Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận án tiến sĩ văn hóa chính trị hồ chí minh - giá trị lý luận và thực tiễn...

Tài liệu Luận án tiến sĩ văn hóa chính trị hồ chí minh - giá trị lý luận và thực tiễn

.PDF
179
287
75

Mô tả:

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN HỮU LẬP V¡N HO¸ CHÝNH TRÞ Hå CHÝ MINH - GI¸ TRÞ Lý LUËN Vµ THùC TIÔN LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: Chính trị học Hà Nội - 2015 HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN HỮU LẬP V¡N HO¸ CHÝNH TRÞ Hå CHÝ MINH - GI¸ TRÞ Lý LUËN Vµ THùC TIÔN LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: Chính trị học Mã số: 62 31 20 01 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. Nguyễn Văn Vĩnh Hà Nội - 2015 1 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. TÁC GIẢ Nguyễn Hữu Lập 2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CNXH: Chủ nghĩa xã hội CNTB: Chủ nghĩa tư bản ĐLDT: Độc lập dân tộc GPDT: Giải phóng dân tộc GS: Giáo sư Nxb: Nhà xuất bản PGS: Phó giáo sư TS: Tiến sĩ VHCT: Văn hóa chính trị XHCN: Xã hội chủ nghĩa 3 MỤC LỤC Trang TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT MỤC LỤC MỞ ĐẦU 5 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 11 1.1. Các tài liệu, công trình nghiên cứu ở nước ngoài 11 1.2. Các tài liệu, công trình nghiên cứu ở trong nước 15 Chương 2: LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA CHÍNH TRỊ HỒ CHÍ MINH 27 2.1. Khái niệm và cấu trúc văn hóa chính trị Hồ Chí Minh 27 2.2. Cách tiếp cận văn hóa chính trị Hồ Chí Minh 44 2.3. Cơ sở hình thành, phát triển văn hóa chính trị Hồ Chí Minh 56 Chương 3: GIÁ TRỊ VÀ NHỮNG ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA VĂN HÓA CHÍNH TRỊ HỒ CHÍ MINH 79 3.1. Giá trị của văn hóa chính trị Hồ Chí Minh 79 3.2. Những đặc trưng cơ bản của văn hóa chính trị Hồ Chí Minh 108 Chương 4: Ý NGHĨA VÀ ĐỊNH HƯỚNG XÂY DỰNG VĂN HÓA CHÍNH TRỊ HỒ CHÍ MINH CHO ĐỘI NGŨ CÁN BỘ LÃNH ĐẠO QUẢN LÝ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 4.1. Ý nghĩa của văn hóa chính trị Hồ Chí Minh 122 122 4.2. Định hướng xây dựng văn hóa chính trị Hồ Chí Minh cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ở Việt Nam hiện nay 148 KẾT LUẬN 156 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG 159 BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 160 4 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận án Thực tế đã cho thấy, văn hóa có mặt trong mọi lĩnh vực của đời sống, là sản phẩm của hoạt động thực tiễn, nhưng lại có vai trò chỉ đạo hoạt động thực tiễn của con người. Văn hóa là tổng hòa những giá trị Chân, Thiện, Mĩ được vận động và sàng lọc trong thực tiễn cuộc sống qua nhiều thế hệ. Sự vận động và sàng lọc đó càng rộng về không gian, càng dài về thời gian, thì các giá trị còn lại càng sâu sắc, bền vững và tính phổ quát càng cao. Vì thế, văn hóa nói chung không phải là sản phẩm của con người với tính cách cá nhân, bởi mỗi cá nhân cụ thể ấy thực chất chỉ là một trong những sản phẩm sáng tạo của văn hóa, là nơi biểu hiện của văn hóa, chỉ có vai trò bảo tồn và phát triển văn hóa. Tuy nhiên, trong số những con người cá nhân với tính cách là sản phẩm của văn hóa lại có những nhân vật tiêu biểu, xuất chúng, có khả năng thâu thái, tích hợp được các giá trị văn hóa của cộng đồng dân tộc và thời đại. Bởi vậy, họ là những người góp phần quan trọng nhất trong việc bảo tồn, phát triển và nâng nền văn hóa của cộng đồng, dân tộc lên một tầm cao mới, thậm chí còn là định hướng cho sự phát triển bền vững của cả một nền văn hóa. Cũng như nhiều lĩnh vực khác, VHCT chỉ là một bộ phận, một phương diện của văn hóa, nhưng là bộ phận quan trọng nhất, ra đời trong quá trình con người ứng xử với các thành tố của hệ thống chính trị, đặc biệt là nhà nước một hình thức tập trung ý chí của cộng đồng, có vai trò quyết định trong việc thúc đẩy hay kìm hãm sự phát triển xã hội. VHCT bắt đầu hình thành và phát triển khi xã hội loài người có sự phân hóa giai cấp, xuất hiện quyền lực chính trị, đảng chính trị và nhà nước. Vì vậy, xét đến cùng, VHCT là văn hóa sử dụng quyền lực, là nghệ thuật cai trị hay nghệ thuật lãnh đạo, là nhân tố quyết định đến sự phát triển, tiến bộ của xã hội nói chung, đến việc bảo đảm các quyền con người và quyền dân tộc nói riêng. Văn hóa chính trị là những giá trị của tư tưởng cùng hành vi chính trị được cộng đồng thừa nhận, chia sẻ, vận dụng trong việc thiết lập và vận hành một thể chế chính trị nhất định, nó được biểu hiện thông qua hành vi chính trị 5 của mỗi công dân, trước hết là các nhà chính trị chuyên nghiệp, các lãnh tụ chính trị. Vì vậy, nghiên cứu VHCT nói chung không thể không nghiên cứu về con người chính trị, đặc biệt là những lãnh tụ chính trị, những vĩ nhân của lịch sử. Ở Việt Nam, Hồ Chí Minh là sản phẩm của VHCT Việt Nam, nhưng cũng là người đã nâng VHCT truyền thống của dân tộc lên một tầm cao mới với một chất lượng mới. Vì thế, có thể coi Hồ Chí Minh là kết tinh những gì tốt đẹp nhất của văn hóa Việt Nam. Với tính chất cách mạng, nhân văn, vì sự nghiệp GPDT, giải phóng giai cấp, giải phóng con người và xây dựng một xã hội nhân văn, tiến bộ, VHCT Hồ Chí Minh đã và đang là một trong những đối tượng nghiên cứu có ý nghĩa quan trọng của khoa học chính trị ở Việt Nam. Văn hóa chính trị Hồ Chí Minh được hình thành, phát triển và hoàn thiện trong suốt quá trình hoạt động cách mạng của Người, là một bộ phận cốt lõi và là phương diện nổi bật nhất của văn hoá Hồ Chí Minh; là sản phẩm của sự tích hợp, kế thừa, phát triển VHCT của cộng đồng dân tộc Việt Nam, giá trị VHCT của nhân loại, đặc biệt là giá trị VHCT của chủ nghĩa Mác - Lênin trong điều kiện cụ thể của Việt Nam; có nội dung cốt lõi là tư tưởng và hành động nhằm thực hiện triệt để quyền dân tộc cơ bản và quyền con người chân chính; là nền tảng của tư tưởng, đạo đức và phong cách của Người; có giá trị lý luận và thực tiễn to lớn, là yếu tố nền tảng tạo nên mọi thắng lợi mà cách mạng Việt Nam đã giành được. Mặt khác, VHCT Hồ Chí Minh luôn là sợi chỉ đỏ xuyên suốt tiến trình cách mạng Việt Nam, là hạt nhân cốt lõi và là chất keo cố kết mọi con dân nước Việt thuộc các giai cấp, tầng lớp khác nhau. Nhờ đó mà tạo nên nguồn lực to lớn, đủ sức đánh bại các thế lực xâm lược và góp phần cùng loài người ngăn chặn và thủ tiêu hoàn toàn sự tha hóa của chủ nghĩa thực dân cũ trên thế giới, đưa nước ta quá độ lên chủ nghĩa xã hội, đáp ứng yêu cầu xây dựng một nền chính trị dân chủ, độc lập, tự chủ, cách mạng và tiến bộ. Hơn nữa, với tính cách là một bộ phận không thể thiếu trong nền tảng tư tưởng của Đảng - Tư tưởng Hồ Chí Minh đã được các lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các nhà khoa học tập trung nghiên cứu nhằm làm sáng tỏ nội dung và giá 6 trị vận dụng, xác lập cơ sở lý luận cho việc hoạch định các chủ trương, đường lối của Đảng. Đặc biệt, từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam phát động cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, tư tưởng và tấm gương đạo đức của Người không chỉ là nội dung học tập, làm theo mà còn là đối tượng nghiên cứu của nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều bộ môn khoa học. Mặc dù vậy, việc nghiên cứu, vận dụng và phát triển các giá trị của VHCT Hồ Chí Minh còn khá khiêm tốn, chưa xứng với tầm vóc của một lãnh tụ chính trị xuất sắc, một danh nhân văn hóa kiệt xuất của Việt Nam. Phạm trù VHCT Hồ Chí Minh gần đây đã được đặt ra và quan tâm nghiên cứu. Mặc dù vậy, các công trình nghiên cứu về VHCT Hồ Chí Minh còn đang ở trạng thái tiếp cận từng nội dung đơn lẻ, tính hệ thống, khái quát còn hạn chế. Do đó, cho đến nay nhận thức về VHCT Hồ Chí Minh chưa thực sự rõ ràng và sâu sắc, thậm chí còn có những quan điểm khá khác nhau về việc có hay không có VHCT Hồ Chí Minh. Thực tiễn thế giới đã cho thấy, sự phát triển của một dân tộc phụ thuộc rất lớn vào sự đồng thuận xã hội và khả năng quy tụ nhân tâm, trí tuệ, tiềm năng của mọi tầng lớp nhân dân nhằm tạo nên sức mạnh tổng hợp. Tuy nhiên, sự đồng thuận xã hội lại phụ thuộc vào tính chất, phạm vi và mức độ của nền dân chủ mà nền dân chủ thì phụ thuộc vào thể chế chính trị. Cuối cùng, tất cả những yếu tố trên đây lại phụ thuộc vào VHCT của một dân tộc, tức là phụ thuộc vào nhận thức, thái độ, trách nhiệm của mỗi người dân đối với quyền lực chính trị và khả năng thiết kế một hệ thống chính trị bảo đảm quyền tự do, dân chủ, phát huy được trí tuệ của mọi công dân. Hiện nay, nước ta đang quá độ lên CNXH, sự nghiệp đổi mới sau chặng đường gần 30 năm đã thu được những kết quả to lớn có ý nghĩa lịch sử. Tuy nhiên, những kết quả đó còn hạn chế và chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của đất nước và con người Việt Nam. Đổi mới chính trị chưa theo kịp đổi mới kinh tế. Hệ thống chính trị và nền dân chủ đang có những bất cập gây khó khăn cho việc phòng chống tham nhũng và nâng cao sức mạnh của 7 bộ máy nhà nước, cản trở sự phát triển bền vững của dân tộc, làm giảm sút lòng tin của nhân dân đối với Đảng, đe dọa sự tồn vong của chế độ. Trước yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH, VHCT Hồ Chí Minh càng tỏ rõ giá trị to lớn đối với các chủ thể chính trị, trước hết là cán bộ, đảng viên. Do đó, việc nghiên cứu và phát huy giá trị của VHCT của Người trong đời sống chính trị ở nước ta hiện nay càng trở lên cấp thiết. Những lý do trên đây cho thấy, việc nghiên cứu để khẳng định và làm sáng tỏ thêm các chiều cạnh của VHCT Hồ Chí Minh là vấn đề có ý nghĩa to lớn, góp phần gia tăng tri thức về khoa học chính trị ở Việt Nam nói chung, Hồ Chí Minh học nói riêng. Trên cơ sở đó những phát huy giá trị tốt đẹp của VHCT Hồ Chí Minh trong giai đoạn cách mạng mới. Vì vậy, nghiên cứu sinh chọn vấn đề: “Văn hoá chính trị Hồ Chí Minh - giá trị lý luận và thực tiễn” làm đề tài luận án tiến sĩ của mình. Với đề tài đã lựa chọn, tác giả luận án xác định một số giả thuyết nghiên cứu sau đây: Thứ nhất, VHCT Hồ Chí Minh là VHCT của một cá nhân, nhưng là cá nhân tiêu biểu với tính cách là một lãnh tụ chính trị và là một nhà quản lý tối cao của dân tộc. Thứ hai, VHCT Hồ Chí Minh là một chỉnh thể, bao gồm các giá trị về tư tưởng, hành vi và nhân cách chính trị, có cấu trúc và đặc trưng riêng. Thứ ba, VHCT Hồ Chí Minh là sản phẩm của sự tích hợp và phát triển nhiều giá trị tiêu biểu của VHCT dân tộc, nhân loại và chủ nghĩa Mác - Lênin, trong đó VHCT Mác - Lênin là yếu tố quyết định. Thứ tư, VHCT Hồ Chí Minh không chỉ có ý nghĩa lịch sử mà còn có ý nghĩa hiện thực to lớn đối với cách mạng Việt Nam và thế giới. Mặt khác, VHCT Hồ Chí Minh còn có ý nghĩa to lớn đối với đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ở nước ta hiện nay. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận chung về VHCT và VHCT Hồ Chí Minh, luận án chỉ ra những giá trị và đặc trưng cơ bản của VHCT Hồ Chí Minh, 8 nêu lên ý nghĩa và một số định hướng xây dựng VHCT của Người cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ở Việt Nam hiện nay. 2.2. Nhiệm vụ - Làm rõ những vấn đề lý luận chung về VHCT và VHCT Hồ Chí Minh. - Làm rõ những giá trị và đặc trưng cơ bản của VHCT Hồ Chí Minh. - Phân tích ý nghĩa của VHCT Hồ Chí Minh và đề xuất một số định hướng xây dựng VHCT Hồ Chí Minh cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ở Việt Nam hiện nay. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là VHCT Hồ Chí Minh ở khía cạnh giá trị lý luận và thực tiễn. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Cùng với việc tập trung nghiên cứu, khảo sát các giá trị mà Hồ Chí Minh đã sáng tạo ra trong sự nghiệp chính trị của mình thông qua hệ thống tư liệu, di sản mà Người để lại và các kết quả nghiên cứu có liên quan dưới góc độ tiếp cận chính trị học, luận án sẽ khảo sát các đánh giá của Đảng Cộng sản Việt Nam về phẩm chất chính trị, đạo đức của đội ngũ cán bộ đảng viên nói chung, cán bộ lãnh đạo quản lý nói riêng. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận Cơ sở lý luận của đề tài là hệ thống những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam và các lý thuyết về khoa học chính trị, VHCT hiện đại; về chính trị; về văn hóa; về mối quan hệ giữa chính trị với văn hóa và vai trò của văn hóa đối với sự phát triển xã hội nói chung, cách mạng xã hội chủ nghĩa nói riêng. 4.2. Phương pháp nghiên cứu 9 Trên cơ sở tiếp cận khảo sát tài liệu về các vấn đề có liên quan đến VHCT Hồ Chí Minh và thực trạng VHCT của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ở Việt Nam hiện nay, tác giả sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử cùng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: Phương pháp hệ thống; lôgích, lịch sử; phân tích, tổng hợp; so sánh…phù hợp với từng nhiệm vụ cụ thể của luận án. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu 5.1. Ý nghĩa khoa học - Đề tài góp phần hoàn thiện khái niệm, xác định cấu trúc của VHCT Hồ Chí Minh. - Chỉ ra cách tiếp cận và cơ sở hình thành, phát triển VHCT Hồ Chí Minh. - Xác định giá trị lý luận, thực tiễn; các đặc trưng cơ bản và ý nghĩa của VHCT Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam và thế giới. - Góp phần khẳng định tính toàn diện của di sản Hồ Chí Minh và sự cần thiết phải xây dựng VHCT Hồ Chí Minh cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ở Việt Nam hiện nay. 5.2. Ý nghĩa thực tiễn Về lý luận: luận án góp phần gia tăng tri thức về khoa học chính trị nói chung, Hồ Chí Minh học nói riêng và làm cơ sở để đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Về thực tiễn: luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, học tập trong các chuyên ngành của khoa học chính trị như: chính trị học, Hồ Chí Minh học, xây dựng Đảng cũng như trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay. 6. Kết cấu của án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục. Luận án được kết cấu thành 4 chương, 9 tiết. 10 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 1.1. CÁC TÀI LIỆU, CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU Ở NƯỚC NGOÀI 1.1.1. Các nghiên cứu liên quan đến văn hóa chính trị Văn hóa chính trị với tính cách là những giá trị của chính trị gắn liền với vấn đề giành, giữ và sử dụng quyền lực chính trị, quyền lực nhà nước để bảo đảm cho sự ổn định và phát triển của xã hội. Do đó, VHCT ra đời từ rất sớm cả ở phương Đông và phương Tây, gắn liền với sự ra đời của giai cấp và nhà nước. Thực tế cho thấy, những quy định về các mối quan hệ và cách ứng xử giữa con người với chế độ chính trị mà họ đang sống đã được các nhà tư tưởng chính trị cổ đại như Khổng Tử, Lão Tử, Hàn Phi Tử, Plato, Aristotle… đề cập đến, và ngày nay những tư tưởng đó vẫn đang là đối tượng nghiên cứu của khoa học chính trị ở nhiều nước trên thế giới. Mặc dù không trực tiếp bàn về VHCT nhưng hai tác giả nổi tiếng được coi là cha đẻ của tư tưởng nhà nước pháp quyền ở phương Tây là Montesquieu (1689 - 1775) với tác phẩm Tinh thần pháp luật và Rousseau (1712 – 1778) với tác phẩm Bàn về khế ước xã hội là những nghiên cứu có ảnh hưởng lớn đến các nghiên cứu chính trị nói chung, VHCT nói riêng của các nhà khoa học chính trị trên thế giới. Kế thừa tri thức chính trị của các nhà tư tưởng đi trước, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin đã luận giải một cách khoa học và cách mạng về tính tất yếu khách quan của chính trị trong khi xã hội còn giai cấp và đấu tranh giai cấp; về vai trò của chính trị trong đời sống xã hội; về mối quan hệ giữa cá nhân, cộng đồng với chính trị; về quy luật vận động phát triển của hình thái kinh tế - xã hội kéo theo sự phát triển của chính trị và đòi hỏi sự ứng xử của con người với sự phát triển đó. Mặc dù chưa đi sâu nghiên cứu nhằm đưa ra một định nghĩa đầy đủ về VHCT nhưng toàn bộ tư tưởng và hành động chính trị của C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I.Lênin là một phần quan trọng trong tinh hoa VHCT của nhân loại. Vì vậy, tư tưởng và hành động chính trị của các nhà kinh điển Mác - Lênin là nền tảng tư tưởng, định hướng lập trường giai cấp và phương hướng cho các nghiên cứu về chính trị và VHCT. 11 Mặc dù vấn đề chính trị nói chung, VHCT nói riêng ra đời rất sớm, nhưng trong một thời gian dài, nó chỉ được nghiên cứu với tính cách là một bộ phận hợp thành của triết học hay các môn khoa học xã hội khác. Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, chính trị học với tính cách là một khoa học độc lập, chuyên nghiên cứu về chính trị mới thực sự ra đời ở phương Tây và ngay khi ra đời, VHCT đã là một đối tượng nghiên cứu có vị trí quan trọng của ngành khoa học xã hội này. Các công trình nghiên cứu tiêu biểu của các học giả nước ngoài có liên quan trực tiếp đến VHCT như: Cuốn The Civic Culture - Political Attitudes and Democracy in Five Nations (Văn hoá công dân - Những thái độ chính trị và nền dân chủ ở năm quốc gia) của Almond G. và Verba S [115]. Cuốn Modern Politics (Chính trị hiện đại) của Row E [120]. Cuốn Modern Politics and Government (Chính trị hiện đại và Chính phủ hiện đại) của Ball A.R [116]. Cuốn Democracy in America (Dân chủ ở Mĩ) của Tocqueville A [122]. Cuốn Political Culture (văn hóa chính trị) của Walter A. Rosenbaum [123]. Trong các công trình nêu trên, đáng chú ý nhất là công trình nghiên cứu của Almond G. và Verba S. Đây là tác phẩm chuyên khảo của hai nhà chính trị học người Mỹ, đã đặt nền tảng đầu tiên cho các nghiên cứu văn hóa chính trị của thế giới hiện đại. Nghiên cứu này ra đời từ nhu cầu khái quát các đặc tính VHCT của một số nền dân chủ khác nhau ở phương Tây, để trên cơ sở đó chỉ ra những yếu tố quan trọng nhất bảo đảm sự ổn định chính trị của chế độ dân chủ, tự do. Công trình này dựa trên khuôn mẫu của một nghiên cứu chính trị học so sánh, nhưng ở đây VHCT được xác định là đối tượng nghiên cứu trung tâm. Các tác giả đã đặt phạm trù VHCT trong phạm vi quốc gia, dân tộc để xem xét, trên cơ sở đó đưa ra định nghĩa, cách tiếp cận và tiêu chí phân loại. Mặc dù vậy, tác phẩm này chưa đề cập đến VHCT của cá nhân. Tuy nhiên, trong cuốn Political Culture, Walter A. Rosenbaum đã chia VHCT thành hai cấp độ cá nhân và tập thể: ở cấp độ cá nhân, VHCT tập trung ở khía cạnh tâm lý; và ở cấp độ tập thể, VHCT tập trung vào sự định hướng chính trị của số đông. Walter A. Rosenbaum còn chia sự định hướng ấy thành ba loại: thứ nhất, định hướng về cấu trúc chính quyền, bao gồm hai khía cạnh: đối với thể chế và đối với các thành tựu của chính phủ; thứ hai, định hướng về 12 các yếu tố khác trong hệ thống chính trị như: bản sắc chính trị, sự tin tưởng trong lĩnh vực chính trị và luật lệ trong sinh hoạt chính trị; thứ ba, định hướng về các hoạt động chính trị của cá nhân bao gồm (thái độ và cách thức tham gia cũng như ý thức về tính hiệu quả của sự tham gia vào chính trị). Như vậy, cuốn sách đã đề cập đến VHCT cá nhân, nhưng mới chỉ tiếp cận những biểu hiện cụ thể của nó trong đời sống chính trị của cá nhân mà chưa làm rõ sự hình thành, vận động, phát triển và vai trò của nó với VHCT cộng đồng. Ngoài các công trình lớn trên đây, còn có các bài báo và tạp chí nghiên cứu về VHCT như: Bài “Comparative Political System” (Hệ thống chính trị so sánh) của Almond G [114]. Bài “Political Cutulre” (Văn hóa chính trị) của Pye L. [118]. Bài “Choosing Preferences by Constructing Institutions: A cultural Theory of Preference Formation” (Lựa chọn sở thích bằng việc xây dựng các thể chế: một lý thuyết của hệ thống ưa thích), trong: American Political Science Review của Wildavsky, Aaron [124]. Bài “Political Culture and Public opinion” (Văn hóa chính trị và ý kiến cộng đồng), trong: Politics and the American future, Dilemmas of Democracy, của Harrigan J.J. [117]. Bài “Political Culture and Political Pyschology” (Văn hóa chính trị và tâm lý chính trị), trong Comparative politics: A global Introduction, của Sodaro M.J. [121]. Nhìn chung việc nghiên cứu VHCT ở nước ngoài, đặc biệt là ở châu Âu được bắt đầu sớm, nhưng theo Phạm Hồng Tung, tác giả cuốn sách Văn hóa chính trị và lịch sử dưới góc nhìn văn hóa chính trị: “trên lĩnh vực Việt Nam học, cho tới nay chưa xuất hiện nghiên cứu chuyên biệt nào của giới học giả phương Tây về văn hóa chính trị Việt Nam” [104, tr.132]. Mặt khác, mặc dù có rất nhiều tác phẩm viết về các chính trị gia nổi tiếng nhưng số các công trình nghiên cứu chuyên sâu về cá nhân, hay lãnh tụ chính trị cụ thể dưới góc độ tiếp cận VHCT vẫn còn hạn chế. 1.1.2. Các nghiên cứu liên quan đến VHCT Hồ Chí Minh Hồ Chí Minh là lãnh tụ chính trị của nhân dân Việt Nam, tuy nhiên quá trình hoạt động cách mạng của Người đã để lại nhiều dấu ấn sâu đậm trong lòng bạn bè quốc tế. Mặt khác, những giá trị nhân văn, nhân đạo trong tư tưởng và hành động 13 chính trị của Người đã vượt khỏi phạm vi quốc gia, mang tầm vóc quốc tế và nhân loại. Chính vì vậy, việc tìm hiểu, nghiên cứu về Người đã được các nhà chính trị, nhà khoa học nước ngoài với lập trường giai cấp khác nhau quan tâm sâu sắc ngay từ khi Người còn sống. Đặc biệt, sau khi Hồ Chí Minh qua đời và được cộng đồng quốc tế vinh danh là anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa lớn của Việt Nam, các nghiên cứu, đánh giá của các chính trị gia, các học giả nước ngoài về Người càng trở nên phong phú. Cuốn sách viết về Hồ Chí Minh và xuất bản từ khi Người còn sống đó là cuốn Hồ Chí Minh của tác giả Jean Lacouture - một nhà báo, nhà sử học và nhà văn Pháp. Với 270 trang sách được cấu trúc thành 15 chương, cuốn sách đã khái quát khá đầy đủ về tiểu sử chính trị Hồ Chí Minh. Tác phẩm đã khắc họa chân dung của một vị lãnh tụ mà tác giả đánh giá là một trong những nhà Quốc tế Cộng sản lỗi lạc nhất trong mọi thời đại. Một công trình nghiên cứu của học giả nước ngoài được cho là đầy đủ nhất về Hồ Chí Minh, đó là cuốn Hồ Chí Minh - Một cuộc đời của tác giả người Mỹ William J. Duiker. Cuốn sách đã được nhà xuất bản Hyperion, New York xuất bản năm 2000, và được Phòng Phiên dịch - Bộ ngoại giao Việt Nam dịch sang tiếng Việt năm 2001. Tác phẩm đã trình bày khá tỷ mỷ những tư tưởng và hoạt động thực tiễn chính trị của Hồ Chí Minh dưới góc độ tiếp cận sử học gắn liền với bối cảnh cụ thể. Mặc dù chưa được chính thức xuất bản tại Việt Nam, nhưng cuốn sách là tài liệu tham khảo rất bổ ích về cuộc đời, sự nghiệp chính trị của Hồ Chí Minh. Cuốn sách Hồ Chí Minh Một biên niên sử, của Hellmut Kapfenberger [29], với kết cấu 25 chương và một biên niên sử về Hồ Chí Minh, tác giả đã làm nổi bật tầm vóc những giá trị và đóng góp vĩ đại không thể phủ nhận của Người không chỉ ở phạm vi quốc gia mà còn trên bình diện quốc tế. Mặc dù không tiếp cận dưới góc độ VHCT nhưng cuốn sách đã cho thấy, cuộc đời, nhân cách và tư tưởng Hồ Chí Minh không chỉ soi đường cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân Việt Nam mà còn là nguồn cổ vũ, khích lệ to lớn đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người trên thế giới. 14 Cuốn sách của Nguyễn Đài Trang - một nhà nghiên cứu người Việt Nam đang sinh sống và làm việc tại Canađa có tiêu đề, Hồ Chí Minh - Nhân văn và phát triển, với 395 trang sách được kết cấu thành 7 chương, tác giả đã làm nổi bật lý tưởng và phương pháp chính trị Hồ Chí Minh. Mặc dù không đề cập trực tiếp đến VHCT của Người, nhưng cuốn sách là tài liệu bổ ích về nhân cách chính trị Hồ Chí Minh. 1.2. CÁC TÀI LIỆU, CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU Ở TRONG NƯỚC Chủ tịch Hồ Chí Minh - lãnh tụ vĩ đại của cách mạng Việt Nam, Người đã để lại cho Đảng và dân tộc ta một di sản vô cùng phong phú. Mặc dù vậy, lúc đương thời Người chỉ nhận mình là một nhà chính trị chuyên nghiệp. Với những cống hiến to lớn trong quá trình đấu tranh cách mạng, Người được thế giới vinh danh là anh hùng GPDT, nhà văn hóa lớn. Cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng và tấm gương đạo đức của Người đã được các lãnh đạo Đảng, Nhà nước, cùng nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước tìm hiểu, nghiên cứu. Trong số các tác phẩm đã công bố liên quan đến VHCT và VHCT Hồ Chí Minh có những công trình sau: 1.2.1. Các tài liệu, công trình nghiên cứu liên quan đến lý luận về văn hóa chính trị Hồ Chí Minh - Các sách liên quan đến lý luận về VHCT Hồ Chí Minh: Trước hết phải kể đến các công trình nghiên cứu của các lãnh đạo Đảng, Nhà nước có liên quan đến chính trị, VHCT và VHCT Hồ Chí Minh với các tác phẩm nổi bật như: cuốn Chủ tịch Hồ Chí Minh một con người, một dân tộc, một thời đại, một sự nghiệp, của Phạm Văn Đồng [18]; cuốn Những nhận thức cơ bản về tư tưởng Hồ Chí Minh, của Phạm Văn Đồng [19]; cuốn Tư tưởng Hồ Chí Minh và cách mạng Việt Nam, của Đại tướng Võ Nguyên Giáp [22]. Trên đây là những công trình của các nhân chứng lịch sử, những học trò xuất sắc, thân cận, gần gũi và đã cùng với Hồ Chí Minh chỉ đạo phong trào cách mạng Việt Nam, từng bước hiện thực hóa các mục tiêu chính trị của con đường cách mạng vô sản là ĐLDT gắn liền với CNXH mà Người đã lựa chọn. Những tác phẩm này đã đánh giá sâu sắc, trung thực, quá trình cống hiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh trên nhiều lĩnh vực, bao quát trên phạm vi rộng lớn về chính trị, kinh tế, quân sự, ngoại giao của tư tưởng Hồ Chí Minh. Tuy vậy, chưa có công trình nào chuyên sâu nghiên cứu về VHCT của Người. 15 Một trong những công trình khoa học có liên quan mật thiết đến chính trị, VHCT đó là cuốn sách: Luật hiến pháp và chính trị học của Nguyễn văn Bông [7]. Mặc dù với lập trường phi vô sản và thái độ đối lập với quan điểm mácxít và mô hình nhà nước xã hội chủ nghĩa, nhưng nội dung cuốn sách là những nhận thức và luận giải khá khoa học về những vấn đề quan trọng của chính trị học như: về chính quyền và tổ chức chính quyền, về hiến pháp, về những hình thức tham gia chính trị và về những thể chế chính trị tiêu biểu ở cả châu Âu và châu Á. Do đó, cuốn sách là tài liệu tham khảo cần thiết cho đề tài này. Tuy nhiên, cuốn sách chưa trực tiếp bàn đến VHCT và VHCT Hồ Chí Minh. - Những công trình của các nhà khoa học có các tác phẩm tiêu biểu: Cuốn Sự phát triển của tư tưởng ở Việt Nam từ thế kỷ XIX đến Cách mạng Tháng Tám - (tập III) Thành công của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, của Trần Văn Giàu [26], bằng cách tiếp cận lôgích và lịch sử, cuốn sách đã đề cập một cách sâu sắc, toàn diện vai trò của Hồ Chí Minh trong việc xác định con đường cứu nước, lựa chọn hệ tư tưởng vô sản và truyền bá vào Việt Nam để chuẩn bị các điều kiện cần và đủ cho cách mạng nổ ra và giành được các mục tiêu chính trị đã xác định. Cuốn sách cho thấy quá trình vận động phát triển của tư tưởng Hồ Chí Minh và sự hiện thực hóa tư tưởng đó trong thực tiễn cách mạng Việt Nam từ khi Người ra đi tìm đường cứu nước năm 1911 đến khi Cách mạng Tháng tám thành công và sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cùng với việc công bố bản Tuyên ngôn độc lập vào ngày 02-9-1945. Mặc dù toàn bộ những quan điểm, tư tưởng và hành động chính trị của Hồ Chí Minh mà cuốn sách đề cập đến là một sự nghiệp văn hóa, hướng đến các mục tiêu văn hóa, nhằm mang lại một nền chính trị thỏa mãn nhu cầu và bảo vệ quyền lợi chính trị của nhân dân Việt Nam. Tuy nhiên, tác giả cuốn sách chưa có ý định khái quát những giá trị của tư tưởng và hành động cách mạng đó thành VHCT Hồ Chí Minh. Cuốn Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nền văn hoá mới Việt Nam, của Bùi Đình Phong (chủ biên) [81] đã trình bày quá trình hình thành, những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nền văn hóa mới Việt Nam và vận dụng tư tưởng đó vào xây dựng nền văn hóa mới trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Mặc dù tác giả không trực tiếp bàn về VHCT mà chỉ đề cập đến 16 tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nền văn hóa mới ở Việt Nam. Tuy nhiên, có thể thấy tư tưởng Hồ Chí Minh về nền văn hóa mới ở Việt Nam là một nội dung quan trọng trong tư tưởng chính trị của Người. Cuốn Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển văn hoá và con người, của Đặng Xuân Kỳ (Chủ biên) [43], được kết cấu thành ba phần với nhiều nội dung như: đặc điểm và vai trò của văn hóa Việt Nam, con người Việt Nam trong lịch sử dân tộc; Hồ Chí Minh với tư tưởng phương Đông về văn hóa và con người; tư tưởng phương Tây về văn hóa và con người; những vấn đề chung của văn hóa và nền văn hóa mới; tư tưởng Hồ Chí Minh về các lĩnh vực của văn hóa; tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và xây dựng con người mới; văn hóa, con người Việt Nam hiện nay và yêu cầu phát triển văn hóa, xây dựng con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa; phát triển văn hóa và xây dựng con người Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Trong đó, tác giả có đề cập đến tư tưởng Hồ Chí Minh về VHCT, đưa ra quan niệm về VHCT và nhận định rằng: VHCT không chỉ ở trong tư tưởng chính trị mà còn ở trong hoạt động chính trị thực tiễn của Hồ Chí Minh và sự thống nhất đó tạo thành VHCT của Người. Sau đó, tác giả cũng chỉ ra một số nội dung cơ bản của tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh như: tư tưởng về mục tiêu chính trị; về dân; về mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân. Như vậy, cuốn sách mới chỉ đề cập một số nội dung của tư tưởng chính trị với tính cách là bộ phận cấu thành VHCT Hồ Chí Minh. Cuốn Sự phát triển của tư tưởng chính trị Việt Nam thế kỷ X-XV, của Nguyễn Hoài Văn (Chủ biên) [109] có kết cấu ba chương: Cơ sở hình thành tư tưởng chính trị Việt Nam nhìn từ cội nguồn văn hóa - lịch sử; “Tam giáo đồng nguyên” và sự phát triển của tư tưởng chính trị Nho giáo thời Lý - Trần; Sự phát triển mạnh mẽ của tư tưởng chính trị Việt Nam trong thế kỷ XV dưới ảnh hưởng của Nho giáo. Cuốn sách đã trình bày cơ sở hình thành của tư tưởng chính trị Việt Nam và sự phát triển của tư tưởng chính trị Nho giáo thời Lý - Trần từ (thế kỷ XI đến thế kỷ XIV), thời Lê Sơ (thế kỷ XV). Mặc dù chưa đề cập đến VHCT nhưng dưới góc độ lịch sử và hệ thống, đây là một bộ phận quan trọng của VHCT truyền thống Việt Nam và cội nguồn của VHCT Hồ Chí Minh. Cuốn Văn hoá chính trị và lịch sử dưới góc nhìn văn hoá chính trị, của Phạm Hồng Tung [104] bao gồm 14 chuyên luận, được tác giả bàn về nhiều vấn đề liên 17 quan đến văn hóa và VHCT, trong đó ba chuyên luận đầu có liên quan trực tiếp đến đề tài. Ở chuyên luận thứ nhất, tác giả đã trình bày một số khái niệm và cách tiếp cận VHCT của khoa học chính trị ở phương Tây; chỉ ra mối quan hệ và vai trò của cá nhân đối với VHCT và cho rằng, do sự khác nhau về vị trí, vai trò của mỗi cá nhân trong hoạt động chính trị, nên không thể khảo sát đặc tính chính trị của tất cả các cá nhân nhưng cần thiết phải nghiên cứu những cá nhân tiêu biểu, nổi bật theo cách tiếp cận từ trên xuống và cùng với cách tiếp cận từ dưới lên để có những lý giải cân bằng, thực chứng. Ở chuyên luận thứ hai, tác giả trình bày mối quan hệ giữa môi trường chính trị, hệ thống chính trị, quá trình chính trị và VHCT. Trong chuyên luận thứ ba, tác giả trình bày một số cách tiếp cận nghiên cứu và luận điểm của một số học giả tiêu biểu ở phương Tây về VHCT. Tóm lại, cuốn sách đã trình bày một số khái niệm, cách tiếp cận và sự cần thiết phải nghiên cứu VHCT nói chung, VHCT của những cá nhân tiêu biểu nói riêng nhưng do mục tiêu nghiên cứu, cuốn sách chưa đề cập đến VHCT Hồ Chí Minh. Cuốn Chính trị học - Những vấn đề lý luận và thực tiễn, do Nguyễn Văn Huyên (Chủ biên) [38] đã đề cập đến những vấn đề về VHCT và con người chính trị với những nội dung cụ thể như: quan niệm và bản chất của VHCT, đặc trưng, nội dung, giải pháp xây dựng VHCT Việt Nam hiện nay; tư tưởng chính trị phương Đông và phương Tây về phẩm chất của người lãnh đạo chính trị; bản lĩnh chính trị Hồ Chí Minh và quan điểm Hồ Chí Minh về nghệ thuật hoạt động chính trị. Có thể thấy, mặc dù đã đề cập nhưng cuốn sách mới chỉ dừng lại ở một số biểu hiện cụ thể trong VHCT Hồ Chí Minh. Cuốn Hồ Chí Minh văn hóa và phát triển, của Phạm Ngọc Anh và Bùi Đình Phong [2] bao gồm hai phần: phần 1, Hồ Chí Minh và văn hóa; phần 2, tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và phát triển. Cuốn sách đã trình bày tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nền văn hóa mới; về văn hóa chính trị Hồ Chí Minh; văn hóa đạo đức Hồ Chí Minh; tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người, về giáo dục, về báo chí cách mạng, về tính văn hóa trong thiết kế bộ máy nhà nước và phương hướng vận dụng các tư tưởng đó trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam. Đặc biệt, trong mười trang sách (từ 61-71), các tác giả đã đi sâu trình bày VHCT và VHCT Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, các tác giả mới chỉ dừng lại ở việc khái quát một số cách nhìn nhận và 18 đưa ra quan niệm ban đầu về VHCT và nhận định về quá trình hình thành, phát triển, hoàn thiện của VHCT Hồ Chí Minh. Cuốn Tư tưởng chính trị của C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin và Hồ Chí Minh (Sách chuyên khảo) của Lê Minh Quân [88] bao gồm bẩy chương, chia làm ba phần: phần thứ nhất trình bày tư tưởng chính trị của C.Mác, Ph.Ăngghen, Lênin và Hồ Chí Minh; phần thứ hai trình bày một số tác phẩm của C.Mác, Ph.Ăngghen, Lênin và Hồ Chí Minh về chính trị; phần thứ ba, tác giả khái quát một số tác phẩm của C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I.Lênin về đấu tranh bảo vệ, phát triển tư tưởng chính trị của chủ nghĩa Mác. Cuốn sách không chỉ là nguồn tri thức quan trọng góp phần luận giải nguồn gốc, bản chất cách mạng của tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh nói riêng, VHCT Hồ Chí Minh nói chung mà còn cho phép tiếp cận VHCT Hồ Chí Minh từ góc độ giá trị của những tư tưởng chính trị. Cuốn Hồ Chí Minh nhà văn hoá kiệt xuất, của Song Thành [96] bao gồm 16 chương, đề cập một cách toàn diện về văn hóa Hồ Chí Minh, trong đó có chương thứ 5 bàn trực tiếp vào VHCT Hồ Chí Minh. Trong chương này, sau khi trình bày khái niệm, cấu trúc và vai trò của VHCT nói chung đối với sự phát triển đất nước, tác giả đã trình bày cơ sở hình thành và hệ quan điểm VHCT Hồ Chí Minh. Mặc dù vậy, tác giả mới tạm rút ra định nghĩa về VHCT nói chung mà chưa đưa ra một khái niệm cụ thể về VHCT Hồ Chí Minh. Mặt khác, ở đây, VHCT Hồ Chí Minh được nhìn nhận với tính cách là một tập hợp các quan điểm, tư tưởng nhằm thực hiện các mục tiêu, lý tưởng chính trị mà Người đã xác định. Về cơ sở hình thành VHCT Hồ Chí Minh, theo tác giả, VHCT Hồ Chí Minh được hình thành trước hết là từ những giá trị VHCT truyền thống Việt Nam và sau khi ra nước ngoài khảo sát thế giới, Hồ Chí Minh tiếp nhận thêm những giá trị mới mẻ và tiến bộ của VHCT phương Tây. Trong cuốn Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển văn hóa và con người, do Đặng Xuân Kỳ (chủ biên) [43], trong phần thứ hai (chương 2): Tư tưởng Hồ Chí Minh về các lĩnh vực của văn hóa, các tác giả đã đề cập đến VHCT, đưa ra khái niệm chính trị và VHCT. Về cơ sở hình thành của VHCT Hồ Chí Minh, các tác giả khẳng định: Tiếp thu chủ nghĩa Mác - Lênin, đồng thời kế thừa những truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc, thâu thái tinh hoa văn hóa nhân loại, Hồ Chí Minh đã xác lập một hệ thống tư tưởng chính trị mang tính cách mạng triệt để, tính khoa học sâu sắc và tính nhân văn cao cả.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan