Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận văn hoàn thiện công tác dự thầu của công ty liên doanh công trình giao thôn...

Tài liệu Luận văn hoàn thiện công tác dự thầu của công ty liên doanh công trình giao thông hữu nghị

.DOC
94
103
96

Mô tả:

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp. Khoa: Quản trị kinh doanh LỜI MỞ ĐẦU 1 Hoạt động xây dựng trong nền kinh tế quốc dân ở nước ta từ năm 1986 tới nay đã và đang phát triển mạnh mẽ. Số doanh nghiệp (nhất là các doanh nghiệp chuyên nghiệp xây dựng) ngày càng tăng, phạm vi hoạt động xây dựng ngày càng được mở rộng, số người làm việc trong lĩnh vực này ngày càng tăng. Mặt khác, để tồn tại, phát triển và tăng năng lực cạnh tranh trên thị trường, hầu hết các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực sản xuất hoặc dịch vụ trong nền kinh tế đều rất coi trọng hoạt động đầu tư và xây dựng công trình. Ngày nay, khoa học công nghệ tiếp tục phát triển với tốc độ chóng mặt, nhiều loại máy móc, thiết bị với nhiều tính năng, chất lượng cao trong ngành xây dựng lần lượt ra đời, giảm lao động sống cho con người đồng thời đẩy nhanh tiến độ thi công công trình, giảm chi phí quản lý, chi phí nhân công,… từ đó góp phần tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh. Do vậy, tất cả các doanh nghiệp nói chung đều phải chú trọng hoàn thiện mọi công tác, mọi phương diện để có thể thích ứng được sự thay đổi chóng mặt này. Đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, hoạt động đấu thầu là hoạt động thường xuyên cho nên doanh nghiệp cần không ngừng hoàn thiện công tác đấu thầu làm tăng khả năng thắng thầu - đem lại hiệu quả hoạt động kinh doanh cao. Để hoàn thiện công tác đấu thầu làm tăng khả năng thắng thầu, doanh nghiệp cần chú ý tới hoàn thiện tất cả các mặt: năng lực về tài chính, thiết bị, công nghệ, marketing, tổ chức quản lý… để tạo ra lợi thế của mình so với các doanh nghiệp khác. Trong đó, giá tham gia dự thầu là chỉ tiêu có vai trò quan trọng trong việc quyết định nhà thầu trúng thầu hay không và ảnh hưởng lớn tới hiệu quả sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp. Các nhà thầu khi xây dựng giá bỏ thầu đều dựa trên cơ sở của định mức dự toán, đơn giá ca máy, giá vật liệu, chi phí nhân công và các chi phí khác. Vấn đề đặt ra là nhà thầu phải định ra được giá dự thầu thấp hơn đối thủ cạnh tranh để tạo ra khả năng cạnh tranh về giá. Trong thực tế, việc xây dựng giá dự thầu có thể trúng thầu cực kỳ quan trọng và phức tạp vì nó liên quan nhiều yếu tố như: điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế – xã hội của khu vực thực hiện dự án, đặc điểm yêu cầu của dự án… Trong thời gian thực tập ở Công ty liên doanh công trình giao thông Lê Thị Hiền. Lớp: Công nghiệp 45B Chuyên đề thực tập tốt nghiệp. Khoa: Quản trị kinh doanh Hữu Nghị, em càng thấy rõ tính phức tạp của nó nên đã cố gắng nghiên cứu và tìm ra một số những ưu điểm cũng như hạn chế trong công tác lập giá dự thầu xây lắp của Công ty; đồng thời, cố gắng tìm ra một số giải pháp để góp phần hoàn thiện được công tác này cho Công ty. Chuyên đề nghiên cứu “Hoàn thiện công tác dự thầu của Công ty Liên doanh Công trình Giao thông Hữu Nghị” của em được chia làm 3 phần lớn: Phần I: Tổng quan về Công ty. Phần II: Phân tích tình hình thực tế công tác lập giá dự thầu xây lắp ở Công ty. Phần III: Một số ý kiến hoàn thiện phương pháp lập giá dự thầu xây lắp ở Công ty. Em xin chân thành cảm ơn Cô Nguyễn Thị Thảo – Giảng viên chính, giáo viên hướng dẫn, các thầy cô trong khoa, chị Lan Hương, các anh, chị phòng kế hoạch – kỹ thuật cũng như tất cả các cô, chú, anh, chị ở Công ty Hữu Nghị đã hướng dẫn em hoàn thành chuyên đề nghiên cứu này. Sinh viên thực hiện Lê Thị Hiền. Lê Thị Hiền. Lớp: Công nghiệp 45B Chuyên đề thực tập tốt nghiệp. Khoa: Quản trị kinh doanh PHẦN I TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY 3 I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÔNG TY3 Tên Công ty: Công ty liên doanh Công trình Hữu Nghị (CEFIO). Tên tiếng Anh: Civil Engineering Friendship Incorporation. Địa chỉ trụ sở chính: số 61 – Hạ Đình – Thanh Xuân – Hà Nội. Số điện thoại: 048583289. 045572663. Số Fax: 045580972. Công ty được thành lập năm 1994, tại xã Phú Thứ – Huyện Kinh Môn – Tỉnh Hải Dương. Công ty được thành lập theo quyết định số 2449QĐ/TCCB-LĐ ngày 26 tháng 11 năm 1994 của Bộ Giao thông vận tải, là doanh nghiệp liên doanh giữa Công ty Xây dựng Công trình Giao thông 829 với Công ty tư vấn thiết kế Giao thông 8 thuộc Tổng Công ty Xây dựng Giao thông 8 (Bộ Giao thông vận tải). Giấy phép kinh doanh số 109668 ngày 07 tháng 11 năm 1995 của Uỷ ban kế hoạch Tỉnh Hải Dương. Các ngành nghề kinh doanh chính: 1. Sản xuất vật liệu xây dựng Từ năm 1994. 2. Sản xuất cấu kiện bêtông đúc sẵn. Từ năm 1994. 3. Xây dựng Công trình dân dụng, thuỷ lợi. Từ năm 1994. 4. Xây dựng các Công trình giao thông. Từ năm 1994. 5. Sản xuất bêtông thương phẩm Từ năm 2005. Hình thức hoạt động: Công ty liên doanh Công trình Hữu Nghị là tổ chức sản xuất kinh doanh hạch toán độc lập, có tư cách pháp nhân đầy đủ, được mở tài khoản tại ngân hàng, được sử dụng con dấu riêng. Công ty được phép hoạt động theo luật doanh nghiệp và theo điều lệ Công ty được Bộ Giao thông duyệt theo quyết định số 856 QĐ/TCCB-LĐ ngày 20 tháng 3 năm 1995. Lê Thị Hiền. Lớp: Công nghiệp 45B Chuyên đề thực tập tốt nghiệp. Khoa: Quản trị kinh doanh Công ty đã có 12 năm kinh nghiệm trong công tác thi công dân dụng, công tác xây dựng công trình cầu, đường. Một số công trình cầu, đường mà Công ty đã làm: xem phụ lục số 2. II – CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY 4 1. Đặc điểm tổ chức của Công ty. 4 Chủ tịch Hội đồng quản trị là người đại diện cho Hội đồng quản trị của Công ty, có trách nhiệm lập chương trình và kế hoạch cho Hội đồng quản trị, đồng thời theo dõi quá trình tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị. Bộ máy điều hành Công ty được tổ chức theo kiểu trực tuyến – chức năng. Tức là, giám đốc Công ty được sự giúp đỡ của các phòng chức năng trong việc suy nghĩ, nghiên cứu, bàn bạc tìm phương hướng giải quyết những vấn đề. Tuy nhiên, quyền quyết định những vấn đề ấy vẫn thuộc về giám đốc. Những quyết định quản lý do các phòng chức năng nghiên cứu, đề xuất khi được giám đốc thông qua, biến thành mệnh lệnh được truyền đạt từ trên xuống dưới theo tuyến đã quy định. Các phòng chức năng có trách nhiệm tham mưu cho toàn bộ hệ thống trực tuyến. Đặc biệt, các phòng chức năng không có quyền ra mệnh lệnh cho các đội thi công. Lê Thị Hiền. Lớp: Công nghiệp 45B Chuyên đề thực tập tốt nghiệp. Khoa: Quản trị kinh doanh Sơ đồ1: Sơ đồ tổ chức Công ty Hữu Nghị. Lê Thị Hiền. Lớp: Công nghiệp 45B Chuyên đề thực tập tốt nghiệp. Khoa: Quản trị kinh doanh HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ 1.Chủ tịch: Vũ Hải Thanh. 2.P.Chủ tịch: Vũ Minh Thôn. 3.Uỷ viên: Đặng QuangThanh Giám đốc điều hành Nguyễn Văn Minh P.GĐ sản xuất vật liệu và thiết bị Vũ Thanh Lý Phòng tổ chức cán bộ lao động Đội thi công số 7 Lê Thị Hiền. P.GĐ phụ trách thi công Phòng thiết bị vật tư Phòng tài chính kế toán Đội thi công số 15 Phòng hành chính Phòng kế hoạch kỹ thuật Đội thi công Đội thi công số 5 số 10 Lớp: Công nghiệp 45B số 14 số 12 đá Áng Sơn số 3 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp. Khoa: Quản trị kinh doanh Đội thi công Đội sản xuất Trạm trộn Đội sản xuất (Nguồn: Phòng tổ chức cán bộ - lao động). số 2 cấu kiện bêtông tươi vật liệu số 16 1. Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty. 48 Như đã nói ở phần I.5 doanh thu từ hoạt động xây lắp của công ty luôn chiếm tỷ trọng cao: Năm 2003 chiếm 69%, Năm 2004 chiếm 87,6% Năm 2005 chiếm 89,7% Năm 2006 chiếm 82,7%. Doanh thu từ hoạt động xây lắp không ngừng tăng và hoạt động xây lắp luôn là lĩnh vực hoạt động chính của Công ty. Doanh thu từ lĩnh vực xây lắp chiếm tỷ trọng tăng cũng chứng tỏ doanh nghiệp đã thành công trong công tác đấu thầu nói chung, công tác lập giá dự thầu nói riêng. Qua bảng kết quả sản xuất kinh doanh (bảng 12) ta thấy: lợi nhuận Công ty từ năm 2003 liên tục tăng lên: năm 2004 tăng hơn 6 lần so với năm 2003, năm 2005 tăng gần 1.5 lần so với năm 2004; trong 6 tháng đầu năm 2006, lợi nhuận của Công ty đã đạt hơn 1 nửa lợi nhuận so với năm 2005. Có được kết quả này là do doanh thu từ hoạt động xây lắp qua các năm liên tục tăng. Điều đó cho thấy, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng ngày một tăng. Cùng với nó là hiệu qủa của công tác đấu thầu nói riêng và hiệu quả của công tác lập giá dự thầu nói chung cũng tăng. Kết quả đó xuất phát từ việc không ngừng nâng cao hiệu quả công tác xây lắp, hoàn thiện đội ngũ cán bộ kỹ thuật, nâng cao trình độ tay nghề khiến kết quả đạt được ngày càng cao. Bảng12: Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty trong những năm gần đây. (Đơn vị: đồng) Chỉ tiêu 1.Doanh thu thuần. Lê Thị Hiền. Năm 2003 33.403.538.700 Năm 2004 Năm 2005 6 tháng đầu năm 2006 31.118.731.659 148.729.554.628 151.736.924.773 Lớp: Công nghiệp 45B Chuyên đề thực tập tốt nghiệp. - Doanh thu từ hoạt Khoa: Quản trị kinh doanh 23.064.000.000 27.257.000.000 49.264.000.000 19.700.000.000 30.965.179.945 28.827.715.115 145.872.120.604 149.732.257.553 động xây lắp 2. Giá vốn hàng bán. 3. Lợi nhuận gộp (1-2). 2.438.358.755 2.291.016.544 2.857.434.024 2.004.667.220 4. Doanh thu hoạt động 921.583.653 910.336.313 1.221.513.027 1.235.862.746 1.415.399.653 1.267.101.658 1.357.603.954 1.052.333.415 (493.816000) (356.765.345) (136.090.927) 183.529.331 185.103.999 375.047.012 996.802.889 1.433.630.060 1.768.624.049 1.486.516.463 1.492.513.600 659.256.823 (9.185.293) 72.687.724 116.013.304 95.309.668 111.250.285 600.805.938 502.346.527 253.956.859 11. Chi phí bất thường. 52.941.347 353.780.433 196.596.308 71.732.306 12. bất 58.308.938 247.025.505 305.750.219 182.224.553 13. Tổng lợi nhuận 49.123.645 319.713.229 421.763.523 227.534.221 13.754.620 89.519.704 118.093.786 63.709.582 35.369.025 230.193.525 303.669.737 163.824.639 tài chính. 5. Chi phí tài chính. 6. Lợi nhuận từ hoạt động tài chính.(4-5) 7. Chi phí bán hàng. 8. Chi phí quản lý doanh nghiệp. 9. Lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh.(3+6-7-8) 10. Các khoản thu bất thường. Lợi nhuận thường.(10-11) trước thuế.(9+12) 14. Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp. (28%) 15. Lợi nhuận sau thuế. (Nguồn: Phòng tài chính-kế toán.) 2. Chức năng của các bộ phận. 6 2.1. Phòng hành chính. 6 Là phòng tham mưu và tổ chức thực hiện trong các lĩnh vực: Quản lý văn phòng giao dịch với khách đến làm việc, nội quy cơ quan, giữ gìn trật tự an Lê Thị Hiền. Lớp: Công nghiệp 45B Chuyên đề thực tập tốt nghiệp. Khoa: Quản trị kinh doanh ninh trong cơ quan trong khi làm việc và phục vụ an ninh ăn ở, sinh hoạt tại cơ quan Công ty. 2.2. Phòng tổ chức cán bộ – lao động. 6 Là tổ chức thuộc bộ máy quản lý của Công ty, có chức năng tham mưu và tổ chức thực hiện công tác tổ chức cán bộ, tổ chức lao động, tiền lương, tiền thưởng, chế độ chính sách, thanh tra pháp chế, thi đua khen thưởng, kỷ luật và một số vấn đề khác liên quan đến người lao động. 2.3. Phòng tài chính – kế toán. 6 Là tổ chức thuộc bộ máy quản lý của Công ty, có chức năng tham mưu và tổ chức thực hiện công tác tài chính – kế toán theo pháp luật của Nhà nước và yêu cầu sản xuất kinh doanh của Công ty nhằm khai thác, huy động, đáp ứng kịp thời và sử dụng vốn sản xuất kinh doanh có hiệu quả nhất. 2.4. Phòng thiết bị – vật tư.6 Là tổ chức thuộc bộ máy quản lý của Công ty có chức năng tham mưu và tổ chức thực hiện trong lĩnh vực đầu tư, mua sắm, quản lý vật tư, xe, máy, thiết bị nhằm khai thác có hiệu quả nhất khả năng sử dụng vật tư, thiết bị và bảo quản, bảo dưỡng sửa chữa kịp thời kéo dài tuổi thọ thiết bị để tăng hiệu quả vốn đầu tư trong sản xuất kinh doanh. 2.5. Phòng kế hoạch – kỹ thuật.6 Là tổ chức bộ máy quản lý của Công ty có chức năng tham mưu và tổ chức thực hiện các vấn đề về kế hoạch sản xuất, hạch toán kinh doanh, quản lý kỹ thuật và chất lượng các công trình thi công, tham mưu chính trong công tác đầu tư, giá cả hợp đồng kinh tế, chỉ đạo và điều hành mọi mặt sản xuất kinh doanh và quản lý kỹ thuật của giám đốc Công ty. 2.6. Các đội thi công.7 Đội xây dựng là hình thức hiệp tác lao động, là lao động tập thể có tổ chức ở khâu đầu tiên trong hoạt động xây lắp, dựa trên sự hợp nhất những cố gắng khác nhau của nhiều người hay một tập thể nhiều loại việc, một giai đoạn Lê Thị Hiền. Lớp: Công nghiệp 45B Chuyên đề thực tập tốt nghiệp. Khoa: Quản trị kinh doanh công tác riêng biệt hay một hạng mục công trình, một công trình xây dựng. Đội xây dựng là đơn vị cơ bản của Công ty, nó có vị trí như phân xưởng trong doanh nghiệp công nghiệp. Sơ đồ 2: Sơ đồ tổ chức của mỗi đội: Đội trưởng Đội phó Nhân viên kỹ thuật Tổ trưởng kế toán đội Công nhân (Nguồn: Phòng tổ chức cán bộ - lao động) Các đội chia ra: - Các đội thi công phần đường gồm các đội số 7, 15, 14, 3, 2. - Các đội thi công phần cầu gồm các đội số 5, 10, 12 - Đội sản xuất đá Áng Sơn có nhiệm vụ: khai thác, chế biến đá Áng Sơn; vận chuyển cung cấp đá tới các công trường thi công và cung cấp đá cho các khách hàng. - Đội sản xuất cấu kiện: cung cấp cho các khách hàng trong khu vực cũng như các công trình của Công ty. - Trạm trộn bêtông tươi: phục vụ các công trình có sử dụng bêtông; cung cấp cho khách hàng trong khu vực. - Đội sản xuất vật liệu: sản xuất vật liệu phục vụ thi công, cung cấp vật liệu cho khách hàng. III - MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CHỦ YẾU CỦA CÔNG TY.8 1. Đặc điểm về tổ chức sản xuất của Công ty.8 1.1. Tổ chức điều hành tại công trường.8 Lê Thị Hiền. Lớp: Công nghiệp 45B Chuyên đề thực tập tốt nghiệp. Khoa: Quản trị kinh doanh Sơ đồ 3: Sơ đồ tổ chức điều hành tại công trường Ban chỉ huy công trường Bộ phận kế hoạch kỹ thuật – giám sát thi công Bộ phận điều độ hành chính Bộ phận thí nghiệm Bộ phận tài vụ Đội thi công đường Mũi thi công nền đường Mũi thi công công trình thoát nước Bộ phận vật tư – thiết bị Bộ phận an toàn lao động và bảo đảm giao thông Đội thi công cầu Mũi thi công móng mặt đường và hoàn thiện Mũi thi công cọc khoan nhồi Mũi thi công mố và trụ Mũi thi công dầm Hoàn thiện (Nguồn: Phòng kế hoạch – kỹ thuật) 1.2. Mô tả sơ đồ tổ chức điều hành tại công trường.9 - Ban chỉ huy công trường: gồm chỉ huy trưởng công trình và 2 chỉ huy phó công trình phụ trách từng mảng công việc và an toàn lao động. - Bộ phận kế hoạch – kỹ thuật: giám sát thi công, đảm bảo quá trình thi công diễn ra đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng, tiết kiệm chi phí. Lê Thị Hiền. Lớp: Công nghiệp 45B Chuyên đề thực tập tốt nghiệp. Khoa: Quản trị kinh doanh - Bộ phận điều độ hành chính: quản lý, điều động nhân sự thi công. - Bộ phận thí nghiệm hiện trường: chịu sự giám sát của kỹ sư giám sát đồng thời chịu sự chỉ đạo của chủ nhiệm kỹ thuật để phục vụ kịp thời cho thi công. Phối hợp giám sát hiện trường làm công tác thí nghiệm, giám định và quản lý chất lượng nội bộ. Bộ phận này được trang bị đủ các dụng cụ, phương tiện thí nghiệm, đo đạc, kiểm tra. - Các đội thi công chia ra: + Đội thi công phần đường: Trong đó lại chia ra thành mũi thi công nền đường; mũi thi công công trình thoát nước; mũi thi công móng, mặt đường và hoàn thiện. + Đội thi công cầu: Trong đó lại chia ra thành mũi thi công cọc khoan nhồi; mũi thi công mố và trụ; mũi thi công dầm; hoàn thiện. Các đội thi công chịu trách nhiệm toàn diện trước chủ nhiệm điều hành, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của chủ nhiệm kỹ thuật và cơ quan chức năng để đảm bảo các hạng mục thi công theo đúng hồ sơ thiết kế, tuân thủ quy trình, quy phạm hiện hành cũng như đáp ứng cao nhất các yêu cầu về tiến độ thi công, chất lượng công trình mà chi phí thấp nhất. Đội thi công được trang bị đủ năng lực về con người, phương tiện, thiết bị máy thi công, đủ các dụng cụ đo đạc. Biện pháp an toàn lao động và bảo đảm giao thông: bố trí các nhân viên có thâm niên công tác, hiểu biết rộng về công tác an toàn phòng chống cháy nổ cũng như trật tự an ninh. * Mối quan hệ giữa trụ sở chính và việc quản lý ngoài hiện trường: + Ban chỉ huy công trường là bộ máy điều hành nằm trong sự điều hành chung và thực hiện việc điều hành toàn bộ nhiệm vụ thi công ở hiện trường theo quy chế và theo phương án thi công chỉ đạo tổng thể của toàn bộ công Lê Thị Hiền. Lớp: Công nghiệp 45B Chuyên đề thực tập tốt nghiệp. Khoa: Quản trị kinh doanh trình, chuẩn bị sản xuất, cung cấp cho ban chỉ huy công trường về các mặt như tiền, vốn, vật tư, thiết bị, theo tiến độ thi công. + Điều hành cân đối phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty và đảm bảo tiêu chuẩn đạt hiệu quả và đáp ứng tốt các yêu cầu của chủ đầu tư. 1.3. Quá trình đầu tư xây dựng.10 1.3.1. Các giai đoạn của quá trình đầu tư xây dựng. *Giai đoạn 1: Chuẩn bị đầu tư - Phải chứng minh sự cần thiết phải đầu tư. - Chuẩn bị về vốn cũng như tìm nguồn vốn đầu tư. - Địa điểm xây dựng. - Dự kiến khả năng về thị trường đầu ra. *Giai đoạn 2: Thực hiện đầu tư. - Chuẩn bị xây dựng: mặt bằng, công tác khảo sát, thiết bi, các điều kiện khác liên quan để chuẩn bị xây dựng. - Tổ chức xây dựng. - Đấu thầu, giám sát, theo dõi, kiểm tra… - Bàn giao, đưa công trình vào khai thác sử dụng. *Giai đoạn 3: Đưa công trình vào khai thác, sử dụng, đầu tư bổ sung để khai thác hiệu quả đầu tư, bảo đảm hiệu quả đầu tư. Quá trình đầu tư xây dựng chỉ kết thúc khi công trình đã được thanh lý. 1.3.2. Tổ chức xây dựng. * Một số căn cứ để lập biện pháp thi công: - Thông báo mời thầu gói thầu xây lắp. - Hồ sơ thiết kế thi công gói thầu xây lắp. - Các quy định kỹ thuật trong hồ sơ mời thầu áp dụng cho công trình. - Các điều kiện liên quan đến triển khai thực hiện dự án. Căn cứ vào thực tế mặt bằng, tính chất công việc, năng lực tổ chức thi công, khả năng huy động lực lượng, phương tiện thiết bị của nhà thầu Lê Thị Hiền. Lớp: Công nghiệp 45B Chuyên đề thực tập tốt nghiệp. Khoa: Quản trị kinh doanh - Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng. - Quy địng quản lý chất lượng công trình. - Quy phạm kỹ thuật, an toàn trong xây dựng. - Quy trình thiết kế cầu cống, máy móc, đường ô tô,… - Các tài liệu, quy trình quy phạm, định mức xây dựng cơ bản hiện hành. * Biện pháp thi công cầu: Các bước thi công chính như sau: - Thi công mặt bằng, lán trại. - Thi công bãi đúc dầm, bãi chứa dầm, chứa vật liệu, thiết bị thi công. - Thi công san ủi mặt bằng, đắp đảo. - Thi công mố. - Thi công trụ. - Thi công đúc dầm bêtông cốt thép DƯL. - Thi công lao lắp dầm vào vị trí. * Biện pháp thi công phần đường: Phải căn cứ vào địa hình khu vực tuyến đường: vị trí địa lý, điều kiện địa hình, tình trạng tuyến đường hiện tại, tính chất công trình, địa chất tại nơi thi công. Các bước thi công chính như sau: -Giải phóng mặt bằng. -Hướng và giải pháp thi công chỉ đạo. -Tổ chức các dây chuyền xây lắp chính như sau: + Tổ chức theo tuần tự hoặc song song, trình tự cho từng hạng mục với ưu tiên công tác thi công móng, mặt đường được thực hiện dứt điểm trong mùa khô. + Thi công nền đường. + Thi công mặt đường. + Thi công lớp móng cấp phối đá dăm. + Thi công lớp mặt đường đá dăm. + Thi công lề đường. + Thi công công trình thoát nước. + Thi công hệ thống an toàn giao thông. Lê Thị Hiền. Lớp: Công nghiệp 45B Chuyên đề thực tập tốt nghiệp. Khoa: Quản trị kinh doanh + Tổ chức các dây chuyền phụ trợ. Trong quá trình thi công phải đảm bảo an toàn cho lực lượng thi công và cho nhân dân địa phương, các công trình gần nơi xây dựng. 2. Đặc điểm về lao động. 12 2.1. Cơ cấu lao động phân theo các tiêu chí khác nhau của Công ty.12 2.1.1. Cơ cấu lao động theo trình độ. Bảng1: Bảng cơ cấu lao động theo trình độ trong 5 năm 2002 – 2006. (Đơn vị: Người). Trình độ Đại học và Năm 2002 42 Năm 2003 43 Năm 2004 45 Năm 2005 46 Năm 2006 46 học Cao đẳng Trung cấp Tốt nghiệp 15 15 128 17 20 100 17 15 113 17 15 87 10 15 79 phổ thông Tổng số 200 180 trên đại 190 165 150 (Nguồn: Phòng tổ chức cán bộ lao động). Sự thay đổi cơ cấu nhân sự theo trình độ này là do hàng năm Công ty luôn có chính sách cử cán bộ đi học để bồi dưỡng kiến thức, tăng năng lực làm việc đem lại hiệu quả cao hơn trong công tác. Chính sách khen thưởng, đề bạt, thuyên chuyển luôn được chú ý để tăng hứng thú trong công việc cho cán bộ công nhân viên. Và một yếu tố tích cực không thể không nhắc tới đó là: Công ty đã thực hiện tinh giảm đến gọn nhẹ bộ máy quản lý làm cho Công ty hoạt động có hiệu quả hơn, giảm đáng kể những yếu tố không tích cực trong một doanh nghiệp nhà nước. 2.1.2. Cơ cấu lao động theo độ tuổi. Bảng2: Bảng cơ cấu lao động theo độ tuổi trong 5 năm 2002 – 2006. (Đơn vị: Ngườ)i. Độ tuổi Từ 45 - 60 Lê Thị Hiền. Năm 2002 30 Năm 2003 28 Năm 2004 30 Năm 2005 32 Năm 2006 27 Lớp: Công nghiệp 45B Chuyên đề thực tập tốt nghiệp. Từ 30 – 45 Từ 25 – 30 Dưới 25 Tổng số 100 55 15 200 90 50 12 180 Khoa: Quản trị kinh doanh 92 66 61 60 58 52 8 9 10 190 165 150 (Nguồn: Phòng tổ chức cán bộ lao động). Qua bảng cơ cấu lao động theo độ tuổi trên ta thấy: nhân viên từ 30 – 45 tuổi luôn chiếm số lượng nhiều nhất. Nó thể hiện lao động của công ty có độ tuổi trung bình cũng như lao động có kinh nghiệm, trình độ, tay nghề luôn chiếm tỉ lệ cao. Điều này mạng lại lợi ích thiết thực cho một công ty xây dựng nói chung bởi yêu cầu về lao động đối với công ty xây dựng rất khắt khe xuất phát từ đặc điểm sản phẩm của ngành: Đơn chiếc, sử dụng trong thời gian dài, chi phí cao,… Do đó, đòi hỏi tính chính xác cao trong quá trình thực hiện công việc. Đội ngũ cán bộ dày dạn kinh nghiệm sẽ tạo độ tin cậy cao hơn giúp nâng cao khả năng thắng thầu khi tham gia tranh thầu. 2.2. Đặc điểm về chính sách nhân sự.13 Hàng năm, Công ty luôn chú trọng đến việc đào tạo, tuyển dụng, phát triển lao động để không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công nhân viên. Cụ thể, Công ty đã cử 3 đồng chí đi học ở nước ngoài để học hỏi kinh nghiệm thiết kế cũng như làm thế nào để tăng khả năng thắng thầu, tất cả lãnh đạo Công ty từ giám đốc, phó giám đốc, trưởng phòng, phó phòng đều tham gia vào lớp học quản trị kinh doanh để tăng sự hiểu biết trong quản lý kinh doanh nói chung và quản lý nhân sự nói riêng, 100% cán bộ công nhân viên có nhu cầu đi học để năng cao trình độ đều được Công ty tạo điều kiện thuận lợi về mặt thời gian, công việc. Ngoài nhân viên chính thức của Công ty, tại mỗi công trình các đội thuê thêm lao động tại chỗ vừa tiết kiệm chi phí nhân công mà lại giải quyết được việc làm cho dân ở vùng góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp trong vùng và nâng cao đời sống nhân dân địa phương. 2.3. Đặc điểm chính sách tiền lương, tiền thưởng, các hoạt động xã hội.13 Lê Thị Hiền. Lớp: Công nghiệp 45B Chuyên đề thực tập tốt nghiệp. Khoa: Quản trị kinh doanh Dưới sự quan tâm chỉ đạo của Tổng công ty, sự đoàn kết nhất trí, quyết tâm cao của Đảng bộ, Ban giám đốc Công ty và toàn thể cán bộ công nhân viên mà kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty ngày càng có hiệu quả cao nên thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên từ năm 2002 đến 2006 đều tăng. Cụ thể: Năm 2002 là 1.112.000đ/tháng; năm 2003 là 1.200.000đ/tháng; năm 2004 là 1.252.000đ/tháng; năm 2005 là 1.273.000đ/tháng; năm 2006 là 1.500.000đ/tháng. Công ty phấn đấu thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên năm 2007 sẽ là 1.800.000đ/tháng. (xem thêm phụ lục số 5). Ngoài tiền lương chính, Công ty luôn có chính sách khen thưởng, đề bạt, thuyên chuyển … cho nhân viên thực hiện tốt công việc của mình để tăng hứng thú, tạo động lực trong công việc cho cán bộ công nhân viên. Hàng năm, Tổng công ty tổ chức cuộc thi tiếng hát hay để tạo ra san chơi giải trí tác động tích cực tới đời sống tinh thần của cán bộ công nhân viên. Những dịp lế 20/10, 8/3 Công ty cũng thường tổ chức đi chơI để tạo ra không khí thoải mái, vui vẻ trong Công ty giúp phát huy hết năng lực làm việc sáng tạo, hăng say của toàn thể cán bộ công nhân viên. 3. Đặc điểm vật tư – thiết bị.14 3.1. Nguyên vật liệu.14 3.1.1. Nguồn nguyên vật liệu chính. - Sắt thép: hợp đồng với nhà máy thép Vinakansai, thép Thái Nguyên. - Ximăng: hợp đồng với công ty đầu tư xây dựng Phú Thái. - Các vật liệu đặc chủng: cáp DƯL, neo, gối, khe co giãn, ... của hãng CVM: hợp đồng mua của Công ty TNHH Kim Nguyên là nhà nhập khẩu chính của Công ty TNHH cơ khí CVM Liễu Châu – Trung Quốc. - Phụ gia: dùng phụ gia của hãng Sika, mua tại văn phòng đại diện của hãng Sika tại Hà Nội là chủ yếu. Tuy nhiên, tuỳ công trình mà Công ty mua ở những vị trí thuận lợi cho thực hiện. - Cát các loại: mua và khai thác tại Thanh Oai – Hà Tây là chủ yếu. Lê Thị Hiền. Lớp: Công nghiệp 45B Chuyên đề thực tập tốt nghiệp. - Khoa: Quản trị kinh doanh Đá: Công ty có thể tự khai thác đá từ mỏ đá Áng Sơn. Nếu địa điểm công trình ở xa mỏ đá Áng Sơn Công ty mua tại địa điểm gần hơn để tiết kiệm chi phí vận chuyển. 3.1.2. Đặc điểm công tác cung cấp vật tư. - Căn cứ tiến độ thi công xây lắp từng hạng mục, nhà thầu sẽ cung cấp vật tư đầy đủ, đúng chủng loại đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật theo yêu cầu đảm bảo không gián đoạn sản xuất. - Nhà thầu cung cấp vật tư kỹ thuật được gắn liền với thi công xây lắp, thời gian hoàn thành từng hạng mục công việc đã được xác định trong tiến độ thi công chi tiết. - Quá trình cung cấp vật tư vật liệu có tính đến sự hao hụt trong quá trình bốc dỡ và vận chuyển nhằm làm giảm bớt chi phí do hao hụt tới mức tối đa. * Công ty luôn chú trọng đến hoạt động công tác quản lý kho tàng, dự trữ, bảo quản, sử dụng nguyên vật liệu để mang lại hiệu quả cao nhất. * Tình hình biến động của thị trường nguyên vật liệu trong thời gian vừa qua đã gây ra không ít khó khăn cho Công ty. Công ty càng quan tâm hơn tới tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu, sự biến động của thị trường vật tư, dự trữ những phát sinh có thể có khi thi công công trình để đảm bảo giá dự thầu hợp lý, thấp hơn đấu thầu công trình và đáp ứng yêu cầu của chủ đầu tư. 3.2. Thiết bị máy móc.16 Năng lực công nghệ hiện có của Công ty so với yêu cầu thực tế là tương đối mạnh, chủng loại đầu tư số lượng lớn, năng suất cao đáp ứng được yêu cầu thi công trên khắp các địa bàn. Để nâng cao hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị, Công ty luôn quan tâm đến việc bảo dưỡng, nâng cấp đầu tư theo chiều sâu, những máy móc cũ không Lê Thị Hiền. Lớp: Công nghiệp 45B Chuyên đề thực tập tốt nghiệp. Khoa: Quản trị kinh doanh đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật phức tạp ảnh hưởng xấu đến chất lượng công trình, làm chậm tiến độ thi công được đầu tư, đổi mới. Hơn nữa, với khối lượng công việc nhiều mà không có đủ máy móc thiết bị sẽ dẫn đến tăng chi phí do phải thuê thêm máy, làm giá dự thầu khó giảm tới thấp nhất. Công ty đầu tư thêm thiết bị máy móc hiện đại sẽ khắc phục những hạn chế hiện tại như: phải thuê thêm máy để thi công nên khó linh động, gián đoạn tiến độ thi công, thời gian kéo dài dẫn tới chi phí tăng. (xem thêm phụ lục số1,3, 4.) 4. Đặc điểm về quản lý chất lượng công trình. 16 Sản phẩm của Công ty là sản phẩm xây dựng. Đặc điểm của sản phẩm này là tồn tại trong thời gian dài, đơn chiếc, chi phí cao cho nên vấn đề bảo đảm chất lượng công trình được quan tâm hàng đầu. Công ty áp dụng mọi biện pháp để duy trì thường xuyên và liên tục nhằm đảm bảo tốt chất lượng và tiến độ thi công. * Bố trí lực lượng giám sát thi công. Bố trí ban điều hành công trường: Công ty có lực lượng đủ mạnh gồm những cán bộ kỹ thuật dày dạn kinh nghiệm trong điều hành sản xuất, đã từng chỉ đạo, thi công các công trình, yêu cầu kỹ thuật cao. Bộ phận này được trang bị đủ các loại thiết bị để kiểm tra giám sát gồm: các loại mya quang học, thước thép... và dụng cụ thí nghiệm trung tâm với đầy đủ trang thiết bị theo yêu cầu của từng dự án. Các phân đội thi công: Bố trí cán bộ chỉ huy thi công, cán bộ kỹ thuật chuyên ngành có nhiều kinh nghiệm phụ trách tất cả các mũi thi công được trang bị đủ thiết bị kiểm tra và thí nghiệm hiện trường. Các biện pháp giám sát và quản lý chất lượng. - Công tác giám định chất lượng duy trì thường xuyên, liên tục, có sổ ghi chép theo dõi hàng ngày làm cơ sơ cho việc hoàn công và bảo hành công trình. Lê Thị Hiền. Lớp: Công nghiệp 45B Chuyên đề thực tập tốt nghiệp. Khoa: Quản trị kinh doanh - Chủ động, duy trì nề nếp tự kiểm tra, giám định chất lượng bằng hệ thống KCS của nhà thầu trước khi có sự kiểm tra nghiệm thu của tổ chức tư vấn giám sát. Công tác kiểm tra chất lượng bao gồm các nội dung chủ yếu sau: + Kiểm tra chất lượng từng bước theo tiến độ. + Kiểm tra chất lượng từng lớp, từng đợt, từng phần việc của hạng mục công trình. + Kiểm tra chất lượng từng bộ phận công trình, những công trình ẩn khuất, những kết cấu chịu lực... + Kiểm tra chất lượng vật liệu, thiết bị, biện pháp thi công, lắp đặt... của từng hạng mục công trình. + Kiểm tra đặc điểm của thị trường về nhu cầu cũng như hệ thống các nguyên, vật liệu có thể sử dụng. + Tạo điều kiện thuận lợi nhất cho công tác kiểm tra nghiệm thu của tư vấn giám sát, tự giác chấp hành nghiệm túc các yêu cầu của tư vấn giám sát trong việc xử lý những phần việc sai sót, không đảm bảo hợp lý. + Thực hiện nghiêm túc mọi quy định trong công tác nghiệm thu theo các văn bản quy phạm hiện hành. 5. Đặc điểm về tình hình tài chính của Công ty.18 Bảng3: Bảng tổng kết tài sản và công nợ của Công ty. (Đơn vị: triệu đồng). Chỉ tiêu Năm Năm Năm 6 tháng đầu năm 1. Tổng tài sản có. 2003 145111. 2004 138.504. 2005 148.729. 2006 151.736. Tài sản lưu động. 104.081. 101.019. 112.644. 117.998. 2. Tổng số nợ phải trả. 114.678. 107.752. 117.674. 120.517. Lê Thị Hiền. Lớp: Công nghiệp 45B
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

thumb
47.signed_01...
4
500
63