Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luận văn giải pháp phát triển du lịch sinh thái cộng đồng tại tỉnh cà mau...

Tài liệu Luận văn giải pháp phát triển du lịch sinh thái cộng đồng tại tỉnh cà mau

.PDF
132
217
53

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM LÊ TRẦN ANH HÙNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI CỘNG ĐỒNG TẠI TỈNH CÀ MAU LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Quản trị Dịch vụ Du lịch và Lữ hành Mã số ngành: 60340103 TP. HCM - 2017 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM LÊ TRẦN ANH HÙNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI CỘNG ĐỒNG TẠI TỈNH CÀ MAU LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Quản trị Dịch vụ Du lịch và Lữ hành Mã số ngành: 60340103 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. HỒ NGỌC PHƯƠNG TP. HCM - 2017 CÔNG TRÌNH ĐƢỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM Cán bộ hƣớng dẫn khoa học: TS. Hồ Ngọc Phƣơng Luận văn Thạc sĩ đƣợc bảo vệ tại Trƣờng Đại học Công nghệ TP. HCM ngày 14 tháng 10 năm 2017 Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm: TT 1 Họ và tên PGS.TS. Nguyễn Phú Tụ Chức danh Hội đồng Chủ tịch 2 TS. Đoàn Liêng Diễm Phản biện 1 3 TS. Nguyễn Văn Lƣu Phản biện 2 4 TS. Trần Văn Thông Ủy viên 5 PGS.TS Phạm Trung Lƣơng Ủy viên, Thƣ ký Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã đƣợc sửa chữa (nếu có). Chủ tịch Hội đồng đánh giá luận văn TRƢỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP. HCM CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC Độc lập - Tự do - Hạnh phúc TP. HCM, ngày 28 tháng 10 năm 2017 NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ Họ tên học viên: LÊ TRẦN ANH HÙNG Giới tính: Nam Ngày, tháng, năm sinh: 09/10/1993 Nơi sinh: Cà Mau Chuyên ngành: Quản trị Dịch vụ Du lịch và Lữ hành MSHV: 1541890013 I- Tên đề tài: “Giải pháp phát triển du lịch sinh thái cộng đồng tại tỉnh Cà Mau” II- Nhiệm vụ và nội dung: - Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về du lịch sinh thái cộng đồng - Thực trạng khai thác du lịch sinh thái cộng đồng tại tỉnh Cà Mau. - Đề xuất các giải pháp phù hợp trong việc khai thác phát triển du lịch sinh thái cộng đồng trong thời gian tới. III- Ngày giao nhiệm vụ: 15/2/2017 IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 29/8/2017 V- Cán bộ hướng dẫn: TS. Hồ Ngọc Phƣơng CÁN BỘ HƯỚNG DẪN TS. HỒ NGỌC PHƯƠNG KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong Luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã đƣợc cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã đƣợc chỉ rõ nguồn gốc. Học viên thực hiện Luận văn Lê Trần Anh Hùng LỜI CÁM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu cùng Quý Thầy Cô Trƣờng Đại học Công nghệ TP HCM, Viện Đào tạo sau đại học đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và truyền đạt cho tôi những kiến thức, kinh nghiệm để tôi hoàn thành tốt các học phần và luận văn tốt nghiệp. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Thầy TS. Hồ Ngọc Phƣơng - ngƣời trực tiếp hƣớng dẫn, hỗ trợ tận tình cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Đồng thời, tôi xin cảm ơn Sở văn hóa, thế thao và du lịch, Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch, Vƣờn quốc gia U Minh Hạ, Vƣờn quốc gia Mũi Cà Mau, Ban quản lý khu du lịch Đất Mũi, các hộ du lịch cộng đồng nhƣ: Mƣời Ngọt, Tƣ Nhuần, Tƣ Ngãi,…và các doanh nghiệp lữ hành đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện để tôi tiếp cận thực tế và cung cấp thông tin để tôi có thể hoàn thành luận văn đúng tiến độ. Tác giả luận văn Lê Trần Anh Hùng TÓM TẮT Đề tài “Giải pháp phát triển du lịch sinh thái cộng đồng tại tỉnh Cà Mau” đƣợc thực hiện thông qua phỏng vấn trực tiếp khách du lịch nội địa và cộng đồng địa phƣơng để làm cơ sở đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp khai thác phù hợp. Kết quả nghiên cứu đã cho thấy đƣợc bức tranh tổng thể về thực trạng phát triển du lịch nói chung và du lịch sinh thái cộng đồng tại tỉnh Cà Mau nói riêng. Do nhiều nguyên nhân trong đó có nguyên nhân yếu kém của cơ sở vật chật kĩ thuật du lịch và chất lƣợng phục vụ du lịch gây ảnh hƣởng đến sự hài lòng của du khách đối với việc thu hút khách du lịch và khai thác du lịch sinh thái cộng đồng tại tỉnh Cà Mau. Thông qua kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất các giải pháp để khai thác du lịch sinh thái cộng đồng tỉnh Cà Mau trong thời gian tới. ABSTRACT Project "Development solution on the Community Ecotourism in Ca Mau Province" was conducted by interviewing directly domestic tourists and local communities in order to have a basis for evaluating the current situation and proposing reasonable solutions for these situation. The result of this study shows the overall picture of the development of tourism in general and the community-based ecotourism in Ca Mau province in particular. There are many reasons including poor infrastructure of tourism facilities and the quality of tourism that affect to the tourist satisfaction, tourists attraction and the exploit of community-based ecotourism in Ca Mau province. Through research results, the author proposes reasonanle solutions to exploit community-based ecotourism in Ca Mau province in the future. ` MỤC LỤC MỞ ĐẦU......................................................................................................................................... 1 . T nh cấp thi t của đề tài ....................................................................................................... 1 . Mục tiêu đ i tư ng và phư ng pháp nghiên cứu............................................................... 2 M t u u ....................................................................................................... 2 Đố tượ u ..................................................................................................... 3 2.3 Đố tượ ả s t ........................................................................................................... 3 4 P ạm v u......................................................................................................... 3 3. Phư ng pháp nghiên cứu ..................................................................................................... 3 3 P ươ 3 N u p t p u................................................................................................ 3 t ............................................................................................................... 4 4. Ý nghĩa của đề tài .................................................................................................................. 4 5. Lư c khảo tài tiệu nghiên cứu .............................................................................................. 5 5 Tì ì ut ế 5 Tì ì u tr ớ ........................................................................................ 5 ướ .................................................................................. 8 6. Cấu trúc đề tài ..................................................................................................................... 10 CHƯƠNG . CỞ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC ......................................................................................... 11 1.1 C sở l luận về du lịch ................................................................................................ 11 1.1.1 Khái niệm về du lịch ................................................................................................ 11 1.1.2 Phân loại về du lịch ................................................................................................. 12 1.1.3 Sản phầm du lịch ..................................................................................................... 16 1.2 C sở l luận về du lịch sinh thái cộng đồng .............................................................. 17 1.2.1 Du lịch sinh thái....................................................................................................... 17 1.2.2 Du lịch cộng đồng ................................................................................................... 18 1.3 Bài học vận dụng cho tỉnh Cà Mau ............................................................................. 27 1.3.1 Tại vƣờn quốc gia Gunnung Halimun – Indonesia ................................................. 27 1.3.2 Tại làng Ghandruk thuộc khu bảo tồn quốc gia Annapura, Nepal. ......................... 28 1.3.3 Du lịch cộng đồng tại Bắc Kạn (Vƣờn quốc gia Ba Bể) ......................................... 29 1.3.4 Du lịch cộng đồng tại Lào Cai ................................................................................. 30 1.3.5 Du lịch cộng đồng tại Kon Tum .............................................................................. 31 Tiểu k t chư ng .................................................................................................................... 33 CHƯƠNG . TI M NĂNG TH C TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH SINH THÁI CỘNG ĐỒNG TẠI TỈNH CÀ MAU ...................................................................................................... 34 2.1 Phư ng pháp nghiên cứu ............................................................................................. 34 T u t ập 2.2 u t ấp ........................................................................................................... 34 Khái quát về du lịch và tiềm năng du lịch sinh thái cộng đồng tỉnh Cà Mau ......... 35 2.2.1 Vị trí địa lý............................................................................................................... 35 2.2.2 Hành chính ............................................................................................................... 35 2.2.3 Kinh tế - văn hóa xã – hội ....................................................................................... 35 2.2.4 Khí hậu .................................................................................................................... 37 2.2.5 Giao thông ............................................................................................................... 38 2.2.6 Tiềm năng du lịch sinh thái cộng đồng ở Cà Mau .................................................. 39 2.2.7 Tài nguyên du lịch thiên nhiên ................................................................................ 40 2.2.8 Tài nguyên du lịch nhân văn (vật thể) ..................................................................... 43 2.2.9 Tài nguyên du lịch nhân văn (phi vật thể) ............................................................... 45 2.2.10 Các làng nghề .......................................................................................................... 46 2.3 Thực trạng phát triển du lịch sinh thái cộng đồng tại tỉnh Cà Mau ........................ 48 2.3.1 Lƣợng khách ............................................................................................................ 48 2.3.2 Cơ sở hạ tầng, vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch...................................................... 53 2.3.3 Chất lƣợng phục vụ tại các điểm du lịch sinh thái cộng đồng ................................. 58 2.3.4 Công tác xúc tiến, quảng bá du lịch......................................................................... 60 2.3.5 Môi trƣờng du lịch ................................................................................................... 61 2.3.6 Nhận thức về du lịch cộng đồng của ngƣời dân địa phƣơng ................................... 63 2.3.7 Tác động của du lịch cộng đồng đến cộng đồng địa phƣơng .................................. 67 2.3.8 Đánh giá thực trạng phát triển du lịch sinh thái cộng đồng tại tỉnh Cà Mau ........... 74 Tiểu k t chư ng .................................................................................................................... 76 CHƯƠNG 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT S GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI CỘNG ĐỒNG TẠI TỈNH CÀ MAU .............................................................................. 77 3.1 Những tiền đề định hướng phát triển DLST cộng đồng tại tỉnh Cà Mau ............... 77 3.1.1 Công tác quy hoạch, thu hút đầu tƣ phát triển du lịch theo hƣớng bền vững .......... 78 3.1.2 Xây dựng, phát triển sản phẩm du lịch .................................................................... 79 3.1.3 Đẩy mạnh công tác xúc tiến, quảng bá và hợp tác du lịch phát triển ...................... 81 3.1.4 Huy động các nguồn đầu tƣ phát triển du lịch ......................................................... 82 3.1.5 Nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực du lịch .......................................................... 82 3.1.6 Tăng cƣờng sự lãnh đạo, quản lý, điều hành của chính quyền, phát huy vai trò của đoàn thể và nhân dân ............................................................................................................. 82 3.2 Một s giải pháp phát triển du lịch sinh thái cộng đồng tại tỉnh Cà Mau ............... 84 3.2.1 Tăng cƣờng đầu tƣ cơ sở hạ tầng, vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch. ...................... 84 3.2.2 Đào tạo nguồn nhân lực hoạt động du lịch tại địa phƣơng ...................................... 85 3.2.3 Thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phƣơng ..................................................... 87 3.2.4 Giải pháp đầu tƣ phát triển du lịch .......................................................................... 89 3.2.5 Tăng cƣờng hoạt động xúc tiến, quảng bá ............................................................... 90 3.2.6 Giải pháp phát triển sản phẩm du lịch ..................................................................... 93 3.2.7 Quản lý và bảo tồn tài nguyên cải thiện môi trƣờng sống ....................................... 94 3.3 Ki n nghị ........................................................................................................................ 97 3.3.1 Các cơ quan quản lý nhà nƣớc về du lịch địa phƣơng............................................. 97 3.3.2 Đối với các doanh nghiệp lữ hành ........................................................................... 98 3.3.3 Đối với cộng đồng địa phƣơng ................................................................................ 99 Tiểu k t chư ng 3 .................................................................................................................. 100 KẾT LUẬN ................................................................................................................................ 101 TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................................... 103 PHỤ LỤC 1 : PHIẾU ĐI U TRA BẰNG BẢNG HỎI Đ I VỚI KHÁCH DU LỊCH TỚI TỈNH CÀ MAU. ......................................................................................................................... 107 PHỤ LỤC : PHIẾU ĐI U TRA BẰNG BẢNG HỎI Đ I VỚI HỘ DU LỊCH CỘNG DỒNG TẠI TỈNH CÀ MAU. ................................................................................................... 111 PHỤ LỤC HÌNH ẢNH .............................................................................................................. 114 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BĐKH: Biến đổi khí hậu CĐĐP: Cộng đồng địa phƣơng CSHT: cơ sở hạ tầng CSVC: cơ sở vật chất DLCĐ: Du lịch cộng đồng DLST: Du lịch sinh thái DLSTCĐ: Du lịch sinh thái cộng đồng HST: Hệ sinh thái IUCN: Hiệp hội bảo tồn thiên nhiên thế giới KDTSQ: Khu dự trữ sinh quyển NQ: Nghị quyết TNTN: Tài nguyên tự nhiên TU: Tỉnh ủy UBND: Ủy ban nhân dân VCKT: vật chất kĩ thuật VQG: Vƣờn quốc gia DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1 Lƣợng khách du lịch đến Cà Mau ………………………………………..……48 Bảng 2.2 Mức độ hài lòng của du khách về điều kiện tự nhiên……………..….………..52 Bảng 2.3 Tình hình doanh thu của cơ sở lƣu trú tại tỉnh Cà Mau…………………..……54 Bảng 2.4 Mức độ hài lòng của du khách về cơ sở hạ tầng, vật chất kí thuật……...……..57 Bảng 2.5 Mức độ hài lòng của du khách về chất lƣợng dịch vụ…………………..……..59 Bảng 2.6 Mức độ hài lòng của du khách về môi trƣờng du lịch…………..……….…….63 Bảng 2.7 Tình hình bƣu chính viễn thông của tỉnh Cà Mau…………………….……….72 Biểu đồ 2.1 Tỷ lệ khách đến theo khu vực……………………………………..………..50 Biểu đồ 2.2 Số ngày lƣu trú của du khách nội địa………………………………..……...51 Biểu đồ 2.3 các kênh thông tin ảnh hƣởng đến việc lựa chọn các điểm DLSTCĐ tại tỉnh Cà Mau…...………………………………………………………………….…...61 Biểu đồ 2.4 Nhận thức của ngƣời dân về DLSTCĐ…………………………….….…….64 Biểu đồ 2.5 Nhận thức của ngƣời dân về công tác bảo tồn tài nguyên tự nhiên và các giá trị văn hóa truyền thống của địa phƣơng…………….…………………………….……..66 Biểu đồ 2.7 Các yếu tố trở ngại và khó khăn của ngƣời dân địa phƣơng………...………67 MỞ ĐẦU . T nh cấp thi t của đề tài Hiện nay du lịch cộng đồng đang đƣợc coi là loại hình du lịch mang lại nhiều lợi ích phát triển kinh tế bền vững nhất cho bản địa. Du lịch cộng đồng không chỉ giúp ngƣời dân bảo vệ tài nguyên môi trƣờng sinh thái, mà còn là dịp để bảo tồn và phát huy những nét văn hoá độc đáo của địa phƣơng. Ở một số địa phƣơng trên cả nƣớc có rất nhiều mô hình du lịch cộng đồng phát triển khá thành công ở các vùng miền núi có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống nhƣ ở Lào Cai, Hà Giang, vùng đồng bằng sông Cửu long nhƣ: An Giang, Cần Thơ,..v.v... Những mô hình này đã mang lại hiệu quả thiết thực, không chỉ phát huy đƣợc thế mạnh văn hoá bản địa của các dân tộc, mà còn góp phần xoá đói giảm nghèo, nâng cao đời sống của nhiều ngƣời dân địa phƣơng. Cà Mau là tỉnh ven biển ở cực nam của Việt Nam, nằm trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Cà Mau là một vùng đất trẻ, mới đƣợc khai phá khoảng trên 300 năm. Cà Mau là vùng đất địa đầu cực nam Tổ quốc với 3 mặt tiếp giáp với biển, phía Đông giáp với biển Đông, phía Tây và phía Nam giáp với vịnh Thái Lan, phía Bắc giáp với 2 tỉnh Bạc Liêu và Kiên Giang. Rừng Cà Mau là loại hình sinh thái đặc thù, rừng sinh thái ven biển ngập mặn đƣợc phân bố dọc ven biển với chiều dài 254 km. Bên cạnh đó, Cà Mau còn có hệ sinh thái rừng tràm nằm sâu trong lục địa ở các huyện U Minh, Trần Văn Thời, Thới Bình quy mô 35.000 ha. Diện tích rừng ngập mặn ở Cà Mau chiếm 77% rừng ngập mặn của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Tỉnh Cà Mau mang đặc trƣng của khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, với nền nhiệt độ cao vào loại trung bình trong tất cả các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Khí hậu Cà Mau đƣợc chia thành 2 mùa, là mùa mƣa và mùa khô. Tính đến năm 2016, dân số toàn tỉnh Cà Mau đạt gần 1.214.900 ngƣời, mật độ dân số đạt 229 ngƣời/km², trong đó dân số sống tại thành thị đạt gần 261.800 ngƣời. Với điều kiện tự nhiên thuận lợi, Cà Mau là tỉnh có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế toàn diện, đặc biệt là kinh tế thủy sản với diện tích thủy sản trên 270,000 ha 1 (trong đó diện tích nuôi tôm khoảng 240,000 ha). Hơn thế nữa, Cà Mau còn thế mạnh về tài nguyên rừng. Đây chính là cơ hội giúp nghành du lịch tỉnh nhà tạo ra sản phẩm du lịch đặc trƣng, làm nên thƣơng hiệu mà không giẫm chân lên những lối mòn cũ. Hiện tại các điểm đến tham quan nhƣ: các điểm phụ cận Khu du lịch Đất Mũi, Vƣờn Quốc gia U Minh Hạ, các công ty lữ hành “hợp tác” với ngƣời dân để đƣa khách du lịch tham gia khám phá trải nghiệm cùng với các hộ gia đình cho thuê nhà để du khách lƣu trú, có phục vụ cả ăn và “dịch vụ” làm vuông, tát ao, chụp đìa, bắt cá, đục hàu, ăn ong, câu cá,.… Tuy nhiên, để phát triển loại hình du lịch này có hiệu quả lâu dài và bền vững, tạo thành “thƣơng hiệu” rất riêng của du lịch Cà Mau, đòi hỏi các ngành, các cấp phải cùng nhau phối hợp chặt chẽ toàn diện. Vì vậy, xem xét việc phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng tại tỉnh Cà Mau trong chiến lƣợc phát triển du lịch nhằm xây dựng hình ảnh du lịch của Cà Mau, là một việc làm có ý không chỉ đối với Cà Mau mà còn ở nhiều địa phƣơng khác ở vùng đồng bằng sông Cửu Long và trong cả nƣớc. Xuất phát từ cơ sở trên, nhận thấy việc nghiên cứu “G ả p pp t tr u s t tạ t C M u , đề xuất các gợi ý về giải pháp để nâng cao chất lƣợng và phát triển du lịch tại tỉnh Cà Mau là một việc làm có ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn nhằm đa dạng hóa sản phẩm du lịch, góp phần cải thiện đời sống, nâng cao thu nhập cho ngƣời dân . Mục tiêu đ i tư ng và phư ng pháp nghiên cứu M t u u M c t u t n qu t: Thực trạng khai thác du lịch sinh thái cộng đồng tại tỉnh Cà Mau, qua đó đề xuất giải pháp phát triển du lịch sinh thái cộng đồng tại tỉnh Cà Mau trong thời gian tới. M c t u c t : Hệ thống hóa các lý thuyết liên quan đến du lịch sinh thái cộng đồng 2 Đánh giá thực trạng việc phát triển du lịch sinh thái cộng đồng tại tỉnh Cà Mau. Đề xuất một số giải pháp để phát triển du lịch sinh thái cộng đồng tại địa bàn tỉnh Cà Mau Đố tượng nghiên c u Đề tài này tập trung nghiên cứu về tiềm năng và thực trạng về việc khai thác du lịch sinh thái cộng đồng thông qua các hộ dân tham gia hoạt động cung ứng dịch vụ du lịch sinh thái cộng đồng tại VQG U Minh Hạ, VQG Mũi Cà Mau và các điểm phụ cận. 3 Đố tượ ả s t Cộng đồng cƣ dân sinh sống tại các hộ DLSTCĐ xung quanh khu vực vƣờn quốc gia U Minh Hạ và vƣờn quốc gia Mũi Cà Mau Khách du lịch nội địa tại địa bàn tỉnh Cà Mau 2.4. Phạm vi nghiên c u Về không gian: Vƣờn quốc gia U Minh Hạ và vƣờn quốc gia Mũi Cà Mau là nơi có nhiều tiềm năng phát triển loại hình du lịch sinh thái cộng đồng trên địa bàn tỉnh Cà Mau. Với lợi thế về sinh thái trù phú, vƣờn quốc gia U Minh Hạ và vƣờn quốc gia Mũi Cà Mau là nơi đặc trƣng cho địa bàn tỉnh Về thời gian: Thời gian nghiên cứu của đề tài là 7 tháng, từ tháng 02/2017 đến tháng 08/2017. 3. Phư ng pháp nghiên cứu 3 P ươ p n p pn p u n cứu n tn Tài liệu đƣợc sử dụng trong nghiên cứu định tính là các công trình nghiên cứu đã đƣợc công bố, các văn bản, báo cáo và sử dụng phƣơng pháp quan sát, thảo luận nhóm,… n p p t u t ập số l ệu: Phƣơng pháp này đƣợc thực hiện trên cơ sở kế thừa, phân tích và tổng hợp các nguồn tài liệu, tƣ liệu, số liệu thông tin có liên quan 3 một cách có chọn lọc, từ đó, đánh giá chúng theo yêu cầu và mục đích nghiên cứu. Thông tin thứ cấp đề tài sử dụng phân tích đƣợc thu thập trong khoảng (2010-2016) từ Cục thống kê Cà Mau, Niên giám thống kê, Sở văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh Cà Mau, Trung tâm thông tin xúc tiến du lịch tỉnh Cà Mau, Tổng cục du lịch, Tổ chức du lịch thế giới, Công ty cổ phần du lịch và tiếp thị GTVT Việt Nam (Vietravel) và một số nghiên cứu trƣớc đó. n p p os tt c đây là phƣơng pháp nghiên cứu truyền thống để khảo sát thực tế, áp dụng lý luận gắn với thực tiễn n p p p ân t c t ốn mô t Biểu diễn dữ liệu bằng đồ họa trong đó các đồ thị mô tả dữ liệu hoặc giúp so sánh dữ liệu, tóm tắt dữ liệu. 3 N u t Đề tà sử d n t ồn t ờ n uồn t ôn t n: nguồn thông tin thứ cấp và nguồn thông tin sơ cấp. Nguồn thông tin thứ cấp (second source) là các nguồn thông tin có sẵn dễ khai thác nhƣ các báo cáo, các văn bản, các bài nghiên cứu, báo, Niên giám thống kê của Cục thống kê Cà Mau, báo cáo của Sở văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh Cà Mau, Trung tâm thông tin xúc tiến du lịch tỉnh Cà Mau, Tổng cục du lịch, Tổ chức du lịch thế giới, Các công ty lữ hành nhƣ: Vietravel, Benthanhtourist, Saigontourist,…và một số nghiên cứu trƣớc đó có đề cập đến nội dung của đề tài. Nguồn thông tin sơ cấp (Primary source) bao gồm các thông tin đƣợc thu thập từ phỏng vấn, điều tra bằng bảng câu hỏi các đối tƣợng nghiên cứu. Do nguồn thông tin thứ cấp có liên quan đến đề tài rất hạn chế, nên nguồn thông tin sơ cấp là nguồn đƣợc sử dụng chủ yếu trong nghiên cứu này. 4. Ý nghĩa của đề tài Ý nghĩa khoa học: Đề xuất giải pháp phát huy lợi thế, khắc phục những hạn chế còn tồn tại góp phần thúc đẩy du lịch Cà mau phát triển 4 Ý nghĩa thực ti n: Góp phần và tạo thêm sản phẩm du lịch đặc thù cho du lịch tỉnh Cà Mau Tạo công ăn việc làm, cải thiện cuộc sống, ổn định thu nhập cho ngƣời dân sống quanh khu vực hai vƣờn quốc gia Phát triển kinh tế địa phƣơng, góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội của cả nƣớc. Phân tích thực trạng và đề xuất những giải pháp nhằm phát huy những lợi thế, khắc phục những hạn chế còn tồn tại góp phần thúc đẩy du lịch Cà Mau tƣơng xứng với tiềm năng sẵn có 5. Lư c khảo tài tiệu nghiên cứu 5.1. Tình hình nghiên c u thế giới Kan Set Aung và Sukwan Tirasatayapitak (2009), “Sự phát triển của du lịch cộng đồng ở Bagan, Myanmar”: Bên cạnh đánh giá thực trạng hoạt động du lịch có sự tham gia của ngƣời dân địa phƣơng ở Bagan, Myanmar và đƣa ra hƣớng phát triển hoạt động du lịch cộng đồng hiện tại ở địa phƣơng, đề tài cũng đã phân tích và xác định động cơ tham gia hoạt động kinh doanh du lịch của cộng đồng tại địa phƣơng nhằm phát triển du lịch cộng đồng phù hợp với Bagan, Myanmar. Nhóm tác giả đã sử dụng cả phƣơng pháp nghiên cứu định tính và định lƣợng cho những mục tiêu mà vấn đề nghiên cứu đã đặt ra. Tác giả đã thu thập thông tin bằng cách phỏng vấn ngƣời dân ở Bagan đã và đang hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh du lịch tại địa phƣơng, đồng thời phỏng vấn chuyên gia, những bộ phận chức năng thuộc chính phủ Myanmar ở Bagan, những nhà quản lý các đơn vị kinh doanh du lịch ở Bagan. Tác giả cũng đã sử dụng thống kê mô tả, kiểm định ANOVA, và kiểm định T để phân tích số liệu. Kết quả nghiên cứu của đề tài đã cho biết ngƣời dân địa phƣơng thƣờng tham gia những hoạt động nào của kinh doanh du lịch tại Bagan, và cũng đã nêu rõ những động cơ giúp ngƣời dân tham gia vào hoạt động du lịch của địa phƣơng. Dựa vào những kết quả này, nhóm tác giả đã có những đề xuất hữu ích cho chính phủ và những nhà quản lý hoạt động du lịch ở Bagan, Myanmar khai thác hiệu quả tiềm năng tham gia kinh doanh du 5 lịch của ngƣời dân địa phƣơng nhằm phát triển hiệu quả hơn nữa hoạt động du lịch của địa phƣơng. Peter E. Murphy (1986) với “Tourism: A community Approach, Routledge”. Tác giả cung cấp một góc nhìn mới hơn về du lịch với phƣơng pháp tiếp cận về sinh thái và cộng đồng, khuyến khích những sáng kiến nhằm gia tăng lợi ích trên nhiều lĩnh vực cho ngƣời dân với việc xây dựng sản phẩm du lịch đặc trƣng dựa trên nguồn tài nguyên vốn có của địa phƣơng Philip L.Pearce (1997), “Tourism Community Relationships”, Emerald Group Publishing đã kết hợp nhiều phƣơng pháp trong lĩnh vực kinh tế, xã hội, tâm lý nhằm nghiên cứu những khía cạnh mới của du lịch và nhất là làm sao cho CĐĐP hiểu và hành động về du lịch Rhonda Phillips (2012), “Tourism, Planning and Community Development” Routledge cho rằng ngoài lợi ích kinh tế, DLCĐ còn giúp nâng cao năng lực cộng đồng, vƣợt qua những rào cản văn hóa và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên tốt hơn. Bandit Santikul và Manat Chaisawat (2009), “Sự phát triển của du lịch cộng đồng tại miền Đông của đảo Phuket, Thái Lan”: Đề tài tập trung phân tích tình hình hoạt động du lịch, xác định những nhân tố ảnh hƣởng đến sự phát triển du lịch phía đông của đảo Phuket, Thái Lan. Đề tài cũng đã đánh giá tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng ở phía đông đảo Phuket, Thái Lan nhằm đề ra nhiều giải pháp phát triển du lịch khu vực một cách hiệu quả và bền vững. Nghiên cứu áp dụng cả phƣơng pháp nghiên cứu định tính và định lƣợng để giải quyết những mục tiêu trên. Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là những ngƣời dân địa phƣơng đang sinh sống và tham gia hoạt động kinh doanh du lịch tại khu vực phía đông đảo Phuket. Thông tin phục vụ cho phƣơng pháp nghiên cứu định tính đƣợc thu thập bằng phỏng vấn chuyên sâu chuyên gia và nhà quản lý hoạt động du lịch của khu vực. Đề tài chủ yếu sử dụng phƣơng pháp thống kê mô tả, kiểm định t, và kiểm định ANOVA để phân tích số liệu. Kết quả của đề tài chỉ rõ khu vực phía Đông đảo Phuket có nhiều tiềm năng để phát triển của du lịch cộng đồng, tác giả cũng đã đƣa ra nhiều đề xuất liên quan đến hoạt động hỗ trợ ngƣời dân tham gia kinh doanh du lịch, đồng thời tổ chức nhiều chƣơng trình huấn 6 luyện, đào tạo để du lịch cộng đồng thật sự hiệu quả và góp phần phát triển du lịch khu vực bền vững. Kang Santran và Aree Tirasatayapitak (2008), “Sự tham gia của cộng đồng trong việc phát triển du lịch bền vững ở Angkor, Siem Reap, Campuchia”. Đề tài gồm những mục tiêu chính nhƣ sau: (1) Phân tích tình hình tham gia của cộng đồng trong việc phát triển du lịch bền vững ở Angkor; (2) Phân tích những chính sách phát triển du lịch bền vững của chính phủ Campuchia trong thời gian vừa qua; (3) Phân tích ảnh hƣởng của cộng đồng trong việc phát triển du lịch bền vững ở Angkor, Campuchia; (4) Đề xuất giải pháp cho du lịch có sự tham gia của cộng đồng ở Angkor, Campuchia. Nghiên cứu đã sử dụng cả phƣơng pháp nghiên cứu định tính và định lƣợng để giải quyết những mục tiêu trên. Mƣời cuộc phỏng vấn chuyên sâu và 380 bảng câu hỏi đã thu thập thông tin cần thiết cho đề tài. Các kỹ thuật phân tích của SPSS đƣợc sử dụng để phân tích số liệu sơ cấp đối với nghiên cứu định lƣợng. Kết quả phân tích cho thấy, trong thời gian qua hoạt động tham gia vào kinh doanh du lịch của cộng đồng ở Angkor, Campuchia là khác cao. Trong thời gian tới, chính phủ Campuchia nên khuyến khích cộng đồng tham gia nhiều hơn nữa ở tất cả các lĩnh vực của hoạt động du lịch. Bên cạnh đó chính phủ và các tổ chức quản lý du lịch nên có nhiều chính sách hỗ trợ cho việc phát triển cơ sở vật chất, kỹ thuật cho sự phát triển chung của địa phƣơng. Ngoài ra, cần phải quan tâm đến nhận thức và trình độ của ngƣời dân địa phƣơng nhằm phát huy tối đa nguồn lực sẵn có để phát triển du lịch Angkor, Siem Reap, Campuchia một cách hiệu quả và bền vững Sue Beeton (2006) “Community Development Through Tourism”. Tác giả đã tiếp cận “Từ lý thuyết đến thực hành trong đó có đƣa ra các trƣờng hợp minh họa cụ thể giúp ngƣời đọc có điều kiện so sánh và áp dụng”. Cuốn sách cũng đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về DLCĐ, lập kế hoạch chiến lƣợc cho DLCĐ, cách tiếp thị DLCĐ cũng nhƣ đối phó khủng hoảng DLCĐ. 7
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan