Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận văn Chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chủ chốt cơ sở xó, phường, thị trấ...

Tài liệu Luận văn Chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chủ chốt cơ sở xó, phường, thị trấn ở trường Chính trị Lê Duẩn tỉnh Quảng Trị giai đoạn hiện nay

.PDF
109
355
75

Mô tả:

1 Luận văn Chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chủ chốt cơ sở xó, phường, thị trấn ở trường Chính trị Lê Duẩn tỉnh Quảng Trị giai đoạn hiện nay 2 Mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức được hình thành bằng nhiều con đường khác nhau, trong đó con đường giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng là yếu tố chính không thể thiếu. Vì vậy, xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trước hết phải được bắt đầu từ việc chăm lo công tác đào tạo, bồi dưỡng, cán bộ, trong đó vấn đề chất lượng đào tạo, bồi dưỡng là điều kiện quan trọng góp phần thực hiện thắng lợi công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nói chung, đặc biệt là đội ngũ cán bộ công chức chủ chốt xã, phường, thị trấn nói riêng vì đây là những người gần dân nhất, thực hiện những nhiệm vụ chính trị tại cơ sở, nơi mà đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước được triển khai. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá IX khẳng định: "xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở có năng lực tổ chức và vận động nhân dân thực hiện đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, công tâm, thạo việc, tận tuỵ với dân, biết phát huy sức dân, không tham nhũng, không ức hiếp dân; trẻ hoá đội ngũ, chăm lo công tác đào tạo, bồi dưỡng, giải quyết hợp lý và đồng bộ chính sách đối với cán bộ cơ sở" [13, tr.167-168]. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng và xây dựng Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng ta luôn quan tâm đặc biệt đến công tác cán bộ. Bác Hồ từng khẳng định: "Cán bộ là cái gốc của mọi công việc"; "công việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hay kém" [29, tr.269, 273]. Trong "Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước", Đảng ta nhấn mạnh: " Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, gắn liền với vận mệnh của Đảng, của đất nước và chế độ, là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng". Đội ngũ cán bộ có vai trò quan trọng, đội ngũ cán bộ chủ chốt xã, phường, thị trấn càng có vai trò quan trọng hơn. Thực tiễn 3 phong trào cộng sản, công nhân quốc tế và thực tiễn cách mạng Việt Nam đã khẳng định điều đó. Quảng Trị là một tỉnh thuộc vùng Bắc Trung bộ, có vị trí quan trọng trong cả nước về chính trị, văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng, những năm qua được sự quan tâm của các cấp uỷ đảng và chính quyền, đội ngũ cán bộ chủ chốt xã, phường, thị trấn trong tỉnh đã có bước trưởng thành đáng kể sau hơn 30 năm xây dựng chủ nghĩa xã hội, đặc biệt trong đó in đậm dấu ấn 20 năm đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng, là nhân tố quan trọng góp phần phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định chính trị, an ninh và quốc phòng ở địa phương. Tuy nhiên, đội ngũ cán bộ chủ chốt xã, phường, thị trấn tỉnh Quảng Trị cũng còn nhiều tồn tại, yếu kém, chất lượng chưa đáp ứng được yêu cầu của nhiệm vụ chính trị. Để thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, trong đó có công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn, đòi hỏi phải tạo lập đội ngũ cán bộ nói chung, cán bộ chủ chốt cơ sở nói riêng có trình độ chuyên môn, lý luận chính trị và quản lý nhà nước, phẩm chất, năng lực ngang tầm đòi hỏi nhiệm vụ cách mạng. Xuất phát từ yêu cầu trên, Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ XIII Đảng bộ tỉnh Quảng Trị xác định: " Xây dựng đội ngũ cán bộ đủ số lượng, đồng bộ về cơ cấu, có bản lĩnh chính trị vững vàng và phẩm chất đạo đức tốt, chuyên môn nghiệp vụ cao... Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cả về chính trị và chuyên môn nghiệp vụ...Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ xã, phường đủ sức đáp ứng yêu cầu của tình hình. Xây dựng trường Chính trị Lê Duẩn và các Trung tâm chính trị huyện, thị xã ngang tầm nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trong tình hình mới" [5, tr.127]. Những năm qua, chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ không chỉ nhà trường mà còn được các cấp, các ngành chú trọng, quan tâm, do vậy trình độ, 4 kiến thức chuyên môn, lý luận chính trị, quản lý nhà nước, quản lý kinh tế, tin học, ngoại ngữ được nâng lên một bước. Nhận thức của cán bộ công chức nói chung, cán bộ chủ chốt cơ sở xã, phường nói riêng đã có sự chuyển biến, xem việc đào tạo, bồi dưỡng là trách nhiệm, là nghĩa vụ và đã trở thành phong trào học tập để nâng cao trình độ là yêu cầu bắt buộc. Nhiều loại hình đào tạo, bồi dưỡng như tập trung, không tập trung, dài hạn, ngắn hạn với nhiều nội dung lồng ghép, phong phú được mở ra tạo điều kiện cho cán bộ công chức theo học một cách phù hợp. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, trong công tác đào tạo, bồi dưỡng của trường vẫn còn những mặt hạn chế nhất định, đặc biệt là chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chủ chốt cơ sở như việc áp dụng các quy chế thi, kiểm tra, điều kiện tốt nghiệp, hoạt động văn thể trong học viên; chất lượng bài giảng, phương pháp truyền thụ, học tập; phương tiện dạy học; đội ngũ giảng viên... vẫn còn những khiếm khuyết nhất định, chưa đạt hiệu quả cao. Xuất phát từ thực tế nêu ở trên, là một cán bộ giảng dạy tại trường Chính trị Lê Duẩn, tôi mạnh dạn chọn đề tài: " Chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chủ chốt cơ sở xó, phường, thị trấn ở trường Chính trị Lê Duẩn tỉnh Quảng Trị giai đoạn hiện nay ", làm Luận văn tốt nghiệp, hy vọng qua đây góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề ở đề tài đã chọn. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Vấn đề đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nói chung và chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chủ chốt cơ sở xã, phường thị trấn nói riêng đã được các Nghị quyết của Trung ương Đảng, Đảng bộ địa phương nghiên cứu, tổng kết, đánh giá; các nhà khoa học; một số luận văn tốt nghiệp Cao học chuyên ngành Xây dựng Đảng, và nhiều bài viết của các tác giả quan tâm đến lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nghiên cứu, trao đổi. Trong các công trình khoa học, một 5 số Luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ và bài viết liên quan để tham khảo, đáng chú ý các công trình sau: * " Luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước " của PGS - Tiến sỹ Nguyễn Phú Trọng và PGS - Tiến sỹ Trần Xuân Sầm đồng chủ biên, NXB CTQG, Hà Nội năm 2001. * Luận văn Thạc sỹ của Lê Thị Thu Hà (1993): " Công tác đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ chủ chốt cấp huyện ở tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng " * Luận văn Thạc sỹ của Lê Máy (1999): " Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của Trường Chính trị tỉnh An Giang trong giai đoạn hiện nay ". * Luận văn Thạc sỹ của Vũ Xuân Quảng (2001): " Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ xã, phường, thị trấn ở trường chính trị Thái Bình hiện nay" * Luận văn Thạc sỹ của Thiều Quang Nhàn (2003): " Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp phường ở Thành phố Hà Nội trong giai đoạn hiện nay - thực trạng và giải pháp " * Luận văn Thạc sỹ của Nguyễn Trung Trực (2005): " Chất lượng công tác đào tạo cán bộ của hệ thống chính trị xã, phường, thị trấn ở trường cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay - Thực trạng và giải pháp" * Luận văn Thạc sỹ của Nguyễn Thị Bích Hường (2006): " Chất lượng đào tạo cán bộ chủ chốt của hệ thống chính trị xã, phường, thị trấn ở trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong, thành phố Hà Nội giai đoạn hiện nay" Ngoài ra, còn có một số bài viết liên quan đến công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức của các tác giả đã được đăng trên các tạp chí: Tạp chí Cộng sản và Tạp chí Lịch sử Đảng. Cụ thể như: 6 + "Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đáp ứng yêu cầu của thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước" của Thạc sỹ Lê Kim Việt - Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, đăng trên Tạp chí Cộng sản, số 24 (12 - 1999). + "Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ - công chức nhà nước" của TS Nguyễn Trọng Điều - Phó trưởng ban Ban Tổ chức - cán bộ Chính phủ, đăng trên Tạp chí Cộng sản số 16 ( 8 - 2001). + "Giáo dục lý luận chính trị và đạo đức cho cán bộ hiện nay" của PGS TS Triết học Nguyễn Tĩnh Gia - Viện phó Viện Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, đăng trên Tạp chí Cộng sản số 22 (11 - 2001) + "Đề án: Một số chính sách về đào tạo, bồi dưỡng, thu hút và sử dụng cán bộ", số 29A/Đ.A - UB của Uỷ ban Nhân dân tỉnh Quảng Trị, ngày 08/01/2003 - Ban hành kèm theo Nghị quyết số 07 - NQ/TU ngày 4/11/2002. + "Một số vấn đề về đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ cấp cơ sở" của tác giả Đỗ Tất Cường - Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, đăng trên Tạp chí Lịch sử Đảng, số 6 (175)/ 6 - 2005. Những công trình khoa học, Luận văn Thạc sỹ và bài viết của các nhà khoa học, các tác giả đăng trên hai Tạp chí nêu trên, đã làm sáng tỏ nhiều vấn đề về lý luận và thực tiễn ở lĩnh vực giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức nói chung, chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chủ chốt cơ sở nói riêng trong toàn quốc, ở những địa phương khác nhau. Tuy nhiên, đi sâu nghiên cứu chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chủ chốt cơ sở xã, phường, thị trấn ở Trường chính trị Lê Duẩn tỉnh Quảng Trị cho đến nay vẫn chưa có công trình khoa học nào đề cập một cách đầy đủ, hệ thống dưới góc độ chính trị học, đặc biệt là một tỉnh có nhiều đặc thù như ở Quảng Trị. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn 3.1. Mục đích: 7 Luận văn nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chủ chốt cơ sở và khảo sát chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chủ chốt xã, phường, thị trấn ở tỉnh Quảng Trị, từ đó có cơ sở đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của trường Chính trị Lê Duẩn. 3.2. Nhiệm vụ: Dựa trên nền của mục đích, luận văn đưa ra các nhiệm vụ cụ thể sau: * Phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn về chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chủ chốt xã, phường, thị trấn từ hệ thống quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. * Phân tích thực trạng chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chủ chốt cơ sở xã, phường, thị trấn ở tỉnh Quảng Trị tìm ra nguyên nhân thành công, chưa thành công trong dạy - học và rút ra một số bài học kinh nghiệm. * Đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chủ chốt cấp xã, phường, thị trấn của trường Chính trị Lê Duẩn. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu chất lượng đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị, quản lý nhà nước, nghiệp vụ các đoàn thể chính trị - xã hội cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cơ sở tỉnh Quảng Trị. 4.2. Phạm vi nghiên cứu: * Luận văn tập trung nghiên cứu chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chủ chốt cơ sở của 139 xã, phường, thị trấn thuộc 10 huyện, thị đã từng học tập tại trường Chính trị Lê Duẩn. 8 * Thời gian nghiên cứu lấy mốc từ năm 2000 đến 2005 (năm 2000 trường được Tỉnh uỷ, Uỷ ban Nhân dân tỉnh Quảng Trị cho phép chuyển từ Thị xã Quảng Trị ra Thị xã tỉnh lỵ Đông Hà) 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nói chung, về chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chủ chốt xã, phường, thị trấn nói riêng. 5.2. Phương pháp nghiên cứu: Luận văn được tiến hành dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, ngoài ra luận văn còn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cụ thể: phân tích, tổng hợp, so sánh và tổng kết thực tiễn... 6. Những đóng góp về lý luận và thực tiễn của luận văn * Làm rõ khái niệm "chất lượng", "đào tạo", "bồi dưỡng" * Đánh giá đúng thực trạng đội ngũ cán bộ chủ chốt cơ sở xã, phường, thị trấn của tỉnh Quảng Trị, trước khi chưa được đào tạo, bồi dưỡng và sau khi được đào tạo, bồi dưỡng tại trường Chính trị Lê Duẩn. * Đề xuất một số giải pháp cơ bản, nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chủ chốt cơ sở xã, phường, thị trấn tại trường Chính trị Lê Duẩn. * Luận văn góp phần làm rõ những vấn đề lý luận, thực tiễn và thực trạng về chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chủ chốt cơ sở xã, phường, thị trấn ở trường Chính trị Lê Duẩn tỉnh Quảng Trị qua các thời kỳ. 9 * Những kết quả nghiên cứu của luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo, nghiên cứu, giảng dạy ở trường Chính trị Lê Duẩn và các Trung tâm bồi dưỡng chính trị các huyện, thị xã của tỉnh. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận văn gồm 2 chương, 6 tiết. 10 Chương 1 Chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chủ chốt xã, phường, thị trấn ở trường chính trị lê duẩn tỉnh quảng trị - những vấn đề cơ bản về lý luận và thực tiễn 1.1. Trường Chính trị Lê Duẩn tỉnh Quảng Trị - vị trí, vai trò, chức năng và nhiệm vụ 1.1.1. Đặc điểm , vị trí, vai trò của Trường Chính trị Lê Duẩn * Đặc điểm + Quá trình hình thành, phát triển và hoạt động của trường Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập (3-2-1930), đã ảnh hưởng và tác động mạnh mẽ đến sự ra đời của Đảng bộ Quảng Trị. Tháng 3-1930, hàng chục làng xóm trong toàn tỉnh có đảng viên hoặc lập được chi bộ cộng sản. Ngày 21- 4-1930 Ban chấp hành lâm thời Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam tỉnh Quảng Trị được thành lập, gồm 3 đồng chí: Lê Thế Tiết, Nguyễn Hữu Mão, Trần Hữu Dực. Đồng chí Lê Thế Tiết được cử làm Bí thư. Từ khi Tỉnh uỷ chính thức thành lập, hoạt động của Đảng bộ đi vào nền nếp. Hệ thống tổ chức đảng củng cố thêm một bước, công tác tuyên truyền, giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin, đường lối cách mạng của Đảng được Thường vụ Tỉnh uỷ chú trọng. Trước những yêu cầu cấp bách từ thực tiễn về công tác giáo dục lý luận chính trị. Ngày 10-9-1945, Hội nghị cán bộ toàn tỉnh họp quyết định nhiều vấn đề quan trọng, trong đó có việc thành lập Trường cán bộ Việt Minh và trao nhiệm vụ cho trường tổ chức thực hiện công tác giáo dục, bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên toàn tỉnh. Trường do đồng chí Đặng Thí Bí thư Tỉnh uỷ kiêm phụ trách. Trải qua hai cuộc kháng chiến lâu dài chống ngoại xâm anh dũng của dân tộc, rồi lại bề bộn với công việc hàn gắn viết thương chiến tranh, khôi 11 phục sản xuất sau năm 1975. Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ trường Đảng tỉnh đã chiêu sinh mở được hàng trăm lớp đào tạo, bồi dưỡng trang bị những kiến thức cơ bản về chủ nghĩa Mác - Lênin, đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước cho cán bộ, đảng viên phục vụ chiến đấu, bảo vệ Tổ quốc và xây dựng lại quê hương Quảng Trị sau ngày đất nước thống nhất. Thi hành Quyết định ngày 8-5-1989 của Bộ Chính trị Trung ương Đảng, ngày 1-7-1989 tỉnh Quảng Trị tách ra từ tỉnh Bình Trị Thiên chính thức được tái lập, trong niềm vui chung nhưng không quên nhiệm vụ "Tích cực khai thác, phát huy tiềm năng và thế mạnh của địa phương, ra sức xây dựng tỉnh Quảng Trị thành một tỉnh có nền kinh tế phát triển, có đời sống vật chất và tinh thần phong phú, lành mạnh, một địa phương có nền quốc phòng toàn dân, nền an ninh chính trị và trật tự xã hội vững mạnh" [26, tr.124]. Nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của cách mạng và địa phương trong tình hình mới, ngày 19-7-1989, Thường vụ Tỉnh uỷ Quảng Trị có Quyết định số: 26-QĐ/TV về việc thành lập Trường Đảng mang tên Trường Lê Duẩn, đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Tỉnh uỷ. Trường Lê Duẩn có nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chủ chốt cho cơ sở, cán bộ các ban ngành và các đoàn thể của tỉnh về những kiến thức cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, phục vụ cho công tác lãnh đạo và quản lý. Để từng bước xác định rõ hơn chức năng, nhiệm vụ của Trường, ngày 07/4/1993, Thường vụ Tỉnh uỷ có Quyết định số: 46- QĐ/TV thành lập "Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chính trị Lê Duẩn" trên cơ sở sáp nhập Trường Đảng và Trường Hành chính tỉnh. Tiếp theo đó, ngày 28/7/1995 Ban Tổ chức Trung ương ra Hướng dẫn số 07-TC/TW thực hiện Quyết định số: 88-QĐ/TW của Ban Bí thư Trung ương về trường chính trị tỉnh, thành phố, trong đó quy định 12 "... 1. Tên gọi của trường: Theo Quyết định 88-QĐ/TW trường có tên gọi thống nhất là: "trường chính trị tỉnh, thành phố". Trường chính trị tỉnh, thành phố có thể mang tên các vị cách mạng tiền bối sau khi được Ban Bí thư đồng ý..." [2, tr.1]. Thực hiện Hướng dẫn số 07 - HD/TCTW của Ban Tổ chức Trung ương, ngày 06/01/1996, Thường vụ Tỉnh uỷ ra Quyết định số: 67-QĐ/TV về việc đổi tên "Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Chính trị Lê Duẩn" thành "Trường Chính trị Lê Duẩn". Đó là tên chính thức của Trường cho đến nay. Nhân dịp kỷ niệm 10 năm tái lập (1989 - 1999) tổng kết lại công tác đào tạo, bồi dưỡng Trường đã mở được 78 lớp với tổng số 5366 học viên, hàng nghìn học viên ra trường trở lại đơn vị công tác, mang những kiến thức hiểu biết về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước góp phần không nhỏ phát triển kinh tế - xã hội, ổn định chính trị của địa phương. + Bộ máy tổ chức và đội ngũ cán bộ, công chức của Nhà trường Ra đời vào ngày 10-9-1945 tại nhà Hành cung trong thành Quảng Trị (nay là Thành cổ Quảng Trị) với tên khai sinh là trường cán bộ Việt Minh đến khi mang tên trường Đảng Lê Duẩn theo Quyết định số 26 - QĐ/TV ngày 19/7/1989 của Thường vụ Tỉnh uỷ Quảng Trị (trong 44 năm đó, có 13 năm nhập tỉnh mang tên Trường Đảng Bình-Trị-Thiên ngày 04/07/1976). Bộ máy tổ chức của trường Đảng Lê Duẩn lúc này gồm: +Ban giám hiệu: 01 đồng chí +Phòng Hành chính quản trị: 05 đồng chí +Phòng Tổ chức giáo vụ: 01 đồng chí +Tổ Nội dung (hay còn gọi là tổ giảng dạy): 03 đồng chí 13 Do đội ngũ giảng viên của trường còn thiếu, vả lại công tác bồi dưỡng lý luận, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ cơ sở lúc này rất cấp bách vì mới chia tách, tái lập tỉnh nên Thường vụ Tỉnh uỷ Quảng Trị quyết định thành lập đội ngũ giảng viên kiêm chức gồm 20 đồng chí để hổ trợ cho Nhà trường. Cùng với việc củng cố tổ chức, được sự đồng ý của các cấp lãnh đạo, trường đã tiến hành thành lập chi bộ đảng, công đoàn và đoàn thanh niên. Vượt qua thời kỳ khó khăn sau ngày tái lập trường, từng bước vươn lên để ngang tầm là một trung tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của tỉnh, nhất là sau khi Quyết định 46 của Tỉnh uỷ có hiệu lực bộ máy tổ chức, đội ngũ cán bộ, giảng viên, công chức của Nhà trường đã tăng lên về số lượng: + Ban Giám hiệu: 02 đồng chí +Phòng Tổ chức giáo vụ: 3 đồng chí +Phòng Hành chính quản trị: 9 đồng chí +Phòng Khoa học, tư liệu, thư viện: 3 đồng chí +Khoa Nội dung: 7 đồng chí Đến tháng 8-1995, đội ngũ giảng viên tiếp tục tăng do đó Khoa Nội dung được chia làm 3 khoa: + Khoa Lý luận cơ sở: 9 đồng chí + Khoa Nhà nước, pháp luật: 6 đồng chí + Khoa Xây dựng Đảng: 5 đồng chí Bộ máy của Nhà trường ở thời điểm này được tổ chức thành 3 khoa, 3 phòng, với 38 người, trong đó có 24 đồng chí là giảng viên, trường có 01 chi bộ với 24 đảng viên, 01 tổ chức công đoàn 38 đoàn viên, lao động và 01 chi đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh với 18 đoàn viên. Tháng 8/2006 đội ngũ cán bộ công chức hoàn thiện cả về số lượng lẫn chất lượng. Bộ máy tổ chức của trường lúc này gồm: Ban Giám hiệu, 04 khoa, 03 phòng với tổng số 43 người (xem phụ lục 01) 14 60 năm (1945 - 2005) ra đời, trưởng thành trải qua hai cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, hơn 30 năm theo Đảng xây dựng chủ nghĩa xã hội và đổi mới đất nước. Nhất là sau ngày Trường được chuyển từ Thị xã Quảng Trị ra Thị xã tỉnh lỵ Đông Hà (năm 2000), lại được sự quan tâm của Tỉnh uỷ và Uỷ ban nhân dân tỉnh, sự chỉ đạo sát sao, kịp thời của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và Học viện Hành chính quốc gia, trường Chính trị Lê Duẩn tiếp tục giữ vững và phát huy truyền thống vốn có, hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao, xứng đáng là trung tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của tỉnh. + Vị trí, vai trò của công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. - Vị trí vai trò của công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ được thể hiện qua tư tưởng của Mác - Lê nin, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam. C.Mác và Ph. Ăngghen không chỉ là nhà sáng lập ra chủ nghĩa cộng sản khoa học, hai ông còn là những người đem lý luận khoa học đó kết hợp với phong trào công nhân, thành lập nên tổ chức cộng sản đầu tiên trên thế giới. C. Mác, Ph. Ăngghen rất coi trọng việc xây dựng, đào tạo đội ngũ những người làm nhiệm vụ truyền bá lý luận chủ nghĩa xã hội khoa học vào phong trào công nhân, nhằm giác ngộ, tổ chức phong trào đi đến thành lập chính đảng của giai cấp vô sản. Đó là đội ngũ cán bộ đầu tiên của giai cấp vô sản, chính họ là một trong những nhân tố cơ bản quyết định sự thành công hay thất bại của cách mạng, có vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển đất nước. Trong tác phẩm "Gia đình thần thánh", C.Mác khẳng định: "Muốn thực hiện tốt những tư tưởng thì cần có những con người vận dụng một lực lượng thực tiễn" [27, tr.154]. "Những con người" mà C.Mác, Ph.Ăngghen nói trong tác phẩm chính là người cán bộ có nhiệm vụ lãnh đạo quần chúng thực hiện những cuộc cải cách có ý nghĩa cách mạng sâu sắc. C. Mác đã đi đến kết luận rằng bất cứ một 15 tư tưởng nào, dẫu cao siêu vĩ đại đến đâu thì vẫn mãi mãi là tư tưởng nếu tư tưởng đó không có con người truyền bá, vận dụng nó trong đời sống xã hội. Từ khi xuất hiện trên vũ đài lịch sử và trong phong trào cách mạng của giai cấp công nhân, C. Mác và Ph. Ăngghen cho rằng cần phải có một đội ngũ cán bộ vừa có lòng trung thành với lý tưởng của giai cấp, vừa có tri thức lý luận và năng lực tổ chức thực tiễn mới có thể đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đó. Muốn có được đội ngũ như vậy, thì phải quan tâm đến việc phát hiện, lựa chọn, đào tạo, rèn luyện nhà cách mạng (được hiểu là người cán bộ lãnh đạo) thông qua phong trào đấu tranh cách mạng của quần chúng. Thực tiễn lịch sử đã chứng minh, đội ngũ cán bộ có một vị trí rất quan trọng cho sự ra đời của Đảng Cộng sản. Tuy nhiên, do những điều kiện lịch sử lúc ấy, chưa có một Đảng Cộng sản nào giành được quyền lãnh đạo, nên hai ông viết chưa nhiều về cán bộ và công tác đào tạo cán bộ. Nhưng cuộc đời hoạt động cách mạng của C. Mác và Ph. Ăngghen trong những năm giữa đến cuối thế kỷ XIX đã để lại cho giai cấp vô sản, phong trào cộng sản quốc tế những tư tưởng quý báu, đặt tiền đề giúp cho chúng ta nghiên cứu, suy nghĩ về vấn đề cán bộ trong đó có công tác đào tạo cán bộ. V.I.Lênin, người học trò xuất sắc đồng thời là người kế thừa và phát triển chủ nghĩa Mác trong điều kiện giai cấp vô sản Nga giành và giữ được chính quyền những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Ông đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng đội ngũ những nhà cách mạng chuyên nghiệp cho phong trào vô sản. Coi cán bộ là những người đặc biệt chuyên và hoàn toàn chuyên về hoạt động dân chủ - xã hội. Người cán bộ phải bền bỉ, kiên quyết tự rèn luyện thành những chiến sỹ cách mạng chuyên nghiệp. V.I. Lê nin chỉ rõ: "Trong lịch sử chưa hề có giai cấp nào giành được quyền thống trị, nếu nó không đào tạo được trong hàng ngũ của mình những lãnh tụ chính trị, những đại biểu tiên phong có khả năng tổ chức và lãnh đạo phong trào" [21, tr.473]. 16 V.I. Lê nin luận giải rằng: "...Chính trị là một khoa học và một nghệ thuật không phải từ trên trời rơi xuống, mà đòi hỏi một sự cố gắng, rằng giai cấp vô sản muốn thắng giai cấp tư sản thì phải đào tạo lấy "những nhà chính trị giai cấp" thực sự của mình, những nhà chính trị vô sản và không thua kém các nhà chính trị của giai cấp tư sản" [23, tr.80-81]. Bằng kinh nghiệm hoạt động trong phong trào cách mạng của giai cấp vô sản, V.I Lê nin kết luận "Không có lý luận cách mạng thì cũng không có phong trào cách mạng", "Chỉ Đảng nào có được một lý luận tiên phong hướng dẫn thì mới có khả năng làm tròn vai trò chiến sỹ tiên phong" [22, tr.30-31]. Qua thực tiễn lãnh đạo sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô, V.I. Lê nin chỉ rõ: "Nghiên cứu con người, tìm những cán bộ có bản lĩnh. Hiện nay đó là then chốt; nếu không thế thì tất cả mọi mệnh lệnh và quyết định sẽ chỉ là mớ giấy lộn" [24, tr 449]. Nghiên cứu những tác phẩm và tư tưởng của V.I. Lê nin từ những ngày đầu thành lập Đảng kiểu mới của giai cấp công nhân, Ông rất quan tâm đến công tác cán bộ, vì vậy V.I. Lê-nin quyết định mở các trường đào tạo và Người trực tiếp giảng dạy ở các trường đó. Chính đội ngũ cán bộ được đào tạo đã góp phần làm nên thắng lợi cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga năm 1917 cũng như công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội trên đất nước Xô viết sau này. Những năm 20 của thế kỷ XX, trước cảnh nước mất nhà tan, đồng bào lầm than, Nguyễn ái Quốc - Hồ Chí Minh ra đi tìm đường cứu nước. Đến với chủ nghĩa Mác - Lê nin, tìm thấy ở đây con đường giải phóng dân tộc và muốn làm cách mạng thành công trong đó phải quan tâm đến cán bộ và công tác đào tạo, huấn luyện cán bộ, Người coi đây là một nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến sự thành, bại của sự nghiệp giải phóng dân tộc. 17 Năm 1927, chuẩn bị những tiền đề cần thiết để thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, đồng chí Nguyễn ái Quốc đã đích thân, trực tiếp mở các lớp huấn luyện cán bộ cho Đảng và tích cực chuẩn bị lực lượng cho cách mạng tháng Tám - 1945. Cách mạng tháng Tám thành công, chính quyền thuộc về tay nhân dân, tiếp tục lãnh đạo đất nước tiến hành hai cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, nhất là khi miền Bắc hoà bình, bước vào hàn gắn viết thương chiến tranh, khôi phục kinh tế, phát triển văn hoá, giáo dục, tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, Bác Hồ rất quan tâm và luôn luôn chỉ đạo chặt chẽ công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Bằng kinh nghiệm thực tiễn và những năm tháng hoạt động cách mạng ở nước ngoài, thấy được tầm quan trọng của công tác cán bộ, cũng như vai trò, vị trí của người cán bộ, Bác dạy rằng: "...cán bộ là gốc của mọi công việc. Vì vậy, huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng" [29, tr.269]. Đó là một trong những tư tưởng có tính chất nền tảng, xuyên suốt toàn bộ sự nghiệp hoạt động cách mạng của Bác và Đảng ta. Người còn chỉ rõ: "Huấn luyện cán bộ là việc cần. Tục ngữ có câu "Không thầy đó mày làm nên" và câu "Học ăn, học nói, học gói, học mở". Những việc dễ dàng còn phải học, huống chi công việc cách mạng, công việc kháng chiến. Không có huấn luyện thì làm sao xuôi" [29, tr.247]. Người coi công tác đào tạo nói chung trong đó có đào tạo nhân tài là trọng yếu và rất cần thiết, "Đảng phải nuôi dạy cán bộ, như người làm vườn vun trồng những cây cối quý báu. Phải coi trọng người tài, trọng cán bộ, trọng mỗi một con người có ích cho công việc chung của chúng ta" [29, tr.273]. Mặt khác, trong công tác đào, bồi dưỡng cán bộ, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ đạo phải tổ chức tốt từ việc nắm chắc đặc điểm đối tượng học, làm tốt công tác tuyển sinh cho đến việc bố trí giáo viên đảm nhận việc giảng dạy, đồng thời coi huấn luyện và học tập không phải là một việc đơn giản. Theo Người 18 "Huấn là dạy dỗ, luyện là rèn dũa" [29, tr.496]. Do đó, muốn làm tốt công tác huấn luyện thì phải hiểu rõ người học để nâng cao khả năng và tẩy rữa khuyết điểm cho họ. Huấn luyện phải chú trọng việc cải tạo tư tưởng, đồng thời phải làm cho người học hiểu được "Học để sửa chữa tư tưởng, học để tu dưỡng đạo đức cách mạng, học để tin tưởng" [29, tr 496]. Mục đích, nội dung, phương pháp đào tạo cũng được Bác chỉ rõ "Học để làm việc, làm người, làm cán bộ. Học để phụng sự đoàn thể, phụng sự giai cấp và nhân dân, phụng sự Tổ quốc và nhân loại. Muốn đạt được mục đích thì phải cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư" [30, tr.19]. Nội dung huấn luyện phải thiết thực, chu đáo, học lý luận phải liên hệ với thực tiễn, đó là một nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lê nin. "Do vậy phải lựa chọn cách dạy bao quát mà vẫn làm cho người học hiểu thấu được - tức là từ nguyên lý lý luận, sự vận động, phát triển một cách có hệ thống và cụ thể theo từng cấp học từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, cho từng loại chức danh cán bộ cụ thể của từng cấp, hạn chế tối đa sự trùng lặp không cần thiết trong nội dung, chương trình học của các lớp mà một người cán bộ cần phải trải qua, khắc phục tình trạng "hữu danh, vô thực", "làm chỉ cốt nhiều mà không thiết thực, chu đáo" , "mở lớp quá đông" hay "mở lung tung" và học cốt sao có được cái "nhãn" bằng cấp theo yêu cầu chuẩn hoá. Học ở trường Đảng không phải học như ở các trường lối cũ, mà phải biết tự động học tập, phải nâng cao tác phong độc lập suy nghĩ và tự do tư tưởng, không tin một cách mù quáng từng câu một trong sách, có vấn đề chưa thông suốt thì phải mạnh dạn đề ra và thảo luận cho vỡ lẽ...phải đặt câu hỏi "vì sao?", phải suy nghĩ kỹ xem nó có hợp với thực tế không, có thật đúng lý không..." [29, tr.500]. Trước lúc đi xa, trong "Di chúc" Chủ tịch Hồ Chí Minh không quên căn dặn Đảng ta rằng "...Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho 19 họ, đào tạo họ thành những người kế thừa xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa "hồng" vừa "chuyên". Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết" [28, tr.542]. Những tư tưởng, quan điểm cơ bản nêu trên của Chủ tịch Hồ Chí Minh về cán bộ và công tác đào tạo cán bộ đã trở thành cẩm nang cho chiến lược đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của Đảng, Nhà nước, của hệ thống các trường chính trị trong toàn quốc giai đoạn hiện nay. Quán triệt chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng ta trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, nhất là khi đưa đất nước bước sang thời kỳ đổi mới và tiến vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá toàn diện trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, đòi hỏi Đảng phải chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng nhằm tạo ra một đội ngũ cán bộ có chất lượng mới. Vì vậy, Đảng ta đã ban hành nhiều nghị quyết nói về cán bộ và công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ như: Nghị quyết 09 của Bộ Chính trị (khoáVII) về công tác tư tưởng - lý luận; Nghị quyết 02, Nghị quyết 03, Nghị quyết 05 và Nghị quyết 6 (2) của Ban chấp hành Trung ương (khoáVIII). Các nghị quyết trên vừa đề cập và rất coi trọng nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ của Đảng, Nhà nước, các Đoàn thể trên mọi lĩnh vực, khẳng định nhiệm vụ đó có một vị trí, vai trò cực kỳ quan trọng trong công tác xây dựng Đảng. Trong văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Đảng ta chỉ rõ: "Mục tiêu của công tác cán bộ là xây dựng đội ngũ cán bộ đồng bộ có chất lượng mà nồng cốt là đội ngũ cán bộ chủ chốt các ngành các cấp và cơ sở" [7, tr.28]. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng nhấn mạnh: "Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ toàn diện cả về lý luận chính trị, phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn và năng lực thực tiễn. Quan tâm đào tạo cán bộ lãnh đạo, cán bộ 20 quản lý...trước hết là đội ngũ cán bộ chủ chốt trong hệ thống chính trị; coi trọng cả đức và tài, đức là gốc. Việc học tập của cán bộ phải được quy định thành chế độ và phải được thực hiện nghiêm ngặt...Chăm lo tạo nguồn cán bộ trong phong trào thực tiễn và ngay từ trong các trường đại học, cao đẳng và dạy nghề. Coi trọng bồi dưỡng lý tưởng cách mạng, chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh..." [8, tr.145-146]. Với vị trí, vai trò của cán bộ trong đó có đội ngũ cán bộ chủ chốt cơ sở đã được các văn kiện của Đảng đề cập. Ngày 12/5/1999 Ban chấp hành Trung ương Đảng có Quy định số 54 về chế độ học tập lý luận chính trị trong Đảng, khẳng định: "Học tập là nghĩa vụ và quyền lợi của cán bộ, đảng viên. Cán bộ, đảng viên, trước hết là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp phải có kế hoạch thường xuyên học tập, nâng cao trình độ lý luận chính trị, kiến thức chuyên môn và năng lực hoạt động thực tiễn. Việc học tập nâng cao trình độ lý luận chính trị được thực hiện gắn với việc tiêu chuẩn hoá đối với cán bộ, đảng viên ở các cấp, các ngành trong mọi lĩnh vực hoạt động xã hội. Kết quả học tập lý luận chính trị là một trong những tiêu chuẩn để xem xét đánh giá, sử dụng và thực hiện chính sách đối với cán bộ, đánh giá tư cách đảng viên và tổ chức đảng trong sạch vững mạnh" [11, tr.1]. Nhằm đáp ứng kịp thời sự phát triển của đất nước thời kỳ mới, cần phải: "Đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, góp phần nâng cao năng lực, trình độ lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng quản lý, điều hành, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước" [15, tr.144-145]. Sự nghiệp đổi mới đất nước trải qua nhiều chặng đường, đã và đang gặt hái được nhiều thành tựu trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, xuất phát từ yêu cầu của
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan