Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận án tiến sĩ xây dựng đảng cộng sản việt nam về đạo đức theo tư tưởng hồ chí ...

Tài liệu Luận án tiến sĩ xây dựng đảng cộng sản việt nam về đạo đức theo tư tưởng hồ chí minh trong giai đoạn hiện nay

.PDF
243
13
50

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HA NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN TRẦN THỊ HỢI XÂY DỰNG ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VỀ ĐẠO ĐỨC THEO TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH TRỊ HỌC HÀ NỘI - 2020 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HA NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN TRẦN THỊ HỢI XÂY DỰNG ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VỀ ĐẠO ĐỨC THEO TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY Chuyên ngành : Hồ Chí Minh học Mã số : 62 31 02 04 LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH TRỊ HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS, TS LẠI QUỐC KHÁNH HÀ NỘI - 2020 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Tác giả luận án Trần Thị Hợi MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 4 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN......................................................................................................... 10 1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN .......................... 10 1.1.1. Tình hình nghiên cứu tƣ tƣởng xây dựng Đảng về đạo đức của Hồ Chí Minh10 1.1.2. Tình hình nghiên cứu xây dựng Đảng về đạo đức trong giai đoạn hiện nay .. 18 1.1.3. Tình hình nghiên cứu sự vận dụng tƣ tƣởng xây dựng Đảng về đạo đức của Hồ Chí Minh ............................................................................................................. 23 1.2. KHÁI QUÁT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU .............................................. 31 1.2.1. Khái quát kết quả nghiên cứu liên quan đến đề tài ......................................... 31 1.2.2. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu ............................................................ 32 Tiểu kết chƣơng 1...................................................................................................... 34 Chƣơng 2 TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ XÂY DỰNG ĐẢNG VỀ ĐẠO ĐỨC - NỘI DUNG VÀ GIÁ TRỊ ........................................................................... 35 2.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM....................................................................................... 35 2.1.1. Khái niệm đạo đức .......................................................................................... 35 2.1.2. Khái niệm xây dựng Đảng về đạo đức ............................................................ 37 2.1.3. Khái niệm tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng về đạo đức .................. 39 2.2. NỘI DUNG TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ XÂY DỰNG ĐẢNG VỀ ĐẠO ĐỨC ................................................................................................................ 41 2.2.1. Vị trí, vai trò của xây dựng Đảng về đạo đức ................................................. 41 2.2.2. Nội dung xây dựng Đảng về đạo đức.............................................................. 48 2.2.3. Giải pháp xây dựng Đảng về đạo đức ............................................................. 67 2.3. GIÁ TRỊ TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ XÂY DỰNG ĐẢNG VỀ ĐẠO ĐỨC .......................................................................................................................... 85 2.3.1. Bổ sung và phát triển những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc ............... 85 1 2.3.2. Góp phần vào kho tàng lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về xây dựng đạo đức của đảng cầm quyền ........................................................................................... 87 2.3.3. Cung cấp cơ sở lý luận cho việc xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam về đạo đức ..................................................................................................................... 88 2.3.4. Trực tiếp góp phần xây dựng Đảng về đạo đức trong thời kỳ cách mạng giải phóng dân tộc, xây dựng đất nƣớc ............................................................................ 91 2.3.5. Tiếp tục giải quyết những vấn đề trong xây dựng Đảng về đạo đức hiện nay 94 Tiểu kết chƣơng 2...................................................................................................... 98 Chƣơng 3 NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG, THÀNH TỰU, HẠN CHẾ VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG XÂY DỰNG ĐẢNG VỀ ĐẠO ĐỨC ..... 99 3.1. NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ........................................................................ 99 3.1.1. Thuận lợi, cơ hội ............................................................................................. 99 3.1.2. Khó khăn, thách thức .................................................................................... 101 3.2. THÀNH TỰU, HẠN CHẾ TRONG XÂY DỰNG ĐẢNG VỀ ĐẠO ĐỨC THEO TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH ...................................................................... 103 3.2.1. Thành tựu và nguyên nhân ............................................................................ 103 3.2.2. Hạn chế và nguyên nhân ............................................................................... 123 3.3. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG XÂY DỰNG ĐẢNG VỀ ĐẠO ĐỨC THEO TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH ...................................................................... 140 3.3.1. Nội dung xây dựng Đảng về đạo đức theo tƣ tƣởng Hồ Chí Minh cần cụ thể, thiết thực, phù hợp với tình hình mới...................................................................... 140 3.3.2. Cần phát huy toàn diện vai trò của các chủ thể trong xây dựng Đảng về đạo đức theo tƣ tƣởng Hồ Chí Minh .............................................................................. 141 3.3.3. Giải pháp xây dựng Đảng về đạo đức theo tƣ tƣởng Hồ Chí Minh phải đồng bộ ............................................................................................................................. 142 Tiểu kết chƣơng 3.................................................................................................... 144 Chƣơng 4 PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG ĐẢNG VỀ ĐẠO ĐỨC THEO TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY.. 145 4.1. DỰ BÁO TÌNH HÌNH QUỐC TẾ VÀ TRONG NƢỚC TÁC ĐỘNG ĐẾN XÂY DỰNG ĐẢNG VỀ ĐẠO ĐỨC ..................................................................... 145 2 4.2. PHƢƠNG HƢỚNG XÂY DỰNG ĐẢNG VỀ ĐẠO ĐỨC THEO TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH ....................................................................................................... 147 4.3. GIẢI PHÁP XÂY DỰNG ĐẢNG VỀ ĐẠO ĐỨC THEO TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH .............................................................................................................. 154 4.3.1. Nhóm giải pháp phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng trong xây dựng Đảng về đạo đức .................................................................................................................... 154 4.3.2. Nhóm giải pháp nâng cao nhận thức, ý thức học tập, tu dƣỡng, rèn luyện và nêu gƣơng của cán bộ, đảng viên, nhất là đảng viên đứng đầu .............................. 167 4.3.3. Nhóm giải pháp tăng cƣờng hiệu quả quản lý, điều hành của Nhà nƣớc trong xây dựng Đảng về đạo đức ...................................................................................... 173 4.3.4. Nhóm giải pháp phát huy vai trò tích cực, chủ động của Nhân dân, Mặt trận và các tổ chức đoàn thể trong xây dựng Đảng về đạo đức ..................................... 179 4.3.5. Nhóm giải pháp đấu tranh với âm mƣu của thế lực thù địch; hạn chế tác động tiêu cực từ bên ngoài ............................................................................................... 182 Tiểu kết chƣơng 4.................................................................................................... 186 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 187 DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN .............................................................................. 190 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 191 PHỤ LỤC 3 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Chủ tịch Hồ Chí Minh - ngƣời sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện Đảng Cộng sản Việt Nam, Ngƣời đã dành cả cuộc đời cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, vì độc lập dân tộc và tự do, hạnh phúc của nhân dân. Trong công tác xây dựng Đảng, Ngƣời đã từng khẳng định: “Đảng có vững cách mệnh mới thành công, cũng nhƣ ngƣời cầm lái có vững thuyền mới chạy” [21 tr. 289]. Vì vậy, mối quan tâm thƣờng trực của Ngƣời là xây dựng Đảng “là đạo đức, là văn minh”, đƣa Đảng trở thành một tổ chức tiêu biểu cho trí tuệ, danh dự, lƣơng tâm của dân tộc và thời đại; có đạo đức, năng lực, trí tuệ cao; có trình độ văn hóa, lý luận, đủ sức tiên phong dẫn đƣờng cho dân tộc và nhân dân qua các giai đoạn phát triển của lịch sử. Trong công tác xây dựng Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh cả về chính trị, tƣ tƣởng, tổ chức và đạo đức, trong đó đạo đức là nền tảng, là gốc của các mặt chính trị, tƣ tƣởng và tổ chức; là một bộ phận căn bản nhất, chỉ đạo mọi tƣ duy và hành động của ngƣời cộng sản. Ngƣời quan niệm: xây dựng Đảng về chính trị, tƣ tƣởng, tổ chức nếu không đặt trên nền tảng đạo đức thì không thể có hiệu quả vững chắc và lâu dài. Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ đề ra hệ thống chuẩn mực đạo đức cách mạng mà bản thân Ngƣời đã gƣơng mẫu thực hiện những chuẩn mực đó trong thực tiễn và trở thành một mẫu mực điển hình về đạo đức cách mạng. Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng về đạo đức có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc, góp phần bổ sung và phát triển những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc, đóng góp to lớn vào kho tàng lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về xây dựng đạo đức của đảng cầm quyền, là cơ sở lý luận quan trọng cho việc xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam vững mạnh qua từng thời kỳ, góp phần vào sự nghiệp lãnh đạo cách mạng đi đến thành công của Đảng. Đồng thời, những chỉ dẫn về xây dựng đạo đức trong Đảng cũng nhƣ tấm gƣơng đạo đức của Ngƣời đã và đang soi sáng cho công tác xây dựng Đảng cũng nhƣ trong sự nghiệp xây dựng một nền đạo đức mới trong toàn xã hội hiện nay. 4 Từ khi ra đời đến nay, nhìn một cách tổng thể, quán triệt và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh vào công tác xây dựng Đảng, Đảng Cộng sản Việt Nam đã từng bƣớc xây dựng đƣợc đội ngũ vững mạnh, tổ chức vững chắc, có lập trƣờng chính trị, tƣ tƣởng vững vàng và đặc biệt là đạo đức cách mạng trong sáng “tận trung với nƣớc, tận hiếu với dân”, trên cơ sở đó hoàn thành những nhiệm vụ to lớn mà Tổ quốc và nhân dân giao phó. Tuy nhiên, nhìn thẳng vào thực tế, cũng phải khẳng định rằng, trong một số thời điểm, trên cả phƣơng diện lý luận và thực tiễn , Đảng chƣa thực sự quan tâm đầ y đủ hoặc chƣa thực hiện có hiệu quả vấ n đề cố t tƣ̉ đó là xây dựng Đảng , trong đó có vấn đề xây dựng Đảng về đạo đức. Nội dung xây dựng Đảng về đạo đức đôi khi chỉ đƣợc lồng vào các nội dung khác của công tác xây dựng Đảng. Đây là một khuyết điểm lớn, nhất là trong điều kiện Đảng cầ m quyề n . Những năm vừa qua, mặc dù Đảng ngày càng nhận thức rõ và có những biện pháp quyết liệt nhằm tăng cƣờng hiệu quả của công tác xây dựng Đảng về đạo đức nhƣng sự suy thoái về đạo đức trong đội ngũ cán bộ, đảng viên vẫn chƣa bị đẩy lùi, thậm chí có mặt, có bộ phận còn diễn biến tinh vi, phức tạp hơn. Sự suy thoái đó đã tác động xấu tới công tác xây dựng Đảng về chin ́ h tri ,̣ tƣ tƣởng, tổ chƣ́c. Suy thoái đa ̣o đƣ́c, lố i số ng tấ t yế u đi liề n với nhƣ̃ng tha hóa về đô ̣ng cơ chin ́ h tri ̣ , nhận thức tƣ tƣởng, thậm chí là sự suy yếu về tổ chức. Thƣ̣c tra ̣ng này đang đe do ̣a tới sinh mê ̣nh của Đảng và sƣ̣ tồ n vong của chế đô ̣ . Điều đó đòi hỏi chúng ta càng cần phải nhận thức sâu sắc, toàn diện tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng về đạo đức, đánh giá đúng thực trạng công tác xây dựng Đảng về đạo đức những năm vừa qua để tìm ra các giải pháp một cách khả thi và hiệu quả. Nhân loại đã trải qua hai thập kỷ đầu của thế kỷ XXI và đang hƣớng tới những năm tiếp theo với nhiều diễn biến rất phức tạp, khó lƣờng. Điều đó đòi hỏi Đảng Cộng sản Việt Nam, với tƣ cách là một đảng cầm quyền phải thật sự vững mạnh, đủ tâm, đủ tầm, đủ bản lĩnh, trí tuệ để đƣa đất nƣớc phát triển bền vững trong thời đại toàn cầu hóa. Hơn nữa, công cuộc đổi mới hiện nay đòi hỏi Đảng phải quy tụ và phát huy đƣợc sức mạnh, tài trí của nhân dân; nâng cao vị thế dân tộc, tiềm lực của quốc gia. Cội nguồn sức mạnh và sự phát triển của Đảng là ở 5 lòng dân, ở khí phách, bản lĩnh dân tộc. Việc xây dựng, chỉnh đốn Đảng để Đảng trở thành hạt nhân đoàn kết, quy tụ toàn dân tộc trở thành vấn đề cốt yếu, trong đó vấn đề đạo đức của Đảng là vấn đề có ảnh hƣởng trực tiếp đến niềm tin của dân với Đảng, là vấn đề sinh mệnh của Đảng. Về phƣơng diện khoa học, xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam về đạo đức theo tƣ tƣởng Hồ Chí Minh không phải là vấn đề hoàn toàn mới nhƣng là vấn đề chƣa đƣợc nghiên cứu một cách toàn diện và có hệ thống trong thời gian vừa qua. Xuất phát từ những yêu cầu, đòi hỏi cấp bách cả về lý luận và thực tiễn, tôi lựa chọn vấn đề: “Xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam về đạo đức theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay” làm đề tài Luận án Tiến sĩ, chuyên ngành Hồ Chí Minh học. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích Làm rõ tƣ tƣởng xây dựng Đảng về đạo đức của Hồ Chí Minh, vận dụng để đánh giá thực trạng, từ đó đề xuất phƣơng hƣớng và giải pháp xây dựng Đảng về đạo đức trong giai đoạn hiện nay. 2.2. Nhiệm vụ - Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài, khái quát những kết quả đã đạt đƣợc và những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu; - Làm rõ nội dung, khẳng định những giá trị lý luận, thực tiễn của tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam về đạo đức; - Đánh giá thực trạng công tác xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam về đạo đức theo tƣ tƣởng tƣ tƣởng Hồ Chí Minh thời gian vừa qua; - Đề xuất phƣơng hƣớng và giải pháp tiếp tục xây dựng Đảng về đạo đức trong giai đoạn hiện nay theo tƣ tƣởng Hồ Chí Minh. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam về đạo đức và vận dụng trong xây dựng Đảng về đạo đức giai đoạn hiện nay. 6 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam về đạo đức đƣợc thể hiện trong các bài viết, bài nói và hoạt động chỉ đạo thực tiễn của Ngƣời. - Thực trạng công tác xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam về đạo đức theo tƣ tƣởng Hồ Chí Minh đƣợc nghiên cứu trong giai đoạn từ năm 2011 đến nay. Luận án chọn năm 2011 bởi đây là năm đƣợc đánh dấu bằng Đại hội XI của Đảng - Đại hội đã đặc biệt nhấn mạnh đến vấn đề xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam về đạo đức và từ đó đến nay, công tác xây dựng Đảng về đạo đức đã diễn ra rất sinh động, cần đƣợc nghiên cứu thấu đáo trên cơ sở vận dụng tƣ tƣởng Hồ Chí Minh. - Phƣơng hƣớng và giải pháp tiếp tục xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam về đạo đức theo tƣ tƣởng Hồ Chí Minh đƣợc luận giải với tầm nhìn đến 2025. 4. Cơ sở lý luận, thực tiễn, phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận Đề tài đƣợc thực hiện dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đƣờng lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng Đảng. 4.2. Cơ sở thực tiễn Thực tiễn công tác xây dựng Đảng về đạo đức, nhất là trong thời gian từ 2011 đến 2019, thành tựu và những hạn chế. 4.3. Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở phƣơng pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, tác giả lựa chọn các phƣơng pháp chuyên ngành và liên ngành của khoa học xã hội và nhân văn, trong đó có khoa học chính trị, nhằm thực hiện các nhiệm vụ của luận án. Chƣơng 1, tác giả chủ yếu sử dụng phƣơng pháp phân tích, tổng hợp, nghiên cứu văn bản để đánh giá tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài: “Xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam về đạo đức theo tƣ tƣởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay”. Chƣơng 2, tác giả sử dụng nhiều phƣơng pháp khác nhau để làm sáng tỏ vấn đề cần nghiên cứu. Cụ thể, tác giả sử dụng phƣơng pháp khái quát hoá, trừu tƣợng hoá để xây dựng các khái niệm công cụ. Trong phần nội dung tƣ tƣởng Hồ Chí Minh 7 về xây dựng Đảng về đạo đức, tác giả sử dụng phƣơng pháp lôgíc và phƣơng pháp lịch sử, kết hợp phƣơng pháp lôgíc với phƣơng pháp lịch sử nhằm hệ thống hóa, phân tích nội dung tƣ tƣởng. Để đánh giá giá trị lý luận và thực tiễn, tác giả chủ yếu sử dụng phƣơng pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu, khái quát hoá. Chƣơng 3, tác giả sử dụng phƣơng pháp phân tích để đánh giá những yếu tố tác động, thấy rõ những tác động thuận lợi và những khó khăn, thách thức. Phƣơng pháp điều tra xã hội học đƣợc dùng để phân tích những thành tựu và hạn chế trong thực trạng công tác xây dựng Đảng về đạo đức theo tƣ tƣởng Hồ Chí Minh. Cụ thể, tác giả luận án đã tiến hành điều tra 450 phiếu, trong đó có 300 phiếu cho đối tƣợng là cán bộ, đảng viên (bao gồm cả đảng viên là cán bộ lãnh đạo, quản lý và đảng viên không phải là cán bộ lãnh đạo, quản lý) và 150 phiếu cho đối tƣợng là ngƣời dân. Số phiếu hợp lệ thu về là 450 phiếu. Kết quả điều tra đƣợc xử lý trên phần mềm SPSS cho ra những số liệu cụ thể và tỷ lệ phần trăm tƣơng ứng. Phƣơng pháp dự báo cũng đƣợc sử dụng để làm rõ thêm những vấn đề đặt ra. Chƣơng 4, tác giả chủ yếu sử dụng phƣơng pháp dự báo, phân tích, tổng hợp, diễn dịch kết hợp với kết quả của điều tra xã hội học để đề xuất phƣơng hƣớng và giải pháp xây dựng Đảng về đạo đức theo tƣ tƣởng Hồ Chí Minh giai đoạn hiện nay. 5. Đóng góp mới của luận án Một là, góp phần làm rõ khái niệm, hệ thống hóa, phân tích những nội dung tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng về đạo đức; Hai là, góp phần đánh giá đúng thực trạng xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam về đạo đức theo tƣ tƣởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn 2011 đến nay; Ba là, đề xuất đƣợc phƣơng hƣớng và một số giải pháp có giá trị tham khảo nhằm nâng cao hiệu quả của việc xây dựng Đảng về đạo đức trong giai đoạn hiện nay theo tƣ tƣởng Hồ Chí Minh. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 6.1. Ý nghĩa lý luận Luận án góp phần làm sáng tỏ nội dung và khẳng định giá trị tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam về đạo đức; góp phần đề ra các phƣơng 8 hƣớng và giải pháp, có giá trị tham khảo, nhằm xây dựng lý luận xây dựng Đảng về đạo đức trong giai đoạn hiện nay. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu của luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy, học tập tƣ tƣởng Hồ Chí Minh ở các trƣờng chính trị, các trƣờng đại học và cao đẳng ở Việt Nam. Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần cung cấp cơ sở cho thực tiễn công tác xây dựng Đảng nói chung và xây dựng Đảng về đạo đức nói riêng. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục công trình nghiên cứu của tác giả đã công bố liên quan đến luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận án bao gồm 4 chƣơng, 10 tiết. 9 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1.1.1. Tình hình nghiên cứu tƣ tƣởng xây dựng Đảng về đạo đức của Hồ Chí Minh Nghiên cứu tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam về đạo đức có một số công trình tiêu biểu sau: Cuốn Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức của tác giả Thành Duy (chủ biên), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996. Các tác giả đã trình bày có hệ thống về nguồn gốc, nội dung và giá trị tƣ tƣởng đạo đức Hồ Chí Minh. Cụ thể, trong phần nguồn gốc hình thành tƣ tƣởng đạo đức Hồ Chí Minh, các tác giả khẳng định, tƣ tƣởng đạo đức Hồ Chí Minh là sự tiếp thu có chọn lọc truyền thống đạo đức của dân tộc, tƣ tƣởng tiến bộ về đạo đức của phƣơng Đông và phƣơng Tây, trong đó đỉnh cao là chủ nghĩa Mác - Lênin. Phần nội dung tƣ tƣởng đạo đức Hồ Chí Minh, các tác giả tập trung phân tích những nội dung cơ bản của tƣ tƣởng đạo đức Hồ Chí Minh theo các giai đoạn lịch sử, trong cách mạng giải phóng dân tộc và trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc [21]. Công trình cũng khẳng định giá trị lý luận và thực tiễn của tƣ tƣởng đạo đức Hồ Chí Minh và sự cần thiết phải vận dụng tƣ tƣởng đó của Ngƣời trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. Trong cuốn Tìm hiểu tư tưởng đạo đức cách mạng Hồ Chí Minh, Nxb Lao động, Hà Nội, 2002, tác giả Nguyễn Thế Thắng đã bổ sung, hệ thống hóa những nội dung cơ bản của tƣ tƣởng đạo đức Hồ Chí Minh bao gồm những vấn đề nguồn gốc, nội dung, bản chất của tƣ tƣởng đạo đức cách mạng Hồ Chí Minh và sự vận dụng tƣ tƣởng đó trong sự nghiệp đổi mới hiện nay [119]. Tác giả đã đi sâu phân tích sự giống và khác nhau giữa đạo đức cũ và đạo đức mới, tính kế thừa và sự phát triển của tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về đạo đức để làm rõ bản chất cách mạng của tƣ tƣởng. Ngoài những phẩm chất đạo đức cơ bản đã đƣợc đề cập đến nhƣ: trung với nƣớc, hiếu với dân, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tƣ, từ khảo cứu các tác phẩm của Hồ Chí 10 Minh, tác giả còn nêu và phân tích những chuẩn mực đạo đức khác nhƣ: nhân, nghĩa, trí, dũng, tín; học tập không mệt mỏi; đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết; bốn phƣơng vô sản đều là anh em. Sách Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam do Đại tƣớng Võ Nguyên Giáp (chủ biên), Nxb CTQG, Hà Nội, 2003. (Kết quả nghiên cứu đề tài khoa học cấp Nhà nƣớc, mã số KX.02.01 “Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và con đƣờng cách mạng Việt Nam” thuộc Chƣơng trình khoa học và công nghệ cấp Nhà nƣớc KX.02 về “Nghiên cứu tƣ tƣởng Hồ Chí Minh”) [43]. Trong phần thứ hai, chƣơng VII của cuốn sách, các tác giả đề cập đến nội dung cơ bản của tƣ tƣởng đạo đức Hồ Chí Minh bao gồm: vị trí, vai trò của đạo đức cách mạng; những chuẩn mực đạo đức chung và đối với từng đối tƣợng cụ thể; con đƣờng và phƣơng pháp tu dƣỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng theo tƣ tƣởng đạo đức Hồ Chí Minh. Tác giả Song Thành với công trình Hồ Chí Minh - Nhà tư tưởng lỗi lạc, Nxb CTQG, Hà Nội, 2005. Tác giả khẳng định, Hồ Chí Minh đã kế thừa những giá trị đạo đức tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu những giá trị tiến bộ của đạo đức nhân loại, phƣơng Đông và phƣơng Tây, tiếp thu tƣ tƣởng đạo đức Mác - Lênin. Về vị trí, vai trò của đạo đức cách mạng, tác giả khẳng định: Hồ Chí Minh coi đạo đức là gốc của ngƣời cách mạng; trong điều kiện Đảng cầm quyền, đạo đức là yêu cầu hàng đầu đối với ngƣời lãnh đạo; đạo đức cũng là nhân tố quan trọng tạo nên sức hấp dẫn của chủ nghĩa xã hội [110]. Tác giả Song Thành còn phân tích những chuẩn mực đạo đức nhƣ: trung với nƣớc, hiếu với dân; cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tƣ; yêu thƣơng con ngƣời, sống có tình, có nghĩa; tinh thần quốc tế trong sáng. Nói đến tƣ tƣởng đạo đức Hồ Chí Minh không thể không đề cập đến nội dung quan trọng đó là: xây đi đôi với chống; nêu gƣơng ngƣời tốt việc tốt; bồi dƣỡng ý thức đạo đức gắn liền với thực hành và rèn luyện đạo đức trong thực tiễn; coi trọng quá trình tự giáo dục và rèn luyện của mỗi ngƣời. Sách Bác Hồ - tấm gương đạo đức sáng ngời, Nxb CTQG, Hà Nội, 2016 gồm 7 chuyên đề, tác giả Song Thành tập trung phân tích những phẩm chất cần có của cán bộ, đảng viên của Đảng trên cả ba lĩnh vực: tƣ tƣởng, đạo đức, phong cách theo tấm gƣơng Hồ Chí Minh [111]. Tác giả khẳng định, tấm gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh về cần, kiệm, giản dị, coi khinh sự xa hoa, 11 đời tƣ trong sáng, đức khiêm tốn phi thƣờng, lòng nhân ái khoan dung, tình yêu thƣơng sâu sắc với con ngƣời, biểu tƣợng của khát vọng hòa bình, hữu nghĩ, tinh thần quốc tế trong sáng, tấm gƣơng suốt đời tự học và rèn luyện trở thành bất tử. Sách Biện chứng của tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam của tác giả Lại Quốc Khánh, Nxb. CTQG, Hà Nội, 2009. Công trình tập trung nghiên cứu vấn đề biện chứng của tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam từ góc độ triết học, trong đó, khi luận giải biện chứng khách quan của cách mạng Việt Nam đƣa tới sự ra đời của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, tác giả đã làm rõ vị trí, vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam trong biện chứng khách quan đó, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng đặc biệt của các phẩm chất của Đảng Cộng sản Việt Nam, trong đó, nền tảng là phẩm chất đạo đức cách mạng. Theo tác giả, xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam nói chung, xây dựng Đảng về đạo đức nói riêng, là một khởi điểm quan trọng trong biện chứng hình thành chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Tác giả Trần Văn Giàu trong cuốn Hồ Chí Minh - Vĩ đại một con người, Nxb CTQG, Hà Nội, 2010 đã tuyển chọn những bài viết khác nhau để trình bày một cách hệ thống về cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh - nhà hiền triết, anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất, lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam [44]. Trong phần thứ hai “Vĩ đại một con ngƣời”, tác giả đã phân tích những chuẩn mực đạo đức cơ bản trong tƣ tƣởng cũng nhƣ tấm gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh đó là: trung với nƣớc, hiếu với dân, suốt đời phấn đấu hy sinh vì dân, vì nƣớc, kiên trì bất khuất, khiêm tốn giản dị, thƣơng yêu, quý trọng con ngƣời, thấu tình đạt lý, yêu trẻ, kính già, trọng phụ nữ. Sách Đảng ta là đạo đức, là văn minh của tác giả Trƣơng Ngọc Nam và Hoàng Anh (đồng chủ biên), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011. Phần “Những bài nói, bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh”, các tác giả chọn lọc một số bài nói, bài viết đƣợc sắp xếp theo thứ tự thời gian. Phần “Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng ta là đạo đức, là văn minh” gồm một số bài viết của các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu phân tích nội dung tƣ tƣởng và việc vận dụng tƣ tƣởng của Ngƣời vào công tác xây dựng Đảng. Trong các bài viết, các tác giả khẳng định, Hồ Chí Minh chính là ngƣời đặt nền 12 móng tƣ tƣởng và phát triển quan điểm về xây dựng Đảng Cộng sản là đạo đức, là văn minh. Ngƣời không chỉ nêu tƣ tƣởng mà còn là tấm gƣơng trong thực hành đạo đức cách mạng. Di sản Ngƣời để lại có ý nghĩa quan trọng trong cuộc đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng và công tác xây dựng Đảng hiện nay. Tác giả Mạch Quang Thắng với bài viết Văn hóa, đạo đức Hồ Chí Minh - giá trị bất diệt, Tạp chí Quốc phòng toàn dân, bản điện tử, ngày 26-5-2016. Tác giả khẳng định: Thực tiễn cho thấy, sức sống mãnh liệt của giá trị văn hóa, đạo đức Hồ Chí Minh đã thấm vào tinh thần dân tộc, hun đúc nên giá trị văn hóa, đạo đức Việt Nam và lan tỏa, hòa vào đời sống tinh thần của các dân tộc tiến bộ trên thế giới. Đó cũng là một trong những lý do Hồ Chí Minh trở thành chiến sĩ tiên phong, năng động, tích cực nhất trên thế giới trong sự nghiệp đấu tranh vì hòa bình, độc lập, dân chủ và tiến bộ xã hội [116]. Đạo đức Hồ Chí Minh là sự thống nhất giữa tƣ tƣởng và hành động, giữa nói và làm, hƣớng tới tiến bộ xã hội. Tƣ tƣởng đó bao gồm những nội dung về vị trí, vai trò của đạo đức, những phẩm chất đạo đức cơ bản. Tấm gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh đã “lan toả, thẩm thấu, trở thành giá trị văn hóa vĩnh hằng trong các thế hệ ngƣời Việt Nam và nhân dân tiến bộ toàn thế giới”. Bài viết Vấn đề Đảng Cộng sản cầm quyền trong các quan điểm của Hồ Chí Minh, Tạp chí Nghiên cứu Hồ Chí Minh, số 1-2017. Tác giả Mạch Quang Thắng cho rằng, Hồ Chí Minh trung thành với học thuyết Mác - Lênin, đặc biệt là những nguyên lý của Lênin về đảng kiểu mới, đồng thời vận dụng và phát triển sáng tạo những nguyên lý đó vào điều kiện cụ thể của Việt Nam. Một trong những sáng tạo của Hồ Chí Minh là vấn đề đảng cầm quyền. Tác giả phân tích ở những khía cạnh nhƣ: Một trong những yếu tố để giữ vững tƣ cách của một Đảng Cộng sản cầm quyền đó là lực lƣợng cán bộ, đảng viên phải luôn luôn trong sạch, vững mạnh; muốn cầm quyền vững chắc, Đảng Cộng sản phải thực hiện tốt các nguyên tắc hoạt động. Đồng thời, tác giả nêu một số vấn đề liên hệ cho công tác xây dựng Đảng theo tinh thần Nghị quyết Trung ƣơng 4 khóa XII. Tác giả Phạm Ngọc Anh với bài viết Quan niệm của Hồ Chí Minh về suy thoái đạo đức - nhìn từ góc độ văn hóa Đảng, Tạp chí Nghiên cứu Hồ Chí Minh, số 13 1-2017. Tác giả phân tích hai nội dung: Đạo đức cách mạng - một bộ phận hợp thành văn hoá Đảng và Chủ nghĩa cá nhân - biểu hiện tập trung của sự suy thoái văn hoá Đảng. Tác giả khẳng định: Hồ Chí Minh đặc biệt chú trọng đến đạo đức, giáo dục đạo đức cách mạng, chống suy thoái đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên, nhất là trong điều kiện Đảng cầm quyền. Nội dung quan điểm của Ngƣời là sự tổng kết hoạt động của nhiều đảng cộng sản, công nhân trên thế giới, quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam của Đảng trên một phƣơng diện nền móng, đạt đến chiều sâu triết lý và mang tầm vóc văn hoá. Sách Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhận diện và đấu tranh với những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên của tác tác giả Tô Lâm, Nxb CTQG Sự thật, 2018. Từ những bài nói, bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tác giả trích dẫn những quan điểm của Ngƣời về 27 căn bệnh, biểu hiện suy thoái tƣ tƣởng chính trị, đạo đức, lối sống, bao gồm: tham ô; lãng phí; bệnh quan liêu; chủ nghĩa cá nhân; tham danh vọng, tham địa vị; hủ hóa; bệnh lƣời biếng; bệnh kiêu ngạo; bệnh hiếu danh; bệnh chủ quan; bệnh hẹp hòi; bệnh xa quần chúng; kéo bè, kéo cánh; bệnh cận thị; bệnh cá nhân; bệnh tị nạnh; thói ba hoa; bệnh bàn giấy; cậy thế, bệnh công thần; bệnh cấp bậc; bệnh khai hội; bệnh ham chuộng hình thức; bệnh địa phƣơng chủ nghĩa; kèn cựa, suy bì đãi ngộ và địa vị; bệnh độc đoán; bệnh hách dịch; vô kỷ luật, kỷ luật không nghiêm. Mỗi căn bệnh và những biểu hiện đƣợc hệ thống hóa thành các vấn đề: quan niệm, biểu hiện, nguyên nhân, tác hại, phƣơng châm và biện pháp chữa trị. Trong di sản Hồ Chí Minh để lại, tác phẩm Đạo đức cách mạng, không phải là tác phẩm đầu tiên bàn về đạo đức cách mạng nhƣng là tác phẩm trình bày một cách hệ thống, hoàn chỉnh và bao quát những vấn đề cơ bản về đạo đức cách mạng. Kỷ yếu Hội thảo khoa học “60 năm tác phẩm Đạo đức cách mạng - giá trị lý luận và thực tiễn đối với công tác xây dựng Đảng hiện nay”, năm 2018 gồm 3 nội dung chính. Trong phần: “Tác phẩm Đạo đức cách mạng - những vấn đề lý luận cơ bản”, các tác giả phân tích quan niệm của Hồ Chí Minh về “Đạo đức cách mạng”, về vai trò của xây dựng Đảng về đạo đức, vai trò của đạo đức cách mạng đối với ngƣời cán bộ, đảng viên; vai trò, ý nghĩa của việc học tập lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin đối với việc tu dƣỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên; về mối 14 quan hệ gắn bó mật thiết giữa cán bộ, đảng viên với nhân dân; về tự phê bình và phê bình; về chống chủ nghĩa cá nhân. Bài viết của tác giả Phạm Hồng Chƣơng khẳng định: “Nghiên cứu ba tác phẩm Đường cách mệnh, Sửa đổi lối làm việc và Đạo đức cách mạng (1958), có thể thấy nội hàm khái niệm đạo đức cách mạng đƣợc Hồ Chí Minh trình bày và giải thích một cách toàn diện, hệ thống với lôgíc chặt chẽ và khái quát nhất - từ nguồn gốc, vai trò, nội dung, giá trị của đạo đức cách mạng và biểu thị đầy đủ các chuẩn mực đạo đức của cán bộ, đảng viên - là trong bài Đạo đức cách mạng, đăng trên tạp chí Học tập, tháng 12-1958. Đây là không chỉ là văn bản hoàn chỉnh nhất cả về tên gọi, nội dung, hình thức và lôgíc mà còn thể hiện những quan niệm về nội hàm đạo đức cách mạng của Hồ Chí Minh gần nhất về thời gian với chúng ta. Trong đó, Ngƣời nêu rõ các chuẩn mực và những chuẩn mực này không chỉ đƣợc đặt trong mối quan hệ biện chứng với nhau mà trong từng nội dung của mỗi chuẩn mực cũng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Xây dựng Đảng thực sự vững mạnh là điều Hồ Chí Minh đặc biệt trăn trở và coi trọng trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, tác giả Lê Văn Yên trong bài viết “Xây dựng Đảng “là đạo đức, là văn minh” theo quan điểm của Hồ Chí Minh”, Tạp chí Lịch sử Đảng, số 5 - 2018 phân tích một số nội dung cơ bản của vấn đề xây dựng Đảng “là đạo đức, là văn minh”: Trƣớc hết là xây dựng và rèn luyện đạo đức cách mạng; tiếp đó là tăng cƣờng sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng; thực hành dân chủ rộng rãi, thực hành tự phê bình và phê bình; giữ gìn mối liên hệ máu thịt giữa Đảng với dân. “Bằng tƣ duy biện chứng và chủ nghĩa nhân văn cao cả, mọi vấn đề trong công tác xây dựng Đảng về đạo đức đều đƣợc Hồ Chí Minh giải quyết hài hòa và tất cả đều hƣớng tới mục đích xây dựng văn hóa Đảng, “văn hóa làm ngƣời” cho đội ngũ cán bộ, đảng viên”, tác giả Trần Thị Minh Tuyết trong bài viết “Tính nhân văn trong quan điểm xây dựng Đảng về đạo đức của Hồ Chí Minh”, trên Tạp chí Lịch sử Đảng, số 332 (7-2018) đã phân tích, làm rõ giá trị nhân văn trong quan điểm xây dựng Đảng về đạo đức của Hồ Chí Minh thể hiện ở một số điểm cơ bản: Mục đích xây dựng Đảng về đạo đức; quan điểm và các chuẩn mực đạo đức cách mạng; phƣơng pháp xây dựng đạo đức giàu tính văn hóa; cách thức xử lý hài hòa những vấn đề cốt yếu của công tác xây dựng Đảng. 15 Sách 50 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Kỷ yếu Hội thảo khoa học cấp quốc gia, Nxb CTQG Sự Thật, 2019. Các bài viết khẳng định quan điểm Hồ Chí Minh về tầm quan trọng của xây dựng Đảng về đạo đức nhƣ: “Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh trong điều kiện hiện nay theo Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh” của tác giả Nguyễn Văn Công; về một trong những giải pháp nhằm xây dựng Đảng về đạo đức có những bài viết: “Tự phê bình và phê bình theo Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh” của tác giả Nguyễn Minh Tuấn, “Giữ gìn mỗi quan hệ mật thiết giữa Đảng với Nhân dân hiện nay” của tác giả Lê Văn Lợi, “Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh với việc giữ gìn mối quan hệ giữa Đảng với Nhân dân trong công cuộc đổi mới hiện nay” của tác giả Phạm Thị Thanh Mai… Chủ nghĩa cá nhân là mặt đối lập với đạo đức cách mạng, do đó xây dựng Đảng về đạo đức không thể không nói đến chống chủ nghĩa cá nhân. Luận án Tiến sĩ Chống Chủ nghĩa cá nhân trong cán bộ, đảng viên ở nước ta hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh (2018) của tác giả Phạm Thị Thúy Vân làm sáng tỏ những nội dung cơ bản trong tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa cá nhân và chống chủ nghĩa cá nhân. Luận án cũng phân tích những hình thức biểu hiện và tác hại của chủ nghĩa cá nhân trong cán bộ, đảng viên, từ đó đề xuất một số giải pháp góp phần đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân trong cán bộ, đảng viên ở Việt Nam hiện nay theo tƣ tƣởng Hồ Chí Minh... Luận án tiến sĩ Tư tưởng Hồ Chí Minh về kỷ luật của Đảng và vận dụng trong chỉnh đốn Đảng hiện nay (2019) của tác giả Nguyễn Hải Yến góp phần cung cấp những luận giải về một trong những nội dung và giải pháp trong xây dựng Đảng về đạo đức theo tƣ tƣởng Hồ Chí Minh đó là vấn đề kỷ luật Đảng. Luận án phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về kỷ luật của Đảng, hệ thống hóa những nội dung tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về kỷ luật của Đảng, phân tích làm rõ quan điểm Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa kỷ luật của Đảng và chỉnh đốn Đảng để từ đó thấy đƣợc sự cần thiết phải vận dụng tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về kỷ luật của Đảng trong chỉnh đốn Đảng hiện nay. Trên cơ sở phân tích thực trạng vận dụng tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về kỷ luật của Đảng trong chỉnh đốn Đảng hiện nay, luận án đã đƣa ra những giải pháp có tính khả thi nhằm vận dụng hiệu quả tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về kỷ luật của Đảng, góp phần tăng cƣờng chỉnh đốn Đảng trong giai đoạn hiện nay. 16 Trên thế giới đã có hàng trăm công trình khoa học viết về cuộc đời, sự nghiệp và những cống hiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng thời ca ngợi tấm gƣơng đạo đức của Ngƣời. Trong sách Một giờ với đồng chí Hồ Chí Minh, Nxb Thanh niên, Hà Nội, 2007, tác giả X.A - Gien đê, Cố Tổng thống Chi Lê viết về đạo đức của lãnh tụ Hồ Chí Minh: “Cuộc đời gƣơng mẫu và nếp sống giản dị của Chủ tịch đã khắc sâu trong tâm trí chúng tôi... Không có vẻ kiêu kỳ, không có gì ngạo mạn trong lời nói, mà chỉ thấy niềm tin mãnh liệt vào nhân dân”. Nói về lẽ sống của Chủ tịch Hồ Chí Minh, chuẩn mực đạo đức cao nhất của ngƣời chiễn sĩ cộng sản, Báo Gơ - ran - ma (Cu Ba) viết: “Trung tâm cuộc đời của Ngƣời, lẽ sống của Ngƣời là nền độc lập và sự thống nhất của nƣớc Việt Nam và do đó Ngƣời đƣợc hàng triệu nhân dân Việt Nam và thế giới kính mến... Hồ Chủ tịch thuộc lớp ngƣời vô song khó ai có thể sánh kịp, khó ai có thể vƣợt hơn. Nhƣng với sự kết hợp những đức tính đó Ngƣời cũng là tấm gƣơng mà nhiều ngƣời khác có thể noi theo”. Tác giả R.A Ri Xmen - đi, Tổng Bí thƣ Đảng Cộng sản Urugoay đánh giá về đạo đức của Hồ Chí Minh: “là một cán bộ mẫu mực: bất khuất, có khả năng đấu tranh vì tự do, vì sự vĩ đại của con ngƣời, vì niềm tin ở sự tất thắng của cách mạng, cho dù gông cùm có treo trên cổ... Đồng chí Hồ Chí Minh trở thành một nhân vật thần thoại đối với nhân dân và thanh niên Việt Nam, có đức tính khiêm tốn, giản dị, trung thành với nguyên lý cách mạng, giàu lòng nhân đạo”... Ngoài những công trình nêu trên, còn có những công tác trình khác nghiên cứu tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng về đạo đức nhƣ tác giả Trần Bạch Đằng, “Nỗi bận tâm của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi Đảng vô sản trở thành Đảng cầm quyền” in trong sách Hồ Chí Minh - anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa, Nxb Khoa học xã hội, 1990. Tác giả Trần Đình Huỳnh, Mạch Quang Thắng, Tư tưởng Hồ Chí Minh về đảng của chúng ta, Nxb Lao động, Hà Nội, 1993. Tác giả Triệu Quang Tiến (chủ biên), Phạm Hồng Chƣơng, Nguyễn Thanh Tâm..., Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng, Nxb Lao động, Hà Nội, 2004... Những công trình trên đã đi sâu nghiên cứu tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về đạo đức, nhất là đạo đức cách mạng, khẳng định vị trí, vai trò, những chuẩn mực đạo đức của cán bộ, đảng viên và một số biện pháp để xây dựng Đảng về đạo đức. Đồng thời, các 17
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất