Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận án tiến sĩ xây dựng phong cách làm việc hồ chí minh cho cán bộ, giảng viên ...

Tài liệu Luận án tiến sĩ xây dựng phong cách làm việc hồ chí minh cho cán bộ, giảng viên các học viện công an nhân dân

.PDF
163
22
142

Mô tả:

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ THU TRANG XÂY DỰNG PHONG CÁCH LÀM VIỆC HỒ CHÍ MINH CHO CÁN BỘ, GIẢNG VIÊN CÁC HỌC VIỆN CÔNG AN NHÂN DÂN HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: HỒ CHÍ MINH HỌC HÀ NỘI - 2019 HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ THU TRANG XÂY DỰNG PHONG CÁCH LÀM VIỆC HỒ CHÍ MINH CHO CÁN BỘ, GIẢNG VIÊN CÁC HỌC VIỆN CÔNG AN NHÂN DÂN HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: HỒ CHÍ MINH HỌC MÃ SỐ: 62 31 02 04 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. PHẠM NGỌC ANH PGS.TS. BÙI ĐÌNH PHONG HÀ NỘI - 2019 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Tác giả luận án Nguyễn Thị Thu Trang MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án 1.2. Kết quả nghiên cứu đã đạt được và những vấn đề luận án cần tiếp tục giải quyết Chương 2: PHONG CÁCH LÀM VIỆC HỒ CHÍ MINH - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN 2.1. Các khái niệm cơ bản 2.2. Đặc trưng phong cách làm việc Hồ Chí Minh 2.3. Nội dung chủ yếu của phong cách làm việc Hồ Chí Minh 2.4. Giá trị của phong cách làm việc Hồ Chí Minh Chương 3: THỰC TRẠNG VÀ YÊU CẦU ĐẶT RA TRONG XÂY DỰNG PHONG CÁCH LÀM VIỆC CHO CÁN BỘ, GIẢNG VIÊN CÁC HỌC VIỆN CÔNG AN NHÂN DÂN THEO PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH 1 6 6 21 25 25 32 39 60 64 64 3.1. Đặc điểm tình hình cán bộ, giảng viên các Học viện Công an nhân dân 3.2. Thực trạng xây dựng phong cách làm việc cho cán bộ, giảng viên các Học viện Công an nhân dân theo phong cách Hồ Chí Minh 3.3. Yêu cầu đặt ra trong xây dựng phong cách làm việc cho cán bộ, giảng viên các Học viện Công an nhân dân theo phong cách Hồ Chí Minh 103 Chương 4: NỘI DUNG, GIẢI PHÁP XÂY DỰNG PHONG CÁCH LÀM VIỆC CHO CÁN BỘ, GIẢNG VIÊN CÁC HỌC VIỆN CÔNG AN NHÂN DÂN HIỆN NAY THEO PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH 111 4.1. Những nhân tố tác động đến xây dựng phong cách làm việc của cán bộ, giảng viên các Học viện Công an nhân dân hiện nay 4.2. Nội dung xây dựng phong cách làm việc cho cán bộ, giảng viên các Học viện Công an nhân dân theo phong cách Hồ Chí Minh 4.3. Giải pháp xây dựng phong cách làm việc cho cán bộ, giảng viên các Học viện Công an nhân dân theo phong cách Hồ Chí Minh KẾT LUẬN DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 72 111 115 124 145 148 149 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ANND : An ninh nhân dân CAND : Công an nhân dân CSND : Cảnh sát nhân dân PCLV : Phong cách làm việc 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Phong cách Hồ Chí Minh là sự kết tinh từ tinh hoa văn hoá dân tộc và nhân loại, là di sản tinh thần quý báu của nhân dân ta, giá trị hợp thành nền văn hoá Việt Nam. Phong cách Hồ Chí Minh là một chỉnh thể bao gồm: phong cách tư duy; phong cách diễn đạt; phong cách làm việc (PCLV); phong cách ứng xử; phong cách sinh hoạt. Trong đó, PCLV Hồ Chí Minh là một yếu tố đặc sắc tạo nên nhân cách Hồ Chí Minh - mẫu mực của một lãnh tụ chính trị và nhà khoa học chân chính, thấm nhuần chủ nghĩa nhân văn cao cả và triết lý hành động vì con người của một nhà văn hoá lớn. PCLV Hồ Chí Minh không chỉ là chuẩn mực cho việc rèn luyện phong cách của cán bộ, đảng viên mà còn bồi dưỡng nhân cách cho các thế hệ người Việt Nam hôm nay và mai sau. Hiện nay, đất nước ta đang đứng trước những thời cơ, thuận lợi để phát triển nhanh và bền vững, nhưng cũng tiềm ẩn không ít những khó khăn, thách thức trong bối cảnh tình hình thế giới, khu vực diễn biến phức tạp, khó lường. Các thế lực thù địch vẫn tiếp tục thực hiện âm mưu chống phá Đảng, Nhà nước ta với nhiều thủ đoạn, trong đó có chiến lược “diễn biến hoà bình”, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá”, “phi chính trị hoá” các lực lượng vũ trang nhân dân. Bên cạnh đó, tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong một bộ phận cán bộ, đảng viên, công chức; sự tồn tại và diễn biến phức tạp của tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí đang gây nhiều bức xúc trong nhân dân. Thực tiễn trên đặt ra những yêu cầu lớn trong việc tu dưỡng, rèn luyện những phẩm chất chính trị, đạo đức, phong cách của mỗi cán bộ, đảng viên. Ngày 15/5/2016, Bộ Chính trị ra Chỉ thị số 05CT/TW về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Việc nghiên cứu, học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách đặc biệt là PCLV Hồ Chí Minh là yêu cầu cần thiết để hoàn thiện phong cách, phẩm chất và năng lực đối với mọi cán bộ, đảng viên và nhân dân. Các Học viện Công an nhân dân (CAND) có nhiệm vụ giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học của lực lượng, phục vụ sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội. Để đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ công tác, cán bộ, 2 giảng viên các Học viện CAND cần đảm bảo không chỉ về phẩm chất chính trị, đạo đức, trình độ, năng lực chuyên môn vững vàng mà phải có phương pháp, lề lối, PCLV phù hợp để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Nhận thức vấn đề PCLV của cán bộ, giảng viên là yếu tố then chốt của công tác giáo dục, đào tạo, xác định uy tín, vị thế của cán bộ, giảng viên và các Học viện CAND nên trong quá trình phát triển, các Học viện CAND đã không ngừng chăm lo, xây dựng, rèn luyện, bồi dưỡng họ mọi mặt về phẩm chất, năng lực, đặc biệt là xây dựng PCLV theo phong cách Hồ Chí Minh, gắn liền với nhiệm vụ đổi mới căn bản toàn diện giáo dục, đào tạo trong CAND, xây dựng phong cách người Công an “Bản lĩnh, nhân văn, vì nhân dân phục vụ”. Qua quá trình xây dựng, đại bộ phận cán bộ, giảng viên các Học viện CAND đã có PCLV khoa học, đổi mới, sáng tạo, tích cực, luôn hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên, so với yêu cầu, nhiệm vụ, PCLV của cán bộ, giảng viên các Học viện CAND vẫn chưa ngang tầm với yêu cầu của thực tiễn công tác, vẫn còn một bộ phận cán bộ, giảng viên bộc lộ hạn chế về PCLV, chưa thực sự tiêu biểu về PCLV khoa học, dân chủ, quần chúng, chưa thực sự nêu gương; sự chỉ đạo xây dựng PCLV của một số Học viện còn chưa được sâu sát và đảm bảo tính đồng bộ. Những sự tồn tại đó nếu không được thường xuyên quan tâm, bồi dưỡng, xây dựng sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công tác giáo dục, đào tạo của các Học viện CAND, trong khi hệ thống các Học viện CAND đang ngày càng được mở rộng và phát triển về mọi mặt. Do đó, xây dựng PCLV cho cán bộ, giảng viên các Học viện CAND hiện nay theo phong cách Hồ Chí Minh để đảm bảo yêu cầu đổi mới giáo dục, đào tạo, góp phần xây dựng phong cách người cán bộ, giảng viên CAND bản lĩnh, nhân văn, vì nhân dân phục vụ, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của lực lượng CAND trong tình hình mới là vấn đề mang ý nghĩa lý luận, thực tiễn sâu sắc và mục tiêu chiến lược, lâu dài. Với ý nghĩa nêu trên, tác giả lựa chọn đề tài: “Xây dựng phong cách làm việc Hồ Chí Minh cho cán bộ, giảng viên các Học viện Công an nhân dân hiện nay” làm luận án tiến sỹ, chuyên ngành Hồ Chí Minh học. 3 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích Nghiên cứu hệ thống nội dung PCLV của Hồ Chí Minh và vận dụng vào đánh giá thực trạng xây dựng PCLV của cán bộ, giảng viên các Học viện CAND, trên cơ sở đó, xác định nội dung, đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả xây dựng PCLV cho cán bộ, giảng viên các Học viện CAND hiện nay theo phong cách Hồ Chí Minh. 2.2. Nhiệm vụ Một là, tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án. Hai là, phân tích làm rõ các khái niệm “phong cách”, “phong cách Hồ Chí Minh”, “phong cách làm việc Hồ Chí Minh”, “xây dựng phong cách làm việc” và “cán bộ, giảng viên các Học viện Công an nhân dân”; đặc trưng, những nội dung PCLV của Hồ Chí Minh. Ba là, khái quát những nét cơ bản về cán bộ, giảng viên các Học viện CAND: đặc điểm, vai trò, chức năng, nhiệm vụ. Phân tích thực trạng xây dựng PCLV cho cán bộ, giảng viên các Học viện CAND theo phong cách Hồ Chí Minh, những mặt tích cực, hạn chế, nguyên nhân và những yêu cầu đặt ra. Bốn là, xác định những nhân tố tác động; nội dung và đề xuất các giải pháp xây dựng PCLV cho cán bộ, giảng viên các Học viện CAND hiện nay theo phong cách Hồ Chí Minh. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Phong cách làm việc của Hồ Chí Minh và xây dựng PCLV cho cán bộ, giảng viên các Học viện CAND. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu PCLV của Hồ Chí Minh và vận dụng vào xây dựng PCLV cho cán bộ, giảng viên các Học viện CAND theo phong cách Hồ Chí Minh, làm rõ nội dung và đề xuất các nhóm giải pháp xây dựng PCLV cho cán bộ, giảng viên các Học viện CAND theo phong cách Hồ Chí Minh. Về thời gian: Nghiên cứu PCLV của Hồ Chí Minh thể hiện trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Người; sự vận dụng xây dựng PCLV cho cán bộ, giảng 4 viên các Học viện CAND theo phong cách Hồ Chí Minh từ năm học 2013 - 2014 (tính mốc thời gian kể từ khi có Nghị quyết số 17-NQ/ĐUCA của Đảng uỷ Công an Trung ương và Chỉ thị số 13-CT/BCA của Bộ trưởng Bộ Công an ngày 28/10/2014 về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo trong Công an nhân dân”) đến năm học 2018 - 2019. Về không gian: Cán bộ, giảng viên các Học viện CAND bao gồm: Học viện An ninh nhân dân (ANND), Học viện Cảnh sát nhân dân (CSND), Học viện Chính trị CAND, riêng Học viện Quốc tế (Bộ Công an), do tính chất đặc thù của ngành nên tác giả không khảo sát. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận Luận án nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng lực lượng CAND nói chung và xây dựng đội ngũ cán bộ, giảng viên các Học viện CAND nói riêng. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở tuân thủ phương pháp nghiên cứu của chủ nghĩa Mác - Lênin đó là phương pháp nghiên cứu của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu: phương pháp lôgíc kết hợp với phương pháp lịch sử; phương pháp phân tích; phương pháp tổng hợp; phương pháp lý luận gắn liền với thực tiễn; phương pháp thống kê, phương pháp so sánh. Phương pháp lôgíc được sử dụng nhằm khai thác, đánh giá những thành tựu, hạn chế và yêu cầu trong xây dựng PCLV cho cán bộ, giảng viên các Học viện CAND theo phong cách Hồ Chí Minh. Phương pháp lịch sử để phân tích các vấn đề có liên quan đến quá trình lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện của các chủ thể xây dựng PCLV cho cán bộ, giảng viên các Học viện CAND. Phương pháp phân tích tổng hợp giúp làm rõ những thành tựu, hạn chế trong xây dựng PCLV của cán bộ, giảng viên từ năm học 2013 - 2014 đến nay. Phương pháp thống kê tác giả sử dụng khi xây dựng các bảng biểu thống kê về số lượng, kết quả hoạt động công tác mọi mặt của cán bộ, giảng viên từ năm học 2013 - 2014 đến 5 năm học 2018 - 2019. Phương pháp so sánh được sử dụng để so sánh, đối chiếu hiệu quả PCLV của cán bộ, giảng viên thể hiện qua kết quả công tác mọi mặt ở các năm học. 5. Những đóng góp khoa học của luận án - Luận án làm rõ khái niệm phong cách; phong cách Hồ Chí Minh; phong cách làm việc Hồ Chí Minh; xây dựng phong cách làm việc; cán bộ, giảng viên các Học viện CAND; phân tích một số khía cạnh về đặc trưng của PCLV Hồ Chí Minh. - Đánh giá tổng quát về vị trí, vai trò, đặc điểm hoạt động, công tác của cán bộ, giảng viên các Học viện CAND, thực trạng, yêu cầu đặt ra trong xây dựng PCLV cho cán bộ, giảng viên các Học viện CAND theo phong cách Hồ Chí Minh. - Nêu một số nội dung và đề xuất giải pháp cơ bản xây dựng PCLV cho cán bộ, giảng viên các Học viện CAND hiện nay theo phong cách Hồ Chí Minh. 6. Ý nghĩa của luận án - Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần luận giải các khía cạnh về PCLV của Hồ Chí Minh, từ đó cung cấp luận cứ, cơ sở khoa học cho việc đề xuất, thực thi chính sách liên quan đến việc bồi dưỡng, giáo dục, xây dựng đội ngũ cán bộ, giảng viên các Học viện CAND có PCLV quần chúng, khoa học, dân chủ - tập thể, nêu gương. - Làm tài liệu tham khảo phục vụ nghiên cứu, học tập, giảng dạy các chuyên ngành của khoa học chính trị và khoa học CAND. Đồng thời, làm cơ sở để các đơn vị tham mưu, vận dụng, xây dựng, phát triển lực lượng CAND trong tình hình hiện nay. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận án được kết cấu thành 4 chương, 12 tiết. Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án. Chương 2: Phong cách làm việc Hồ Chí Minh - Những vấn đề lý luận. Chương 3: Thực trạng và yêu cầu đặt ra trong xây dựng phong cách làm việc cho cán bộ, giảng viên các Học viện Công an nhân dân theo phong cách Hồ Chí Minh. Chương 4: Nội dung, giải pháp xây dựng phong cách làm việc cho cán bộ, giảng viên các Học viện Công an nhân dân hiện nay theo phong cách Hồ Chí Minh. 6 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1.1. Những công trình nghiên cứu liên quan đến phong cách và phong cách làm việc Hồ Chí Minh Cuốn Phương pháp và phong cách Hồ Chí Minh [70] của Đặng Xuân Kỳ (chủ biên), tác giả luận giải những vấn đề cơ bản, cốt lõi của phong cách Hồ Chí Minh: “Phong cách Hồ Chí Minh là sự tổng hợp của: Phong cách tư duy, phong cách làm việc, phong cách diễn đạt, phong cách ứng xử, phong cách sinh hoạt. Năm mặt chủ yếu này tạo thành hệ thống phong cách Hồ Chí Minh” [70, tr.133-134]. Ở Hồ Chí Minh có sự liên hệ giữa tư tưởng với hành động, lời nói với việc làm, là phong cách điển hình, mẫu mực của người cách mạng, có ý nghĩa giáo dục rất sâu sắc đối với các thế hệ cán bộ cách mạng, tác giả khẳng định “Người đã có một phong cách mẫu mực để tiến hành công tác và thực hiện sự lãnh đạo của Đảng, giải quyết đúng đắn và thoả đáng các mối quan hệ; PCLV Hồ Chí Minh không chỉ tác động đến nhận thức mà còn cảm hoá cả trái tim con người. Qua PCLV của Hồ Chí Minh, mọi người đến với Đảng, tiếp nhận sự lãnh đạo của Đảng không phải chỉ bằng lý trí, mà còn bằng tình cảm sâu sắc của chính mình” [70, tr.153]. Đây là công trình nghiên cứu công phu về hệ thống phong cách Hồ Chí Minh, trong đó có nội dung PCLV Hồ Chí Minh, là nguồn tài liệu để tác giả tham khảo, kế thừa khi nghiên cứu viết luận án. Cuốn Hồ Chí Minh với cách mạng Việt Nam - Cuộc đời, sự nghiệp và đạo đức do Đinh Xuân Lý - Trần Minh Trưởng (đồng chủ biên) [79], nghiên cứu các nội dung PCLV của Hồ Chí Minh và khẳng định phong cách quần chúng, dân chủ, nêu gương của Người có ý nghĩa rất quan trọng trong tình hình thực tiễn bởi liên quan trực tiếp đến nhân dân và đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt. Vì vậy, chúng ta phải tiếp tục nhận thức, đào sâu nghiên cứu, đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư 7 tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh để kiên định, kế thừa, phát triển và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh và chủ nghĩa Mác - Lênin trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Cuốn Hồ Chí Minh - Chân dung một tâm hồn và trí tuệ vĩ đại [58] của Trần Văn Giàu khắc hoạ Chủ tịch Hồ Chí Minh một cách tinh tế, đó là chân dung của một tâm hồn vĩ đại, một nhân cách giản dị, lão thực. Phong cách Hồ Chí Minh được nghiên cứu ở khía cạnh đặc trưng là sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, giữa lời nói đi đôi với việc làm, tác giả viết: “Phong cách Hồ Chí Minh là sự nhất quán trong suy nghĩ và việc làm, giữa những cái khác nhau, giữa những cái thường bị xem là trái nhau” [58, tr.35]. Bên cạnh đó, tác giả dẫn lời của báo Ảnh diện Ấn Độ nhận xét về phong cách của Hồ Chí Minh: “Cụ Hồ đã kết hợp nhuần nhuyễn sự tao nhã cao quý với tác phong gẫn gũi rất dân chủ, giữa tự do không nghi thức với sự nghiêm chỉnh thận trọng” [58, tr.37]. Trong cuốn sách Thế giới còn đổi thay nhưng tư tưởng Hồ Chí Minh sống mãi [57] của Đại tướng Võ Nguyên Giáp nêu: “Tác phong lãnh đạo của Bác tập thể và dân chủ. Bác luôn lắng nghe nguyện vọng của quần chúng, ý kiến của cán bộ; Bác muốn đổi mới phong cách lãnh đạo của Đảng, đổi mới cách suy nghĩ, cách làm việc của đảng viên, đổi mới nếp sống trong xã hội” [57, tr.19]. Tác giả nghiên cứu phong cách của Hồ Chí Minh thông qua thực tiễn cuộc đời hoạt động cách mạng sôi nổi của Người, phản ánh ở một số khía cạnh của tác phong lãnh đạo, phong cách diễn đạt như: lý luận gắn với thực tiễn, lời nói đi đôi với việc làm. Tài liệu Những nội dung cơ bản của tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh [5] do Ban Tuyên giáo Trung ương soạn thảo trình bày mối quan hệ thống nhất, biện chứng giữa tư tưởng, đạo đức, phong cách tạo nên nhân cách vĩ đại Hồ Chí Minh, khái quát đặc điểm và nội dung cơ bản của phong cách Hồ Chí Minh, “được thể hiện trong mọi lĩnh vực sống và hoạt động của Người, tạo thành một chỉnh thể nhất quán, có giá trị khoa học, đạo đức và thẩm mỹ. Phong cách Hồ Chí Minh gồm những điểm nổi bật: phong cách tư duy, PCLV, phong cách diễn đạt, phong cách ứng xử và phong cách sống” [5, tr.31]. Phong cách Hồ Chí Minh là 8 những giá trị cơ bản trong tư tưởng, đạo đức của Người, được thể hiện trong công việc, sinh hoạt, ứng xử. Phong cách Hồ Chí Minh phong cách của một vĩ nhân, một chiến sĩ cộng sản, một nhà văn hóa lớn. Tài liệu học tập Chuyên đề Chỉ thị số 05-CT/TW năm 2018 về Xây dựng phong cách, tác phong công tác của người đứng đầu, của cán bộ, đảng viên trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh [6] của Ban Tuyên giáo Trung ương nêu những vấn đề cơ bản xây dựng PCLV của cán bộ, đảng viên theo phong cách Hồ Chí Minh, gồm các nội dung: Phong cách dân chủ - quần chúng, phong cách khoa học và phong cách nêu gương, trong đó, phong cách dân chủ được coi là “phong cách hàng đầu mà người cán bộ cần phải có” [6, tr.5]. Đối với người đứng đầu, người lãnh đạo, xây dựng PCLV lại có những yêu cầu thể hiện vai trò, trách nhiệm cao hơn, gồm: phong cách dân chủ - quyết đoán, sâu sát, khéo dùng người, phong cách cách mạng, khoa học và năng động sáng tạo. Phong cách, tác phong công tác của Hồ Chí Minh là hình mẫu giá trị để cán bộ, đảng viên và nhân dân hoàn thiện phong cách của bản thân, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay, khi toàn Đảng, toàn dân đang tiến hành triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương số 04-NQ/TW về “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ” gắn với việc thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Tác giả Bùi Đình Phong trong cuốn sách Hồ Chí Minh, đạo đức là cái gốc của người cách mạng [102] xác định: “Phong cách Hồ Chí Minh là cả một hệ thống bao gồm phong cách tư duy, PCLV, phong cách diễn đạt, phong cách ứng xử, phong cách sinh hoạt” [102, tr.178], phong cách là một bộ phận của văn hoá, nhân cách, đạo đức, nhân văn Hồ Chí Minh. Về vấn đề xây dựng PCLV Hồ Chí Minh cho cán bộ, đảng viên, tác giả phân tích trên hai nội dung chính là: phong cách quần chúng và phong cách tập thể - dân chủ. Giá trị của phong cách Hồ Chí Minh được khẳng định: “Là tài sản tinh thần vô cùng to lớn của Đảng và dân tộc ta, mãi mãi là 9 nguồn sáng, nguồn động viên to lớn đối với mỗi con người Việt Nam trong tình hình hiện nay” [102, tr.143]. Học tập và làm theo phong cách Hồ Chí Minh có ý nghĩa quan trọng đối với sự nghiệp cách mạng ở nước ta hiện nay, giúp cho mỗi cán bộ, đảng viên tự tu dưỡng, rèn luyện về phẩm chất chính trị, đạo đức và phong cách. Việc học tập và nghiên cứu phong cách Hồ Chí Minh có sự chuyển biến sâu sắc hơn từ khi Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Có thể kể đến các cuốn sách như: Học tập phong cách Hồ Chí Minh [80] của Lưu Trần Luân, Trần Minh Trưởng và Văn Thanh Mai; Học tấm gương làm việc và học tập suốt đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh [125] của tác giả Lê Văn Yên; Học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức và phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh [2] của Vũ Ngọc Am. PCLV Hồ Chí Minh đều được các tác giả khái quát trên các phương diện của PCLV quần chúng, PCLV tập thể - dân chủ, PCLV khoa học và PCLV nêu gương. Trong đó, nghiên cứu PCLV quần chúng của Hồ Chí Minh, tác giả cuốn Học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức và phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng đây là điểm nổi bật nhất trong hệ thống phong cách Hồ Chí Minh và được thể hiện bằng những hành động cụ thể: “sự sâu sát quần chúng, tin yêu và tôn trọng con người, chú ý lắng nghe ý kiến và giải quyết các kiến nghị chính đáng của quần chúng, sẵn sàng tiếp thu phê bình của quần chúng, giáo dục, lãnh đạo quần chúng, học hỏi, tự mình mẫu mực để xứng đáng với sự tin cậy của nhân dân [2, tr.40-41]. Các tác giả có chung nhận định giá trị to lớn của phong cách Hồ Chí Minh và cần thiết với những người cán bộ, đảng viên, đặc biệt là cán bộ lãnh đạo: “tiêu biểu cho phong cách của những người cách mạng, những con người cộng sản... Phong cách Hồ Chí Minh không phải ở tầm cao không thể vươn tới mà luôn ở phía trước chúng ta” [80, tr.16-17]. Công trình Hồ Chí Minh - Đồng hành cùng dân tộc [115], của Mạch Quang Thắng, nghiên cứu phong cách Hồ Chí Minh, tác giả nêu: “Phong cách Hồ Chí Minh là những đặc điểm riêng có, cái độc đáo, có tính hệ thống, trở thành nền nếp ổn định phản ánh toàn bộ cuộc sống của Hồ Chí Minh” [115, tr.82]. Về hệ thống 10 phong cách Hồ Chí Minh, quan điểm của tác giả có sự đồng nhất với nghiên cứu của các nhà khoa học khác khi khẳng định hệ thống phong cách Hồ Chí Minh bao gồm năm nội dung: “Phong cách tư duy độc lập tự chủ, sáng tạo; PCLV; phong cách diễn đạt; phong cách ứng xử và phong cách sinh hoạt” [115, tr.83]. Bàn đến PCLV Hồ Chí Minh, tác giả đánh giá Hồ Chí Minh là một người có sức làm việc phi thường, tận tâm, tận lực trong sự nghiệp cách mạng, nội dung của PCLV Hồ Chí Minh được thể hiện trên các phương diện: phong cách gần dân, hiểu dân, vì dân; PCLV dân chủ; PCLV khoa học và phong cách nêu gương sáng. Cuốn Hồ Chí Minh sự hình thành một nhân cách lớn [10] do Trần Thái Bình (chủ biên). Bằng những sự kiện, hoạt động cụ thể của Hồ Chí Minh trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, tác giả làm rõ những nội dung của phong cách của Người thể hiện trên các mặt: Phong cách tư duy; PCLV; phong cách ứng xử; phong cách diễn đạt; phong cách sinh hoạt, các mặt phong cách ấy hài hòa tự nhiên hình thành nên một nhân cách lớn Hồ Chí Minh. Phong cách Hồ Chí Minh có giá trị và ý nghĩa to lớn đối với mỗi người: “Nhìn từng mặt phong cách ấy, các thế hệ thanh thiếu niên ta có thể rút ra được bài học sâu sắc: bài học để sống ở đời và sống làm người” [10, tr.82]. Qua sự nghiên cứu cách làm việc của Hồ Chí Minh trong mọi hoàn cảnh, tác giả chỉ ra các đặc điểm: PCLV thận trọng, thiết thực, chủ động; luôn luôn nắm vững đường lối quần chúng; tác phong tập thể, dân chủ; tác phong khoa học. Vấn đề phong cách Hồ Chí Minh trong đó làm rõ nội dung, giá trị, ý nghĩa và vận dụng phong cách của Người trong tình hình hiện nay của cán bộ, đảng viên cũng là nội dung của một số bài viết trên các tạp chí khoa học, có thể kể đến: Phong cách Hồ Chí Minh - một giá trị di sản văn hoá dân tộc [100] của Bùi Đình Phong; Phong cách Hồ Chí Minh [66] của Ánh Hồng. Về phong cách và PCLV Hồ Chí Minh cũng là đề tài thu hút sự quan tâm của nhiều học giả nước ngoài, thể hiện trên nhiều phương diện và phần lớn được thể hiện qua các nhận định trong những công trình về tiểu sử, sự nghiệp hoạt động cách mạng của Người. Một số tiêu biểu như: Tác phẩm Ho [31] của David Halberstam, tác giả khi khám phá cuộc sống và sự nghiệp của Hồ Chí Minh đã khẳng định Người “là hiện thân của một cuộc cách 11 mạng”, “là biểu tượng của sự sống, niềm hy vọng, cuộc đấu tranh vì độc lập, sự cống hiến hy sinh và những thắng lợi vẻ vang” của nông dân. Tác giả đánh giá cao những yếu tố thuộc phẩm chất cá nhân của Người và nhấn mạnh phong cách gần gũi, gắn bó, hiểu nhân dân, vì nhân dân của Hồ Chí Minh thể hiện như một lẽ tự nhiên: “Hồ Chí Minh không cố tìm kiếm cho mình những cái trang sức quyền lực vì ông tự tin ở mình và ở mối quan hệ của ông với nhân dân”; “khả năng hoà đồng với nhân dân là cơ sở dẫn đến mọi thành công của ông Hồ” [31]. Tác phẩm Hồ Chí Minh - một cuộc đời [126] của William J. Duiker, thể hiện tình cảm của tác giả dành cho Hồ Chí Minh và đất nước, con người Việt Nam. Thông qua nghiên cứu cuộc đời Hồ Chí Minh từ bối cảnh đất nước bị đô hộ đến quá trình trở thành nhà cách mạng, với những chiến thắng lẫy lừng của cách mạng tháng Tám, chiến dịch Điện Biên Phủ, đến các hoạt động thường nhật của Người, tác giả làm sống động một nhân vật huyền thoại, thể hiện phong cách và trí tuệ Hồ Chí Minh, thống nhất trong các giá trị của người cách mạng. Tác giả người Nga Ê. Côbêlép có tác phẩm Đồng chí Hồ Chí Minh [56]. Trên cơ sở những hiểu biết sâu sắc về lịch sử, đất nước, con người Việt Nam và tình cảm lớn dành cho Hồ Chí Minh, phản ánh sinh động phong cách, phẩm chất, đạo đức của Hồ Chí Minh thông qua cuộc đời, sự nghiệp gắn với một thời kỳ lịch sử dân tộc và những thay đổi lớn lao của thời đại. Xuyên suốt tác phẩm, hiện lên rõ nét phong cách của vị lãnh tụ thiên tài với khát vọng, lý tưởng cao cả, dành trọn cuộc đời mình phấn đấu hy sinh cho tự do của đất nước, cho hạnh phúc của đồng bào của Hồ Chí Minh. Người Nga nói về Hồ Chí Minh [97], tập hợp 16 bài bút ký, hồi ức, phỏng vấn, ghi chép... của các nhà văn, nhà báo, nhà ngoại giao, nhà nghiên cứu người Nga, nhìn nhận và có những nhận xét tinh tế về phong thái, cốt cách, phong cách ứng xử, sinh hoạt của Hồ Chí Minh. Người đã để lại trong lòng nhân dân Nga nhiều ấn tượng tốt đẹp, vì vậy, khi đọc cuốn sách, mỗi người đều tìm thấy cho mình tấm gương trong cách thực hiện công việc, cách hành xử trong cuộc sống và công tác hàng ngày. 12 Cuốn sách Hồ Chí Minh - Một biên niên sử [61] là công trình của tác giả người Đức Hellmut Kapfenberger, giới thiệu rõ nét thân thế, sự nghiệp trong quá trình Hồ Chí Minh bôn ba tìm đường cứu nước, lãnh đạo cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Tác giả nhiều lần nhấn mạnh Hồ Chí Minh đã “sống một cuộc đời huyền thoại” bởi cả một đời đã tranh đấu nhằm biến đổi thế giới, vì công bằng xã hội, danh dự của dân tộc và Tổ quốc mình. Phong cách Hồ Chí Minh được tác giả tái hiện bằng những chi tiết rất đời thường, giản dị: Người sống trong ngôi nhà sàn nhỏ bé giữa Thủ đô Hà Nội, Người ăn mặc rất giản dị, thường đi dép cao su, mặc bộ quần áo nâu hoặc bộ kaki thường, không khác gì một cán bộ bình thường hay một lão nông. Trong cuốn sách, tác giả nêu những nhận xét về Hồ Chí Minh: “Ðó là một con người dịu dàng, khiêm nhường, mềm dẻo, nhiều khi có cử chỉ có phần dè dặt, nhưng đã viết nên cả một chương vĩ đại của cuộc đấu tranh giải phóng chống đế quốc ở thế kỷ 20 và đã khơi dậy những tình cảm đoàn kết rộng khắp thế giới” [61, tr.4]. Đó là những nét đặc sắc riêng có trong phong cách Hồ Chí Minh, hoà trộn trong ý chí và khát vọng mãnh liệt của nhà lãnh đạo tối cao của dân tộc Việt Nam. Các công trình nghiên cứu sự vận dụng PCLV Hồ Chí Minh: Cuốn Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào xây dựng phong cách làm việc của cán bộ lãnh đạo, quản lý ở nước ta hiện nay của Nguyễn Thế Thắng [116]. Tác giả xác định “PCLV của Hồ Chí Minh chính là bản chất con người Hồ Chí Minh, phong cách Hồ Chí Minh là bản thân con người Hồ Chí Minh” [116, tr.6]. Trên cương vị là người sáng lập Đảng và là Chủ tịch nước, Hồ Chí Minh rất quan tâm đến việc xây dựng, rèn luyện PCLV của cán bộ lãnh đạo, quản lý. Theo tác giả, quan điểm của Hồ Chí Minh về PCLV của cán bộ lãnh đạo, quản lý gồm 6 nội dung: Kết hợp tính nguyên tắc cứng rắn với biện pháp thực hiện linh hoạt, mềm dẻo; tính cách mạng với tính khoa học; tập thể lãnh đạo với cá nhân phụ trách và quyết đoán; thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, nói và làm; PCLV quần chúng; cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Trên cơ sở quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước ta, tác giả trình bày mục tiêu phương hướng cơ bản và một số giải pháp trong quá trình xây dựng PCLV cho đội ngũ cán 13 bộ lãnh đạo, quản lý ở nước ta đến năm 2020. Trong đó, phần luận giải về nội dung của PCLV Hồ Chí Minh là vấn đề luận án có thể kế thừa, vận dụng và phát triển. Bài viết Phong cách làm việc của Hồ Chí Minh và vấn đề đổi mới phong cách làm việc của đội ngũ cán bộ lãnh đạo trong giai đoạn hiện nay của tác giả Nguyễn Văn Thế [117] xác định PCLV Hồ Chí Minh là lề lối, cung cách, cách thức làm việc của người lãnh đạo, mà đối tượng của sự lãnh đạo đó là cấp dưới, là quần chúng nhân dân. Nội dung của PCLV Hồ Chí Minh gồm: PCLV dân chủ, tôn trọng tập thể, PCLV khoa học, PCLV thống nhất giữa lý luận và thực tiễn. PCLV Hồ Chí Minh có ảnh hưởng lớn đến nâng cao chất lượng lãnh đạo và uy tín của Đảng, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, hoàn thiện nhân cách người cán bộ, đảng viên và phát huy vai trò của các tổ chức, đoàn thể cách mạng. Từ những đánh giá về ưu điểm, tồn tại trong PCLV của cán bộ lãnh đạo, tác giả đề xuất những giải pháp góp phần xây dựng PCLV của cán bộ lãnh đạo trong tình hình hiện nay và khẳng định “việc đổi mới PCLV theo tư tưởng và tấm gương về PCLV của Hồ Chí Minh đang là một vấn đề quan trọng và cấp thiết” [117]. Đề tài Tư tưởng Hồ Chí Minh về bồi dưỡng, rèn luyện phong cách làm việc của đội ngũ cán bộ hiện nay [60] của Đỗ Mạnh Hoà nêu: “PCLV Hồ Chí Minh biểu hiện ở tư tưởng và toàn bộ kết quả hoạt động thực tiễn của Người, là một nội dung quan trọng trong tư tưởng về cán bộ và xây dựng đội ngũ cán bộ của Đảng” [60, tr.3]. Trên cơ sở phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về bồi dưỡng, rèn luyện PCLV của đội ngũ cán bộ và những vấn đề đặt ra trong PCLV của cán bộ. Tác giả bước đầu nêu lên những định hướng cơ bản trong bồi dưỡng, rèn luyện PCLV của cán bộ hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh: Một là, quán triệt sâu sắc quan điểm của Đảng về đổi mới phương thức lãnh đạo và chiến lược cán bộ; hai là, tăng cường giáo dục nâng cao nhận thức của cán bộ, cụ thể hoá nội dung, đa dạng hoá hình thức, biện pháp bồi dưỡng, rèn luyện PCLV; ba là, xây dựng hoàn thiện các quy chế, quy định làm việc thích hợp tạo môi trường thuận lợi bồi dưỡng PCLV của cán bộ; đề cao trách nhiệm tự giác học tập, rèn luyện PCLV; bốn là, đẩy mạnh cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. 14 Bài viết “Đổi mới phong cách làm việc của đội ngũ cán bộ cấp cơ sở theo tư tưởng Hồ Chí Minh” của Lê Thị Phương Lan [71]. Tác giả tiếp cận PCLV Hồ Chí Minh trên năm vấn đề cơ bản: tính tiên phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên; chăm lo, bảo vệ lợi ích chính đáng của nhân dân; PCLV dân chủ; PCLV khoa học và sự nhất quán giữa nói với làm. Trên cơ sở phân tích các vấn đề, tác giả đánh giá: Trong giai đoạn hiện nay, việc nâng cao, đổi mới PCLV của đội ngũ cán bộ nói chung và cán bộ cấp cơ sở nói riêng theo tư tưởng Hồ Chí Minh là một việc làm đúng đắn, nhằm thực hiện hiệu quả mọi nhiệm vụ đặt ra. Luận án tiến sĩ Khoa học Chính trị Xây dựng phong cách làm việc của chính ủy trung đoàn bộ binh Quân đội nhân dân Việt Nam giai đoạn hiện nay [111] của Nhâm Cao Thành. Từ cơ sở nghiên cứu thực trạng PCLV của chính ủy trung đoàn bộ binh Quân đội nhân dân Việt Nam, để góp phần xây dựng đội ngũ chính uỷ trung đoàn bộ binh vững mạnh, có PCLV phù hợp với cương vị, chức trách được giao, tác giả nêu phương hướng, yêu cầu và đề xuất các nhóm giải pháp chủ yếu, có tính khả thi. Thứ nhất, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các tổ chức, các lực lượng trong xây dựng PCLV của chính ủy trung đoàn bộ binh giai đoạn hiện nay; thứ hai, xác định nội dung, vận dụng linh hoạt các hình thức, biện pháp xây dựng PCLV sát với chức trách, nhiệm vụ của chính ủy trung đoàn bộ binh, phù hợp với thực tiễn đơn vị; thứ ba, phát huy vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, chính ủy, người chỉ huy, cơ quan chính trị cấp trên và của các tổ chức, các lực lượng ở đơn vị trong xây dựng PCLV của chính ủy trung đoàn bộ binh; thứ tư, nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng chính ủy trung đoàn ở Học viện Chính trị Quân sự bảo đảm vừa đáp ứng yêu cầu chuẩn chức danh, vừa đáp ứng yêu cầu xây dựng PCLV của chính ủy sát với thực tiễn đơn vị; thứ năm, phát huy vai trò tích cực, chủ động của chính ủy trung đoàn bộ binh trong tự bồi dưỡng, rèn luyện PCLV đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Phong cách làm việc Hồ Chí Minh - Giá trị lý luận và thực tiễn do Phạm Ngọc Anh (chủ biên) [1]. Tác giả khẳng định PCLV Hồ Chí Minh là một nét đặc sắc tạo nên nhân cách Hồ Chí Minh - mẫu mực của một lãnh tụ chính trị và nhà 15 khoa học chân chính, thấm nhuần chủ nghĩa nhân văn cao cả và triết lý hành động vì con người. Hệ thống PCLV của Hồ Chí Minh bao gồm: PCLV quần chúng; tập thể - dân chủ; khoa học; thiết thực, cụ thể; nêu gương; là giá trị bền vững, ổn định, đi sâu vào đời sống, có giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc, giúp định hướng cho việc xây dựng PCLV của cán bộ, đảng viên qua các giai đoạn. Tác giả đã đề xuất hệ thống giải pháp cơ bản để học tập và làm theo PCLV Hồ Chí Minh của cán bộ, đảng viên, đặc biệt là đối với cán bộ, đảng viên giữ vai trò lãnh đạo chủ chốt trong các cơ quan thuộc hệ thống chính trị. Đây là công trình nghiên cứu sâu sắc PCLV Hồ Chí Minh về nội dung và giá trị lý luận, thực tiễn, là tài liệu tác giả có thể tham khảo, kế thừa khi nghiên cứu viết luận án. Hội thảo khoa học Tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” tinh hoa văn hoá Việt Nam [62] do Học viện Chính trị - Bộ Quốc phòng chủ trì đã làm rõ nội dung, giá trị, sự kết tinh văn hoá Việt Nam của tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc”. Trên cơ sở đó, xác định phương hướng, biện pháp đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong Quân đội nhân dân Việt Nam. PCLV Hồ Chí Minh được phản ánh trên nhiều khía cạnh như: PCLV quần chúng, phong cách lãnh đạo dân chủ, phong cách nói đi đôi với làm, tự mình nêu gương. Cuốn sách giúp tác giả luận án có cách tiếp cận nhiều chiều về giá trị to lớn của tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” là nguồn tư liệu luận án có thể kế thừa. Ngoài ra, trên nhiều tạp chí khoa học có nhiều bài viết nghiên cứu PCLV Hồ Chí Minh, như: Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về tác phong, phương pháp lãnh đạo của người cán bộ trong giai đoạn mới [34] của Bùi Tiến Dũng; Học tập Bác Hồ về PCLV: dân chủ, khiêm tốn, thiết thực, đến nơi đến chốn [103] của Trần Đình Quảng; Xây dựng PCLV cho cán bộ, đảng viên hiện nay theo tấm gương Hồ Chí Minh [101] của Bùi Đình Phong; Học tập và làm theo cách làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh [124] của các tác giả Lê Văn Yên - Trần Đình Thắng; PCLV của Chủ tịch Hồ Chí Minh [81] của Nguyễn Anh Minh; Sự kết tinh tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong Di chúc của Người [8] của
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan