Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận văn khoa quản trị doanh ngiải pháp marketing nhằm phát triển tour du lịch t...

Tài liệu Luận văn khoa quản trị doanh ngiải pháp marketing nhằm phát triển tour du lịch tuyến hà nội- bangkok của chi nhánh công ty tnhh mtv lữ hành vitours tại hà nộ

.DOC
84
227
69

Mô tả:

Luận văn tốt nghiệp nghiệp Khoa: Quản trị doanh TÓM LƯỢC Luận văn của em gồm bốn chương theo khung kết cấu luận văn chung của trường Đại Học Thương Mại. Luận văn đi vào giải quyết vấn đề về giải pháp Marketing đặc biệt là giải pháp Marketing nhằm phát triển thị trường du lịch của DNTM kinh doanh dịch vụ du lịch. Trước hết em đi tìm hiểu một số lý luận cơ bản, lý thuyết chung về Marketing, thị trường du lịch và phát triển thị trường du lịch. Sau đó đi vào phân tích thực trạng của chi nhánh công ty TNHH MTV lữ hành Vitours tại Hà Nội để thấy được mặt mạnh, mặt yếu và nguyên nhân tồn tại. Vitours là đơn vị đã có những thành công nhất định trong hoạt động kinh doanh của mình. Công ty trọng tâm phát triển tour du lịch tuyến Hà Nội Bangkok. Sau khi phân tích thực trạng hoạt động Marketing của công ty về thị trường tuyến du lịch Hà Nội - BangKok em đã đưa ra những kết luận về điểm thành công, tồn tại và nguyên nhân tồn tại trong hoạt động Marketing thị trường cụ thể từ đó đưa ra giải pháp marketing phát triển thị trường tuyến du lịch đó cho công ty. Khi hoàn thành bài luận văn tốt nghiệp với đề tài này em đã có thêm nhiều kiến thức chuyên ngành Marketing thương mại và các kiến thức về hoạt động phát triển thị trường. Về phía công ty có thể tham khảo những giải pháp Marketing phát triển thị trường du lịch do em đề xuất, so sánh với mục tiêu của công ty trong những năm tới và lập kế hoạch phát triển thị trường cho công ty trong thời gian tới. SVTH: Nguyễn Thị Bích Hạnh Lớp: HQ1A - K5 Luận văn tốt nghiệp nghiệp Khoa: Quản trị doanh LỜI CẢM ƠN Sau quá trình học tập tại trường Thương Mại và thời gian thực tập tại chi nhánh công ty TNHH MTV lữ hành Vitours tại Hà Nội, luận văn tốt nghiệp của em được hoàn thành nhờ vào sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo Nguyễn Tiến Dũng và sự giúp đỡ từ phía chi nhánh công ty TNHH MTV lữ hành Vitours tại HN. Vì vậy trước khi trình bày luận văn, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới: - Thầy giáo Nguyễn Tiến Dũng khoa Quản trị Marketing đã tận tình hướng dẫn và chỉ bảo em trong suốt thời gian làm luận văn. - Ban giám đốc cùng toàn thể CBCNV các phòng ban trong chi nhánh công ty TNHH MTV lữ hành Vitours tại HN đã tạo điều kiện giúp đỡ trong quá trình thực hiện luận văn. Và cuối cùng trong khuôn khổ luận văn với thời gian nghiên cứu và kiến thức kinh nghiệm còn nhiều hạn chế, chắc chắn bài viết của em còn nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo và đóng góp ý kiến của các thầy cô và các bạn để bài luận văn hoàn thiện hơn. Hà Nội, ngày tháng năm Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Bích Hạnh SVTH: Nguyễn Thị Bích Hạnh Lớp: HQ1A - K5 Luận văn tốt nghiệp nghiệp Khoa: Quản trị doanh MỤC LỤC TÓM LƯỢC LỜI CẢM ƠN DANH MỤC BẢNG BIỂU DANH MỤC SƠ ĐỒ DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI VỀ CÁC GIẢI PHÁP MARKETING NHẰM PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TUYẾN DU LỊCH HÀ NỘI - BANGKOK CỦA CHI NHÁNH CÔNG TY TNHH MTV LỮ HÀNH VITOURS TẠI HÀ NỘI...................................................1 1.1 Tính cấp thiết của đề tài...........................................................................1 1.2 Xác lập và tuyên bố vấn đề.......................................................................3 1.3 Các mục tiêu nghiên cứu của đề tài.........................................................3 1.4 Phạm vi nghiên cứu của đề tài.................................................................4 1.5 Kết cấu luận văn tốt nghiệp......................................................................4 CHƯƠNG 2: TÓM LƯỢC LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CÁC GIẢI PHÁP MARKETING NHẰM PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG DU LỊCH CỦA DNTM KINH DOANH DỊCH VỤ DU LỊCH...............................................5 2.1 Một số định nghĩa, khái niệm cơ bản......................................................5 2.1.1 Khái niệm về Marketing, Marketing du lịch..........................................5 2.1.1.1 Khái niệm Marketing:..........................................................................5 2.1.1.2 Marketing du lịch.................................................................................5 2.1.2 Khái niệm về thị trường du lịch..............................................................6 2.1.3 Phát triển thị trường du lịch...................................................................6 2.2 Một số lý thuyết của giải pháp Marketing phát triển thị trường..........6 2.2.1 Mô hình phát triển thị trường theo quan điểm của Philip Kotler.........6 2.2.2 Mô hình phát triển thị trường của AnSoff.............................................7 SVTH: Nguyễn Thị Bích Hạnh Lớp: HQ1A - K5 Luận văn tốt nghiệp nghiệp Khoa: Quản trị doanh 2.2.3 Khái niệm Marketing- Mix và 4 nhân tố của Marketing- Mix............8 2.2.4 Lý thuyết về phát triển thị trường du lịch..............................................8 2.2.4.1 Phân loại thị trường du lịch................................................................8 2.2.4.2 Cầu trong du lịch..................................................................................9 2.2.4.3 Cung trong du lịch...............................................................................9 2.3 Tổng quan tình hình khách thể nghiên cứu của những công trình nghiên cứu những năm trước đó về đề tài..................................................10 2.4 Phân định nội dung nghiên cứu giải pháp Marketing phát triển thị trường du lịch của DNTM kinh doanh dịch vụ du lịch.............................10 2.4.1 Nghiên cứu thị trường du lịch..............................................................10 2.4.2 Giải pháp lựa chọn và định vị thị trường mục tiêu.............................11 2.4.3 Giải pháp Marketing- Mix trong du lịch..............................................12 2.4.3.1 Chính sách sản phẩm du lịch............................................................12 2.4.3.2 Chính sách giá trong du lịch.............................................................13 2.4.3.3 Chính sách phân phối trong du lịch..................................................15 2.4.3.4 Chính sách xúc tiến hỗn hợp trong kinh doanh du lịch..................16 2.4.4 Giải pháp tổ chức Marketing..............................................................17 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CÁC KẾT QUẢ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÁC GIẢI PHÁP MARKETING NHẰM PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TOUR DU LỊCH TUYẾN HÀ NỘI BANGKOK CỦA VITOURS HÀ NỘI........................................................19 3.1 Phương pháp hệ nghiên cứu các vấn đề................................................19 3.1.1 Phương pháp thu nhập dữ liệu.............................................................19 3.1.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp.............................................19 3.1.1.2 Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp...............................................19 3.1.2 Phương pháp phân tích dữ liệu............................................................20 3.1.2.1 Phương pháp phân tích dữ liệu thứ cấp...........................................20 SVTH: Nguyễn Thị Bích Hạnh Lớp: HQ1A - K5 Luận văn tốt nghiệp nghiệp Khoa: Quản trị doanh 3.1.2.2 Phương pháp phân tích dữ liệu sơ cấp.............................................20 3.2 Đánh giá tổng quan tình hình và ảnh hưởng của nhân tố môi trường đến hoạt động phát triển thị trường tuyến du lịch Hà Nội- Bang Kok của công ty.............................................................................................................20 3.2.1 Đánh giá tổng quan tình hình hoạt động kinh doanh của công ty.....20 3.2.1.1 Giới thiệu chung về công ty...............................................................20 3.2.1.2 Lĩnh vực hoạt động chủ yếu..............................................................22 3.2.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty...................................................23 3.2.1.4 Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của công ty .........................................................................................................................23 3.2.2 Những nhân tố môi trường ảnh hưởng đến giải pháp Marketing nhằm phát triển thị trường tuyến du lịch Hà Nội- Bang Kok của công ty..26 3.2.2.1 Những nhân tố thuộc môi trường vĩ mô...........................................26 3.3 Các kết quả phân tích dữ liệu.................................................................30 3.3.1 Kết quả điều tra trắc nghiệm................................................................30 3.3.2 Kết quả phân tích các dữ liệu thứ cấp..................................................31 3.3.2.1 Đặc điểm thị trường tour du lịch Hà nội BangKok..........................31 3.3.2.2 Hoạt động nghiên cứu thị trường......................................................32 3.3.2.3 Khách hàng hiện tại và thị trường mục tiêu.....................................33 3.3.2.4 Giải pháp Marketing- mix..................................................................33 3.3.2.5 Giải pháp tổ chức Marketing.............................................................37 CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TUYẾN DU LỊCH HÀ NỘI - BANGKOK........38 4.1 Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu............................................38 4.1.1 Những thành công và nguyên nhân.....................................................38 4.1.2 Những tồn tại và nguyên nhân.............................................................39 SVTH: Nguyễn Thị Bích Hạnh Lớp: HQ1A - K5 Luận văn tốt nghiệp nghiệp Khoa: Quản trị doanh 4.2 Dự báo triển vọng của môi trường và thị trường, định hướng phát triển của Vitours Hà Nội...............................................................................40 4.2.1 Dự báo triển vọng và định hướng phát triển du lịch Việt Nam..........40 4.2.2 Định hướng phát triển của công ty tromg thời gian tới......................42 4.3 Các đề xuất kiến nghị về giải pháp Marketing phát triển thị trường tuyến du lịch Hà Nội - Bang Kok của công ty.............................................43 4.3.1 Giải pháp nghiên cứu và lựa chọn thị trường.....................................43 4.3.2 Giải pháp sản phẩm..............................................................................44 4.3.3 Điều chỉnh giá phù hợp, linh hoạt.......................................................44 4.3.4 Tổ chức tốt hệ thống phân phối............................................................45 4.3.5 Giải pháp xúc tiến thương mại.............................................................46 4.3.6 Giải pháp tổ chức Marketing................................................................48 4.3.7 Giải pháp phát triển nguồn nhân lực Marketing................................48 4.3.8 Các đề xuất khác...................................................................................49 4.4 Một số kiến nghị với nhà nước và ngành du lịch..................................50 KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO CÁC PHỤ LỤC SVTH: Nguyễn Thị Bích Hạnh Lớp: HQ1A - K5 Luận văn tốt nghiệp nghiệp Khoa: Quản trị doanh DANH MỤC BẢNG BIỂU Số bảng Tên bảng Bảng 2.1 Chiếnlược marketing mix theo chu kỳ sống của sản phẩm Trang 13 Bảng 3.1 Thị trường khách công ty năm 2008-2010 34Bảng Báo cáo tài chính 24 25 3.2 Bảng dịch vụ tại BangKo k Bảng 3.3 SVTH: Nguyễn Thị Bích Hạnh Lớp: HQ1A - K5 Luận văn tốt nghiệp nghiệp Khoa: Quản trị doanh DANH MỤC SƠ ĐỒ Số sơ đồ Sơ đồ 2.1 Sơ đồ 2.2 Tên sơ đồ Ma trận AnSoff 7 Cơ cấu phòng tổ chức Marketing trong doanh nghiệp lữ 17 Sơ đồ 3.1 hành Sơ đồ bộ máy tổ chức công ty SVTH: Nguyễn Thị Bích Hạnh Trang 23 Lớp: HQ1A - K5 Luận văn tốt nghiệp nghiệp Khoa: Quản trị doanh DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt 1 2 3 4 5 6 7 8 9 CBCNV QTKD TNHH MTV BCTCHN CL DNTM TLSX Kinh tế quốc dân KTQD 10 11 ĐKKD % SVTH: Nguyễn Thị Bích Hạnh Giải thích Cán bộ công nhân viên Quản trị kinh doanh Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Báo cáo tài chính hàng năm Chênh lệch Doanh nghiệp thương mại Tư liệu sản xuất Đăng ký kinh doanh Phần trăm Lớp: HQ1A - K5 Luận văn tốt nghiệp nghiệp Khoa: Quản trị doanh CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI VỀ CÁC GIẢI PHÁP MARKETING NHẰM PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TUYẾN DU LỊCH HÀ NỘI - BANGKOK CỦA CHI NHÁNH CÔNG TY TNHH MTV LỮ HÀNH VITOURS TẠI HÀ NỘI 1.1 Tính cấp thiết của đề tài Du lịch ngày càng trở nên phổ biến trong xã hội và các hoạt động du lịch ngày càng có xu hướng gia tăng. Nó tạo ra công ăn việc làm cho lao động, mang lại nguồn thu lớn cho quốc gia đồng thời còn đóng góp đáng kể cho sự phát triển của nền kinh tế toàn cầu. Hoà chung vào xu thế phát triển của nhân loại, ngành du lịch Việt Nam cũng đang phát triển mạnh mẽ, đạt được nhiều thành tựu rất đáng khích lệ. Trong những năm gần đây, số lượng khách đến du lịch Việt Nam đã tăng đáng kể, mang lại nguồn thu khá lớn cho ngành du lịch nói riêng và kinh tế - xã hội nói chung. Nếu như năm 1997, Việt Nam mới đón được khoảng 1,7 triệu lượt khách quốc tế, còn khách du lịch nội địa là 8,5 triệu lượt người, thì đến năm 2002, số lượng khách quốc tế đến Việt Nam đã lên tới 2,6 triệu lượt người, lượng khách du lịch nội địa vào khoảng 16 triệu lượt người. Năm 2003 được coi là “năm vàng “của du lịch Việt Nam với doanh thu khoảng 25.000 tỷ VNĐ. Năm 2003, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn do đại dịch SARS ở Châu Á và một số nước trên thế giới gây ra nhưng du lịch Việt Nam vẫn đón 2,2 triệu lượt khách quốc tế và 13 triệu lượt khách nội địa, doanh thu toàn ngành đạt 20.000 tỷ VNĐ, tuy có giảm nhưng vẫn giữ ở mức ổn định. Đó là sự cố gắng nỗ lực rất lớn của ngành du lịch Việt Nam. Du lịch Việt Nam đang đứng trước những vận hội và thách thức mới. Phát triển mạnh mẽ kinh doanh lữ hành là một trong những hướng đi chủ yếu của du lịch nước ta. Nền kinh tế đất nước phát triển mạnh, điều kiện sống của con người ngày càng được cải thiện, nhu cầu đi du lịch càng tăng. Địa điểm du lịch được lựa chọn không còn chỉ giới hạn tại một quốc gia mà còn mở rộng ra quốc tế. Việc thực hiện các chương trình du lịch, đặc biệt là các chương trình Outbound của từng đơn vị trong ngành, đóng vai trò then chốt đối với hoạt động kinh doanh lữ hành. Cầu du lịch càng gia tăng thì cung du lịch cũng ngày càng phát triển phong phú đa dạng. Từ đó SVTH: Nguyễn Thị Bích Hạnh 1 Lớp: HQ1A - K5 Luận văn tốt nghiệp nghiệp Khoa: Quản trị doanh làm cho vấn đề cạnh tranh trong du lịch ngày càng gay gắt. Số lượng các hãng du lịch, khách sạn, nhà hàng, khu vui chơi giải trí liên tục tăng lên. Nhu cầu của khách hàng ngày càng cao, là đối tượng chỉ trả cho các hoạt động mình tham gia. Sự gia tăng của các cơ sở kinh doanh du lịch càng tạo điều kiện cho họ có khả năng lựa chon được đơn vị phù hợp nhất, làm thỏa mãn nhu cầu của họ. Vì vậy, thực tế, các công ty kinh doanh dịch vụ cần thiết phải có những nỗ lực Marketing để phát triển, thu hút khách hàng đến với công ty của mình. Các hoạt động Marketing không những tìm kiếm khách hàng cho doanh nghiệp, mà còn đẩy mạnh việc tiêu thụ các sản phẩm và dịch vụ, điều phối sự kết nối các hoạt động doanh nghiệp với thị trường, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh găy gắt hiện nay. Là một doanh nghiệp Nhà nước, chi nhánh trực thuộc công ty TNHH MTV lữ hành Vitours có trụ sở tại Đà Nẵng, tuy mới thành lập trong khoảng thời gian không lâu nhưng luôn cố gắng phát huy tính năng động sáng tạo và nhạy bén với cơ chế thị trường và đã đạt được một số thành công. Song cũng như đa số các doanh nghiệp mới thành lập, việc thực hiện quảng cáo cho thương hiệu và các sản phẩm dịch vụ chưa có sự quan tâm thỏa đáng, đặc biệt với dòng sản phẩm du lịch Outbound. Hiện tại, du lịch Outbound của Trung tâm chủ yếu là tới các nước trong khu vực như Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Singapore, Hồng Kông và một số nước Châu Âu. Trong đó Du lịch Outbound tuyến Hà Nội- BangKok đang là trọng tâm phát triển của Trung tâm với mục tiêu tăng trưởng trong thời gian tới. Theo báo cáo kết quả kinh doanh của công ty, doanh thu từ tour du lịch này chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu, số lượng khách tham gia tour du lịch với công ty tăng qua các năm. Như năm 2008, Vitours đón và đưa 145 khách du lịch sang Thái Lan, năm 2010 đạt 357 khách và là thị trường được công ty chú trọng phát triển, mở rộng với những mục tiêu đặt ra là thu hút được nhiều khách Việt tham gia với công ty. Đối tượng Vitours hướng tới là khách hàng có thu nhập cao, khách hàng tổ chức và tập khách hàng cá nhân là hộ gia đình, học sinh sinh viên là tập khách hàng tiềm năng, cùng với sự liên kết với bộ phận có thẩm quyền bên nước bạn mở rộng tuyến điểm SVTH: Nguyễn Thị Bích Hạnh 2 Lớp: HQ1A - K5 Luận văn tốt nghiệp nghiệp Khoa: Quản trị doanh khai thác những điểm đến mới nối liền từ BangKok, hay đưa tour du lịch thành tour khởi hành hàng tháng, không chịu sự phụ thuộc của tính thời vụ. Đây là thị trường không còn mới mẻ với nhiều công ty. Vì vậy, trong tình hình cạnh tranh hết sức gay gắt, số lượng các công ty lữ hành tham gia thị trường du lịch này ngày càng tăng nhanh, để đạt được mức tăng trưởng theo kế hoạch đề ra thì việc thiết lập các giải pháp Marketing chung của trung tâm và giải pháp Marketing riêng biệt cho thị trường khách outbound đi Thái Lan cần được chú trọng hàng đầu. 1.2 Xác lập và tuyên bố vấn đề Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của công ty và nhận thức của bản thân, từ những vướng mắc còn tồn tại trong quá trình xây dựng thực hiện những giải pháp Marketing nhằm phát triển thị trường tour du lịch điểm mạnh và thu hút nhu cầu khách hàng cao cấp, khách hàng mục tiêu, khách hàng tiềm năng mà Vitours hướng tới, để thoả mãn nhu cầu khám phá, trải nghiệm những điểm đến mới, đặc biệt công ty chú trọng điểm đến BangKok - Thái Lan trong khi du lịch trong nước chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu của họ, và qua quá trình thực tập tại Vitours, em xin lựa chọn nghiên cứu đề tài luận văn tốt nghiệp của mình là: “Giải pháp Marketing nhằm phát triển tour du lịch tuyến Hà Nội- BangKok của chi nhánh công ty TNHH MTV lữ hành Vitours tại Hà Nội”. Với mong muốn tìm hiểu rõ hơn về hoạt động kinh doanh Outbound tại một doanh nghiệp lữ hành cụ thể cũng việc sử dụng những giải pháp Marketing để có thể mở rộng thị trường, thu hút được nhiều khách trong nước Việt Nam đi du lịch Thái lan. 1.3 Các mục tiêu nghiên cứu của đề tài - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về giải pháp Marketing nhằm phát triển thị trường du lịch của công ty lữ hành... - Tìm hiểu, phân tích, đánh giá thực trạng các giải pháp Marketing nhằm phát triển thị trường tour du lịch outbound Hà Nội - BangKok. - Đưa ra 1 số giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường các giải pháp Marketing nhằm phát triển thị trường tour du lịch Hà Nội - BangKok. SVTH: Nguyễn Thị Bích Hạnh 3 Lớp: HQ1A - K5 Luận văn tốt nghiệp nghiệp Khoa: Quản trị doanh 1.4 Phạm vi nghiên cứu của đề tài Đề tài nghiên cứu giải pháp Marketing nhằm phát triển tour du lịch tuyến Hà Nội- BangKok của đơn vị khảo sát. Không gian nghiên cứu: Chi nhánh công ty TNHH MTV lữ hành Vitours tại Hà Nội, phòng thị trường. Thời gian nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu các số liệu thực tế trong 3 năm 2008, 2009, 2010. 1.5 Kết cấu luận văn tốt nghiệp Ngoài phần tóm lược, lời cảm ơn, danh mục bảng biểu, dạnh mục từ viết tắt, tài liệu tham khảo và các phụ lục, đề tài luận văn tốt nghiệp bao gồm 4 chương: Chương 1: Tổng quan nghiên cứu đề tài về các giải pháp Marketing nhằm phát triển thị trường tuyến du lịch Hà Nộii- BangKok của chi nhánh công ty TNHH MTV lữ hành Vitours tại Hà Nội. Chương 2: Tóm lược lý luận cơ bản về các giải pháp Marketing nhằm phát triển thị trường du lịch của DNTM kinh doanh dịch vụ du lịch Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và các kết quả phân tích thực trạng các giải pháp Marketing nhằm phát triển thị trường tour du lịch tuyến Hà NộiBang Kok của Vitours Hà Nội Chương 4: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển tour du lịch tuyến Hà Nội - Bang Kok SVTH: Nguyễn Thị Bích Hạnh 4 Lớp: HQ1A - K5 Luận văn tốt nghiệp nghiệp Khoa: Quản trị doanh CHƯƠNG 2: TÓM LƯỢC LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CÁC GIẢI PHÁP MARKETING NHẰM PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG DU LỊCH CỦA DNTM KINH DOANH DỊCH VỤ DU LỊCH 2.1 Một số định nghĩa, khái niệm cơ bản 2.1.1 Khái niệm về Marketing, Marketing du lịch 2.1.1.1 Khái niệm Marketing: Marketing là quá trình làm việc với thị trường để thực hiện các cuộc trao đổi nhằm thỏa mãn những nhu cầu và mong muốn của con người. cũng có thể hiểu, marketing là một dạng hoạt động của con người (bao gốm cả tổ chức) nhằm thỏa mãn các nhu cầu và mong muốn thông qua trao đổi. (Nguồn: Giáo trình Marketing căn bản trường Đại Học KTQD) 2.1.1.2 Marketing du lịch Theo định nghĩa của tổ chức du lịch thế giới: Marketing du lịch là một quá trình quản trị thông qua việc nghiên cứu, dự đoán, tuyển chọn dựa trên nhu cầu của du khách, doanh nghiệp có thể đem sản phẩm du lịch ra thị trường sao cho phù hợp với mục đích, thu nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp đó. Vậy Marketing du lịch được hiểu: là quá trình nghiên cứu, phân tích những nhu cầu của khách hàng, những sản phẩm, dịch vụ du lịch và những phương thức cung ứng hỗ trợ để đưa khách hàng đến với sản phẩm du lịch của doang nghiệp nhằm thỏa mãn nhu cầu của họ đồng thời đạt những mục tiêu của tổ chức. Theo Giáo trình Marketing du lịch - Nhà xuất bản Đại học kinh tế quốc dân: Marketing du lịch là sự ứng dụng Marketing trong lĩnh vực du lịch. Mục đích của Marketing du lịch: Làm hài lòng khách hàng, xây dựng lòng trung thành của khách hàng, thắng lợi trong cạnh tranh, lợi nhuận trong dài hạn, hướng tới sự phát triển bền vững của nơi đến du lịch. Vai trò của marketing du lịch: Liên kết giữa mong muốn của người tiêu dùng trên thị trường mục tiêu với các nguồn lực bên trong của công ty. Chức năng của Marketing du lịch: - Làm cho sản phẩm luôn luôn thích ứng với thị trường SVTH: Nguyễn Thị Bích Hạnh 5 Lớp: HQ1A - K5 Luận văn tốt nghiệp nghiệp Khoa: Quản trị doanh - Định giá bán và điều chỉnh các mức giá bán cho phù hợp với quan hệ cung cầu và từng gia đoạn của chu kỳ sống sản phẩm - Đưa sản phẩm từ nơi sản xuất đến người tiêu dùng - Truyền tin về sản phẩm, thu hút và quyến rũ người tiêu dùng về phía sản phẩm của công ty, của nơi đến du lịch. 2.1.2 Khái niệm về thị trường du lịch Theo nghĩa rộng: Thị trường du lịch là nơi tập hợp người mua, người bán sản phẩm hiện tại và tiềm năng. Người mua với tư cách là người tạo ra thị trường du lịch và người bán với tư cách là người tạo ra ngành du lịch. Theo nghĩa hẹp: Thị trường du lịch là nhóm người mua có nhu cầu và mong muốn về một sản phẩm du lịch hay một dãy sản phẩm du lịch cụ thể được đáp ứng hoặc chưa được đáp ứng. Thị trường Outbound: Thị trường Outbound là một trong những thị trường mục tiêu của doanh nghiệp du lịch, nó là một đoạn thị trường bao gồm các phần tử có nhu cầu đi du lịch nước ngoài mà doanh nghiệp du lịch có thể đáp ứng được thông qua các chương trình du lịch Outbuond. 2.1.3 Phát triển thị trường du lịch Phát triển thị trường du lịch: Phát triển thị trường du lịch có thể được hiểu là các nỗ lực của các nhà làm Marketing trong việc tìm kiếm thị trường, tìm kiếm nhu cầu của khách du lịch nhằm mở rộng các nhóm người mua sản phẩm du lịch. (Nguồn: Bài giảng Marketing Du Lịch Trường CĐ Du Lịch Hà Nội, xuất bản 2007) 2.2 Một số lý thuyết của giải pháp Marketing phát triển thị trường 2.2.1 Mô hình phát triển thị trường theo quan điểm của Philip Kotler Theo Philip Kotler có 2 hướng chính để phát triển thị trường là phát triển thị trường theo chiều sâu và phát triển thị trường theo chiều rộng. Phát triển theo chiều sâu là thị trường hiện tại tăng thêm bao gồm việc thâm nhập thị trường hiện tại và phát triển sản phẩm. Phát triển theo chiều rộng là việc bán hàng tại thị trường mới. Từ đó, công ty sẽ xác định hướng phát triển thị trường cho công ty mình, tùy theo tình hình thực tế và năng lực cho doanh nghiệp, cũng như phương hướng đề ra SVTH: Nguyễn Thị Bích Hạnh 6 Lớp: HQ1A - K5 Luận văn tốt nghiệp nghiệp Khoa: Quản trị doanh trong tương lai. Sau khi xác định rõ định hướng thị trường cần đi sâu nghiên cứu, phân tích vấn đề, xác định được những giải pháp Marketing phù hợp tương thích cho chiến lược đó. 2.2.2 Mô hình phát triển thị trường của AnSoff Theo quan điểm của AnSoff thì việc phát triển thị trường có thể dựa theo mô Hiện tại hình cặp sản phẩm - thị trường được thể hiện ở sơ đồ dưới đây: Sản phẩm Thị Trường Hiện tại Mới Phát triển sản phẩm Mới Thâm nhập thị trương Phát triển thị trường Đa dạng hóa sản phẩm Sơ đồ 2.1: Ma trận AnSoff Có bốn chiến lược được thể hiện dựa trên cặp sản phẩm - thị trường đó là chiến lược thâm nhập thị trường, phát triển sản phẩm, phát triển thị trường và đa dạng hóa sản phẩm. Các chiến lược sẽ được áp dụng một cách linh hoạt tùy từng doanh nghiệp, và mỗi chiến lược phát triển thị trường cần có những biện pháp Marketing riêng để thích ứng cho mình một cách tốt nhất và từng bước phát triển thị trường hiệu quả. Doanh nghiệp cần phải dựa vào những tiềm năng sẵn có, và mục đích của mình định thực hiện đó là bán sản phẩm mới sản phẩm hiện có hay là bán sản phẩm trên thị trường hiện tại, cả 4 chiến lược của AnSoff đều nhằm tăng doanh số bán và SVTH: Nguyễn Thị Bích Hạnh 7 Lớp: HQ1A - K5 Luận văn tốt nghiệp nghiệp Khoa: Quản trị doanh chiếm lĩnh thị trường. Nhưng kết quả đạt được sẽ khác nhau tùy thuộc vào trình độ quản lý cũng như điều kiện của doanh nghiệp. 2.2.3 Khái niệm Marketing- Mix và 4 nhân tố của Marketing- Mix Marketing Mix là tập hợp các yếu tố trên thị trường mà công ty kiểm soát được đồng thời sử dụng các yếu tố này như những công cụ tác động vào mong muốn của người tiêu dùng trên thị trường mục tiêu, nhằm biến các mong muốn đó thành cầu thị trường về sản phẩm của công ty mình. Các nhân tố của Marketing Mix bao gồm 4P: Product, Price, Place, Promotion. - Sản phẩm (Product): Bao gồm các nội dung xác định tên thương hiệu, chức năng, kiểu dáng, chất lượng, độ an toàn, bao bì, sửa chữa và hỗ trợ, bảo hành, thiết bị và dịch vụ, chu kỳ sống của sản phẩm, phát triển sản phẩm mới. - Giá cả (Price): Bao gồm các yếu tố tác động đến giá cả, xác định danh mục giá cả, chiết khấu, phân bổ, thời hạn thanh toán, điều khoản tín dụng. - Phân phối (Place): Phân phối bao gồm các nội dung: Kênh phân phối, sự bao quát thị trường (tính bao quát, tính riêng biệt, tính tuyển chọn), những nhà phân phối chuyên biệt, quản lý kiểm kê, kho bãi, trung tâm phân phối, quá trình đặt hàng, vận chuyển. - Xúc tiến hỗn hợp (Promotion): Bao gồm các nội dung: Chiến lược khuyến mại, quảng cáo, bán hàng cá nhân và đội ngũ bán hàng, khuyến mại bán hàng, quan hệ công chúng và quảng bá, ngân sách dành cho truyền thông trong Marketing. ( Nguồn: www.tvad.com.vn và Giáo trình Marketing cơ bản) 2.2.4 Lý thuyết về phát triển thị trường du lịch 2.2.4.1 Phân loại thị trường du lịch Căn cứ vào tình hình thị trường: Thị trường du lịch thực tế, thị trường du lịch tiềm năng. Căn cứ vào tiêu thức địa lý chính trị: Thị trường quốc tế, thị trường nội địa, thị trường quốc gia, thị trường khu vực, thị trường du lịch thế giới. Theo tính chất hoạt động và trạng thái của thị trường gồm có: Thị trường nhận khách, thị trường gửi khách, thị trường hiện tại, thị trường tiềm năng, thị trường SVTH: Nguyễn Thị Bích Hạnh 8 Lớp: HQ1A - K5 Luận văn tốt nghiệp nghiệp Khoa: Quản trị doanh quanh năm, thị trường thời vụ. Theo thành phần sản phẩm du lịch gồm có: Thị trường vận chuyển khách du lịch, lưu trú, ăn uống, trọn gói…. 2.2.4.2 Cầu trong du lịch Cầu du lịch là mong muốn về dịch vụ hàng hóa du lịch có khả năng thanh toán, có thời gian rỗi cho việc tiêu dùng du lịch và sẵn sàng mua dịch vụ của khách du lịch. Cầu trong du lịch có đặc trưng: - Cầu chủ yếu về dịch vụ - Đa dạng, phong phú - Tính linh hoạt cao - Cách xa cung về không gian, phân tán - Mang tính chu kỳ Các yếu tố ảnh hưởng đến cầu du lịch: - Nhóm yếu tố tự nhiên - Nhóm yếu tố văn hóa xã hội - Nhóm yếu tố kinh tế - Các yếu tố khác: truyền thông, marketing, môi trường, giao thông, chính trị….. 2.2.4.3 Cung trong du lịch Cung du lịch là khả năng cung ứng dịch vụ hàng hóa nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch. Cung du lịch là toàn bộ mối quan hệ giữa lượng cung và giá cả (có khả năng bán và sẵn sàng bán). Đặc trưng của cung du lịch: - Cung du lịch chủ yếu không tồn tại ở dạng hiện vật - Không linh hoạt - Ít có khả năng thích ứng khi cầu biến động - Có tính chuyên môn hóa cao - Các yếu tố ảnh hưởng đến cung du lịch: - Cầu du lịch SVTH: Nguyễn Thị Bích Hạnh 9 Lớp: HQ1A - K5 Luận văn tốt nghiệp nghiệp Khoa: Quản trị doanh - Sự phát triển của lực lượng sản xuất - Giá trị của tài nguyên du lịch - Các yếu tố đầu vào - Số lượng người tham gia sản xuất - Mức độ tập trung hóa - Chính sách thuế của chính phủ - Chính sách phát triển du lịch - Các yếu tố khác 2.3 Tổng quan tình hình khách thể nghiên cứu của những công trình nghiên cứu những năm trước đó về đề tài Là một chi nhánh mới được thành lập cách đây chưa lâu (2008), trực thuộc công ty TNHH MTV lữ hành Vitours. Từ đó đến nay chưa có một công trình nghiên cứu nào của nhân viên trong công ty hay sinh viên thực tập các năm trước về các giải pháp Marketing phát triển tour du lịch Hà Nội - BangKok. Về phía các đề tài nghiên cứu của các khóa trước: Luận văn các khóa trước cũng có một số đề tài nghiên cứu về vấn đề giải pháp Marketing của công ty du lịch nhưng đó là những giải pháp nhằm thu hút khách nội địa hay khách quốc tế như: Giải pháp Marketing nhằm thu hút khách quốc tế của công ty TNHH du lịch Vina hay Giải pháp Marketing nhằm thu hút khách nội địa của khách sạn Star view hay đề tài Giải pháp Marketing nhằm thu hút khách nội địa của khách sạn Movenpick. Cho đến nay chưa có đề tài nào về giải pháp Marketing phát triển thị trường sản phẩm dịch vụ du lịch. Vì vậy, theo cách tiếp cận của bản thân, em xin khẳng định: Đề tài là duy nhất và không bị trùng lặp với các công trình nghiên cứu khác. 2.4 Phân định nội dung nghiên cứu giải pháp Marketing phát triển thị trường du lịch của DNTM kinh doanh dịch vụ du lịch 2.4.1 Nghiên cứu thị trường du lịch Thị trường du lịch không đồng nhất mà có nhiều loại và mỗi loại thị trường lại có những đặc thù khác nhau nên việc phân loại thị trường du lịch sẽ giúp cho doanh nghiệp có khả năng xác định tốt hơn thị trường mục tiêu. Khi tiến hành phân loại thị SVTH: Nguyễn Thị Bích Hạnh 10 Lớp: HQ1A - K5 Luận văn tốt nghiệp nghiệp Khoa: Quản trị doanh trường, có thể sử dụng những tiêu thức: địa lý chính trị, đặc điểm không gian cung cầu, tình hình thị trường, tính mùa vụ… Thị trường du lịch luôn biến động do cung và cầu du lịch có sự thay đổi bởi ảnh hưởng của những yếu tố khác nhau. Vậy nên, khi nghiên cứu thị trường du lịch cần phải nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến cung và cầu trên thị trường nhằm giúp các doanh nghiệp có được những cách ứng xử phù hợp đảm bảo hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh. Quá trình nghiên cứu thị trường bao gồm một số giai đoạn: Xác định nhu cầu về thông tin, thu thập và xử lý thông tin, ra quyết định. Người ta thường sử dụng một số biện pháp sau để nghiên cứu thị trường: phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp quan sát, phương pháp điều tra thăm dò, phương pháp khác. Tùy theo từng giai đoạn nghiên cứu mà người ta có thể sử dụng những phương pháp nghiên cứu khác nhau. 2.4.2 Giải pháp lựa chọn và định vị thị trường mục tiêu Để phục vụ cho việc phân tích cơ hội thị trường, xác định thị trường mục tiêu, hoạch định chương trình Marketing, tổ chức thực hiện và kiểm soát các nỗ lực Marketing, quản trị Marketing cần phải ước tính được cầu hiện tại và tương lai. Do cầu thị trường luôn gắn với ngành hàng, quy mô, thời gian và không gian nên doanh nghiệp phải nắm vững một số khái niệm liên quan đến lượng hóa cầu như: tổng cầu, cầu doanh nghiệp, cầu của thị trường khu vực, tiềm năng thị trường, tiềm năng của doanh nghiệp... Nhiệm vụ chủ yếu là ước tính cầu hiện tại. Phương pháp được sử dụng để ước tính chỉ tiêu này có thể là phương pháp xây dựng thị trường (thị trường TLSX) hoặc phương pháp đa chỉ số (thị trường tư liệu tiêu dùng). Để ước tính được cầu tương lai, doanh nghiệp có thể sử dụng một số phương pháp chủ yếu như: thăm dò ý định người mua, tổng hợp ý kiến của lực lượng bán hàng, ý kiến chuyên gia…Dự đoán là một công việc khó khăn nên họ phải áp dụng quy trình 3 giai đoạn: Dự báo vĩ mô, dự báo nghành và dự báo mức tiêu thụ của doanh nghiệp. SVTH: Nguyễn Thị Bích Hạnh 11 Lớp: HQ1A - K5
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan