Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Luan van lan cuoi

.DOC
114
314
94

Mô tả:

giải pháp mở rọng cho vay học sinh sinh viên tại ngân hàng chính sách xã hội tỉnh vĩnh long
Giải pháp mở rộng tín dụng ưu đãi học sinh sinh viên tại Ngân hàng Chính sách Xã hội chi nhánh Vĩnh Long MỤC LỤC MỤC LỤC.....................................................................................................................i LỜI CAM ĐOAN........................................................................................................iv LỜI CẢM ƠN...............................................................................................................v TÓM TẮT....................................................................................................................vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT...........................................................................viii DANH MỤC HÌNH.....................................................................................................ix DANH MỤC BẢNG.....................................................................................................x DANH MỤC BIỂU ĐỒ...............................................................................................xi MỞ ĐẦU......................................................................................................................1 1.TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI..........................................................................1 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU..................................................................................3 3. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.............................................................3 3.1. Phạm vi nghiên cứu........................................................................................3 3.2. Đối tượng nghiên cứu.....................................................................................3 3.3. GIới hạn thời gian nghiên cứu........................................................................4 4. PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..........................4 4.1. Phương pháp luận...........................................................................................4 4.2. Phương pháp nghiên cứu................................................................................4 4.2.1. Phương pháp thu thập số liệu.............................................................4 4.2.2. Phương pháp phân tích..................................................................4 5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.....................................5 6. BỐ CỤC CỦA NGHIÊN CỨU.............................................................................5 CHƯƠNG 1:TỔNG QUAN VỀ TÍN DỤNG ƯU ĐÃI.................................................6 i Giải pháp mở rộng tín dụng ưu đãi học sinh sinh viên tại Ngân hàng Chính sách Xã hội chi nhánh Vĩnh Long HỌC SINH - SINH VIÊN.............................................................................................6 1.1. TỔNG QUAN VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG.................................................6 1.1.1. Khái niệm tín dụng......................................................................................6 1.1.2. Bản chất của tín dụng..................................................................................6 1.1.3. Tín dụng ngân hàng.....................................................................................6 1.1.4.Tín dụng đối với học sinh, sinh viên.............................................................7 1.1.4.1. Phạm vi áp dụng..............................................................................7 1.1.4.2. Đối tượng vay vốn............................................................................7 1.1.4.3. Điều kiện được vay vốn....................................................................8 1.1.4.4. Phương thức cho vay.......................................................................8 1.1.4.5. Thủ tục và quy trình cho vay............................................................8 1.1.4.6. Lãi suất cho vay.............................................................................11 1.1.4.7. Mức vốn cho vay............................................................................11 1.1.4.8. Thời hạn cho vay...........................................................................12 1.1.4.9. Trả nợ ngân hàng..........................................................................12 1.1.4.10. Tổ chức giải ngân........................................................................13 1.1.4.11. Giảm lãi tiền vay..........................................................................14 1.1.4.12. Gia hạn nợ...................................................................................14 1.1.5. Sự cần thiết của tín dụng ưu đãi đối với học sinh sinh viên.......................14 1.2. HIỆU QUẢ CHO VAY ĐỐI VỚI HỌC SINH, SINH VIÊN CÓ HOÀN CẢNH KHÓ KHĂN............................................................................................................. 18 1.2.1. Khái niệm hiệu quả cho vay học sinh, sinh viên........................................18 1.2.2. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả cho vay đối với học sinh, sinh viên..........18 1.2.2.1. Hệ số thu nợ cho vay HSSV có hoàn cảnh khó khăn......................18 ii Giải pháp mở rộng tín dụng ưu đãi học sinh sinh viên tại Ngân hàng Chính sách Xã hội chi nhánh Vĩnh Long 1.2.2.2. Tỷ lệ HSSV vay vốn thoát khỏi khó khăn........................................18 1.2.2.3. Tỷ lệ nợ quá hạn............................................................................19 1.2.2.4. Qui mô tín dụng đối với HSSV có hoàn cảnh khó khăn.................20 1.3. CƠ SỞ KHÁCH QUAN ĐỀ RA CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG ƯU ĐÃI ĐỐI VỚI HSSV...............................................................................................................21 1.4. MỤC TIÊU, Ý NGHĨA CỦA CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG ƯU ĐÃI HSSV....24 1.5. CẦU GIÁO DỤC VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CẦU GIÁO DỤC ĐẠI HỌC........................................................................................................27 1.6. CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY................................................................28 1.6.1 Tín dụng học sinh sinh viên - nhìn từ kinh nghiệm quốc tế........................30 1.6.2. Tổng quan về chính sách tín dụng học sinh sinh viên ở Việt Nam............33 CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG VỐN TÍN DỤNG ƯU ĐÃI.........................................37 HỌC SINH SINH VIÊN TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH...............................................37 SÁCH XÃ HỘI CHI NHÁNH VĨNH LONG.............................................................37 2.1.TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH VĨNH LONG..........................37 2.1.1.Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên tỉnh Vĩnh Long......................................37 2.1.2. Điều kiện kinh tế-xã hội tỉnh Vĩnh Long...................................................38 2.1.2.1.Về nông nghiệp...............................................................................38 2.1.2.2.Về công nghiệp...............................................................................39 2.1.2.3. Sản phẩm công nghiệp...................................................................40 2.1.2.4. Tiềm năng du lịch..........................................................................41 2.1.2.5.Nguồn nhân lực..............................................................................41 2.2 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI CHI NHÁNH VĨNH LONG....................................................................................................................... 42 2.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng Chính sách xã hội...........42 iii Giải pháp mở rộng tín dụng ưu đãi học sinh sinh viên tại Ngân hàng Chính sách Xã hội chi nhánh Vĩnh Long 2.2.2. Sự ra đời của Ngân hàng CSXH chi nhánh Vĩnh Long.............................44 2.2.3. Cơ cấu tổ chức của chi nhánh NHCSXH chi nhánh Vĩnh Long................45 2.2.3.1. Cơ cấu tổ chức...............................................................................45 2.2.3.2.Chức năng và nhiệm vụ của NHCSXH chi nhánh Vĩnh Long.........46 2.3.THỰC TRẠNG VỐN TÍN DỤNG ƯU ĐÃI HỌC SINH SINH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH LONG........................................................................................48 2.4. HIỆU QUẢ TÍN DỤNG CHO VAY ĐỐI VỚI HỌC SINH, SINH VIÊN CÓ HOÀN CẢNH KHÓ KHĂN....................................................................................77 2.4.1. Về mặt kinh tế...........................................................................................77 2.4.2. Về mặt xã hội............................................................................................78 2.5. TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN.....................................................................79 CHƯƠNG 3:MỘT SỐ GIẢI PHÁP MỞ RỘNG TÍN DỤNG ƯU ĐÃI CHO HỌC SINH SINH VIÊN......................................................................................................85 3.1. GIẢI PHÁP VỀ VỐN VÀ THỜI GIAN TRẢ NỢ...........................................85 3.1.1 Về nguồn vốn.............................................................................................85 3.1.2. Thời gian trả nợ.........................................................................................87 3.2. GIẢI PHÁP VỀ KHẢ NĂNG VAY VỐN.......................................................87 3.3. GIẢI PHÁP VỀ TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO CỦA HSSV.....................................88 3.4. NÂNG CAO KHẢ NĂNG THU HỒI NỢ VAY..............................................88 3.5. CÔNG TÁC THÔNG TIN TUYÊN TRUYỀN CHƯƠNG TRÌNH CHO VAY HSSV.......................................................................................................................89 3.6. SỰ PHỐI HỢP GIỮA CÁC BAN NGÀNH.....................................................89 3.7. NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO....................................91 3.8. SỰ THAM GIA CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI..........................92 3.9. VIỆC CHUYỂN ĐỔI CHÍNH SÁCH..............................................................92 iv Giải pháp mở rộng tín dụng ưu đãi học sinh sinh viên tại Ngân hàng Chính sách Xã hội chi nhánh Vĩnh Long TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................101 v Giải pháp mở rộng tín dụng ưu đãi học sinh sinh viên tại Ngân hàng Chính sách Xã hội chi nhánh Vĩnh Long LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ: “Giải pháp mở rộng tín dụng ưu đãi học sinh-sinh viên tại Ngân hàng Chính sách Xã hội chi nhánh Vĩnh Long” là kết quả của quá trình học tập, tự nghiên cứu của bản thân, các số liệu trong luận văn được thu thập từ thực tế, có nguồn gốc rõ ràng, trung thực. Kết quả nghiên cứu này chưa từng được công bố trong bất kỳ luận văn nào trước đây. Người thực hiện Tăng Thị Thanh Tâm vi Giải pháp mở rộng tín dụng ưu đãi học sinh sinh viên tại Ngân hàng Chính sách Xã hội chi nhánh Vĩnh Long LỜI CẢM ƠN Tôi chân thành cám ơn Trường đại học Tài chính Marketing đã tạo điều kiện cho tôi được tham gia học tập, trao dồi kiến thức để nâng cao nghiệp vụ chuyên môn của mình trong công tác, cám ơn quý Thầy Cô trường Đại học Tài chính Marketing đã trực tiếp, giảng dạy và truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báo trong thời gian qua. Để hoàn thành được luận văn này tôi xin kính lời cảm ơn sâu sắc đến thầy PGS.TS. Nguyễn Đăng Dờn người hướng dẫn khoa học, đã dành nhiều thời gian hướng dẫn, góp ý giúp tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài. Tôi chân thành cám ơn Ban Giám đốc, và phòng Kế hoạch Nghiệp vụ Tín dụng Ngân hàng Chính sách Xã hội Chi nhánh Vĩnh Long, đã hỗ trợ tôi thu thập số liệu để thực hiện luận văn. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến những hộ gia đình có con đang theo học đại học, cao đẳng, trung cấp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long nơi tôi đến phỏng vấn, đã cung cấp nhiều thông tin hữu ích cho quá trình hoàn thành luận văn của tôi. Cuối cùng, tôi xin chân thành cám ơn gia đình, bạn bè đồng nghiệp đã tạo điều kiện và thời gian cũng như góp ý để tôi hoàn thành luận văn. Tp.HCM, ngày tháng năm 2015 Tăng Thị Thanh Tâm vii Giải pháp mở rộng tín dụng ưu đãi học sinh sinh viên tại Ngân hàng Chính sách Xã hội chi nhánh Vĩnh Long TÓM TẮT Đầu tư cho giáo dục là quốc sách hàng đầu của Chính phủ, HSSV là một trong những nguồn nhân lực quan trọng của đất nước, đưa đất nước sánh vai cùng các cường quốc năm châu.Vì vậy, đầu tư cho nguồn nhân lực này là rất quan trọng. Nhưng đối với những gia đình có thu nhập khá trở lên thì không gì đáng lo về việc cho con em đi học, còn đối với những gia đình nông dân nghèo, thu nhập thấp có hoàn cảnh khó khăn thì việc cho con em họ đi học là một vấn đề nan giải. Những năm trước đây phần đông người dân nghèo chỉ lo được cho con mình học hết chương trình phổ thông, không dám nghĩ đến chuyện cho con học lên cao trở thành bác sỹ, kỹ sư, bởi nguyên nhân chủ yếu là hoàn cảnh gia đình còn nghèo khó, không đủ kinh phí phục vụ cho việc học tập suốt mấy năm ở thành thị. Thế nhưng ngày nay đã khác, nhất là từ khi NHCSXH triển khai thực hiện hương trình tín dụng cho HSSV, là một hành trình của đồng vốn tín dụng chính sách, đáp ứng được sự phát triển về giáo dục và nguyện vọng của nhân dân. Đa số hộ nghèo và gia đình có hoàn cảnh khó khăn đều cho rằng, nếu không có chính sách mới của Nhà nước về tín dụng HSSV thì con em họ khó bước chân tới trường đại học, cao đẳng, hoặc phải bỏ học giữa chừng vì gặp khó khăn về kinh tế. Hướng về tương lai đất nước, Chính phủ đã ban hành chương trình cho vay HSSV có hoàn cảnh khó khăn để hỗ trợ một phần chi phí học tập cho những mầm xanh của đất nước. Đây là nguồn động lực rất lớn giúp các em vượt qua những khó khăn trong học tập cũng như vơi bớt một phần nỗi lo về tài chính của các bậc phụ huynh, khi chăm lo cho con mình đang theo học các ngành nghề tại các trường cao đẳng hay đại học. Chương trình cho vay HSSV là một chủ trương lớn của Chính phủ góp phần trong việc phát triển giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cho đất nước trong quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá. Nhờ được hỗ trợ vốn vay, HSSV có điều kiện tập trung vào học tập, chất lượng đào tạo được nâng lên. Đề tài “Giải pháp mở rộng tín dụng ưu đãi học sinh-sinh viên tại Ngân hàng Chính sách Xã hội chi nhánh Vĩnh Long” được thực hiện với mục tiêu tìm hiểu thực trạng vốn tính dụng ưu đãi cho học sinh -sinh viên tại Ngân hàng Chính viii Giải pháp mở rộng tín dụng ưu đãi học sinh sinh viên tại Ngân hàng Chính sách Xã hội chi nhánh Vĩnh Long sách Xã hội chi nhánh Vĩnh long.Qua đó biết được nhu cầu vay vốn của học sinh -sinh viên và gia đình để trang trải chi phí cho việc học tập của HSSV là quan trọng và rất cần thiết. Tuy nhiên nguồn vốn đó chưa đáp ứng được hết nhu cầu vay của HSSV và gia đình, mà chỉ đáp ứng được một phần chi phí cho việc học tập của các em, từ đó đưa ra những giải pháp nhằm mở rộng vốn tín dụng ưu đãi cho học sinh -sinh viên. Sử dụng phương pháp thống kê, phân tích tổng hợp, phương pháp biểu đồ, so sánh và đánh giá thực trạng vốn tín dụng ưu đãi đối với HSSV từ năm 2010 đến năm 2014, từ những phân tích đánh giá trên đưa ra một số kiến nghị nhằm mở rộng tín dụng ưu đãi cho HSSV, đồng thời kết hợp với điều tra khảo sát và phỏng vấn trực tiếp một số hộ gia đình có con em đang theo học tại các trường nghề, cao đẳng, đại học trên địa tỉnh Vĩnh Long để biết được những kiến nghị đề xuất từ phía người thụ hưởng chính sách này, nhằm đem lại hiệu quả về tín dụng ưu đãi cho HSSV. Bên cạnh những kết qủa đạt được vẫn còn những tồn tại, hạn chế ở phần thực trạng, tác giả đưa ra một số giải pháp mở rộng nhằm nâng cao tín dụng ưu đãi cho học sinh -sinh viên, đem lại nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, từ đó đưa ra kết luận và một số kiến nghị đề xuất nhằm hoàn thiện hơn nữa chính sách này. ix Giải pháp mở rộng tín dụng ưu đãi học sinh sinh viên tại Ngân hàng Chính sách Xã hội chi nhánh Vĩnh Long DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT -NHTM: Ngân hàng thương mại -NHCSXH: Ngân hàng chính sách xã hội -HSSV: Học sinh sinh viên -NH: Ngân hàng -TK&VV: Tiết kiệm và vay vốn -UBND: Ủy ban nhân dân -TW: Trung ương -PGD: Phòng giao dịch - ĐH: Đại học - CĐ: Cao đẳng - TCCN: Trung cấp chuyên nghiệp - LĐTB - XH: Lao động thương binh - xã hội - GD - ĐT: Giáo dục - đào tạo - SXKD: Sản xuất kinh doanh -DTTSĐBKK:Dân tộc thiểu số đặt biệt khó khăn DTTSĐSKKĐBSCL:Dân tộc thiểu số đời sống khó khăn vùng đồng bằng sông Cửu Long HN về nhà: Hộ nghèo về nhà TN VKK : Thương nhân vùng khói khăn NS&VSMTNT:Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn DANH MỤC HÌNH Hình 1: Quy trình cho vay............................................................................................ 9 x Giải pháp mở rộng tín dụng ưu đãi học sinh sinh viên tại Ngân hàng Chính sách Xã hội chi nhánh Vĩnh Long Hình 2: Chính sách miễn/giảm học phí cho học sinh, sinh viên .................................26 Hình 3: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của NHCSXH Vĩnh Long........................................... 46 xi Giải pháp mở rộng tín dụng ưu đãi học sinh sinh viên tại Ngân hàng Chính sách Xã hội chi nhánh Vĩnh Long DANH MỤC BẢNG Bảng 1: Tăng trưởng nguồn vốn qua các năm từ năm 2010 đến năm 2014.................50 Bảng 2: Nguồn vốn và tín dụng đạt được trong 5 năm triển khai chương trình tín dụng HSSV từ năm 2010 đến 2014.............................................................................55 Bảng 3: Cơ cấu dư nợ theo đối tượng thụ hưởng từ năm 2010 đến năm 2014............61 Bảng 4: Kết quả cho vay HSSV có hoàn cảnh khó khăn năm 2014 ...........................64 Bảng 5: Cơ cấu dư nợ theo trình độ đào tạo từ năm 2010 đến năm 2014....................68 Bảng 6 : Doanh số cho vay tính dụng theo chương trình từ năm 2010 đến năm 2014............................................................................................................................72 Bảng 7. Kiến nghị, đề xuất của hộ gia đình.................................................................75 xii Giải pháp mở rộng tín dụng ưu đãi học sinh sinh viên tại Ngân hàng Chính sách Xã hội chi nhánh Vĩnh Long DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ số 1: Tăng trưởng nguồn vốn qua các năm từ năm 2010 đến năm 2014........51 Biểu đồ số 2: Kết cấu nguồn vốn năm 2014................................................................53 Biểu đồ số 3: Doanh số cho vay, thu nợ, dư nợ qua 05 năm (2010-2014)...................56 Biểu đồ số 4: Kết cấu doanh số cho vay, thu nợ, dư nợ cuối kỳ qua 05 năm (20102014)..............................................................................................................................60 Biểu đồ số 5: Kết cấu dư nợ theo đối tượng thụ hưởng từ năm 2010 đến năm 2014 .................................................................................................................................... 63 Biểu đồ số 6: Kết cấu cho vay theo đối tượng năm 2014............................................66 Biểu đồ số 7: Doanh số dư nợ theo trình độ đào tạo qua 05 năm ( 2010-2014)...........69 Biểu đồ số 8: Kiến nghị, đề xuất của hộ gia đình........................................................76 xiii Giải pháp mở rộng tín dụng ưu đãi học sinh sinh viên tại Ngân hàng Chính sách Xã hội chi nhánh Vĩnh Long MỞ ĐẦU 1.TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Tại các quốc gia đang phát triển nói riêng và trên thế giới nói chung, tín dụng ngân hàng là một trong những nguồn vốn quan trọng cho phát triển kinh tế. Tín dụng ngân hàng tăng trưởng lành mạnh là điều kiện tiền đề quan trọng giúp cho các doanh nghiệp mở rộng sản xuất, gia tăng sản lượng, từ đó thúc đẩy toàn bộ nền kinh tế phát triển. Đồng thời, khi cơ cấu tín dụng được hình thành phù hợp với định hướng, mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, phù hợp với đặc thù hoạt động kinh doanh của NHTM có tác động tích cực, thúc đẩy các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, nâng cao chất lượng hoạt động ngân hàng và tạo tiền đề cho tăng trưởng và phát triển kinh tế. Nếu nguồn vốn được sử dụng hiệu quả ngoài việc làm giàu cho bản thân cho gia đình, còn làm giàu cho xã hội, đối với giáo dục đại học nguồn vốn này đặc biệt quan trọng. Hiện nay, chi phí cho giáo dục đại học đối với mỗi gia đình là không nhỏ, một số gia đình không đủ khả năng chăm lo học hành cho con em mình trong suốt quãng đời đi học, bởi phần lớn đời sống của người dân Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn, nhất là những gia đình ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa và các dân tộc thiểu số. Vì vậy, hàng năm số lượng HSSV nghèo phải nghỉ học do không có đủ tiền trang trải chi phí học tập rất lớn.Trong khi vai trò của HSSV đối với xã hội là rất quan trọng vì thế hệ của hôm nay chính là tương lai đất nước ngày mai, thế hệ trẻ được kỳ vọng là chủ nhân tương lai của đất nước. Việt Nam đang trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa và lực lượng lao động trẻ có trình độ là rất cần thiết cho sự phát triển của xã hội. Vì vậy, Đại hội Đảng lần thứ XI đã khẳng định: “Phát triển khoa học và công nghệ cùng với phát triển giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Đầu tư cho giáo dục là quốc sách hàng đầu của Chính phủ, HSSV là một trong những nguồn nhân lực quan trọng của đất nước, đưa đất nước sánh vai cùng các cường quốc năm châu.Vì vậy, đầu tư cho nguồn nhân lực này là rất quan trọng. Nhưng đối với những gia đình có thu nhập khá trở lên thì không gì đáng lo về việc 1 Giải pháp mở rộng tín dụng ưu đãi học sinh sinh viên tại Ngân hàng Chính sách Xã hội chi nhánh Vĩnh Long cho con em đi học, còn đối với những gia đình nông dân nghèo, thu nhập thấp có hoàn cảnh khó khăn thì việc cho con em họ đi học là một vấn đề nan giải. Những năm trước đây phần đông người dân nghèo chỉ lo được cho con mình học hết chương trình phổ thông, không dám nghĩ đến chuyện cho con học lên cao trở thành bác sỹ, kỹ sư, bởi nguyên nhân chủ yếu là hoàn cảnh gia đình còn nghèo khó, không đủ kinh phí phục vụ cho việc học tập suốt mấy năm ở thành thị. Thế nhưng ngày nay đã khác, nhất là từ khi NHCSXH triển khai thực hiện hương trình tín dụng cho HSSV, là một hành trình của đồng vốn tín dụng chính sách, đáp ứng được sự phát triển về giáo dục và nguyện vọng của nhân dân. Đa số hộ nghèo và gia đình có hoàn cảnh khó khăn đều cho rằng, nếu không có chính sách mới của Nhà nước về tín dụng HSSV thì con em họ khó bước chân tới trường đại học, cao đẳng, hoặc phải bỏ học giữa chừng vì gặp khó khăn về kinh tế. Hướng về tương lai đất nước, Chính phủ đã ban hành chương trình cho vay HSSV có hoàn cảnh khó khăn để hỗ trợ một phần chi phí học tập cho những mầm xanh của đất nước. Đây là nguồn động lực rất lớn giúp các em vượt qua những khó khăn trong học tập cũng như vơi bớt một phần nỗi lo về tài chính của các bậc phụ huynh, khi chăm lo cho con mình đang theo học các ngành nghề tại các trường cao đẳng hay đại học. Chương trình cho vay HSSV là một chủ trương lớn của Chính phủ góp phần trong việc phát triển giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cho đất nước trong quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá. Nhờ được hỗ trợ vốn vay, HSSV có điều kiện tập trung vào học tập, chất lượng đào tạo được nâng lên. Chính sách tín dụng ưu đãi cho học tập được triển khai cách đây hơn 10 năm theo Quyết định số 51/1998/QĐ-TTg ngày 02-3-1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Quỹ tín dụng đào tạo. Để hoàn thiện hơn chính sách này từ đầu năm 2003 NHCSXH Việt Nam được thành lập, chính sách cho vay vốn học tập đối với HSSV có hoàn cảnh khó khăn từ Ngân hàng Công thương Việt Nam được chuyển giao cho NHCSXH đảm nhận. Ngân hàng Chính sách Xã hội là nơi giải quyết cho vay vốn đối với HSSV (HSSV) và gia đình. Chính sách này ra đời có ý nghĩa to lớn đối với những gia đình thuộc diện nghèo và cận nghèo có con em đang theo học nghề, trung cấp chuyên 2 Giải pháp mở rộng tín dụng ưu đãi học sinh sinh viên tại Ngân hàng Chính sách Xã hội chi nhánh Vĩnh Long nghiệp, cao đẳng, đại học, mở ra niềm hy vọng mới cho các em. Từ đây phần lớn các em không còn phải nghỉ học do không có tiền trang trải chi phí học tập, được theo học những ngành nghề mà các em hằng mơ ước. Như vậy, việc thực hiện vốn tín dụng ưu đãi cho HSSV là chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước trong công cuộc xã hội hóa giáo dục, là nền tảng quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội trong tương lai, tiến tới một nước Việt Nam phát triển bền vững trên con đường hội nhập kinh tế quốc tế. Sau hơn 10 năm thực hiện, chương trình tín dụng HSSV đã đi vào cuộc sống, trở thành điểm tựa cho biết bao HSSV nghèo, có hoàn cảnh khó khăn tiếp tục đến trường để có cơ hội tìm được việc làm trong tương lai. Là công chức công tác trong ngành giáo dục, tiếp cận nhiều với HSSV có hoàn cảnh khó khăn về kinh tế, khi phải lo toan chi phí cho việc học, nhận thức được tầm quan trọng về nguồn vốn để trang trải cho học tập đối với HSSV nghèo là cần thiết vì vậy đề tài nghiên cứu: “Giải pháp mở rộng tín dụng ưu đãi học sinh-sinh viên tại Ngân hàng Chính sách Xã hội Chi nhánh Vĩnh Long” được thực hiê ̣n. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU -Mục tiêu 1: Hệ thống hoá các vấn đề lý luận chung về tín dụng ưu đãi đối với HSSV đồng thời tập hợp kinh nghiệm một số nước về lĩnh vực này. -Mục tiêu 2: Đánh giá thực trạng vốn tín dụng ưu đãi cho HSSV trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long. -Mục tiêu 3: Một số giải pháp cơ bản mở rộng tín dụng ưu đãi cho HSSV. 3. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 3.1. Phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung những vấn đề lý luận và thực tiễn về tín dụng ưu đãi đối với HSSV. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Đề tài nghiên cứu về thực trạng cho vay tín dụng ưu đãi đối với HSSV tại Ngân hàng Chính sách Xã hội chi nhánh Vĩnh Long. 3 Giải pháp mở rộng tín dụng ưu đãi học sinh sinh viên tại Ngân hàng Chính sách Xã hội chi nhánh Vĩnh Long 3.3. GIới hạn thời gian nghiên cứu * Về không gian: Nghiên cứu phân tích số liệu tại Ngân hàng Chính sách Xã hội chi nhánh Vĩnh Long. * Về thời gian: Số liệu được thu thập phục vụ cho nghiên cứu từ năm 2010 đến 2014. 4. PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4.1. Phương pháp luận - Cơ sở khách quan đề ra chính sách tín dụng ưu đãi đối với HSSV. - Mục tiêu, ý nghĩa của chính sách tín dụng HSSV. 4.2. Phương pháp nghiên cứu 4.2.1. Phương pháp thu thập số liệu - Số liệu thứ cấp + Các số liệu về hoạt động tín dụng được thu thập trực tiếp từ các bảng kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo tài chính, bảng báo cáo thường niên tại NHCSXH chi nhánh Vĩnh Long. + Thu thập số liệu từ các cơ quan hữu quan: Bộ Giáo dục và đào tạo, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long, các nghiên cứu có liên quan. - Số liệu sơ cấp Thông qua việc phỏng vấn, điều tra một số hộ gia đình có con em đang theo học tại các trường nghề, cao đẳng, đại học trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long 4.2.2. Phương pháp phân tích - Sử dụng phương pháp thống kê, phân tích tổng hợp, phương pháp biểu đồ, so sánh và đánh giá thực trạng vốn tín dụng ưu đãi đối với HSSV từ năm 2010 đến năm 2014, đồng thời kết hợp với điều tra khảo sát và phỏng vấn trực tiếp một số hộ gia đình có con em đang theo học tại các trường nghề, cao đẳng, đại học trên địa tỉnh Vĩnh Long để biết được những kiến nghị đề xuất từ phía người thụ hưởng chính sách này nhằm đem lại hiệu quả về tín dụng ưu đãi cho HSSV. 4 Giải pháp mở rộng tín dụng ưu đãi học sinh sinh viên tại Ngân hàng Chính sách Xã hội chi nhánh Vĩnh Long -Từ những phân tích đánh giá trên đưa ra một số giải pháp cơ bản nhằm mở rộng tín dụng ưu đãi cho HSSV. 5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI Kết quả mong đợi sau khi hoàn thành luận văn này: Đề tài nghiên cứu thực trạng và giải pháp mở rộng cho vay tín dụng ưu đãi của HSSV từ năm 2010 đến năm 2014 và phân tích đánh giá hiệu quả những tồn tại để đưa ra một số các giải pháp kiến nghị khắc phục. Vì vậy, đây là đề tài nghiên cứu không những có ý nghĩa đối với NHCSXH chi nhánh Vĩnh Long mà còn có ý nghĩa đối với NHCSXH Việt Nam trong việc mở rộng tín dụng ưu đãi đối với HSSV. 6. BỐ CỤC CỦA NGHIÊN CỨU Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 03 chương. Chương 1: Tổng quan về tín dụng ưu đãi học sinh sinh viên. Chương 2: Thực trạng vốn tín dụng ưu đãi học sinh sinh viên tại Ngân hàng Chính sách Xã hội chi nhánh Vĩnh Long. Chương 3: Một số giải pháp mở rộng tín dụng ưu đãi cho học sinh sinh viên. 5 Giải pháp mở rộng tín dụng ưu đãi học sinh sinh viên tại Ngân hàng Chính sách Xã hội chi nhánh Vĩnh Long CHƯƠNG 1:TỔNG QUAN VỀ TÍN DỤNG ƯU ĐÃI HỌC SINH - SINH VIÊN 1.1. TỔNG QUAN VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG 1.1.1. Khái niệm tín dụng Tín dụng là quan hệ vay mượn, quan hệ sử dụng vốn lẫn nhau giữa người đi vay và người cho vay dựa trên nguyên tắc hoàn trả có thời hạn, có lãi. Qua đó các quan hệ tín dụng dù biểu hiện dưới hình thức nào thì cũng mang các đặc trưng sau: + Chỉ thay đổi quyền sử dụng song không làm thay đổi quyền sở hữu vốn tín dụng. + Thời hạn sử dụng vốn tín dụng được xác định dựa trên sự thỏa thuận giữa các bên tham gia quan hệ tín dụng. + Chủ sở hữu vốn tín dụng được nhận một phần thu nhập dưới hình thức lợi tức tín dụng. 1.1.2. Bản chất của tín dụng Tín dụng là hệ thống quan hệ kinh tế phát sinh giữa người đi vay và người cho vay, nhờ quan hệ ấy mà vốn tiền tệ được vận động từ chủ thể này sang chủ thể khác để sử dụng cho các nhu cầu khác nhau trong nền kinh tế xã hội. 1.1.3. Tín dụng ngân hàng Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng giữa các ngân hàng với các xí nghiệp, tổ chức kinh tế, các tổ chức và cá nhân được thực hiện dưới hình thức ngân hàng đứng ra huy động vốn bằng tiền và cho vay (cấp tín dụng) đối với các đối tượng nói trên.  Đặc điểm của tín dụng ngân hàng: + Ngân hàng huy động vốn và cho vay bằng tiền. + Trong tín dụng ngân hàng người cho vay là các NH, người đi vay là các nhà doanh nghiệp, các cá nhân… 6 Giải pháp mở rộng tín dụng ưu đãi học sinh sinh viên tại Ngân hàng Chính sách Xã hội chi nhánh Vĩnh Long + Tín dụng ngân hàng vừa là tín dụng mang tính chất sản xuất kinh doanh gắn với hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, vừa là tín dụng tiêu dùng, vì vậy quá trình vận động và phát triển của tín dụng ngân hàng không hoàn toàn phù hợp với quá trình phát triển của sản xuất và lưu thông hàng hóa. Tác dụng của tín dụng ngân hàng : + Tín dụng ngân hàng có thể cung ứng vốn cho nền kinh tế với số lượng rất lớn, với nhiều thời hạn khác nhau, với nhiều loại hình và qui mô hoạt động khác nhau, nhờ đó giúp các doanh nghiệp không những có vốn để kinh doanh mà còn có vốn để mở rộng đầu tư, đổi mới thiết bị, nhằm nâng cao năng lực sản xuất, như vậy tín dụng ngân hàng có tác dụng thúc đẩy tốc độ phát triển của nền kinh tế. + Hoạt động của tín dụng ngân hàng còn có tác động và ảnh hưởng lớn đối với tình hình lưu thông tiền tệ của đất nước. Nhờ hoạt động của tín dụng ngân hàng mà vốn tiền tệ của xã hội được huy động và sử dụng tối đa cho nhu cầu phát triển kinh tế, nó vừa có tác dụng thúc đẩy nhanh tốc độ chu chuyển vốn, vừa làm cho các chu chuyển tiền tệ được tập trung phần lớn qua hệ thống ngân hàng. Nó đã góp phần ổn định lưu thông tiền tệ, ổn định giá cả thị trường. 1.1.4.Tín dụng đối với học sinh, sinh viên 1.1.4.1. Phạm vi áp dụng Chính sách tín dụng đối với HSSV được áp dụng để hỗ trợ cho HSSV, có hoàn cảnh khó khăn góp phần trang trải chi phí cho việc học tập, sinh hoạt của HSSV trong thời gian theo học tại trường bao gồm: tiền học phí, chi phí mua sắm sách vở, phương tiện học tập, chi phí ăn, ở, đi lại. 1.1.4.2. Đối tượng vay vốn Đối tượng được vay chương trình tín dụng HSSV theo quy định tại Quyết định 157/2007/QĐ-TTg ngày 27/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ, bao gồm HSSV có hoàn cảnh khó khăn theo học tại các trường đại học (hoặc tương đương đại học), cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và tại các cơ sở đào tạo nghề được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam cụ thể: 7
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan