Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luận văn đánh giá thực trạng quản lý, sử dụng quỹ đất nông nghiệp công ích trên ...

Tài liệu Luận văn đánh giá thực trạng quản lý, sử dụng quỹ đất nông nghiệp công ích trên địa bàn quận bắc từ liêm, thành phố hà nội

.PDF
121
161
86

Mô tả:

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG HÀ NỘI ===*****=== HẠ ĐỨC TÙNG ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ, SỬ DỤNG QUỸ ĐẤT NÔNG NGHIỆP CÔNG ÍCH TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN BẮC TỪ LIÊM , THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ Hà Nội – Năm 2019 BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG HÀ NỘI ===*****=== HẠ ĐỨC TÙNG ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ, SỬ DỤNG QUỸ ĐẤT NÔNG NGHIỆP CÔNG ÍCH TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN BẮC TỪ LIÊM , THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH : QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI MÃ SỐ : 8850103 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC TS. NGUYỄN THỊ KHUY Hà Nội – Năm 2019 i CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG HÀ NỘI Cán bộ hướng dẫn chính: TS. Nguyễn Thị Khuy Cán bộ chấm phản biện 1: PGS.TS. Phan Đình Binh Cán bộ chấm phản biện 2: PGS.TS. Trần Trọng Phương Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại: HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN THẠC SĨ TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI Ngày 19 tháng 1 năm 2019 ii Tôi xin cam đoan: Những kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là hoàn toàn trung thực, không vi phạm bất cứ điều gì trong luật sở hữu trí tuệ và pháp luật Việt Nam. Nếu sai, tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Hạ Đức Tùng iii LỜI CẢM ƠN Được sự nhất trí của trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, Khoa Quản lý đất đai, tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá thực trạng quản lý, sử dụng quỹ đất nông nghiệp công ích trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội”. Trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn tôi đã nhận được sự giúp đỡ của các thầy cô giáo, các cán bộ tại nơi thực tập cùng gia đình và bạn bè. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu; Ban chủ nhiệm khoa Quản lý đất đai trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội cùng toàn thể các thầy cô giáo đã giảng dạy, quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và rèn luyện tại trường thời gian qua. Tôi xin chân thành cảm ơn giáo viên hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Khuy cô đã tận tâm hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn này. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến ban lãnh đạo, các cán bộ Phòng Tài nguyên và Môi trường, cán bộ địa chính của các phường trên địa bàn quận quận Bắc Từ Liêm Thành phố Hà Nội và các cơ quan ban ngành có liên quan đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình làm luận văn tốt nghiệp. Xin trân trọng cảm ơn các bạn học viên cùng lớp, những người thân trong gia đình và bạn bè đã giúp đỡ và động viên tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu để hoàn thành luận văn này. Học viên thực hiện Hạ Đức Tùng iv MỤC LỤC TÔI XIN CAM ĐOAN: .................................................................................. ii LỜI CẢM ƠN ................................................................................................. iii MỤC LỤC ....................................................................................................... iv THÔNG TIN LUẬN VĂN ............................................................................ vii DANH MỤC VIẾT TẮT ............................................................................... ix DANH MỤC BẢNG ........................................................................................ x DANH MỤC BIỂU ĐỒ ................................................................................. xii MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1.Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................. 1 2.Mục tiêu của đề tài ......................................................................................... 2 3. Ý nghĩa của đề tài .......................................................................................... 2 3.1. Ý nghĩa khoa học ....................................................................................... 2 3.2. Ý nghĩa thực tiễn ........................................................................................ 2 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU......................... 4 1.1.Cơ sở khoa học ............................................................................................ 4 1.1.1.Khái niệm chung về đất đai...................................................................... 4 1.1.2. Quản lý nhà nước về đất đai.................................................................... 6 1.1.3. Chính sách quản lý, sử dụng đất nông nghiệp công ích ......................... 9 1.2. Cơ sở pháp lý ........................................................................................... 20 1.2.1. Nguồn gốc hình thành, chế độ quản lý, sử dụng đất công ích các thời kỳ ...20 1.2.2. Chính sách pháp luật, các văn bản pháp quy hiện nay liên quan đến việc quản lý, sử dụng quỹ đất công ích................................................................... 23 1.3. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... 39 1.3.1. Tình hình quản lý, sử dụng đất đai ở cấp cơ sở của một số quốc gia trên thế giới .................................................................................................... 39 v 1.3.2. Tình hình quản lý, sử dụng đất công ích của một số tỉnh ở Việt Nam . 44 1.3.3. Tình hình quản lý, sử dụng đất công ích của thành phố Hà Nội .......... 47 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .... 50 2.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ............................................................... 49 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................... 49 2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 49 2.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 49 2.2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội trên địa bàn Quận Bắc Từ Liêm .. 49 2.2.2. Tình hình quản lý, sử dụng đất trên địa bàn Quận Bắc Từ Liêm ......... 49 2.2.3. Đánh giá thực trạng quản lý, sử dụng quỹ đất nông nghiệp công ích trên địa bàn Quận Bắc Từ Liêm ............................................................................. 49 2.2.4. Đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực quản lý, sử dụng quỹ đất nông nghiệp công ích trên địa bàn Quận Bắc Từ Liêm .................................. 49 2.3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 50 2.3.1 Phương pháp điều tra, thu thập số liệu................................................... 50 2.3.2. Phương pháp thống kê, mô tả................................................................ 50 2.3.3. Phương pháp phân tích tổng hợp và xử lý số liệu................................. 51 2.3.4. Phương pháp kế thừa............................................................................. 51 2.3.5. Phương pháp so sánh .............................................................................. 51 2.3.6. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu ....................................................... 51 CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................... 53 3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội trên địa bàn Quận Bắc Từ Liêm ..... 53 3.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 53 3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ...................................................................... 56 3.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và ảnh hưởng đến công tác quản lý, sử dụng đât .......................................................................... 59 3.2. Tình hình quản lý, sử dụng đất trên địa bàn Quận Bắc Từ Liêm ............ 61 vi 3.2.1. Tình hình quản lý đất đai của Quận Bắc Từ Liêm ................................ 61 3.2.2. Hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn Quận Bắc Từ Liêm ...................... 65 3.2.3. Đánh giá chung về tình hình quản lý, sử dụng đất đai trên địa bàn Quận Bắc Từ Liêm.................................................................................................... 68 3.3. Đánh giá thực trạng quản lý, sử dụng đất nông nghiệp công ích trên địa bàn Quận Bắc Từ Liêm ................................................................................... 70 3.3.1. Quỹ đất nông nghiệp công ích trên địa bàn Quận Bắc Từ Liêm .......... 70 3.3.2. Thực trạng quản lý, sử dụng đất nông nghiệp công ích trên địa bàn Quận Bắc Từ Liêm .......................................................................................... 77 3.3.3. Kết quả điều tra tình hình sử dụng đất nông nghiệp công ích .............. 82 3.3.4. Đánh giá chung về thực trạng quản lý, sử dụng đất công ích trên địa bàn Quận Bắc Từ Liêm .......................................................................................... 88 3.4. Đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực quản lý, sử dụng đất công ích trên địa bàn Quận Bắc Từ Liêm ...................................................................... 98 3.4.1. Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách................................................... 98 3.4.2. Nhóm giải pháp về kỹ thuật .................................................................. 99 3.4.3. Nhóm giải pháp về tổ chức thực hiện ................................................. 102 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 103 1. KẾT LUẬN ............................................................................................... 103 2. KIẾN NGHỊ .............................................................................................. 104 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... 105 vii THÔNG TIN LUẬN VĂN Họ và tên học viên: Hạ Đức Tùng Lớp: CH3A.QĐ Khóa: 2017 - 2019 Cán bộ hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Khuy Tên đề tài: “Đánh giá thực trạng quản lý, sử dụng quỹ đất nông nghiệp công ích trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội” Những nội dung chính được nghiên cứu trong luận văn và kết quả đạt được: - Quận Bắc Từ Liêm được thành lập theo Nghị quyết số 132/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ, trên cơ sở điều chỉnh toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của 9 xã của huyện Từ Liêm cũ, đồng thời thành lập 13 phường thuộc quận Bắc Từ Liêm. Nơi đây có các tuyến đường giao thông quan trọng lưu thông, phát triển hàng hoá cũng như tập trung khá nhiều trường đại học và các cơ sở đào tạo lớn, khu đô thị, khu công nghiệp. Chính những yếu tố thuận lợi như vậy thúc đẩy quận Bắc Từ Liêm phát triển nhanh, mạnh và bền vững về kinh tế - xã hội, là quận đi đầu trong việc thực hiện CNH - HĐH của thành phố. Trong những năm qua, công tác quản lý Nhà nước về đất đai nói chung và quỹ đất nông nghiệp công ích nói riêng trên địa bàn đi vào nề nếp, ngày càng chặt chẽ đã được giao hoặc cho thuê sử dụng ổn định, hợp lý, hiệu quả và thực hiện đúng Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản pháp luật hiện hành. - Tổng diện tích đất nông nghiệp công ích trên toàn quận là 57,89 ha, trong đó theo mục đích sử dụng đã cho các hộ gia đình, cá nhân và tổ chức thuê 50,7 ha, còn lại 7,19 ha dùng vào các mục đích xây dựng các công trình, bồi thường và một phần chưa đưa vào sử dụng. Quy mô diện tích đất nông nghiệp công ích được giao của các hộ gia đình, cá nhân là rất nhỏ, manh mún mỗi thửa có diện tích từ 30,0 – 200,0 m2, cá biệt có thửa diện tích nhỏ hơn 10,0 m2; các ao, hồ có quy mô diện tích khoảng từ 1000,0 – 3000,0 m2 làm giảm hiệu quả sản xuất nông nghiệp, gây khó khăn cho công tác quản lý, sử dụng đất đai ở địa phương như khó bố trí cơ cấu cây trồng theo quy hoạch do diện tích nhỏ, xen kẽ nhiều chủ sử dụng, mỗi chủ có những khuynh hướng và trình độ sản xuất khác nhau. viii - Theo kết quả điều tra tại 3 phường thì hầu hết các hộ gia đình, cá nhân đều sử dụng đúng mục đích đất được thuê, tuy vậy có 03 hộ tại phường Cổ Nhuế 2 tự ý chuyển mục đích sử dụng từ đất trồng cây lâu năm sang mục đích trồng cây hang năm, xây dựng nhà xưởng. Tổng thu ngân sách địa phương từ đất nông nghệp công ích là 95.437.000 đồng/năm, nguồn thu đã đáp ứng một phần nhu cầu tối thiểu của quận trong việc thực hiện các nhiệm vụ công ích. - Để quản lý, sử dụng quỹ đất nông nghiệp công ích hiệu quả, cần phải thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp như nhóm giải pháp về cơ chế chính sách; nhóm giải pháp về kỹ thuật; nhóm giải pháp về tổ chức thực hiện là cơ sở để thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế, xã hội cho các phường nói riêng và trên địa bàn quận nói chung. ix DANH MỤC VIẾT TẮT Chữ viết tắt QSDĐ Giải thích Quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất GCN Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác liên quan đến đất HĐND Hội đồng nhân dân. LĐĐ Luật Đất Đai QLNN Quản lý Nhà nước ĐCI Đất công ích TNMT Tài nguyên và Môi trường. UBND Ủy ban nhân dân. GPMB Giải phóng mặt bằng SXNN Sản xuất nông nghiệp x DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1 Tỷ lệ % đất nông nghiệp công ích tại các xã điều tra, khảo sát ...... 47 Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất năm 2018 quận Bắc Từ Liêm ................... 66 Bảng 3.2. Diện tích quỹ đất nông nghiệp công ích của quận Bắc Từ Liêm ... 70 Bảng 3.3. Tỷ lệ % quỹ đất công ích trên địa bàn Quận Bắc Từ Liêm ............ 71 Bảng 3.4. Sự phân bố các thửa đất công ích trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm75 Bảng 3.5. Tình hình sử dụng quỹ đất công ích trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm ...77 Bảng 3.6. Tiền thuê đất công ích hàng năm .................................................... 81 Bảng 3.7. Kết quả điều tra cán bộ trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm ................ 82 Bảng 3.8. Kết quả điều tra 30 hộ trên địa bàn phường Tây Tựu .................... 83 Bảng 3.9. Kết quả điều tra 30 hộ trên địa bàn phường Cổ Nhuế 2 ................. 84 Bảng 3.10. Kết quả điều tra 30 hộ trên địa bàn phường Minh Khai ............... 85 Bảng 3.11. Tổng hợp kết quả điều tra ............................................................. 86 Bảng 3.12. Kết quả điều tra hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn 3 phường ....... 88 xi DANH MỤC HÌNH Hình 3.1 Vị trí dự án trạm trung chuyển đa phương thức tại P. Minh Khai ... 73 Hình 3.2 Phối cánh dự án nhà ở xã hội tại phường Cổ Nhuế 2 ...................... 74 xii DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1.1: Tỷ lệ % diện tích đất công ích của 8 tỉnh ................................... 46 Biểu đồ 3.1: Biểu đồ thể hiện cơ cấu kinh tế quận Bắc Từ Liêm ................... 57 Biểu đồ 3.2: Biểu đồ cơ cấu sử dụng đất năm 2018 ....................................... 67 1 MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài Đất đai là nguồn tài nguyên quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt không gì thay thế được của một quốc gia. Nguồn lực này còn là thành phần quan trọng của môi trường sống, là địa bàn phân bố của các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa xã hội, an ninh quốc phòng.Đất đai gắn bó với con người chặt chẽ trong sản xuất và đời sống. Đây được xem là một trong những vấn đề của mọi thời đại, phản ánh những biến động về chính trị, kinh tế, xã hội. Sau hơn 20 năm thực hiện giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân theo Nghị định 64/CP của Chính phủ, chủ trương này đã góp phần phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết được mối quan hệ lợi ích giữa người sản xuất nông nghiệp và Nhà nước, không ngừng cải thiện, nâng cao đời sống người nông dân. Tuy nhiên, trên thực tế việc quản lý và sử dụng quỹ đất nông nghiệp nhất là đất nông nghiệp công ích còn gặp nhiều khó khăn, bất cập. Đất công ích là một trong những nội dung về quản lý, sử dụng đất đai trong hệ thống pháp luật đất đai Việt Nam. Đó là đất để xây dựng các công trình công cộng phục vụ cho lợi ích chung của mọi người trong xã hội. Đất công ích cũng là một vấn đề nằm trong số còn nhiều bất cập đó, là loại đất được hình thành, với sự tự chủ trong việc tự chịu trách nhiệm quản lý và sử dụng đất công ích của chính quyền địa phương; tình hình lãng phí gia tăng, tình trạng để lại không đúng diện tích, quản lý, sử dụng không đúng thẩm quyền, không đúng mục đích,…diễn ra ngày càng nhiều, điều này đã ảnh hưởng nhiều đến chính sách đất đai và tình hình phát triển chung của cả nước. Khi đi vào nghiên cứu vấn đề này, sẽ thấy rõ hơn nhưng ưu điểm, cũng như những thiếu sót trong quá trình quản lý, sử dụng đất đai nói chung và đất công ích nói riêng. Quận Bắc Từ Liêm là một quận thuộc Hà Nội nằm dọc phía bờ nam của sông Hồng. Phía Đông giáp quận Tây Hồ, phía Đông Nam giáp quận Cầu Giấy, phía Tây giáp huyện Đan Phượng, Hoài Đức, phía Nam giáp quận Nam Từ Liêm, phía Bắc giáp sông Hồng.Quận được thành lập theo Nghị quyết số 2 132/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ, trên cơ sở tách 9 xã: Thượng Cát, Liên Mạc, Tây Tựu, Thụy Phương, Minh Khai, Phú Diễn, Đông Ngạc, Xuân Đỉnh, Cổ Nhuế thành 13 phường. Nhưng trong thực tế hiện nay việc quản lý, sử dụng quỹ đất công ích trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm còn nhiều bất cập như việc cho thuê sử dụng đất công ích chưa đúng đối tượng, thời gian thuê; cho mượn, chuyển nhượng trái phép; chuyển mục đích sử dụng đất, sử dụng không đúng mục đích được giao, để bị lấn bị chiếm, tranh chấp. Vấn đề này cần được tháo gỡ trong thời gian tới nhằm nâng cao năng lực quản lý, sử dụng quỹ đất nông nghiệp công ích trên địa bàn Quận Bắc Từ Liêm. Xuất phát từ thực tế đó, việc thực hiện đề tài"Đánh giá thực trạng quản lý, sử dụng quỹ đất nông nghiệp công ích trên địa bàn Quận Bắc Từ Liêm , thành phố Hà Nội" là cần thiết. 2.Mục tiêu của đề tài - Phân tích, đánh giá thực trạng tình hình quản lý, sử dụng quỹ đất nông nghiệp công ích nhằm xác định những mặt tích cực, tiêu cực trong việc thực hiện chính sách pháp luật của Nhà nước đối với đất công ích trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm. - Đề xuất giải pháp nâng cao năng lực quản lý, sử dụng quỹ đất nông nghiệp công ích trên địa bàn Quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội. 3. Ý nghĩa của đề tài 3.1. Ý nghĩa khoa học Làm rõ cơ sở khoa học về quản lý, sử dụng đất đai nói chung và đất nông nghiệp công ích nói riêng. Kết quả nghiên cứu của đề tài đưa ra cách nhìn nhận vấn đề với góc đa chiều từ chính sách quản lý, sử dụng của nhà nước, nhu cầu cũng như nguồn lợi của người dân đối với đất công ích; để từ đó có cách giải quyết hài hòa các lợi ích này. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn - Kết quả nghiên cứu đề tài giúp địa phương nắm rõ được diện tích, quy mô, 3 thực trạng quản lý, sử dụng đất nông nghiệp công ích, qua đó có những giải pháp nâng cao năng lực quản lý, sử dụng quỹ đất nông nghiệp công ích tại quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội. - Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho học viên cao học, sinh viên cũng như những nhà quản lý đất đai về việc quản lý, sử dụng đất đai nói chung và đất nông nghiệp công ích nói riêng. 4 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.Cơ sở khoa học 1.1.1.Khái niệm chung về đất đai 1.1.1.1.Khái niệm về đất đai Đất theo nghĩa thổ nhưỡng là vật thể thiên nhiên có cấu tạo độc lập lâu đời, hình thành do kết quả của nhiều yếu tố: đá mẹ, động thực vật, khí hậu, địa hình, thời gian. Giá trị tài nguyên đất được đánh giá bằng số lượng diện tích (ha, km2) và độ phì nhiêu, màu mỡ. Đất đai được nhìn nhận là một nhân tố sinh thái, với khái niệm này đất đai bao gồm tất cả các thuộc tính sinh học và tự nhiên của bề mặt trái đất có ảnh hưởng nhất định đến tiềm năng và hiện trạng sử dụng đất. Đất theo nghĩa đất đai bao gồm: yếu tố khí hậu, địa hình, địa mạo, tính chất thổ nhưỡng, thủy văn, thảm thực vật tự nhiên, động vật và những biến đổi của đất do các hoạt động của con người. Về mặt đời sống - xã hội, đất đai là nguồn tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất không gì thay thế được của ngành sản xuất nông - lâm nghiệp, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố khu dân cư, xây dựng cơ sở kinh tế, văn hoá và an ninh quốc phòng. Nhưng đất đai là tài nguyên thiên nhiên có hạn về diện tích, có vị trí cố định trong không gian [2]. 1.1.1.2. Vấn đề quản lý đất đai Quản lý đất đai bao gồm những chức năng, nhiệm vụ, liên quan đến việc xác lập và thực thi các quy tắc cho việc quản lý, sử dụng và phát triển đất đai cùng với những lợi nhuận thu được từ đất (thông qua việc bán, cho thuê hoặc thu thuế) và giải quyết những tranh chấp liên quan đến quyền sở hữu và quyền sử dụng đất. Quản lý đất đai là quá trình điều tra mô tả những tài liệu chi tiết về thửa đất, xác định hoặc điều chỉnh các quyền và các thuộc tính khác của đất, lưu giữ, cập nhật và cung cấp những thông tin liên quan về sở hữu, giá trị, sử dụng đất và các nguồn thông tin khác liên quan đến thị trường bất động sản. Quản lý đất đai liên quan đến cả hai đối tượng đất công và đất tư bao gồm các hoạt động đo đạc, đăng 5 ký đất đai, định giá đất, giám sát và quản lý sử dụng đất đai, cơ sở hạ tầng cho công tác quản lý. Nhà nước đóng vai trò chính trong việc hình thành chính sách đất đai và các nguyên tắc của hệ thống quản lý đất đai bao gồm Pháp Luật đất đai và pháp luật liên quan đến đất đai. Đối với công tác quản lý đất đai, Nhà nước xác định một số nội dung chủ yếu: Sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước; tập trung và phân cấp quản lý; vị trí của cơ quan đăng ký đất đai; quản lý các tài liệu địa chính; quản lý các tổ chức địa chính; quản lý nguồn nhân lực; hợp tác quốc tế [4]. 1.1.1.3. Vấn đề sử dụng đất đai Sử dụng đất liên quan đến chức năng hoặc mục đích của loại đất được sử dụng. Việc sử dụng đất có thể được định nghĩa là: “ những hoạt động của con người có liên quan trực tiếp tới đất, sử dụng nguồn tài nguyên đất hoặc có tác động lên chúng”. Số liệu về quá trình và hình thái các hoạt động đầu tư (lao động, vốn, nước…), kết quả sản lượng (loại nông sản, thời gian, chu kỳ mùa vụ …) cho phép đánh giá chính xác việc sử dụng đất, phân tích tác động môi trường và kinh tế, lập mô hình những ảnh hưởng của việc biến đổi sử dụng đất hoặc việc chuyển đổi việc sử dụng đất này sang mục đích sử dụng đất khác. Phạm vi sử dụng đất, cơ cấu và phương thức sử dụng đất một mặt bị chi phối bởi các điều kiện và quy luật sinh thái tự nhiên, mặt khác bị kiềm chế bởi các điều kiện, quy luật kinh tế xã hội và các yếu tố kỹ thuật. Vì vậy có thể khái quát một số điều kiện và nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng đất. Điều kiện tự nhiên: khi sử dụng đất đai, ngoài bề mặt không gian như diện tích trồng trọt, mặt bằng xây dựng… cần chú ý đến việc thích ứng với điều kiện tự nhiên và quy luật sinh thái tự nhiên của đất cũng như các yếu tố bao quanh mặt đất như: yếu tố khí hậu, yếu tố địa hình, yếu tố thổ nhưỡng. Điều kiện kinh tế - xã hội: bao gồm các yếu tố như chế độ xã hội, dân số, lao động, thông tin và các chính sách quản lý về môi trường, chính sách đất đai, yêu cầu về quốc phòng, các điều kiện về công nghiệp, nông nghiệp, thương nghiệp, giao 6 thông, vận tải, sự phát triển khoa học kỹ thuật, trình độ quản lý, sử dụng lao động, đưa khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Yếu tố không gian: đây là một tính chất “đặc biệt” khi sử dụng đất do đất đai là sản phẩm tự nhiên, tồn tại ngoài ý chí và nhận thức của con người. Đất đai hạn chế về số lượng, có vị trí cố định và là tư liệu sản xuất không thể thay thế được khi tham gia vào hoạt động sản xuất của xã hội [5]. 1.1.2. Quản lý nhà nước về đất đai 1.1.2.1. Khái niệm quản lý nhà nước về đất đai Quản lý nhà nước về đất đai là tổng hợp các hoạt động của cơ quan nhà nước về đất đai. Đó là các hoạt động trong việc nắm và quản lý tình hình sử dụng đất đai, trong việc phân bổ đất đai vào các mục đích sử dụng đất theo chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, trong việc kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng đất đai. Mục tiêu cao nhất cả quản lý nhà nước về đất đai là bảo vệ chế độ sở hữu toàn dân về đất đai, đảm bảo sự quản lý thống nhất của nhà nước, đảm vảo việc khai thác sử dụng tiết kiệm, hợp lý, bền vững và ngày càng có hiệu quả cao [4]. 1.1.2.2. Vai trò quản lý nhà nước về đất đai - Bảo đảm sử dụng đất đai hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả. - Đánh giá, phân loại, phân hạng đất đai, nhà nước nắm được quỹ đất tổng thể và cơ cấu từng loại đất. - Ban hành các chính sách, các quy định nội dung còn thiếu, chưa phù hợp với thực tế về sử dụng đất đai tạo ra một hành lang pháp lý cho việc sử dụng đất đai, bảo đảm lợi ích chính đáng của người sử dụng đất. Đồng thời, cũng bảo đảm lợi ích của Nhà nước trong việc sử dụng, khai thác quỹ đất. - Kiểm tra, giám sát quản lý và sử dụng đất đai; phát hiện những mặt tích cực để phát huy, điều chỉnh và giải quyết những sai phạm [4]. 1.1.2.3. Nguyên tắc quản lý nhà nước về đất đai - Quản lý toàn bộ vốn đất của quốc gia, không quản lý lẻ tẻ từng vùng.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan