Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận văn doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế nhiều thành phần...

Tài liệu Luận văn doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế nhiều thành phần

.PDF
7
86
97

Mô tả:

---------- ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Đề tài: “Doanh nghiệp Nhà nước trong nền kinh tế nhiều than phần.” 1 MỤCLỤC A- Lời nói đầu I- Lý do chọn đề tài ............................................................................................................. 1 II- Đối tượng nghiên cứu .................................................................................................... 1 III- Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................................... 1 IV- Phương pháp nghiên cứu ................................................... 1 B- Nội dung: I- Nền kinh tế nhiều thành phần.......................................................................................... 2 II- Sự tồn tại của doanh nghiệp Nhà nước ......................................................................... 5 III- Vai trò của doanh nghiệp Nhà nước trong nền kinh tế nhiều thành phần .................... 7 IV- Địa vị pháp lý của doanh nghiệp Nhà nước ................................................................ 7 V- Doanh nghiệp Nhà nước ở thời kỳ trước đây, hiện tại và tương lai .............................. 22 C- Kết luận I- Cơ cấu lại doanh nghiệp Nhà nước ................................................................................ 46 II- Kiện toàn và tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý doanh nghiệp Nhà nước ........................ 50 III- Cổ phần đa dạng hoá sở hữu doanh nghiệp Nhà nước ................................................ 58 IV- Tạo lập môi trường vĩ mô thuận lợi cho doanh nghiệp Nhà nước hoạt động ............. 59 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1- Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc 2- Luật doanh nghiệp Nhà nước 3- Giáo trình luật kinh tế 4- Giáo trình LSHTKT 5- Tạp chí cộng sản ...... 2 A- LỜI NÓI ĐẦU I- Lý do chọn đề tài Phát triển kinh tế là một yêu cầu cấp bách và trọng tâm trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam Nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta có nhiều thành phần kinh tế, nhiều hình thức sở hữu, trong đó kinh tế Nhà nước nắm vai trò chủ đạo. Kinh tế Nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế. Chính vì vậy em chọn đề tài "Doanh nghiệp Nhà nước trong nền kinh tế nhiều thành phần" II- Đối tượng nghiên cứu Đề án nghiên cứu về "Doanh nghiệp Nhà nước trong nền kinh tế nhiều thành phần". III- Mục tiêu nghiên cứu Đề án nghiên cứu về "Doa nh nghiệp Nhà nước trong nền kinh tế nhiều thành phần" làm rõ tầm quan trọng của doanh nghiệp Nhà nước, chế độ pháp lý, nững mặt còn tồn tại trong hoạt động của nó, những chính sách của Nhà nước đối với loại hình doanh nghiệp này, từ đó có thể đề ra giải pháp phát triển sao cho nó giữ được vai trò chủ đạo trong nền kinh tế nhiều thành phần. IV- Phương pháp nghiên cứu. 1- Phương pháp tổng hợp phân tích Tổng hợp các loại tài liệu sách báo có liên quan đến đề tài nghiên cứu như: vă kiện đại hội Đảng, tạp chí cộng sản, luật doanh nghiệp Nhà nước... từ đó phân tích làm sáng tỏ nội dung của đề tài 2- Phương pháp lôgíc lịch sử Tìm hiểu sự phát triển của doanh nghiệp Nhà nước trong lịch sử phát triển trên cơ sở đó làm sáng rõ sự 3 phát triển của nó. B- NỘI DUNG I. Nền kinh tế nhiều thành phần: Ở nước ta đi lên từ sản xuất nhỏ, chủ yếu là thủ công, công nghệ lạc hậu thô sơ đi lên chủ nghĩa xã hội do vậy các thành phần kinh tế vẫn còn tồn tại nâu dài và tiếp tục phát triển. Các thành phần kinh tế vẫn còn có nhiều mặt tích cực để thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Thực hiện nhất quán chiến tranh phát triển nền kinh tế thành phần, các thành phần kinh tế kinh doanh theo pháp luật đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cùng phát triển nâu dài hợp tác, cạnh tranh lành mạnh. Trong đó kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, Kinh tế Nhà nước cùng kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân. Nền kinh tế nhiều thành phàn bao gòm kinh tế Nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế cá thể, tiểu thủ, kinh tế tư bản Nhà nước, Tư bản tư nhân. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh doanh đang xen hỗn hợp nhiều hình thức sở hữu giữa các thành phần kinh tế với nhau, giữa trong nước và ngoài nước, kinh tế cổ phần . Mặt khác cơ cấu kinh tế nhiều thành phần tồn tại một cách khách quan, vì : Khi bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, xuất phát điểm về lực lượng sản xuất thấp năng xuất lao động và trình độ phát triển kinh tế rất thấp và không đều giữa các xí nghiệp, giữa các ngành, giữa các vùng... trong nền kinh tế. Trong điều kiện đó, xã hội cũ để lại không ít các thành phần kinh tế và không thể bỗng chốc có thể cải biến nhanh được. Hơn nữa, sau nhiều năm cải tạo và xây dựng quan hệ sản xuất mới, xuất hiện thêm một số thành phần kinh tế mới (kinh tế Nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư bản Nhà nước ...). Các thành phần kinh tế cũ và các thành phần mới tồn tại khách quan, xoắn xuýt với nhau, cấu thành đặc điểm kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. - Xây dựng và phát triển kinh tế hàng hoá có sự quản lý vĩ mô của Nhà nước, thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá nhằm xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội ..., vốn là những nhiệm vụ trọng yếu của thời kỳ quá độ ở nước ta. Song trong điều kiện thu nhập quốc dân còn thấp và ngân sách Nhà nước rất hạn hẹp, nếu chỉ trồng chờ vào Nhà nước sẽ không hoặc chậm thực hiện các nhiệm vụ nói trên. Để thực hiện có hiệu quả với tốc độ nhanh các nhiệm vụ của thời kỳ quá độ, phải giải phóng mọi tiềm lực bị kìm hãm từ trước đến nay, khai thác và sử dụng có hiệu quả mọi tiềm năng về vốn, công nghệ, 4 kinh nghiệm quản lý, sức lao động nhất là nguồn lao động trí tuệ... Mục đích đó chỉ có thể thực hiện khi sử dụng được sức mạnh tổng hợp của các thành phần kinh tế. - Nước ta thuộc loại nước có dân số trẻ, có nguồn lao động dồi dào, có lợi thế về chất lượng lao động được biểu hiện ở trình độ dân số biến chữ chiếm 87,7% trong dân cư, một tỷ lệ cao só với tiêu chuẩn quốc tế và so vứi nhiều nước đang phát triển, đó là mặt thuận lợi. Song số người chưa có việc làm còn nhiều thì số người chưa có việc làm được quy đổi lên đến 7,5 triệu người - tạo nên sức ép xã hội đối với kinh tế. Trong khi đó, khả năng kinh tế quốc doanh thu hút sức lao động , vì thiếu vốn, nhất là vốn ngoại tệ mạng. Trong điều kiện đó, khai thác, tận dụng tiềm năng của các thành phần kinh tế khác là một trong những cách tốt nhất để tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động. Cũng cần ý thức rằng, vấn đề thất nghiệp là vấn đề chung của nền kinh tế hàng hoá, chứ không phải chỉ riêng có trong xã hội tư bản. Hơn nữa, trên cơ sở nền kinh tế tồn tại nhiều thành phần mà nhận thức khái niệm: có việc làm, không có hay chưa có việc làm. Từ đó sớm khắc phục những mặc cảm không đúng trước đây, cho rằng chỉ khi nào người lao động làm việc trong các xí nghiệp Nhà nước, mới gọi là có việc làm. Rõ ràng sự tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần yêu cầu khách quan đối với việc tạo ra công ăn việc làm cho người lao động, một yêu cầu phải kết hợp chiến lược kinh tế với chiến lược xã hội cần được coi trọng. Sự tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần không chỉ là một tất yếu khách quan mà còn đem lại nhiều lợi ích to lớn. Đó là vì: - Nền kinh tế tồn tại nhiều thành phần, có nghĩa là tồn tại nhiều hình thức quan hệ sản xuất nên phù hợp với thực trạng thấp kém và không đều của lực lượng sản xuất. Sự phù hợp này, đến lượt nó, lại có tác dụng thúc đẩy tăng năng suất lao động, tăng trưởng kinh tế, tạo điều kiện nâng cao hiệu quả kinh tế trong thành phần kinh tế và trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân ở nước ta. - Góp phần khôi phục cơ sở kinh tế cho sự tồn tại và phát triển kinh tế hàng hoá mà trước đây, do nôn nóng, đã xoá bỏ nó mọt cách không tự giác. Sai lầm này xét về mặt thực chất là xoá bỏ đi quyền tự do kinh doanh và quyền dân chủ về kinh tế của nhân dân trong khuôn khổ pháp luật. 5 trường dưới các hình thức khác nhau. Doanh nghiệp có thể thu tiền và có đầy đủ điều kiện hạch toán kinh tế - theo đúng nghĩa của khái niệm này. Do đó doanh nghiệp là một pháp nhân kinh tế, có đủ quyền điều hành kinh doanh và pháp nhân đó phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Việc tôn trrọng và gao đầy đủ quyền hạn, trách nhiệm điều hành kinh doanh cho doanh nghiệp để phát huy tính năng động, huy động các tiềm năng là yếu tố quan trọng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Đây cũng là kinh nghiệm của nhiều năm thực hiện đổi mới cơ chế quản lý doanh nghiệp Nhà nước. - Việc thành lập một tổ chức Liên hiệp, Tổng Công ty, tập đoàn... phải đảm bảo để doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả hơn thúc đẩy nhanh quá trình tích tục tập trung vốn nhân công chuyên môn hoá và hiệp tác sản xuất, giúp Nhà nước quản lý doanh nghiệp tốt hơn. Tránh hình thành một cấp trung gian không cần thiết, gây cản trở việc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. - Trên cơ sở đó đề án này kiến nghị: có thể hình thành hai mô hình tổ chức sau đây: Một là: Củng cố và phát triển mô hình hiệp hội kinh doanh theo từng ngành nghề. Hiệp hội được tổ chức theo hình thức tự nguyện của các doanh nghiệp trong ngành, nghề đó. Hiệp hội được lãnh đạo bởi hội đòng quản trị do các thành viên hiệp hội bầu, và điều hành hiệp hội theo điều lệ riêng của mình. Hiệp hội thực hiện các dịch vụ cho các thành viên hiệp hội về thông tin, thị trường, giá cả, đào tạo... Hiệp hội bảo vệ lợi ích của từng thành viên theo mục tiêu phát triển ngày càng mạnh ngành của mình. Đồng thời thựchiện phân cấp chuyên môn hoá và hợp tác sản xuất để nâng cao hiệu quả kinh doanh. Các thành viên hiệp hội tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau thông qua việc hình thành, hội tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau thông qua việc hình thành hội, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau thông qua việc hình thành "quỹ rủi ro" do các thành viên đóng góp và Hiệp hội quản lý. Tổ chức Hiệp hội thay mặt các thành viên Hiệp hội tham gia các Hiệp hội tương ứng của quốc tế vì lợi ích phát triển chung của đất nước Hai là: Nghiên cứu để xây dựng các mô hình tập đoàn kinh doanh phù hợp với điều kiện của nước ta. Trước mắt cho làm thí điểm các tập đoàn theo từng ngành, hàng trong phạm vi các doanh nghiệp Nhà nước. Sau một thời gian khi có thị trường vốn, việc luân chuyển vốn kinh doanh của các doanh nghiệp phát triển, sự xâm nhập vốn của các thành phần kinh tế trong một doanh nghiệp ngoài quốc doanh, thuộc các ngành nghề khác nhau. 49 Tập đoàn kinh tế dạng này là một mô hình Công ty mẹ, nắm phần vốn nhất định có thể thực hiện được ý đồ của mình đói với các doanh nghiệp thành viên. Tâp đoàn mà một mô hình nhằm tích tụ vốn, có khả năng thực hiện phân chuyên môn hoá và hợp tác sản xuất tạo ra sức mạnh cần thiết để cạnh tranh trên thị trường quốc tế. III- Cổ phần, đa dạng hoá sở hữu doanh nghiệp Nhà nước: Cho đến nay các quy định về cổ phần hoá trong các văn bản của Nhà nước chỉ dừng lại ở chủ trương, quan điểm và những nguyên tác chung cần có những nguyên tắc đồng bộ, cụ thể để đẩy nhanh quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước. Trong thực tế, đã có một số Công ty liên doanh giữa các doanh nghiệp Nhà nước, các ngân hàng hoặc một Công ty nhỏ sở hữu tư nhân tham gia nhưng uỷ thác cho đại diện Nhà nước. Mô hình tổ chức này về cơ bản là sở hữu Nhà nước nhưng huy động được nhiều ngồn khác nhau. Chính sự gắn bó lợi ích trực tiếp của đơn vị góp vốn vào sự tham gia quản lý của họ sẽ tránh được tình trạng tùy tiện của cá nhân giám đốc và doanh nghiệp chủ động hơn trong sản xuất kinh doanh Nhà nước sớm ban hành văn bản pháp quy thích hợp để hướng dẫn sự phát triển của mô hình này IV- Tạo lập môi trường vĩ mô thuận lợi cho doanh nghiệp Nhà nước hoạt động. Chính quyền Nhà nước các cấp từ Trung ương đến địa phương đều phải có trách nhiệm chăm lo, xây dựng môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp Nhà nước nói riêng, các doanh nghiệp nói chung hoạt động có hiệu quả. Đây là vấn đề lớn phức tạp đòi hỏi phải thực hiện từng bước, có những biện pháp thích hợp cụ thể như ổn định tiền tệ, xử lý lãi suất theo hướng kích thích đầu tư, xây dựng chiến lược quy hoạch phát triển các ngành kinh tế kỹ thuật, thực thi chính sách thuế khuyến khích tái đầu tư, chính sách tỷ giá hối đoái, khuyến khích xuất khẩu có lợi cho nhập khẩu. Bên cạnh những giải pháp kinh tế - tổ chức nêu trên cần phải áp dụng những giải pháp chính trị xã hội, nhất là đổi mới, tăng cường và nâng cao chất lượng công tác Đảng trong doanh nghiệp Nhà nước, sửa đổi luật doanh nghiệp Nhà nước cho phù hợp với thực tế. Chỉ có vậy doanh nghiệp Nhà nước mới phát huy được vai trò chủ đạo trong đời sống kinh tế xã hội của nước nhà. 50
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan