Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luận văn ảnh hưởng của bột lá cây chùm ngây đến năng suất, chất lượng thịt và mộ...

Tài liệu Luận văn ảnh hưởng của bột lá cây chùm ngây đến năng suất, chất lượng thịt và một số chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa máu; hình thái lớp nhung mao ruột ở gà thịt nuôi tại thái nguyên​

.PDF
70
134
79

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM PHAN THỊ THU HIỀN ẢNH HƯỞNG CỦA BỘT LÁ CÂY CHÙM NGÂY ĐẾN NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG THỊT VÀ MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH LÝ, SINH HÓA MÁU; HÌNH THÁI LỚP NHUNG MAO RUỘT Ở GÀ THỊT NUÔI TẠI THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC THÁI NGUYÊN - 2019 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM PHAN THỊ THU HIỀN ẢNH HƯỞNG CỦA BỘT LÁ CÂY CHÙM NGÂY ĐẾN NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG THỊT VÀ MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH LÝ, SINH HÓA MÁU; HÌNH THÁI LỚP NHUNG MAO RUỘT Ở GÀ THỊT NUÔI TẠI THÁI NGUYÊN Ngành: Sinh học thực nghiệm Mã số: 8.42.01.14 LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC Giảng viên hướng dẫn: TS. Từ Quang Tân TS. Trần Thị Hoan THÁI NGUYÊN - 2019 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các nguồn số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực, chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được ghi rõ nguồn gốc. Thái Nguyên, tháng 6 năm 2019 Tác giả luận văn Phan Thị Thu Hiền Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Khoa Sinh Học Trường Đại Học Sư Phạm Thái Nguyên và các thầy cô giáo trong Khoa Chăn nuôi Thú y Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài. Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn giảng viên TS. Từ Quang Tân và TS. Trần Thị Hoan đã tận tình hướng dẫn cho tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Qua đây, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và những người thân đã thường xuyên tạo mọi điều kiện giúp đỡ, dành những tình cảm và sự động viên vô cùng quý báu cho tôi trong suốt thời gian học tập nghiên cứu và trong quá trình hoàn thành bản khóa luận này. Tôi xin chân thành cảm ơn cán bộ tại trại gà khoa chăn nuôi thú y Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên đã tạo điều kiện cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài. Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình, người thân, bạn bè đã luôn ủng hộ, động viên, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện đề tài. Thái Nguyên, tháng 6 năm 2019 Học viên Phan Thị Thu Hiền Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... ii MỤC LỤC............................................................................................................iii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................ iv DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. v DANH MỤC HÌNH ẢNH ..................................................................................... vi MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1 1. Đặt vấn đề ........................................................................................................ 1 2. Mục tiêu của đề tài........................................................................................... 2 3. Ý nghĩa của đề tài ............................................................................................ 2 4. Nội dung nghiên cứu ....................................................................................... 2 Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................... 4 1.1. Giới thiệu chung về cây Chùm Ngây ........................................................... 4 1.1.1. Phân loại và đặc điểm sinh thái của cây Chùm Ngây ............................... 4 1.1.2. Đặc điểm sinh vật học của cây Chùm Ngây .............................................. 5 1.1.3. Thành phần dinh dưỡng và một số giá trị sử dụng của cây Chùm Ngây ........ 5 1.1.4. Năng suất và sản lượng lá Chùm Ngây ..................................................... 8 1.2. Ảnh hưởng của sắc tố thực vật ................................................................... 10 1.2.1. Giới thiệu chung về sắc tố trong bộ lá thực vật ....................................... 10 1.2.2. Vai trò của sắc tố trong bột lá thực vật đối với vật nuôi ......................... 12 1.3. Tính chất lý, hoá học và chức năng chính của máu ................................... 13 1.3.1. Thành phần của máu ................................................................................ 13 1.3.2. Tỷ trọng của máu ..................................................................................... 13 1.3.3. Độ nhớt của máu ...................................................................................... 13 1.3.4. Áp suất thẩm thấu .................................................................................... 14 1.3.5. Độ pH....................................................................................................... 14 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 1.3.6. Protein ...................................................................................................... 14 1.3.7. Đường ...................................................................................................... 14 1.3.8. Lipit.......................................................................................................... 15 1.3.9. Các thành phần hữu hình của máu .......................................................... 15 1.3.10. Tạo máu ................................................................................................. 16 1.4. Đặc điểm cấu tạo của ruột non ................................................................... 17 1.5. Kết quả nghiên cứu về sử dụng bột lá Chùm Ngây cho gia cầm .................. 22 1.5.1 Nghiên cứu trong nước .............................................................................. 22 1.5.2 Tình hình nghiên cứu nước ngoài .............................................................. 25 Chương 2: VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...... 29 2.1. Vật liệu nghiên cứu, địa điểm, thời gian nghiên cứu ................................. 29 2.3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 29 2.3.1. Bố trí thí nghiệm ...................................................................................... 29 2.3.2. Thức ăn thí nghiệm ................................................................................. 30 2.3.3. Các chỉ tiêu theo dõi ................................................................................ 31 2.3.4. Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu........................................................... 32 2.3.5. Phương pháp xử lý các số liệu................................................................. 39 Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN........................................................... 40 3.1. Ảnh hưởng của bột lá Chùm Ngây trong khẩu phần đến tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm ............................................................................ 40 3.2. Ảnh hưởng của bột lá Chùm Ngây trong thức ăn hỗn hợp đến khối lượng cơ thể của gà thí nghiệm ............................................................... 41 3.3. Ảnh hưởng của bột lá cây Chùm Ngây trong khẩu phần ăn đến sinh trưởng tuyệt đối của gà thí nghiệm ........................................................... 43 3.4. Ảnh hưởng của bột lá Chùm Ngây trong khẩu phần ăn đến sinh trưởng tương đối của đàn gà thí nghiệm qua các giai đoạn .................... 45 3.5. Ảnh hưởng của bột lá Chùm Ngây trong khẩu phần thức ăn hỗn hợp đến tiêu thụ thức ăn của gà thí nghiệm qua các giai đoạn....................... 46 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 3.6. Ảnh hưởng của bột lá Chùm Ngây trong khẩu phần ăn hỗn hợp đến tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng của gà thí nghiệm ........................... 48 3.7. Chỉ số sản xuất và chỉ số kinh tế ................................................................ 49 3.8. Ảnh hưởng của bột lá Chùm Ngây trong khẩu phần ăn đến một số chỉ tiêu sinh lý máu của thịt gà thí nghiệm ............................................. 50 3.9. Ảnh hưởng của bột lá Chùm Ngây trong khẩu phần ăn đến một số chỉ tiêu sinh hóa máu của thịt gà thí nghiệm ........................................... 51 3.10. Ảnh hưởng của bột lá Chùm Ngây đến hình thái nhung mao ruột non ......... 52 3.10.1. Đặc điểm cấu trúc vi thể thành ruột non đoạn tá tràng ở gà ................. 52 3.10.2. Đặc điểm cấu tạo vi thể ruột non đoạn hỗng tràng ở gà........................ 53 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................................. 55 1. Kết luận .......................................................................................................... 55 2. Đề nghị........................................................................................................... 55 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 56 MỘT SỐ HÌNH ẢNH CỦA ĐỀ TÀI ...................................................................... Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nội dung CNSH Công nghệ sinh học CNTP Công nghệ thực phẩm ĐC Đối chứng ĐVT Đơn vị tính HQKT Hiệu quả kinh tế KPCS Khẩu phần cơ sở Max Lớn nhất Min Nhỏ nhất SS Sơ sinh TĂ Thức ăn TN Thí nghiệm TTTĂ Tiêu tốn thức ăn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Bảng phân tích thành phần dinh dưỡng có trong 100g lá cây Chùm Ngây.......................................................................................... 6 Bảng 2.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm...................................................................... 29 Bảng 2.2. Thành phần nguyên liệu trong khẩu phần ăn của gà Lương Phượng...... 31 Bảng 3.1. Tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi ....................... 40 Bảng 3.2. Khối lượng trung bình của gà Lương Phượng thí nghiệm ............... 42 Bảng 3.3. Sinh trưởng tuyệt đối của gà qua các giai đoạn ................................ 43 Bảng 3.4. Sinh trưởng tương đối của gà qua các giai đoạn tuổi ....................... 45 Bảng 3.5. Khả năng thu nhận thức ăn của gà qua các tuần tuổi ....................... 47 Bảng 3.6. Tiêu tốn thức ăn cho 1kg tăng khối lượng của gà............................. 48 Bảng 3.7. Chỉ số sản xuất và chỉ số kinh tế ....................................................... 50 Bảng 3.8. Ảnh hưởng của Chùm Ngây đến số lượng hồng cầu, bạch cầu và hàm lượng huyết sắc tố máu của gà thí nghiệm ........................... 51 Bảng 3.9. Ảnh hưởng của Chùm Ngây đến hàm lượng protein và các tiểu phần protein huyết thanh .................................................................. 51 Bảng 3.10. Chiều cao của nhung mao ruột đoạn tá tràng ở gà .......................... 53 Bảng 3.11. Chiều cao của nhung mao ruột đoạn hỗng tràng ở gà..................... 54 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 3.1: Đồ thị tỷ lệ nuôi sống của gà ở các lô thí nghiệm ............................. 41 Hình 3.2: Đồ thị sinh trưởng tích lũy của gà ở lô thí nghiệm ........................... 43 Hình 3.3: Biểu đồ sinh trưởng tuyệt đối của gà ở lô thí nghiệm ....................... 44 Hình 3.4: Biểu đồ sinh trưởng tương đối của gà ở lô thí nghiệm...................... 46 Hình 3.5: Biểu đồ lượng thức ăn thu nhận của gà ở lô thí nghiệm ................... 48 Hình 3.6: Biểu đồ tốn thức ăn/kg tăng khối lượng cộng dồn qua các tuần tuổi của gà ở lô thí nghiệm ................................................................ 49 Hình 3.7: Cấu trúc thành và lớp nhung mao ruột non đoạn tá tràng ................. 52 Hình 3.8: Cấu trúc thành và lớp nhung mao ruột non đoạn hỗng tràng ............ 53 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Như chúng ta đã biết, ở trên thế giới bột lá thực vật được xem như một thành phần không thể thiếu được trong thức ăn của gia súc, gia cầm. Ở nước ta thì khoảng mười năm gần đây người ta chủ yếu sử dụng thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh trong chăn nuôi gia súc và gia cầm, nhưng trong thức ăn đó thì hầu như không có bột lá thực vật. Qua nhiều nghiên cứu ở trên thế giới và trong nước, nhiều nhà khoa học đã kết luận rằng khi cho vật nuôi ăn khẩu phần ăn có bột lá thực vật thì khả năng sinh trưởng và sản xuất cao hơn so với khẩu phần ăn không có bột lá thực vật. Mặt khác, do đời sống của người tiêu dùng ngày càng cao, cho nên nhu cầu về thực phẩm của người dân trở lên đa dạng, họ không chỉ quan tâm nhiều đến số lượng mà còn quan tâm đến chất lượng của các sản phẩm chăn nuôi. Trong ngành chăn nuôi gia cầm, sản phẩm phải thỏa mãn được yêu cầu về chất lượng như: thịt thơm, ngon, chắc thịt, lòng đỏ trứng gà thơm và đỏ....Chính vì vậy mà một trong nhiều điều kiện cơ bản nhất có tính bắt buộc đối với chăn nuôi gà sạch có chất lượng cao là phải nuôi bằng thức ăn đặc biệt, sử dụng các nguyên liệu có nguồn gốc thực vật, đảm bảo không tồn dư bất kỳ hoá chất nào, không được dùng các chất kích thích tăng trọng và các loại kháng sinh nào tồn dư trong thịt. Ở một số nước trên thế giới việc sản xuất bột lá thực vật đã trở thành một ngành công nghiệp chế biến như: Colombia, Thái Lan, Ấn Độ, Philippin.... Các loại thực vật thường được trồng để sản xuất bột lá: Châu Á (Philippin, Ấn Độ: keo dậu); Châu Âu: mục túc và Châu Mỹ (Braxin, Colombia: sắn). Việt Nam chưa có ngành công nghiệp sản xuất bột lá thực vật, nhưng trong tương lai rồi sẽ phải có. Về loại thực vật có thể sử dụng để sản xuất bột lá, tôi suy nghĩ tới cây Chùm Ngây. Lá Chùm Ngây giàu dinh dưỡng, đặc biệt là protein, ngoài ra nó còn chứa một lượng đáng kể xantophin có tác dụng làm tăng màu lòng đỏ trứng gà. Lá Chùm Ngây dễ phơi khô (phơi nắng hoặc sấy), Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn dễ bảo quản. Để có cơ sở khoa học đề xuất một loại cây trồng dùng để sản xuất bột thực vật sử dụng làm thức ăn chăn nuôi trong tương lai giống như các nước đã và đang làm từ đó tiến hành đề tài: “Ảnh hưởng của bột lá cây Chùm Ngây đến năng suất, chất lượng thịt và một số chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa máu; hình thái lớp nhung mao ruột ở gà thịt nuôi tại Thái Nguyên” 2. Mục tiêu của đề tài - Xác định ảnh hưởng của bột lá cây Chùm Ngây trong khẩu phần ăn đến khả năng sản xuất và chất lượng thịt của gà thịt. - Xác định ảnh hưởng của bột lá cây Chùm Ngây đến một số chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa máu, hình thái lớp nhung mao ruột gà. 3. Ý nghĩa của đề tài 3.1. Ý nghĩa khoa học Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp những thông tin cơ bản về việc sử dụng bột lá cây Chùm Ngây trong chăn nuôi gà thịt. Những thông tin này có thể được sử dụng để làm tài liệu tham khảo cho các đề tài khác cùng lĩnh vực. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn Bổ sung bột lá cây Chùm Ngây vào công thức thức ăn hỗn hợp nâng cao khả năng sinh trưởng của gà, từ đó nâng cao hiệu quả chăn nuôi gà thịt. Kết quả của đề tài góp phần chứng minh hiệu quả của bột lá Chùm Ngây trong chăn nuôi gà thịt. Ứng dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật vào thực tiễn sản xuất, góp phần nâng cao năng suất và chất lượng gà thịt, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân. 4. Nội dung nghiên cứu Nghiên cứu ảnh hưởng của khẩu phần có bột lá Chùm Ngây đến gà thịt với các nội dung sau: - Xác định ảnh hưởng của bột lá Chùm Ngây đến khả năng sinh trưởng; khả năng cho thịt và thành phần hóa học thịt của gà. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn - Xác định ảnh hưởng của bột lá Chùm Ngây đến một số chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của gà thịt. - Xác định ảnh hưởng của bột lá Chùm Ngây đến một số chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa máu và hình thái lớp nhung mao của gà. - Trên cơ sở các kết quả thu được, so sánh ảnh hưởng của các khẩu phần có bột lá với không có bột lá đối với gà thịt. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Giới thiệu chung về cây Chùm Ngây 1.1.1. Phân loại và đặc điểm sinh thái của cây Chùm Ngây Cây Chùm Ngây (Moringa oleifera Lam) thuộc ngành Ngọc Lan Magnoliophyta, lớp Ngọc Lan Magnoliopsida, bộ Chùm Ngây Moringales, họ Chùm Ngây Moringaceae, chi Chùm Ngây Moringa [16]. Chùm Ngây là giống cây có xuất xứ từ vùng Nam Á, có tốc độ sinh trưởng nhanh và là cây trồng quan trọng ở nhiều nước như: Ấn Độ, Ethiopia, Philippines hiện đang phát triển tại một số nơi thuộc châu Phi, châu Á nhiệt đới, châu Mỹ latinh, vùng Caribean, Florida và quần đảo thuộc Thái Bình Dương. Cây mọc hoang và được trồng, khai thác, sử dụng ở nhiều nơi trên thế giới do có giá trị kinh tế cao [15]. Chùm Ngây thích hợp và phát triển tốt nhất ở nơi có độ cao dưới 600m, chịu hạn, sinh trưởng tốt ở những nơi có lượng mưa hàng năm từ 250 - 1.500 mm. Tuy nhiên ở những nơi có độ cao 1.200m cây Chùm Ngây vẫn phát triển bình thường [14]. Nhiệt độ môi trường là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển và phân bố cây Chùm Ngây; cây sinh trưởng, phát triển tốt ở nhiệt độ từ 25 - 350C; tuy nhiên cây vẫn tồn tại được trong một khoảng thời gian khi nhiệt độ môi trường cao tới 48oC. Chất lượng, năng suất và thành phần hóa học của lá cây Chùm Ngây chịu ảnh hưởng rất lớn của sự chênh lệch nhiệt độ giữa các mùa trong năm [17]. Chùm Ngây trồng ở nơi đất xấu cũng mọc được, chịu được hạn, ưa nắng, ít bị sâu bệnh. Tuy nhiên, nó ưa đất có khả năng thoát nước hoàn toàn, thích nghi tốt nhất tại những vùng đất mùn pha cát, đất nhiều cát; những vùng đất thoát nước kém cây vẫn có khả năng sinh trưởng, phát triển nhưng cây không cao, thân nhỏ. Cây không chịu được ngập úng, ở những vùng đất ngập úng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn thường xuyên, đất không được thoát nước, cây dễ chết. Độ pH thích hợp nhất đối với cây Chùm Ngây từ 5 – 9. 1.1.2. Đặc điểm sinh vật học của cây Chùm Ngây Chùm Ngây là cây thân gỗ, thân hình trụ, cao từ 5 đến 10 m, phân nhiều nhánh. Thân còn non màu xanh và có lông, thân cây già có màu xám và nốt sần, không có gai. Lá dài 30 - 60 mm, lá kép hình lông chim 3 lần lẻ, lá có màu xanh thẫm, mọc cách nhau, lá phụ bậc 1 có từ 5 - 7 cặp lá, lá phụ bậc 2 có từ 4 6 cặp lá, lá chét dài 12 - 20 mm hình trứng, mọc đối nhau, cuống lá có chiều dài khoảng 18 - 25 cm. Chùm Ngây thường ra hoa ngay trong năm đầu sau khi trồng khoảng 6 tháng. Hoa Chùm Ngây có mầu trắng kem, giống hoa đậu, có mùi thơm cuống dài 1-2cm, có lông tơ. Cụm hoa dạng chùm sim mọc ở nách lá hay ngọn cành. Trục phát hoa dài 10 -15 cm mầu xanh, có lông. Lá bắc hình vảy nhỏ, có lông. Đài hoa mầu trắng dài 1cm, rời, đều, hơi cong hình lòng muỗng. Cánh hoa mầu trắng hơi vàng, rời, không đều, cánh hoa dạng thìa, phấn nằm ngoài, dài hơn nhị bất thụ và đối diện với cánh hoa, nhị bất thụ nằm xen kẽ cánh hoa. Chỉ nhị mầu vàng dài 0,6 - 1 cm, có lông. Bao phấn hình bầu dục, mầu vàng. Bộ nhụy 3 lá noãn dính, tạo thành bầu trên 1 ô, mang nhiều noãn, đính noãn bên, có lông. Vòi nhụy màu xanh, dài 1,8 cm, có nhiều lông. Đầu nhụy hình trụ, màu vàng, có long. Quả dạng nang treo, dài 25 - 30 cm, có 3 cạnh, chỗ có hạt hơi gồ lên, dọc theo quả có khía rãnh, quả khô màu vàng xám. Hạt màu trắng sữa, tròn, to lớn cỡ hạt đậu Hà Lan [1], [9]. Cây Chùm Ngây nếu trồng bằng hạt hệ thống rễ sẽ phát triển nhanh hơn trồng bằng cách giâm, rễ Chùm Ngây trồng bằng hạt phình to như củ, mầu trắng, rễ thưa nhau. 1.1.3. Thành phần dinh dưỡng và một số giá trị sử dụng của cây Chùm Ngây Chùm Ngây rất có ý nghĩa trong việc chống suy dinh dưỡng tại các khu vực đói nghèo. Nhiều bộ phận của cây như quả, lá non, hoa các nhánh non đều Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn có thể dùng. Theo các nghiên cứu thì cây Chùm Ngây không chỉ là nguồn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao mà còn chứa nhiều khoáng chất và axit amin tốt cho cơ thể. So sánh giá trị dinh dưỡng của nó với một số thực phẩm tự nhiên thường dùng hàng ngày, cho thấy giá trị dinh dưỡng của lá cây Chùm Ngây cao hơn nhiều. Lượng vitamin C cao hơn gấp 7 lần so với lượng vitamin C có trong quả cam, gấp 4 lần lượng canxi và 2 lần lượng protein của sữa, hơn 4 lần vitamin A của cà rốt và hơn 3 lần potassium của chuối [20]. Phân tích giá trị dinh dưỡng và khoáng chất trong 100g lá của cây Chùm Ngây được thể hiện ở bảng 1.1. Bảng 1.1: Bảng phân tích thành phần dinh dưỡng có trong 100g lá cây Chùm Ngây TT THÀNH PHẦN TRÁI DINH DƯỠNG/100gr TƯƠI 1 Water (nước)% 2 LÁ TƯƠI BỘT LÁ KHÔ 86,9 % 75,0 % 7,5 % Calories 26 92 205 3 Protein (g) 2,5 6,7 27,1 4 Fat (g) (chất béo) 0,1 1,7 2,3 5 Carbohydrate (g) 3,7 13,4 38,2 6 Fiber (g) (chất xơ) 4,8 0,9 19,2 7 Minerals (g) (chất khoáng) 2,0 2,3 - 8 Ca (mg) 30 440 2003 9 Mg (mg) 24 25 368 10 P (mg) 110 70 204 11 P (mg) 259 259 1324 12 Cu (mg) 3,1 1,1 0,054 13 Fe (mg) 5,3 7,0 28,2 14 S (g) 137 137 870 15 Oxalic acid (mg) 10 101 1,6 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn TT THÀNH PHẦN TRÁI DINH DƯỠNG/100gr TƯƠI LÁ TƯƠI BỘT LÁ KHÔ 16 Vitamin A - Beta Carotene (mg) 0,11 6,8 1,6 17 Vitamin B - choline (mg) 423 423 - 18 Vitamin B1 - thiamin (mg) 0,05 0,21 2,64 19 Vitamin B2 - Riboflavin (mg) 0,07 0,05 20,5 20 Vitamin B3 - nicotinic acid (mg) 0,2 0,8 8,2 21 Vitamin C - ascorbic acid (mg) 120 220 17,3 22 Vitamin E - tocopherol acetate - - 113 23 Arginine (g/16gN) 3,66 6,0 1,33% 24 Histidine (g/16gN) 1,1 2,1 0,61% 25 Lysine (g/16gN) 1,5 4,3 1,32% 26 Tryptophan (g/16gN) 0,8 1,9 0,43% 27 Phenylanaline (g/16gN) 4,3 6,4 1,39% 28 Methionine (g/16gN) 1,4 2,0 0,35% 29 Threonine (g/16gN) 3,9 4,9 1,19% 30 Leucine (g/16gN) 6,5 9,3 1,95% 31 Isoleucine (g/16gN) 4,4 6,3 0,83% 32 Valine (g/16gN) 5,4 7,1 1,06% Theo báo cáo ngày 17/7/1998 của Campden and Chorleywood Food Research Association in Conjunction) * Giá trị dinh dưỡng: Hạt Chùm Ngây chứa nhiều dầu, dầu có thể sử dụng làm dầu ăn (chế biến các món ăn). Dầu có tỷ lệ axit béo khoảng 67,9%, trong đó chủ yếu là axit béo không no, vì vậy nó có thể thay thế các loại dầu ăn quý như dầu oliu. Toàn bộ quả Chùm Ngây được sử dụng để ăn xanh, hạt được rang thành bột, hấp trong trà và món cà ri [15]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Lá Chùm Ngây chứa nhiều chất dinh dưỡng, đặc biệt là các vitamin thiết yếu như vitamin A, C và E. Lá Chùm Ngây là nguồn dinh dưỡng bổ sung các hợp chất hữu cơ tự nhiên tốt cho sức khỏe con người, được hai tổ chức thế giới WHO và FAO khuyến cáo sử dụng cho các bà mẹ thiếu sữa và trẻ suy dinh dưỡng. So sánh hàm lượng một số dinh dưỡng chính trong lá Chùm Ngây với một số loại thực phẩm phổ biến hiện nay cho thấy: hàm lượng 6 vitamin C nhiều hơn 7 lần so với quả cam; vitamin A nhiều hơn 4 lần so với cà rốt; canxi nhiều hơn 4 lần so với sữa; chất sắt nhiều hơn 3 lần so với rau cải bó xôi; chất đạm (protein) nhiều hơn 2 lần so với ya - ua; kali nhiều 3 lần so với quả chuối. Ngoài ra, trong lá Chùm Ngây còn chứa hàm lượng cao carotenoid hoạt tính sinh học, tocopherols và vitamin C. Các nghiên cứu dịch tễ học đã chứng minh rằng các loại rau quả giàu carotenoid có liên quan đến giảm nguy cơ ung thư, bệnh tim mạch, sự thoái hoá điểm vàng và sự hình thành đục thuỷ tinh thể [14]. Những chất dinh dưỡng thiết yếu có thể giúp làm giảm sự thiếu hụt dinh dưỡng và chống lại nhiều căn bệnh mãn tính. * Giá trị y học, dược liệu Các bộ phận của cây Chùm Ngây như thân, rễ, lá, hạt Chùm Ngây đã được dùng để trị nhiều bệnh trong y học dân gian tại nhiều nước trong vùng Nam Á. Trong lá, rễ, hạt, vỏ cây, quả và hoa có những hoạt tính như kích thích hoạt động của tim, hệ tuần hoàn, hoạt tính chống u bướu, hạ nhiệt, chống kinh phong, chống sưng viêm, trị ung loét, chống co giật, lợi tiểu, hạ huyết áp, hạ cholesierol, chống oxy hóa, trị tiểu đường, bảo vệ gan, kháng sinh và chống nấm. 1.1.4. Năng suất và sản lượng lá Chùm Ngây Cây 3 tháng tuổi đã bắt đầu cho thu hoạch, cây cao 60 cm bắt đầu cắt ngọn và mỗi tháng tiến hành tỉa cành thúc đẩy cây đâm chồi, chăm sóc bón phân, sau 6 tháng tuổi, cây cao khoảng 2 mét, là thời gian bắt đầu thu hoạch chính, trung bình cây đã có thể cho 600g lá tươi /cây /tháng. Thời gian thu hoạch lá 3- 5 năm từ khi trồng. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Năng suất khi trồng Chùm Ngây phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như thời tiết, mùa vụ, địa điểm trồng, mức bón phân và khoảng cách trồng, tuổi thu hoạch, cách thu hoạch và tưới nước. Theo Mendieta - araica và cs (2013) [18] cho biết: khi trồng Chùm Ngây ở các mức bón đạm lần lượt là 0 - 261 - 521 - 782 kg N/ha/năm thì ở mức 521 kgN/ha/năm thì cây cho năng suất chất xanh và VCK cao nhất. Các nhà khoa học đã thí nghiệm trồng Chùm Ngây với các mức từ 10.000 cây/ha đến 16.000.000 cây/ha để lấy lá, kết quả cho thấy mật độ trồng tốt nhất là 1.000.000 cây/ha tương ứng với khoảng cách là 10x10cm, ở khoảng cách này Chùm Ngây có thể cho năng suất sinh khối lên đến 270 tấn/ha/năm nếu được chăm sóc tốt. Tuy nhiên tại Managua và Nicaragua khi nghiên cứu ảnh hưởng mật độ trồng ở 3 mức khác nhau là 250.000, 500.000 và 750.000 cây/ha, kết quả là ở năm thứ nhất sản lượng của các nghiệm thức không sai khác nhau rõ rệt. Nhưng đến năm thứ hai thì sản lượng của nghiệm thức với mật độ trồng 500.000 cây/ha đạt cao nhất. Tại Khoa Nông học, trường Đại học Kwame Nkumah, Kumasi, Ghana đã nghiên cứu ảnh hưởng của khoảng cách trồng 5 x 5 c m , 5 x 1 0 c m , 5 x 1 5 cm và chu kỳ thu hoạch 30, 35 và 40 ngày tới sinh trưởng và năng suất lá cây Chùm Ngây, kết quả đã chỉ ra rằng khoảng cách trồng Chùm Ngây thích hợp nhất là 5 x 15cm (1,33 triệu cây/ha) trên đất cát pha thoát nước tốt và chu kỳ thu hoạch thích hợp nhất là 35 ngày, ở thời điểm này cây cho năng suất lá và hàm lượng dinh dưỡng cao nhất. Nguyễn Đặng Toàn Chương (2011) [1] đã nghiên cứu ảnh hưởng của 3 mức phân NPK (công thức 2:1:1) và 3 loại phân hữu cơ đến sự sinh trưởng, năng suất và chất lượng lá cây Chùm Ngây. Kết quả là mức bón 70kg N - 35kg P2O5 -55kg K /ha/năm đã giúp cây sinh trưởng và năng suất chất xanh cao hơn 20 hẳn các mức bón NPK thấp hơn. Điều này phù hợp với đặc tính sinh học của cây trồng, khi được cung cấp một lượng dinh dưỡng cao, hợp lý sẽ sinh trưởng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn tốt hơn. Trong các loại phân hữu cơ bón cho Chùm Ngây, phân gia súc có tác động đến sinh trưởng và năng suất lớn hơn phân xanh, phân rác. Theo Nguyễn Đặng Toàn Chương (2011) [1], cây Chùm Ngây sinh trưởng tốt nhất khi đốn ở độ cao 100 cm. Ở độ cao này cây chịu ít tác động nhất, khả năng phục hồi nhanh khi đốn xuống 50cm và 30cm. Đối với việc sử dụng chất kích thích ra chồi, sau khi đốn nếu được phun urê 1% thì cây Chùm Ngây tái sinh tốt, số lượng chồi lớn hơn so với các nghiệm thức đối chứng không được phun chất kích thích. Năng suất thực thu đạt cao nhất (1.801,6kg/2 lần thu/ha) ở nghiệm thức đốn ở độ cao 100cm và phun urê 1%. 1.2. Ảnh hưởng của sắc tố thực vật 1.2.1. Giới thiệu chung về sắc tố trong bộ lá thực vật Chức năng chính của sắc tố thực vật là quang hợp, sử dụng sắc tố màu xanh chlorophyll cùng với vài sắc tố đỏ và vàng để giúp bắt giữ càng nhiều năng lượng ánh sáng càng tốt. Những chức năng khác của sắc tố thực vật bao gồm thu hút côn trùng đến các bông hoa để khuyến khích sự thụ phấn. Sắc tố thực vật gồm nhiều loại phân tử đa dạng khác nhau, bao gồm porphyrins, carotenoid, anthocyanin và betalain. Tất cả các sắc tố sinh học đều hấp thu một cách chọn lọc các bước sóng ánh sáng nhất định trong khi phản xạ các bước sóng khác. Phần ánh sáng mà bị hấp thu có thể được sử dụng bởi thực vật để cung cấp năng lượng cho các phản ứng hóa học, trong khi các bước sóng ánh sáng bị phản xạ sẽ quyết định màu nào của sắc tố mà xuất hiện trước mắt. Những sắc tố chính chịu trách nhiệm như sau: Chlorophyll là sắc tố quan trọng nhất trong thực vật; nó là một loại chlorin mà hấp thu các bước sóng ánh sáng vàng và xanh lam và phản xạ bước sóng ánh sáng màu xanh lục. Sự hiện diện tương đối phong phú của nó làm cho thực vậy có màu xanh lục. Mọi loài thực vật trên mặt đất và tảo lục đều sở hữu hai loại sắc tố này: chlorophyll a và chlorophyll b. Tảo bẹ, tảo cát và các heterokont (một loại Sinh vật nhân chuẩn) quang hợp có chứa chlorophyll c Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan