội dung và tính chất, chức năng và vai trò của sự dung thông này lại khác nhau tùy theo mỗi giai đoạn lịch sử. Trong lịch sử tư tưởng Việt Nam có hai giai đoan nổi bật cho sự dung thông tam giáo, đó là giai đoạn Lý – Trần (thế kỷ XI – XIV) và giai đoạn suy yếu của chế độ phong kiến Việt Nam bắt đầu từ nhà Mạc (thế kỷ XVI) đến thế kỷ XVIII. Nếu trong thời Lý – Trần, dung thông tam giáo để củng cố, phát triển đất nước, đoàn kết chống giặc ngoại xâm và là công cụ tinh thần của giai cấp thống trị lúc bấy giờ thì dung thông tam giáo thế kỷ XVII – XVIII là để chỉnh đốn nhân tâm, giải tỏa bế tắc, mâu thuẫn trong xã hội. Chủ thể dung thông trong thời kỳ này là các nhà Nho đang rơi vào khủng hoảng về mặt tinh thần và ý thức hệ, muốn tìm cho mình một phương hướng sống, cách giải quyết mâu thuẫn trong hiện thực và để chấn hưng, bảo vệ Nho giáo, bảo vệ chế độ phong kiến đang trên đà khủng hoảng, bất lực và dần bị suy thoái. Trong thế kỷ XVIII, khi mà xã hội và chế độ phong kiến Việt Nam lâm vào tình trạng rối loạn, trật tự kỷ cương, luân thường đạo lý của Nho gia được đề cao trong các thời kỳ trước đó thì đến lúc này đang dần suy đồi, biến đổi từ 3 những tư tưởng chuẩn mực căn bản cốt lõi nhất như trung hiếu, chính danh, định phận, các chuẩn mực đạo đức khác trong tam cương, ngũ thường. Các giáo lý trụ cột của Nho gia giờ đây không còn đủ năng lực và sự chính danh để giải thích cho hiện thực xã hội đang quá rối loạn cũng như tỏ ra không còn là thước đo, là khuôn mẫu để đưa xã hội trở lại bình trị như trước đây nữa. Quá trình dung thông tam giáo được nhiều nhà Nho thực hiện như thế nào và với những nội dung gì là một vấn đề được khá nhiều người nghiên cứu quan tâm. Phương thức dung hòa, dung thông tam giáo ở mức độ đơn giản nhất và thường hay được sử dụng trong việc hội nhập tam giáo là tìm ra chỗ tương đồng trùng hợp giữa Nho với Phật và Đạo để quy chúng về một mối, cho chúng là cùng dòng, cùng nguồn (đồng nguyên). Các nhà Nho tiêu biểu với tư tưởng dung thông tam giáo thời kỳ này là Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Hành, Ngô Thì Sĩ, Phan Huy Ích,... Một phương thức được nhiều nhà Nho lúc bấy giờ sử dụng trong việc dung hợp Nho – Phật – Đạo (mà chủ yếu là Nho – Phật) là sử dụng những phạm trù của Nho, cụ thể là của Tống Nho để giải thích các vấn đề, triết lý của Phật giáo và Đạo giáo. Điều này được biểu hiện rõ nhất ở tư tưởng của Ngô Thì Nhậm trong tác phẩm Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh (hay Đại chân viên giác thanh) được viết vào thời kỳ cuối đời khi ông và một số bạn bè lập thiền viện, nghiên cứu đạo Phật. Sự dung thông tam giáo nói chung trong giai đoạn này và sự dung thông trong tư tưởng của nhà Nho Ngô Thì Nhậm nói riêng được thể hiện khá rõ nét và sâu sắc trong tác phẩm này. Ngày nay, trong bối cảnh toàn cầu hóa, nước ta không chỉ hội nhập về kinh tế mà còn hội nhập về mặt văn hóa và giao lưu về tư tưởng. Vì thế, việc hiểu và giữ gìn những đặc trưng tư tưởng văn hóa của phương Đông nói chung và Việt Nam nói riêng là một trong những yếu tố quan trọng, để một mặt, học hỏi và tiếp thu những nét đẹp trong văn hóa các nước bạn để bổ sung và làm 4 phong phú hơn văn hóa, tư tưởng của Việt Nam, và mặt khác, góp phần quảng bá hình ảnh đất nước Việt Nam không chỉ đẹp về thiên nhiên trù phú mà còn có một bề dày văn hóa, tư tưởng đặc sắc.... Ngoài ra, nghiên cứu sự dung thông tam giáo trong tư tưởng của Ngô Thì Nhậm còn góp phần nhận thức rõ được sự mềm dẻo, linh hoạt, uyển chuyển song cũng rất có ý thức trong tư tưởng của các trí thức Nho học nói chung và của Ngô Thì Nhậm nói riêng trong bối cảnh rối loạn, suy yếu của chế độ phong kiến Việt Nam thế kỷ XVIII. Vì những lý do trên đây, chúng tôi chọn vấn đề: “Dung thông Nho – Phật – Đạo trong tư tưởng của Ngô Thì Nhậm” làm đề tài luận văn Thạc sĩ Triết học của mình để tìm hiểu, làm rõ được phần nào những điều kiện, tiền đề cho sự dung thông và chủ yếu là nội dung, cách thức dung thông Nho – Phật – Đạo thể hiện trong tư tưởng của Ngô Thì Nhậm. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo là ba học thuyết du nhập và phát triển khá lâu dài trong lịch sử tư tưởng nước ta. Sự tồn tại và mối quan hệ của ba học thuyết này tùy từng thời kỳ, tùy từng điều kiện lịch sử cụ thể mỗi lúc mà có những tên gọi khác nhau như tam giáo đồng nguyên, tam giáo qui nhất, tam giáo hòa đồng, tam giáo hội nhập,…. Trong quá trình nghiên cứu, tác giả luận văn đã tham khảo được một số công trình tiêu biểu nghiên cứu về điều kiện, tiền đề cho sự ra đời tư tưởng của Ngô Thì Nhậm và các công trình nghiên cứu về mối quan hệ tam giáo trong lịch sử tư tưởng Việt Nam nói chung và sự dung thông Nho – Phật – Đạo trong tư tưởng của Ngô Thì Nhậm nói riêng. Thứ nhất, một số công trình tiêu biểu nghiên cứu về điều kiện và tiền đề cho sự ra đời tư tưởng của Ngô Thì Nhậm Hoàng Lê nhất thống chí (Nxb Văn học, Hà Nội, 2001) của Ngô gia văn phái là một cuốn tiểu thuyết lịch sử về thời Trịnh Nguyễn phân tranh do người 5 trong dòng họ Ngô Thì biên soạn. Đây là tác phẩm không thể thiếu khi nghiên cứu về Ngô Thì Nhậm và thời đại ông sống. Cuốn sách mô tả rất rõ về thân thế và tư chất của Ngô Thì Nhậm cũng như sự nghiệp, công danh của ông gắn cùng các biến cố chính trị lớn ở Đàng Ngoài và sau này là Tây Sơn. Để bảo vệ thanh danh dòng họ, những nghi vấn về tư cách đạo đức, chính trị của Ngô Thì Nhậm vì cái án “bất trung”, “bất hiếu” cũng được viết với những tình tiết giảm nhẹ để biện minh. Còn phe đối lập với nhà Tây Sơn, nhà Nguyễn chỉ đạo biên soạn là bộ Khâm định Việt sử thông giám cương mục thì cung cấp một cái nhìn hoàn toàn khác về Ngô Thì Nhậm. Những đánh giá nhấn mạnh vào sự “bất trung bất hiếu” của Ngô Thì Nhậm với những lời bình “sát tứ phụ nhi thị lang” hay những bàn cãi không dứt về vế đối “Thế Chiến quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế thế thời phải thế” mà xu hướng chủ yếu coi ông chỉ như một kẻ bội nghĩa, tùy thời, đi ngược lại với những đạo lí Nho giáo dường như trở thành cái án đeo đẳng Ngô Thì Nhậm cho tới thời hiện đại. Nguyễn Thanh Nhã (2013), thông qua tác phẩm Bức tranh kinh tế Việt Nam thế kỷ XVII và XVIII đã cung cấp những tư liệu rất giá trị về sự vận hành của nền kinh tế Đại Việt trong hai thế kỷ XVII và XVIII nhằm phục vụ cho guồng máy chiến tranh. Những mầm mống của kinh tế hàng hóa phục vụ chiến tranh đi cùng sự xuất hiện của đồng tiền, sự quá tải của nền nông nghiệp thời chiến, phục vụ phân tranh đã dẫn đến những khủng hoảng tất yếu về mặt xã hội mỗi khi thiên tai, dịch họa kéo đến. Nhà nước khi chuyển sự chú ý vào chiến tranh và hưởng lạc, thì các công việc thuộc xương sống của nền kinh tế phong kiến do nhà nước quản lý như đê điều, thủy lợi và đất đai bị buông lỏng, khiến nạn cướp đất và chiếm đất diễn ra trầm trọng, thuế khóa ngày càng đè nặng lên người nông dân để tận thu cho chiến tranh. Khủng hoảng kinh tế dẫn đến khủng hoảng chính trị tất yếu đưa đến khủng hoảng xã hội và 6 văn hóa tư tưởng. Cuốn sách đã khắc họa tương đối đầy đủ bức tranh kinh tế Việt Nam trong suốt hai thế kỷ phân tranh chia cắt. Nguyễn Duy Chính, trong cuốn Lê mạt sử ký (Nxb Khoa học Xã hội, 2016) đã ghi chép về những biến cố chính trị cuối thời nhà Lê và trong cuốn Núi xanh nay vẫn còn đó (Nxb Văn hóa Văn nghệ, 2016) đã cung cấp những sử liệu mới về cuộc chiến tranh nổ ra giữa quân Đại Việt và Trung Quốc thế kỷ XVIII, mối quan hệ ngoại giao hòa bình giữa nhà Tây Sơn và triều Thanh, những bất ổn nội tại trong triều Tây Sơn dẫn đến sự sụp đổ nhanh chóng của triều đại này sau khi vua Quang Trung mất. Những nghiên cứu này dựa trên một phương pháp tiếp cận khách quan vào những tư liệu đáng tin cậy từ nhiều nguồn như sử trong nước, sử nhà Thanh, những ghi chép đương thời của các nhà truyền giáo,… nên đã tái hiện được bức tranh tương đối xác thật về tương quan giữa các thế lực kinh tế, chính trị, quân sự lúc bấy giờ. Trong Núi xanh nay vẫn còn đó, Nguyễn Duy Chính khẳng định rằng, cuộc khởi nghĩa Tây Sơn và triều đại Tây Sơn là những bước đi tất yếu của lịch sử dân tộc. Sức mạnh quân lực đã giúp họ thực hiện được sứ mệnh thống nhất đất nước vẻ vang và vị thế ngoại giao với nhà Thanh được nâng lên một bậc. Thứ hai, các công trình nghiên cứu về mối quan hệ giữa Nho, Phật, Đạo Trong bài Tam giáo đồng nguyên – hiện tượng tư tưởng chung của các nước Đông Á trên tạp chí Hán Nôm, số 3 năm 1999 của tác giả Nguyễn Tài Thư cho rằng, hiện tượng “Tam giáo đồng nguyên” tùy theo từng người, từng lúc mà có tên gọi khác nhau như “Tam giáo đồng nguyên”, “Tam giáo nhất thể”, “Tam giáo nhất trí”, “Tam giáo đỉnh lập”, “Tam giáo quy nhất”, “Hội tam quy nhất”, “Tam giáo nhất gia”, “Tam giáo nhất nguyên”, “Tam giáo dung hợp”,…. Mỗi tên gọi có một ý nghĩa riêng nhất định nhưng về cơ bản thì giống nhau trong quan niệm. 7 Nguyễn Công Lý, Tinh thần dung hợp tư tưởng Phật – Lão – Nho trong văn học Phật giáo thời Lý – Trần, tạp chí Hán Nôm số 2(51) năm 2002 có viết: các nhà nghiên cứu đã thừa nhận dân tộc ta vốn có tinh thần dân chủ và sống phóng khoáng nên từ khi Tam giáo vào Việt Nam, cha ông ta đã biết tự mở cửa đón nhận những tinh hoa của hệ tư tưởng ấy, chọn lọc, dung hợp và biến chúng thành cái của mình, phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh sống của mình, phục vụ mình. Tác giả khẳng định thêm: quan niệm Tam giáo đồng nguyên ngay từ thời Bắc thuộc đã xâm nhập vào Việt Nam và ảnh hưởng suốt thời Trung đại. Tiếp theo hướng nghiên cứu “Tam giáo đồng nguyên” của Nguyễn Tài Thư, có bài Lại bàn về “Tam giáo đồng nguyên” của tác giả Lê Văn Quán đăng trên Tạp chí Hán Nôm số 5, năm 2004 nhận định rằng, “người truyền bá tư tưởng “Tam giáo nhất chí” là Mâu Tử, trước tác của ông có Lý hoặc luận” và khẳng định “Tam giáo Nho, Thích, Đạo ở trong lịch sử văn hóa, lịch sử tư tưởng, lịch sử tôn giáo Việt Nam đều có ảnh hưởng quan trọng, giữa chúng vừa có đấu tranh lại vừa có dung hợp, nhưng dung hợp là xu thế chung của phát triển”. Trong Tham luận tại Hội thảo quốc tế về Nho giáo tại Việt Nam do Học viện Harvard Yenching (Hoa Kỳ) phối hợp với Viện nghiên cứu Hán Nôm Việt Nam tổ chức tháng 12 năm 2004, Nguyễn Kim Sơn có bài Xu hướng hội nhập tam giáo trong tư tưởng Việt Nam thế kỷ XVIII. Tác giả đã dùng Hội nhập tam giáo để chỉ tính khuynh hướng của vận động, sự điều chỉnh tư tưởng của Nho, Phật, Đạo diễn ra ở một thời điểm cụ thể, có chủ thể và mục đích xác định. Bài viết đứng từ góc nhìn hạn định trong phạm vi các hoạt động tư tưởng của nhà Nho, coi hội nhập Tam giáo như một biến thiên của Nho học, điều chỉnh của Nho mà chưa bao quát các trước thuật của Phật giáo và Đạo giáo. Tác giả khẳng định rằng, ở mỗi 8 thời kỳ nhất định, một trong Tam giáo nổi lên vị trí chủ đạo. Nhưng nhìn chung nó là đa cực, là tương hỗ bổ sung chứ không phải nhất cực độc tôn của bất kỳ một giáo nào. Bài Về mối quan hệ tam giáo trong tư tưởng Nguyễn Trãi của Trần Nguyên Việt đăng trên Tạp chí Triết học, số 7 (170), tháng 7 năm 2005. “Ở bài viết này, mối quan hệ của tam giáo trong tư tưởng của Nguyễn Trãi, về cơ bản, được xem xét trong sự thống hợp, tức là tam giáo có sự thống nhất và bổ sung cho nhau để thành một cái gì đó mang tính chỉnh thể”. Tác giả cũng khẳng định Nguyễn Trãi là nhà Nho, trong bất cứ trường hợp nào ông cũng không bỏ được đạo Nho. Song đến một thời điểm nào đó, Nguyễn Trãi đã tìm đến giáo lý của Phật giáo và Đạo giáo để mở rộng và làm sâu sắc thêm những suy nghĩ của mình. Về Quá trình hội nhập Nho – Phật – Lão hay sự hình thành tư tưởng “Tam giáo đồng nguyên” ở Việt Nam của Trần Nghĩa, Tạp chí Triết học, số 1 (244), tháng 1 năm 2010, tác giả cho rằng, quá trình hội nhập Nho – Phật – Lão gồm ba bước: một là, tam giáo đỉnh lập; hai là, tam giáo dung hợp; ba là, tam giáo đồng nguyên. Tam giáo đồng nguyên có thể xem như hệ quả của quá trình vừa cạnh tranh, vừa tiếp nhận lẫn nhau, để cuối cùng đi đến hội nhập trong đa dạng về phương diện tư tưởng. Trần Nghĩa khẳng định, chính việc tam giáo “cầu đồng tồn dị” để xích lại gần nhau trong tiến trình lịch sử của chúng đã kết thành một mạng lưới tạo nên sức mạnh. Trong bài Tam giáo đồng nguyên và tính đa nguyên trong truyền thống văn hóa Việt Nam của Nguyễn Tài Đông trên Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 5 (66) năm 2013. Tác giả đưa ra một số vấn đề: Thứ nhất, tam giáo đồng nguyên từ góc nhìn lịch đại cho rằng, Tam giáo đồng nguyên vẫn là xu hướng chính. Sự chấp nhận, chia sẻ, tiếp thu, cùng bao 9 dung và phát triển giữa Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo là nét chính và cũng là điểm son trong lịch sử tư tưởng Việt Nam. Thứ hai là “Đồng nguyên” cái gì và trên cơ sở nào? Ở đây tác giả cho rằng, Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo là các yếu tố ngoại lai được tiếp thu trên nền tảng của văn hóa Việt Nam. Tam giáo này du nhập vào Việt Nam và đã được Việt Nam hóa, biến thành Tam giáo Việt Nam. Thứ ba, đồng nguyên và đa nguyên văn hóa cho sự phát triển xã hội. Thứ ba, các công trình nghiên cứu về mối quan hệ dung thông Nho – Phật – Đạo trong tư tưởng của Ngô Thì Nhậm Trong bài: “Về xu hướng tam giáo đồng nguyên trong Trúc lâm tông chỉ nguyên thanh” của Trần Đình Hượu đăng trong cuốn Mấy vấn đề về Phật giáo và lịch sử tư tưởng Việt Nam (Viện Triết học, Hà Nội, 1986, tr.199-216) đã tập trung phân tích tác phẩm Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh của Ngô Thì Nhậm chỉ ra được những vấn đề rất cơ bản của lý luận Phật giáo được nhìn dưới góc độ của Nho giáo và chịu ảnh hưởng của Đạo giáo trong tư tưởng Ngô Thì Nhậm. Tác giả khẳng định “Ngô Thì Nhậm viết hai mươi bốn thanh, dường như muốn phát biểu ý kiến về những vấn đề lý luận rất cơ bản của lý luận Phật giáo”[36, tr. 202]. Trương Văn Chung (2003), thông qua bài viết “Tìm hiểu tư tưởng Thiền học của Ngô Thì Nhậm”, Tạp chí Triết học, (1), tr. 30 - 35 đã khẳng định, tư tưởng Thiền học của Ngô Thì Nhậm xuất hiện từ khi ông lui về ở ẩn, mở Thiền viện tại nhà riêng và viết tác phẩm Đại Chân Viên giác thanh. Trên cơ sở đề cập tới các quan điểm của Ngô Thì Nhậm về những vấn đề cốt lõi của Thiền học Trúc Lâm đời Trần như “Lý”, “Dục”, “Tính”, “Tâm”, “Sinh”, “Diệt”, tác giả đã khẳng định: “những vấn đề cốt yếu của Thiền học đều được Ngô Thì Nhậm kiến giải theo nguyên tắc “hòa đồng tam giáo” với chủ đích rõ ràng và một thái độ nhất quán”. Theo tác giả, trong các kiến giải của Ngô Thì 10 Nhậm về Thiền học, cái chiếm vị trí quan trọng là Nho giáo. Tư tưởng Thiền học của Ngô Thì Nhậm cũng chính là sự kế thừa và tiếp thu tư tưởng Thiền học của Tam tổ Trúc Lâm một cách duy lý, thể hiện rõ khuynh hướng hành động nhập thế tích cực. Tác giả đánh giá cao tinh thần nhập thế của Ngô Thì Nhậm và khẳng định rằng, đây là nội dung cơ bản trong tư tưởng Thiền học của ông. Khi tìm hiểu về “Tư tưởng của Ngô Thì Nhậm về con người và giáo dục con người”, Tạp chí Triết học, số 4 (179), tác giả Nguyễn Bá Cường nhận định, quan niệm của Ngô Thì Nhậm về vấn đề sinh thành con người, bản tính con người dựa trên những tư tưởng triết học của Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo, từ đó dẫn đến quan niệm của Ngô Thì Nhậm về tư tưởng giáo dục con người, coi trọng và sử dụng người hiền tài. Tác giả khẳng định, “tư tưởng của Ngô Thì Nhậm về con người, về nhân tài, về đào tạo những con người tài đức đã thể hiện một tầm khái quát ly luận sắc sảo từ lý luận truyền thống cũng như từ thực tiễn phong phú đương thời” và “Ngô Thì Nhậm được khẳng định là một nhân tài về triết học, chính trị học, quân sự học, văn học, giáo dục học...”. Trần Thị Thúy Ngọc (2009), với bài viết “Trúc Lâm tông chỉ ngyên thanh” – Một tác phẩm Thiền?”, đăng trong Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo (4), tr. 17 - 22 đã đưa ra những luận điểm quan trọng nhất của Thiền phái Trúc Lâm Việt Nam về bản thể luận và nhân sinh quan. Tác giả bài viết này còn khẳng định, Thiền phái Trúc Lâm đã đưa ra một lẽ sống tích cực và lẽ sống ấy đã mang lại cho lịch sử Việt Nam những trang sử đáng tự hào nhất. Tuy nhiên, thông qua những phân tích tư tưởng của Ngô Thì Nhậm thể hiện trong tác phẩm này, tác giả bài viết khẳng định, Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh không phải là một tác phẩm Thiền theo đúng nghĩa. Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh với ý muốn khôi phục lại Thiền phái Trúc Lâm, một dòng Thiền Việt Nam tích cực nhập thế và có khả năng cố kết nhân tâm đã không thành. 11 Trần Thị Thúy Ngọc (2011), trong bài viết: “Tinh thần Tam giáo trong “Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh”, Tạp chí Khoa học Xã hội Việt Nam (4), tr. 37 - 45 đã khẳng định, Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh là một tác phẩm về đề tài Phật giáo hiếm hoi, nhưng quan trọng của Việt Nam, phản ánh tập trung toàn bộ trào lưu tư tưởng của thời đại – tinh thần Tam giáo hợp nhất, thể hiện qua tư tưởng của nhân vật trung tâm trong tác phẩm – Hải Lượng thiền sư Ngô Thì Nhậm về bản thể luận và nhân sinh quan, chính trị quan mang xu hướng Nho – Phật – Đạo hợp nhất. Trần Hoàng Hùng, trong bài Nhận thức mới về Phật giáo của Hải Lượng Ngô Thì Nhậm qua tác phẩm Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 10 (124), năm 2013, tác giả nhận định rằng, tác phẩm Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh là sự kết tinh chín muồi về tư tưởng lẫn bút pháp của Ngô Thì Nhậm, trong đó một số phạm trù cơ bản trong giáo lý Phật giáo được Ngô Thì Nhậm kiến giải một cách rạch ròi, khúc chiết, làm cho người đọc dễ dàng nắm bắt được đường hướng và tông chỉ tu tập. Trần Hoàng Hùng khẳng định tác phẩm này của Ngô Thì Nhậm cũng đã thể hiện được tinh thần dung hợp và Việt hóa ba hệ tư tưởng Phật – Nho – Đạo của Ngô Thì Nhậm và các đạo hữu của ông. Trần Thị Thúy Ngọc (2017), trong bài viết “Mối quan hệ Tam giáo qua chương Không thanh trong Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh”, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo (8), tr. 3 - 19, đã khẳng định, Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh là tác phẩm lớn cuối cùng của Ngô Thì Nhậm và các đạo hữu, mang tính chất một chuyên luận về triết học Nho – Phật – Đạo. “Không thanh” mở đầu cho Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh là chương quan yếu của tác phẩm, đưa ra nguyên tắc, nguyên lý triển khai cho các chương còn lại. Bằng Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh và chương Không thanh mở đầu đã tuyên ngôn về sự hòa hợp Nho, Phật, Ngô Thì Nhậm và đạo hữu không chỉ đánh một dấu mốc son cho sự 12 phát triển lý luận trong truyền thống hòa đồng Tam giáo của Việt Nam nói riêng mà còn cho trình độ phát triển tư duy lý luận của tư tưởng Việt Nam tới thế kỷ XVIII nói chung. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích: Trên cơ sở tìm hiểu, nghiên cứu những biểu hiện cụ thể của sự dung thông tam giáo Nho – Phật – Đạo trong tư tưởng của Ngô Thì Nhậm, luận văn rút ra một số giá trị và hạn chế cơ bản trong tư tưởng này. Nhiệm vụ: Để đạt được mục đích trên, luận văn triển khai làm rõ những nội dung sau: 1/ Phân tích bối cảnh kinh tế - chính trị, xã hội và tiền đề cho sự dung thông tam giáo thế kỷ XVI – XVIII ở Việt Nam. 2/ Phân tích làm rõ những biểu hiện chủ yếu của sự dung thông Nho – Phật – Đạo trong tư tưởng của Ngô Thì Nhậm (qua tác phẩm Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh). 3/ Đưa ra và bước đầu phân tích một số giá trị nổi bật và hạn chế cơ bản của sự dung thông Nho – Phật – Đạo trong tư tưởng của Ngô Thì Nhậm. 4. ơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận: Luận văn dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về xã hội và con người. Phương pháp nghiên cứu: Luận văn vận dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của Triết học Mác – Lênin là chủ yếu và kết hợp với một số phương pháp nghiên cứu khoa học khác như logic – lịch sử, phân tích – tổng hợp, so sánh, đối chiếu, quy nạp – diễn dịch, khái quát hóa… để nghiên cứu đề tài và hoàn thiện luận văn. 5. i tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận văn là sự “Dung thông Nho – Phật – Đạo trong tư tưởng của Ngô Thì Nhậm”. 13 Phạm vi nghiên cứu: Những biểu hiện dung thông tam giáo trong tư tưởng của Ngô Thì Nhậm qua tác phẩm Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh trong bối cảnh xã hội Việt Nam thế kỷ XVI - XVIII 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn Từ góc độ triết học, luận văn góp phần nghiên cứu một cách có hệ thống về sự dung thông Nho – Phật – Đạo trong tư tưởng của Ngô Thì Nhậm. Từ đó, phân tích, đánh giá về giá trị và hạn chế của sự dung thông tam giáo trong tư tưởng của Ngô Thì Nhậm. Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu phục vụ cho công tác giảng dạy và nghiên cứu tư tưởng triết học phương Đông và lịch sử tư tưởng Việt Nam. 7. ết cấu luận văn Ngoài các phần: Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Nội dung của luận văn gồm 2 chương với 7 tiết. 14 C ƢƠN 1. B I CẢNH KINH TẾ - CHÍNH TRỊ XÃ H I Ở VIỆT NAM THẾ KỶ XVI – XVIII VÀ TIỀN Ề CHO SỰ DUNG THÔNG NHO – PHẬT – O TRON TƢ TƢỞNG CỦA NGÔ THÌ NHẬM 1.1. Khái quát b i cảnh kinh tế, chính trị, x hội Việt Nam thế kỷ XVI – XVIII 1.1.1. Bối cảnh chính trị - xã hội Nước ta từ khi Ngô Quyền đánh đuổi được quân Nam Hán, vua Đinh Tiên Hoàng dẹp yên được loạn mười hai sứ quân lập thành một nước tự chủ, đời nọ qua đời kia kế truyền được gần 600 năm. Đến đầu thế kỷ XVI, “bởi vì vua nhà Lê hoang dâm vô độ, bỏ việc chính trị đổ nát, cho nên trong nước loạn lạc, nhà Mạc nhân dịp mà làm sự thoán đoạt” [73; tr. 250]. Nhà nước tập quyền phong kiến Lê sơ bước vào thời kỳ suy thoái. Kể từ vua Uy Mục trị vì (1505 – 1509), Tương Dực (1509 – 1516), chính quyền nhà Lê sơ đã suy yếu và mục nát. Ở triều đình, các phe phái tranh giành quyền lực và địa vị. Vua Uy Mục ươn hèn lao vào cuộc sống trụy lạc, không còn quan tâm đến chính sự, bỏ mặc cho hoạn quan và ngoại thích, người đương thời gọi ông vua này là quỷ vương. Còn hoạn quan và ngoại thích thì nhân lúc nhà vua hèn kém, bất lực, ăn chơi xa đọa và bỏ bê chính sự mà ngang ngược hoành hành. Việc nhiều nhà vua cho xây dựng nhiều đền đài, cung điện đồ sộ, nguy nga đã khoét thêm mâu thuẫn vốn có giữa triều đình và nhân dân các địa phương. Nguyễn Dực trong sách Hồng thuận trung hưng ký viết: “Xây nhà cửa thì các xứ Thái Nguyên, Tuyên Quang núi không đủ gỗ để lấp lòng tham; đòi mắm muối thì các miền Nghệ An, An Bang biển không đủ cho miệng đói…” [10; tr. 54]. Trong bài hịch của Lương Đắc Bằng chống vua Uy Mục có nói: “Yêu thương kẻ ngoại thích để bọn xu nịnh tung hoành, xa rời người ngay thẳng làm cho người cương trực bỏ trốn, tước đã hết mà lãm thưởng không hết, dân đã cùng mà lãm thu không cùng, phú thuế thu đến tơ tóc mà 15 dùng của cải thì như bùn đất, bạo ngược thì như Tần Chính, đối đãi công thần thì như chó ngựa, coi dân chúng thì như cỏ rác…” [10; tr. 52]. Vua Uy Mục bị giết, Tương Dực lên thay làm vua cũng đi vào con đường ăn chơi xa đọa, trụy lạc. Một sứ giả nhà Minh sang nước ta lúc đó mô tả vua Tương Dực là “vua mặt dẹt mà thân cong, tướng hiếu dâm như tướng lợn, loạn vong không còn lâu nữa” [44; tr. 336]. Nhà nước phong kiến Lê sơ được hoàn chỉnh vào thời Lê Thánh Tông trị vì đã tạo ra một cơ chế quan liêu hành chính khá nặng nề. Triều đình Lê Thánh Tông cho dù ngăn giảm được khuynh hướng quý tộc hóa nhưng lại xây dựng chế độ quan liêu hành chính ngày càng cồng kềnh, phức tạp, đã tạo ra một lực lượng nhà nước – giai cấp. Sang thế kỷ XVI, nhà nước này không những không đủ sức khắc phục những mâu thuẫn kinh tế - xã hội sản sinh về sau mà còn làm cho những mâu thuẫn đó càng trở lên gay gắt, đè nặng lên cuộc sống nhân dân. Từ năm 1510, phong trào nông dân khởi nghĩa nổ ra khá rầm rộ trong hơn 10 năm, cuối cùng cũng đã bị thất bại. Gươm giáo và chết chóc của chế độ thống trị phong kiến đã giáng lên đầu nghĩa quân. Mặc dù bị thất bại nhưng nó cũng làm cho nhà nước Lê sơ ngày thêm suy yếu và dần đi đến tan rã. Nhân cơ hội triều đình đang sa vào những cuộc đàn áp khởi nghĩa nông dân và ngày càng bất lực, suy yếu bởi những mâu thuẫn trong nội bộ giữa các phe phái, Mạc Đăng Dung, một võ quan đã lợi dụng cơ hội này để leo dần đến chức tể tướng. Từ năm 1516 đến năm 1519, Mạc Đăng Dung dưới danh nghĩa phù Lê Chiêu Tông đã tiêu diệt các phe phái đối lập, một mặt tập trung đàn áp các cuộc khởi nghĩa, mặt khác ông đưa họ hàng vào nắm các chức vụ chủ chốt ở triều đình và các trấn. Trước nguy cơ bị tiêu diệt, vua Lê Chiêu Tông và một số triều thần trốn khỏi kinh thành mộ quân đánh lại Mạc Đăng Dung. Mạc Đăng Dung nhân cơ hội đó lập hoàng đệ là Xuân lên thay thế rồi đưa về Hải 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan