Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận văn khóa luận xung đột gia đình, gia đình, hà nội, xã hội học gia đình...

Tài liệu Luận văn khóa luận xung đột gia đình, gia đình, hà nội, xã hội học gia đình

.PDF
14
163
145

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA XÃ HỘI HỌC NGUYỄN HỒNG HÀ MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN XUNG ĐỘT TRONG GIA ĐÌNH VỢ CHỒNG TRẺ TẠI HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC Hà Nội - 2003 1 Mục lục Trang PHẦN MỞ ĐẦU 1- Lý do chọn đề tài 2 – Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 3- Đối tượng, khách thể nghiên cứu 4- Giả thuyết nghiên cứu 5- Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 6- Khung lý thuyết PHẦN NỘI DUNG CHÍNH 3 4 5 5 5 8 Chƣơng I – Cơ sở lý luận thực tiễn của đề tài 1- Cơ sở lý luận - Lý thuyết - Khái niệm công cụ 2- Cơ sở thực tiễn 2.1 – Tổng quan tình hình nghiên cứu 2.2 Sơ lược địa bàn nghiên cứu 9 9 9 12 21 21 23 II- Chƣơng 2: Một số nguyên nhân và các dạng xung đột A- Thực trạng xung đột trong gia đình trẻ 1- Hình thức xung đột 2- Các nguyên nhân dẫn tới xung đột 3- Tần số xung đột 4- Các giai đoạt xuất hiện xung đột trong đời sống vợ chồng trẻ 26 26 26 27 28 B- Một số nguyên nhân I- Xung đột về quan điểm sống II-Xung đột về ứng xử III-Xung đột về kinh tế IV- Xung đột do không hòa hợp về đời sống tình dục Kết luận và Kiến nghị Danh mục tài liệu tham khảo 28 55 57 81 87 92 2 PHẦN MỞ ĐẦU 1- Lý do chọn đề tài Trong đời sống xã hội từ xưa đến nay, gia đình có một vị trí vô cùng quan trọng. Đối với người Việt Nam, gia đình mang một giá trị cao cả, thiêng liêng. Hôn nhân và gia đình luôn biến đổi cùng với sự biến đổi của nền kinh tế – xã hội. Gia đình Việt Nam hiện nay đang phải đương đầu với nhiều thử thách mới khi chuyển từ mô hình gia đình truyền thống sang mô hình gia đình hiện đại. Thực tế cho thấy, sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng không tương xứng với sự phát triển văn hoá - xã hội đã làm khủng hoảng nhiều hệ thống giá trị tinh thần, đạo đức của nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Tỷ lệ ly hôn ở các cặp vợ chồng trẻ đặc biệt ở khu vực thành phố hiện nay đang có xu thế tăng lên, kéo theo nhiều hậu quả tiêu cực về mặt xã hội. Theo số liệu thống kê ngành toà án (1993), tỷ lệ ly hôn ở thành phố là 3.33% ; tỷ lệ ly thân ở thành phố là 1,77% [7, tr.14]. Báo An ninh thủ đô số 379 ra ngày 16 –2-2002 đã thống kê từ tháng 1 đến tháng 10-2001, các toà án quận, huyện trên 61 tỉnh thành trong cả nước đã thụ lý 35.326 vụ án về hôn nhân và gia đình. Trong số đó có đến 21.013 vụ do các nguyên nhân về xung đột trong gia đình, 2092 vụ do nguyên nhân ngoại tình, 8628 vụ ly hôn vì những nguyên nhân khác. Như vậy, xung đột trong gia đình là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến ly hôn. Vậy nguồn gốc của các xung đột trong gia đình như thế nào? Những nhân tố nào tác động đến xung đột trong gia đình? Các cặp vợ chồng giải quyết xung đột như thế nào? Nhân tố nào tác động đến cách giải quyết đó? Nghiên cứu nguồn gốc của xung đột gia đình cũng như cách giải quyết xung đột sẽ giúp chúng ta hiểu được độ bền vững của hôn nhân cũng như các nhân tố tác động tới độ bền vững này. - Dưới góc độ Xã hội học, gia đình được coi là một nhóm nhỏ, do vậy sự tương hợp giữa các thành viên trong nhóm là rất cần thiết cho sự tồn tại của nhóm một cách bình thường. Sự tương hợp này sẽ tạo ra sự cố kết bên trong nhóm và sự bền vững của nhóm. Sự khác biệt quá lớn về động cơ, mục đích, nhu cầu, lợi ích, định hướng giá trị … giữa các thành viên trong nhóm sẽ dẫn đến mâu thuẫn, xung đột. Gia đình tồn tại và phát triển trên cơ sở các hoạt động chung, các xung đột kéo dài giữa vợ và chồng sẽ 3 ảnh hưởng đến các hoạt động chung và sẽ ảnh hưởng đến sự bền vững của hôn nhân. Vì thế, Nghiên cứu nguyên nhân xung đột trong gia đình đang trởthành một vấn đề cấp bách, có ý nghĩa thực tiễn to lớn. Về mặt lý luận, trên cơ sở vận dụng các lý thuyết xã hội học về gia đình lý giải các nguyên nhân xung đột trong gia đình vợ chồng trẻ, góp phần làm phong phú thêm các lý thuyết về gia đình. Góp phần vào nghiên cứu lý luận, củng cố và bổ sung tri thức cho xã hội học gia đình. Về mặt thực tiễn, những kết quả điều tra thực tế của đề tài góp phần bổ sung tư liệu thực tế, làm tài liệu tham khảo và cơ sở cho các nghiên cứu khác…. Vì thế tìm hiểu các nguyên nhân xung đột trong gia đình, tìm biện pháp giải quyết các xung đột đang là một vấn đề đáng quan tâm. Vì thế chúng tôi thực hiện đề tài này với những lý do sau: a- Những xung đột gia đình làm cho tỷ lệ ly hôn cao. b- Tầm quan trọng của sự ổn định gia đình trong sự phát triển xã hội nói chung và các thành viên trong gia đình nói riêng. c- Những biến đổi kinh tế – xã hội kéo theo sự thay đổi trong gia đình, lý giải những nguyên nhân xung đột trong quan hệ giữa vợ và chồng dưới góc độ lý luận và thực tiễn đang trở nên rất cần thiết. d- Nghiên cứu nguyên nhân xung đột để tìm hiểu các loại xung đột, các hình thức và sự phát triển xung đột trong giai đoạn hiện nay. 2- Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu : 2.1. Mục đích nghiên cứu: - Thông qua tác động của các yếu tố Kinh tế, văn hóa chính trị, xã hội để tìm hiểu nguyên nhân xung đột trong gia đình của các cặp vợ chồng trẻ ở Hà Nội hiện nay. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Tìm hiểu thực trạng xung đột trong các cặp vợ chồng trẻ hiện nay - Phân tích các nguyên nhân xung đột trong gia đình dưới các góc độ quan điểm sống, cách ứng xử, đời sống kinh tế của gia đình, sự hoà hợp trong quan hệ tình dục. - Xem xét tác động của các yếu tố kinh tế, văn hoá, chính trị,… tới xung đột và cách thức giải quyết xung đột trong gia đình. 4 3- Đối tượng, khách thể nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là: Nguyên nhân xung đột trong gia đình vợ chồng trẻ ở Hà Nội. - Khách thể nghiên cứu là các cặp vợ chồng tuổi từ 18-30. - Phạm vi khảo sát: phường Nghĩa tân – Quận Cầu Giấy và phường Cửa Đông – Quận Hoàn Kiếm 4- Giả thuyết nghiên cứu - Trong nền kinh tế thị trường sự biến đổi các yếu tố kinh tế xã hội làm tăng các xung đột trong gia đình trẻ. - Những xung đột trong quan hệ vợ chồng bắt nguồn từ sự khác biệt về quan điểm sống của hai vợ chồng. - Mối quan hệ giữa vợ chồng với các thành viên khác trong gia đình, họ hàng là một trong những lý do dẫn đến xung đột giữa hai vợ chồng. - Yếu tố kinh tế có ảnh hưởng đến sự ổn định trong gia đình. - Các cặp vợ chồng có sự khác biệt về trình độ học vấn, nghề nghiệp, lứa tuổi có cách xử lý xung đột khác nhau. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1- Phương pháp luận Mác-xít Phương pháp luận Mác xít chỉ rõ: “Những nguyên lý cơ bản của lý luận Mác – Lê nin về xã hội là nguyên lý duy vật, nguyên lý phát triển, nguyên lý tính hệ thống, nguyên lý tính phản ánh …” [15, tr.13]. Sử dụng hệ thống quan điểm trên để nghiên cứu nguyên nhân xung đột trong gia đình vợ chồng trẻ: - Theo quan điểm lịch sử: - Không tách gia đình với hoàn cảnh kinh tế, văn hoá - xã hội của đất nước trong các giai đoạn lịch sử cũng như hiện nay. - Theo quan điểm hệ thống: Gia đình là tế bào của xã hội, là một bộ phận hợp thành của một chỉnh thể thống nhất bao gồm một hệ thống các yếu tố có liên hệ và tác động qua lại lẫn nhau. Nghiên cứu nguyên nhân 5 xung đột trong gia đình cần phải đặt trong mối tương quan, tác động qua lại qua các yếu tố như: Văn hoá, Chính trị, Kinh tế …. - Theo quan điểm phát triển: Gia đình luôn luôn vận động và biến đổi không ngừng. Theo đó hàng loạt các cơ cấu, chức năng của gia đình cũng như vị thế vai trò của các thành viên trong gia đình cũng không ngừng vận động và biến đổi. 5.2. Phương pháp nghiên cứu 5.2.1 - Phương pháp phân tích tài liệu Mục đích cơ bản của phương pháp này là dựa trên cơ sở tổng quan của các nghiên cứu trong và ngoài nước nhằm làm rõ cơ sở lý luận của đề tài. Tham khảo các nguồn tư liệu khác nhau: Những hồ sơ, văn bản, các tài liệu lưu trữ, các nguồn sách báo, tạp chí trong và ngoài nước nhằm bổ sung những tư liệu cho việc điều tra. 5.2.2 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Đây là phương pháp cơ bản, chủ yếu sử dụng để thu thập thông tin về nhận thức, hành vi của những vợ hoặc chồng có độ tuổi từ 18-30. Bảng hỏi được thiết kế để hỏi chung cho tất cả các đối tượng điều tra trong mẫu chọn. - Nội dung bảng hỏi chia thành các nhóm thông tin chính như sau: + Các thông tin về bản thân người được hỏi (Tuổi, giới tính, trình độ học vấn, nghề nghiệp …) + Các thông tin về quan điểm lối sống (về các vấn đề sinh con; Sử dụng tiền; về vấn đề tình dục …) + Các thông tin về kinh tế (mức thu nhập; người đóng góp ngân sách, người quản lý tiền ..) + Thông tin về quan hệ họ hàng bên nội, bên ngoại, quan hệ bạn bè … + Các thông tin về xung đột trong gia đình (hình thức, mức độ, thời gian diễn ra , hình thức giải quyết xung đột …) Cách thức chọn mẫu: Sử dụng phương pháp chọn mẫu cụm trên cơ sở đó có khung mẫu gồm hai cụm là phường Nghĩa Tân – quận Cầu Giấy và 6 phường Cửa Đông – quận Hoàn Kiếm. Sau đó lấy mẫu ngẫu nhiên đơn giản với kích thước mẫu là 300, tiếp tục sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng có được cơ cấu mẫu như sau: 300 người Tầng 1: Khu vực 150 người ở Cửa Đông 150 người ở Nghĩa Tân Tầng 2: Giới tính 72 Nam 78 Nữ 72 Nam 78 Nữ Sau khi hoàn thành quá trình khảo sát thực địa, các thông tin định lượng được kiểm tra, mã hoá và xử lý bằng phần mềm thống kê SPSS 12.0. Các bảng tần suất (Frequencies) và các bảng tương quan (Crosstabulation) giữa các biến số được sử dụng như là sản phẩm chính trong báo cáo nghiên cứu. Những thông tin định tính được lựa chọn, khái quát hoá, trích dẫn nhằm phục vụ theo từng chủ đề của luận văn. 5.2.3 Phương pháp phỏng vấn sâu: Bổ sung các dữ liệu định tính, nhằm hiểu sâu hơn về vấn đề nghiên cứu và góp phần lý giải những kết quả định lượng thu được. Phương pháp phỏng vấn sâu được tiến hành 2 giai đoạn: Giai đoạn 1 nhằm phát hiện vấn đề và xây dung bảng hỏi định lượng. Giai đoạn 2: sau khi thu thập và phân tích sơ bộ thông tin thu được, tiến hành phỏng vấn sâu để lý giải những kết quả định lượng. Đối tượng phỏng vấn sâu: - 5 nam, 5 nữ cưới năm 2000-2002, tuổi 20-30. Sử dụng chương trình xử lý định tính NVivo để phân tích kết quả nghiên cứu định tính. Nội dung phỏng vấn gồm các thông tin sau: + Các thông tin về bản thân người được hỏi (Tuổi, giới tính, trình độ học vấn, nghề nghiệp …) + Các thông tin về quan điểm sống (về các vấn đề sinh con; Sử dụng tiền; về vấn đề tình dục …) 7 + Các thông tin về kinh tế (mức thu nhập; người đóng góp ngân sách, người quản lý tiền ..) + Thông tin về quan hệ họ hàng bên nội, bên ngoại, quan hệ bạn bè. 6 – Khung lý thuyết - Nghiên cứu này xác định biến độc lập là: điều kiện kinh tế – xã hội, chính trị – xã hội, văn hoá - xã hội; các đặc điểm riêng của vợ, chồng và biến phụ thuộc là những xung đột trong gia đình các cặp vợ chồng trẻ. Sự tác động của các biến này thông qua các biến trung gian là nhận thức của vợ chồng trẻ. - Mối quan hệ giữa các biến số được thể hiện qua khung lý thuyết sau: - Học vấn - Nghề nghiệp - Thành phần XH - Thu nhập -Kinh tế -Văn hoá -Xã hội - Chính trị Nhận thức của vợ chồng trẻ Hành vi lệch chuẩn Hành vi hợp chuẩn Xung đột gia đình 8 PHẦN NỘI DUNG CHÍNH CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI I- Cơ sở lý luận: 1- Lý thuyết: - Lý thuyết xung đột: Các nhà lý thuyết xung đột cũng đặt trọng tâm nghiên cứu về cấu trúc và thể chế xã hội. Những quan điểm của họ về vấn đề này lại đối lập với các nhà chức năng luận. Chẳng hạn, nếu như các nhà chức năng luận xem xã hội là một trạng thái tĩnh hoặc có quan điểm xem xã hội là trạng thái chuyển động thăng bằng, thì các nhà xung đột lại cho rằng xã hội trong mọi thời điểm đều hướng tới quá trình biến đổi. Các nhà xung đột nhìn nhận thấy sự bất đồng và xung đột ở bất kỳ một thời điểm nào trong hệ thống xã hội thì các nhà chức năng lại đề cao tính trật tự của xã hội. Xu hướng của các nhà chức năng coi xã hội được duy trì và liên kết nhờ các giá trị và nền tảng đạo đức chung, còn các nhà xung đột luôn chỉ ra tính trật tự của xã hội là sự áp bức của một số người có vị trí ở trên cùng. Hay nói cách khác, các nhà chức năng nhấn mạnh tới vai trò của giá trị trong sự cố kết xã hội thì các nhà xung đột lại nhấn mạnh vai trò của quyền lực trong việc duy trì trật tự xã hội. Khái quát về lý thuyết xung đột theo xã hội học. Có thể tóm tắt các luận điểm của lý thuyết này được phổ biến rộng rãi như sau: Các chức năng và các hành động xã hội góp phần vào sự phát triển của tập đoàn và của xã hội, chúng hoà hợp với nhau, hoặc một cách tự phát, hoặc do ý chí của quyền lực xã hội. Nhưng trong nhiều trường hợp, chúng cũng xung đột với nhau. Thậm chí người ta có thể nói rằng , nếu hiểu xung đột theo nghĩa rộng nhất của nó, thì xung đột là một trong những mặt thường xuyên của cuộc sống con người. Nó tồn tại ở tất cả các trình độ trong gia đình, tập đoàn (tộc người, tầng lớp, giai cấp), xã hội - chính trị, cộng đồng thế giới. - Sự xung đột qui định cả một loạt những hành động đặc thù nhằm giải quyết nó, và đi từ sự thảo luận để sửa lại sự vật cho đúng và tìm kiếm 9 một miếng đất thoả hiệp cho cuộc đấu tranh và cho chiến tranh. Sự giải quyết nó đem lại những kết quả khác nhau, trong đấy, có khả năng lập một hay nhiều tập đoàn có thể biến mất. Nhưng nó luôn luôn dẫn đến một sự phân phối lại, ít nhiều quan trọng các vai trò xã hội, xuất phát từ đấy mà tạo nên một sự thống nhất mới. Người ta phân biệt hai kiểu xung đột lớn: những xung đột làm nguy hại cho sự tồn tại của tập đoàn và những xung đột xét cho cùng chỉ là biểu hiện sức sống của tập đoàn đó. Tuy nhiên, một sự tích luỹ quá lớn những xung đột nhỏ có thể đưa đến một sự thay đổi về chất, được thể hiện thành một cuộc xung đột lớn và không sao có thể hàn gắn được. Tiêu chuẩn nặng hay nhẹ của một cuộc xung đột chính yếu không gây nên sự đoạn tuyệt của những mối liên hệ xã hội, mà chỉ xác nhận sự đoạn tuyệt ấy. Sự đoạn tuyệt đã có trong thực tế và tập đoàn chỉ tiếp tục sống về bên ngoài. - Nguồn gốc của những xung đột thật khác nhau, tuỳ theo sự khác nhau của bản thân những cuộc xung đột. Nhưng mọi cuộc xung đột đều được giải thích bởi sự kiện là những hành động xã hội và mục đích mà chúng tìm kiếm tất yếu sẽ gặp nhau, đúng như là tự do của mỗi người gặp gỡ tự do của người khác. Việc gặp gỡ này là một sự hạn chế lẫn nhau. Nếu nó được thừa nhận và chấp nhận ngay tức khắc, thì tình hình xung đột không nảy sinh. Trong trường hợp ngược lại, sự xung đột không thể tránh khỏi. Tóm lại, nguồn gốc của những sự xung đột là ở trong vô số những quyền lợi xã hội đặc thù. Nếu nhiều cuộc xung đột không nảy sinh, đó là vì xã hội, bằng các quyền lực và các luật lệ của nó, đã qui định từ trước những giới hạn mà mọi người đều biết và được chấp nhận như qui luật của trò chơi. Một số những xung đột rất hiện thực và được thể hiện thành một cuộc thử sức mạnh, cũng diễn ra trong khuôn khổ của xã hội, điều này cũng duy trì chúng trong một giới hạn nào đó. Người ta cũng nhận thấy rằng những cuộc thử sức (và cả chiến tranh nữa) đều không xoá bỏ sự thảo luận, bàn bạc: các bên hữu quan của xung đột vẫn tiếp tục, nếu không phải là điều đình thì ít ra cũng là thảo luận, và thường là thảo luận kín. - Người ta muốn coi ganh đua như là một xung đột. Thực tế, nó là hình thức bình thường của những cuộc xung đột bình thường của một xã hội. Đôi khi, người ta đề nghị những người ganh đua hãy tỏ ra "hiếu chiến". 10 dục trong đời sống vợ chồng. Hầu hết đều có quan niệm coi tình dục là vấn đề quan trọng. Cũng có một bộ phận cho rằng vấn đề này không quan trọng, những cũng chính ở những người có quan niệm này lại là những cặp vợ chồng hay xảy ra xung đột. Và khi xét về tương quan với trình độ học vấn thì những người cho tình dục không quan trọng lại là những người có trình độ học vấn Phổ thông, cũng ở những người này thường có các hình thức xung đột tương đối nặng. Điều này cũng dễ hiểu bởi khi không nắm bắt được vấn đề, họ sẽ không giải quyết được mâu thuẫn, và như vậy, xung đột dễ nổ ra với những hình thức cao hơn. Ngược lại, những cặp vợ chồng coi trọng vấn đề tình dục trong đời sống vợ chồng lại là những người có trình độ học vấn Cao đẳng đến sau Đại học, cũng chính do sự nhận thức của mình tác động nên họ cũng chỉ xảy ra các hình thức xung đột nhẹ như tranh luận, chiến tranh lạnh. Đa số khi đứng trước mâu thuẫn vợ chồng họ đều ưu tiên lựa chọn cách thức giải quyết trong nội bộ gia đình trước khi nhờ sự hỗ trợ từ phía cộng đồng. Đó là chủ yếu do vợ chồng tự giải quyết với nhau bằng biện pháp tình cảm, không có sự phân biệt trong gia đình hạt nhân hay gia đình mở rộng. Ghi nhận sự tham gia của gia đình bên chồng và gia đình bên vợ cũng như hàng xóm bạn bè, tổ hòa giải và Hội phụ nữ. Chưa có đủ cơ sở để kết luận những người có thu nhập càng cao thì càng hay xảy ra mâu thuẫn, có độ chênh nhất định trong việc sử dụng phương pháp định tính và định lượng để tìm hiểu vấn đề này, cần phải tiếp tục nghiên cứu thêm. II- Khuyến nghị: - Qua đề tài nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy có nhiều vấn đề mâu thuẫn vợ chồng xảy ra trong cuộc sống hàng ngày với nhiều nguyên nhân khác nhau. Chính vì vậy việc đa dạng hoá các hình thức, biện pháp giải quyết mâu thuẫn là cần thiết và chú ý phát huy vai trò của người thân, đặc 11 biệt là gia đình hai bên vợ và chồng trong việc tham gia giải quyết mâu thuẫn có kết hợp vai trò của cộng đồng qua hàng xóm, bạn bè, Hội phụ nữ, Tổ hoà giải…nhiều trường hợp chúng tôi tìm hiểu do không biết vị trí, vai trò của cá nhân, tổ chức hoà giải vì vậy cần phải chú ý việc tổ chức tuyên truyền, phổ biến cho người dân biết bằng cách kết hợp, lồng ghép trong chương trình, kế hoạch hoạt động của các tổ chức chính trị xã hội khác như Hội nông dân, Hội phụ nữ…để họ kịp thời mời những cá nhân, tổ chức này tham gia hoà giải khi mâu thuẫn (nếu có) xảy ra. Tuy nhiên, nhiều khi sự can thiệp thô bạo từ bên ngoài hoặc sự giúp đỡ chậm trễ đôi khi đưa đến những hậu quả đáng tiếc. Tuỳ điều kiện, tuỳ đối tượng để có những bước đi và biện pháp cụ thể, linh động và sáng tạo, tránh cứng nhắc, nóng vội. - Nhằm tăng năng lực giải quyết mâu thuẫn của cộng đồng cần phải xây dựng kế hoạch, tập huấn các biện pháp hoà giải, những hiểu biết về vấn đề mâu thuẫn và giải quyết mâu thuẫn. - Tổng kết rút kinh nghiệm thực tiễn công tác hoà giải, từ đó lựa chọn và nhân rộng mô hình hoà giải có hiệu quả của cộng đồng phù hợp với phong tục, tập quán trên cơ sở phát huy truyền thống đoàn kết, tương thân, tương ái trong cộng đồng dân cư, góp phần phòng ngừa và hạn chế các vi phạm pháp luật trong lĩnh vực hôn nhân, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, giảm bớt các vụ việc khiếu nại đến cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. - Giải quyết mâu thuẫn vợ chồng cần chú ý đến bản chất của sự việc vì vậy đứng từ một góc độ khác thì có liên quan đến nhiều chính sách kinh tế xã hội của Nhà nước. Khi đề cập đến nguyên nhân kinh tế đòi hỏi Nhà nước phải chú ý đến lợi ích và nhu cầu của các nhóm, đặc biệt là nhóm có thu nhập thấp khi đầu tư phát triển. - Chúng ta còn thiếu một đội ngũ chuyên gia tư vấn lành nghề, được đào tạo chuyên biệt. Những trung tâm tư vấn chưa đáp ứng được nhu cầu xã hội hết sức to lớn trong giai đoạn hiện nay. ở cấp vĩ mô, cần phải có một chiến lược đào tạo lâu dài những nhà tư vấn tâm lý chuyên nghiệp , với cơ chế hoạt động và chính sách xã hội rõ ràng để có thể giúp giải quyết được các xung đột trong gia đình vợ chồng trẻ hiện nay. 12 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Alan Bryman, 2001, chương 5: Phỏng vấn có cấu trúc, Những phương pháp nghiên cứu xã hội học (bản dịch); 2. Alan Bryman, 2001, chương 7: Bảng hỏi, Những phương pháp nghiên cứu xã hội học (bản dịch); 3. Alan Bryman, 2001, chương 15: Phỏng vấn trong nghiên cứu định tính, Những phương pháp nghiên cứu xã hội học (bản dịch); 4. Alan Bryman, Phân tích thứ cấp và các số liệu thống kê chính thức; 5. Bùi Quang Dũng, Hoà giải ở nông thôn miền Bắc Việt Nam, Tạp chí Xã hội học số 4/2001; 6. Charles L.Jones, Lorne Tepperman, Tương lai của gia đình, NXB Đaị Học quốc gia Hà Nội, 2002. Tr35-37 7. Cao Huyền Nga, Xung đột tâm lý trong quan hệ vợ chồng, Hà Nội 2000, tr.14 8. Đặng Cảnh Khanh, Các nhân tố phi kinh tế- Xã hội học về sự phát triển. NXB KHXH, HN 1999 8- Đặng Cảnh Khanh (2001), Gia đình và công đồng trong việc giữ gìn văn hoá truyền thống trong điều kiện kinh tế thị trường và xu thế toàn cầu hoá. Thuộc đề tài “Vị trí vai trò của gia đình và cộng đồng trong sự nghiệp Bảo vệ chăm sóc và Giáo dục trẻ em” 9. GS. Lê Thi, Sự biến đổi của gia đình trong bối cảnh đất nước đổi mới, 2002, Nhà Xuất bản Khoa học Xã hội; 10.GS. Lê Thi, Bạo lực trong gia đình, nguyên nhân hạn chế sự phát triển của phụ nữ và phá vỡ hạnh phúc gia đình, 2002, Nhà Xuất bản Khoa học Xã hội; 11.Guter Endruweit (chủ biên) và các đồng nghiệp, các lý thuyết xã hội học hiện đại, 1999, Nhà xuất bản thế giới ( người dịch Nguỵ Hữu Tâm); 12.G. Endruweit và G. Trommsdorff, từ điển xã hội học, 2001, Nhà xuất bản thế giới; 13.Một số tham luận và kinh nghiệm về công tác hoà giải ở cơ sở năm 1996 Sở Tư pháp thành phố Hồ Chí Minh; 13 14.Nguyễn Hữu Minh và Charles Hirschman, mô hình sống chung với gia đình chồng sau khi kết hôn ở đồng bằng Bắc Bộ và các nhân tố tác động, Tạp chí Xã hội học số 1 (69), 2000; 15.Nhà xuất bản Tiến bộ (1988), Những cơ sở nghiên cứu xã hội học, Mát-xcơ-va, Tr13. (bản Tiếng Việt) 16.Nghị định số 160/1999/NĐ-CP ngày 18/10/1999 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Pháp lệnh về tổ chức và hoạt động hoà giải ở cơ sở; 17.Nghị định số 38/CP ngày 04-06-1993 của Chính phủ; 18.Nhật Tân, Về Pháp lệnh tổ chức và hoạt động hoà giải ở cơ sở, Tạp chí cộng sản số 4 (tháng 2/1999), trang 32-35; 19. Pháp lệnh về tổ chức và hoạt động hoà giải ở cơ sở; 20.Thông tư liên bộ số 12/TTLB ngày 26/07/1993 của Bộ tư pháp và Ban tổ chức Cán bộ Chính phủ hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức cơ quan tư pháp địa phương; 21. Trần Thị Kim Xuyến, Gia đình và những vấn đề của gia đình hiện đại, Nhà xuất bản thống kê, TPHCM 2002 22.Vũ Mạnh Lợi và các đồng nghiệp, Bạo lực trên cơ sở giới, tài liệu của Ngân hàng thế giới tại Việt Nam; 23. Vũ Hào Quang, Xã hội hoá và xung đột trong gia đình trẻ, tạp chí “Giáo dục lý luận” HN, 2000, tr.55 24.TS Vũ Quang Hà, Ths Vũ Thị Hồng Xoan, Xã hội học Đại cương, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2002, tr 252. 25. Lê Thị Quý, Domiestic Violence in VietNam and efforts to Curb it, Trong sách “Vietnam’s Women in Transition” Edited by Kathleen Barry, ST Martin’s Press, INC.USA, 1996, tr 263-274. 26.Lê Thị Quý “Domiestic Violence in VietNam” Context, forms, causer, and Recommendatios for Action; Publishing by Asia pacific forum on Woman, low and Development (APWLD), 2000. 27.Lê Thị Quý, “Nỗi đau thời đại”, NXB Phụ nữ, HN 1996; Tr 113176. 28.Website: www.hanoi.gov.vn/gioithieuhanoi 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan