Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận văn hoàn thiện công tác hoạch định công suất tại dây chuyền sản xuất bộ chu...

Tài liệu Luận văn hoàn thiện công tác hoạch định công suất tại dây chuyền sản xuất bộ chuyển đổi âm thanh (ada)

.PDF
68
38
118

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC HOẠCH ĐỊNH CÔNG SUẤT TẠI DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT BỘ CHUYỂN ĐỔI ÂM THANH (ADA) Ở CÔNG TY TNHH SONION VIỆT NAM Ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH Giảng viên hướng dẫn : Ths. Trần Thị Trang Sinh viên thực hiện MSSV: 1034010016 : Nguyễn Nhật Minh Lớp: 10VQT01 TP. Hồ Chí Minh, 2016 i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC HOẠCH ĐỊNH CÔNG SUẤT TẠI DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT BỘ CHUYỂN ĐỔI ÂM THANH (ADA) Ở CÔNG TY TNHH SONION VIỆT NAM Ngành: Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH QUẢN TRỊ KINH DOANH Giảng viên hướng dẫn : Ths. Trần Thị Trang Sinh viên thực hiện MSSV: 1034010016 : Nguyễn Nhật Minh Lớp: 10VQT01 TP. Hồ Chí Minh, 2016 ii LỜI CAM ĐOAN Tôi tên Nguyễn Nhật Minh, sinh viên lớp 10VQT01 trường đại học Công Nghệ thành phố Hồ Chí Minh, tôi xin cam đoan rằng : - Nôi dung trong bài là kết quả của quá trình thực tập, nghiến cứu của riêng tôi và được sự hướng dẫn khoa học của Ths. Trần Thị Trang. - Tất cả các số liệu và kết quả trong báo cáo thực tập đều là trung thực và xuất phát từ tình hình thực tế tại đơn vị mà tôi đã thực tập. - Trong trường hợp nếu phát hiện có bất kỳ sự gian dối hay sao chép về nội dung trong bài, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Sinh viên iii LỜI CẢM ƠN Khóa luận tốt nghiệp là sản phẩm nghiện cứu khoa học đầu đời của mỗi sinh viên, cũng là thành quả của quá trình học tập và rèn luyện trong trường đại học. Vì thế, việc hoàn thành khóa luận đòi hỏi rất nhiều công sức, chuyên tâm, nhiệt huyết cũng như thời gian của người viết. Tuy nhiên, một yếu tố góp phần không nhỏ trong việc hoàn thành sản phẩm nghiên cứu này đó là sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của giáo viên hướng dẫn, các thầy cô giảng dạy cũng như sự ủng hộ của gia đình và bạn bè. Trước hết tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến giáo viên hướng dẫn của tôi Ths. Trần Thị Trang, người trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình làm luận văn. Cô không chỉ hướng dẫn tôi cách thức lựa chọn đề tài, cách lập đề cương chi tiết cho bài khóa luận mà còn hướng dẫn tôi cách khai thác tài liệu để phân tích là lập luận phù hợp với nội dung của khóa luận. Hơn nữa, cô còn rất nhiệt tình trong việc đóc thúc quá trình viết khóa luận, đọc và đưa ra những nhận xét, góp ý để tôi hoàn thành luận văn một cách tốt nhất. Trong quá trình thực hiện khóa luận tôi cũng rất may mắn nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình từ các cán bộ và các anh chị em trong bộ phận sản xuất bộ chuyển đổi âm thanh (ADA) ở công ty TNHH SONION Viêt Nam. Cảm ơn các anh chị đã tạo điều kiện cho tôi được tiếp cận với những tài liệu quý báo để phục vụ cho việc viết khóa luận. Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình và bạn bè, nhưng người luôn ủng hộ và giúp đỡ tôi trong quá trình viết kháo luận. Trân trọng. iv CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc --------- NHẬN XÉT THỰC TẬP Họ và tên sinh viên : NGUYỄN NHẬT MINH………………….. MSSV : 1034010016………………………………………………... Khoá : 2010-2015…………………………………………………… 1. Thời gian thực tập ….1/6/2016 – 31/7/2016………………………………………..……..……. 2. Bộ phận thực tập ….Bộ phận sản xuất bộ chuyển đổi âm thanh (ADA)……………………… ……………………………………………………………………………… 3. Tinh thần trách nhiệm với công việc và ý thức chấp hành kỷ luật ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… 4. Kết quả thực tập theo đề tài ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… 5. Nhận xét chung ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… v Đơn vị thực tập NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....... Tp. Hồ Chí Minh, ngày ....tháng….năm 2014 vi Giảng viên hướng dẫn MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ……………………………………………………ix DANG MỤC BẢNG SỬ DỤNG………………………………………………...x DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ ………………………………………..xi LỜI MỞ ĐẦU ……………………………………………………………………1 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠCH ĐỊNH CÔNG SUẤT CỦA DOANH NGHIỆP ………………………………………………………………..3 1.1 Khái niệm, phân loại và các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạch định công suất ………………………………………………………………………………….3 1.1.1 Khái niệm và phân loại công suất ……………………………………….....3 1.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạch định công suất ………………………...4 1.1.3 Trình tự và nôi dung hoạch định công suất…………………………………6 1.1.4 Các yêu cầu khi xây dựng và lựa chọn các phương án công suất ……..…..7 1.2 Các phƣơng pháp hỗ trợ lựa chọn công suất…………………………….....8 1.2.1 Sử dụng lý thuyết quyết định lựa chọn công suất………………………......8 1.2.1.1 Các tình huống trong việc ra quyết định lựa chọn công suất ……………...8 1.2.1.2 Lựa chọn phương án công suất trong điều kiện không chắc chắn …………9 1.2.1.3 Lựa chọn phương án công suất trong điều kiện rủi ro …………………….10 1.2.2 Phân tích lựa chọn hòa vốn trong lựa chọn công suất………………………10 1.2.3 Đường cong kinh nghiệm…………………………………………………...11 1.2.3.1 Thời gian hoặc chi phí thực hiện công việc ……………………………….11 1.2.3.2 Phương pháp Loga ………………………………………………………...12 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ………………………………………………………...13 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ HOẠCH ĐỊNH CÔNG SUẤT TẠI DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT BỘ CHUYỂN ĐỔI ÂM THANH (ADA) Ở CÔNG TY TNHH SONION VIỆT NAM ……………………………………………………14 vii 2.1 Giới thiệu về công ty TNHH SONION Việt Nam ………………………….14 2.1.1 Lịch sữ hình thành và phát triển …………....................................................14 2.1.2 Lĩnh vực sản xuất …………………………………………………………..15 2.1.3 Cơ cấu tổ chức và quản lý ………………………….………………………15 2.1.3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức …………………………………………………….15 2.1.3.2 Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận trong công ty ……………….16 2.1.3.3 Sơ đồ cơ cấu tổ chức tại dây chuyền sản xuất bộ chuyển đổi âm thanh (ADA)……………………………………………………………………...18 2.1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh trong giao đoạn 2013 – 2015 …………….19 2.2 Thực trạng về hoạch định công suất tại công ty TNHH SONION Việt Nam ………………………………………………………………………………….20 2.2.1 Đánh giá nhu cầu về sản phẩm dịch vụ…………………………………….20 2.2.2 Đánh giá về công nghệ sử dụng……………………………………...........22 2.2.3 Đánh giá về trình độ tay nghề và tổ chức lực lượng lao động trong công ty ………………………………………………………………………………25 2.2.4 Đánh giá về hệ số sử dụng máy móc và thiết bị ……………………………26 2.2.5 Đánh giá về việc xây dựng và lựa chọn phương án công suất …………….27 2.2.6 Đánh giá về các yếu tố tác động bên ngoài ………………………………..29 2.3 Đánh giá tổng quan về hoạch định công suất tai dây chuyền sản xuất bộ chuyển đổi âm thanh (ADA) …………………………………………………30 2.3.1 Ưu điểm …………………………………………………………………….30 2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân …………………………………………………...31 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ………………………………………………………...34 CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO TÍNH HIỆU QUẢ CÔNG TÁC HOẠCH ĐỊNH CÔNG SUẤT TẠI DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT BỘ CHUYỂN ĐỔI ÂM THANH (ADA)…..……………………………35 3.1 Định hƣớng phát triển sản xuất của công ty TNHH SONION Việt Nam..35 3.2 Giải pháp nhằm nâng cao tính hiệu quả công tác hoạch định công suất tại dây chuyền sản xuất bộ chuyển đổi âm thanh (ADA) ……………………..36 3.2.1 Đối với công tác quản lý và hoạch định công suất trang thiết bị…….……..36 3.2.1.1 Cơ sở của giải pháp ………………………………………………………..36 3.2.1.2 Điều kiện thực hiện giải pháp ……………………………………………..37 viii 3.2.1.3 Kết quả đạt được từ giải pháp ……………………………………………..39 3.2.2 Đối với công tác đào tạo nâng cao tay nghề và tổ chức lực lượng lao động …………………………………….………………………………………...40 3.2.2.1 Cơ sở của giải pháp ………………………………………………………..40 3.2.2.2 Điều kiện thực hiện giải pháp …………………………………………….40 3.2.2.3 Kết quả đạt được từ giải pháp ……………………………………………..42 3.2.3 Đối với công tác xây dựng và lựa chọn phương án ………………………..42 3.2.3.1Cơ sở của giải pháp ………………………………………………………...42 3.2.3.2 Điều kiện thực hiện giải pháp ……………………………………………..43 3.2.3.3 Kết quả đạt được từ giải pháp ……………………………………………..44 3.3 Một số kiến nghị nhằm nâng cao tính hiệu quả công tác hoạch định công suất tại dây chuyền sản xuất bộ chuyển đổi âm thanh (ADA)…………….44 3.3.1 Kiến nghị đối với công tác đào tạo bồi dưỡng nguồn lực trong SX….……44 3.3.2 Kiến nghị đối với công tác bảo trì bảo dưỡng trang thiết bị trong dây chuyền sản xuất……………………………………………………………………..45 3.3.3 Kiến nghị đối với công tác triển khai sản xuất và xác định công suất cho sản phẩm mới tại dây chuyền sản xuất bộ chuyển đổi âm thanh (ADA)………46 3.3.4 Kiến nghị khác: ……....................................................................................48 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ………………………………………………………...49 KẾT LUẬN ……………..………………………………………………………...50 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ………………………………………..51 PHỤ LỤC ix DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TỪ VIẾT TẮT DIỄN GIẢI ADA Bộ chuyển đổi âm thanh (Audio adapter) DMM Phát triển vi cơ khí (Developed Micromachined) MCP Linh kiện thu âm thanh (Microphone) SPK Linh kiện phát âm thanh (Speaker) NPL Nguyên phụ liệu TPM Bảo trì năng suất toàn diện (Total productive maintenance) MMTB Máy móc thiết bị KH Khách hàng SP Sản phẩm SX Sản xuất MIV Quản lý tồn kho (Managed inventory value) x DANH SÁCH CÁC BẢNG SỬ DỤNG STT SỐ HIỆU 1 Bảng 2.1 2 Bảng 2.2 TÊN BẢNG Bảng phấn tích kết quả hoạt động kinh doanh từ 2013 – 2015 Nhu cầu của KH theo từng nhóm sản phẩm 2013 - 2015 TRANG 20 22 Bảng phân tích nhu cầu theo từng loại sản phẩm của 3 Bảng 2.3 dây chuyền sản xuất bộ chuyển đổi âm thanh (ADA) 22 2013 – 2015 4 Bảng 2.4 Bảng so sánh số lượng sản phẩm mới được phát triển 2013 - 2015 26 Bản phân tích hệ số sử dụng MMTB của dây chuyền 5 Bảng 2.5 sản xuất bộ chuyển đổi âm thanh (ADA) 2013 – 2015 27 xi DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ STT SỐ HIỆU TÊN TRANG 1 Sơ đồ 1.1 Trình tự hoạch định công suất 6 2 Biển đồ 1.1 Biểu diển điểm hòa vốn 11 3 Sơ đồ 2.1 4 Sơ đồ 2.2 5 Biểu đồ 2.1 6 Biểu đồ 2.2 7 Biểu đồ 2.3 8 Sơ đồ 2.3 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Cty TNHH SONION Việt Nam Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ phận sản xuất ADA Nhu cầu và số SP SX được tại dây chuyền SX bộ chuyển đổi âm thanh (ADA) Phân loại các trang thiết bị trong dây chuyền SX bộ chuyển đổi âm thanh (ADA) Tỉ lệ phân bổ các bậc công nhân trong năm 2013 – 2015 Qui trình các bước xây dựng và lựa chọn phương an công suất 16 18 21 23 25 27 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hoạch định công suất là yếu tố quan trọng có tác động trực tiếp đến kết quả hoạt động, sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Việc hoạch định và lựa chọn công suất luôn được đặt vào trung tâm với sự quan tâm chú ý của các cán bộ quản trị sản xuất, nó vừa mang tính chiến lược dài hạn vừa mang tính tác nghiệp ảnh hưởng đến khả năng duy trì hoạt động và phương hướng phát triển của từng doanh nghiệp. Một trong những nguyên nhân quan trọng cần hoạch định, lựa chọn công suất là sự ảnh hưởng tiềm ẩn của nó tới khả năng đáp ứng của doanh nghiệp đối với nhu cầu sản phẩm dịch vụ trong tương lai, với việc hoạch định, dự tính trước khả năng có thể xãy ra trên thị trường ngay từ khi thiết kế, lựa chọn công suất, doanh nghiệp có khả năng sẵn sàng nắm bắt cơ hội kinh doanh, chiếm lĩnh thị trường mở rộng. 2. Mục đích nghiên cứu Mục đính của bài viết này nhằm thông qua các kiến thức cơ bản về các nhân tố ảnh hưởng đến hoạch định công suất, từ đó phân tích, đánh giá thực trạng công tác hoạch định công suất trong công ty TNHH SONION Việt Nam. Dựa trên cơ sở của việc phân tích, đưa ra những giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác hoạch định công suất, nâng cao hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị trong công ty. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nhiên cứu: là công tác hoạch định công suất tại các dây chuyền sản xuất. Phạm vi nghiên cứu: là dây chuyền sản xuất bộ chuyển đổi âm thanh (ADA) tại công ty TNHH SONION Việt Nam, một trong các dây chuyền hiện đang trong quá trình phát triển đầy tiềm năng nhất của công ty. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu: - Phương pháp thu thập thông tin. - Phương pháp thực nghiệm. - Phương pháp hỏi ý kiến chuyên gia. 2 5. Kết cấu đề tài: gồm 3 chƣơng - Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạch định công suất của doanh nghiệp. - Chương 2: Thực trạng về hoạch định công suất tại dây chuyền sản xuất bộ chuyển đổi âm thanh (ADA) ở công ty TNHH SONION Việt Nam. - Chương 3: Giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao tính hiệu quả công tác hoạch định công suất tại dây chuyền sản xuất bộ chuyển đổi âm thanh (ADA). 3 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠCH ĐỊNH CÔNG SUẤT CỦA DOANH NGHIỆP 1.1 Khái niệm, phân loại và các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạch định công suất 1.1.1 Khái niệm và phân loại công suất Công suất hay còn gọi là năng lực sản xuất, là khả năng sản xuất của máy móc, thiết bị, lao động và các bộ phận của doanh nghiệp trong một đơn vị thời gian nhất định với một điều kiện nhất định. Công suất có thể tính cho một phân xưởng, dây chuyền, công đoạn hay toàn bộ hệ thống sản xuất, trường hợp các bộ phận sản xuất được sắp xếp theo quy trình công nghệ thì công suất được xác định ở khâu yếu nhất. Công suất phù thuộc vào khả năng sản xuất của máy móc, thiết bị và lao động. Vì vậy, công suất là một đại lượng luôn thay đổi, nếu số lượng trang thiết bị thay đổi, diện tích sản xuất, bố trí phân công công việc hợp lý, cải tiến quản lý thì công suất có thể thay đổi. Đơn vị đo lường công suất rất đa dạng, tùy thuộc vào từng đặc tính của từng doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp chỉ sản xuất một hay một nhóm sản phẩm thì đơn vị công suất được tính đơn giản bằng cách đo lường số lượng đầu ra. Tuy nhiên, đối với doanh nghiệp sản xuất nhiều chuẩn loại sản phẩm có tính chất không giống nhau thì có thể qui đổi về cùng một đơn vị để tính, từ đó tổng hợp lại thành mức công suất chung. Đối với những doanh nghiệp mang tính chất dịch vụ thì có thể đo lường công suất theo số lượng đầu vào, như rạp chiếu phim, bênh viện hay hàng không, công suất có thể đo lường bằng số chổ còn trống trong từng tháng. Công suất được phân làm 3 loại chính, việc nghiên cứu đồng thời các loại công suất sẽ giúp đánh gia trình độ quản trị, cách sử dụng công suất một cách toàn diện và có hiệu quả đối với doanh nghiệp. Ba loại công suất bao gồm: - Công suất thiết kế: là công suất tối đa mà doanh nghiệp có thể đạt trong những điều kiện thiết kế. Các điều kiện có thể là: máy móc làm việc bình 4 thường và liên tục, nguyên liệu và nhiên liệu được cung cấp đầy đủ, nhân công lao động được bố trí đầy đủ cho từng vị trí và thời gian làm việc phù hợp. Công suất thiết kế giử vai trò rất quan trọng trong việc đánh giá mức độ hiệu quả sử dụng năng suất của doanh nghiệp. - Công suất hiệu quả: là tổng đầu ra tối đa mà doanh nghiệp mong muốn có thể đạt được trong từng điều kiện cụ thể về cơ cấu sản phẩm, dịch vụ, tuân thủ theo tiêu chuẩn, quy trình công nghệ, khả năng điều hành sản xuất, kế hoạch duy trì, bảo dưỡng định kỳ máy móc, thiết bị và cân đối các hoạt động. Điều quan trọng là công suất hiệu quả cho phép doanh nghiệp phân đấu để đạt được mục tiêu chiến lược mong muốn. - Công suất thực tế: là khối lượng sản phẩm mà doanh nghiệp đạt được trong thực tế. Trên thực tế, không phải lúc nào doanh nghiệp cũng có thể đáp ứng được các điều kiện theo đúng chuẩn mực, tiêu chuẩn đề ra nhằm để đạt được công suất hiệu quả, mà thường xuyên có những trục trặc bất thường dẫn đến sản phẩm thực tế đạt được luôn thấp hơn so với dự kiến. Công suất thực tế chính là khái niệm được các doanh nghiệp sử dụng phổ biến nhất trong báo cáo, đánh giá và hạch toán. Ba loại công suất trên đóng vai trò rất quan trọng trong việc phân tích và đánh giá trình độ quản trị công suất của doanh nghiệp. Chúng dùng để xác định hai chỉ tiêu, mức độ hiệu quả và mức độ sử dụng công suất. Công thức tính các chỉ tiêu: Mức hiệu quả = Công suất thực tế / Công suất hiệu quả *100% Mức độ sử dụng = Công suất thực tế / Công suất thiết kế * 100% Các chỉ tiêu này đều phải được tính đồng thời, bởi mỗi chỉ tiêu phản ánh một khía cạnh khác nhau trong công tác quản trị công suất, nếu mức hiệu quả cao trong khi mức độ sử dụng thấp, điều này cho thấy trình độ quản lý sử dụng công suất chưa tốt. Ngược lại, nếu mức độ sử dụng cao trong khi mức hiệu quả thấp do tốn kém trong việc sửa chửa và vận hành, điều này sẽ cho thấy khả năng quản lý kém hiệu quả đối với các trang thiết bị, máy móc. 5 1.1.2 Các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạch định công suất Việc hoạch định công suất trong doanh nghiệp bị chi phối bởi nhiều nhân tố, vì vậy khi hoạch định công suất các doanh nghiệp cần phải phân tích và đánh giá các nhân tố sau: - Nhu cầu sản phẩm dịch vụ và đặc điểm tương ứng: đây là cơ sở cho việc tính toán và lựa chọn công suất. Những vấn đề cơ bản cần phân tích là khối lượng sản phẩm dịch vụ cần đáp ứng và thời điểm cần cung cấp, nếu nhu cầu sản phẩm dịch vụ ổn định cùng với tính đồng nhất của sản phẩm dịch vụ sẽ tạo thuận lợi cho việc xây dựng và lựa chọn công suất. Ngược lại, sản phẩm dịch vụ có tính đa dạng kèm với nhu cầu thường xuyên thay đổi sẽ gây khó khăn và ảnh hưởng đến sự quyết định, lựa chọn công suất. - Đặc điểm và tính chất của công nghệ sử dụng: việc phát triển của công nghệ cũng có tác động rất lớn đến việc hoạch định công suất của doanh nghiệp. Quyết định lựa chọn công suất cần phải dựa trên sự phân tích thận trong, từng chi tiết và đặc điểm của từng công nghệ. Các đặc điểm cần phân tích, đánh giá là trình độ, loại hình, tính chất và năng lực của công nghệ. Những đặc điểm này quyết định đến việc lựa chọn công suất của dây chuyền sản xuất và của doanh nghiệp. Vì vậy, việc lựa chọn công suất gắn liền đến việc lựa chọn công nghệ, tuy nhiên cũng cần phải chú ý đến xu hướng phát triển công nghệ trong tương lai và công nghệ quản lý mới cũng ảnh hưởng lớn tới công suất của doanh nghiệp. - Trình độ tay nghề và tổ chức lực lương lao động trong doanh nghiệp: đây là yếu tố quyết định đến việc lựa chọn và khai thác sử dụng công suất. Trình độ chuyên môn, kỹ năng và tay nghề của người lao động là nhân tố chính ảnh hưởng đến khả năng sản xuất. Ngoài ra, ý thức và tinh thần tổ chức kỷ luật cũng là yếu tố ảnh hưởng đến quản trị công suất, là nguyên nhân gây lãng phí, hiệu quả thấp trong quản lý, sử dụng công suất của doanh nghiệp. - Diện tích mặt bằng, nhà xưởng và bố trí kết cấu cơ sở hạ tầng trong doanh nghiệp: diện tích mặt bằng nhà xưởng là điều kiện quan trọng, nhiều trường hợp nó được xác định là giới hạn của quyết định lựa chọn công suất. Ngoài khả năng diện tích sản xuất, hệ thống kho tàng bến bãi tập kết và giao nhận 6 nguyên liệu, sản phẩm, công suất còn phụ thuộc vào trình độ thiết kế mặt bằng bố trí trang thiết bị, phương tiện, vật liệu kiến trúc trong khu vực sản xuất. Đây là những nhân tố làm tăng khả năng sản xuất hay làm giảm khả năng sản xuất, phù thuộc vào phướng án bố trí hợp lý hay ngược lại. - Trình độ liên kết của doanh nghiệp: việc doanh nghiệp trực tiếp sản xuất từ đầu đến cuối, bao gồm tạo nguyên liệu, sản xuất hàng bán thành phẩm và thành phẩm hoàn chỉnh sẽ có công suất khác với công suất nếu như doanh nghiệp chỉ tập trung vào việc sản xuất hàng thành phẩm. Vì vậy, công suất cũng sẽ phù thuộc vào nhân tố doanh nghiệp tự sản xuất hay thuê gia công ngoài. - Hệ số sử dụng máy móc, thiết bị: nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến công suất của doanh nghiệp. Một hệ thống được thiết kế vận hành trong 80 giờ/tuần sẽ có một năng lực sản xuất về lý thuyết là gấp đôi với thiết kế chỉ hoạt động 40 giờ/tuần. - Các yếu tố bên ngoài: những yếu tố bên ngoài như tiêu chuẩn, qui định về sản phẩm, những qui định của chính phủ về thời gian lao động, nguyên tắc an toàn lao động hay tình hình thị trường, mức độ cạnh tranh cũng có tác động đến việc lựa chọn công suất. 1.1.3 Trình tự và nôi dung hoạch định công suất Bước 1: Đánh giá công suất hiện có của doanh nghiệp Bước 2: ước tính nhu cầu sản xuất Bước 3: Tiến hành so sánh xác định công suất cần bổ sung Bước 4: Xây dựng các phương án kế hoạch công suất khác nhau Bước 5: Đánh giá chỉ tiêu tài chính, kinh tế - xã hội và công nghệ của từng phương án kế hoạch đưa ra Bước 6: Lựa chọn phương án 7 Sơ đồ 1.1: Trình tự hoạch định công suất Nội dung từng bước thực hiện hoạch định công suất: - Bước 1: Đánh giá công suất hiện có của doanh nghiệp, mục đích nhằm phân tích đặc điểm của loại hình sản xuất, dịch vụ. Dựa trên cơ sở đó xác định công suất hiện có của doanh nghiệp (được đo bằng đầu ra hay đầu vào). Tuy nhiên, việc thực hiện bước này cũng gặp nhiều khó khăn về đảm bảo tính chính xác, bởi có rất nhiều nguyên nhân tác động làm thay đổi công suất. Vì vậy, trong quá trình đánh giá công suất cần chỉ rỏ những nguyên nhân dẫn đến sự biết động của công suất. - Bước 2: ước tính nhu cầu công suất, căn cứ vào từng nhu cầu sản phẩm và dịch vụ khác nhau. - Bước 3: Tiến hành so sánh nhu cầu sản phẩm với công suất hiện có để xác định công suất cần bổ sung. Trong quá trình tính toán cần phải xác định rỏ những quyết định công suất dài hạn và ngắn hạn nằm ở bản chất và mức độ rủi ro gặp phải. - Bước 4: Xây dựng các phương án kế hoạch khác nhau. - Bước 5: Đánh giá chỉ tiêu tài chính, kinh tế - xã hội và công nghệ của từng phương án kế hoạch đưa ra. - Bước 6: Lựa chọn phương án kế hoạch công suất thích hợp đối với tình hình thực tế của doanh nghiệp và đảm bảo thực hiện mục tiêu chiến lược mà doanh nghiệp đưa ra. 1.1.4 Các yêu cầu khi xây dựng và lựa chọn các phƣơng án công suất Trong quá trình hoạch định công suất cần phải đảm bảo một số yếu tố: - Đảm bảo tính linh hoạt khi thiết kế công suất. Các phương án đứa ra không chỉ vừa đáp ứng nhu cầu trước mắt mà cũng cần phải đảm bảo nhu cầu tăng lên với chi phí hợp lý. Để thực hiện được điều này thì cần phải nâng cao chất lượng dự báo nhu cầu, biết kết hợp dự báo dài và ngắn hạn để quyết định công suất. 8 - Phải có cách nhìn tổng hợp khi hoạch định công suất. Trong khi thiết kế các phương án công suất cần tính tới năng lực sản suất của khâu sản xuất chính và sản xuất hỗ trợ. Đảm bảo cân đối, hạn chế những khâu “nút cổ chai”. Việc tính toán các yếu tố hỗ trợ sản xuất khi có sự phát triển và mở rộng sản xuất trong suốt quá trình hoạch định công suất sẽ góp phần giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả. - Đối với doanh nghiệp sản xuất có tính thời vụ, các phương án công suất đưa ra cần phải có sản phẩm và dịch vụ để bổ sung nhằm để khắc phục tính thời vụ đó, khai thác tốt và có hiệu quả năng lực sản xuất của sản phẩm chính. Việc xây dựng phương án dự phòng cũng là xu hướng hiện nay của các doanh nghiệp nhằm thay đổi kịp thời theo nhu cầu của thị trường. - Nên đưa ra nhiều phương án công suất khác nhau để lựa chọn được phương án tối ưu, các phương án đưa ra phải đảm bảo tính hợp lý về quy mô và chi phí. Đây chính là yêu cầu bắt buộc trong quá trình hoạch định công suất. Trong quá trình lựa chọn cũng cần tính đến khả năng đầu tư, thời gian thực hiện và thu hồi vốn của từng phương án. Cần đảm bảo tính phù hợp của phương án công suất với trình độ, khả năng của nguồn lực và cách thức tổ chức quản lý của doanh nghiệp. - Cần phân tích xem xét kỹ mối quan hệ của công suất với quy mô và đặc điểm của nguyên liệu sử dụng để sản xuất sản phẩm. Việc xây dừng và khai thác nguyên liệu cần phải có vốn đầu tư, thời gian và phải tiến hành quy hoạch trước mới đảm bảo cho công suất xây dựng xong được khai thác có hiệu quả. 1.2 Các phƣớng pháp hỗ trợ lựa chọn công suất 1.2.1 Sử dụng lý thuyết quyết định lựa chọn công suất 1.2.1.1 Các tình huống trong việc ra quyết định lựa chọn công suất Phương pháp sử dụng lý thuyết để đưa ra quyết định là phương pháp phân tích để lựa chọn hành động có lợi nhuận. Lý thuyết quyết định được phân thành 3 loại mô hình, phù thuộc vào mức độ chắc chắn của kết quả. Ba loại mô hình quyết định bao gồm:
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan