Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luận văn công tác xã hội cá nhân đối với người cao tuổi tại trung tâm bảo trợ x...

Tài liệu Luận văn công tác xã hội cá nhân đối với người cao tuổi tại trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh nam định

.PDF
101
204
125

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI HOÀNG THỊ KHÁNH AN CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN ĐỐI VỚI NGƯỜI CAO TUỔI TẠI TRUNG TÂM BẢO TRỢ XÃ HỘI TỈNH NAM ĐỊNH LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI HÀ NỘI - 2020 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI HOÀNG THỊ KHÁNH AN CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN ĐỐI VỚI NGƯỜI CAO TUỔI TẠI TRUNG TÂM BẢO TRỢ XÃ HỘI TỈNH NAM ĐỊNH Ngành: Công tác xã hội Mã số: 8.76.01.01 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. PHẠM HỮU NGHỊ HÀ NỘI - 2020 LỜI CAM ĐOAN Tên đề tài luận văn: “Công tác xã hội cá nhân đối với người cao tuổi tại Trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Nam Định”. Học viên xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân học viên. Các kết quả nghiên cứu và các kết luận trong luận văn là trung thực, không sao chép từ bất kỳ một nguồn nào và dưới bất kỳ hình thức nào.Việc tham khảo các nguồn tài liệu đã được thực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo đúng quy định. Nếu vi phạm học viên xin hoàn toàn chịu trách nhiệm, chịu bất kỳ hình thức kỷ luật nào của Học viện. Tác giả luận văn Hoàng Thị Khánh An LỜI CẢM ƠN Để có thể hoàn thành được đề tài “Công tác xã hội cá nhân đối với người cao tuổi tại Trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Nam Định”, tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo Học viện Khoa học xã hội đã chu đáo trong quá trình giảng dạy, truyền đạt kiến thức; xin cảm ơn Phòng Đào tạo và Khoa Công tác xã hội của Học viện Khoa học xã hội đã tạo điều kiện thuận lợi cho học viên trong suốt quá trình nghiên cứu, học tập tại Học viện; xin cảm ơn Lãnh đạo Trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Nam Định đã tạo điều kiện giúp tôi hoàn thiện luận văn. Đặc biệt, xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới PGS.TS. Phạm Hữu Nghị, Khoa Công tác xã hội, Học viện Khoa học xã hội đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn cao học này. Xin trân trọng cảm ơn! Học viên Hoàng Thị Khánh An MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... 1 MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CAO TUỔI VÀ CÔNG TÁC XÃ HỘICÁ NHÂN ĐỐI VỚI NGƯỜI CAO TUỔI ............................................ 10 1.1. Người cao tuổi: khái niệm, đặc điểm và nhu cầu ........................................ 10 1.2. Lý luận về công tác xã hội cá nhân đối với người cao tuổi ......................... 13 1.3. Một số lý thuyết ứng dụng trong công tác xã hội cá nhân đối với người cao tuổi ............................................................................................................... 19 1.4. Cơ sở pháp lý chính trị- pháp lý của công tác xã hội cá nhân đối với người cao tuổi ..................................................................................................... 24 Chương 2: THỰC TRẠNG NGƯỜI CAO TUỔI VÀ CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN VỚI NGƯỜI CAO TUỔI TẠI TRUNG TÂM BẢO TRỢ XÃ HỘI TỈNH NAM ĐỊNH .......................................................................................... 32 2.1. Khái quát về địa bàn nghiên cứu ................................................................. 32 2.2. Thực trạng người cao tuổi tại Trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Nam Định .... 38 2.3. Thực trạng công tác xã hội cá nhân đối với người cao tuổi tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Nam Định ..................................................................... 44 Chương 3: ỨNG DỤNG CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN ĐỐI VỚI NGƯỜI CAO TUỔI VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NÂNG CAO CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN ĐỐI VỚI NGƯỜI CAO TUỔI ........................................... 54 3.1. Ứng dụng công tác xã hội cá nhân đối với người cao tuổi tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Nam Định ............................................................................ 54 3.2. Một số kiến nghị nâng cao hiệu quả công tác xã hội cá nhân từ thực tiễn Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Nam Định ................................................... 62 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 71 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................... 73 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT 1 Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt CTXH Công tác xã hội 2 CTXHCN Công tác xã hội cá nhân 3 NCT Người cao tuổi 4 NVCTXH Nhân viên công tác xã hội 5 TTBTXH Trung tâm bảo trợ xã hội 6 PHCN Phục hồi chức năng 7 BGĐ Ban giám đốc 8 TC Thân chủ DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Hình 1.1: Sơ đồ thuyết nhu cầu của Maslow ........................................................... 20 Hình 2.1: Điều kiện kinh tế gia đình NCT ................................................................ 38 Hình 2.2 Tần suất ốm của NCT ................................................................................ 39 Hình 2.3: Vấn đề NCT quan tâm .............................................................................. 40 Hình 2.4: Các nhóm bệnh thường mắc ở NCT ......................................................... 41 Hình 2.5: Chế độ sinh hoạt của NCT ở Trung tâm ................................................... 43 Hình 2.6: Các hoạt động cần NVCTXH trợ giúp...................................................... 44 Hình 2.7: NCT đánh giá hiệu quả cuả hoạt động CTXH .......................................... 45 Hình 2.8: Những yếu tố từ phía NVCTXH ảnh hưởng tới quá trình trợ giúp NCT ........................................................................................................................... 48 Hình 2.9: Mức độ hài lòng về thái độ làm việc của NVCTXH ................................ 49 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Sự phát triển của khoa học công nghệ cùng với sự tiến bộ xã hội cộng thêm nhận thức của người dân khiến tuổi thọ trung bình của con người ngày càng tăng. Bên cạnh đó có rất nhiều nhân tố tác động làm giảm mức sinh dẫn đến tỷ lệ người cao tuổi tăng cao. Đó chính là xu thế già hóa dân số, xu thế này có ý nghĩa quan trọng, bởi nó ảnh hưởng lớn đến tất cả các khía cạnh của xã hội. Cũng nằm trong xu thế chung đó, nước ta đang trong thời kỳ già hóa dân số. Điều này đặt ra nhiều thách thức cho phát triển kinh tế, xã hội, là gánh nặng cho cơ sở hạ tầng. Những dịch vụ xã hội trong đó điển hình là công tác xã hội chuyên nghiệp sẽ giúp Việt Nam giải quyết các vấn đề nêu trên một cách hiệu quả, khoa học nhằm thúc thẩy an sinh xã hội. Việt Nam được đánh giá là một nước có số người cao tuổi ngày càng gia tăng nhanh. Điều đó tạo áp lực cho hệ thống hạ tầng cơ sở, hệ thống dịch vụ sức khỏe, hệ thống phúc lợi xã hội cho người cao tuổi, đảm bảo về quan hệ gia đình, tâm lý, lối sống, chất lượng chăm sóc sức khỏe người cao tuổi…Đó là những áp lực và có thể gây ra nhiều biến động không thể lường trước. Từ đó, gây ra các khó khăn, thách thức đối với nhà nước, xã hội, gia đình và chính bản thân người cao tuổi. Để thích ứng với già hóa dân số, việc chuẩn bị các điều kiện cần và đủ để đáp ứng nhu cầu của dân số già là một thách thức rất lớn đối với các nhà lập kế hoạch và hoạch định chính sách khi Việt Nam đẩy mạnh thực hiện xã hội hóa các dịch vụ, chính sách của nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước và định hướng xã hội chủ nghĩa. Hơn nữa, những đối tượng là người cao tuổi đang được chăm sóc tại các trung tâm bảo trợ xã hội hiện nay đa phần là người già cô đơn không nơi nương tựa hoặc người có công. Các nhà hoạch định chính sách sẽ làm như thế nào trước vấn đề đó? 1 Ở Việt Nam, trong thời gian gần đây, dịch vụ công tác xã hội được xem là một lĩnh vực quan trọng trong việc tăng cường an sinh xã hội và hỗ trợ cho sự phát triển, tăng trưởng nhanh và bền vững. Trong an sinh xã hội, công tác xã hội có vai trò đặc biệt quan trọng. Những hoạt động công tác xã hội đối với người cao tuổi sẽ mang lại những ý nghĩa thực tiễn góp phần giải quyết những vấn đề đã nêu. NCT là lớp “gạo cội” có vai trò quan trọng trong việc kết nối các giá trị truyền thống về đạo đức, lịch sử và văn hoá giữa các thời đại. Là lớp người đã xây dựng và phát triển quê hương Nam Định. Theo Đặng Văn (2014) tỉnh Nam Định hiện có 250.164 NCT, chiếm 12,5% dân số [25].Trong những năm gần đây chính quyền, đảng bộ và nhân dân Nam Định luôn dành sự quan tâm, cố gắng chăm lo mọi mặt đời sống vật chất cũng như tinh thần đối với người cao tuổi. Do vậy, đời sống của người cao tuổi của tỉnh đã phần nào được cải thiện. Song, với điều kiện kinh tế, xã hội còn nhiều khó khăn nên việc chăm sóc, giúp đỡ mới chỉ có thể đáp ứng được những nhu cầu thiết yếu của họ mà chưa thể đáp ứng những nhu cầu đa dạng khác, cũng như chưa thể giải quyết tốt những vấn đề mang tính chất cá nhân, nhóm đối tượng đặc thù như nhóm đối tượng là NCT tại Trung tâm bảo trợ xã hội.Vì thế, cần thực hiện những dịch vụ của công tác xã hội với những phương pháp đặc thù của công tác xã hội nhằm hỗ trợ, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người cao tuổi trên mọi phương diện. Bên cạnh đó, ngành CTXH là một ngành khoa học mới, vẫn đang trong quá trình hoàn thiện và phát triển tại Việt Nam nó giúp những người yếu thế xử lý vấn đề bằng chính nội lực của họ. Vì những lý do trên, tôi quyết định lựa chọn đề tài: “Công tác xã hội cá nhân đối với người cao tuổi tại Trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Nam Định” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài liên quan đến đề tài 2.1. Nghiên cứu trên thế giới Ở Châu Âu, ngay từ những năm 1800 đã có những nghiên cứu về người cao tuổi. Đề tài: “Quà tặng các cụ già, bàn về biện pháp kéo dài cuộc sống” 2 của M.J.Tenon (1815) và “Bàn về tuổi thọ loài người và về chất lượng sống trên thế giới” của P.Flourons (1960); “Tuổi già xanh tươi’ của Alexando Iacatxanho (1919). Những nghiên cứu này tìm hiểu về thực trạng cuộc sống, tình trạng sức khỏe của người cao tuổi từ đó đưa ra những liệu pháp chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi để người cao tuổi kéo dài tuổi thọ và có cuộc sống thoải mái [18]. Ấn phẩm “Già hóa trong thế kỷ 21: Thành tựu và thách thức’’ do Quỹ dân số Liên Hợp Quốc và Tổ chức hỗ trợ Người cao tuổi Quốc tế xuất bản năm 2012. Báo cáo phân tích thực trạng của người cao tuổi, rà soát tiến độ thực hiện các chính sách, hành động của chính phủ và các cơ quan liên quan kể từ khi Hội nghị thế giới lần thứ hai về người cao tuổi về thực hiện kế hoạch hành động quốc tế Madrid về người cao tuổi nhằm đáp ứng cơ hội và thách thức của một thế giới đang già hóa. Báo cáo đưa ra nhiều ví dụ minh họa về các chương trình đổi mới đã đáp ứng được các mối quan tâm của người cao tuổi, đồng thời báo cáo đưa ra khuyến nghị về định hướng tương lai nhằm đảm bảo mọi lứa tuổi trong xã hội đều có cơ hội xây dựng và hưởng thụ phúc lợi xã hội [10]. Một nghiên cứu khác với tên gọi “Barraiers to Health Care Access Among the Elderly and Who Perceives Them’’ (Những rào cản trong chăm sóc sức khỏe người cao tuổi và nhận thức về chúng” của Annette L.Fitzatrick, Neil R. Pewe, Lawton S. Cooper, Diane G.Ives và John A. Robbins (Đại học Wasington, đại học Jojns Hopkins, Đại học Pittsburgh, Đại học CaliforniaDavis, và đại học Wake Forsest). Nghiên cứu này từ 1993-1994 tại viện nghiên cứu sức khỏe tim mạch bằng phương pháp nghiên cứu với 5888 người từ 65 tuổi trở lên bao gồm gồm cả nam và nữ bằng phương pháp định tính. Mẫu được chọn ngẫu nhiên trong bốn quận cho kết quả các rào cản chủ yếu là sự thiếu đáp ứng của bác sỹ đối với bệnh nhân, không có bảo hiểm y tế… Nghiên cứu này khái quát thực trạng chăm sóc sức khỏe đối với người cao 3 tuổi, những rào cản tác động tới việc chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi. Không chỉ riêng nước Mỹ, những rào cản nói trên cũng xuất hiện tại Việt Nam. Đã có nhiều cố gắng hoàn thiện nhưng hệ thống an sinh của đất nước ta còn nhiều bất cập, cơ sở vật chất ngành y tế còn thiếu thốn đặc biệt ở cấp cơ sở. Điều này mang lại khó khăn trong việc tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe người dân nói chung và người cao tuổi nói riêng[18]. 2.2. Nghiên cứu tại Việt Nam Hiện nay, tại Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung đã có công trình nghiên cứu, nhiều ấn phẩm được thể hiện trong các báo cáo, luận án, luận văn thạc sĩ, khóa luận tốt nghiệp đề cập vấn đề trợ giúp người cao tuổi, trong đó đáng lưu ý như: “Báo cáo tổng quan về chính sách chăm sóc người già thích ứng với thay đổi cơ cấu tuổi tại Việt Nam” (UNFPA, 2010) đã khẳng định già hóa dân số là vấn đề toàn cầu trong thế kỷ XXI và tại Việt Nam, xu hướng già hóa là một thách thức lớn mà Việt Nam sẽ phải đối mặt trong thời gian tới. Như vậy dân số của Việt Nam đang ở ngưỡng dân số già. Theo Điều tra biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình thời điểm 1/4/2013 của Tổng cục thống kê: Tỉ trọng dân số từ 60 tuổi trở lên chiếm 10,2% tổng số dân cả nước năm 2014 và 11,3% tổng số dân cả nước năm 2015. Điều tra biến động dân số kế hoạch hóa gia đình năm 2010 cho thấy tổng số dân Việt Nam là 86,93 triệu người, trong đó người cao tuổi là 8,15 triệu người chiếm 9,4% dân số cả nước. Như vậy có thể thấy, tỉ trọng dân số từ 60 tuổi trở lên đang có xu hướng tăng nhanh và tăng liên tục [22]. An sinh xã hội và phúc lợi xã hội cho NCT là chủ đề được rất nhiều tác giả hướng đến để khai thác, bài viết “Nghiên cứu phúc lợi xã hội: Nhìn lại một chặng đường” của tác giả Bùi Thế Cường (2005) thuộc Chương trình nghiên cứu phúc lợi xã hội của Viện Xã hội học là một nghiên cứu đáng lưu ý. Bài viết của tác giả đề cập đến nghiên cứu phúc lợi xã hội đối với NCT được tiến hành 4 nghiên cứu từ 1991 và tổng kết lại những nghiên cứu về NCT trong suốt thời gian dài. Từ kết quả của những nghiên cứu đó, tác giả bài viết cũng có những đề xuất, khuyến nghị nhằm nâng cao hơn nữa về việc chăm sóc sức khỏe cho NCT tại nước ta [3]. Nghiên cứu “Thực trạng đời sống của người cao tuổi dân tộc và già làng trong phát triển bền vững Tây Nguyên” của tác giả Nguyễn Thế Huệ được triển khai nhằm điều tra về thực trạng đời sống vật chất, tinh thần và vai trò của NCT, già làng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, an ninh chính trị...ở Tây Nguyên. Kết quả nghiên cứu cho thấy được vai trò to lớn của NCT, già làng trong tất cả các hoạt động tại cộng đồng. Điều đó góp phần khẳng định vị trí quan trọng của NCT trong cuộc sống [7]. Nghiên cứu “Người cao tuổi và các mô hình chăm sóc người cao tuổi ở Việt Nam” được phối hợp thực hiện giữa Ủy ban dân số, Gia đình và Trẻ em với Viện nghiên cứu Truyền thống và phát triển được thực hiện trong năm 2008 – 2009. Với các nhóm đối tượng như: nhóm người cung cấp dịch vụ chăm sóc người cao tuổi, người sử dụng dịch vụ chăm sóc người cao tuổi, cán bộ địa phương và cộng đồng nghiên cứu được thực hiện trên 3 thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó viện tiếp tục nghiên cứu tại thủ đô Hà Nội và thành phố Huế thông qua các mô hình chăm sóc NCT. Nghiên cứu không chỉ tìm hiểu về quan hệ gia đình, quan hệ xã hội, các mô hình đang cung cấp dịch vụ cho NCT mà còn mô tả kỹ về thực trạng sức khỏe, sinh hoạt thường ngày của NCT[23]. Về vai trò của NCT, Lê Ngọc Lân (2017) trong cuốn “Người cao tuổi trong gia đình Việt Nam trong bối cảnh già hóa dân số và biến đổi xã hội” cho rằng, sự hỗ trợ đối với con cháu vừa thể hiện trách nhiệm của cha mẹ đối với con cái, vừa khiến người được hỏi cảm nhận được bản thân mình vẫn có ích dù đã nhiều tuổi. Sự hỗ trợ, mối tương tác qua lại giữa cha mẹ với con cháu hay giữa con cháu với cha mẹ là thể hiện sự yêu thương, đạo lý từ xưa. Việc 5 phát huy tinh thần này trong cuộc sống hằng ngày sẽ giúp cho người cao tuổi có cuộc sống tốt hơn cả về tinh thần và vật chất. Mối quan hệ tình cảm, tinh thần giữa người cao tuổi và con cháu: “Kính trên nhường dưới”, kính lão, là truyền thống đạo đức bao đời nay. Tuy nhiên với sự phát triển của kinh tế, xã hội, sự thay đổi của mô hình gia đình, nhiều người cao tuổi sống riêng với con cái, khoảng cách về không gian sống, lối sống đã tác động đến tình cảm giữa người cao tuổi với con cháu và ngược lại[9]. Trong nghiên cứu “Dịch vụ xã hội trợ giúp người cao tuổiHà Nội hiện nay’’ tác giả Mai Tuyết Hạnh đã đề cập về dịch chăm sóc đời sống vật chất, dịch vụ chăm sóc đời sống tinh thần và các dịch vụ xã hội khác mà đối tượng thụ hưởng là NCT. Trên cơ sở đánh giá thực trạng, nhu cầu sử dụng dịch vụ của NCT và khả năng cung cấp các dịch vụ của hệ thống an sinh tại thành phố Hà Nội, tác giả chỉ ra vai trò của nhà nước, tổ chức tư nhân, tổ chức xã hội trong việc phát triển các dịch vụ xã hội trợ giúp NCT theo hướng dịch vụ công và cơ chế thị trường theo nhu cầu của người cao tuổi. Từ đó tác giả đề xuất một số giải pháp khuyến nghị nhằm thúc đẩy sự hoàn thiện trong mối quan hệ giữa chủ thể cung cấp dịch vụ và người cao tuổi. Đặc biệt như khuyến nghị đối với tìm kiếm việc làm, ổn định thu nhập cho NCT[6]. Những kết quả nghiên cứu về lĩnh vực NCT, CTXH đối với NCT đã có nhưng chưa nhiều. Nghiên cứu tập trung chủ yếu là NCT tại cộng đồng về đặc điểm của NCT hoặc chất lượng chăm sóc NCT tại cộng đồng.Các đề tài về NCT tại các trung tâm bảo trợ xã hội còn rất ít. Vì vậy, việc nghiên cứu công tác xã hội cá nhân đối với người cao tuổi tại Trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Nam Định có giá trị tham khảo đối với các cơ quan, tổ chức của Tỉnh Nam Định trong quá trình xây dựng, phát triển nghề CTXH nói chung, CTXH đối với NCT nói riêng. 6 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực thực tiễn về CTXH cá nhân đối với NCT, từ đó đề xuất các giải pháp, khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động công tác xã hội cá nhân với người cao tuổi tại các trung tâm bảo trợ xã hội nói chung và tại Trung tâm bảo trợ tỉnh Nam Định nói riêng. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu những vấn đề lý luận về người cao tuổi, về công tác xã hội cá nhân đối đối với người cao tuổi. - Nghiên cứu thực trạng về hoạt động công tác xã hội cá nhân đối với người cao tuổi tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Nam Định đã thực hiện. - Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động công tác xã hội cá nhân đối với người cao tuổi tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Nam Định. - Đề xuất các giải pháp, khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác xã hội cá nhân đối với người cao tuổi tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Nam Định. 4. Đối tượng, phạm vi và khách thể nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu: Công tác xã hội cá nhân đối với người cao tuổi và công tác xã hội cá nhân đối với người cao tuổi tại Trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Nam Định 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Địa bàn: Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Nam Định - Thời gian: từ tháng 2 năm 2019 tới tháng 2 năm 2020 - Phạm vi đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu về cuộc sống của NCT và các hoạt động của CTXH cá nhân đối với NCT tại TTBTXH Tỉnh Nam Định 4.3. Phạm vi khách thể nghiên cứu - 35 người cao tuổi tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Nam Định (đây là tất cả NCT tại Trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Nam Định). - 03 lãnh đạo quản lý Trung tâm bảo trợ Tỉnh Nam Định. 7 - 03 cán bộ nhân viên công tác xã hội, 07 nhân viên y tế tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Nam Định. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Nghiên cứu trên cơ sở chủ nghĩa duy vật biện chứng: Từ những đánh giá thực trạng về người cao tuổi, nhu cầu của họ và trên cơ sở thực tiễn để đúc rút thành lý luận và những đề xuất giải pháp bảo đảm thực hiện có hiệu quả trong trợ giúp cho người cao tuổi tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Nam Định. Nghiên cứu vấn đề trên theo cách tiếp cận hệ thống: hệ thống các yếu tố có liên quan: dịch vụ trợ giúp, hệ thống chính sách về người cao tuổi … 5.2. Phương pháp nghiên cứu 5.2.1. Phương pháp phân tích tài liệu Tham khảo các văn bản pháp luật: Luật Người cao tuổi, các chính sách, các tài liệu có liên quan đến công tác xã hội, công tác xã hội cá nhân, người cao tuổi tại trung tâm bảo trợ xã hội. Phân tích các thông tin đã thu thập được từ nhiều nguồn khác nhau, từ đó tổng hợp và đưa ra các nhận xét, đánh giá. Đồng thời, sử dụng phương pháp này nhằm thu thập, tổng hợp, phân tích tài liệu từ sách, báo, tạp chí, các báo cáo khoa học để xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài. 5.2.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi Đề tài xây dựng bộ công cụ bảng hỏi dành cho khách thể là 35 người cao tuổi tại Trung tâm bảo trợ tỉnh Nam Định với các câu hỏi nhằm khai thác thông tin phục vụ cho việc tổng hợp số liệu nghiên cứu. Những thông tin thu thập liên quan đến tiến trình trợ giúp công tác xã hội cá nhân, nhu cầu của NCT trong quá trình làm việc với NVCTXH. 5.2.3. Phương pháp phỏng vấn sâu Phương pháp này sử dụng trên các nhóm đối tượng là NCT, NVCTXH tại Trung tâm bảo trợ, nhân viên y tế và lãnh đạo trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Nam 8 Định. Bằng phương pháp này tác giả nhằm thu thập thông tin cơ bản về trung tâm, đời sống của NCT tại đây, những khó khăn, tồn tại và nhu cầu của NCT. 6. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn 6.1. Ý nghĩa lý luận Kết quả nghiên cứu của đề tài tiếp tục làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về CTXH, CTXH cá nhân với người cao tuổi trên cơ sở của những khảo sát thực tiễn; từ đó cung cấp thông tin có giá trị tham khảo cho các nhà nghiên cứu, các cơ sở đào tạo, các nhà xây dựng chính sách về các nội dung liên quan. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Các kết quả nghiên cứu “Công tác xã hội cá nhân đối với người cao tuổi tại Trung tâm bảo trợ xã hội tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Nam Định” có thể trở thành tài liệu tham khảo tốt đối với các cá nhân, tổ chức hữu quan trong quá trình nghiên cứu, thực hiện phát triển CTXH, trong đó có CTXH cá nhân với người cao tuổi trên địa bàn tỉnh Nam Định nói chung, tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Nam Định nói riêng. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài các phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của đề tài được thể hiện trong 3 chương sau: Chương 1:Cơ sở lý luận về công tác xã hội cá nhân với người cao tuổi. Chương 2: Thực trạng công tác xã hội cá nhân đốivới người cao tuổi tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Nam Định. Chương 3:Ứng dụng công tác xã hội cá nhân đối với người cao tuổi và một số kiến nghị nâng cao hiệu quả công tác xã hội cá nhân đối với người cao tuổi từ thực tiễn tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Nam Định. 9 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN ĐỐI VỚI NGƯỜI CAO TUỔI 1.1. Người cao tuổi: khái niệm, đặc điểm và nhu cầu 1.1.1. Khái niệm người cao tuổi Có nhiều cách tiếp cận khi xác định“người cao tuổi”.Trước đây, người ta thường dùng thuật ngữ “người già” để chỉ những người có tuổi. Thời gian gần đây, thuật ngữ “người cao tuổi” ngày càng được sử dụng nhiều hơn. Cả hai cách gọi không khác nhau về bản chất, tuy nhiên, cách gọi “người cao tuổi” tích cực hơn về mặt tâm lý và tôn trọng hơn về mặt thái độ. Liên Hợp Quốc chấp nhận mốc để xác định dân số già là từ 60 tuổi trở lên trong đó phân ra làm ba nhóm: Sơ lão (60-69 tuổi); trung lão (70-79 tuổi) và đại lão (từ 80 tuổi trở lên). Ở hầu hết các nước phát triển như Đức, Hoa Kỳ hay Nhật ... đều quy định, người cao tuổi là người 65 tuổi trở lên. Ở Việt Nam, theo Luật Người cao tuổi năm 2010 “Người cao tuổi là công dân Việt Nam từ 60 tuổi trở lên” [14]. Khái niệm về NCT theo Luật NCT năm 2010 sẽ được tác giả sử dụng trong nghiên cứu này. Với đặc thù là một nghề trợ giúp xã hội, CTXH nhìn nhận NCT như sau: NCT với những thay đổi về tâm sinh lý, lao động - thu nhập, quan hệ xã hội sẽ gặp nhiều khó khăn, vấn đề trong cuộc sống. Do đó, NCT là một đối tượng yếu thế, đối tượng dễ bị tổn thương cần sự trợ giúp của CTXH. 1.1.2. Đặc điểm tâm sinh lý và nhu cầu của người cao tuổi 1.1.2.1. Đặc điểm sinh lý của người cao tuổi Cùng với sự phát triển của nhận thức, cơ thể con người cũng luôn có những biến đổi về sinh lý cơ thể. Ngoài 60 tuổi sự phát triển của cơ thể đã có 10 những giảm sút theo thời gian, chức năng của não suy giảm dần và gây ra những cản trở bước đầu trong nhận thức[24,tr.27]. Các chức năng của thị giác và thính giác ở giai đoạn đầu từ 60-70 tuổi vẫn còn tốt nhưng từ 70 tuổi trở đi các chức năng này suy giảm mạnh. Các bệnh thường gặp về thị giác của NCT như đục thuỷ tinh thể, viễn thị… Với thính giác biểu hiện của việc nghe không rõ là NCT thường xuyên yêu cầu người xung quanh nhắc lại và nói to hơn với họ. Bên cạnh đó sự nhạy cảm của khứu giác và vị giác cũng suy giảm mạnh, đó cũng là một phần dẫn đến việc ăn ít, kém ăn ở NCT. Giai đoạn đầu của tuổi già sức làm việc của người cao tuổi vẫn còn, năng lực sáng tạo còn cao bởi những kinh nghiệm và vốn sống được tích luỹ trong quá trình làm việc trước đây. Tính ham hiểu biết của người cao tuổi giai đoạn này thể hiện qua việc họ hứng thú theo dõi các bản tin thời sự, khoa học kỹ thuật, xã hội; đọc báo, đọc tin tức sau đó đưa ra những bình luận, đánh giá. Trí nhớ giảm sút rõ rệt khiến NCT thường nhắc lại một vấn đề nhiều lần, nhất là các vấn đề thuộc trí nhớ ngắn hạn, trí nhớ dài hạn vẫn ở mức cao. Các kí ức về thời trẻ cũng được nhắc lại rất chính xác. Ở người cao tuổi tư duy đã có phần kém linh hoạt, tư duy để đưa ra quyết định thường chậm hơn so với lớp trẻ. Tuy nhiên, với sự trải nghiệm và kho kiến thức sâu rộng của bản thân những quyết định được người cao tuổi đưa ra luôn có sự cân nhắc kỹ lưỡng và chín chắn. Tuổi già đến, thay đổi về hình dáng là những thay đổi đầu tiên. Hệ da, lông, móng, tóc NCT có nhiều thay đổi. Da của người cao tuổi mỏng dễ bị tổn thương, khô và có nhiều nếp nhăn, sự đàn hồi kém, da xuất hiện những vết đồi mồi. Vầng trán nhăn nheo, mạch máu lộ trên da, mí mắt sệ, quầng mắt thâm sậm đen, vành tai chảy xuống.Tóc của người cao tuổi rụng nhiều, khiến tóc thưa hơn, sắc tố của tóc giảm làm cho tóc người cao tuổi không có màu (bạc 11 tóc). Trong suốt quá trình lão hóa, móng tay và móng chân trở nên dày,giòn và dễ gãy. Có rất nhiều thay đổi diễn ra trong hệ cơ xương khớp. NCT thường bị giảm tổng khối lượng xương và cơ, giảm khối lượng xương diễn ra dưới dạng mất calci xương làm xương trở nên giòn và yếu, loãng xương và tăng nguy cơ gãy xương ở người già. Chiều cao của NCT giảm từ 1-2cm, cân nặng cũng có dấu hiệu giảm, mỡ nhiều hơn ở vùng bụng và mông [24]. 1.1.2.2. Đặc điểm tâm lý của người cao tuổi Cả cuộc đời làm việc và cống hiến khi tuổi cao đây chính là lúc NCT nghỉ ngơi và an dưỡng, tuy vậy, không phải ai cũng có cuộc sống êm đẹp đủ đầy. Có nhiều NCT khó khăn, tuổi cao nhưng vẫn phải làm việc, thậm chí làm việc vất vả để phục vụ cuộc sống điều đó có phần ảnh hưởng tới đời sống tình cảm của họ[24,tr.27]. NCT sống thiên về tình cảm vì thế cảm xúc của họ vô cùng nhạy cảm dễ vui vẻ cũng rất dễ bực bội và hờn dỗi. Mặc cảm về sức yếu tuổi cao nên NCT có tâm lý bi quan, nghĩ mình là người thừa là gánh nặng cho con cái, không còn có ích nhiều cho gia đình và xã hội. Từ đó cảm giác u uất, hoài nghi, tinh thần nặng nề. Bên cạnh đó NCT cũng nhận thức được về tình trạng sức khoẻ, có cảm giác sợ bệnh tật, sợ ốm đau, sợ không ai chăm sóc và sợ sẽ làm phiền con cháu. Các mối quan hệ của NCT cũng thu hẹp lại so với thời kỳ trẻ khiến họ cảm thấy sự mất mát. Với những NCT còn sức khoẻ thì quan hệ giao tiếp thường có gia đình, người thân, hàng xóm và bạn bè ở các câu lạc bộ (hưu trí, hội NCT, cựu chiến binh, hội ngâm thơ cây cảnh…). NCT có sức khoẻ kém đi lại khó khăn thì giao tiếp cũng thu hẹp lại. Đối với không ít người, chỉ còn gia đình, hàng xóm thân cận và người thân. Quá trình giao tiếp của NCT cũng xảy ra những rào cản như tốc độ nói chậm, thính giác suy giảm, trí nhớ ngắn hạn giảm sút khiến cho việc tiếp nhận thông tin có phần sai lệch hay nói đi nói lại. 12 Bởi đặc điểm sinh lý nên người cao tuổi rất nhạy cảm với âm thanh và tiếng động. NCT thích nghỉ ngơi yên tĩnh vào buổi trưa, không thích tiếp chuyện vào buổi tối. 1.1.2.3. Nhu cầu của người cao tuổi Nhu cầu về vật chất: Tuổi lao động đã hết nhưng NCT vẫn tham gia lao động vì một số lý do như: rèn luyện sức khỏe, với kiến thức tích lũy và kinh nghiệm sống nên việc thực hiện công việc có tính chắc chắn cao, đối với những NCT khó khăn về kinh tế, lao động khiến họ có thêm thu nhập để trang trải cuộc sống. Trên hết thì làm một công việc phù hợp với sức khỏe và khả năng của bản thân giúp NCT vui vẻ và cảm thấy mình vẫn có ích trong cuộc sống. Nhu cầu về tinh thần: Với NCT thì nhu cầu quan trọng nhất chính là sống quây quần bên gia đình được con cháu sẻ chia, chăm sóc, yêu thương, kính trọng. Ở NCT nói chung có 5 nhu cầu chính :  Nhu cầu được chăm sóc yêu thương  Nhu cầu được khoẻ mạnh chăm sóc khi ốm đau  Nhu cầu thấy mình có ích cho xã hội  Nhu cầu vui hưởng tuổi thọ  Nhu cầu được học hỏi Qua đó có hai nhu cầu quan trọng nhất cần đáp ứng đó là nhu cầu được chăm sóc yêu thương và nhu cầu được khoẻ mạnh chăm sóc khi ốm đau. 1.2. Lý luận về công tác xã hội cá nhân đối với người cao tuổi 1.2.1. Khái niệm công tác xã hội cá nhân đối với người cao tuổi Khái niệm công tác xã hội cá nhân Công tác xã hội cá nhân là phương pháp của công tác xã hội thông qua tiến trình giúp đỡ khoa học và chuyên nghiệp nhằm hỗ trợ cá nhân tăng cường năng lực tự giải quyết vấn đề của mình.Trong tiến trình này nhân viên xã hội vận dụng nền tảng kiến thức khoa học tâm lý học xã hội học và khoa học xã hội 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan