Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận án tiến sĩ văn hóa học văn hóa vùng biển đảo quảng ninh (qua nghiên cứu các...

Tài liệu Luận án tiến sĩ văn hóa học văn hóa vùng biển đảo quảng ninh (qua nghiên cứu các lễ hội truyền thống)

.PDF
260
212
61

Mô tả:

BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HOÁ HÀ NỘI NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THẢO VĂN HÓA VÙNG BIỂN ĐẢO QUẢNG NINH (QUA NGHIÊN CỨU CÁC LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG) LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC HÀ NỘI - 2015 BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HOÁ HÀ NỘI NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THẢO VĂN HÓA VÙNG BIỂN ĐẢO QUẢNG NINH (QUA NGHIÊN CỨU CÁC LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG) Chuyên ngành: Văn hóa học Mã số: 62310640 LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Trần Đức Ngôn 2. TS. Nguyễn Thị Việt Hương HÀ NỘI - 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Trần Đức Ngôn và TS. Nguyễn Thị Việt Hương. Các kết quả nghiên cứu và các kết luận trong luận án này là trung thực, không sao chép từ bất kỳ một nguồn nào và dưới bất kỳ hình thức nào. Việc tham khảo các nguồn tài liệu đã được trích dẫn và ghi xuất xứ theo đúng quy định. Hà Nội, ngày tháng năm 2015 Tác giả luận án Nguyễn Thị Phương Thảo 1 MỤC LỤC Trang MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU MỞ ĐẦU Chương 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KHÁI QUÁT VỀ LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG VÙNG BIỂN ĐẢO QUẢNG NINH 1.1. Tổng quan nghiên cứu các vấn đề liên quan đến đề tài 1.2. Cơ sở lý luận về vùng văn hóa, văn hóa biển đảo và lễ hội truyền thống 1.3. Khái quát về lễ hội truyền thống vùng biển đảo Quảng Ninh Tiểu kết Chương 2: YẾU TỐ NỘI ĐỒNG TRONG VĂN HÓA VÙNG BIỂN ĐẢO QUẢNG NINH THỂ HIỆN QUA CÁC LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG 2.1. Cộng đồng cư dân và cơ cấu tổ chức các làng nông nghiệp 2.2. Sự thể hiện yếu tố nội đồng trong lễ hội truyền thống Tiểu kết Chương 3: YẾU TỐ BIỂN TRONG VĂN HÓA VÙNG BIỂN ĐẢO QUẢNG NINH THỂ HIỆN QUA CÁC LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG 3.1. Cộng đồng ngư dân và cơ cấu tổ chức các làng biển đảo 3.2. Sự thể hiện yếu tố biển trong lễ hội truyền thống Tiểu kết Chương 4: ĐẶC ĐIỂM CỦA VĂN HÓA VÙNG BIỂN ĐẢO QUẢNG NINH 4.1. Văn hóa vùng biển đảo Quảng Ninh mang đậm yếu tố nội đồng và nhạt yếu tố biển 4.2. Văn hóa vùng biển đảo Quảng Ninh mang đậm tính lịch sử 4.3. Văn hóa vùng biển đảo Quảng Ninh có sự tương đồng và khác biệt với các vùng biển đảo khác 4.4. Văn hóa vùng biển đảo Quảng Ninh có sự dung hợp văn hóa các vùng miền Tiểu kết KẾT LUẬN DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 1 2 3 4 8 8 17 33 48 49 49 56 78 79 79 83 115 117 117 121 142 156 160 161 166 167 175 2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ A: Ảnh â.l: âm lịch GS: giáo sư h: huyện x: xã tx: thị xã TP: thành phố Nxb: Nhà xuất bản PL: phụ lục QN: Quảng Ninh TCN: trước Công nguyên SCN: sau Công nguyên TS: tiến sĩ tr: trang 3 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Stt Nội dung bảng thống kê Trang 1 Bảng 1.1: Thống kê số lượng lễ hội truyền thống vùng biển đảo 37 Quảng Ninh 2 Bảng 1.2: Thống kê không gian tổ chức lễ hội truyền thống vùng biển 37 đảo Quảng Ninh 3 Bảng 1.3: Thống kê thời gian tổ chức lễ hội truyền thống vùng biển đảo 39 Quảng Ninh 4 Bảng 1.4: Phân loại lễ hội truyền thống của cư dân vùng biển đảo Quảng Ninh 42 4 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nghiên cứu về biển đảo gần đây đã nhận được sự quan tâm của nhiều ngành nghiên cứu như khoa học tự nhiên, khoa học xã hội… Việt Nam có bờ biển dài hơn 3260 km, từ vùng ven biển đã mở ra vùng lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế biển. Trong môi trường biển đảo cộng đồng cư dân sáng tạo ra nhiều di sản văn hóa có giá trị cần được bảo tồn và phát huy. Vấn đề bảo tồn, phát huy truyền thống văn hóa dân tộc, trong đó có lễ hội truyền thống của mỗi vùng miền, đã và đang đặt ra như một nhiệm vụ quan trọng để góp phần xây dựng nền tảng tinh thần của xã hội. Từ trước đến nay, các nhà nghiên cứu đều thống nhất nhận định rằng văn hóa giữ vị trí, vai trò nền tảng cho sự phát triển của dân tộc. Những dấu ấn sâu đậm của lịch sử, của đời sống kinh tế - xã hội, tâm lý cộng đồng, phong tục, tập quán, tín ngưỡng... đều có thể tìm thấy trong văn hóa, đặc biệt là trong các lễ hội truyền thống. Bước vào thế kỷ XXI, trước xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, Đảng ta xác định văn hóa truyền thống là một nguồn lực tạo nên động lực để xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội một cách bền vững. Tuy nhiên, ở nhiều nơi, văn hóa truyền thống (trong đó có lễ hội truyền thống) không phải lúc nào cũng được coi trọng đúng mức. Không ít nơi phục cổ một cách tùy tiện, thiếu định hướng, làm biến dạng các di sản văn hóa quý giá đó, thậm chí quay lưng lại với các giá trị văn hóa dân tộc, xem đó là cái bảo thủ, lỗi thời. Vì thế rất cần một thái độ khách quan, khoa học đối với di sản văn hóa, trong đó có lễ hội. Ngày càng có nhiều ý kiến cho rằng, thế kỷ XXI là "Thế kỷ của đại dương". Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X (2-2007) về "Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020" cũng ghi nhận ý kiến trên và nêu lên mục tiêu "vươn ra biển lớn". Và như thế, "con mắt cận duyên" phải được thay bằng "tầm nhìn đại dương". Để có "tầm nhìn đại dương" ấy không thể không nghiên cứu địa hình, khí hậu, môi trường sinh thái, phong tục, tập quán... của cư dân biển, là tác nhân sinh thành và phát triển những vùng văn hóa khác nhau. 5 Quảng Ninh (QN) là một vùng đất cổ. Các di chỉ khảo cổ học, các thư tịch cổ sưu tầm được đã minh chứng rõ điều này. QN tập hợp đầy đủ đặc điểm của hệ sinh thái nước ta, có đồi núi, đồng bằng, đặc biệt là có biển với sự đa dạng sinh học rất đáng chú ý. QN có hơn 20 tộc người, mỗi tộc người lại có những nét văn hóa riêng, tiêu biểu, tất cả tạo nên sự phong phú, đa dạng của một vùng văn hóa độc đáo. Địa hình QN chủ yếu là đồi núi (chiếm 4/5 diện tích). Tuy nhiên, nói đến QN, nhiều người lại nghĩ ngay đến biển, bởi vì nơi đây có một vùng biển đảo rộng lớn với 250 km bờ biển và hơn 2000 đảo lớn nhỏ trên vùng vịnh Hạ Long và Bái Tử Long. Vịnh Hạ Long đã hai lần được Unesco công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới, năm 2007 được vào danh sách bầu chọn 7 kỳ quan thiên nhiên thế giới. QN không chỉ gắn tên tuổi của mình với những bãi biển đẹp, những thắng cảnh hùng vĩ, nên thơ, mà QN còn nổi tiếng với di tích lịch sử - văn hóa, các kiến trúc độc đáo, phong tục, tập quán, tín ngưỡng, vốn văn hóa dân gian và hệ thống lễ hội truyền thống phong phú, đặc sắc, tiêu biểu cho một vùng văn hóa biển đảo. QN là một tỉnh ven biển nằm trong tam giác kinh tế trọng điểm phía Bắc (Hà Nội - Hải Phòng - QN), đồng thời là một trong bốn trung tâm du lịch của Việt Nam. Điều đó cho thấy vị thế của QN trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh phía Bắc nói riêng và của cả nước nói chung là rất lớn. Chính vì vậy, từ góc nhìn địa - văn hóa, tác giả chọn đề tài Văn hóa vùng biển đảo Quảng Ninh (qua nghiên cứu các lễ hội truyền thống) để nghiên cứu. Việc nghiên cứu đề tài này góp phần làm rõ hơn những nét đặc trưng, tính chất đa dạng, phong phú của lễ hội truyền thống QN trong lịch sử và hiện tại. Kết quả nghiên cứu của đề tài cũng sẽ là một căn cứ khoa học góp phần định hướng quy hoạch phát triển văn hóa, tạo môi trường xã hội ổn định, bền vững, trong đó có việc khai thác lễ hội truyền thống như là một nguồn lực văn hoá để phát triển kinh tế - xã hội của QN nói riêng, của cả nước nói chung trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Nhận thức sâu về các yếu tố cấu thành và đặc điểm của văn hóa vùng biển đảo QN. 6 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan đến vùng văn hóa biển đảo QN. - Tiến hành khảo sát, điền dã vùng biển đảo QN, đặc biệt tham gia vào các lễ hội truyền thống. - Mô tả các lễ hội truyền thống vùng biển đảo QN ở cả ba nhóm: nội đồng, ven biển và hải đảo để làm rõ các yếu tố nội đồng và yếu tố biển. - Làm rõ những đặc trưng cơ bản của lễ hội truyền thống vùng biển đảo QN thông qua việc so sánh với các vùng biển đảo khác ở Bắc Bộ và Trung Bộ. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là các lễ hội truyền thống vùng biển đảo QN. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Đề tài chủ yếu nghiên cứu các lễ hội truyền thống ở vùng biển đảo trên địa bàn tỉnh QN. Tuy nhiên trong quá trình nghiên cứu, tác giả sẽ đề cập đến một số lễ hội tiêu biểu liên quan đến biển của các tỉnh, thành phố vùng duyên hải Bắc Bộ như Hải Phòng, Thái Bình và một số địa phương ở Trung Bộ để tìm ra những nét tương đồng và khác biệt với lễ hội truyền thống vùng biển đảo QN. - Về thời gian: Luận án khảo sát các lễ hội truyền thống vùng biển đảo hiện nay ở QN. Tư liệu khảo sát được thực hiện trong 7 năm (từ năm 2007 đến năm 2013). Dựa vào kết quả nghiên cứu, đối chiếu với các lễ hội truyền thống ven biển trước năm 1954 thông qua tư liệu của các nhà nghiên cứu đi trước để thấy các yếu tố truyền thống còn được bảo lưu trong các lễ hội hiện nay. 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp liên ngành: Tiếp cận vấn đề trên các phương diện địa lý, lịch sử, kinh tế, văn hoá, xã hội... của tỉnh QN. - Phương pháp điền dã dân tộc học: Tác giả đặc biệt coi trọng phương pháp điền dã để quan sát, tham dự vào các sinh hoạt văn hoá của cư dân địa phương với mục đích khảo tả một cách chân thực các hiện tượng trong các lễ hội truyền thống nhằm thu thập nguồn tư liệu xác thực, cập nhật nhất. Bên cạnh đó, việc quan sát, phỏng vấn, trao đổi ý kiến để thu thập thông tin về những vấn đề liên quan đến lễ hội truyền thống vùng biển 7 đảo cũng được thực hiện. - Phương pháp phân tích - tổng hợp được dùng để nhận thức sâu đối tượng nghiên cứu. - Phương pháp so sánh để chỉ ra sự tương đồng và khác biệt giữa văn hóa vùng biển đảo QN với văn hóa vùng biển đảo khác. 5. Những đóng góp mới của luận án - Phân loại lễ hội truyền thống ven biển QN. - Mô tả những yếu tố văn hóa nội đồng và văn hóa biển trong lễ hội truyền thống vùng biển đảo QN. - Ngoài việc tiếp cận với các tư liệu đã công bố, đề tài sẽ công bố một số tư liệu mới. - Nêu một số đặc điểm tiêu biểu của văn hóa vùng biển đảo QN và đối chiếu với các vùng biển đảo khác ở Bắc Bộ và Trung Bộ. - Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể dùng làm tài liệu tham khảo khi nghiên cứu về văn hoá vùng hoặc địa chí văn hóa. 6. Kết cấu của đề tài Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung chính của luận án được trình bày trong 4 chương: Chương 1: Tổng quan nghiên cứu, cơ sở lý luận và khái quát về lễ hội truyền thống vùng biển đảo Quảng Ninh Chương 2: Yếu tố nội đồng trong văn hóa vùng biển đảo Quảng Ninh thể hiện qua các lễ hội truyền thống Chương 3: Yếu tố biển trong văn hóa vùng biển đảo Quảng Ninh thể hiện qua các lễ hội truyền thống Chương 4: Đặc điểm của văn hóa vùng biển đảo Quảng Ninh 8 Chương 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KHÁI QUÁT VỀ LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG VÙNG BIỂN ĐẢO QUẢNG NINH 1.1. Tổng quan nghiên cứu các vấn đề liên quan đến đề tài 1.1.1. Các công trình nghiên cứu về văn hóa vùng biển đảo Bắc Bộ Có thể khẳng định rằng nghiên cứu lễ hội truyền thống vùng biển đảo Bắc Bộ chưa được chú trọng như Trung Bộ và Nam Bộ. Vì vậy, tài liệu viết về vấn đề này cũng không nhiều. Năm 1985, tác giả Diệp Trung Bình có bài Vài nét về đời sống của ngư dân vùng biển Đông Bắc Việt Nam [4]. Nội dung của bài gồm hai mục: sinh hoạt kinh tế và đời sống văn hóa, xã hội. Bài viết đã chỉ ra các mối quan hệ về gia đình, dòng họ và ảnh hưởng trực tiếp của các mối quan hệ này đến đời sống ngư dân (người Đản) ở Đông Bắc Việt Nam trong đó có đề cập tới một số lễ hội truyền thống ven biển. Tác giả khẳng định: “Trong đời sống đánh cá, ngư dân Đản đã sản sinh ra một nền văn hóa biển khá đặc sắc và phong phú” [4, tr.20]. Năm 1996, tác giả Nguyễn Thanh có bài, Lễ hội trình nghề reo ống làng Quang Lang [60]. Bài viết đã giới thiệu khá chi tiết nguồn gốc, thời gian, các nghi thức tiến hành lễ hội của làng Quang Lang nay thuộc x. Thụy Hải, h. Thái Thụy, tỉnh Thái Bình, một làng ven biển mà dân làng sống chủ yếu nhờ vào nghề đánh cá và làm muối. Tác giả đã giới thiệu những nét độc đáo của lễ hội trình nghề reo ống (chủ yếu là phục dựng lại). Tuy nhiên, bài nghiên cứu cũng chỉ dừng lại ở mức giới thiệu và đưa ra một số nhận định về lễ hội này. Trải qua một thời gian sưu tầm, nghiên cứu lễ hội Thái Bình, đến năm 2000 tác giả Nguyễn Thanh đã xuất bản cuốn Lễ hội truyền thống Thái Bình [61]. Tác giả khẳng định: Thái Bình cùng chung đặc điểm với lễ hội ở vùng đồng bằng trung du Bắc Bộ. Lễ hội truyền thống ở Thái Bình được phân bố với mật độ cao vào những tháng nông nhàn theo chu trình sản xuất của hai vụ lúa chiêm, lúa mùa với tâm thức “tháng tám giỗ cha tháng ba giỗ mẹ” nhưng những hội làng lớn duy trì nhiều lễ thức cổ xưa lại tập trung nhiều vào tháng tư và tháng chín. Tác giả cũng nghiên cứu về đặc điểm lễ hội ở Thái 9 Bình: Ngoài tính phổ biến “sáng rối tối chèo” của nhiều hội, mỗi hội lại có những tục thi riêng gắn với huyền thoại về sự tích, hành trạng của vị thần được thờ và những điệu múa dân gian gắn với nghi thức tín ngưỡng” [61, tr.16]. Cùng với tục rước nước của hội nhiều làng ven sông, ven biển, tục đua trải của các hội làng ở Thái Bình làm đậm thêm sắc thái lễ hội truyền thống của một vùng sông nước. Năm 2010, công trình của Đỗ Lan Phương Văn hóa vùng cửa sông Hồng như một dạng thức của văn hóa biển Việt Nam (qua nghiên cứu hai xã ở Nam Định và Thái Bình) [45]. Mặc dù chỉ khảo sát trường hợp cư dân hai xã Giao An ở Nam Định và Đông Minh ở Thái Bình, nhưng tác giả đã đi sâu nghiên cứu đầy đủ về văn hóa biển: Lịch sử hình thành; các nghề khai thác tài nguyên; các sinh hoạt văn hóa - tín ngưỡng; ... Tác giả khẳng định: “văn hóa cửa sông Hồng không chỉ là một dạng thức của văn hóa biển Việt Nam mà còn là biểu hiện của mối quan hệ giữa văn hóa với phát triển, trong đó có mối quan hệ giữa văn hóa với môi trường sinh thái” [45, tr.21 22]. Rõ ràng, bài viết không chỉ có giá trị về mặt thực tiễn khảo cứu văn hóa biển ở hai địa điểm cụ thể mà còn có giá trị trong việc hệ thống hóa các khái niệm công cụ để chúng tôi có thể áp dụng vào quá trình nghiên cứu lễ hội truyền thống ven biển QN. Năm 2011, Lê Thanh Tùng có bài Lễ hội cổ truyền của cư dân ven biển Hải Phòng - bước đầu nhận diện [87]. Qua việc nghiên cứu các lễ hội ven biển ở Hải Phòng, tác giả đã thống kê và phân loại lễ hội ven biển. Năm 2012 Lê Thanh Tùng hoàn thành Luận án tiến sĩ Lễ hội cổ truyền cư dân ven biển Hải Phòng và sự biến đổi trong giai đoạn hiện nay [88]. Trong luận án, tác giả đã đưa ra được những nhận định có giá trị qua quá trình nghiên cứu về lễ hội ven biển của Hải Phòng như: Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn có liên quan đến tục tế trâu và thần Độc Cước ở vùng ven sông ven biển Thanh Hóa,… Để thích ứng và phù hợp với vùng đất mới, ngư dân đã hòa nhập tín ngưỡng gốc với tín ngưỡng vùng đất mới, địa phương hóa tín ngưỡng, để tạo nên tục thờ dấu chân thần vừa quen thuộc, vừa mới lạ: thần Độc Cước - dấu chân, vết chân chim sẻ - thần Điểm Tước Đại Vương. Đồng thời tục tế trâu và tín ngưỡng thờ thủy thần, mặt trăng của dân chài ven biển Quảng Xương, Thanh Hóa đã gặp gỡ nhau 10 trong một không gian thiêng, nơi cư trú mới để rồi hòa cùng, tạo ra hội chọi trâu Đồ Sơn, Hải Phòng độc đáo nhưng rất quen thuộc [88, tr.89]. Nhưng nhìn chung luận án vẫn chưa tổng kết được những đặc trưng tiêu biểu nhất của văn hóa biển Hải Phòng và sự khác biệt với các vùng ven biển khác trong cả nước. 1.1.2. Các công trình nghiên cứu về văn hóa vùng biển đảo Trung Bộ Về mặt địa lý, Trung Bộ là vùng tiếp giáp với biển nhiều nhất trên lãnh thổ Việt Nam. Chính vì vậy, các nghiên cứu về văn hóa biển đảo nói chung và lễ hội ven biển tập trung chủ yếu ở vùng này. Mục sản vật của tỉnh Bình Thuận trong Đại Nam nhất thống chí, tập 3 [47] có ghi chép: “Cá voi: tương truyền ngày mùng 2 tháng 2 năm Nhâm Ngọ, người thôn Sơn Hải, h. Yên Phước thấy một đoạn xương cá voi, một cái thùng gỗ thông từ ngoài bến trôi vào, người trong thôn cùng nhau khiêng cái xương ấy bỏ vào thùng, muốn tìm đất để chôn thì khiêng không thấy động đậy, rồi bỗng linh cá voi phụ vào người mà nói rằng: Ta ở đây thôi, không nên chôn chỗ khác”. Người trong thôn cho là thần, bèn chôn ở đấy và lập đền thờ. Đền ở phía nam đầm thôn ấy, có tượng đất, sau tượng có quan tài sơn son, có hiệu là Nam hải cự tộc Ngọc lân chi thần. Theo chúng tôi, những ghi chép này chứng tỏ các vị thần biển có vị trí, vai trò vô cùng quan trọng đối với ngư dân ven biển. Phải chăng trong tâm thức của họ, thần biển mà cụ thể ở đây là cá voi - sống nơi biển cả - đã có một sức mạnh lớn, là vật linh thiêng ? Giai đoạn này, văn hóa biển được thể hiện qua sự ghi chép về các ngôi miếu, đền thờ các vị thần biển. Trong Đại Nam nhất thống chí, tập 1 có ghi: Miếu Nam Hải Long Vương: ở phía tả cửa biển Thuận An, xã Thái Dương, huyện Hương Trà, thờ thần Nam Hải Long Vương. Trước kia miếu ở x.Dương Xuân, h.Hương Thủy đầu niên hiệu Gia Long hằng năm tế vào 4 tháng trọng, năm thứ 12 đổi dựng chỗ ở hiện nay, gọi là đền thần cửa biển Thuận An; năm Minh Mệnh thứ 3 đổi tên như hiện nay [48, tr.72-73]. Rõ ràng, các vị thần biển luôn có một sức mạnh lớn giúp ngư dân vượt qua những khó khăn trong cuộc sống hằng ngày, là chỗ tựa vững chắc cho họ về mặt tinh thần, giúp họ có niềm tin vững chắc khi vượt ra biển để kiếm kế sinh nhai. 11 Ninh Viết Giao (1978) trong công trình, Sinh hoạt của ngư dân miền biển Nghệ Tĩnh trước Cách mạng (qua tục ngữ, dân ca) [13], thông qua việc phân tích những câu tục ngữ, ca dao vùng biển, tác giả đã cho người đọc thấy rõ văn hóa biển mà cụ thể là những sinh hoạt văn hóa của ngư dân miền biển Nghệ Tĩnh. Đặc biệt quý giá hơn cả trong kho tàng ca dao, tục ngữ ấy là những tri thức thực tiễn trong cuộc sống được đúc rút ra từ thế hệ này qua thế hệ khác mà Ninh Viết Giao đã ghi chép được. Năm 1982, tác giả Tôn Thất Bình có bài nghiên cứu Một số tín ngưỡng, tục lệ của cư dân vùng biển từ Bình Trị Thiên đến Bình Thuận [5]. Qua 5 trang viết, tác giả đã đề cập tới một số tục lệ, nghi lễ của cư dân vùng biển miền Trung: Tục thờ thần Hoàng làng, tục thờ cá ông Voi và các loài hải tộc khác, cùng các hội hè, nghi lễ liên quan đến sinh hoạt nghề biển. Ngoài ra, công trình còn đề cập tới tín ngưỡng vật linh miền biển như Rùa biển được gọi là Bà, hiệu là “Đệ bát Thánh phi nương tôn thần”; hay ông Sứa, ông Nược, ông Hèo... Đây là nguồn tư liệu quý, góp phần quan trọng đối với những nhà nghiên cứu quan tâm tới văn hóa tâm linh của ngư dân ven biển. Năm 1986 Võ Quang Trọng có bài viết Hội đua thuyền ở một làng biển [83]. Tác giả đã mô tả cụ thể về hội đua thuyền mang tính chất ngư nghiệp của làng biển Nhượng Bạn (Hà Tĩnh). Cũng nghiên cứu về lễ hội miền Trung, còn phải kể tới Huỳnh Tới (1996) với bài Lễ hội Dinh Cô [82], giới thiệu về một lễ hội độc đáo của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Năm 1997 Cao Đức Hải có công trình về Tín ngưỡng thờ Thuỷ thần của ngư dân vùng cực Đông Trung Bộ [16]. Mặc dù tác giả mới chỉ dừng lại ở việc giới thiệu về tín ngưỡng thờ Thủy thần của ngư dân vùng Đông Trung Bộ, nhưng đây cũng là một tài liệu tham khảo đáng tin cậy, giúp chúng tôi nghiên cứu về việc thờ cúng các vị thần trong lễ hội truyền thống ven biển QN. Bên cạnh đó, năm 2000, tác giả Trương Minh Hằng có bài viết về Văn hóa biển ở làng chài Nhượng Bạn [21] cũng đề cập tới các lễ hội, tín ngưỡng, phong tục, tập quán có liên quan tới biển của một làng chài cụ thể. Luận án tiến sĩ chuyên ngành Lịch sử văn hóa và nghệ thuật của Nguyễn Đăng Vũ về Văn hóa dân gian của cư dân ven biển Quảng Ngãi, năm 2003 [99] đề cập tới các vấn đề của văn hóa dân gian như tín ngưỡng, văn nghệ dân gian, ngữ văn dân gian. Đặc biệt tác giả đã mô tả chi tiết lễ hội ven biển Quảng Ngãi, trong đó có lễ 12 Khao lề thế lính Hoàng Sa, lễ hội Đua thuyền. Công trình của Viện Văn hóa Thông tin, Văn hóa cư dân Việt ven biển Phú Yên, năm 2006 [93] đã cho thấy một số vấn đề về văn hóa biển (đời sống kinh tế, văn hóa vật thể và phi vật thể; văn học và diễn xướng dân gian) của cư dân Việt ven biển Phú Yên. Tuy nhiên, cuốn sách mới chỉ dừng lại ở việc mô tả và hệ thống hóa văn hóa theo các mục, chưa làm rõ được những khái niệm công cụ và chưa thấy được sự thống nhất cũng như các đặc trưng của đời sống tinh thần trong đó có lễ hội truyền thống của cư dân ven biển ở Phú Yên. Cũng trong năm 2006, Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam xuất bản cuốn Văn hóa sông nước miền Trung [26]. Cuốn sách tập hợp các bài viết của hội thảo “Văn hóa sông nước miền Trung và văn hóa sông nước Phú Yên”. Các tác giả đã khẳng định miền Trung có văn hóa sông nước và được biểu hiện qua các thành tố văn hóa như: truyền thuyết dân gian, tục thờ cúng cá Ông, ca dao, dân ca, hội đua thuyền… Tác giả Nguyễn Xuân Hương đã xuất bản cuốn Tín ngưỡng cư dân ven biển Quảng Nam - Đà Nẵng (hình thái, đặc trưng, giá trị) vào năm 2009 [29]. Tác giả đã nghiên cứu sâu sắc và toàn diện về tín ngưỡng của cư dân ven biển Quảng Nam, Đà Nẵng. Trong đó, tác giả chú ý tới tín ngưỡng thờ cá Voi, tín ngưỡng thờ Mẫu và những giá trị, đặc trưng trong tín ngưỡng của cư dân ven biển Quảng Nam, Đà Nẵng. Cũng viết về Quảng Ngãi có tác giả Nguyễn Thế Truyền (2010) giới thiệu về Hò Quảng Ngãi [86]; ... Công trình của Trần Hoàng (2010): Sinh hoạt văn hoá dân gian cổ truyền làng biển Cảnh Dương [24]. Với độ dài 231 trang, tác giả giới thiệu những hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian cổ truyền ở làng biển này và nhấn mạnh tầm quan trọng của các lễ hội ven biển. Từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm kế thừa và phát huy di sản văn hóa dân gian cổ truyền làng xã. Công trình đã cung cấp những tư liệu có giá trị trên phương diện: văn hóa, văn học dân gian cổ truyền ở làng biển Cảnh Dương. Các công trình của Đặng Thị Thúy Hằng (2010) về Lễ hội đền Lê Khôi trong đời sống văn hóa của cư dân ven biển Thạch Hà, Lộc Hà, Hà Tĩnh [20] và Lê Hồng Khánh (2010) với Mộ gió, hình nhân và lễ khao lề thế lính Hoàng Sa [31], bước đầu giới thiệu về văn hóa của người dân biển ở vùng đất mà tác giả đã tiếp cận. 13 Tác giả Trịnh Sinh (2010) trong bài Người Sa Huỳnh và giao lưu văn hóa trên biển [50] đã đưa ra các chứng tích khảo cổ học và một số nhận định về vai trò của người Sa Huỳnh trong quan hệ giao lưu văn hóa trên biển. Ở góc độ lễ hội truyền thống ven biển với phát triển du lịch, có công trình của tác giả Cao Kỳ Hương (2011) về Văn hóa du lịch biển Nha Trang [28]. Có thể kể tới nhiều công trình khác nghiên cứu lễ hội truyền thống ven biển. Tuy nhiên, nhóm tài liệu này nhìn chung chỉ mang tính chất giới thiệu. Chỉ có một số ít công trình đi sâu nghiên cứu địa điểm cụ thể (làng) như công trình của Trương Duy Bích, Lê Ngọc Canh, Nguyễn Phương Châm (2000), Văn hóa dân gian làng ven biển [72]. Đa số các công trình đi theo một bố cục giống nhau là khái quát chung về địa lý, lịch sử; giới thiệu các phương diện khác nhau của văn hóa dân gian cổ truyền ở các làng ven biển trong đó có lễ hội truyền thống. Năm 2011, có thể kể đến bài viết của Nguyễn Hữu Thông: Biển trong lịch sử Việt Nam dưới góc nhìn của Charles Wheeler (dẫn liệu từ vùng Thuận Quảng) [81]. Tác giả đã phân tích tư liệu, giải thích vì sao C. Wheeler và nhiều học giả, nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đều cho rằng sự vắng mặt của biển trong lịch sử Việt Nam là do “bị những định kiến khi đánh giá trên mặt hiện tượng các vấn đề liên quan đến địa hình, lịch sử, kinh tế cũng như những hoạt động trong quá trình ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc” [81, tr.35]. Bài viết của Nguyễn Hữu Thông cho chúng ta hiểu và có cái nhìn đúng hơn về văn hóa biển miền Trung nói riêng, văn hóa biển Việt Nam nói chung. 1.1.3. Các công trình nghiên cứu về văn hóa vùng biển đảo Nam Bộ Nghiên cứu về lễ hội truyền thống ven biển Nam Bộ chủ yếu là các công trình khoa học đề cập tới các thành tố của lễ hội truyền thống ven biển, có thể kể tới một số công trình tiêu biểu: Năm 1994, công trình đáng quan tâm về lễ hội truyền thống ven biển, đó là cuốn: Văn hóa dân gian Nam Bộ, những phác thảo của Nguyễn Phương Thảo [62]. Cuốn sách tập hợp những bài tiểu luận của tác giả về văn hóa dân gian, trong đó có những bài đề cập tới lễ hội truyền thống ven biển như lễ hội thờ cá Voi của cư dân ven biển Bến Tre. Năm 1999, trong luận án tiến sĩ lịch sử: Lễ hội dân gian của người Việt ở Nam Bộ 14 (khía cạnh giao tiếp văn hóa dân tộc), chuyên ngành dân tộc học, Huỳnh Quốc Thắng [59] đã nghiên cứu các lễ hội cụ thể và phân loại lễ hội: lễ hội thờ cúng thần Thành hoàng và các nhân vật lịch sử, lễ hội nghề nghiệp, lễ hội thờ Mẫu - nữ thần. Tác giả đã nghiên cứu, làm nổi bật các đặc điểm lễ hội dân gian của người Việt ở Nam Bộ qua khía cạnh giao tiếp văn hóa dân tộc, qua đó xác lập nhận thức khoa học về mối quan hệ văn hóa lịch sử giữa dân tộc Việt và các tộc người khác ở nơi đây. Ngoài ra, trong nhóm tài liệu về vùng biển Nam Bộ còn có nhiều công trình khác, có thể kể đến: Nguyễn Thanh Lợi (2000) với Tục thờ cá Ông ở Cần Thạch (Cần Giờ) và ven biển Nam Bộ [37]; Trần Quốc Vượng (2000) với Hát cầu ngư - nét đẹp văn hóa làng biển [104], hay Nguyễn Chí Bền (2002) với Lễ hội Nghinh Ông ở xã Bình Thắng, một cách tiếp cận [2]. Năm 2003, Nguyễn Thanh Lợi viết tiếp bài Thờ cá Voi ở thành phố Hồ Chí Minh [38]. Trong bài viết tác giả đã bổ sung thêm một số nét độc đáo của tục thờ cá Voi và có sự so sánh với tục thờ cá Voi ở một số tỉnh Nam Bộ. Công trình của Đinh Văn Hạnh, Phan An (2004), Lễ hội dân gian của ngư dân Bà Rịa - Vũng Tàu [17] đã nhấn mạnh đến tín ngưỡng thờ cá Ông (cá Voi) của ngư dân. Các lễ hội có liên quan đến cá Ông được tác giả thống kê khá chi tiết và đầy đủ. Năm 2008, Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam kết hợp với Viện Nghiên cứu văn hóa, Sở Văn hóa - Thông tin Quảng Ngãi, Hội Văn học nghệ thuật Kiên Giang xuất bản cuốn Văn hóa biển miền Trung và văn hóa biển Tây Nam Bộ [27]. Có thể nói đây là một tài liệu đầu tiên khẳng định có văn hóa biển ở miền Trung và Tây Nam Bộ một cách khoa học và khá đầy đủ. Trước đây, nhiều nhà nghiên cứu còn băn khoăn chưa dám khẳng định ở Việt Nam có văn hóa biển ? Với tài liệu này cùng các bài khoa học của nhiều nhà nghiên cứu trong nước, đã minh chứng cho sự tồn tại văn hóa biển ở miền Trung và Tây Nam Bộ từ lâu đời. 1.1.4. Các công trình nghiên cứu về văn hóa vùng biển đảo Quảng Ninh Riêng về văn hóa biển QN, đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về khảo cổ học khá nhiều. Trong nhóm này, cần phải kể đến một số công trình như: “Báo cáo khai quật đợt II di chỉ Ngọc Vừng, Xích Thổ (QN)” [18], của Nguyễn Văn Hảo viết năm 1971 được in trong Tư liệu Viện Khảo cổ học. Tiếp theo là công trình của Nguyễn Trúc 15 Bình (1972): Về tộc danh Đản, Sín trong nhóm người Hoa ở vùng ven biển Quảng Ninh [3]. Năm 1974, Nguyễn Văn Hảo, Hoàng Văn Sư, Nguyễn Đức Tùng có viết bài Di chỉ Thoi Giếng (Quảng Ninh) - Phân tích thạch học và bào tử phấn hóa [19]. Trong các công trình, bài viết này, nhóm tác giả đưa ra một số nhận định về niên đại thông qua các kết quả phân tích thạch học và bào tử phấn hoa ở di chỉ Thoi Giếng, QN. Nguyễn Lân Cường (1979), có nghiên cứu “Di cốt người ở hang Bái Tử Long (QN)” và giới thiệu trong Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 1978 [9]. Về mối quan hệ của văn hóa Hạ Long trong hệ thống Phùng Nguyên - Đông Sơn, tác giả Hà Văn Phùng có bài: Văn hóa Hạ Long trong hệ thống Phùng Nguyên - Đông Sơn in trên tạp chí Khảo cổ học, số 1 năm 1983 [44]. Điển hình trong việc sử dụng phương pháp khảo cổ học, có nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Sử, năm 1986, ông có bài viết Di chỉ Cái Bèo với tiền sử vùng ven biển Đông Bắc Việt Nam [52]. Năm 1997 tác giả lại công bố công trình Văn hóa biển tiền sử Việt Nam: mô hình và giả thiết [54]. Trong công trình này, tác giả đã đưa ra một mô hình và giả thiết về sự hình thành, giao lưu, tiếp nối, lan tỏa và hội nhập của văn hóa biển tiền sử Việt Nam. Đây là những công trình không chỉ có giá trị về khảo cổ học mà còn có giá trị về lý luận văn hóa vùng biển đảo. Nhiều công trình nghiên cứu về biển QN dưới góc độ khảo cổ học cũng đã phát hiện ra nhiều giá trị văn hóa to lớn ở các vùng ven biển từ thủa sơ khai cho đến nay. Năm 1994, tác giả Cao Xuân Phổ công bố bài viết: Văn hóa biển Đông Nam Á. Trong tác phẩm này, những chứng cứ lịch sử của Việt Nam liên quan đến QN được tác giả phân tích khá cụ thể: Năm 1149, cảng Vân Đồn được mở, tiếp nhận thương nhân của Trảo Oa, Lộ Lạc, Xiêm La và buôn bán với các tỉnh Phúc Kiến, Quảng Đông (Trung Quốc) và cả Tam phật tề; vào thế kỷ XIII và XIV, các cảng ở Nghệ An, Thanh Hóa bị cát đùn đầy, thuyền bè không vào được thì cảng Vân Đồn lại càng quan trọng trên luồng hải thương của Đại Việt [43, tr.101]. Đây là một nghiên cứu khá sâu sắc về văn hóa biển trong mối tương quan, so sánh với văn hóa biển của các nước thuộc khu vực Đông Nam Á, và cũng là căn cứ khoa học để lý giải về lễ hội truyền thống vùng biển đảo QN. 16 Năm 1995, Nguyễn Khắc Sử có bài viết: Biển với cư dân tiền sử vùng Đông Bắc. Tác giả đã chỉ rõ vai trò, vị trí của biển với cư dân tiền sử vùng Đông Bắc Việt Nam. Ông nhận định: Biển với văn hóa tiền sử vùng Đông Bắc Việt Nam là một điểm sáng trong văn hóa Việt Nam. Chúng phát triển liên tục, kế thừa và giao lưu với thế giới bên ngoài bằng đường biển. Có thể xem vùng biển Đông Bắc Việt Nam là vùng văn hóa biển đậm nét nhất trong các nền văn hóa tiền sử nước ta [53, tr.12]. Năm 1996, tác giả Điền Nam - Trần Nhuận Minh có bài Những lễ hội độc đáo ở tỉnh Quảng Ninh đăng trên tạp chí Văn hóa dân gian [39]. Tác giả giới thiệu khá chi tiết về 3 lễ hội truyền thống của QN: lễ hội làng Quan Lạn (huyện Vân Đồn), lễ hội Tiên Công (thuộc 7 xã vùng nam sông Bạch Đằng thuộc huyện Yên Hưng), hội hái hoa trong lễ cưới. Bài viết đi sâu giới thiệu những nét độc đáo, màu sắc riêng biệt của các lễ hội kể trên. Sách Văn hóa dân gian làng Vân viết về đảo Quan Lạn, h. Vân Đồn, tỉnh QN của tác giả Nguyễn Quang Vinh được xuất bản năm 2002 [96] cũng giới thiệu đôi nét về lịch sử, vị thế và cư dân vùng văn hóa làng Vân - một làng quê lâu đời trên đảo, cách đất liền khá xa. Cuốn sách đề cập đến cuộc sống lao động, các ngành nghề, một số phong tục, tập quán, tôn giáo tín ngưỡng, đình, chùa, nghè, miếu và lễ hội, thơ ca hò vè sưu tầm ở làng Vân. Cuốn Dư địa chí Quảng Ninh xuất bản năm 2003 [42] gồm 3 tập. Trong đó tập 3, viết về Văn hóa xã hội, đề cập tới các vấn đề gia đình, dòng họ, làng xã, di tích, danh thắng, văn học, nghệ thuật, giáo dục, khoa học, công nghệ, môi trường, phong tục tập quán, tín ngưỡng, lễ hội, lễ tết, tôn giáo, ăn, mặc, ở, y tế, thể dục thể thao, văn hóa, báo, phát thanh truyền hình. Các nội dung trên đều được giới thiệu một cách khái quát, cô đọng, giúp người đọc dễ nắm bắt được những ý cơ bản chứ không đi sâu miêu tả tỉ mỉ. Giáo trình điện tử Lễ hội truyền thống tiêu biểu ở Quảng Ninh của Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Hạ Long, năm 2008 [14] là giáo trình phục vụ cho sinh viên, bước đầu giới thiệu các loại hình lễ hội ở QN, nêu được nguồn gốc, bản chất, các thành tố cơ bản của lễ hội truyền thống nơi đây. 17 Năm 2009, Đàm Thị Uyên, Nguyễn Thanh Thủy có bài Tục thờ cúng trong đời sống tâm linh của ngư dân đảo Quan Lạn, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh, đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á [92]. Tác giả nghiên cứu phong tục thờ cúng khá phong phú của ngư dân đảo Quan Lạn vào các dịp lễ hội trong năm. Luận văn thạc sĩ Văn hóa học của Nguyễn Thị Phương Thảo năm 2008 về “Di tích lịch sử - văn hóa và lễ hội trên đảo Quan Lạn (huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh)” [63] đã nghiên cứu khá tỉ mỉ về hệ thống các di tích lịch sử - văn hóa trên đảo Quan Lạn và lễ hội đua thuyền (lễ hội Vân Đồn). Tác giả đã nêu ra được một số đặc trưng cơ bản của người dân vùng biển nơi đây, đề xuất một số giải pháp bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa. Năm 2009 trên Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, số 300 tác giả Nguyễn Thị Phương Thảo có bài viết về Lễ hội Quan Lạn, nét văn hóa độc đáo của ngư dân biển đảo Vân Đồn [64]. Bài viết phân tích những giá trị cơ bản của lễ hội Quan Lạn, từ đó khẳng định vị thế của vùng đất này không chỉ trong lịch sử mà trong hiện tại vẫn là một vùng đất giàu truyền thống văn hóa, đậm đà bản sắc xứ sở. Như vậy, có thể thấy rằng, cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu nào về văn hóa vùng biển đảo QN để tìm ra những đặc trưng cụ thể của tiểu vùng văn hóa này qua nghiên cứu các lễ hội truyền thống. Do vậy, vấn đề nghiên cứu của luận án là có tính mới. Luận án có kế thừa những nguồn tư liệu của các nhà nghiên cứu đi trước, đồng thời trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn để làm sáng tỏ những vấn đề văn hóa của vùng biển đảo QN. 1.2. Cơ sở lý luận về vùng văn hóa, văn hóa biển đảo và lễ hội truyền thống Trên cơ sở kế thừa kết quả nghiên cứu của một số học giả như Đinh Gia Khánh, Trần Quốc Vượng, Ngô Đức Thịnh, Tô Ngọc Thanh, Trần Ngọc Thêm... chúng tôi trình bày một số khái niệm nhằm xác định cơ sở lý luận cho luận án. Đó là các khái niệm vùng văn hóa, văn hóa biển đảo và lễ hội truyền thống. 1.2.1. Vùng văn hóa Vấn đề không gian văn hóa đã được nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới quan tâm từ cuối thế kỷ XIX. Các lý thuyết tiêu biểu của các nhà nghiên cứu thời kỳ này là: L. Morgan và E. Taylor với thuyết Tiến hóa luận, A.L. Perxisk với thuyết Khuyếch tán văn hóa của trường phái Tây Âu, các học giả Xô Viết như M. Lênin và N.N.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan