Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận văn giải pháp phát triển du lịch vườn cây ăn trái lái thiêu tại tỉnh bình d...

Tài liệu Luận văn giải pháp phát triển du lịch vườn cây ăn trái lái thiêu tại tỉnh bình dương

.PDF
110
84
141

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM --------------------------- NGUYỄN VƯƠNG HÃNH GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH VƯỜN CÂY ĂN TRÁI LÁI THIÊU TẠI TỈNH BÌNH DƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh Mã số ngành: 60340102 TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 04 năm 2015 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM --------------------------- NGUYỄN VƯƠNG HÃNH GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH VƯỜN CÂY ĂN TRÁI LÁI THIÊU TẠI TỈNH BÌNH DƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh Mã số ngành: 60340102 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS,TS. PHƯỚC MINH HIỆP TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 04 năm 2015 CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM Cán bộ hướng dẫn khoa học : PGS,TS. Phước Minh Hiệp Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP. HCM ngày 23 tháng 05 năm 2015 Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm: Họ và tên TT 1 2 3 4 5 GS,TS. Võ Thanh Thu PGS,TS. Lê Thị Mận TS. Nguyễn Đình Luận TS. Phan Thị Minh Châu TS. Lê Quang Hùng Chức danh Hội đồng Chủ tịch Phản biện 1 Phản biện 2 Ủy viên Ủy viên, Thư ký Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã được sửa chữa . Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP. HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM PHÒNG QLKH – ĐTSĐH Độc lập – Tự do – Hạnh phúc TP. HCM, ngày 20 tháng 04 năm 2015 NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ Họ tên học viên : Nguyễn Vương Hãnh Giới tính : Nam Ngày, tháng, năm sinh : 28/10/1985 Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh Nơi sinh : Bình Dương MSHV : 1341820016 I- Tên đề tài: Giải pháp phát triển du lịch vườn cây ăn trái Lái Thiêu tại tỉnh Bình Dương. II- Nhiệm vụ và nội dung: - Phân tích thực trạng du lịch vườn ăn trái Lái Thiêu tại tỉnh Bình Dương. - Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển du lịch vườn cây ăn trái Lái Thiêu tại tỉnh Bình Dương. III- Ngày giao nhiệm vụ: 18/08/2014 IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 20/04/2015 V- Cán bộ hướng dẫn: PGS,TS. Phước Minh Hiệp CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH PGS,TS. Phước Minh Hiệp i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ kinh tế với đề tài: “Giải pháp phát triển du lịch vườn cây ăn trái Lái Thiêu tại tỉnh Bình Dương” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác trước đây. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Học viên thực hiện Luận văn Nguyễn Vương Hãnh ii LỜI CÁM ƠN Để hoàn thành chương trình cao học và đề tài luận văn tốt nghiệp thạc sĩ này, trước hết em xin chân thành cảm ơn các thầy Cô Khoa Quản Trị Kinh Doanh, trường Đại Học Công Nghệ TP HCM đã trang bị cho em vốn kiến thức quý báu trong suốt thời gian học vừa qua. Đặt biệt em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến thầy PGS,TS. Phước Minh Hiệp đã tận tình hướng dẫn em trong suốt thời gian thực hiện luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn các Anh chị, Cô chú Sở văn hóa – thể thao– du lịch tỉnh Bình Dương, phòng nông nghiệp Thị Xã Thuận An và Phòng Tài nguyên Thị Xã Thuận An đã nhiệt tình cung cấp số liệu cho em. Tôi cũng cảm ơn các bạn bè, anh, chị học viên lớp 13SQT11 đã giúp đỡ tôi cũng như động viên tôi suốt thời gian qua. Tôi cũng cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã giúp đỡ, ủng hộ tinh thần cho tôi trong suốt thời gian học tập tại trường. Trong quá trình thực hiện luận văn, dù đã cố gắng hoàn thiện nhưng cũng không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong nhận được những lời góp ý chân thành của quý thầy cô và các bạn. Tác giả luận văn Nguyễn Vương Hãnh iii TÓM TẮT Trong những năm qua nền kinh tế của Việt Nam và tỉnh Bình Dương ngày càng phát triển nhanh chóng, thu nhập người dân ngày càng tăng. Vì vậy ngày nay đời sống của con người ngày càng cao, họ không những có nhu cầu đầy đủ về vật chất mà còn có nhu cầu được thoả mãn về tinh thần như vui chơi, giải trí và du lịch. Do đó, du lịch là một trong những ngành có triển vọng. Nhận thấy du lịch là một ngành “công nghiệp không khói” mang lại nhiều lợi nhuận lớn trong tương lai, ngành du lịch Bình Dương đã có những chính sách tạo điều kiện để phát triển nhằm mang lại thu nhập GDP lớn cho nền kinh tế, giải quyết công ăn việc làm cho nhiều lao động, góp phần truyền bá hình ảnh Bình Dương với bạn bè trong nước. Nhận thức được điều này, trong vài năm qua Ủy ban tỉnh Bình Dương đã đưa ra mục tiêu xây dựng ngành du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn. Việc nghiên cứu về du lịch trở nên cấp thiết, nó giúp chúng ta có một cái nhìn đầy đủ, chính xác về du lịch. Điều này có ý nghĩa cả về phương diện lí luận và thực tiễn. Nó giúp du lịch Bình Dương đạt được những thành tựu mới, qua đó khắc phục được những hạn chế, nhanh chóng đưa du lịch phát triển đúng với tiềm năng của nó, nhanh chóng hội nhập với du lịch các tỉnh thành khác trong khu vực. Nhận thấy tầm quan trọng của vấn đề này, đề tài “ Giải pháp phát triển du lịch vườn cây ăn trái Lái Thiêu tại tỉnh Bình Dương” nhằm nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến du lịch nơi này trong thời gian gần đây, để từ đó phân tích và đề xuất các giải pháp nhằm phát triển du lịch một cách bền vững hơn. Đề tài được thực hiện qua các giai đoạn: Giai đoạn đầu thu thập số liệu tại địa phương và các cơ quan ban ngành có liên quan, sau đó tiến hành khảo sát tại địa phương. Trên cơ sở đó tiến hành phân tích thực trạng, dự vào kết quả nghiên cứu tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển du lịch vườn cây ăn trái Lái Thiêu trong tương lai bền vững hơn. iv ABSTRACT In recent years the economy of Vietnam and Binh Duong Province is growing rapidly, people's income is increasing. So today's human life increasing, they not only have extensive needs but also material needs are met mentally as entertainment, recreation and tourism. Therefore, tourism is one of the promising sectors. Recognizing tourism as an industry "smokeless industry" bring big profits in future, Binh Duong tourism industry had policies to create conditions for development in order to bring large incomes GDP for the economy , resolving employment for many workers, helps to spread the image of Binh Duong with friends in the country. Aware of this, in recent years the Commission has launched Binh Duong Construction target the tourism industry into a spearhead economic sector. The study of tourism becomes imperative, it helps us to have a full view, exactly on tourism. This makes sense both in terms of theory and practice. It helps tourism Pacific gained new achievements, thereby overcoming the limitations, quickly growing tourism potential with its strict, quick integration with tourism in other provinces in the region . Realizing the importance of this issue, titled "Solutions tourism development Lai Thieu orchard in Binh Duong province," the study of factors affecting the tourist places in the previous period , from which to analyze and propose solutions to develop tourism in a sustainable way over. This study was conducted through phases: The first phase of data collection and other local agencies, industry sectors concerned, then surveyed locally. On that basis, conduct a situational analysis, projected on research results the authors suggest a number of measures to develop tourism Lai Thieu orchard more sustainable future. v MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................ i LỜI CÁM ƠN ................................................................................................................. ii TÓM TẮT ...................................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................ x DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................................. xi PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1 1. Đặt vấn đề ................................................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................... 1 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .............................................................................. 2 4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................ 2 5. Kết cấu của đề tài ........................................................................................................ 3 6. Tổng quan đề tài ......................................................................................................... 3 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VƯỜN CÂY ĂN TRÁI LÁI THIÊU ............................................................................ 5 1.1. Các khái niệm về du lịch và du lịch vườn cây ăn trái .......................................... 5 1.1.1. Khái niệm du lịch ............................................................................................. 5 1.1.2. Khái niệm du lịch sinh thái .............................................................................. 6 1.1.3. Khái niệm Phát triển du lịch bền vững ............................................................ 7 1.1.4. Khái niệm du lịch vườn cây ăn trái .................................................................. 9 1.2. Những đặc trưng cơ bản về du lịch sinh thái ....................................................... 9 1.2.1. Các đặc trưng xuất phát từ sản phẩm du lịch sinh thái (DLST) ...................... 9 1.2.2. Các đặc trưng xuất phát từ tạo lập các sản phẩm DLST................................ 10 1.2.3. Các đặc trưng xuất phát từ tiêu dùng sản phẩm DLST .................................. 10 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến du lịch vườn cây ăn trái ......................................... 11 1.3.1. Điều kiện địa hình, thời tiết, khí hậu và mùa vụ ............................................ 11 1.3.2. Tài nguyên du lịch ......................................................................................... 12 vi 1.3.3. Các nhân tố kinh tế – xã hội .......................................................................... 13 1.3..3.1. Về mặt kinh tế ........................................................................................ 13 1.3.3.2. Về mặt xã hội .......................................................................................... 13 1.3.4. Kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật .................................................... 15 1.3.4.1. Khách du lịch và doanh thu du lịch....................................................... 16 1.3.4.2. Số lượng dân cư và chất lượng lao động............................................... 16 1.3.5. Các cơ chế luật pháp và chính sách đầu tư du lịch ........................................ 17 1.3.6. Xúc tiến, tuyên truyền, quảng bá ................................................................... 18 1.4. Một số loại hình du lịch sinh thái nói chung và mô hình du lịch sinh thái vườn cây ăn trái Lái Thiêu nói riêng .................................................................. 19 1.4.1. Du lịch sinh thái cộng đồng ........................................................................... 19 1.4.2. Du lịch sinh thái kết hợp với làng nghề ......................................................... 20 1.4.3. Du lịch sinh thái nghỉ dưỡng ......................................................................... 22 1.4.4. Du lịch sinh thái lịch sử văn hóa.................................................................... 23 1.4.5. Mô hình du lịch vườn cây ăn trái Lái Thiêu .................................................. 24 1.4.5.1. Tham quan vườn cây ăn trái .................................................................. 24 1.4.5.2. Tham quan làng nghề gốm .................................................................... 24 1.4.5.3. Du ngoạn trên sông, kênh rạch.............................................................. 25 1.4.5.4. Du lịch nghe đờn ca tài tử Nam bộ ....................................................... 25 TÓM TẮT CHƯƠNG 1 ................................................................................................ 26 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG DU LỊCH VƯỜN CÂY ĂN TRÁI LÁI THIÊU........ 27 2.1. Khái quát vườn cây ăn trái Lái Thiêu và các chỉ tiêu kinh tế-xã hội của tỉnh Bình Dương ........................................................................................................ 27 2.1.1. DLST vườn cây ăn trái Lái Thiêu là một bộ phận của du lịch Bình Dương . 27 2.1.2. Một số chỉ tiêu kinh tế xã hội chủ yếu của tỉnh ............................................. 28 2.1.2.1. Lĩnh vực kinh tế .................................................................................... 28 2.1.2.2. Lĩnh vực văn hóa – xã hội ..................................................................... 38 2.2. Tiềm năng DLST vườn cây ăn trái Lái Thiêu rất đa dạng và phong phú .......... 42 2.3. Phân tích thực trạng du lịch vườn cây ăn trái Lái Thiêu .................................... 44 vii 2.3.1. Đặc điểm khu vực vườn cây ăn trái Lái Thiêu – Bình Dương ...................... 44 2.3.1.1. Vị trí địa lí ............................................................................................. 44 2.3.1.2. Đặc điểm tự nhiên ................................................................................. 44 2.3.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ............................................................................... 45 2.3.3. Tài nguyên du lịch ......................................................................................... 45 2.3.3.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên .................................................................. 45 2.3.3.2. Tài nguyên du lịch nhân văn ................................................................. 46 2.3.4. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch.............................. 47 2.3.4.1. Cơ sở hạ tầng ......................................................................................... 47 2.3.4.2. Cơ sở vật chất kĩ thuật........................................................................... 48 2.3.5. Hiện trạng khách du lịch và doanh thu du lịch .............................................. 49 2.3.5.1. Tình hình khách du lịch ........................................................................ 49 2.3.5.2. Tính thời vụ trong DLST vườn cây ăn trái Lái Thiêu .......................... 50 2.3.5.3. Doanh thu du lịch .................................................................................. 50 2.3.6. Lao động trong ngành du lịch ........................................................................ 51 2.3.7. Thực trạng đầu tư du lịch ............................................................................... 52 2.3.8. Công tác xúc tiến, quảng bá du lịch ............................................................... 53 2.4. Đánh giá thực trạng du lịch vườn cây ăn trái Lái Thiêu .................................... 54 2.4.1. Điểm mạnh – ưu điểm.................................................................................... 54 2.4.1.1. Về tài nguyên du lịch ............................................................................ 54 2.4.1.2. Về nguồn lực cho phát triển du lịch ...................................................... 55 2.4.1.3. Về chính sách phát triển du lịch ............................................................ 55 2.4.1.4. Về kinh nghiệm phát triển du lịch thời gian qua................................... 55 2.4.2. Điểm yếu – hạn chế ảnh hưởng đến du lịch vườn cây ăn trái Lái Thiêu ....... 56 2.4.2.1. Về quản lý khai thác tài nguyên du lịch ................................................ 56 2.4.2.2. Về cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch .............................. 57 2.4.2.3. Về nguồn nhân lực du lịch .................................................................... 57 2.4.2.4. Về phát triển sản phẩm và thị trường .................................................... 58 2.4.2.5. Về vốn và công nghệ ............................................................................. 58 viii 2.4.2.6. Về nông nghiệp ..................................................................................... 59 2.4.2.7. Về quản lý du lịch và vai trò của nhà nước........................................... 60 TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ................................................................................................ 61 CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM PHÁT TRIỂN DU LỊCH VƯỜN CÂY ĂN TRÁI LÁI THIÊU .................................................... 62 3.1. Mục tiêu, định hướng phát triển du lịch vườn cây ăn trái Lái Thiêu ................. 62 3.1.1. Mục tiêu ......................................................................................................... 62 3.1.2. Định hướng phát triển du lịch vườn cây ăn trái Lái Thiêu ............................ 62 3.1.2.1. Định hướng phát triển trung tâm khu du lịch Cầu Ngang đến năm 2020 ....................................................................................................... 62 3.1.2.2. Định hướng thị trường nguồn khách ..................................................... 63 3.2. Cơ sở dự báo và các chỉ tiêu dự báo nhu cầu du lịch vườn cây ăn trái Lái Thiêu................................................................................................................... 64 3.2.1. Cơ sở dự báo .................................................................................................. 64 3.2.2. Các chỉ tiêu dự báo ........................................................................................ 65 3.2.2.1. Dự báo thị trường .................................................................................. 65 3.2.2.2. Dự báo sự phát triển khách du lịch ....................................................... 66 3.2.2.3. Dự báo lao động trong ngành du lịch .................................................... 67 3.2.2.4. Dự báo doanh thu .................................................................................. 68 3.3. Các căn cứ đề xuất giải pháp .............................................................................. 68 3.4. Các giải pháp cơ bản phát triển du lịch vườn cây ăn trái Lái Thiêu .................. 69 3.4.1. Giải pháp về gìn giữ, tôn tạo, phát triển tài nguyên và môi trường DLST .... 69 3.4.2. Giải pháp về quy hoạch ................................................................................. 71 3.4.2.1. Quy hoạch các khu DLST kết hợp với quy hoạch phát triển các cơ sở của các ngành kinh tế khác ................................................................... 71 3.4.2.2. Quy hoạch và đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng ....................................... 72 3.4.2.3. Giải pháp về đào tạo, thu hút nguồn nhân lực cho DLST vườn cây ăn trái Lái Thiêu ......................................................................................... 77 3.4.3. Giải pháp về phát triển sản phẩm DLST và thị trường .................................. 78 ix 3.4.3.1. Định hướng thị trường và định hướng sản phẩm DLST ....................... 78 3.4.3.2. Phát triển các loại hình và đa dạng hóa các sản phẩm DLST ............... 79 3.4.3.3. Giải pháp phát triển sản phẩm DLST vườn cây ăn trái Lái Thiêu ........ 80 3.4.3.4. Đẩy mạnh hoạt động tiếp thị cho DLST vườn cây ăn trái Lái Thiêu ... 80 3.4.4. Giải pháp về huy động, thu hút vốn đầu tư cho DLST .................................. 81 3.4.5. Giải pháp đẩy mạnh việc ứng dụng và chuyển giao khoa học, công nghệ .... 82 3.4.6. Giải pháp phát triển nông nghiệp ................................................................... 83 3.4.7. Giải pháp về nâng cao nhận thức xã hội đối với môi trường sinh thái vườn cây ăn trái Lái Thiêu ...................................................................................... 85 3.4.7.1. Nâng cao nhận thức của người dân về ý nghĩa của phát triển DLST với phát triển bền vững tự nhiên và môi trường ................................... 85 3.4.7.2. Xây dựng các chương trình thông tin, tuyên truyền ............................. 85 3.4.8. Giải pháp xúc tiến, quảng bá hoạt động du lịch vườn cây ăn trái Lái Thiêu: ..... 86 3.5. Kiến nghị ............................................................................................................ 88 TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ................................................................................................ 91 KẾT LUẬN ................................................................................................................... 92 NHỮNG HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI .............................................................................. 93 HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO CỦA ĐỀ TÀI ................................................. 94 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 95 x DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DL Du lịch DLST Du lịch sinh thái VQG Vườn quốc gia PTNT Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn DLCĐ Du lịch cộng đồng xi DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Diện tích trồng cây ăn trái của các phường giai đoạn 2010-2014 ...........46 Bảng 2.2: Kinh doanh thương mại, khách sạn, nhà hàng và dịch vụ Lái Thiêu .....48 Bảng 2.3: Số lượng khánh du lịch đến vườn cây ăn trái Lái Thiêu giai đoạn 20102014 .........................................................................................................49 Bảng 2.4: Bản Doanh thu du lịch vườn cây ăn trái Lái Thiêu giai đoạn 2010-2014 .................................................................................................................51 Bảng 3.1: Dự báo nhu cầu lao động trong ngành du lịch vườn cây ăn trái Lái Thiêu đến năm 2025 ...........................................................................................67 Bảng 3.2: Dự báo doanh thu du lịch thành vườn cây ăn trái Lái Thiêu giai đoạn 2015-2020 ................................................................................................68 Bảng 3.3: Kế họach thực hiện giao thông – cầu đường đến năm 2020 ...................74 Bảng 3.4: Kế họach thực hiện thủy lợi đến năm 2020. ............................................76 Bảng 3.5: Định hướng thay thế giống cây già cỗi từ vườn để trồng mới đến năm 2020 .........................................................................................................84 Bảng 3.6: Định hướng cải tạo và phát triển vườn đến năm 2020 ............................85 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Ngày nay đời sống của con người ngày càng cao, họ không những có nhu cầu đầy đủ về vật chất mà còn có nhu cầu được thoả mãn về tinh thần như vui chơi, giải trí và du lịch. Do đó, du lịch là một trong những ngành có triển vọng. Ngành du lịch Bình Dương so với các tỉnh thành khác trong cả nước tuy kém phát triển nhưng nhận thấy du lịch là một ngành “công nghiệp không khói”, mang lại thu nhập GDP lớn cho nền kinh tế, giải quyết công ăn việc làm cho nhiều lao động, góp phần truyền bá hình ảnh Bình Dương với bạn bè trong nước. Nhận thức được điều này, trong vài năm qua Ủy ban Tỉnh Bình Dương đã đưa ra mục tiêu xây dựng ngành du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn. Việc nghiên cứu về du lịch trở nên cấp thiết, nó giúp chúng ta có một cái nhìn đầy đủ, chính xác về du lịch. Điều này có ý nghĩa cả về phương diện lí luận và thực tiễn. Nó giúp du lịch Bình Dương đạt được những thành tựu mới, qua đó khắc phục được những hạn chế, nhanh chóng đưa du lịch phát triển đúng với tiềm năng của nó, nhanh chóng hội nhập với du lịch các tỉnh thành khác trong khu vực. Song song đó tôi nhận thấy việc cải tạo du lịch vườn trái cây ăn trái Lái Thiêu là một việc vô cùng cần thiết, góp phần bảo vệ môi trường thiên nhiên, thay đổi diện mạo và tiềm năng tương xứng cho nền kinh tế tỉnh nhà. Vì vậy đây là lý do tôi nghiên cứu và thực hiện đề tài “Giải pháp phát triển du lịch vườn cây ăn trái Lái Thiêu tại tỉnh Bình Dương”. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục đích của luận văn này là nghiên cứu tiềm năng du lịch thiên nhiên và du lịch vườn để đưa ra giải pháp phát triển du lịch sinh thái bền vững cho vườn cây ăn trái Lái Thiêu nhằm giúp cho du lịch Bình Dương điều chỉnh những bước đi hợp lý ở hiện tại và tiếp tục xác lập những định hướng quy hoạch phát triển theo mục tiêu bền vững của hoạt động du lịch trong tương lai. 2 Việc nghiên cứu của đề tài này là nêu những lý luận và thực tiễn về nội dung phát triển du lịch sinh thái bền vững. Trên cơ sở lý luận đó, đi sâu phân tích đánh giá hiện trạng phát triển du lịch chung cũng như phát triển du lịch vườn cây ăn trái Lái Thiêu từ năm 2010 đến 2014. Căn cứ vào những cơ sở phân tích của tác giả và định hướng của ngành, tác giả sẽ tập trung đề xuất các giải pháp và kiến nghị cụ thể nhằm phát triển du lịch sinh thái bền vững cho du lịch vườn cây ăn trái Lái Thiêu thời kỳ 2015-2020. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của đề tài: du lịch vườn cây ăn trái Lái Thiêu. - Phạm vi nghiên cứu của đề tài: khu du lịch vườn cây ăn trái Lái Thiêu. 4. Phương pháp nghiên cứu Luận văn thực hiện dựa trên phương pháp định tính. - Phương pháp khảo sát thực địa tại địa bàn khu du lịch vườn cây ăn trái Lái Thiêu đến các vườn, khu du lịch trọng điểm để thẩm tra, quan sát và đánh giá sự phân bố khách du lịch, hiện trạng các nguồn tài nguyên du lịch sinh thái đang được khai thác. Từ đó có các nhận định đúng đắn về thực trạng hoạt động ngành du lịch sinh thái của khu du lịch vườn cây ăn trái Lái Thiêu. - Phương pháp thu thập và xử lý thông tin: thông qua việc thu thập các dữ liệu, thông tin, các bài báo chính thức của các đơn vị quản lý chuyên ngành du lịch từ Trung ương đến địa phương (Tổng cục Du lịch Việt Nam, Sở văn hóa-thể thao-du lịch Bình Dương,…), các cơ quan ban ngành của Bình Dương (Sở kế hoạch đầu tư, Sở thông tin và truyền thông, Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thuận An, Phòng tài nguyên và môi trường Thuận An, Cục Thống kê Bình Dương,… ), các tài liệu lịch sử, địa chí của các vùng đất trong tỉnh, các sách giáo trình đã học và các bài báo của tác giả thuộc tỉnh Bình Dương, …. Ngoài ra còn tham khảo các tài liệu nước ngoài để đối chiếu, phân tích, tổng hợp từ đó giúp cho việc xây dựng phát triển du lịch vườn cây ăn trái Lái Thiêu có tính sát hợp hơn. 3 - Các phương pháp khác: Trên cơ sở phương pháp duy vật biện chứng sẽ tiến hành phân tích diễn dịch quy nạp bằng cách sử dụng phương pháp hồi quy tương quan và các công cụ toán liên quan. 5. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn gồm có 3 chương nội dung chính như sau: Chương 1 : Cơ sở lý thuyết về phát triển du lịch vườn cây ăn trái Lái Thiêu. Chương 2 : Thực trạng du lịch vườn cây ăn trái Lái Thiêu. Chương 3 : Giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển du lịch vườn cây ăn trái Lái Thiêu. 6. Tổng quan đề tài Trong thời gian gần đây, loại hình du lịch sinh thái cụ thể là du lịch sinh thái vườn đang được nhiều du khách quan tâm, đặc biệt là sự quan tâm của các nhà kinh doanh du lịch. Các công trình nghiên cứu về du lịch sinh thái luôn thu hút các chuyên gia về du lịch, vì vậy hiện nay có nhiều đề tài, công trình khoa học, luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ nghiên cứu về lĩnh vực du lịch sinh thái như: - Năm 1995, viện nghiên cứu phát triển du lịch đã thực hiện đề tài “Hiện trạng và những định hướng cho công tác quy hoạch phát triển du lịch vùng đồng bằng sông Cửu Long ( 1996-2010 ) với mục tiêu xác lập cơ sở khoa học cho quy hoạch phát triển du lịch vùng đồng bằng sông Cửu Long cùng các phương án phát triển cụ thể. Nghiên cứu này căn cứ vào tiềm năng du lịch đã đề xuất các loại hình du lịch vùng đồng bằng sông Cửu Long như du lịch sinh thái, du lịch sông nước, tham quan, vui chơi giải trí và du lịch biển, nhưng chưa nghiên cứu sâu vào loại hình du lịch sinh thái cụ thể. - Cho đến năm 1998 đã có công trình nghiên cứu của Phạm Trung Lương, “Cơ sở khoa học phát triển du lịch sinh thái Việt Nam”. Báo cáo đề tài khoa học cấp ngành, Hà Nội, nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn phát triển du lịch sinh 4 thái, đã trình bày tiềm năng, hiện trạng cùng một số giải pháp phát triển DLST ở Việt Nam. - Lê Huy Bá, “ Nghiên cứu tiềm năng và các giải pháp phát triển bền vững du lịch sinh thái tỉnh Đồng Nai”, đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh, đã trình bày những vấn đề như: hoạt động du lịch sinh thái, tài nguyên cảnh quan, sử dụng hợp lý và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên trong phát triển du lịch sinh thái, thực trạng và giải pháp phát triển du lịch sinh thái ở Đồng Nai, 2006. Tuy nhiên, đến bây giờ vẫn còn ít công trình nghiên cứu nào mang tính học thuật chuyên sâu về du lịch dinh thái mặc dù nhu cầu trong nước rất nhiều, các cơ quan quản lý nhà nước cũng ban hành khá nhiều văn bản cho công tác này. Việc phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam vẫn còn mang tính đơn lẻ và bột phát, tiềm năng khai thác và phát triển du lịch sinh thái trong những năm vừa qua chưa cao. Đặc biệt chưa có đề tài nào nghiên cứu cụ thể về du lịch sinh thái trên địa bàn Tỉnh Bình Dương, do đó tác giả mạnh dạn chọn đề tài “Giải pháp phát triển du lịch vườn cây ăn trái Lái Thiêu tại Tỉnh Bình Dương” để làm luận văn thạc sĩ của mình một mặt để thực hiện công trình khoa học nhằm hoàn thành khóa học thạc sĩ của nhà trường; mặt khác để đóng góp những giải pháp thiết thực cho quê hương, nơi mình đang sinh sống và được sự ưu ái của thiên nhiên để phát triển loại hình du lịch sinh thái vườn. 5 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VƯỜN CÂY ĂN TRÁI LÁI THIÊU 1.1. Các khái niệm về du lịch và du lịch vườn cây ăn trái 1.1.1. Khái niệm du lịch Khi nói đến du lịch, thường thì người ta nghĩ đến một chuyến đi đến nơi nào đó để tham quan, nghỉ dưỡng, thăm viếng bạn bè họ hàng và dùng thời gian rảnh để tham gia các hoạt động thể dục thể thao, đi dạo, phơi nắng, thưởng thức ẩm thực, xem các chương trình biểu diễn nghệ thuật hay chỉ đơn giản quan sát các môi trường xung quanh. Hoặc ở khía cạnh rộng hơn, có thể kể đến những người tìm các cơ hội kinh doanh (business traveller) đi công tác, dự hội nghị, hội thảo hay đi học tập, nghiên cứu khoa học kĩ thuật… Do hoàn cảnh khác nhau về điều kiện kinh tế xã hội, thời gian và không gian, và cũng do các góc độ nghiên cứu khác nhau, nên mỗi ngành khoa học, mỗi người đều có cách hiểu khác nhau về du lịch. Đúng như một chuyên gia về du lịch đã nhận định: “Đối với du lịch, có bao nhiêu tác giả thì có bao nhiêu định nghĩa”. - Pháp lệnh Du lịch: công bố ngày 20/2/1999 trong Chương I Điều 10: “Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thỏa mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng,trong khoảng thời gian nhất định”. - Luật Du lịch: công bố ngày 27/6/2005 trong Chương I Điều 4: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong 1 khoảng thời gian nhất định”. - Tại hội nghị của Liên Hiệp Quốc về du lịch và lữ hành quốc tế tổ chức tại Rome vào 1963, các chuyên gia đã đưa ra: “Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể bên ngoài nơi ở thường xuyên hay ngoài nước với mục đích hòa bình, nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc của họ”.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan