Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận văn cải cách hệ thống ngân hàng thương mại trung quốc và những bài học kinh...

Tài liệu Luận văn cải cách hệ thống ngân hàng thương mại trung quốc và những bài học kinh nghiệm cho việt nam

.PDF
117
44671
124

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG --------***-------- KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: CẢI CÁCH HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRUNG QUỐC VÀ NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM Giáo viên hướng dẫn : THS. ĐẶNG THỊ NHÀN Sinh viên thực hiện : NGÔ PHƯƠNG CHI Lớp : NHẬT 1 – K38F - KTNT HÀ NỘI - 2003 MỤC LỤC Trang Lời mở đầu .............................................................................................1 CHƯƠNG I: CẢI CÁCH HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRUNG QUỐC 1 I. KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HỆ THỐNG NHTMTQ .................................................................................................................1 II. NGHIÊN CỨU MÔ HÌNH CẢI CÁCH CỦA HỆ THỐNG NHTMTQ .......................5 1. Đối với các NHTMQD và các NHTMCP..........................................5 1.1. Hiện trạng của các NHTMQD và các LHTMCT.............................5 1.1.1. Nhưng nguồn vốn không tốt khó có thể được xoá sổ trong một thời gian ngắn .......................................................................................7 1.1.2. Khó khăn trong việc cắt giảm nhân viên...............................9 1.1.3. Chất lượng tài sản kém, tỷ lệ an vốn cũng thấp ....................9 1.1.4. Khó loại bỏ tận gốc sự can thiệp hành chính, các NHTMCP đang ở trong thế bị cạnh tranh không lành mạnh .......................................11 1.1.5. Hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp thấp ..............................12 1.1.6. Điểm mạng của các NHTMQD khó tinh giảm , các NHTMCP chịu nhiều trói buộc .......................................................................14 1.1.7. Thiếu kinh nghiệm cạnh tranh quốc tế..................................15 1.2. Những cải cách về chiều sâu của các NHTMQD và NHTMCP......15 1.2.1. Xử lý cấp bách nợ xấu..........................................................16 1 1.2.2. Tăng cường quản lý nội bộ, tuân theo cơ chế vận hành hiện đại .................................................................................................................18 1.2.3. Dung hòa mối quan hệ giữa chính quyền và ngân hàng, ngân hàng và các doanh nghiệp ......................................................................20 1.2.4. Nâng cao trình độ quản lý và dịch vụ tín dụng .....................21 1.2.5. Xây dựng chiến lược kinh doanh thị trường ........................24 1.2.5.1. Xây dựng cơ chế điều tra khảo sát thị trường ............25 1.2.5.2. Lấy khách hàng làm trung tâm, lấy nghiệp vụ trung gian làm trọng điểm .......................................................................26 1.2.6. Phát triển nghiệp vụ trung gian ............................................28 1.2.6.1. Tính tất yếu của việc mở rộng nghiệp vụ trung gian .28 1.2.6.2. Các biện pháp phát triển nghiệp vụ trung gian ...........29 1.2.7. Phát triển quốc tế hoá nghiệp vụ ..........................................30 1.2.7.1. Tính tất yếu của việc quốc tế hoá nghiệp vụ ..............30 1.2.7.2. Chiến lược quốc tế hoá nghiệp vụ..............................31 1.2.8. Xây dựng chiến lược phát triển điện tử hoá..........................33 1.2.8.1. Xây dựng mạng liên lạc với ngân hàng nhân dân, thực hiện kết nối việc nhận tiền gửi và trả tiền thông nhau trong cả nước 33 1.2.8.2. Xây dựng mạng lưới thanh toán điện tử trong cả nước 34 1.2.8.3. Từng bước xây dựng hệ thống mạng lưới dịch vụ khách hàng tổng hợp.........................................................................34 1.2.8.4. Hoàn thiện mạng thông tin quản lý nội bộ .................35 1.2.8.5. Từng bước xây dựng mạng lưới nghiệp vụ quốc tế ....35 2 1.2.8.6. Căn cứ vào tình hình tiền vốn, từng bước xây dựng hệ thống ngân hàng thương mại ............................................................36 2. Đối với các NHTM có vốn đầu tư nước ngoài ..................................36 2.1. Khái quát tình hình phát triển của các ngân hàng có vốn ĐTNN ..36 2.2. Chiến lược mở cửa cho các ngân hàng có vốn ĐTNN ....................38 III. NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM RÚT RA TỪ CẢI CÁCH HỆ THỐNG NHTMTQ 40 1. Về cơ cấu lại tổ chức ..........................................................................41 2. Về cơ chế vận hành ............................................................................41 3. Về cơ cấu lại tài chính .......................................................................42 4. Về cơ cấu lại hoạt động ngân hàng ...................................................44 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HỆ THỐNG NHTM VN ........................................47 I. KHÁI QUÁT VỀ HỆ THỐNG NHTM VN HIỆN NAY ..........................................47 II. HIỆN TRẠNG CỦA CÁC NHTM VN TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY ...................48 1. Những thành tựu, kết quả đạt được..................................................48 2. Những mặt còn hạn chế .....................................................................53 2.1. Cơ chế quản lý và cấu trúc hệ thống còn nhiều bất cập .................54 2.2. Năng lực tài chinh yếu kém quy mô vốn còn nhỏ hẹp.....................56 2.3. Nhu cầu cấp bách về việc giải quyết nợ xấu....................................58 2.4. Những bất ổn trong cơ cấu tiền tệ trước biến động về lãi xuất và tỷ giá .................................................................................................................60 2.5. Các loại hình kinh doanh và dịch vụ còn nghèo nàn .....................62 2.6. Hệ thống kế toán chưa phù hợp với thông lệ quốc tế ......................66 2.7. Công nghệ còn lạc hậu ....................................................................68 3 2.8. Trình độ đội ngũ lao động còn nhiều bất cập ..................................68 2.9. Mức độ mở cửa, hội nhập còn hạn chế ...........................................69 CHƯƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM CẢI CÁCH HỆ THỐNG NHTM VN VỚI CÁC BÀI HỌC ĐÚC KẾT TỪ KINH NGHIỆM TRUNG QUỐC .........................................71 I. XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ VỀ NGÂN HÀNG ............................................................................................................................................ 71 1. Chiến lược phát triển của ngành NHVN đến năm 2010 ..................71 1.1. Quan điểm xây dựng chiến lược tổng thể phát triển ngành ngân hàng Việt Nam ................................................................................................71 1.2. Mục tiêu tổng quát của chiến lược tổng thể phát triển ngành NHTM VN .................................................................................................................72 2. Chiến lược hội nhập quốc tế của ngành ngân hàng ........................73 2.1 Quan điểm chiến lược về hội nhập kinh tế quốc tế ngành ngân hàng .................................................................................................................73 2.2. Nội dung hội nhập ...........................................................................74 2.3. Lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế của ngành NHVN ......................75 II. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM CẢI CÁCH HỆ THỐNG NHTM VN ..............................77 1. Cải cách khuôn khổ pháp lý về hoạt động ngân hàng .....................77 2. Cơ cấu lại tổ chức...............................................................................78 3. Cơ cấu lại tài chính ............................................................................80 3.1. Mở rộng qui mô vốn, đảm bảo an toàn về vốn.................................80 3.2. Các biện pháp giải quyết nợ xấu......................................................82 3.3. Giải pháp cân đối tỷ giá - lãi suất - cơ cấu tiền tệ............................85 4 4. Cơ cấu lại hoạt động ngân hàng ........................................................86 4.1. Đa dạng hoá các nghiệp vụ kinh doanh .........................................86 4.1.1. Huy động vốn.......................................................................86 4.1.2. Tín dụng...............................................................................88 4.1.3. Kinh doanh trên thị trường ngoại hối....................................90 4.1.4. Kinh doanh trên thị trường mở .............................................93 4.2. Đa dạng hoá các loại hình dịch vụ ..................................................94 4.3. Nâng cao năng lực quản trị, điều hành ...........................................97 5. Những giải pháp cho quá trình hội nhập quốc tế của các NHTM...98 Kết luận ..................................................................................................101 Phụ lục....................................................................................................102 Tài liệu tham khảo 104 5 LỜI MỞ ĐẦU Trong bối cảnh tiến trình khu vực hoá và toàn cầu hoá nền kinh tế đang diễn ra với tốc độ ngày càng nhanh với nhiều hình thức khác nhau, không thể có một quốc gia nào tự tách mình ra khỏi tiến trình chung đó. Nền kinh tế nước ta có khoảng thời gian 15 năm chuyển sang nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN và đã thu được những thành tựu to lớn trên nhiều mặt. Ngành ngân hàng Việt Nam mà đặc biệt là hệ thống Ngân hàng Thương mại Việt Nam trong bối cảnh đó, đã tiếp cận khá nhanh với các hình thức kinh doanh hiện đại, đã được củng cố chấn chỉnh, đang trong quá trình hoàn thiện và phát triển. Tuy nhiên cũng còn không ít khó khăn, tồn tại, yếu kém cần phải tiếp tục chấn chỉnh, củng cố và cơ cấu lại. Cùng chung một nền tảng của chế độ kinh tế, Việt Nam và Trung Quốc có nhiều nét tương đồng trong công cuộc cải cách nền kinh tế nói chung và cải cách hệ thống ngân hàng thương mại nói riêng. Cuộc chuyển đổi ở cả hai nước đều đặt ra những vấn đề nan giải giống nhau, đặc biệt là trong lĩnh vực ngân hàng. Trong lĩnh vực này, tuy cả hai nước đã đạt được một bước tiến khá dài và đã có những cố gắng đáng kể để đi kịp với những bước chuyển đổi chung, nhưng vẫn còn nhiều vấn đề nan giải mà cả hai nước phải tiếp tục giải quyết, trong đó những kinh nghiệm của Trung Quốc có thể trở thành bài học quý báu cho Việt Nam. Từ những nghiên cứu của bản thân về hệ thống Ngân hàng Thương mại Trung Quốc, về những biện pháp cải cách mà các Ngân hàng Thương mại Trung Quốc đang làm, trên cơ sở tìm hiểu và phân tích hệ thống Ngân hàng Thương mại Việt Nam, em xin đưa ra những bài học kinh nghiệm quý báu mà Việt Nam có thể tham khảo được từ Trung Quốc nhằm góp phần nhỏ bé của mình vào công cuộc cải cách của hệ thống Ngân hàng Thương mại Việt Nam, nhằm phát triển các Ngân hàng Thương mại Việt Nam trở thành những Ngân 6 hàng Thương mại đích thực trong cơ chế thị trường có khả năng cạnh tranh và hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới. CHƯƠNG I: CẢI CÁCH HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRUNG QUỐC (NHTM TQ) I. KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HỆ THỐNG NHTM TQ Trước khi thành lập nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa vào năm 1949, hệ thống ngân hàng Trung Quốc bao gồm ngân hàng Trung ương (NHTƯ), ba ngân hàng thương mại lớn là Ngân hàng Bưu điện, Ngân hàng Nông nghiệp, Ngân hàng Trung Hoa, một số các ngân hàng và các tổ chức tài chính nhỏ độc lập khác. Năm 1949, ba NHTM lớn này đã được sáp nhập hoặc liên kết với ngân hàng Trung ương là ngân hàng chủ đạo cung cấp phần lớn dịch vụ ngân hàng ở Trung Quốc cho tới năm 1978. Sau năm 1978, theo chương trình cải cách kinh tế chuyển đổi cơ chế quản lý tập trung cao độ sang cơ chế quản lý có mức tự do hoá và phân cấp quản lý cao hơn, Ngân hàng Nông nghiệp, Ngân hàng Xây Dựng và Ngân hàng Trung Hoa được tách riêng khỏi hoạt động của ngân hàng Trung ương. Việc tách riêng các hoạt động ngân hàng xuất phát từ ý tưởng cho rằng một hệ thống phân cấp quản lý cao hơn sẽ hoạt động hiệu quả hơn. Mỗi ngân hàng theo sự chỉ định sẽ cung cấp dịch vụ cho một ngành nhất định của nền kinh tế. Quan điểm này ngăn cản sự cạnh tranh giữa các ngân hàng và buộc các khách hàng- nông dân, các doanh nghiệp công nghiệp và các công ty thương mại hoặc các công ty có vốn đầu tư nước ngoài- trong từng ngành phải giao dịch với một ngân hàng chuyên doanh. Hiện nay, hệ thống ngân hàng Trung quốc bao gồm nhiều ngân hàng khác nhau. Dưới Ngân hàng Nhân dân Trung Hoa (ngân hàng trung ương) là các ngân hàng chuyên doanh lớn sau: 1. Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc 7 2. Ngân hàng Trung Quốc 3. Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc 4. Ngân hàng Công Thương Trung Quốc 5. Ngân hàng Bưu điện 6. Ngân hàng Phát triển Quốc doanh 7. Ngân hàng Xuất Nhập khẩu 8. Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Ngân hàng Nhân dân Trung Hoa là ngân hàng trung ương của Trung Quốc có ba hệ thống chi nhánh theo khu vực hành chính. Ngân hàng Nhân dân Trung Hoa là tổ chức cấp bộ tương đương Bộ Tài Chính, chịu trách nhiệm xây dựng và thực hiện các chính sách tiền tệ và lãi suất; giám sát các ngân hàng, các tổ chức tài chính phi ngân hàng, các công ty bảo hiểm; kiểm tra phê chuẩn việc thành lập, sáp nhập, giải thể các tổ chức tài chính. Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc được thành lập vàp năm 1955, đóng cửa năm 1957, mở cửa lại từ năm 1963 đến năm 1965 và được tái lập vào năm 1979. Trách nhiệm chính của ngân hàng này là nhận tiền gửi, cho vay các dự án nông nghiệp và công nghiệp nông thôn, cung cấp dịch vụ thanh toán cho các doanh nghiệp công thương nông thôn. Gần đây, ngân hàng này đã được phép huy động và cho vay bằng ngoại tệ và thực hiện thanh toán quốc tế. Ngân hàng này có chi nhánh ở tất cả các tỉnh, thành phố và các huyện. Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc hoạt động từ năm 1954 đến năm 1966. Ngân hàng này sáp nhập vào Ngân hàng Nhân dân Trung Hoa trong 13 năm, sau đó được tái lập vàp năm 1979. Từ năm 1994, nghiệp vụ mang tính chính sách trong ngân sách trước đây do Ngân hàng Xây dựng đảm nhiệm, ví dụ: những khoản vay trung và dài hạn trong xây dựng mang tính cơ bản, cải tạo kĩ thuật, khoản vay ngoại hối lớn để xuất nhập khẩu thiết bị đồng bộ loại lớn và tín dụng xuất khẩu, đã dần dần giao cho Ngân hàng Phát triển nhà nước 8 và Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc. Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc chủ yếu kinh doanh nghiệp vụ tín dụng trung và dài hạn mang tính thương nghiệp, đồng thời làm các dịch vụ uỷ thác mang tính chính sách của ngân hàng phát triển Nhà nước, nhiệm vụ chủ yếu là dựa trên kế hoạch của nhà nước và các phương châm chính sách có liên quan, huy động, phân phối và tổ chức cung ứng tiền vốn xây dựng trung và dài hạn, giám sát, quản lý việc sử dụng vốn. Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc ngoài thiết lập các cơ quan chi nhánh ở các địa phương trên toàn quốc theo khu vực hành chính, còn thiết lập các chi nhánh ở các địa phơng có nhiệm vụ xây dựng khá tập trung và địa phương sở tại có hạng mục trọng điểm. Ngân hàng Công thương Trung Quốc được tách khỏi ngân hàng Trung ương năm 1984. Ngân hàng Công thương Trung Quốc chủ yếu kinh doanh tài chính ở thành phố, phục vụ cho doanh nghiệp công thương, các cơ quan đoàn thể và cư dân thành thị, nhiệm vụ chủ yếu là hỗ trợ sản xuất công nghiệp, mở rộng luư thông hàng hoá, hỗ trợ ngành dịch vụ phát triển, thúc đẩy tiến bộ và cải tạo khoa học kĩ thuật, phục vụ cho việc xây dựng kinh tế. Cùng với sự cạnh tranh đan xen về dịch vụ giữa các ngân hàng ngày càng khốc liệt, phạm vi nghiệp vụ của ngân hàng Công thương Trung Quốc mở rộng hơn nữa, theo hướng tổng hợp hoá, như đã đảm nhiệm dịch vụ cho các doanh nghiệp ở hương trấn, nghiệp vụ xây dựng cơ sở hạ tầng và dịch vụ ngoại hối..., đồng thời thành lập các ngân hàng chi nhánh ở nước ngoài. Ngân hàng Trung Quốc được thành lập vào năm 1908 và đã hoạt động với tư cách là ngân hàng trung ương của Trung Quốc trong thời gian 40 năm dưới hình thức góp vốn nhà nước và tư nhân, trong đó sở hữu nhà nước chiếm đa số. Từ năm 1949, Ngân hàng Trung Hoa chủ yếu tập trung vào nghiệp vụ nhận tiền gửi, cho vay bằng ngoại tệ và thanh toán quốc tế. Ngân hàng này có chi nhánh ở tất cả các tỉnh, thành phố, huyện và hoạt động với một hệ thống chi nhánh và đại lý trên toàn cầu. 9 Ngân hàng Bưu điện được tái lập vào năm 1986 sau 38 năm ngừng hoạt động ở đại lục. Là một ngân hàng cổ phần trong đó cổ đông chính là chính quyền trung ương và địa phương. Quy mô kinh doanh của Ngân hàng Bưu điện không hạn chế chỉ trong ngành thương mại, do đó ngân hàng này đã cung cấp dich vụ tài chính trên toàn thế giới. Là một Ngân hàng đa năng, Ngân hàng Bưu điện có lợi thế cạnh tranh hơn so với bốn ngân hàng chuyên doanh chỉ được kinh doanh theo các chức năng được quy định cho tới giữa thập niên 90. Từ cuối thập niên 80, nhiều ngân hàng thương mại địa phương đã được thành lập và đặt tại các tỉnh hoặc các đặc khu kinh tế như: Ngân hàng Phát triển Quảng Đông, Ngân hàng Thương mại Trung Quốc, Ngân hàng phát triển Thâm Quyến và Ngân hàng phát triển Phố Đông. Gần đây, các ngân hàng nước ngoài đã không ngừng mở cửa chi nhánh hoạt động và văn phòng ở Trung Quốc. Các chi nhánh này được phép tham gia các hoạt động kinh doanh ngoại tệ ở Trung Quốc và gần đây, một số ngân hàng nước ngoài được phép tham gia các hoạt động ngân hàng liên quan tới đồng NDT. Một số các ngân hàng tư nhân cũng được phép hoạt động tại Trung Quốc. Ngân hàng Dân Sinh Trung Quốc là ngân hàng tư nhân đầu tiên được Quốc vụ viện và Ngân hàng Nhân dân Trung Hoa cho phép hoạt động vào năm 1995. Các ngân hàng tư nhân nhận tiền gửi với lãi suất cao hơn so với các tổ chức tài chính lớn và họ cũng cho vay với lãi suất cao hơn so với các ngân hàng lớn. Các NHTM TQ không ngừng phát triển cả về quy mô lẫn chất lượng chứng tỏ vai trò của hệ thống NHTM trong nền kinh tế đang tăng lên rất nhanh. Bước vào thế kỉ 21, Trung Quốc đã xây dựng một hệ thống tổ chức tài chính hoàn chỉnh với Ngân hàng Trung ương làm lãnh đạo, NHTM QD và các NHTM khác làm nòng cốt, các hệ thống ngân hàng khác như ngân hàng chính sách, cơ quan tài chính ngân hàng và cơ quan tài chính ngoại tệ cùng tồn tại. II. NGHIÊN CỨU MÔ HÌNH CẢI CÁCH CỦA HỆ THỐNG NHTM TQ 10 1. Đối với các NHTM quốc doanh (QD) và các NHTM cổ phần (CP) 1.1. Hiện trạng của các NHTM QD và các NHTM CP Ngày 11/12/2001, Trung Quốc đã chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới WTO. Điều này đã thúc đẩy hơn nữa sự phát triển kinh tế Trung Quốc, mà đặc biệt là đẩy nhanh quá trình cải cách của hệ thống NHTM TQ. Do thực hiện công cuộc điều chỉnh cơ cấu ngân hàng trên diện rộng nên hiện nay, hệ thống NHTM TQ đã đạt được một số thành tựu đáng khích lệ: Bốn NHTM QD lớn đã chuyển đổi thành những ngân hàng toàn năng và trở thành hạt nhân của hệ thống tài chính, chiếm 90% tổng tài sản của cả hệ thống ngân hàng, 67% tài sản tiền gửi ngân hàng và 56% tài sản tài chính. Mỗi một ngân hàng trong số 4 NHTM QD lớn có quy mô tài sản trung bình trên 400 tỷ USD, số lao động trung bình trên 415 000 người và số chi nhánh vào khoảng 15 000 đến 58 000. Hơn nữa, tốc độ tăng trưởng tín dụng của các NHTM QD vẫn tiếp tục tăng mạnh- gần 26% trong giai đoạn 1999- 2002.1 Bên cạnh đó, các NHTM CP cũng không ngừng phát triển về số lượng. Một loạt những ngân hàng kiểu mới có cơ chế kinh doanh tự chủ, tự chịu lỗ lãi, tự gánh vác rủi ro, tự cân bằng nguồn vốn từng bước được hình thành như Ngân hàng phát triển Quảng Đông, Ngân hàng hưng nghệp Phúc Kiến, Ngân hàng thực nghiệm Trung Tín, Ngân hàng Quang Đại Trung Quốc, Ngân hàng Hoa Hạ, Ngân hàng Dân Sinh Trung Quốc, Ngân hàng phát triển Hải Nam… Mặc dù những NHTM này vẫn khó có thể so sánh với NHTM QD về các mặt quy mô tiền vốn, số lượng cơ cấu và tổng số nhân viên..., nhưng tốc độ tăng trưởng tiền vốn và lãi suất của nó đã cao hơn NHTM QD, tốc độ tăng tiền gửi là 77% trong giai đoạn 1999-2001, tốc độ tăng vốn cho vay là 42% trong cùng kỳ (so với 21% của NHTM QD)2. Cho thấy sức kinh doanh tương đối mạnh, tình hình phát triển nhanh và hiệu quả kinh doanh tốt, đã trở thành một đội quân 1 2 Các số liệu lấy từ nguồn: Tạp chí Thông tin Kinh tế- Xã hội (Số 6/2003) Các số liệu lấy từ nguồn: Tạp chí Thông tin Kinh tế- Xã hội (Số 6/2003) 11 sinh lực của hệ thống NHTM Trung Quốc và trong sự phát triển của nền kinh tế quốc dân. Bên cạnh những thành tựu đạt được, hệ thống NHTM Trung Quốc không tránh khỏi phải đối mặt với những mặt còn tồn tại và những thách thức mới trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay. Các NHTM ngoài việc phải cạnh tranh khốc liệt trên phương diện tiền vốn, thì sự cạnh tranh trên phương diện phi tiền tệ cũng rất khốc liệt. NHTM Trung Quốc trước đây triển khai tương đối ít các dịch vụ về phương diện phi tiền tệ, cùng với việc tăng cường thể chế quản lý và từng bước pháp luật hóa ngành ngân hàng, thu lợi nhuận thông qua chênh lệch lãi suất cũng ngày càng khó khăn. Vì vậy, cạnh tranh trong lĩnh vực phi tiền tệ sẽ là trọng điểm cạnh tranh của NHTM Trung Quốc trong thế kỷ 21. Ví dụ, về phương diện cố vấn tài chính cho khách hàng, ngân hàng, công ty uỷ thác, công ty chứng khoán và công ty quỹ tiền tệ đều có thể thực hiện được. Xét từ tình hình bản thân NHTM QD, NHTM CP và môi trường kinh tế của Trung Quốc, những khó khăn chính mà NHTM QD, NHTM CP phải đối mặt trong thế kỷ 21 chủ yếu trên phương diện sau: 1.1.1. Những nguồn vốn không tốt khó có thể được xoá sổ trong một thời gian ngắn Tiền vốn không tốt do những khoản vay mang tính chính sách và quản lý không tốt để lại đã tích luỹ trong nhiều năm khó mà xoá sổ được, trở thành chướng ngại quan trọng trong phát triển NHTM, bên cạnh đó tiền vốn không tốt mới do việc quản lý thiếu quy củ tạo ra cũng là một vấn đề không thể xem nhẹ. Hiện nay, tỉ lệ trích phần trăm tiền chuẩn bị cho những khoản nợ không đòi được mà Bộ tài chính quy định có sự chênh lệch rất lớn so với NHTM nước ngoài, muốn dựa vào số tiền chuẩn bị cho những khoản nợ không đòi được để xoá sổ khoản tiền không trong sạch do NHTM tích tụ trong nhiều năm là khá khó khăn. Hơn thế nữa, mặc dù rất nhiều ngân hàng Trung Quốc đang phát triển các kỹ thuật xếp hạng tín dụng nhất quán với các nguyên tắc 12 của NHTM, lãi suất vẫn bị NHTƯ- ngân hàng Nhân dân Trung Quốc quản lý chặt. Do đó các tổ chức tài chính nội địa không thể định giá món vay theo mức độ rủi ro tín dụng. Theo NHTƯ Trung Quốc thì tổng số nợ xấu của các ngân hàng Trung Quốc vào khoảng 700 tỷ USD, chiếm khoảng 50% số dư nợ. Chính phủ sẽ phải tốn 518 tỷ USD (khoảng 43% GDP năm 2002) và mất 8 đến 10 năm mới làm trong sạch được hệ thống ngân hàng. Hầu hết các khoản nợ xấu là ở các doanh nghiệp quốc hữu không có khả năng hoặc sẽ không thanh toán nợ. Hàng năm, 4 NHTM QD được yêu cầu cho các DNNN vay 50 tỷ NDT trong giai đoạn 1998-2001. Gần đây, Bắc Kinh đã nỗ lực cứu các bản cân đối của 4 NHTM quốc doanh và đóng cửa các doanh nghiệp quốc hữu làm ăn thua lỗ. Năm 1998, Chính phủ đã bơm 33 tỷ USD để cải thiện tình hình tài chính. Năm 1999, tổng số nợ khó đòi 169 tỷ USD của 4 ngân hàng quốc doanh (ngân hàng Công thương, ngân hàng Xây dựng, ngân hàng Trung Quốc, ngân hàng Nông nghiệp) đã được chuyển cho 4 công ty quản lý tài sản của Chính phủ Trung Quốc (AMSc). Sau đó, bốn AMSc đã phát hành 141 tỷ USD tiền trái phiếu và bù 28 tỷ USD tiền mặt. Đồng thời NHTƯ đã yêu cầu các ngân hàng lớn nhất giảm tín dụng xấu từ mức 25%- 30% tổng dư nợ hiện nay xuống còn 15% vào năm 20053. Ngoài ra Thông tư ngày 24 tháng 4 năm 2002 của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã yêu cầu tất cả các ngân hàng phải đưa ra những quy định hạn chế nợ xấu đến năm 2005 để tránh mối đe doạ xảy ra “khủng hoảng tài chính” và khuyến khích các ngân hàng áp dụng tiêu chuẩn cân đối vốn quốc tế. Hơn nữa, NHTƯ cũng yêu cầu các ngân hàng phải giảm tỷ lệ nợ không hoạt động (NPL) khoảng 3% mỗi năm. Hiện tại, số nợ không hoạt động của 4 NHTM QD lớn là 25,37% vào thời điểm đầu năm 2002, sau khi giảm được 3,81% trong một năm4. 3 Các số liệu tham khảo từ: Far Eastern Economic Review 14/11/2002 The Economist 25/11/2002 Business Week 25/11/2002 4 Theo Tạp chí Thị trường tài chính tiền tệ 15/10/2003 13 Bảng 1: Nợ khó đòi ở mức đỉnh tính theo tỷ lệ phần trăm tổng số nợ trong các cuộc khủng hoảng ngân hàng 80 70 60 50 40 30 20 10 0 Indonesia Thailand 2002 2002 China 2002 Srilanca Malaysia South Japan 90s 89-93 85-88 Korea 9799 Nguån: C¸c thÞ tr­êng ®ang trçi dËy CLSA 1.1.2. Khó khăn trong việc cắt giảm nhân viên Công nhân viên chức trong NHTM rất nhiều, đặc biệt là NHTM QD. Số lao động trung bình trên 415 000 người5. Người đông dẫn đến hiệu quả thấp, tăng tối đa giá thành của ngân hàng. So sánh đối chiếu giữa NHTM và ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài mới thành lập có rất ít công nhân viên chức, hiệu quả cao, có thể trả công nhân viên chức mức lương khá cao, từ đó thu hút lượng lớn nhân viên có trình độ cao, điều này lại tăng cường hơn nữa sức cạnh tranh của những ngân hàng này và làm suy yếu sức cạnh tranh của NHTM QD. So sánh quốc tế lại càng rõ nét hơn. Ngân hàng quốc tế có quy mô tiền vốn giống như ngân hàng Công thương Trung Quốc, số công nhân viên chức thường không được vượt quá 30 nghìn người, như vậy, quy mô quản lý tài sản và tổng kim ngạch lợi nhuận bình quân đầu người của công nhân viên chức ở những ngân hàng đó lớn hơn nhiều so với ngân hàng Công thương Trung Quốc. 5 Tạp chí Thông tin Kinh tế- Xã hội (Số 6/2003) 14 1.1.3. Chất lượng tài sản kém, tỷ lệ an toàn vốn thấp Thực hiện quản lý tỉ lệ tiền vay và chất lượng tiền vốn tín dụng ngày càng xấu đi, tỉ lệ đủ vốn thấp là bài toán khó, tồn tại phổ biến của NHTM Trung Quốc. Quản lý tỉ lệ tiền vay là quản lý kinh doanh toàn diện lấy nguyên tắc đối xứng giữa tiền vốn và tiền vay làm cơ sở, từ góc độ kết hợp tiền vốn và tiền vay. Thông qua việc đặt ra hàng loạt chỉ tiêu tỉ lệ, từ khống chế duy trì sự cân đối trong kết cấu tổng lượng giữa nguồn vốn với tiền nợ nhằm quy phạm hành vi kinh doanh của cơ quan tài chính, từ đó bảo đảm sự điều tiết linh hoạt và năng lực chi trả đầy đủ của tiền vốn, bảo đảm sự cân đối giữa tính an toàn, tính lưu động và tính lợi nhuận của tiền vốn thống nhất với việc thực hiện mục tiêu và nguyên tắc cơ bản này. Nó là phương thức và biện pháp quan trọng quản lý hiện đại hoá NHTM. Nhưng xét từ tình hình thực tế ở Trung Quốc trong thời gian gần đây cho thấy, việc thực hiện quản lý tỉ lệ tiền vốn và tiền vay một cách quy củ còn gặp rất nhiều khó khăn. Ở các nước khác, tỷ lệ của vốn cho vay/ tiền gửi tại các NHTM nhà nước thường không vượt quá 50%. Nhưng tại Trung Quốc, tỷ lệ này đã đạt quá 70%6. Mặc dù tỷ lệ này đã giảm đôi chút, xong nó chưa được xuống mức như mục tiêu và như dự kiến. Ngoài ra, theo tài liệu có liên quan cho thấy, tiền vốn trong NHTM QD ở Trung Quốc thiếu một cách nghiêm trọng. Theo quy định của “Luật ngân hàng thương mại”, tiền vốn của NHTM nên đạt 8% tiền rủi ro. Hiện nay đa số NHTM QD khó mà đạt được mức này, ngân sách nhà nước không có tiền đầu tư vào nhiều hơn nữa, làm cho tín dụng và khả năng chống lại rủi ro của ngân hàng liên tục bị suy yếu. Mặc dù năm 1998, Bộ tài chính đã phát hành 270 tỉ NDT7 trái phiếu đặc biệt, làm thay đổi đôi chút tình hình thiếu tiền vốn trong 4 NHTM QD, nhưng vấn đề vẫn khá nghiêm trọng. Hơn nữa, chất lượng tiền vốn tín dụng ngày càng kém, thêm vào đó, tỷ lệ đủ vốn không ngừng giảm sút, làm cho chỉ tiêu lượng hoá phản ánh thành quả quản lý tiền vốn, tiền vay khó mà 6 7 Theo Tạp chí Ngoại thương 1-10/5/2003 Theo Sách: Trung Quốc- nhìn lại một chặng đường phát triển 15 thực hiện được, khó thực hiện toàn diện và quy củ việc quản lý tỉ lệ tiền vốn và tiền nợ, càng khó hoà nhập vào quỹ đạo của quy tắc quốc tế. Trong lĩnh vực tài chính hiện đại, cho dù một NHTM quản lý khá tốt cũng có thể nảy sinh vấn đề, chứ đừng nói đến trong thời buổi tiền tệ dao động, khủng hoảng tiền tệ có thể xảy ra bất cứ lúc nào, gây ra cho ngân hàng những tổn thất ngoài sức tưởng tượng, thậm chí dẫn đến ngân hàng phá sản. Như cuộc khủng hoảng của ngân hàng Nhật trong những năm gần đây, sự phồn vinh ảo của ngành ngân hàng do nền kinh tế bong bóng tạo ra, để lại mầm hoạ cho ngành kinh doanh ngân hàng, một khi bong bóng vỡ sẽ xuất hiện phản ứng dây chuyền, dẫn đến nảy sinh hàng loạt vấn đề. Sự sụp đổ của mấy quỹ tín dụng lớn năm 1996, sự sụp đổ của ngân hàng Thác Trực-Đảo Hô Cai Đô -Nhật Bản vào tháng 11 năm 1997 và sự sụp đổ của công ty chứng khoán Nhật Bản lớn-Công ty chứng khoán Sơn Nhất đều là những ví dụ mới nhất về rủi ro tài chính. Vấn đề tài chính nghiêm trọng xuất hiện ở NHTM 100% vốn nhà nước trong thời gian gần đây đã chứng tỏ điều này. Cùng với việc xây dựng cơ cấu kinh doanh mới, NHTM CP sử dụng các biện pháp có lợi, tìm mọi cách thu hồi các khoản nợ cũ, luân chuyển lượng vốn tồn đọng, tích cực điều chỉnh kết cấu, ưu hoá chất lượng tiền vốn khiến cho kết cấu lâu dài và ngắn hạn của tiền vốn cho vay tín dụng cũng như phương hướng kết cấu ngành ngân hàng có được sự điều chỉnh phân bố hợp lý. Nhìn từ tổng thể, thực lực kinh doanh của NHTM còn chưa đủ hùng hậu, trình độ quản lý kinh doanh hiện đại hoá chưa cao, nhiệm vụ ưu hoá nguồn vốn còn rất nặng nề. Điều đó không chỉ không tương xứng với địa vị của NHTM khi tham gia vào sự vận hành của thị trường, mà còn ảnh hưởng đến việc phát huy ưu thế tổng thể, làm yếu đi chức năng dịch vụ. Mặc dù NHTM đã thành lập ban ngành bảo toàn tiền vốn, nhưng do về căn bản mà nói, mấu chốt thực sự của việc luân chuyển tiền vốn là ở chỗ cải cách thể chế, tức là làm như thế nào để thúc đẩy sự phát triển của cải cách doanh nghiệp lại đảm bảo được quyền lợi hợp pháp của ngân hàng. 16 1.1.4. Khó loại bỏ tận gốc sự can thiệp hành chính, các NHTM CP đang ở trong thế bị cạnh tranh không lành mạnh Sự can thiệp của chính quyền các cấp tới NHTM khó mà loại bỏ được tận gốc ở đầu thế kỉ 21. Chính quyền các cấp muốn “lập thành tích hành chính” thì phải phát triển kinh tế, nâng cao trình độ kinh tế của địa phương mình và cả quốc gia. Vậy, tiền phát triển lấy ở đâu? Hiện nay chủ yếu lấy từ ngân hàng. Đặc biệt đối với chính quyền địa phương, dùng tiền của NHTM QD vào phát triển kinh tế địa phương mình, đối với địa phương chỉ có lợi chứ hoàn toàn không có hại. Vì dù không thu về được khoản vay của NHTM QD, thì cũng là việc của riêng ngân hàng hay là việc của cả một quốc gia. Nhưng hạng mục hoặc công trình mà ngân hàng hỗ trợ tiền vốn xây dựng đã ở đó rồi, thường không mất đi đâu được. Nếu nói do những khoản vay quá thời hạn dẫn đến sức ép về lạm phát, vậy thì sức ép này có thể truyền đến những khu vực khác, làm cho nhiều vùng và nhiều người phải chịu trách nhiệm hơn; song những cái lợi do xây dựng đem đến thì địa phương lại này hưởng hết, đây là động lực nội tại để chính quyền can thiệp vào ngân hàng. Đối với các NHTM CP, mặc dù đã trải qua nhiều năm cải cách, nhưng mối quan hệ khăng khít giữa doanh nghiệp và chính phủ vẫn chưa hoàn toàn bị cắt đứt, vẫn tồn tại hàng ngàn vạn mối liên hệ, thêm vào đó, một vài nhà lãnh đạo của chính phủ còn chưa nhận thức đầy đủ về tính nguy hiểm cao của ngành tiền tệ và những ảnh hưởng của sự ổn định của ngành tiền tệ đối với toàn bộ xã hội, cho nên biện pháp hành chính của chính quyền các cấp vẫn phát huy vai trò trọng yếu ở những trình độ khác nhau trong sự phát triển kinh tế và vận hành của thị trường. Trong điều kiện đó, tuy có những bộ luật như “Luật ngân hàng thương mại” để đảm bảo nhưng những NHTM hiện có cũng khó có thể giải quyết một cách thuận lợi mối quan hệ giữa người đầu tư, người chi phối, người sử dụng và người kinh doanh để hợp lý hoá hành vi của ngân hàng; khó có thể tránh được sự can thiệp hành chính vô lý của chính quyền các 17 địa phương, ảnh hưởng trực tiếp đến việc quản lý và kinh doanh của toàn bộ các NHTM. Trong hệ thống NHTM, NHTM QD vẫn chiếm trên 90% hạn ngạch thị trường, từ đó thiếu đi sự hình thành kết cấu và cơ chế thị trường mà thị trường tiền tệ cạnh tranh bình đẳng, có trình tự, hiệu quả cao cần, rơi vào địa vị cạnh tranh không bình đẳng; thêm vào đó, chính sách nhà nước và phương thức quản lý vẫn chưa xem xét đầy đủ đến sự khác nhau giữa thể chế NHTM CP và thể chế vận hành nội bộ, đối xử giống như với NHTM QD, đã hạn chế sự phát huy tính ưu việt của thể chế và cơ chế của NHTM CP. Ví dụ như có một vài ngân hàng thông qua việc nâng cao lãi suất, thủ tục chi trả để lôi kéo tiền gửi, lấy cho vay để thu hút tiền gửi; chính sách nhà nước quy định, một vài đơn vị nào đó phải đến gửi tiền tại NHTM QD và quy định đơn vị chỉ có thể mở một tài khoản gốc tại một ngân hàng, tất cả những điều này khiến cho NHTM CP rơi vào thế cạnh tranh bất lợi. 1.1.5. Hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp thấp Tối đa hoá lợi nhuận là động cơ và mục đích cơ bản trong kinh doanh của NHTM, hiệu quả kinh tế là điểm xuất phát và quy tụ trong hoạt động kinh tế của nó. Vậy nên, xuyên suốt quá trình quyết sách cho vay vốn và quá trình quản lý là sự vận hành tiền tệ lấy việc hạ thấp và phòng chống rủi ro cho vay làm mục tiêu, lấy nâng cao lợi ích kinh tế làm nòng cốt, tăng cường quản lý tín dụng nhằm bảo đảm sự chính xác và đạt hiệu quả cao, đây không chỉ là yêu cầu khách quan của quy luật vận động tiền tệ tín dụng, mà còn là yêu cầu nội tại trong quá trình tồn tại và phát triển của ngân hàng. Có thể nói, thiết thực hạ thấp rủi ro tín dụng, nâng cao chất lượng tiền tín dụng là một bài toán khó mà NHTM Trung Quốc gặp phải đầu thế kỉ 21. Theo các tài liệu thống kê có liên quan, 1/3 lượng tiền cho vay tín dụng của NHTM QD không thu hồi lại được. Ước tính rằng cần có khoảng 300-400 tỷ NDT (36- 48 tỷ USD) mỗi năm trong vòng 10 năm để tăng mức dự phòng rủi ro tín dụng lên 18 50%, trong đó Chính phủ phải đóng góp khoảng 2/3, phần còn lại được huy động ở thị trường chứng khoán và mua bán nợ8. Chất lượng tiền tín dụng thấp, rủi ro lớn, một mặt gây ra bởi những nguyên nhân như: quản lý tiền tín dụng của ngân hàng thiếu cơ chế hạn chế và ràng buộc trách nhiệm có hiệu quả, xem nhẹ quản lý, thu hồ, coi trọng cho vay; mặt khác, chịu sự quản lý của các doanh nghiệp có quan hệ huyết thống với ngân hàng. Vì chất lượng tiền và hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng vốn và hiệu quả kinh tế của ngân hàng, tình hình vận hành của doanh nghiệp quyết định trực tiếp tới hiệu quả vận hành của tiền tệ. Mô hình sản xuất của doanh nghiệp đầu tư nhiều, hiệu quả thấp, làm cho tiền tín dụng rất khó lưu thông trở lại và tăng giá trị. Sự xuống cấp liên tục trong hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp lại ảnh hưởng đến việc thực hiện hiệu quả kinh tế của ngân hàng. Đặc biệt là trong quá trình doanh nghiệp nhà nước cải cách xây dựng chế độ doanh nghiệp hiện đại, một số doanh nghiệp nhân cơ hội thay đổi cơ chế kinh doanh, nuốt chửng tiền vay tín dụng của ngân hàng, tìm đủ mọi cách để trốn tránh nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng, làm cho ngân hàng nhà nước đứng trước cuộc khủng hoảng thất thoát tiền tệ. Làm thế nào để thúc đẩy việc nâng cao chất lượng nguồn vốn và hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp, đồng thời với việc đảm bảo cho doanh nghiệp kinh doanh bình thường, bảo đảm an ninh tín dụng ngân hàng, tiếp đó nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng của ngân hàng, đã trở thành một vấn đề mang tính then chốt để thực hiện cải cách thương mại hoá ngành ngân hàng một cách thuận lợi. 1.1.6. Điểm mạng của các NHTM QD khó tinh giản, các NHTM CP chịu nhiều trói buộc Kể từ khi NHTM phi quốc hữu từng bước phát triển trở đi, được sự cố gắng giúp đỡ của Ngân hàng nhân dân, mạng lưới cơ quan chi nhánh của các ngân hàng đều được mở rộng tương đối lớn. Tuy nhiên, do hệ thống ngân hàng Trung Quốc vẫn thể hiện cục diện bốn NHTM QD lớn lũng 8 Theo Tạp chí Thị trường tài chính tiền tệ 15/10/2003 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan