Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận văn công ty chứng khoán và thị trường chứng khoán ở vn...

Tài liệu Luận văn công ty chứng khoán và thị trường chứng khoán ở vn

.DOC
29
133
105

Mô tả:

MỤC LỤC I _ LỜI NÓI ĐẦU...........................................................................................1 II_NỘI DUNG A_Lý Thuyết.................................................................................................3 1. Thị trường chứng khoán.......................................................................3 2. Công ty chứng khoán............................................................................3 a. Khái niệm và phân loại công ty chứng khoán...................................4 b. Vai trò của công ty chứng khoán.......................................................5 c. Thành lập công ty chứng khoán.........................................................7 d. Nguyên tắc hoạt động của công ty chứng khoán.............................10 e. Cơ cấu tổ chức của công ty chứng khoán .......................................11 3. Các nghiệp vụ của công ty chứng khoán............................................11 a. Các nghiệp vụ chính........................................................................11 b. Các nghiệp vụ phụ trợ.....................................................................16 B_Thực Tiễn................................................................................................17 1. Đặc điểm của các công ty chứng khoán ở Việt Nam hiện nay...........17 2. Thực trạng của các công ty chứng khoán hiện na..............................18 a. Ảnh hưởng của luật chứng khoán tới việc thành lập các công ty chứng khoán hiện nay......................................................................................18 b. Các công ty nước ngoài tham gia vào thị trường chứng khoán Việt Nam.................................................................................................................19 3. Giải pháp để phát triển các công ty chứng khoán Việt Nam..............20 III_KẾT LUẬN..............................................................................................26 VI_TÀI LIỆU THAM KHẢO VII_ PHỤ LỤC 1 Lời nói đầu Đôi với sự tăng trưởng của nền kinh tế chúng ta có thể theo dõi thông qua thị trường chứng khoán, nơi được gọi là phong vũ biểu của nền kinh tế. Và thị trường chứng khoán của chúng ta chính thức đi vào hoạt động từ năm 2000. Như vậy đến nay đã được 6 năm phát triển và tồn tại .Thị trường chứng khoán là một thị trường còn rất mới mẻ và còn rất non trẻ so với thế giới. Trên thế giới thị trường chứng khoán ra đời từ cách đây hàng trăm năm, chính xác là vào khoảng thế kỷ 15.Lúc đó nó mới chỉ là các giao dịch thoả thuận giữa các thương gia trong các quán cà phê ở phương tây. Quá trình phát triển của thị trường chứng khoán trên trải qua hàng trăm năm thị trường đă gặp nhiều thăng trầm trong lịch sử của mình. Lịch sử đã ghi nhận hai cuộc khủng hoảng lớn của thị trường chứng khoán, đó là sự sụp đổ trong vài giờ của các thị trường lớn ở Mỹ, Nhật, Tây Âu, Bắc Âu trong ngày thứ năm đen tối (29/10/1929) và ngày thứ hai đen tối (19/10/1987). Lúc đó chúng ta chưa có thị trường chứng khoán cho nên những cuộc khủng hoảng trên không ảnh hưởng đến nền kinh tế nước ta. Trong khi chúng ta mới thoát ra khỏi chiến tranh chưa lâu thì có thể khẳng định rằng nền kinh tế của ta vẫn còn non yếu. Đặc biệt là thị trường chứng khoán chỉ mới 6 năm tuổi thì chỉ như một đứa bé so với thị trường thế giới hàng trăm năm tuổi. Nhưng chúng ta co thể tự hào và tin tưởng vào sự phát triển chúng ta, với những thành tựư đạt được trong 6 năm qua.Với chỉ số VN index đạt được trên 500 điểm và thị trường của ta được đánh giá là có tốc độ tăng trưởng và phát triển cao hơn rất nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á. Năm 2006 ta thấy được sự chưyển biến mạnh mẽ của thị trường, Vn_index tăng gấp nhiều lần so với năm 2005 và điều này cũng phản ánh đúng tình hình thị trường. Thị trường chứng khoán trở nên sôi động và nhộn nhịp hơn rất nhiều và nó đã được sự quan tâm của rất nhiều người. Tuy nhiên đối tượng mà đựơc mọi người quan tâm đến nhiều nhất có lẽ là các chứng khoán trên thị trường, họ không quan tâm nhiều lắm đến các công ty chứng khoán. Công ty chứng khoán là một dịnh chế tài chính trung gian thực hiện các nghiệp vụ trên thị trường chứng khoán. Công ty giúp cho các hoạt động giao dịch trên thị trường được thông suốt, an toàn, bảo vệ được lợi ích cho các chủ thể tham gia vào thị trường. Các công ty chứng khoán giống như những công cụ hỗ trợ, phục vụ của thị trường chứng khoán, thị trường phát triển thì công ty chứng khoán cũng đòi hỏi sự phát triển tiến bộ phù hợp thích nghi với thay đổi của thị trường. Hiện nay khi chúng ta đã chính thức được công nhận là thành viên của WTO, điều đó đem lại cho chúng ta rất nhiều lợi thế, tuy nhiên không hẳn là sẽ không phải đối mặt với 2 khó khăn và thách thức. Đối với các tổ chức tài chính thì việc phải đối đầu với những thách thức, cạnh tranh mạnh mẽ từ phía rất nhiều các tổ chức tài chính trên thế giới với thế về quy mô và kinh nghiệm. Trước những thách thức của bên ngoài, chúng ta cần có những biện pháp sửa đổi và điều chỉnh phù hợp, cần thiết để đối phó với những khó khăn. Thị trường chứng khoán là một thị trường mới còn non yếu về nhiều mặt vì vậy cần rất nhiều sự hỗ trợ, điều chỉnh để cho phù hợp đủ sức cạnh tranh với các tổ chức nước ngoài. Thị trường này phát triển được thì các công ty chứng khoán cũng cần đổi mới, phát triển. Muốn có được những thay đổi chuyển của các công ty chứng khoán thì trước hết chúng ta hãy cùng tìm hiểu và đánh giá xem hiện tại chúng ta đang ở vị trí nào. Cũng vì lý do này mà tôi quyết định đi sâu vào mảng các công ty chứng khoán trong bối cảnh TTCK Việt Nam. I. NỘI DUNG: 3 A_Lý thuyết : 1.Thị trường chứng khoán : Quan niệm về thế nào là một thị trường chứng khoán thì hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau. Quan điểm cho rằng thị trường chứng khoán và thị trường vốn là một, chỉ là tên gọi khác nhau của cùng một khái niệm thị trường tư bản. Nếu xét về mặt nội dung, thì thị trường vốn biểu hiện các quan hệ bản chất bên trong của quá trình mua bán chứng khoán. Thị trường chứng khoán là biểu hiện bên ngoài, là hình thức giao dịch vốn cụ thể. Do đó hai thị trường này không tách biệt nhau nó cùng phản ánh các quan hệ bên trong và bên ngoài của thị trường tư bản. Quan điểm thứ hai dựa trên những quan sát trên thị trường, tại đại đa số các sở giao dịch chứng khoán các giao dịch thực hiện là mua bán chứng khoán. Do đó thị trường chứng khoán có thể coi là thị trường cổ phiếu, hay là nơi mua bán cổ phiếu, cổ phần của các công ty phát hành ra để huy động vốn. Mỗi quan điểm có một điểm khác nhau nhưng chúng ta có thể thống nhất một quan điểm như sau. Thị trường chứng khoán là nơi diễn ra các giao dịch mua bán, trao đổi các loại chứng khoán. Trong đó chứng khoán là các giấy tờ có giá mang lại cho người chủ sở hữu quyền yêu cầu về thu nhập và tài sản của tổ chức phát hành hoặc quyền sở hữu. Các quyền này phụ thuộc vào đặc điểm của từng loại chứng khoán khác nhau thí có những quyền lợi khác nhau. Ngoài ra các chứng khoán phải xác định được thu nhập cho chủ sở hữu và có thể chuyển nhượng trên thị trường . Thị trường chứng khoán được phân ra theo nhiều tiêu thức khác nhau, mỗi tiêu thức có một cấu trúc riêng. Xét trên những tiêu thức cơ bản như về hàng hoá, hình thức tổ chức của thị trường, quà trình luân chuyển vốn. Tiêu thức về hàng hoá trên thị trường, chúng ta có thể chia thị trường chứng khoán thành 3 thị trường là thị trường cổ phiếu và thị trường trái phiếu, thị trường các công cụ dẫn suất. Trong đó trái phiếu là các công cụ nợ hay thực chất là việc các công ty phát hành đứng ra để đi vay theo phương thức hoàn trả cả gốc và lãi. Công cụ dẫn suất là nơi các chứng khoán phái sinh được mua bán, tiêu biêu như các hợp đồng tương lai và hợp đồng quyền chọn. Về quá trình luân chuyển vốn, theo tiêu thức này thị trường được chia làm hai gồm có thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp. Thị trường sơ cấp là nơi các chứng khoán được mua bán lẩn đầu tiên, giữa tổ chức phát hành với các tổ chức tài chính lớn ra làm đại lý phát hành hoặc bảo lãnh phát hành. Thị trường thứ cấp là thị trường giao dịch mua bán, trao đổi những chứng khoán đã được phát hành nhằm mục đích kiếm lời, di chuyển vốn đầu tư hay di chuyển tài sản xã hội. Thị trường này giữ một vai trò khá quan trọng trong việc tăng tính thanh khoản của chứng khoán. Nhìn trên góc độ hình thức tổ chức thị trường ,thị trường dược chia thành bốn thị trường là thị trường tập trung, thị trường phi tập trung, thị trường thứ 3, thị trường thư 4. Trong đó thị trường tập trung hay sở giao dịch là chịu sự quản lý của nhà nước, còn thị trường phi tập trung ,thị trường thứ 3 ,thị trường thư 4 là bên ngoài sự quản lý của nhà nước, hoạt động trên các thị trường này diễn ra liên tục 24/24. Thị trường chứng khoán được sự tham gia của rất nhiều chủ thể, có thể chia thành các nhóm sau chủ thể phát hành, nhà đầu tư, các tổ chức liên quan đến thị trường chứng khoán. Các nhà đầu tư là những người có tiền, tham gia 4 vào thị trường để mua bán kiếm lời. Có hai loại nhà đầu tư là nhóm nhà đầu tư cá nhân và nhóm các nhà đầu tư có tổ chức. Hai nhóm này khác nhau về mặt quy mô kinh doanh và chuyên môn, kinh nghiêm, thông tin và ưu thế luôn thuộc về nhóm nhà đầu tư có tổ chức. Chủ thể thứ ba là các tổ chức có liên quan đến thị trường chứng khoán bao gồm cơ quan quản lý giám sát hoạt động thị truờng chứng khoán, sở giao dịch chứng khoán, hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán, tổ chức lưu ký và thanh toán bù trừ chứng khoán, các tổ chức hỗ trợ, các công ty đánh giá hệ số tín nhiệm. Sự ra đời của thị trường chứng khoán Việt Nam là điều hợp lý phù hợp với xu hướng hiện nay, khi mà chúng ta gia nhập WTO và yêu cầu của phát triển kinh tế với tốc độ cao đòi hỏi nhu cầu về vốn rất nhiều. Ngoài những kênh huy động vốn thông thường từ các tổ chức tín dụng, thị trường chứng khoán ra đời đã giúp cho việc tăng thêm địa chỉ để cho các doanh nghiệp có thể huy động vốn phục vụ cho đấu tư phát triển kinh doanh. Thị trường chứng khoán tạo cho các chứng khoán có tính thanh khoản cao, có thể tích tụ, tập trung và phân phối vốn chuyển thời hạn vốn phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế. Nhờ có điều đó mà chúng ta có thể chuyển đổi chứng khoán thành tiền một cách nhanh chóng, để đáp ứng các nhu cầu chi tiêu ngắn hạn. Thị trường chứng khoán còn là cơ hội để chính phủ huy động các nguồn tài chính tài trợ cho ngân sách mà không gây ảnh hưởng đến lạm phát, đồng thời cũng là các công cụ của các chính sách tài chính tiền tệ để chính phủ điều tiết đến nền kinh tế. Ngoài ra thị trường chứng khoán còn là một dự báo tuyệt vời về tình hình nền kinh tế, vì vậy mà có thể coi thị trường chứng khoán như phong vũ biểu của nền kinh tế. Từ những thông tin từ thị trường có thể giúp cho chính phủ cũng như các công ty có đuợc những đánh giá hoạt động của mình từ đó có những điều chỉnh tương thích. Tóm lại thị trường chứng khoán đem lại rất nhiều thuận lợi cũng như khó khăn. Song nó mang lại thuận lợi hay bất lợi là phụ thuộc vào tự bản thân các chủ thể tham gia và sự quản lý của nhà nước. 2_ Công ty chứng khoán : a_Khái niệm và phân loại công ty chứng khoán Trước hết khi nói đến công ty chứng khoán thì chúng ta cần phải hiểu rõ nó là gì. Công ty chứng khoán là một tổ chức trung gian tài chính thực hiện các nghiệp vụ trên thị trường chứng khoán. Theo quyết định 04/1998/QĐUBCK3 ngày 13 tháng 10 năm 1998 của UBCKNN, công ty chứng khoán là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn thành lập hợp pháp tại Việt Nam, được Ủy ban chứng khoán nhà nước cấp giấy phép thực hiện một hoặc một số loại hình kinh doanh chứng khoán. Do đặc điểm của công ty chứng khoán có thể kinh doanh trên một lĩnh vực, loại hình kinh doanh chứng khoán nhất định, từ đó có thể phân chia công ty chứng khoán thành các loại sau: Công ty môi giới chứng khoán; Công ty bảo lãnh phát hành chứng khoán; Công ty kinh doanh chứng khoán; Công ty trái phiếu; Công ty chứng khoán không tập trung. Mỗi loại công ty sẽ tương ứng với từng hoạt động kinh doanh chứng khoán. Như công ty môi giớichứng khoán thì thực hiện việc trung gian mua bán chứng khoán cho khách hàng để hưởng hoa hồng. Công ty 5 bảo lãnh phát hành chứng khoán thì hoạt động chủ yếu là bảo lãnh để hưởng phí hoặc chênh lệch giá. Tuy nhiên hiện nay đại đa số các công ty chứng khoán của chúng ta đều thực hiện nhiều hoạt động kinh doanh chứng khoán, đa dạng hoá dịch vụ tăng thêm lợi nhuận cho công ty. Ví dụ như công ty cổ phần chứng khoán Kim Long có các lĩnh vực kinh doanh chủ yếu như: Tư vấn tài chính và đầu tư chứng khoán, môi giới chứng khoán, tự doanh, lưu ký chứng khoán. Công ty chứng khoán là tác nhân thúc đẩy thị trường chứng khoán phát triển và sự phát triển nền kinh tế nói chung. Công ty chứng khoán với các nghiệp vụ nó tạo cho các chứng khoán có khả năng thanh khoản cao, các chứng khoán có thể trao đổi dễ dàng thuận lợi trền thị trường chứng khoán. Từ đó huy động được các nguồn vốn nhàn rỗi trong công chúng, các nhà đầu tư để phân bổ vào nơi có hiệu quả. Điều đó được thể hiện qua các chức năng dưới đây của công ty chứng khoán : -Tạo cơ chế huy động vốn linh hoạt giữa nhà đầu tư và chủ thể phát hành, thông qua cơ chế phát hành và bảo lãnh phát hành. -Cung cấp cơ chế giá cả cho giao dịch, thông qua hệ thống khớp lệnh hoặc khớp giá. - Tạo ra tính thanh khoản cao cho các chứng khoán, thể hiện qua việc hoán chuyển từ chứng khoán ra tiền mặt và ngược lại từ tiền mặt đổi thành chứng khoán. - Góp phần điều tiết bình ổn thị trường thông qua hoạt động tự doanh hoặc vai trò nhà tạo lập thị trường. b_ Vai trò của công ty chứng khoán: Với các chức năng trên mà các công ty chứng khoán có các vai trò khá quan trọng trên thị trường chứng khoán với các chủ thể trên thị trường chứng khoán. Đối với các tổ chức phát hành mục tiêu của họ khi tham gia vào thị trường chứng khoán là huy động vốn thông qua việc phát hành các chứng khoán. Nhưng để phát hành họ phải thông qua các công ty chứng khoán để được bảo lãnh phát hành. Lúc nay công ty chứng khoán đóng vai trò nhà bảo lãnh và đại lý phát hành, như vậy công ty đã tạo ra cơ chế huy động vốn phục vụ cho nhà phát hành. Đối với các nhà đầu tư thì công ty chứng khoán có vai trò làm giảm chi phí và thời gian giao dịch từ đó nâng cao hiệu quả cho các khoản đầu tư. Công ty chứng khoán thông qua các hoạt động như môi giới, tư vấn đầu tư, quản lý danh mục đầu tư để thực hiện điều này. Một nhà đầu tư trên thị trường muốn thực hiện một giao dịch không qua trung gian để hạn chế chi phí, nhưng người đó sẽ phải tốn rất nhiều công sức cũng như chi phí để tìm hiểu thông tin. Thông qua các công ty chứng khoán với trình độ chuyên môn cao và uy tín nghề nghiệp có thể giúp cho các nhà đầu tư tiết kiệm chi phí và thời gian sức lực và qua công ty chứng khoán thông tin sẽ bảo đảm, chính xác hơn. Đối với thị trường chứng khoán thì công ty chứng khoán có hai vai trò chính là góp phần tạo lập giá cả và điều tiết thị trường, góp phần tăng tính thanh khoản cho các tài sản tài chính. Trong vai trò đầu tiên thì công ty chứng 6 khoán là người tạo lập giá cả cho thị trường và điều tiết thị trường. Điều đó được giải thích như sau, giá cả giao dịch giữa các nhà đầu tư trên thị trường không được trực tiếp thoả thuận mà thông qua công ty chứng khoán để đặt lệnh trên thị trường. Còn trên thị trường sơ cấp thì giá cả được thoả thuận giữa tổ chức phát hành và công ty chứng khoán, thông qua công ty chứng khoán định giá cho chứng khoán của tổ chức phát hành. Như vậy công ty chứng khoán đóng vai trò tạo lập giá cho thị trường. Ngoài ra các công ty chứng khoán còn dành một tỷ lệ nhất định để nhằm ổn định thị trường. Công ty chứng khoán làm điều này để bảo vệ lợi ích của các nhà đầu tư, và còn là bảo vệ chính bản thân công ty chứng khoán. Vai trò thứ hai của công ty chứng khoán là góp phần làm tăng tính thanh khoản cho các tài sản tài chính. Thị trường chứng khoán có vai trò làm môi trường cho thanh khoản các chứng khoán. Nhưng các công ty chứng khoán mới là người thực hiện điều đó, công ty chứng khoán tạo ra một cơ chế giao dịch trên thị trường. Trên thị trường cấp 1 công ty thực hiện các hoạt động bảo lãnh phát hành, chứng khoán hoá. Công ty chứng khoán không những huy động một lượng vốn lớn đưa vào sản xuất kinh doanh cho những nhà phát hành mà còn làm tăng tính thanh khoản cho các chứng khoán thông qua việc phát hành tiếp trên thị trường thứ cấp. Sau khi phát hành trên thị trường thứ cấp, các chứng khoán có dễ dàng chuyển đổi thành tiền mặt và ngược lại, thông qua các hoạt động của công ty. Điều đó làm cho các nhà đầu tư yên tâm về khả năng thanh khoản cùa chứng khoán, từ đó làm tăng tính thanh khoản của các tài sản tài chính trên thị trường chứng khoán. Đối với các cơ quan quản lý thị trường, công ty chứng khoán có nhiệm vụ cung cấp thông tin trên thị trường cho các cơ quan quản lý. Các công ty cung cấp được thông tin bởi vì họ vừa là người bảo lãnh phát hành vừa là người trung gian môi giới mua bán và giao dịch trên thị trường. Công ty cung cấp thông tin cho các cơ quan quản lý do nguyên tắc hoạt động của công ty chứng khoán là phải công khai minh bạch, và nó cũng là một quy định của pháp luật. Những thông tin mà công ty chứng khoán cung cấp được các cơ quan quản lý sử dụng để kiểm soát và chống các hiện tượng thao túng lũng đoạn, bóp méo thị trường . Tóm lại công ty chứng khoán là một tổ chức chuyên nghiệp trên thị trường chứng khoán, có vai trò cần thiết đối với nhà đầu tư, tổ chức phát hành, cơ quan quản lý thị trường, thị trường chứng khoán nói chung. Những vai trò đó được thể hiện ở trong phần các nghiệp vụ của công ty chứng khoán ở phần sau. c_Thành lập công ty chứng khoán: - Một tổ chức, hay cá nhân có nhu cầu thành lập một công ty chứng khoán, họ sẽ phải đứng trước rất nhiều lựa chọn và quy định cho công ty của mình. Trước tiên, lựa chọn đầu tiên là về mô hình của công ty trên thề giới hiện nay có hai xu hướng là mô hình công ty chứng khoán đa năng và mô hình công ty chứng khoán chuyên doanh. Cơ sở cho sự phân loại này đó là phạm vi hoạt động của công ty chứng khoán trong lĩnh vực kinh doanh chứng khoán, kinh doanh tiền tệ, các dịch vụ tài chính. 7 * Mô hình công ty chứng khoán đa năng là công ty được tổ chức dưới hình thức một tổ hợp dịch vụ tài chính tổng hợp bao gồm kinh doanh chứng khoán, kinh doanh tiền tệ, và các dịch vụ tài chình. Có thể hiểu là các ngân hàng thương mại hoạt động với tư cách là chủ thể kinh doanh chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh tiền tệ. Mô hình này được biểu hiện dưới hai hình thức đa năng một phần và đa năng hoàn toàn . Đa năng một phần là một ngân hàng muốn kinh doanh nhiều hoạt động phải lập công ty con tương ứng với số lượng hoạt động kinh doanh. Các công ty con hạch toán độc lập và hoạt động độc lập với các lĩnh vực kinh doanh còn lại. Loại hình này được gọi là mô hình ngân hàng kiểu Anh. Hình thức còn lại các ngân hàng được phép hoạt động kinh doanh trực tiếp tại cùng một ngân hàng nhiều hoạt động chứng khoán, tiền tệ, bảo hiểm, các dịch vụ tài chính khác. Loại hình này có tên là mô hình ngân hàng kiểu Đức. Hai hình thức này có những ưu nhược khác nhau, loại hình kiểu Đức giúp cho ngân hàng kết hợp nhiều lĩnh vực kinh doanh, nhờ đó hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh nhờ đa dang hoá đầu tư .Ngoài ra hình thức này còn làm tăng khả năng chịu đựng của ngân hàng trước những biến động trên thị trường tài chính, các ngân hàng còn có thể tận dụng lợi thế về quy mô .Tuy nhiên mô hình này không thể không có nhược điểm, đó là sự phân tán trong hoạt động của nó . Điều đó sẽ làm giảm khả năng chuyên sâu, chuyên môn hoá của công ty. Điều đó sẽ làm giảm đi sự phát triển của thị trường vì lý do các ngân hàng thường có xu hướng bảo thủ và thích hoạt động cho vay hơn là thực hiện các nghiệp vụ thị trường chứng khoán như bảo lãnh phát hành chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán, quản lý doanh mục đầu tư. Và do không tách bạch đựoc hoạt động giữa ngân hàng và hoạt động kinh doanh chứng khoán, trong điều kiện môi trường pháp luật không lành mạnh sẽ gây ra tình trạng lũng đoạn thị trường, và điều đó sẽ dẫn biến động trên thị trường chứng khoán, và tác động mạnh tới kinh doanh tiền tệ, gây ra khủng hoảng dây chuyền dẫn đến khủng hoảng thị trường tài chính. Điều này được thể hiện ở việc ngân hàng có thể dùng vốn vay, nguồn tiền tiết kiệm của dân cư để đầu tư chứng khoán, và khi thị trường chứng khoán biến động xấu sẽ dẫn đến tinh trạng mất khả năng thanh toán không giả được nợ của một ngân hàng rồi từ đó theo hiệu ứng dây chuyền mà kéo sập cả một hệ thống tài chính khổng lồ trên thế giói như vào năm 1929-1933. Sau điều đó các ngân hàng đã có xu hướng chuyển toàn bộ sang hình thúc kinh doanh kiểu Anh, chỉ còn lại một số nước kinh doanh theo kiểu Đức. * Mô hình công ty chứng khoán chuyên doanh, hoạt động kinh doanh chứng khoán trong mô hình này sẽ do một công ty chứng khoán độc lập đảm nhiệm và các ngân hàng không được tham gia. Mô hình này tách biệt hẳn hoạt động giữa ngân hàng và công ty chứng khoán, từ đó hạn chế bớt rủi ro cho đối với ngân hàng và thị trường tài chính. Đồng thời nó giúp cho các công ty chứng khoán được chuyên môn hoá sâu hơn trong lĩnh vực chứng khoán, từ đó thúc đẩy thị trường chứng khoán phát triển. Mô hình này hiện nay đang được ứng dụng khá rộng rãi ở nhiều nơi như Mỹ, Nhật, Thái Lan, Hàn Quốc... Ngày nay trong xu thế hình thành các tập đoàn tài chính khổng lồ mà một thị trường đã cho phép hoạt động kinh doanh trên nhiều lĩnh vực, tuy nhiên phải được tổ chức dưới hình thức các công ty mẹ con. Việt Nam hiện nay các 8 công ty chứng khoán được thành lập chủ yếu theo hình thức kiểu Anh. Một ngân hàng bỏ vốn ra để thành lập công ty chứng khoán hoạt động độc lập với ngân hàng mẹ, phù hợp với quy định ngân hàng không dược kinh doanh chứng khoán. - Lựa chọn đối với các công ty chứng khoán tiếp theo đó là về loại hình tổ chức công ty. Hiện nay có ba loại hình tổ chức công ty chứng khoán là công ty hợp danh, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn.Trước tiên, chúng ta tìm hiểu về loại hình công ty hợp danh. Công ty hợp danh là doanh nhiệp có ít nhất là hai thành viên hợp danh, ngoài ra còn có thể có các thành viên góp vốn. Thành viên góp vốn phải là các cá nhân, có trình độ chuyên môn và uy tín nghề nghiệp và phải chịu toàn bộ trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty. Đối với thành viên góp vốn chỉ phải chịu trách nhiệm trong phần vốn góp của mình. Loại hình công ty hợp danh không được phép phát hành chứng khoán. Công ty hợp danh được thành lập chủ yếu đối với những lĩnh vực trọng và có tính chất đặc biệt như tư vấn tài chính, khám chữa bệnh, chứng khoán...Nhưng để được thành lập công ty rất khó khăn do đó loại hình này không được phổ biến ở Việt Nam, và chủ yếu là sử dụng hai hình thức tổ chức công ty cổ phần, và công ty trách nhiệm hữu hạn. Công ty cổ phần là một pháp nhân độc lập với các chủ sở hữu công ty là các cổ đông. Trong đó vốn điều lệ của công ty được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Các cổ đông nắm giữ cổ phần và chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã đóng góp vào doanh nghiệp. Điều khác biệt cơ bản giữa công ty cổ phần với công ty hợp danh và công ty trách nhiệm hữu hạn là việc công ty cổ phần được phép phát hành cổ phiếu để huy động vốn trên chính lĩnh vực mà nó kinh doanh. Loại hình tổ chức công ty trách nhiệm hữu hạn có hai loại trách nhiệm một thành viên và từ hai thành viên trở lên. Các thành viên của công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào doanh nghiệp. Nhưng vấn đề đáng quan tâm là các công ty trách nhiệm hữu hạn không được phép phát hành cổ phiếu, nhưng có thể phát hành một số loại chứng khoán khác để huy động vốn. Tóm lại do khả năng huy động vốn được bằng cách phát hành cổ phiếu và các loại chứng khoán khác mà hai loại hình tổ chức sau được ưa dùng hơn hình thức công ty hợp danh. Và điều kiện thành lập công ty hợp danh cũng rất phức tạp và khó khăn hơn hẳn so với hai loại hình còn lại. - Nhưng ngoài các điều kiện để thành lập các công ty trên, kinh doanh chứng khoán còn là một lĩnh vực kinh doanh đặc biệt đòi hỏi phải có một số điều kiện kèm theo về các mặt vốn, nhân sự, cơ sở vật chất. Điều kiện về vốn, công ty chứng khoán phải có mức vốn tối thiểu bằng vốn pháp định. Vốn pháp định thường được quy đinh cụ thể cho từng loại hình hoạt động kinh doanh. Trong quy định trước đây về vốn pháp định cho từng loại hình kinh doanh chứng khoán tại điều 30 Nghị định 48/1998 như sau: Môi giới : 3 tỷ đồng Tự doanh : 12 tỷ đồng Quản lý danh mục đầu tư : 3 tỷ đồng Bảo lãnh phát hành : 22 tỷ đồng 9 Tư vấn đầu tư chứng khoán : 3 tỷ đồng Tuỳ theo từng hoạt động kinh doanh cần có mức vốn tương đương theo quy định trên. Nếu công ty chứng khoán xin cấp phép cho nhiều loại hình kinh doanh thì mức vốn pháp định là tổng số vốn pháp định của từng loại hình riêng lẻ. Tại Nhật bản, đối với công ty chứng khoán tham gia 3 loại hình kinh doanh môi giới, tự doanh, bảo lănh phát hành phải có mức vốn điều lệ là 10 tỷ yên tương ứng với 1345.5 tỷ đồng. Còn bên Trung Quốc thì đối với công ty chứng khoán đa năng thì vốn điều lệ là 500 triệu NDT, còn các công ty chứng khoán chỉ chuyên môi giới thì vốn điều lệ là 50 triệu NDT. Điều kiện về nhân lực đối với các các người quản lý và nhân viên công ty chứng khoán phải đáp ứng các yêu cầu về kiến thức, trình độ chuyên môn và kinh nghiệm, cũng như mức độ tín nhiệm, tính trung thực. Hầu hết các nước đều yêu cầu nhân viên của công ty chứng khoán phải có giấy phép hành nghề, ở nước ta những nhân viên môi giới, tư vấn, tạo lập thị trường cũng cần phải có các chứng chỉ do Ủy ban chứng khoán cấp. Ngoài ra những người giữ chức danh quản lý đòi hỏi phải có giấy phép đại diện. Điều kiện về cơ sở vật chất, các tổ chức hay cá nhân sáng lập công ty chứng khoán phải đảm bảo yêu cầu cơ sở tối thiểu cho công ty chứng khoán .Do đặc thù của công ty chứng khoán là trung gian trong giao dịch mua bán cổ phiếu cho nên nó đòi hỏi phải có đầy đủ cơ sở vật chất để thực hiện các lệnh trong giao dịch. Hiện nay nước ta có trung tâm giao dịch thực hiện khớp lệnh thông qua hệ thống máy tính công nghệ cao để khớp lệnh. Vấn đề khớp lệnh đã được máy tính làm thay. Tuy nhiên để đưa được lệnh của nhà đầu tư từ công ty chứng khoán về sàn giao dịch để khớp lệnh thì phải thực hiện thông qua hệ thống mạng lưới điện thoại. Điều này làm hạn chế các rủi ro trong quá trình giao dịch bằng mạng Internet, khắc phục khả năng tấn công của tin tặc vào hệ thống mạng máy tính đánh cắp dữ liệu, phá hoại các giao dịch. Sử dụng đường truyền điện thoại để khớp lệnh đòi hỏi phải hệ thống cơ sở vật chất hiện đại để tăng khả năng khớp lệnh cho nhà đầu tư. Hoàn thành xong các lựa chọn, điều kiện các nhà sáng lập phải xin cấp phép của Uỷ ban chứng khoán nhà nước. Hồ sơ thông thường bao gồm các tài liệu sau : đơn xin cấp phép, giấy phép thành lập doanh nghiệp, phương án nhân sự, phưong án hoạt động, điều lệ công ty, các tài liệu minh chứng về vốn, tình hình sản xuất kinh doanh, cơ sở vật chất và trình độ chuyên môn của đội ngũ quản lý và các giấy tờ khác theo quy định. Từ sau khi nộp đơn cho đến khi nhận được cấp phép hoạt động nhà đầu tư phải đợi chờ khoảng ít nhất là hai đến ba tháng. Và công việc cuối cùng của công ty chứng khoán sau khi được thành lập đó là công bố thông tin trên đại chúng theo quy định của luật. d_Nguyên tắc hoạt động của công ty chứng khoán. Hoạt động trên thị trường chứng khoán rất là phức tạp, có rất nhiều điều hạn chế đối với công ty chứng khoán trong quá trình kinh doanh. Điều đó đòi hỏi các công ty chứng khoán hoạt động theo những nguyêng tắc nhất định để khắc phục những sai sót, khiếm khuyết. Để khắc phục điều đó công ty chứng khoán hoạt động dựa trên hai nguyên tắc cơ bản đó là nhóm nguyên tắc đạo đức và nhóm nguyên tắc mang tính tài chính. 10 * Trước hết nói về nhóm nguyên tắc đạo đức, công ty chứng khoán là trung gian trong giao dịch của khách hàng, và do đó công ty phải đảm bảo giao dịch trung thực và công bằng vì lợi ích của khách hàng. Đồng thời có nghĩa vụ bảo mật cho khách hàng về các thông tin liên quan đến khách hàng như thông tin về tài khoản, khi chưa được sự cho phép của khách hàng hoặc có chỉ thị của các cơ quan quản lý nhà nước. Công ty chứng khoán khi hoạt động tư vấn yêu cầu phải có các thông tin về mức độ rủi ro của hoạt động, và khả năng sinh lời của nó. Để đảm bảo cho khách hàng không bị lừa gạt trong các dịch vụ của công ty. Các công ty chứng khoán không được phép nhận bất kì một khoản hoa hồng thêm nào khác ngoài các khoản hoa hồng thông thường. Đồng thời với việc tư vấn đó là công ty chứng khoán không được dùng các thông tin nội bộ để giao dịch phục vụ cho lợi ích của mình, một số công ty ngoài các hoạt động như môi giới, tư vấn...còn có hoạt động tự doanh là việc công ty chứng khoán thực hiện các giao dịch cho mình để thu lợi nhuận từ kinh doanh chứng khoán. Điều đó dẫn đến các bất đồng về quyền lợi trong giao dịch giữa khách hàng và công ty chứng khoán. Theo nguyên tắc đạo đức thì các công ty chứng khoán sẽ phải ưu tiên thực hiện lệnh cho khách hàng trước rồi mới đến lượt mình. Công ty chứng khoán cũng là một nhà kinh doanh do đó nó không được phép tiến hành các hoạt động gây ra sự hiểu lầm về giá cả của khách hàng từ đó kiếm lời. Tuy nhiên, hoạt động tự doanh không phải là hoạt động chính của công ty do đó hoạt động phá hoại thị trường của các công ty sẽ rất ít hoặc không có. Bản thân các công ty chứng khoán đều muốn mang lại nhiều lợi nhuận nhất cho khách hàng của mình, có như vậy công ty mới thu hút được sự chú ý của khách hàng. Hiện nay một số nơi các công ty chứng khoán còn đóng góp thành một quỹ để đề phòng rủi ro mất khả năng thanh toán của công ty cho khách hàng, góp phần bảo vệ lợi ích cho nhà đẩu tư. Thông qua đó tạo ra một cảm giác an toàn cho khách hàng, từ đó thu hút được nhiều nhà đẩu tư mở tài khoản giao dịch tại công ty. * Nhóm nguyên tắc mang tính tài chính có tác dụng làm tách biệt các quan hệ về tài sản giữa công ty với tài sản của khách hàng. Các công ty chứng khoán để có thể thực hiện được điều trên trước hết cần phải bảo đảm được các yêu cầu về vốn, cơ cấu vốn và nguyên tắc hạch toán, báo cáo kết quả kinh doanh theo quy định của uỷ ban chứng khoán nhà nước. Đồng thời phải bảo đảm các nguồn tài chính trong cam kết kinh doanh với khách hàng. Trong đó công ty chứng khoán không được dùng tiền của khách hàng gửi trong tài khoản tại công ty. Ngoại trừ các trường hợp phục vụ kinh doanh của khách hàng. Các công ty cũng không được phép dùng các chứng khoán cùa khách hàng để đi thế chấp vay tiền phục vụ cho các hoạt động của công ty, điều đó rất nguy hiểm cho công ty và khách hàng, và cả tổ chức mà công ty thế chấp chứng khoán. Nhưng công ty có thể thực hiện các hoạt động trên nếu được sự đồng ý của khách hàng bằng các văn bản. e_Cơ cấu tổ chức của công ty chứng khoán: Các công ty chứng khoán tổ chức cơ cấu của công ty theo các loại hình nghiệp vụ chứng khoán mà công ty thực hiện và theo quy mô hoạt động kinh đoanh chứng khoán. Tuy nhiên các công ty chứng khoán đều có đặc điểm 11 chung về cơ cấu tổ chức là gồm có hai khối : nghiệp vụ và phụ trợ. Trong đó khối nghiệp vụ là khối thực hiện các giao dịch kinh doanh và dịch vụ chứng khoán. Khối này đem lại thu nhập cho công ty bằng cách đáp ứng các nhu cầu của khách hàng, đồng thời cung cấp các sản phẩm dịch vụ đáp ứng các nhu cầu của khách hàng. Tương ứng với mỗi nghiệp vụ trong khối này sẽ là một phòng, ban của công ty như phòng môi giới, phòng tư vấn, phòng tự doanh, phòng quản lý doanh mục đầu tư, phòng ký quỹ, phòng bảo lãnh phát hành. Căn cứ vào quy mô thị trường cũng như sự chú trọng vào các nghiệp vụ mà công ty sẽ chuyên sâu theo từng lĩnh vực nghiệp vụ nhất định. Khối phụ trợ là khối không thể thiếu được trong các công ty chứng khoán, mặc dù nó không thực hiện trực tiếp các nghiệp vụ chứng khoán cũng như không tạo ra thu nhập. Nhưng nó lại khối điều hành các hoạt động của công ty, nó vận hành mang tính chất hỗ trợ khối nghiệp vụ. Khối này bao gồm các phòng ban như : phòng nghiên cứu phát triển, phân tích và thông tin thị trường, kế hoạch công ty ...Do xu hướng phát triển và hội nhập mà công ty chứng khoán có thêm các phòng ban về mạng lưới, chi nhánh, văn phòng, đại lý. Các công ty ngoài việc phát triển thị trường và quy mô mà các công ty còn có xu hướng mở rộng thêm các hoạt động của ngành khác như bảo hiểm, ngân hàng. 3. Các nghiệp vụ của công ty chứng khoán : Tương tự như cơ cấu tổ chức của công ty, các nghiệp vụ của công ty cũng được phân thành hai nhóm là nhóm nghiệp vụ chính và nhóm nghiệp vụ phụ trợ. a. Các nghiệp vụ chính: - Nghiệp vụ môi giới chứng khoán : Đây là một hoạt động phổ biến nhất ở các công ty chứng khoán, gần như công ty chứng khoán nào cũng có hoạt động này. Môi giới chứng khoán là việc công ty chứng khoán đứng làm trung gian hoặc đại diện mua bán chứng khoán cho khách hàng để hưởng hoa hồng. Thông qua công ty chứng khoán đại diện cho khách hàng giao dịch mua bán chứng khoán tại các sàn giao dịch hoặc trên thị trường OTC, và khách hàng sẽ phải chịu trách nhiệm đối với các kết quả giao dịch đó. Thông qua hoạt động môi giới, công ty chứng khoán sẽ cung cấp cho khách hàng các sản phẩm, dịch vụ tư vấn đầu tư và kết nối giữa nhà đầu tư bán chứng khoán và nhà đầu tư mua chứng khoán với nhau. Trong một số trường hợp nhất định hoạt động môi giới còn giúp cho nhà đầu tư lấy lại tinh thần, tỉnh táo, sáng suốt trong việc đưa ra quyết định. Thực hiện nghiệp vụ môi giới này rất là khó khăn và vất vả, các nhân viên môi giới phải vừa có kiến thức tinh thông về thị trường chứng khoán, vừa cần phải có các kỹ năng giao tiếp tốt. Nhân viên môi giới phải có kiến thức về chứng khoán giỏi, giúp cho khách hàng có được thông tin chính xác và hoàn hảo từ đó đưa ra được quyết định chính xác. Nhưng nhân viên môi giới ngoài kiến thức ra cũng cần có các tiêu chuẩn nhất định về phẩm chất, tư cách đạo đức, kỹ năng mẫn cán trong công việc và sự công tâm cung cấp cho khách hàng dịch vụ tốt nhất. - Nghiệp vụ tự doanh : 12 Tự doanh là việc công ty chứng khoán tiến hành giao dịch mua bán chứng khoán cho chính mình. Các hoạt động tự doanh của công ty chứng khoán được thực hiện thông qua cơ chế giao dịch trên giao dịch trên sở giao dịch chứng khoán nhà nước hoặc trên thị trường OTC. Tại một số thị trường thực hiện cơ chế khớp giá, thì hoạt động tự doanh của công ty chứng khoán được thực hiện thông qua hoạt động tạo lập thị trường. Khi đó công ty chứng khoán sẽ là nhà tạo lập thị trường và hoạt động mua bán chứng khoán với các khách hàng để hưởng trênh lệch giá cả của hoạt động mua bán chứng khoán. Đây là điều khác với hoạt động môi giới chứng khoán công ty chứng khoán không nhận được hoa hồng mà thu được lợi nhuận từ hoạt động mua bán chứng khoán để thu được chênh lệch. Hoạt động này công ty chứng khoán phải tự bỏ tiền, còn đối hoạt động môi giới công ty chứng khoán không phải bỏ tiền mua bán chứng khoán. Tuy nhiên công ty thực hiện hoạt động này vì mục đích lợi nhuận từ chính hoạt động mua bán chứng khoán của mình, đồng thời còn vì mục đích nhằm làm ổn định thị trường hạn chế các biến động trên thị trường sẽ dẫn đến những tác động tệ hại. Nhưng mà hoạt động này gắn với lợi nhuận trực tiếp của công ty do đó có thể dẫn đến những tiêu cực từ phía công ty chứng khoán trong việc thực hiên các lệnh giao dịch. Do hoạt động tự doanh song hành cùng với hoạt động môi giới, và công ty chứng khoán là đầu mối có khả năng tiếp cận thông tin nhanh chóng và kịp thời .Từ đó các công ty chứng khoán có được những dự báo thích hợp về thị trường từ đó có được các quyết định chính xác Như vậy các công ty chứng khoán sẽ cạnh tranh với khách hàng trong quá trình thực hiện các giao dịch.Do đó cần phải có biện pháp bảo đảm quyền lợi của khách hàng trong các giao dịch. Hiện nay các công ty chứng khoán khi khớp lệnh đều ưu tiên thực hiện các lệnh của khách hàng trước khi thực hiện lệnh của công ty trong hoạt động tự doanh. Điều đó đã trở thành luật và một số nơi thì hoạt động này yêu cầu phải thành lập hai loại công ty chứng khoán riêng biệt là công ty môi giới và công ty tự doanh. Điều này nhằm đáp ứng các vấn đề về tính minh bạch của công ty chứng khoán trong hoạt động của mình, sự minh bạch này được thể hiện qua sự tách biệt về mặt vốn, tài sản, chứng khoán giữa khách hàng và công ty. Thông qua hoạt động tự doanh công ty chứng khoán tạo lập thị trường cho các chứng khoán mới bằng cách mua bán chứng khoán trên thị trường cấp hai. Trên thế giới, các nhà tạo lập thị trường cho các chứng khoán dựa trên cơ chế giao dịch trên thị trường OTC. Trên thị trường OTC các nhà tạo lập thị trường liên tục báo giá để mua bán chứng khoán giữa các nhà đầu tư khác nhau. Họ duy trì liên tục thị trường này trên 24 giờ để phục vụ nhu cầu mua bán cùa khách hàng và của các công ty với nhau. Nghiệp vụ tự doanh của công ty chứng khoán được thực hiện theo hai hình thức giao dịch trực tiếp và giao dịch gián tiếp: ~ Giao dịch trực tiếp là giao dịch tay đôi giữa hai công ty chứng khoán, công ty chứng khoán với khách hàng thông qua thương lượng. Hoạt động này chủ yếu thực hiện các giao dịch đối với các chứng khoán trên thị trường OTC. ~ Giao dịch gián tiếp, công ty chứng khoán giao dịch giống như mọi nhà đầu tư trên thị trường tập trung, để khớp lệnh. Lệnh của họ được thực 13 hiện bất cứ lúc nào mà họ cũng không xác định được trước. Đây là hoạt động của nghiệp vụ tự doanh các công ty chứng khoán không tự thực hiện các lệnh của họ theo giá thoả thuận, yêu cầu của họ. Còn đối với hoạt động giao dịch trực tiếp của nghiệp vụ tự doanh của công ty chứng khoán được thực hiện dựa trên nguyên tắc thương lượng trên thị trường OTC. - Nghiệp vụ bảo lãnh phát hành : Để thực hiện thành công các đợt chào bán chứng khoàn ra công chúng thì tổ chức phát hành phải thông qua công ty chứng khoán để bảo lãnh, tư vấn phát hành, phân phối chứng khoán ra công chúng. Nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán ra công chúng là hoạt động mang lại thu nhập nhiều nhất, nó chiếm tỉ trọng cao nhất trong tổng doanh thu. Nghiệp vụ bảo lãnh chứng khoán là việc các công ty chứng khoán giúp cho tổ chức phát hành hoàn thành các thủ tục yêu cầu để được phát hành chứng khoán. Công ty chứng khoán sau khi bảo lãnh cho tổ chức phát hành, họ cũng thực hiện phân phối chứng khoán đó hoặc bán lại cho một công ty chứng khoán khác để họ phân phối chứng khoán. Trong giai đoạn đầu khi phân phối các công ty chứng khoán có vai trò là một nhà tạo lập thị trường, làm bình ổn giá cả. Hiện nay để bảo lãnh phát hành cho các tổ chức phát hành chứng khoán thì ngoài các công ty chứng khoán, còn có các tổ chức trung gían tài chính khác như ngân hàng, bảo hiểm. Do quy mô phát hành lớn mà một công ty chứng khoán thì không thể thực hiện được với quy mô vốn như hiện nay. Tuy nhiên các ngân hàng sẽ đứng ra bảo lãnh phát hành sau đó họ sẽ phân phối lại cho các công ty chứng khoán tự doanh hoặc các thành viên khác. Quy trình để một công ty chứng khoán thực hiện bảo lãnh phát hành cho một tổ chức gồm có các bước như sau. Tổ chức phát hành ban đầu đề nghị các công ty chứng khoán bảo lãnh phát hành. Sau đó công ty chứng khoán sẽ ký hợp đồng tư vấn quản lý để tư vấn cho tổ chức phát hành về loại chứng khoán, số lượng, định giá chứng khoán, phương thức phát hành chứng khoán ra công chúng đầu tư. Để được bảo lãnh phát hành tổ chức bảo lãnh phải đệ trình phương án bảo lãnh lên uỷ ban chứng khoán nhà nước. Sau khi được uỷ ban chứng khoán chấp thuận thì các công ty chứng khoán sẽ ký kết trực tiếp hoặc lập ra nghiệp đoàn bảo lãnh để ký kết với tổ chức phát hành. Uỷ ban cấp giấy phép phát hành cho công ty chứng khoán khi giấy phép có hiệu lực thì công ty chứng khoán hay nghiệp đoàn bảo lãnh mới được phép phân phối chứng khoán. Các hình thức phân phối chứng khoán chủ yếu là: * Bán riêng cho các tổ chức đầu tư tập thể, các quỹ đầu tư, các quỹ bảo hiểm, các quỹ hưu trí. * Bán trực tiếp cho các cổ đông hiện thời hoặc các nhà đầu tư có liên quan trực tiếp tới tổ chức phát hành. * Bán rộng rãi ra công chúng. Khi đến ngày ký kết trên hợp đồng công ty chứng khoán phải thanh toán cho tổ chức phát hành tiền bán chứng khoán. Nhưng tuỳ thuộc theo cách thức bảo lãnh giữa công ty chứng khoán và tổ chức phát hành mà khi kết thúc hợp đồng công ty chứng khoán phải thực hiện các nhiệm vụ nhất. Như bảo lãnh theo phưong thức cố gắng cao nhất, cam kết chắc chắn, theo phương thức dự phòng, bán tất cả hoặc không, phương thức tối thiểu hoặc tối đa. 14 - Nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tư : Đây là nghiệp vụ quản lý vốn uỷ thác của khách hàng để đầu tư vào chứng khoán thông qua các danh mục đầu tư nhằm mục đích sinh lợi cho khách hàng trên cơ sở bảo toàn và tăng lợi nhuận. Đây là một nghiệp vụ tư vấn mang tính chất tổng hợp có kèm đầu tư. Các khách hàng uỷ thác cho công ty trong việc quyết định các hoạt động đẩu tư dựa trên chiến lược đầu tư và những nguyên tắc mà khách hàng đặt ra như lợi nhuận kỳ vọng, mức độ rủi ro... Quy trình của nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tư có thể được khái quát bao gồm các bước : * Xúc tiến tìm hiểu và nhận quản lý là công ty chứng khoán và khách hàng tiếp xúc và tìm hiểu về khả năng tài chính, chuyên môn từ đó đưa ra các yêu cầu về quản lý vốn uỷ thác. * Ký hợp đồng quản lý là việc công ty ký hợp đồng quản lý với khách hàng theo yêu cầu, nội dung về vốn, thời gian uỷ thác, mục tiêu đầu tư, quyền và trách nhiệm của các bên,phí quản lý danh mục đầu tư. * Thực hiện hợp đồng quản lý, công ty chứng khoán thực hiện đầu tư theo uỷ thác của khách hàng như trong cam kết đã ghi nhận và phải đảm bảo các nguyên tắc về quản lý vốn và tài sản giữa khách hàng và công ty. * Kết thúc hợp đồng quản lý thì khách hàng có nghĩa vụ thanh toán các chi phí quản lý theo hợp đồng ký kết và xử lý các trường hợp khi công ty chứng khoán bị ngưng hoạt động, giải thể hay phá sản công ty. - Nghiệp vụ tư vấn đầu tư chứng khoán : Nghiệp vụ này cũng giống như các hoạt động tư vấn khác, tư vấn đầu tư chứng khoán là việc công ty chứng khoán sử dụng trình độ chuyên môn của mình trong lĩnh vực chứng khoán để đưa ra các lời khuyên, phân tích cho các nhà đầu tư. Trước các tình huống phức tạp nhà đầu tư đang đắn đo, họ có thể sử dụng đến hoạt động tư vấn của công ty để hỗ trợ trước khi đưa ra được quyết định cuối cùng. Hoạt động tư vấn chứng khoán được phân loại theo các tiêu thức sau : * Thứ nhất, theo hình thức của hoạt động tư vấn, thì gồm hai loại là tư vấn trực tiếp và tư vấn gián tiếp. Tư vấn trực tiếp là hoạt động tư vấn của công ty thực hiện trực tiếp thông qua tiếp xúc, qua các phương tiện như thư từ điện thoại. Tư vấn gián tiếp thông qua sách báo của công ty phát hành, hoạt động này chỉ đem lại cho khách hàng các thông tin để từ đó khách hàng phải tự tổng hợp phân tích và tự đưa ra quyết định, như vậy các quyết định sẽ không có được sự đúng đắn. * Theo mức độ uỷ quyền của tư vấn thì hoạt động được phân thành tư vấn gợi ý và tư vấn ủy quyền. Trong đó tư vấn gợi ý là người tư vấn chỉ gợi ý cho khách hàng về phương thức đầu tư hợp lý còn quyền quyết định đầu tư là của khách hàng. Tư vấn uỷ quyền là người tư vấn vừa tư vấn, vừa có quyền quyết định theo phân cấp uỷ quyền của khách hàng. * Theo đối tượng của hoạt động tư vấn thì bao gồm tư vấn phát hành và tư vấn đầu tư. Tư vấn phát hành là các hoạt động tư vấn cho các tổ chức có nhu cầu phát hành về cách thức phát hành, hình thức phát hành, xây dựng hồ sơ, bản báo cáo bạch... Tư vấn đầu tư là tư vấn cho các khách hàng đầu tư chứng 15 khoán trên thị trường thứ cấp về giá, thời gian, định hướng đầu tư vào các loại chứng khoán... Hoạt động tư vấn là việc nhà tư vấn sử dụng kiến thức của mình để kinh doanh dem lại lợi nhuận cho khách hàng. Nhà tư vấn đưa ra lời khuyên để hỗ trợ nhà đầu tư trong các quyết định đầu tư, sau các quyết định thì nhà đầu tư sẽ thu về được một khoản lợi nhuận hoặc là sẽ mất hết. Còn nhà tư vấn thì họ không phải chịu tổn thất như nhà đầu tư, do đó nó đòi hỏi hoạt động tư vấn phải tuân thủ một số nguyên tắc để đảm bảo quyền lợi cho nhà đầu tư. Nguyên tắc thứ nhất là các các nhà tư vấn sẽ không đảm bảo chắc chắn rằng về giá chứng khoán. Vì giá chứng khoán không phải là cố định vĩnh viễn, nó luôn thay đổi theo những biến động của thị trường. Do đó việc các chứng khoán có thể tăng, giảm giá bất cứ lúc nào mà chính các nhà tư vấn cũng không thể tính trước được. Như vậy mà đòi hỏi nguyên tắc tiếp theo là phải luôn nhắc nhở khách hàng rằng lời tư vấn chỉ có cơ sở phân tích các yếu tố lý thuyết và những diễn biến trong quá khứ. Vì vậy khôngthể hoàn toàn chính xác và khách hàng chính là người đưa ra quyết định cuối cùng trong việc sử dụng các thông tin của nhà tư vấn để đầu tư.Nhưng nhà tư vấn sẽ không chịu trách nhiệm về những thiệt hại kinh tế do lời khuyên đưa ra. Do nhà tư vấn không phải chịu trách nhiệm gì trong việc đưa ra lời khuyên, do vậy họ không được phép dụ dỗ, mời chào khách hàng mua hay bán một loại chứng khoán nào đó. Những lời phân tích đòi hỏi phải dựa trên các cơ sở khách quan, tổng hợp khoa học, lôgic các vấn đề nghiên cứu. b. Các nghiệp vụ phụ trợ: Các nghiệp vụ phụ trợ là những hoạt động hỗ trợ cho các nghiệp vụ chính của công ty chứng khoán. Các nghiệp vụ phụ trợ giúp cho các nghiệp vụ chính được thực hiện tốt hơn, an toàn hơn.Các nghiệp vụ phụ trợ là các nghiệp vụ như :lưu ký chứng khoán, quản lý thu nhập của khách hàng, các nghiệp vụ tín dụng, các nghiệp vụ quản lý quỹ. - Lưu ký chứng khoán là việc lưư giữ, bảo quản chứng khoán của khách hàng thông qua các tài khoản lưu ký chứng khoán. Đây là quy định bắt buộc trong giao dịch chứng khoán, bởi vì giao dịch trên thị trường tập trung là hình thức giao dịch ghi sổ, khách hàng phải mở tài khoản lưu ký chứng khoán tại các công ty chứng khoán hay ký gửi chứng khoán. Khi thực hiện lưu ký chứng khoán cho khách hàng, công ty chứng khoán sẽ nhận được các khoản phí lưu ký chứng khoán, phí gửi, phí rút và phí chuyển nhượng chứng khoán . - Quản lý thu nhập của khách hàng hay quản lý cổ tức. Xuất phát từ việc lưu ký chứng khoán cho khách hàng, công ty chứng khoán sẽ theo dõi tình hình thu lãi, cổ tức của chứng khoán và đứng ra làm dịch vụ thu nhận và chi trả cổ tức cho khách hàng thông qua tài khoản của khách hàng. - Nghiệp vụ tín dụng phát sinh ở các thị trường chứng khoán phát triển, bên cạnh các nghiệp vụ môi giới chứng khoán cho khách hàng để hưởng hoa hồng, công ty chứng khoán còn triển khai dịch vụ cho vay chứng khoán. Thông qua đó khách hàng có thể thực hiện các hoạt động mua bán khống hoặc cho khách hàng thực hiện nghiệp vụ mua ký quỹ. Cho vay ký quỹ là hình thức cấp tín dụng của công ty chứng khoán cho khách hàng mình để họ mua chứng khoán và sử dụng các chứng khoán đó làm vật thế chấp cho khoản 16 vay đó. Khách hàng chỉ cần ký quỹ một phần, số còn lại sẽ do công ty chứng khoán ứng trước tiền thanh toán. Đến kỳ hạn thoả thuận, khách hàng phải hoàn trả đủ cả gốc vay, cùng với lãi cho công ty chứng khoán. Trường hợp khách hàng không trả được nợ thì công ty chứng khoán sẽ phát mại số chứng khoán đã mua để thu hồi nợ. Còn đối với hoạt động mua bán khống hiện nay các nước đều cấm do nó dẫn đến tình trạng các khách hàng sẽ thâu tóm toàn bộ thị trường bằng việc vay vốn mua bán khống. Thực tế các khách hàng không phải trả một khoản nào để mua chứng khoán, và ngân hàng sẽ là người bỏ tiền ra. Khi chứng khoán đó mất giá thì sẽ làm ảnh hưởng đến công ty chứng khoán cho vay và đến thị trường tài chính. - Nghiệp vụ quản lý quỹ là hoạt động mà các công ty chứng khoán cử đại diện của mình để quản lý quỹ và sử dụng vốn và tài sản của quỹ để đầu tư chứng khoán. Công ty chứng khoán được thu phí dịch vụ quản lý quỹ đầu tư. Ở một số thị trường chứng khoán, pháp luật về thị trường chứng khoán đó cho phép công ty chứng khoán được thực hiện nghiệp vụ quản lý quỹ đầu tư. Nghiệp vụ này làm tăng thêm sản phẩm cho thị trường chứng khoán. Thông qua việc mua chứng chỉ quỹ của công ty chứng khoán thì nhà đầu tư cũng thu được một khoản lợi nhuận từ việc sở hữu các chứng chỉ quỹ. B_ Thực Tiễn : 1. Đặc điểm của các công ty chứng khoán ở Việt Nam hiện nay : Công ty chứng khoán Việt Nam đã trải qua 6 năm phát triển và trưởng thành cùng với thị trường chứng khoán. Chúng ta đă được những thành tựu rất khả quan so giai đoạn ban đầu khi thị trường mới hình thành. Ban đầu khi thị trường mới được hình thành thì các công ty chứng khoán vẫn còn nhỏ bé về quy mô và chất lượng hoạt động. Công ty chứng khoán ban đầu có quy mô vốn rất nhỏ mà hoạt động kinh doanh chứng khoán là hoạt động tài chính phức tạp, kỹ năng chuyên sâu và có tác động mang tính dây chuyền trên bình diện rộng. Đòi hỏi công ty chứng khoán phải có quy mô vốn lớn và có đội ngũ cán bộ quản lý, nhân viên điều hành, tác nghiệp có kiến thức tốt về quản lý vốn đầu tư, phân tích, phán đoán diễn biến tình hình thị trường. Điều kiện của Việt Nam lúc bấy giờ thị trường vốn chưa phát triển cho nên chúng ta đã cho phép các ngân hàng thương mại và công ty tài chính, bảo hiểm, các tổng công ty mạnh tham gia vào thị trường chứng khoán. Nhưng việc các tổ chức tài chính tham gia vào thị trường chứng khoán sẽ gây ra những rủi ro cho thị trường, do đó mà các tổ chức trên không được tham gia trực tiếp vào thị trường mà phải tổ chức dưới hình thức công ty chứng khoán độc lập. Thời kỳ đàu chúng ta có rất ít công ty chứng khoán nhưng đến nay đã có 15 công ty chứng khoán đã có giấy phép hoạt động. Các công ty chứng khoán hiện nay của nước ta là: Công ty cổ phần chứng khoán Bảo Việt Công ty TNHH chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam Công ty cổ phần chứng khoán Sài gòn Công ty chứng khoán Đệ Nhất Công ty TNHH chứng khoán Thăng Long Công ty TNHH chứng khoán Ngân hàng Á Châu Công ty TNHH chứng khoán Ngân hàng công thương Việt Nam 17 Công ty TNHH chứng khoán Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Công ty TNHH chứng khoán Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam Công ty cổ phần chứng khoán Mê Kông Công ty cổ phần chứng khoán TP Hồ Chí Minh Công ty TNHH chứng khoán Ngân hàng Đông Á Công ty cổ phần chứng khoán Hải phòng Công ty TNHH chứng khoán Ngân hàng thương mại cổ phần nhà HN Công ty cổ phần chứng khoán Đại Việt Các công ty chứng khoán ngày nay đã phát triển và trưởng thành hơn trước rất nhiều, và các công ty mới thành lập thì càng ngày càng có quy mô lớn hơn. Xu thế đó là hoàn toàn hợp lý với bối cảnh hội nhập WTO hiện nay. Và chúng ta hoàn toàn có thể tin tưởng vào sự phát triển của thị trường chứng khoán của chúng ta. 2. Thực trạng của các công ty chứng khoán hiện nay : a. Ảnh hưởng của Luật Chứng Khoán tới việc thành lập các công ty chứng khoán : Trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới đòi hỏi chúng ta phải đổi mới hệ thống của mình để có thể cạch tranh và đương đầu với các tổ chức nước ngoài. Thị trường chứng khoán cũng không phải là đối tượng ngoài lề của các cuộc đổi mới, và đạo luật mới quy định về các vấn đề của thị trường chứng khoán như chào bán chứng khoán, công ty đại chúng, thị trường giao dịch chứng khoán, đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán... Trong đó có các quy định về các vấn đề về công ty chứng khoán, đã có những thay đổi khác so với các quy định trước đây. Điển hình của những thay đổi trên là quy định điều kiện thành lập công ty chứng khoán, quy định đó đã ảnh hưởng rất nhiều đến tình trạng thành lập công ty chứng khoán trong giai đoạn gần đây. Những quy định về điều kiện thành lập công ty chứng khoán trong Luật Chứng Khoán mới là các công ty chứng khoán phải đáp ứng được các điều kiện về vốn pháp định cao hơn. Cụ thể là để được thành lập công ty chứng khoán cần phải có mức vốn trên 200 tỷ đồng, trong khi đó theo quy định cũ tại điều 30 Nghị Định 144 thì các công ty chứng khoán chỉ cần có mức vốn pháp định tối thiểu là 43 tỷ đồng. Điều đó đã ảnh hưởng đến các quyết định thành lập các công ty chứng khoán trong thời gian gần đây sau khi luật chứng khoán được công bố. Có rất nhiều nhà tổ chức đua nhau xin cấp phép thành lập công ty chứng khoán, trước khi luật chứng khoán có hiệu lực vào ngày 1/1/2007. Luật chứng khoán được ban hành từ ngày 29/6/2006 và như vậy từ đó đã có rất nhiều đơn đăng ký thành lập công ty chứng khoán. Tuy nhiên đến nay các hoạt động đó đã bị chấm dứt, không còn tình trạng nganh đua để thành lập công ty chứng khoán. Chính thức theo công bố của Ủy Ban Chứng Khoán Nhà Nước đưa thì bắt đầu từ sau 31/10/2006 thì các công ty chứng khoán muốn thành lập sẽ áp dụng quy định của Luật Chứng Khoán mới. Điều này được phía Ủy Ban Chứng Khoán giải thích là do quá trình thẩm định cấp phép thành lập cho các công ty chứng khoán phải kéo dài trong khoảng từ 2.5 đến 3 tháng. Như vậy tổ chức nào đăng ký thành lập sau ngày 31/10/2006 sẽ phải cần có mức vốn pháp định cho từng hoạt động kinh doanh theo Luật 18 Chứng Khoán. Điều đó đã làm giảm đi sức ép thành lập công ty chứng khoán, giảm bớt gánh nặng cho Ủy Ban Chứng Khoán trong việc thẩm định thành lập công ty chứng khoán. Việc Ủy Ban Chứng Khoán ban bố điều trên nhằm mục đích giúp cho các nhà sáng lập các công ty chứng khoán có sự chuẩn bị tốt trong việc thành lập công ty chứng khoán, và sẵn sàng cho việc gia nhập thị trường. Có sự chuẩn bị tốt thì các công ty chứng khoán khi đi vào hoạt động sẽ hiệu quả hơn. Và áp dụng quy định về vốn pháp định cho các hoạt động kinh doanh chứng khoán sẽ giúp cho các công ty chứng khoán trở lên vững trãi hơn trong việc cạnh tranh với các tổ chức nước ngoài hay chính giữa các công ty trong nước với nhau. Các quy định này là những biện pháp mà nhà nước thực hiện để nhằm nâng cao chất lượng của các công ty chứng khoán trước hội nhập WTO, và thị trường ngày càng phát triển do đó mà các hoạt động kinh doanh trên lĩnh vực này cần được nâng cao về chất lượng và quy mô. Vì vậy việc các tổ chức đua nhau thành lập công ty chứng khoán với mức vốn pháp định thấp là điều không hề hợp lý cho xu hướng hiện nay và đi ngược lại những gì mà chúng ta đang cố gắng thực hiện. b. Các công ty nước ngoài tham gia vào thị trường chứng khoán Việt Nam: Các công ty tổ chức nước ngoài có quy mô lớn về mặt tài chính và kinh nghiệm già dặn hơn chúng ta rất nhiều. Các tổ chức này có thể tận dụng được các lợi thế đó để cạnh tranh với các tổ chức, công ty của chúng ta. Như vậy có thể nói rằng các công ty chứng khoán sẽ không đủ sức cạnh tranh với các thế lực nước ngoài. Thực tế đó hoàn toàn có thực và chính chúng ta cũng đã tính đến các vấn đề đó khi tiến hành mở thị trường chứng khoán ở Việt Nam. Chúng ta đã dự trù các công ty chứng khoán của chúng ta trong điều kiện ban đầu khi thị trường chứng khoán mới mở thì quy mô sẽ rất nhỏ không đủ sức cạnh tranh, do hoàn cảnh thị trường tài chính nước ta lúc bấy giờ còn yếu. Vì vậy việc hạn chế các tổ chức nước ngoài tham gia vào thị trường để kiểm soát tình trạng thao túng và lũng đoạn thị trường. Như vậy trong giai đoạn đầu chúng ta chỉ cho phép các công ty chứng khoán nước ngoài tham gia vào thị trường chúng ta dưới hình thức liên doanh góp vốn. Và họ chỉ được đóng góp không quá 30% trong tổng vốn điều lệ liên doanh. Thông qua việc góp vốn liên doanh của các công ty chứng khoán nước ngoài để tận dụng lợi thế về mặt kỹ thuật và kinh nghiệm về hoạt động trên thị trường mà các tổ chức đó đem lại. Hiện tại, đại đa số các công ty chứng khoán Việt Nam vốn và kinh nghiệm vẫn còn ít, do đó nó chỉ cho phép một vài công ty liên doanh được hoạt động trên thị trường. Thực tế đã có ba công ty chứng khoán tham gia vào thị trường Việt Nam thông qua liên doanh liên kết với các công ty chứng khoán của ta là công ty chứng khoán ABCS, công ty chứng khoán Sacombank, công ty chứng khoán Kim long. Các tổ chức đó đã tham gia vào thị trường bằng cách mua lại cổ phần của các công ty trên, với mức cổ phần trao đổi đều dưới 20%. Trong năm nay khi thị trường đang phát triển mạnh mẽ và chúng ta chính thức gia nhập WTO vì vậy chúng ta đã có những chính sách thông thoáng cho các công ty chứng khoán nước ngoài tham gia vào thị trường dưới hình thức văn phòng đại diện. Và điều đó đã nhanh chóng thu hút được sự quan tâm của nhiều tổ chức và đã có 5 công ty chứng khoán mở văn 19 phòng đại diện ở Việt Nam để thực hiện các hoạt động kinh doanh. Năm công ty chứng khoán nước ngoài mở văn phòng đại diện ở Việt Nam là : công ty Nomura International Limited (Hồng Kông), công ty Black Horse Asset Management Ple.ltd (Xingapo), công ty Mirae Asset Maps Investment Management Co.ltd (Hàn Quốc), Ngân hàng đầu tư Tong Yang (Hàn Quốc), công ty trách nhiệm hữu hạn quản lý tín thác đầu tư Hàn Quốc. Tuy nhiên không chỉ các tổ chức tham gia kinh doanh các hoạt động chứng khoán mới bị hạn chế, các nhà đầu tư nước ngoài cũng bị hạn chế về quy mô nắm giữ chứng khoán. Các nhà đầu tư nước ngoài cũng chỉ được phép nắm giữ không quá 20% , tổ chức không được nắm quá 7% còn cá nhân nước ngoài không được quá 3% trong tổng số cổ phiếu đang lưu hành của tổ chức phát hành. Không chỉ có cổ phiếu mới giới hạn về tỉ lệ nắm giữ mà các trái phiếu cũng bị hạn chế. Mặc dù trái phiếu không mang lại các quyền như trong cổ phiếu nhưng nếu nắm giữ một lượng lớn các trái phiếu các nhà đầu tư có thể thâu tóm lũng đoạn thị trường. Tóm lại sự tham gia của các tổ chức hay cá nhân nước ngoài vừa đem lại cho chúng ta những yếu tố thuận lợi như về kỹ thuật công nghệ và kinh nghiệm. Nhưng nó lại có thể huỷ hoại thị trường của chúng ta bất cứ lúc nào dựa vào quy mô và kinh nghiệm, kỹ thuật những gì mà họ đem đến cho chúng ta. Trong thực trạng hiện nay thì hạn chế hoạt động của các tổ chức, cá nhân nước ngoài là liệu pháp thích hợp. 3. Giải pháp để phát triển các công ty chứng khoán Việt Nam : Trong bối cảnh hội nhập quốc tế đòi hỏi chúng ta cần có những thay đổi để đáp ứng các nhu cầu trên thị trường quốc tế. Chúng ta đã thấy được sức mạnh của yếu tố nước ngoài đến thị trường chúng ta như thế nào. Trước yêu cầu cấp bách trên chúng ta cần có biện pháp phát triển các công ty chứng khoán. Một kế hoạch phát triển các công ty chứng khoán đã được Chính Phủ phê duyệt và thuộc kế hoạch phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam. Ngày 6 tháng 10 năm 2006 được Bộ Tài Chính ban hành và kế hoạch phát triển các công ty chứng khoán đã được Ủy Ban Chứng Khoán Nhà Nước xây dựng với những mục tiêu, kế hoạch, lộ trình thực hiện cụ thể. Kế hoạch thực hiện nhằm đạt được ba mục tiêu : thứ nhất, làm tăng quy mô và nguồn lực của các công ty chứng khoán để đáp ứng nhu cầu hội nhập phát triển. Thứ hai, là áp dụng thông lệ tốt nhất về quản trị công ty đối với công ty chứng khoán. Mục tiêu thứ ba là mở cửa thị trường dịch vụ tài chính theo lộ trình hội nhập đã cam kết. Để có thể đạt được các mục tiêu này chúng ta cần triển khai các hoạt động cần thiết. Các hoạt động cần thực hiện gồm bốn nội dung chính. * Nội dung đầu tiên, là phải xây dựng và ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Chứng Khoán mới. Trong nội dung này cần thực hiện các nhiệm vụ nhỏ khác. Đó là xây dựng văn bản hướng dẫn về mức vốn pháp định đối với công ty chứng khoán và lộ trình thực hiện tăng vốn của các công ty chứng khoán. Đồng thời phải đạt được về mặt số lượng và mặt chất lượng trong việc thực hiện Luật Chứng Khoán, bằng các công cụ như sửa đổi văn bản hướng dẫn về thuế, phí và lệ phí đối với công ty chứng khoán theo hướng đưa lĩnh vực kinh doanh chứng khoán ra khỏi nghành nghề có ưu đãi đầu tư. Hoặc thông qua tăng mức lệ phí cấp giấy phép kinh doanh chứng khoán. Áp dụng cơ chế cho phép trích lập và sử dụng nguồn thu từ lệ phí cấp 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan